Luận văn Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt. i

Danh mục bảng biểu .ii

Danh mục hình .iii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu:.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.2

4. Khái quát về phương pháp nghiên cứu: .3

5. Những đóng góp của luận văn: .3

6. Kết cấu của luận văn: .3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN

ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ .5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.5

1.2. Những vấn đề lý luận về cải thiện môi trường đầu tư.9

1.2.1. Một số vấn đề về đầu tư.9

1.2.2. Vấn đề cơ bản về môi trường đầu tư .16

1.2.3. Vấn đề cơ bản về cải thiện môi trường đầu tư.25

1.3. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư ở một số địa phương và bài học đối

với tỉnh Bắc Giang .39

1.3.1. Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư ở một số địa phương .39

1.3.2. Bài học đối với tỉnh Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư.43

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.46

2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng.46

2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.46

2.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học gắn liền với phương pháp logic và

lịch sử .46

2.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp .47

2.1.4. Các phương pháp nghiên cứu khác.47

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu .48

2.3. Các công cụ được sử dụng .48

pdf121 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
05 Giai đoạn này được coi là giai đoạn hình thành môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Giang kể từ khi tái lập tỉnh. Đây cũng là giai đoạn bước đầu Bắc Giang kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, vận dụng những chính sách thu hút đầu tư của nhà nước kể từ khi có Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành năm 1987, sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; tiếp đến là chính sách đầu tư trong nước, bắt đầu từ khi có Luật công ty và Luật DN tư nhân năm 1990, Luật DN năm 1999, Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 1998. Cùng với cơ sở hành lang pháp lý trên, để tăng cường thu hút đầu tư, năm 2002, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định số 34/2002/QĐ-UBND về việc quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy mà tỉnh đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển KT - XH. Giai đoạn này toàn tỉnh thu hút được 18 dự án đầu tư ngoài nước, với tổng vốn đăng ký 25,43 triệu USD, vốn thực hiện đạt 10,5 triệu USD bằng 41,3% vốn đăng ký, trong đó có 2 dự án đăng ký đầu tư trong các KCN với tổng vốn 3,6 triệu USD. Các đối tác đầu tư chủ yếu thời kỳ này đến từ Trung Quốc, chiếm 46,4% về số dự 53 án, còn lại là các nước như Đài Loan, Newzealand, Hàn Quốc... ; cùng với đó là 112 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký 975,58 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 460,55 tỷ đồng bằng 47,2% vốn đăng ký. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan có thể thấy các dự án đăng ký cả trong và ngoài nước giai đoạn này còn ít, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp. Nguyên nhân của vấn đề này có nhiều nhưng cấp thiết hơn cả là chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sắc tới việc cải thiện môi trường đầu tư. Tỉnh chủ trương “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư, chạy theo số lượng các dự án đầu tư là chính mà chưa quan tâm tới chất lượng các dự án làm giảm đi hiệu quả về KT - XH. 3.2.2. Giai đoạn 2005 - 2013 Giai đoạn này gắn với việc thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005, Bắc Giang đã đạt được bước tiến lớn về thu hút đầu tư kể cả về chất lượng và số lượng các dự án. Kết quả đó có phần không nhỏ của việc cải thiện môi trường đầu tư và đối với việc cải thiện này do đặc thù của địa phương nên tỉnh chú trọng tập trung vào một số vấn đề sau: 3.2.2.1. Cải thiện môi trường pháp lý - Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư đó là môi trường pháp lý. Nhận thức được ảnh hưởng của môi trường này đến hoạt động thu hút vốn đầu tư và kết quả đầu tư coi đó là công việc cấp thiết phải triển khai trên cơ sở có sự tham gia đồng bộ của mọi ngành, mọi cấp trong tỉnh. Để góp phần tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, cùng với việc thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005, UBND tỉnh cũng đã ban hành, tiến hành rà soát, thay thế, thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư như: Thực thi việc thực hiện việc miễn giảm tiền thuê đất theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 54 Miễn 100% tiền thuê đất trong các trường hợp sau: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn; Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các KCN theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, KH - CN. Miễn tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động: Ba (3) năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường. Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện KT - XH khó khăn (Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam, Hiệp Hoà); dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT - XH khó khăn. Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT - XH đặc biệt. Được miễn giảm thuế thu nhập DN theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP; ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập DN, cụ thể Miễn, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại huyện Sơn Động, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng 55 không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm. DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa (các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá gồm: lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường) thực hiện tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Nam. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với: DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại các địa bàn sau: TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên, huyện Lạng Giang. Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với: DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại các địa bàn sau: huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Hiệp Hoà. Thuế suất ưu đãi Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với: DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại huyện Sơn Động, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm. DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa (Các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá gồm: lĩnh vực Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường) thực hiện tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Nam. Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của DN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm đối với: DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại các địa bàn huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế, huyện Lục Nam. 56 Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ về miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; thuế thu nhập DN; thuế xuất nhập khẩu, tỉnh Bắc Giang còn có một số chính sách hỗ trợ nhà đầu tư như: hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các KCN bao gồm đường giao thông, điện, điện thoại, nước sạch; hướng dẫn và giới thiệu các địa điểm xem xét đầu tư; hỗ trợ tư vấn miễn phí về trình tự thủ tục đầu tư, thuê đất, thông tin về đầu tư, cung cấp các văn bản mẫu; hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng và tuyển dụng lao động; tùy theo quy mô và lĩnh vực đầu tư, tỉnh Bắc Giang sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo lao động, tuyên truyền quảng bá sản phẩm... Năm 2007, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 09/08/2007 về thực hiện Đề án đơn giản hoá các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước và thành lập tổ công tác chuyên trách thực hiện Đề án 30 của tỉnh Bắc Giang, đồng thời chỉ đạo các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã thành lập tổ công tác, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc thống kê, rà soát các thủ tục hành chính ở cấp mình, ngành mình đảm bảo chất lượng, tiến độ. Năm 2009, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 882/QĐ-UBND ngày 02/06/2009 quy định về việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả của văn phòng “một cửa liên thông” về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các KCN. Quy định này áp dụng đối với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và văn phòng “một cửa liên thông” (đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư) khi thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các KCN. Theo đó bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng “một cửa liên thông” có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của nhà đầu tư, luân chuyển hồ sơ đến các cơ quan liên quan và trả kết quả cho nhà đầu tư, thu các khoản phí và lệ phí theo quy định. Việc thực hiện theo quết định này sẽ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được 1/4 thời gian giải quyết các thủ tục, thậm chí có những phần việc giảm được gần 1/2 thời gian. 57 Năm 2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 về Ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 16/04/2010 về việc Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 27/04/2010 về Quy định thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Năm 2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 31/05/2011 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 45/2010/QĐ- UBND ngày 27/04/2010 của UBND tỉnh Quy định thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư và triển khai dự án đầu tư bên ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quyết định số 211/2011/QĐ-UBND ngày 10/06/2011 của UBND tỉnh Ban hành Quy định suất đầu tư tối thiểu, thời gian thực hiện dự án và ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư bên ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quyết định số 278/2011/QĐ-UBND ngày 02/08/2011 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện thống kê, công bố, công khai thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quyết định số 282/2011/QĐ-UBND ngày 04/8/2011 của UBND tỉnh Ban hành Quy định danh mục, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính áp dụng thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Năm 2012, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 330/2012/QĐ- UBND ngày 09/10/2012 về Quy định trình tự, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư bên ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm thay thế các Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 27/04/2010, Quyết định số 211/2011/QĐ-UBND ngày 10/06/2011 và Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 31/05/2011 để thống nhất về trình tự, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư bên ngoài các KCN trên địa bàn tỉnh. 58 Năm 2013, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 475/2013/QĐ- UBND ngày 13/09/2013 về Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm thay thế Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 và Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 16/04/2010 để thống nhất về quản lý đầu tư dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung các văn bản ban hành đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh. - Thực trạng cải cách thủ tục hành chính nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Trong những năm qua công tác cải cách cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện đạt được kết quả tích cực; thủ tục hành chính được rà soát cụ thể, thống kê đầy đủ, rõ ràng, một số cơ chế chính sách được ban hành theo hướng thông thoáng, giảm bớt sự phiền hà trong nhân dân và DN góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, DN đầu tư vào địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy tiếp tục được sắp xếp hợp lý theo đúng quy định của pháp luật, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên. Thông qua đó hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ngày càng có chuyển biến tích cực và thay đổi theo hướng gần dân và có trách nhiệm với nhân dân. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với các DN và công dân ở tỉnh Bắc Giang được triển khai đồng bộ ở cả 03 cấp tỉnh, huyện và xã; được ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tiêu chuẩn ISO với đơn giản hoá thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức, công dân và DN đều thực hiện theo đúng quy định, các loại hồ sơ được niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa”. Mục tiêu của Đề án 30 là giảm tối thiểu 30% các quy định về thủ tục hành chính. Tỉnh đã rà soát và kiến nghị đơn giản hóa đối với 1.293/1.861 thủ tục hành chính, giảm 30,6% cao hơn mục tiêu của đề án đặt ra. Bắc Giang là tỉnh đầu tiên cả nước công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện và cấp xã. Tỉnh cũng đề xuất sáng kiến 59 “Quy định đánh giá và cách thức đánh giá trách nhiệm người đứng đầu”, giành được điểm cao trong cụm thi đua các tỉnh, thành phố. Sáng kiến này nhằm khắc phục “căn bệnh” quan liêu trong công tác lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, và khi vai trò “đầu tàu” phát huy tốt đã tác động làm chuyển cả bộ máy. Thực hiện kế hoạch số 38/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước đến nay Bắc Giang đã có 13 sở, ngành thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, trung bình mỗi năm đã tiếp nhận và giải quyết 21.879 lượt thủ tục hành chính, trong đó 21.619 thủ tục hành chính trả đúng hạn đạt 98,8%, 258 thủ tục hành chính trả chưa đúng hạn chiếm 1,18%; 10/10 huyện, thành phố xây dựng một cửa điện tử hiện đại, trung bình mỗi năm đã tiếp nhận và giải quyết được 84.075 lượt thủ tục hành chính, trong đó 81.435 thủ tục hành chính trả đúng hạn đạt 96,8%, còn lại 2.640 thủ tục hành chính trả chưa đúng hạn chiếm 3,14%; 229/230 xã, phường, thị trấn thực hiện “một cửa”, “một cửa liên thông” trung bình mỗi năm, đã tiếp nhận và giải quyết 756.000 hồ sơ. Riêng năm 2013, bộ phận “một cửa” điện tử trong toàn tỉnh đã tiếp nhận trên 108.000 hồ sơ và đã giải quyết đúng và trước hạn được trên 102.000 hồ sơ các loại (đạt tỷ lệ 94,5%). Theo quy định của Luật DN, thời gian đăng ký thành lập DN là 10 ngày nhưng giải quyết thủ tục qua “một cửa liên thông” đã giảm xuống còn 3 - 5 ngày, có trường hợp chỉ trong 1 ngày đã cấp giấy phép thành lập cho DN tư nhân. Việc liên thông còn giúp quản lý DN chặt chẽ hơn, DN thành lập được cấp ngay con dấu, mã số thuế, do vậy cơ quan quản lý nắm được chính xác số DN hoạt động, tránh tình trạng đăng ký xong nhưng không hoạt động, thất thu thuế cho Nhà nước. Đối với lĩnh vực đầu tư, giải quyết thủ tục qua văn phòng “một cửa liên thông” đã giảm ít nhất 1/3 thời gian cấp GCNĐT cho các dự án so với quy định của Luật Đầu tư . Hiệu quả mô hình “một cửa liên thông” là “điểm nhấn” trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bắc Giang và nhanh chóng được nhân rộng. Đến nay, hầu hết các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn đều triển khai “một cửa” và “một cửa liên thông”. Từ mô hình này, ngày càng có nhiều cách làm sáng 60 tạo, đầu tư phương tiện hiện đại để từng bước nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. Thông thoáng trong giải quyết thủ tục hành chính không có nghĩa là quản lý nhà nước không chặt chẽ. Cơ quan nhà nước làm tốt chức trách, nhiệm vụ thì sẽ ngày càng khích lệ người dân chấp hành nghiêm pháp luật. Thực tế cho thấy, cải cách hành chính đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và khơi thông các nguồn lực phát triển KT - XH; năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng cao, tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ nhân dân chính là những yếu tố để chung tay cải cách hành chính. Và đây sẽ là khởi nguồn để xây dựng và củng cố niềm tin của người dân và DN vào nền hành chính nhà nước; tiếp tục khơi thông các nguồn lực thúc đẩy phát triển KT - XH. 3.2.2.2. Cải thiện môi trường kinh tế - Về tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn nên tình hình KT - XH của tỉnh đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hoá, giáo dục và một số lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Trong hơn 16 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, kinh tế Bắc Giang liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao bình quân đạt trên 9%/năm. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2013 GDP bình quân đầu người đạt 1.080 USD tăng gấp 3,4 lần so với năm 2005. Giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,3%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,7%, dịch vụ tăng 7,6%. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn 2001 - 2005, đạt 10,1%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,8%; nông, lâm 61 nghiệp và thủy sản tăng 2,9%; dịch vụ tăng 9,8%. Giai đoạn 2011 - 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,6%, trong đó trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16,4%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5%; dịch vụ tăng 8,8%. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,3%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5%; dịch vụ tăng 8,7%. Bảng 3.1. Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Bắc Giang qua các giai đoạn Đơn vị tính: %/năm TT Ngành 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2013 Tăng trƣởng toàn nền kinh tế 8,3 10,1 9,6 1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,1 2,9 2,5 2 Công nghiệp và xây dựng 19,7 17,8 16,4 3 Dịch vụ 7,6 9,8 8,8 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang) - Về cơ cấu GDP Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần lên, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống trong cơ cấu GDP. Năm 2005 công nghiệp - xây dựng chiếm 23,3%; dịch vụ chiếm 34,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 42,1%; Năm 2010 công nghiệp - xây dựng chiếm 33,8%; dịch vụ chiếm 34,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31,3%; Năm 2013 cơ cấu GDP tương ứng là công nghiệp - xây dựng chiếm 39,5%; dịch vụ chiếm 33,5%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 27%. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,94%, ngành công nghiệp, dịch vụ là 30,15%, ngành dịch vụ 21,08%; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2013 tương ứng ở các ngành là 20,13%, 32,98% và 24,58%. 62 Bảng 3.2. Cơ cấu GDP tỉnh Bắc Giang giai đoạn (2005 - 2013) TT Chỉ tiêu 2005 2010 2013 Tăng trƣởng (%) 2006 - 2010 2011 - 2013 1 GDP hiện hành (Tỷ đồng ) 7.565,4 19.515,9 39.267,50 - Nông, lâm, thủy sản 3.184,4 6.115,8 10.602,22 13,94 20,13 - Công nghiệp và xây dựng 1.766,0 6.596,0 15.510,66 30,15 32,98 - Dịch vụ 2.615,0 6.804,1 13.154,60 21,08 24,58 2 Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 - Nông, lâm, thủy sản 42,1 31,3 27,0 - Công nghiệp và xây dựng 23,3 33,8 39,5 - Dịch vụ 34,6 34,9 33,5 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang) 3.2.2.3. Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển KT - XH thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đề ra 5 chương trình phát triển KT - XH trọng tâm, trong đó có chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị với nội dung chủ yếu là xây dựng quy hoạch có chất lượng với tầm nhìn xa; quản lý và thực hiện tốt quy hoạch. Huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đô thị, giáo dục, y tế, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thành phố Bắc Giang đạt mục tiêu đô thị loại II vào năm 2014; xây dựng một số khu đô thị mới; nâng cấp một số thị trấn theo phân kỳ quy hoạch. 63 Ngày 9/7/2012 Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 29-CTr/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện tốt các chương trình đề ra nêu trên, trong những năm qua trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Trung ương, Bắc Giang đã tập trung quyết liệt mọi nguồn lực vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển KT - XH và đạt được một số kết quả nổi bật như sau: Thứ nhất, về hạ tầng giao thông Mạng lưới giao thông của Bắc Giang có cả đường bộ, đường sắt và đường thủy, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế phát triển KT-XH với các tỉnh lân cận, giữa các trung tâm chính trị, kinh tế trong tỉnh. Tuy nhiên về cơ bản hệ thống giao thông trong tỉnh được hình thành từ lâu, hạ tầng lạc hậu, xuống cấp. Với một tỉnh có nhiều tiềm năng trong khu vực phía Bắc, hệ thống giao thông như hiện nay khó đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH và thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo ở địa phương cũng như quy hoạch phát triển vùng của quốc gia. Trước thực trạng trên việc đầu tư nâng cấp vào hệ thống giao thông là điều tất yếu được tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển KT - XH như nâng cấp các tuyến Quốc lộ và Tỉnh lộ như: Quốc lộ 31, 37 nối Quốc lộ 18 tại Sao Đỏ (Hải Dương), Tỉnh lộ 293, 398, 248, 298, 295, 299; xây các cầu mới: Bắc Giang, Bến Đám, Bến Tuần, Yên Dũng, Đông Xuyên; đường nối Tỉnh lộ 398 với Quốc lộ 18, các dự án giao thông nông thôn III Về việc nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng giao thông đường bộ phải kể đến 5 công trình lớn trọng điểm đã được phê duyệt và đang từng bước tập trung triển khai thực hiện. Đây được coi là bước đột phá về cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Bắc Giang trong việc thu hút đầu tư cho phát triển KT - XH. 1) Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, trong đó dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A 64 đoạn Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 47 km thuộc địa phận thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang; riêng 20 km đoạn cầu Như Nguyệt - thành phố Bắc Giang sẽ mở rộng đủ 4 làn với tổng mức đầu tư dự án hơn 4,2 nghìn tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/12/2013 tại văn bản số 2238/TTg-KTN theo hình thức BOT và dự kiến khởi công vào tháng 2 năm 2014. Đây là dự án chiến lược quan trọng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, bảo đảm an toàn khai thác; phục vụ phát triển KT - XH của các địa phương; 2) Dự án Tỉnh lộ 293, hiện tại đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công; 3) Dự án xây dựng cầu Đông Xuyên bắc qua sông Cầu và nâng cấp hệ thống đường dẫn dài 16 km (Tỉnh lộ 295) nối huyện Hiệp Hòa với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đang trên đường về đích; 4) Dự án xây dựng đường nối Tỉnh lộ 398 từ xã Nham Sơn (Yên Dũng) đến Quốc lộ 18 thuộc Quế Võ (Bắc Ninh), nối Bắc Giang với vùng kinh tế năng động hướng ra biển Quảng Ninh và Hải Phòng, mục tiêu năm 2014 sẽ hợp long cầu Yên Dũng và hoàn thiện cơ bản hệ thống hơn 8 km đường dẫn hai bên cầu; 5) Dự án cải tạo nâng cấp tuyến Quốc lộ 1A cũ nay là Tỉnh lộ 295B có chiều dài toàn tuyến 19km, điểm đầu từ xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) đến đầu cầu Thị Cầu thuộc xã Quang Châu (Việt Yên) có tổng đầu tư 717 tỷ đồng nằm trong lộ trình tổ chức, sắp xếp lại giao thông khi tuyến Quốc lộ 1A trở thành đường cao tốc đã chính thức được khởi động, đang trên đường về đích đoạn từ Đình Trám đến đầu cầu Thị Cầu. Hơn nữa, hiện nay tỉnh cũng đang t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcai_thien_moi_truong_dau_tu_tinh_bac_giang_3155_1869400.pdf
Tài liệu liên quan