MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .1
MỤC LỤC.2
DẪN NHẬP.4
1. Lí do chọn đề tài .4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .5
3. Đóng góp của luận văn .10
4. Phạm vi nghiên cứu.10
5. Phương pháp nghiên cứu .11
6. Kết cấu luận văn.11
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM
HƯƠNG. .13
1.1. Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ .13
1.1.1 Cảm hứng nghệ thuật .13
1.1.2 Cảm hứng nghệ thuật – vùng thẩm mĩ riêng của nhà thơ .16
1.2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương.22
1.2.1 Cảm hứng hoài hương.22
1.2.2 Cảm hứng thế sự.42
CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG.62
2.1. Hình ảnh thơ .62
2.2. Hình ảnh trong thơ Trương Nam Hương.68
2.2.1 Hình ảnh người mẹ.68
2.2.2 Hình ảnh tuổi thơ.81
2.2.2.1 Hình ảnh tuổi thơ gắn bó với đồng quê cùng những trò chơi 82
2.2.2.2 Hình ảnh tuổi thơ nghèo khó, thanh sạch.86
2.2.2.3 Hình ảnh tuổi thơ được đẫm mình trong ca dao, dân ca .91
CHƯƠNG 3: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRƯƠNG NAM HƯƠNG
.963.1. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm thơ.96
3.2. Ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương .101
3.2.1 Dấu ấn của nhà thơ và chiếc bẫy chữ trong khu vườn ngôn từ.101
3.2.2 Ngôn từ thơ mang âm hưởng dân gian.113
3.2.3 Ngôn từ lạ hóa trong thơ Trương Nam Hương .119
KẾT LUẬN .129
TÀI LIỆU THAM KHẢO.134
TIỂU SỬ.140
143 trang |
Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò trắng cất cánh tận trời xanh
Song cửa sổ đọng tuyết Tây Lĩnh hàng ngàn năm
Trước cửa muôn thuyền Đông Ngô đến đỗ.
Thơ cất lên tiếng nói bằng nhạc điệu và hình ảnh, mà hình ảnh là mãnh liệt
nhất. Thậm chí Buyphông quan niệm: Mỗi ý là một hình ảnh. Trong thơ, vì cảm xúc
là vô hình, nên nó phải nhờ những điểm tựa hữu hình để tồn tại.Vì thế, hình ảnh xuất
hiện rất nhiều để diễn đạt ý và cảm xúc.
Ngôn từ phải giàu hình ảnh thì mới có thể tái hiện được cuộc sống tươi nguyên,
sinh động, nghĩa là tạo dựng cho hình tượng một không gian, thời gian, nhịp điệu, sắc
màu, sự kiện và quan hệ y như thật. Trong văn học, nơi mà nhà văn có thể thể hiện
tâm tư, tài nghệ của họ chính là hình tượng nghệ thuật. Nhưng hình tượng thì nhất
thiết phải qua cái hình để mà tồn tại. Có thể nhận thấy con đường đi của nội dung tác
phẩm là đi từ chất liệu có thật trong thực tiễn, nhà thơ suy tư, xúc cảm, chuyển hóa
thành hình ảnh riêng của mình, trong óc mình, trong tâm hồn mình, thành một hình
ảnh có chọn lọc, có sắc màu chủ quan của nhà thơ. Các hình ảnh nghệ thuật này tác
động vào trí tưởng tượng của người đọc thơ để họ lại liên tưởng, tái tạo nên một hình
ảnh thơ theo sự rung cảm, sự thu nhận của chính họ.
Hình ảnh nghệ thuật trong thơ ca luôn có xu hướng mang ý nghĩa vượt ra ngoài
chính nó để biểu hiện những ý nghĩ chủ quan của con người, qua đó khơi nguồn
tưởng tượng, khả năng nhận biết chiều sâu cuộc sống. Đúng như những luận điểm
chủ yếu của I.A.Richards nêu trong cuốn Các nguyên tắc (1924): “Mặt cảm giác của
hình ảnh bao giờ cũng có rất nhiều ý nghĩa. Cái mang lại sức mạnh cho hình ảnh
không chỉ là tính sinh động của nó như của một hình ảnh, mà còn là khả năng có một
mối liên hệ với cảm thụ cảm giác.[100,334] Như vậy có thể hiểu, hình ảnh trong thơ
luôn có sự vận động, có tính miêu tả. Sự hoạt động này của hình ảnh gắn liền với khả
năng của chính nó, đó là phần còn lại, là thị giác bên trong và sự tái tạo của một cảm
giác. Hình ảnh không thể chỉ là chủ yếu trông thấy được. Hình ảnh trong thơ là hình
ảnh có chiều sâu, có gốc rễ và có sự mở rộng. Hình ảnh có nét gần gũi hiển nhiên với
ẩn dụ đến nỗi thực ra hình ảnh chỉ là một ẩn dụ phát triển một cách chi tiết. Chính vì
thế màẩn dụ, so sánh và hình ảnh thường nằm trong mối quan hệ với nhau.Trên mảnh
đất thơ hình ảnh có điều kiện xuất hiện rộng khắp, hình ảnh có khi là từ ngữ miêu tả,
là biện pháp so sánh ẩn dụ, là những biểu tượng văn họcvới tư cách thể hiện những
giá trị thông tin thẩm mĩ.
Ngôn ngữ thơ vốn cô động, súc tích. Nhà thơ trong quá trình sáng tạo cần thiết
lựa chọn những hình ảnh thơ cũng cô động, súc tích. Theo nhà nghiên cứu Lê Đình
Kị thì sức sống của hình ảnh nghệ thuật “không tách rời với chất lượng của ngôn
ngữ. Hơn đâu hết, ngôn ngữ thơ ca phải thật chính xác và gợi cảm Làm sao nói lên
được điều mình muốn nói một cách đúng nhất, mạnh nhất, và tự nhiên nhất. Trong
muôn vàn hình ảnh, phải chọn hình ảnh đắc nhất, trong mấy mươi từ có thể chọn, chỉ
có một từ là đúng nhất, còn lại là gần đúng”[48,293]. Phải làm sao bằng dung lượng
từ ngữ ít nhất mà miêu tả được cái hay nhất những cảnh, sự, tình, ý. Vì thế có những
bài thơ chỉ đọng lại trong lòng người đọc một câu, một hình ảnh, thậm chí chỉ một từ
gợi nhớ mà thôi. Khi được đưa vào trong thơ, những hình ảnh thực thường nhằm để
nói đến cái khác ngoài nó. Bởi vậy, thế giới nghệ thuật bắt nguồn từ cái thực nhưng
lại mang tính ước lệ cao với những mối quan hệ được dồn nén giữa ảo - thực, có lí –
phi lí, làm cho hình ảnh thơ mang tính đa nghĩa, hàm súc, lời ít mà ý tứ khôn
cùng.
Thật không ngoa khi cho rằng hình ảnh là những viên ngọc quý trong văn
chương. Bởi nhà thơ có tài là người biết truyền được cái rung động của mình bằng sự
huyền diệu của màu và của tiếng. Muốn đạt được mục đích ấy, không gì bằng hình
ảnh, vì hình ảnh khiến câu thơ trở nên linh động vô cùng. Hình ảnh chính là một
trong những yếu tố góp phần tạo dựng cho cái tôi trữ tình một không gian - thời gian
thể hiện, một nhịp điệu để vận động, một mối quan hệ đối với thế giới Hình ảnh
còn có khả năng làm sống dậy những cái phi vật thể, trừu tượng, khó nắm bắt: Anh đi
đâu đấy anh về đâu, Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm (Nguyễn Bính),
liên kết với những cái vốn không liên hệ: Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên (Chế
Lan Viên). Hình ảnh có khả năng giúp tái tạo và khái quát hiện thực trong dòng cảm
xúc, diễn đạt bộ mặt tinh thần và chiều sâu tâm lí cái tôi trữ tình trên cơ sở kết hợp trí
tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng, khái quát hóa, cụ thể hóa, đi sâu vào dòng ý thức
nhân vật với các yếu tố tiềm thức, vô thức, tư duy. Hình ảnh do đó không chỉ là
những hiện tượng đời sống chân thực mà còn là sự khách thể hóa những rung cảm nội
tại để cái tôi nhìn thấy chính mình. Hơn thế nữa, hình ảnh còn là sự xác nhận một
cảm quan của cái tôi về thế giới.
Thơ hiện đại khao khát vẽ nên chân dung đích thực của tâm hồn mỗi cá nhân.
Mỗi nhà thơ đều trên đường cố gắng thiết lập cho mình một số hình ảnh mang cá tính
riêng, như một mô hình của thế giới tinh thần chính mình: lá diêu bông: bí ẩn của
hạnh phúc, của cái đẹp (Hoàng Cầm); bàn tay, trái tim: sự sống và tình yêu (Xuân
Quỳnh); Sự xuất hiện của một số hình ảnh về loài vật trong thơ hiện nay có thể
xem là một biểu hiện của một cảm quan đặc biệt. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều,
hình ảnh loài vật có nhiều ý nghĩa. Đó là sự đối chiếu, xem xét lại khả năng nhân tính
của con người, trở lại cái bản năng thô sơ vừa mang tính dữ, vừa có cái thiện của loài
người, là sự đối lập giữa một thiên nhiên hoang sơ, hồn nhiên với nền văn minh công
nghiệp qua Con bướm trắng ngủ quên trong sọt cỏ, rồi bay lên lạ lẫm ngơ ngác trước
phố phường và kiệt sức lao xuống đường nhựa, với bữa tiệc ô trọc có đàn kiến bò qua
bàn và bàn tay người như từng chùm chân gián cùng đáy bình thủy táng những linh
hồn rắn Nguyễn Quyến thì rất hay so sánh mình với loài vật: Tôi như con thạch
sùng từng len trong mái ngói. Tắc lưỡi hoài khi đêm cạn đêm vơi; Tôi- con ốc sên bò
mê mải; Tôi như con rắn nước; Tôi ngơ ngác như chim và cung quăng như cá như
là sự quay trở về với con người thiên nhiên cùng cái hoang sơ thanh khiết cũng như
tất cả cái bụi bặm trong con người. Trương Nam Hương thì vẫn sử dụng hệ thống
hình ảnh với những mô típ dân gian để góp phần khẳng định phong cách đằm thắm,
duyên dáng của mình với: bèo dạt mây trôi, nón quay thao, hát lời quan họ, áo qua
cầu gió bay, miếng trầu, chiếc khăn hoa lí, .
Hình ảnh trong thơ góp phần diễn tả trạng thái và tinh thần mang những sắc độ
của giác quan. Như cái cách mà Bôdơle từng viết trước đây: “Có những mùi
hương..dịu dàng như tiếng kèn và xanh thắm như nội cỏ”. Sự kết hợp bằng cách
chuyển đổi ấn tượng về âm thanh, màu sắc, mùi vịlà kiểu tư duy hiện nay gặp khá
phổ biến. A.Warren cũng đề cập đến vấn đề này khi nói đến khả năng đặc trưng của
hình ảnh là “chuyển từ lĩnh vực tình cảm này sang lĩnh vực tình cảm khác, ví dụ từ
lĩnh vực âm thanh sang lĩnh vực màu sắc”[100,333] : Đêm ngọt ngào mà lại chát em
ơi (Hữu Thỉnh); Trẻ nhỏ tiếng màu xanh, Xe điện tiếng màu vàng, Nhịp guốc đi đỏ
màu mận, Còi ô tô đen nhánh màu than (Việt Phương); Hoa phượng vĩ chói lọi tiếng
kèn đồng mùa hạ (Thanh Thảo); Mưa mỏng thế sao lòng tôi sóng sánh (Trần Mạnh
Hảo)Như thế, bằng trí tưởng tượng, người ta có thể gắn cho một sự vật, một hiện
tượng những thuộc tính vốn không thuộc loại của nó. Những yếu tố không cùng loại
là các yếu tố được con người cảm nhận bằng giác quan khác nhau. Chính trí tưởng
tượng đã cho phép giác quan này có thể tiếp nhận đối tượng của giác quan kia, và
ngược lại, tạo nên sự cộng hưởng về cảm giác, làm biến đổi chất lượng, mức độ của
cảm xúc. Sự đa dạng, phong phú của thế giới tinh thần cái tôi trữ tình cùng với khả
năng phân tích đào sâu những ấn tượng cảm giác của cá nhân đã tạo nên một thế giới
hình ảnh vô cùng, vô tận trong thơ. Việc nhận thức trừu tượng là cái chung của rất
nhiều người, song khi nó đến với người ta bằng con đường tình cảm, thì nó sẽ gắn với
ấn tượng và xúc động sâu xa của chính bản thân mỗi người. Cho nên, từ sự ấn tượng,
cảm xúc mà hình ảnh sẽ được tích lũy, ấp ủ và dần dần định hình. Ý nghĩ, rung động,
cảm xúc của con người về tên gọi có thể giống nhau, nhưng những tư tưởng sống
động, nảy sinh từ những ấn tượng, rung động trực tiếp, thiết thân thì thiên hình vạn
trạng. Một âm thanh trở nên có sắc màu: Tiếng ve màu đỏ, cháy trong vòm cây
(Thanh Thảo). Màu sắc có cử động: Áo em trắng đi từ xa vắng lại. Thời gian đi xám
mặt đỉnh đồng. (Nguyễn Duy). Mùi vị trở nên có hồn: Cái mùi hương như thức lại,
như chờ (Vũ Quần Phương) Đặc biệt, sự chuyển đổi, kết hợp các thuộc tính vừa cụ
thể, vừa trừu tượng là sự chuyển đổi mới mẻ:
Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa
Nghe mùa thu xa lắc ngấm trong lòng
(Trương Nam Hương)
Hay: Chiều xanh như nỗi nhớ nhà
(Nguyễn Duy)
Như vậy, có thể nói hình ảnh là máu thịt của tư duy sáng tạo nghệ thuật, hàm
chứa khả năng thẩm mĩ. Nhà thơ cảm xúc, nhất là suy nghĩ bằng hình ảnh, hình
tượng. Bởi, nghệ thuật không chỉ thể hiện tình cảm của con người. Nghệ thuật thể
hiện tình cảm và còn thể hiện cả tư tưởng nhà thơ, không phải bằng trừu tượng, mà
bằng những hình ảnh rất sinh động trong cuộc sống. Đây có thể xem là tính riêng biệt
của nghệ thuật, tính riêng biệt của thơ.
Thế nhưng, không vì thế mà khu biệt, tách bạch hình ảnh trong thơ. Cần nhìn
nhận rằng, có sợi dây liên hệ mật thiết giữa hình ảnh, tình cảm, tư tưởng nhà thơ.
Trong Văn tâm điêu long, nhà lí luận Lưu Hiệp đã chỉ ra mối liên hệ giữa cái hình,
cái tâm và cái đẹp. Ông viết: “Đủ biết có cái hình xuất hiện thì cái đẹp nảy sinh,
thanh âm phát ra thì cái văn lộ rõ vậy. Ôi! Những vật vô tri vô giác kia mà còn đẹp
rực rỡ như vậy, con người có tâm, lẽ nào chẳng có văn sao?”[33,49]
Vấn đề về chất lượng, khả năng to lớn của hình ảnh thơ cũng được R.Wellek
và A. Warren đề cập đến trong cuốn Lý luận văn học do Nguyễn Mạnh Cường dịch.
Họ nhận định rằng “thi ca là một cách biểu hiện có hình hài, hình ảnh”; “hình ảnh
nghệ thuật là sự tự khám phá của nhà thơ”. A.Warren khẳng định thêm: “Ngang
hàng với vận luật, một hình ảnh nghệ thuật là một trong các thành tố của cấu trúc
của tác phẩm thi canó là một bộ phận của môi trường cú pháp, hay tu từ, và cần
được xem xét không phải như một cái gì đó tách rời với các môi trường khác, mà như
một trong các thành tố trong một tổ chức thống nhất toàn vẹn của một tác phẩm nghệ
thuật”. [100,381] Như thế, có thể nói hình ảnh trong thơ là đơn vị cơ bản của bài thơ,
vừa là hình ảnh cụ thể, lại là một chủ thể tổng hợp của cấu trúc bài thơ. Đi từ những
hình ảnh riêng lẻ, hình tượng trong thơ được tạo nên là kết quả của cả quá trình suy
tư, sáng tạo của nhà thơ. Nó là kết quả của một quá trình nhà thơ lăn lộn trong đời
sống, trong tâm tư cùng với sự nhiệt tình, tìm tòi những hình thức, những cách phản
ánh sao cho hiệu quả nhất. Sự tìm tòi này được thể hiện ra bằng các phương tiện ngôn
ngữ, các thủ pháp nghệ thuật thơ ca và kỹ năng riêng của từng nhà thơ.
2.2. Hình ảnh trong thơ Trương Nam Hương
2.2.1 Hình ảnh người mẹ:
Tình mẹ là biểu tượng thiêng liêng cao đẹp nhất và truyền thống thờ mẹ kính
cha đã in sâu vào tâm hồn của mỗi người dân Việt, gắn liền với văn hóa dân tộc. Ca
dao xưa sánh công cha cao như núi, để thể hiện sự tôn kính - Cha là cột trụ trong gia
đình; nghĩa Mẹ như nước trong nguồn bất tận- bởi sự tận tụy hy sinh, yêu thương
đùm bọc con cái không bờ bến. Người Việt mình thường có cách gọi quê Cha, đất Tổ
và quê Mẹ, đất Mẹ, tiếng Mẹ đẻ .. là nhằm để tôn vinh công ơn sinh thành, dưỡng dục
của Cha Mẹ. Câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp về thần Ăngtê khi đặt chân trên đất
Mẹ thì sức lực cường tráng, nhưng khi bị Hecquyn nhấc bổng lên khỏi mặt đất thì
mất hết sức lực như một mối dây gợi nhắc đến mỗi người con từ thuở hồng hoang,
khai sinh lập địa về tình cảm, sức mạnh diệu kì của người mẹ. Thế mới biết cõi đời
này dù trải bao thăng trầm, biến đổi ra sao thì lòng tin yêu, sự biết ơn và trân trọng
đấng sinh thành là điều luôn luôn bất diệt.
Thơ Trương Nam Hương hình ảnh người mẹ có một vị trí trang trọng, luôn
đồng hành cùng anh. Người đọc lần giở những trang thơ, sẽ thấy trong đó có một trái
tim thầm lặng, giữ cho bước đường thơ của anh ấm áp tình mẫu tử, truyền ngọn lửa
yêu thương gia đình, cội nguồn - mặc dù người mẹ không còn hiện hữu trên cõi nhân
gian này.
Trong văn học từ xưa đến nay những dòng thơ viết về người mẹ luôn gây được
những rung cảm lớn trong người đọc dù cho bản thân đề tài không phải mới mẻ. Bởi
vị trí của người mẹ quan trọng không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, hiện
diện đủ đầy trong đời sống tâm hồn mỗi người con:
Con có cha như nhà có nóc
Con có mẹ như bẹ ấp măng
Người mẹ đã gánh một nửa đất đai trong cõi trời đất này. Mẹ đã trở thành trung
tâm của mọi suy nghĩ, hành động, của những đứa con.
Mỗi nhà thơ khi viết về mẹ đều mang đến những cảm xúc mới mẻ, lắng sâu.
Tùy từng sở trường, sở đoản, mà các nhà thơ lựa chọn cho mình cách nhìn, cách thể
hiện riêng. Bởi vậy cùng viết về hình ảnh người mẹ nhưng có sự khác nhau ở mỗi nhà
thơ. Thế nhưng có một điểm chung nhất: Mẹ là biểu tượng tình thương không nhạt
nhòa màu thời gian, không biến động như cuộc đời dâu bể. Nên hầu như tất cả đều
bắt đầu từ mẹ, người nghĩ đến đầu tiên là mẹ và người phải chia tay đầu tiên là mẹ. Y
Phương tràn ngập hình ảnh mẹ khi đặt bút viết những dòng đầu tiên:
Bạn ơi
Chuyện tôi kể
Bắt đầu từ mẹ
(Y Phương- Chín tháng)
Trương Nam Hương cũng phát khởi những dòng thơ đầu tiên:
Câu thơ viết đầu tiên cho mẹ đấy
(H- Thiên thần)
Nhà thơ viết nhiều về mẹ, đó là những bài thơ đánh động niềm cảm xúc thiêng
liêng mà gần gũi nhất trong mỗi con người.Hình ảnh người mẹ trở đi trở lại trong thơ
Trương Nam Hương như nỗi ám ảnh khôn nguôi. Đặc biệt, mẹ gắn liền như điều hiển
nhiên với hình tượng quê hương; như dòng suối chảy từ cội nguồn đến đời con tươi
mát, ngọt ngào. Mẹ còn là điệu hát quan họ quê nhà, là cốt cách làng quê..
Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát
Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn
Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc
Cũng nói lên cốt cách của làng
(Nhớ mẹ và làng quan họ)
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm?
(Trong lời mẹ hát)
Kí ức về mẹ gắn liền với những gì thiêng liêng yêu quý nhất, nhưng cũng xót
xa, tủi buồn nhất trong cuộc đời nhà thơ.Mẹ mất ở tuổi hưởng dương“Mẹ đã chọn
ngày trăng linh diệu nhất/ Bốn mươi năm mau một chuyến đi về”, bản thân nhà thơ
đang tuổi thiếu niên, phải dỗ dành “Dỗ anh tin vẫn mẹ trong nhà..”nên ta hiểu vì sao
nỗi bơ vơ cứ ám ảnh đời anh và một góc nào đó ở trong thơ luôn hiện diện cái dáng
người mồ côi, khao khát tình mẹ. Nỗi mất mát ấy dường như đau hơn, lớn dần lên
theo năm tháng:
Ta về thương hoa sữa tuổi mười lăm
Ngắt lá cuộn sâu kèn tun hút thổi
Níu mùa đông tiễn mẹ đến vô cùng
(Mùa xanh)
Tuổi bốn mươi mẹ nằm Tháp cốt
Vẫn lo em mưa nắng dại khờ
(Tuổi nhớ)
Bị vướng trở trong áng mây mồ côi, nên trong tình cảm của nhà thơ tình yêu
thương, nỗi nhớ mẹ không lúc nào nguôi. Những tác phẩm viết về mẹ ở hầu khắp các
tập thơ, người đọc nhận chân một bà mẹ của Trương Nam Hương bên cạnh những
phẩm chất chung muôn đời, còn mang những nét riêng không dễ lẫn qua lòng thương
yêu, hiếu thảo của nhà thơ.
Trong thơ xưa nay, đề tài người mẹ luôn có sức ủ ấm lạ kì. Mẹ như là tấm chăn
chung cho những người con. Nhà thơ Thu Bồn viết về mẹ với những hình ảnh vừa
thú vị vừa chân thật:
Mẹ thả neo vào hồn con bằng chiếc vú
Mà sóng đau thương cuộc đời
Không đánh bật mẹ ra
(Thu Bồn)
Còn với Nguyễn Khắc Bắc, thời gian tròn mười năm trong lửa đỏ chiến
tranh:“Có giây phút nào mẹ được ngồi không” giờ đây dẫu rằng đất nước đã hòa
bình, nhưng đời của những người mẹ vẫn luôn gian nan. Những câu thơ tràn đầy
thương cảm của Phùng Khắc Bắc dành cho mẹ như những giọt nước mắt cứ chảy vào
trong xót xa và cay đắng:
Ngày xưa chỗ ướt mẹ nằm
Sau mười năm
Vẫn chỗ mưa mẹ đứng
(Phùng Khắc Bắc)
Hy sinh vô bờ bến, sống cao thượng, bao dung là lẽ sống của mẹ. Thương con
mà “Người nhận đời cô đơn” (Văn Lê). Tấm lòng của mẹ trở thành niềm tin, lòng tự
hào, sức mạnh của những đứa con trong cuộc sống.
Bằng những nét chạm khắc tinh tế, Trương Nam Hương đã làm nổi bật cái hồn
cốt, thần thái của mẹ: Đó là bà mẹ quê nghèo, chỉ có thể bù đắp cho con với tất cả
lòng tận tụy, chắt chiu, cưu mang của mình:
Mẹ xuôi ngược đạn bom rào tứ phía
Gánh chạy tôi về quê ngoại với tay không
Khi biết mẹ không thể già hơn nữa
Mẹ chắt chiu sự sống để cho mình
(Ngoảnh lại tháng năm)
Đi dần vào thế giới thơ của Trương Nam Hương, người đọc nhận thấy vẻ thảng
thốt, lo sợ, níu kéo của nhà thơ khi từng giọt thời gian vương trên tóc người mẹ dần
phai màu:
Tóc người lẫn với mưa nguồn chớp bể
(Với sông Hồng)
Nhớ lặng thầm thôi không dám gọi
Sợ làm tóc mẹ giật mình rơi
(Nhớ mùa đông Hà Nội)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
(Trong lời mẹ hát)
Để qua đó càng thương, càng thông cảm hơn những nhọc nhằn của người mẹ
hy sinh vì con cái, gia đình:
Người vắt đời mình khô kiệt tháng năm
Từng bán máu nuôi tôi những ngày túng bấn
(Khúc hát người xa xứ)
Mẹ khấn trời đừng bão giông
Khấn đằng tây, khấn đằng đông- vậy mà
Lúa vừa mới trổ đòng ra
Bất ngờ lụt trắng đồng ta, mất mùa
(Tạ lỗi cánh đồng)
Cũng là viết về sự hi sinh thầm lặng của đời mẹ, ta gặp những vần thơ vô cùng
xúc động của Nguyễn Duy: “Rối ren tay bí tay bầu/ Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu
bốn mùa” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Phải từng thấy được dây bí, dây bầu, dây mướp
với vô số sợi tua vươn ra trăm hướng bám víu vào chiếc giàn để giữ cho thân mình đủ
sức mang được những trái bầu, trái bí mới cảm nhận được sự vất vả của mẹ qua lối ví
von tài tình của Nguyễn Duy.
Nguyễn Trọng Tạo cũng nói về người mẹ của mình ở quê: “Mẹ ta dòng dõi
nhà quê/ Trầu cau từ thuở chưa về làm dâu/ Áo sồi nâu, mấn bùn nâu/ Trắng trong
dải yếm bắc cầu nên duyên” (Mẹ tôi). Tuy nhiên ở câu thơ của Nguyễn Duy còn nói
thêm cả nỗi vất vả, bận bịu, tíu tít thu vén của mẹ qua hình ảnh ẩn dụ gần gũi, thân
quen “rối ren tay bí tay bầu”.
Với Trương Nam Hương mỗi khi viết về quê hương, gia đình mình, anh luôn
đứng được ở vị thế của người trong cuộc, không say mê tô hồng, không tàn nhẫn bôi
đen. Lời thơ của anh dung dị, đằm thắm, có một sức chứa lớn ở nội tâm. Nó khác một
cách hẳn hoi, khác với những người làm thơ mà thời nay gọi là những dòng thơ
đương đại. Trương Nam Hương không hoa mỹ,nhất là về tình người. Vì thế, chất thơ
của anh mang cả dấu ấn tình người rõ nét:
Mẹ một đời thầm lặng sống bao dung
Dắt lúa lội qua cánh đồng thoi thóp
Mẹ từng giấu vào đêm nghìn giọt khóc
Quả bàng khô chờ rụng lúc không người
(Với sông Hồng)
Chỉ một hình ảnh bình thường Quả bàng khô chờ rụng lúc không người thôi
mà sao dáng mẹ, tình mẹ và nỗi niềm của mẹ cứ thao thức lòng người. Thế mới biết,
Trương Nam Hương đã lấy căn gốc tình người làm xuất phát điểm cho những nguồn
cảm hứng hay mỗi đề tài thơ của mình. Kỉ niệm về mẹ luôn được anh dành giữ, trân
trọng. Từ tấm hình mẹ thời con gái với ánh mắt trẻ trung, trong sáng đến đôi guốc
mộc mẹ mangCó lần anh kể: “Tôi mất mẹ từ hồi còn là một cậu bé. Mẹ tôi ngày đó
đau yếu liên miên. Ký ức về mẹ của tôi là những ngày tháng theo bà vào ra hết bệnh
viện này đến bệnh viện khác”. Mẹ mất rồi, nhưng trong chiếc bóp nhỏ của anh vẫn
giữ một tấm hình rất cũ đã ố vàng, trầy xước. Và cho đến tận bây giờ, anh mới làm
xong một bài thơ dành cho người thiếu nữ trong tấm hình ấy:
Người trong ảnh trẻ hơn ta nhiều tuổi
Ngỡ thời gian chưa dốc trận bão lùa
Nâng tấm ảnh đã nhòa như sương khói
Ta hôn về cô gái – mẹ ta xưa!
(Tấm ảnh)
Trong tâm tưởng nhà thơ luôn có hình bóng mẹ. Anh luôn có nhu cầu được trò
chuyện với mẹ, bộc lộ những nỗi niềm, giãy bày những tâm sự. Tình yêu của Cha
cũng bao la tha thiết, nhưng cha không bộc lộ tình cảm như người Mẹ vuốt ve, âu
yếm. Bởi vậy trong đời sống vui buồn các con thường thì thầm bày tỏ với mẹ. Với
anh, mẹ là người duy nhất thấu hiểu những nghĩ suy, trăn trở trong lòng:
Càng nhớ mẹ những ngày giáp tết
Khói mùa xưa đọng mắt cay sè
Con ra phố một mình đón rét
Kiếm một niềm an ủi xa quê!
(Nhớ mẹ, chiều cuối năm)
Mẹ còn là người bạn đường của những nỗi niềm tâm sự, là đối tượng để tâm
tình, giãy bày, chia sẻ những tâm tư, tình cảm:
Giờ con lăng lắc thân cầu thực
(Năm tháng xa quê)
Con giờ có cơm ăn, manh áo lành để mặc
Nước mắt cứ chảy ròng thương mẹ thuở gieo neo
(Ngày giỗ mẹ)
Mẹ chính là mối dây gắn kết nhà thơ với quê hương, là tấm gương soi vào thấy
quê hương, vịn vào đó anh lần bước về với cội gốc: “Tạ từ nguồn mẹ ta đi/ Lớn lên
khôn dại cũng quỳ trước sông”; tìm về với mẹ để lắng nghe những khuyên giải chân
tình nhất:
Mẹ khuyên: Nếu gió chiều nào
Hãy chechiều ấy kín vào nghe con!
(Những câu phương ngôn)
Dáng đời mẹ ẩn hiện trong nếp nghĩ, nếp cảm của Trương Nam Hương. Người
khuất bóng nhân gian nhưng còn mãi trong hồn anh.Hình ảnh mẹ có vị trí cao về sự
ngưỡng vọng, tầm ảnh hưởng; sâu về lòng thương, nỗi nhớ; xa về sự khắc khoải, ẩn
ức trong lòng người con sớm mất mẹ
Mẹ nhẹ bước vào thơ. Hình ảnh mẹ dường như trở thành thước đo, hình mẫu
trong tâm trí anh một cách tự nhiên, vô thức khi anh đứng trước một người con gái
nào. Từ người chị, người em gái mang dáng dấp của người mẹ chịu thương chịu khó
cho đến người con gái anh yêu:
Chẳng phải tiễn em đâu- e rằng giây phút đó
Nhìn gương mặt chị buồn, giống mẹ, khó lòng đi!
(Chị tuổi bốn mươi )
Nghe em -tưởng tượng ngày xưa mẹ
Sóng nước ngung nguây vỗ mạn thuyền
(Câu hát ấy)
Thậm chí, chỉ nhìn một hình ảnh nào vô tình gợi nhắc, là lòng anh se thắt nhớ
đến bóng dáng mẹ:
Chợt một sớm nhìn lên mây trắng
Dáng mây mang dáng khổ, mẹ ngồi
Hay:
Có ánh mắt mẹ nhìn lặng lẽ
Cuối chân trời cơn bão chờ tan
(Nhớ mẹ, chiều cuối năm)
Trăng hay dáng mẹ thầm bên cửa
(Ảo giác)
Thơ viết rất nhiều về mẹ, mỗi lần Trương Nam Hương đều có cách nói riêng,
lần nào cũng rung động người đọc sâu xa, trước hết bởi cảm xúc mạnh mẽ của trái
tim người viết, sau nữa bởi sự gần gũi và giản dị được thể hiện trong từng chi tiết
nhỏ:
Mùa xuân theo mẹ lên chùa
Oản, xôi cũng nhận- chuỗi, bùa cũng đeo
Mẹ quỳ, tôi nép quỳ theo
Lạy từ ngọn cỏ, lạy veo ..tới trời
(Tuổi thơ)
Nén hương đốt thơm suốt rằm tháng chạp
Mẹ lui cui góc cây gạo khấn trời
Con đom đóm lập lòe như ngáo ộp
Tôi ôm chầm chân mẹ khóc khan hơi
(Nghoảnh lại tháng năm)
Viết về mẹ, Trương Nam Hương không có ý định tạo nên những vần thơ có
cách nói lạ hóa, điểm tô. Nhà thơ nhìn mẹ bằng kí ức, bằng tâm thức tuổi thơ. Anh kể
lại những hình ảnh, những sự việc hết sức bình thường nhưng cũng chính vì thế mà
vô cùng gần gũi, đời thường. Hình ảnh thơ Trương Nam Hương do đó, không mang
những kích cỡ lớn, không có những cảnh hoành tráng, toàn cảnh, mà thường là những
hình ảnh cụ thể, nhỏ nhắn và dung dị gắn liền với những nỗi niềm, những tâm tình
của nhà thơ.Những hình ảnh tuy nhỏ nhưng chỉ có được từ sự chắt chiu, gắn bó trong
tình cảm nhà thơ mới cảm nhận được và đưa vào trong thơ.
Tế Hanh với hình ảnh mẹ tảo tần bên Chiếc rổ may: “Lặng lẽ bàn tay lặng lẽ
đưa, Đắp từng miếng vá ấm con thơ”. Những hình ảnh nho nhỏ ấy chỉ có được từ sự
yêu thương, gìn giữ trong tình cảm nhà thơ:
Lơ thơ chỉ rối con con
Những cái kim hư, hột nút mòn
Tằn tiện để dành trong lọ nhỏ
Gắn liền, đi đôi với hình ảnh người mẹ trong thơ Trương Nam Hương là ngọn
lửa, bếp lửa, khói bếp..
May mẹ dậy trước ta, mẹ ngồi nhen bếp lửa
Khói bếp xanh đến giờ vẫn nhớ..
(Nhớ xuân 16 tuổi)
Mái tranh nghèo bếp mẹ khói liêu xiêu
(Viết tặng tuổi thơ mình)
Thắc thỏm mỗi mùa hoa gạo đỏ
Mẹ chờ bếp nguội những tro than..
(Năm tháng xa quê)
Ngọn lửa- hơi ấm ấy như một biểu tượng thắp sáng niềm tin, là đường dây tình
cảm xuyên suốt soi ấm tình mẹ gửi trao cho những đứa con. Mẹ lặng lẽ đứng lại phía
sau dõi mắt tin yêu theo con, với ngọn đèn hải đăng thắp sáng đường về Với mẹ,
đó là những ngày tháng êm đềm trụ lại lâu trong đời anh. Cái thôi thúc trong lòng tác
giả chính là hình bóng mẹ thân yêu. Người mẹ của Hữu Thỉnh cũng vậy, mẹ là nơi
chất chứa ngọt ngào, tin cậy nhất:
Mẹ vẫn đỏ miếng trầu
Ấm một vùng tin cậy phía sau
(Sức bền của đất, Hữu Thỉnh)
Có lẽ hình ảnh ám ảnh, day dứt người đọc thơ Trương Nam Hương chính là đôi
mắt chờ mong. Đôi mắt mẹ không lời, nhưng nói bằng vô cùng; đôi mắt âm thầm
ngóng đợi các con ở phương xa trở về với mẹ cho nguôi phần thương nhớ:
Mẹ hoàng hôn chống gậy ra thềm
Tiếng chim khách kêu hoài..không khách
Mẹ nán chờ con mài. Và đêm..
(Nhớ mẹ, chiều cuối năm)
Mẹ lần theo tiếng con chim khách
Nắng giọt đầu hiên đã muộn mằn
Ngoài kia quả bưởi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cam_hung_hinh_anh_va_ngon_tu_nghe_thuat_trong_tho_truong_nam_huong_3465_1925633.pdf