MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 3
MỤC LỤC . 4
DẪN NHẬP . 6
1. Lý do chọn đề tài.6
2. Giới hạn đề tài.7
3. Lịch sử vấn đề. .7
4. Phương pháp nghiên cứu. .19
5. Những đóng góp của luận văn. .20
6. Cấu trúc luận văn. .20
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ CHỐNG MỸ
.21
1.1. Khái niệm cảm hứng trữ tình - sử thi. .21
1.1.1. Cảm hứng nghệ thuật.21
1.1.2. Cảm hứng trữ tình - sử thi. .24
1.2. Đặc điểm cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ chống Mỹ.27
1.2.1. Biên độ thời gian thơ chống Mỹ.27
1.2.2. Đặc điểm về tư tưởng tình cảm. .28
1.2.3. Đặc điểm về cái “tôi” trữ tình.32
1.2.4. Đặc điểm về giọng điệu nghệ thuật. .39
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CẢM HỨNG TRỮ TÌNH - SỬ THI TRONG THƠ LÊ
ANH XUÂN. 48
2.1. Lê Anh Xuân, cuộc đời và hành trình thơ.48
2.1.1. Tiểu sử Lê Anh Xuân. .48
2.1.2. Hành trình thơ Lê Anh Xuân.49
2.2. Cơ sở hình thành cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân.52
2.2.1. Những yếu tố chủ quan.52
2.2.2. Những yếu tố khách quan.55
2.3. Nội dung cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân.57
2.3.1. Cảm hứng về quê hương đất nước. .57
2.3.2. Cảm hứng về con người và thời đại. .68
2.3.3. Cảm hứng về Đảng và lãnh tụ. .78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG TRỮ TÌNH -
SỬ THI TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN. 87
135 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng trữ tình - Sử thi trong thơ Lê Anh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân bao gồm hai
yếu tố khách quan và chủ quan. Hai yếu tố này kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn với nhau.
Không có một thời đại rực lửa đấu tranh “đất chật anh hùng” thì không thể có chất giọng hào
sảng, hoành tráng trong thơ ca; nói như Dương Hương Ly: "Tỏa nắng cho thơ là triệu ánh mắt
anh hùng". Tuy nhiên, trong sáng tác thơ ca, chủ thể luôn giữ vai trò chủ động, thơ là thế giới
nội cảm, là tiếng vọng từ bên trong; nhà thơ không thể thu nhận âm hưởng thời đại một cách
vô hồn, vô cảm, vì như vậy sẽ không có thơ. Do đó, đối với Lê Anh Xuân, những tố chất trữ
tình vốn có kết hợp với tư duy lịch sử và sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, sự kế thừa truyền
thống gia đình và quê hương đã tạo nên một hồn thơ vừa phảng phất cái giọng trong Lục Vân
Tiên hoặc Ngư tiều y thuật vấn đáp lại vừa mang khí thế ra trận của thế kỷ hai mươi. Với
những tư chất gần như bẩm sinh, tâm hồn thơ Lê Anh Xuân đã được cách mạng bồi đắp thêm
những tố chất mới mẻ của thời đại bão táp: chất lý tưởng, chất chiến đấu, chất hùng tráng...
nên đã tạo cho thơ ông một giọng điệu thấm đậm chất anh hùng ca, khiến ông trở thành một
trong những người phát ngôn xứng đáng và tiêu biểu cho thế hệ mình, thời đại mình bằng thơ
ca.
2.3. Nội dung cảm hứng trữ tình - sử thi trong thơ Lê Anh Xuân.
2.3.1. Cảm hứng về quê hương đất nước.
Với Lê Anh Xuân, quê hương đất nước vừa khách thể về cảm nhận vừa đóng vai trò chủ
thể khơi dòng cảm xúc. Thơ Lê Anh Xuân, trước hết là thơ của một con người sống và viết với
tất cả những gì chân thực nhất, thiết tha nhất nơi lòng mình mà ông muốn gửi trọn cho đất
nước quê hương.
• Quê hương đất nước trong ký ức và nỗi khát khao.
Đọc thơ Lê Anh Xuân, nhà phê bình Hoài Thanh đã rất tinh tế khi cho rằng: "Chúng ta
sung sướng được gặp lại những hạt ngọc của ký ức" [80, tr.39]. Cảm hứng trữ tình sâu đậm
nhất về quê hương trong thơ Lê Anh Xuân có lẽ cũng là quê hương trong ký ức. Thơ Lê Anh
Xuân trĩu nặng lòng thương nhớ và chứa chan khát vọng trở về. Đành rằng thơ viết về quê
hương không bao giờ thiếu nhưng ở Lê Anh Xuân, người đọc vẫn cảm thấy có cái gì đó rung
cảm đặc biệt, trữ tình đặc biệt. Đọc thơ ông ta thấy ký ức về quê hương thực sự trở thành dòng
chảy của cảm hứng, dòng chảy ấy dạt dào trong tập Tiếng gà gáy, tràn sang cả tập Hoa dừa và
đọng lại ở Trường ca Nguyễn Văn Trỗi dưới dạng ký thác. Những ký ức trong thơ Lê Anh
58
Xuân luôn hồn nhiên, tươi tắn, vì đó là ký ức của tuổi thơ và vì người làm thơ vẫn còn giữ
nguyên được cái tươi hồn nhiên trong sáng. Nỗi nhớ của Lê Anh Xuân rất cụ thể, hình ảnh quê
hương thời thơ ấu hiện về như cơn mưa đầu mùa:
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe xa vang tiếng sấm
Nghe mưa rơi tiếng ấm, tiếng trong.
(Nhớ mưa quê hương).
Có thể nói, trở về với quê hương trong ký ức, trở về với tuổi thơ là nét nổi bật trong sáng
tác nghệ thuật của Lê Anh Xuân. Những kỷ niệm thời thơ ấu cứ đi đi về về trong thơ ông với
tất cả vẻ thi vị, trữ tình của nó. Lê Anh Xuân nhớ quê hương từ những cái nhỏ nhặt nhất trở đi.
Những cái đó đối với ông hết sức gần gũi và đáng yêu: "Con đường làng cát lún chân em",
"Con sông chảy trước nhà em", "Hàng dừa con lá dừa chấm tóc", "mấy lu nước ", "màu xanh
lá dừa". Sự đột xuất vươn bay trong thơ Lê Anh Xuân cũng chính ở những cái nhỏ nhặt ấy,
ông biết gắn vào những sự kiện còn nóng bỏng ý nghĩa thời sự, đồng thời luồn vào đấy hơi thở
tình cảm chân thật của mình:
Khi anh đi dưới bóng dừa xanh
Anh có thấy bàn chân anh dịu mát
Anh nhớ hôn dùm tôi lên từng khuôn mặt
Của Má của Em đang đánh giặc ngày đêm
Ra phía sau vườn anh thử nhìn xem
Mấy lu nước còn đầy hay cạn
Trên thân dừa có bao nhiêu vết đạn.
(Gởi anh Giang Nam)
Không riêng gì những bài thơ được sáng tác trên Miền Bắc, Lê Anh Xuân mới "muốn trở
lại tuổi thơ" mà khi đã thực sự sống giữa lòng quê nội, nhà thơ vẫn không nguôi nhớ về thời
thơ ấu. Trên thực tế, thời gian cuộc đời chỉ đi mà không trở lại, không ai có thể quay ngược
vòng tạo hóa. Thế nhưng trong ký ức, trong nghệ thuật thì trở về tuổi thơ tức là trở về với quê
59
cha đất tổ, trở về với nơi ta cất tiếng khóc chào đời. Kỷ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp, êm
đềm, hồn nhiên; quê hương trong tâm hồn tuổi thơ bao giờ cũng sâu sắc, in đậm dấu ấn theo
suốt một đời người:
Ôi những chiếc thuyền mo cau
Đã chở tuổi thơ ra biển cả...
Ôi chiếc thuyền mo cau
Đang cùng ta đi đánh giặc
(Dòng sông tuổi nhỏ)
Lê Anh Xuân luôn đan xen giữa quá khứ êm đềm, đẹp đẽ với hiện tại gian khổ, anh hùng
của quê hương mình. Vì thế, thơ ông dào dạt, chan chứa tình yêu quê cha đất tổ bằng một thứ
tình yêu trong sáng, hồn nhiên, không gợn chút quằn quại đau đớn. Nỗi nhớ quê trong thơ ông
không lạc lõng mà luôn gắn bó với những cái lớn lao hơn: quê hương, Tô quốc, nhân dân,
cách mạng. Tập thơ Tiếng gà gáy có nỗi lòng da diết thấm sâu nhưng cũng có cả âm hưởng
hào hùng, vang dậy :
Có lúc bỗng phong ba dữ dội
Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối
Giấc mơ xưa có chớp giật sấm gầm,
Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hóa mưa giông
Sau đồng khởi Bến Tre, với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt
Nam, phong trào cách mạng ngày càng phát triển rộng khắp và mạnh mẽ. Cảm hứng về quê
hương đất nước trong thơ Lê Anh Xuân cũng trở nên sôi động, bùng cháy hơn. Bên cạnh
những dòng thương nhớ đầy hoài niệm là khí thế tiến công bắt đầu trỗi dậy trên quê nhà:
Bến Tre ơi dừa xanh soi bóng
Thuyền tuổi thơ rẽ sóng năm nào
Nay nghe đã căng buồm "giải phóng"
Cờ mít tinh lồng lộng trên cao.
(Những dòng sông anh hùng)
60
Phong trào cách mạng trên quê hương càng phát triển thì khát vọng trở về trong thơ Lê
Anh Xuân cũng bùng cháy theo. Có thể nói, càng về cuối tập Tiếng gà gáy cảm hứng trở về
hầu như choán hết hồn thơ Lê Anh Xuân. Ở đây có môtíp hóa thân. Nhà thơ muốn "hóa thành
sông" để cùng bà con quê hương đi tranh đấu (Những dòng sông anh hùng) và cũng muốn hóa
thành sông để "chảy trước nhà em" thật trữ tình, thơ mộng (Anh là con sông chảy trước nhà
em):
Anh là con sông chảy trước nhà em
Em có nghe sóng vỗ ngày đêm...
Anh vẫn bên em. Em có nghe không
Tiếng sóng vỗ - tiếng lòng anh sâu thẳm
Nhà thơ hóa thân đồng nghĩa với hành trình trở về, trong tâm khảm Lê Anh Xuân luôn
vang vọng tiếng gọi của quê hương. Thật khó phân biệt được trạng thái thức - ngủ, khi toàn bộ
đời sống tinh thần của nhà thơ đều thuộc về quê hương:
Đã nhiều đêm ta không ngủ được
Ta nghe tiếng chèo ghe mát nước
Thấy mình đang ở giữa quê hương
Cùng bà con tấp nập lên đường.
Tất nhiên khát khao trở về là cốt để được hành động cách mạng, để được cầm súng chiến
đấu giải phóng quê hương. Thơ Lê Anh Xuân luôn ngân vọng điệp khúc trở về: Ta muốn về
quê nội; Ta muốn trở lại tuổi thơ; Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha: Nghe mưa đập cành
tre, nghe mưa rơi tàu lá... Càng ngày niềm khát khao ấy càng thôi thúc, giục giã: "Ôi ta thèm
được tay cầm khẩu súng / Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè" hoặc: "Bến Tre, Bến Tre mảnh
đất quê cha /Đang gọi ta về tay cầm chắc súng" (Về Bến Tre). Và cũng từ khát vọng được cầm
súng mà thơ Lê Anh Xuân trở nên khỏe khoắn, sôi nổi bên cạnh cái êm đềm, tươi mát. Ông
muốn luyện sao cho ngòi bút của mình có thêm sức chiến đấu và sức mạnh khái quát.
Có khi cảm hứng về quê hương đất nước lại được Lê Anh Xuân ký thác vào nhân vật trữ
tình. Tuy cách biểu hiện có khác đi nhưng trước sau, nguồn cảm hứng ấy vẫn được vọng về từ
ký ức, qua ký ức. Đó là nỗi nhớ quê của anh Trỗi trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi. Ở trường
ca này, Lê Anh Xuân diễn tả rất sinh động đến não nùng những hoài niệm của nhân vật anh
61
hùng đối với quê hương mình. Có lẽ tình yêu quê hương đất nước, những hoài niệm sâu thẳm
ấy đã góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần để anh Trỗi đấu tranh không khoan nhượng với
quân thù và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng:
Xa xăm ký ức hiện về
Quảng Nam mưa nắng trời quê dãi dầm
Xa Đà Nẵng đã mười năm
Mà lòng anh vẫn nghe thầm tiếng kêu
Nhìn chung, cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Lê Anh Xuân được hiện lên khá
đậm nét qua ký ức, hoài niệm và nỗi khát khao. Có điều, hoài niệm chỉ là hoài niệm và cũng
chẳng có ý nghĩa gì lớn lao nếu chủ thể trữ tình chỉ đắm mình trong nỗi nhớ triền miên, bất
lực. Lê Anh Xuân thì không thế, trong dòng hồi ức của ông, quê hương đất nước hiện về như
một thần tượng vừa trữ tình, kỳ vĩ lại vừa rất chung thủy và cũng rất riêng. Thần tượng ấy luôn
trỗi dậy, thôi thúc nhà thơ cần phải dấn thân, cống hiến; cần trở về với mảnh đất ông cha. Và
nhờ vậy mà nhận thức của nhà thơ về Tổ quốc mình cũng ngày càng mở rộng và sâu đậm hơn.
• Quê hương đất nước từ hành động dấn thân, cống hiến.
Lê Anh Xuân khát khao không chỉ để mà khao khát, với ông, khát khao luôn đi liền với
hành động dấn thân, cống hiến. Con người ấy thường tự trăn trở, tự quan sát, tự soi mình để
sống sao cho xứng đáng với quê hương, làm gì cho quê hương:
Sao em chết mà ta còn sống
Ta đang nghe máu đọng trong tim
Quê hương đang nước sôi lửa bỏng
Lẽ nào ta lại sống bình yên?
(Gửi Bến Tre)
Cuối năm 1964, Lê Anh Xuân tự nguyện Trở về quê nội đúng vào lúc lửa chiến tranh
đang rực cháy trên quê nhà. Có thể nói, kể từ khi trở về với quê hương anh hùng, được trực
tiếp chiêm ngưỡng và chiến đấu, cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Lê Anh Xuân đã
phát triển lên một tầm vóc mới, mang một sắc diện mới. Nếu ở tập Tiếng gà gáy, quê hương
vừa là hoài niệm, thiết tha trong xa cách; còn là nhớ nhung, tưởng tượng thì đến tập Hoa
62
dừa, cảm hứng ấy trở nên nóng bỏng khói lửa cuộc đời, phơi phới, đắm say và nồng nàn sắc
màu sử thi hơn.
Cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Lê Anh Xuân được xây dựng trên sự mến
phục và niềm tự hào. Quê hương với người yêu nước tự bao giờ cũng đẹp. Nhưng quê hương
trong mắt Lê Anh Xuân lại càng đẹp hơn bởi mảnh đất ấy đã lớn lên trong đau thương, trong
chiến đấu. Sau hơn mười năm trở lại, nhà thơ vồ vập, đắm say trước sức sống dẻo dai mãnh
liệt của quê hương mình:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
(Trở về quê nội)
Thật khó nói hết tình cảm của tác giả đối với đất mẹ quê hương. Dòng cảm hứng trong
thơ Lê Anh Xuân cũng có thêm chiều sâu trữ tình mà trước đó chưa có. Trở về quê nội, nhà
thơ đi chân đất, cho chân mình ngập trong bùn đất, bước trên những chồi non nhọn sắc mới
mọc sau trận bom na-pan, để sống cái cảm giác trực tiếp gắn bó với đất, để nghe hơi thở ấm áp
của đất, nghe thấm vào mình sự sống của đất mẹ quê hương. Trên đất mẹ, những vết chân nối
tiếp nhau, vết chân của nhà thơ hồi nhỏ đã lẫn vào trong vết chân của anh bộ đội, của em giao
liên ngày nay. Và giờ đây, bước chân của nhà thơ lại hòa vào bước chân của bao người anh
hùng mới xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cứ thế, chiều sâu trữ tình trong thơ Lê
Anh Xuân bao giờ cũng gắn chặt với chất giọng hùng ca:
Đất là mẹ của ta. Ôi ta yêu mẹ nhất
Mẹ đã đẻ ra lớp lớp những anh hùng
Mẹ nhớ mặt từng đứa con đã khuất
Mẹ chôn vùi bao lũ giặc xâm lăng
Mẹ cho ta, mẹ chẳng để lại gì cho mẹ cả
Ôi những vườn sầu riêng, những vườn cam trĩu quả
(Ta lại đi chân đất)
63
Tình yêu đất mẹ nặng trĩu trong lòng nhà thơ. Nhưng Lê Anh Xuân yêu quê hương
không phải chỉ để ngắm, để nhìn quê hương mà ông đang cùng quê hương chiến đấu và lớn
lên với quê hương. Nếu trước đây ông viết về phong trào cách mạng ở Miền Nam chỉ bằng trí
tưởng tượng thì giờ đây ông có thêm sự trải nghiệm của bản thân. Ở tập Hoa dừa có hình ảnh
của nhiều địa danh khác nhau trên vùng đất thành đồng. Ngoài Bến Tre dạt dào sức sống, anh
dũng quật cường là "Chiều Ấp Bắc trong veo / Đồng Ấp Bắc một màu xanh
ngắt" mặc cho"Quân giặc đêm ngày vẫn giội bom trút đạn" (Qua Ấp Bắc), là An Đức "Trăng
đang nhô lên sáng rực" soi bóng những người du kích đang luồn sâu vào lòng địch (Nhìn về
An Đức), là Đồng Tháp Mười có "Bông sen trắng, bông sen hằng thơm ngát", có "cánh cò bay
trong sắc trời lá mạ / Cá quẫy đầm sen thiết tha / Xôn xao bông súng nở xòa" (Anh đứng giữa
Tháp Mười). Đó là dòng sông Cổ Chiên trong đêm chói lòa ánh lửa bởi em nhỏ giao liên ôm
thủ pháo lao vào tàu giặc (Ánh lửa bên sông), là Sài Gòn "những phố hè, những hàng me xanh
ngát" với "Cái vầng sáng bồn chồn thương nhớ đó / Cứ đêm đêm nức nở gọi ta về "(Mùa xuân
Sài Gòn, mùa xuân chiến thắng). Người đọc cảm thấy trong thơ Lê Anh Xuân có khí thế sục
sôi của cách mạng Miền Nam trong những năm tháng ác liệt nhất:
Không ở đâu đứng lên đánh Mỹ
Như Miền Nam mười bốn triệu người
Không ở đâu đứng bên chiến lũy
Như Miền Nam hai chục năm rồi
(Không đâu như ở Miền Nam)
Bằng cái nhìn của người trong cuộc, cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Lê Anh
Xuân ngày càng có thêm tầm khái quát và chiều sâu suy tưởng. Nếu Chế Lan Viên cảm
nhận: "Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu" thì Lê Anh Xuân cũng bắt đầu nhận thấy: "Đánh Mỹ
đã trở thành cuộc sống"; và ông đã nhìn cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam trên một
tầm vóc mới:
Miền Nam ơi ! Người là dũng sĩ
Đang đứng canh cho cả trăm miền
Khuôn mặt người sáng ngời chân lý....
(Không đâu như ở Miền Nam)
64
Thơ Lê Anh Xuân là tiếng lòng của người thanh niên giàu nhiệt huyết cách mạng, sẵn
sàng dấn thân cống hiến cho đất nước quê hương. Từ khi có mặt nơi chiến trường ác liệt, thơ
Lê Anh Xuân trở nên khỏe khoắn, sinh động hẳn lên, đem đến cho người đọc những cảm xúc
mạnh mẽ hẳn lên. Và do vậy, cảm hứng sáng tạo trong thơ ông cũng có một bước phát triển
vượt bậc cả bề rộng lẫn chiều sâu.
• Quê hương đất nước từ chiều kích không gian và thời gian.
Nhà thơ cũng như mọi người, ai cũng có một quê cha đất tổ, một nơi chôn rau cắt rốn.
Nơi ấy đã góp phần tạo nên chất giọng và lớn hơn là phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Nếu
hiểu theo nghĩa hẹp, quê hương, nói như Đỗ Trung Quân: "mỗi người chỉ một như là chỉ một
mẹ thôi". Nhưng hiểu theo nghĩa rộng thì quê hương là không gian đã chở che, vỗ về để mỗi
người lớn lên, lập thân, lập nghiệp. Hơn ai hết, nhà thơ là người giàu cảm xúc và luôn hướng
tới quê hương theo chiều rộng không gian chứ không chỉ bó hẹp nơi sinh ra mình. Và như vậy,
quê hương cũng là đất nước, là xứ sở mà tổ tiên đã ngàn đời dày công gây dựng và bảo vệ. Chế
Lan Viên đã rất trữ tình và thuyết phục khi triết lý: "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Lê Anh Xuân cũng vậy, ông có một vùng cảm hứng, có thể nói là rất mặn mà và có
duyên. Đó là quê hương Nam Bộ và nhất là quê nội Bến Tre. Nhưng không ai phủ nhận cảm
hứng về quê hương đất nước trong thơ Lê Anh Xuân chỉ có ngần ấy. Nhà nghiên cứu Huỳnh
Lý khẳng định: "Lê Anh Xuân yêu quê hương nhưng không địa phương chủ nghĩa." và giải
thích thêm: "Một chàng trai trẻ yêu đời đã đi suốt Nam Bắc, tất không có lòng thiên vị không
thấy còn chỗ nào đẹp nữa ngoài quê hương." [43,tr.61].
Thật vậy, đối với Lê Anh Xuân, quê hương đâu chỉ duy nhất là Bến Tre, nơi có ba con
sông rồng bạc xòa chân ôm giữ những dải cù lao, quanh năm dừa xanh trĩu quả. Đối với ông,
quê hương còn là Đà Lạt có bờ xanh lặng, có thác trắng gầm reo, có đồi thông dìu dịu mùi
hương, có kỷ niệm êm đềm với cô gái vùng cao ngày nào còn "nhỏ xíu" nay đã "đứng lên như
một anh hùng". Nhà thơ say sưa sống với hai chiều thời gian, hai chiều tâm trạng, nhưng trước
hết là muốn được cùng em cầm súng gìn giữ đất nước quê hương:
Muốn được theo em sớm chiều mưa nắng
Muốn được cùng em cầm súng giữ làng
Tuổi thơ xưa anh thích hồ xanh lặng
Nay lòng anh như thác trắng gầm vang.
65
(Em đẹp nhất)
Quê hương còn là rừng U Minh tràm đước bạt ngàn, nơi đã chở che cho những người
yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; là vùng Năm Căn đất mặn mồ
hôi pha mùi nước bể, ngày khô tháng hạn thương nhau san sẻ từng ca nước ngọt, gian khổ đầu
mùa chắt chiu từng giọt nước mưa. Ấy thế mà Lê Anh Xuân vẫn quý, vẫn yêu, vẫn nặng ân
tình với dải đất Cà Mau:
Ơi quê hương nơi mũi Cà Mau
Đất mặn xót đau chân máu chảy
Nghe trời cao gió giục mây dồn
Nghe phập phồng đất thở tuổi non
Nghe nước tràn dấu chân thành vũng.
(Đất Miền Nam)
Quê hương còn là Hà Nội - trái tim của cả nước. Lê Anh Xuân gắn với Hà Nội không chỉ
nghĩa chung mà còn có thêm tình riêng nữa:
Ôi Hà Nội đường thơm hoa sữa
Em có nghe ngoài cửa cây xanh
Đang rì rào tiếng vọng của anh.
(Về đi em)
Từ Miền Nam xa xôi, nhà thơ Chào Hà Nội, chào Thăng Long bằng niềm tự hào và tinh
thần chia lửa: Hà Nội vì Miền Nam yêu thương, tiếp thêm sức mạnh cho Miền Nam đánh
giặc: "Hà Nội ơi! Hà Nội ơi! / Một sắc trời thu kỳ diệu của Người / Cũng giúp Miền Nam đánh
lui bóng tối". Và Miền Nam luôn hướng về Hà Nội, hướng về Thủ đô chung của cả nước mà
chiến đấu:
Chào Hà Nội, chào Thăng Long!
Có chúng tôi trả thù cho Hà Nội
Vào Đông Xuân, đường hành quân bước vội.
Tinh thần ấy, cách Lê Anh Xuân hai mươi năm trước, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ đã
khẳng định bằng hai câu nổi tiếng:
66
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Và rộng lớn hơn, quê hương của Lê Anh Xuân còn là cả Miền Bắc yêu thương, nơi đã
gắn liền với bước trưởng thành của ông cả về tâm hồn lẫn thể chất. Có thể nói, Lê Anh Xuân
là một trong số không nhiều nhà thơ lúc bấy giờ có những dòng ân nghĩa sâu sắc đối với Miền
Bắc:
Miền Bắc ơi! Sao tôi yêu quá
Như yêu em, yêu má, yêu ba
Xa quê hương Miền Bắc là nhà
Tôi như lá xanh chen trong cành biếc.
(Mười năm)
Cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Lê Anh Xuân khi đã mở rộng về thời gian và
không gian thì theo đó, nhận thức của nhà thơ cũng được nâng lên. Đó là nhận thức về một đất
nước trọn vẹn từ: "Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang" đến: "Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa"
(Trường ca Nguyễn Văn Trỗi). Nhà thơ yêu Miền Nam cũng như yêu Miền Bắc và yêu quê
hương mình là yêu sự nghiệp trên cả hai miền đất nước. Cảm hứng về quê hương đất nước
không tách rời chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà:
Trong mỗi việc làm
Trong từng giây suy nghĩ
Chúng tôi đều đánh Mỹ
Vì một ánh trăng xã hội chủ nghĩa đang rằm
Soi sáng thành Thăng Long mặt nàng Kiều lấp lánh.
(Chào Hà Nội chào Thăng Long)
Một nét đặc sắc góp phần định hình nên hồn thơ Lê Anh Xuân, đó là cảm nhận đất nước
từ chiều sâu tâm linh. Chiều kích này chỉ tồn tại trong thế giới nghệ thuật và chỉ có thể nắm bắt
được bằng tình cảm chứ không thể đo đếm bằng thước tấc. Đây là hồn thiêng sông núi, là
tiếng vọng của ông cha, là lịch sử trở mình sống dậy. Đọc thơ Lê Anh Xuân, ta như bắt gặp
một nhà thơ trẻ luôn trầm tư lắng nghe quá khứ. Ông nghe: "Sóng Bạch Đằng
67
xưa", nghe "tiếng lịch sử cuồn cuộn triều dâng", "nghe gió ngàn xưa đang gọi/Xào xạc lá dừa
hay tiếng gươm khua nghe "lời cây cỏ gió mưa/Đang hát bài ca bất khuất ngàn xưa"... Lê Anh
Xuân lắng nghe cốt để hiểu hiện tại, hiểu cuộc chiến đấu hôm nay. Ông nhìn cuộc kháng chiến
chống Mỹ như một sự nối tiếp truyền thống cha ông: "Tay cầm súng, tay cầm lịch sử", "Lưng
dựa vào lịch sử bốn ngàn năm " và ngay cả chiến công hôm nay cũng có phần của quá
khứ: "Xác phản lực rơi cạnh mũi tên đồng". Lịch sử tiếp sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ,
và như vậy là lịch sử không ngủ yên, lịch sử đang được đánh thức, đang hành quân ra
trận: "Tất cả giáo gươm trong viện bảo tàng / cũng náo nức xuống đường giết giặc. Trong tâm
thức Lê Anh Xuân, nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, tuy là người của thế kỷ trước mà như vẫn
hiện hữu trong cuộc chiến đấu hôm nay, ngay trên quê hương nhà thơ:
Ôi có phải nhà thơ Đồ Chiểu
Từng ngâm thơ dưới rặng dừa này
Tôi tưởng thấy nghĩa quân đuổi giặc
Vừa qua đây còn lầy lội đường dây.
(Dừa ơi)
Như vậy, cảm hứng về quê hương trên trục thời gian, thơ Lê Anh Xuân luôn có sự kết
nối giữa hôm qua với hôm nay, giữa truyền thống với hiện đại. Và khi đã tìm ra sự liên thông
giữa các chiều kích thời gian trong lịch sử dân tộc thì sức mạnh của thời đại sẽ được nhân lên
gấp bội. Chưa bao giờ trong thơ Lê Anh Xuân quá khứ và hiện tại lại quyện hoà trong một âm
hưởng hào sảng, phấn chấn đến thế:
Hỡi anh hùng ngàn năm dựng nước
Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Quang Trung
Tất cả hôm nay xuất trận trùng trùng
Lớp lớp anh hùng tràn như sóng cuộn
Trương Định cũng vượt Trương Sơn về đây bóng che Nhà hát lớn.
(Chào Hà Nội, chào Thăng Long)
Ở đây không chỉ là truyền thống chống ngoại xâm mà còn là truyền thống văn hóa ngàn
năm của dân tộc. Lê Anh Xuân cô đúc vẻ trầm mặc, cổ kính các di tích lịch sử văn hóa "Tháp
Rùa, Đền Trấn Võ, Gò Đống Đa / Đẹp như dáng ông cha đang suy nghĩ". Đúng là tư duy nghệ
68
thuật của nhà thơ đã nhuốm màu lịch sử, hình tượng văn chương có thêm nét trầm tư lịch sử.
Đọc thơ Lê Anh Xuân, nhà phê bình văn học Hoài Thanh cảm nhận: "Ta sẽ còn gặp lại nhiều
lần trong thơ anh một cái nhìn có thể nói không dừng lại ở chiều dọc, chiều ngang của sự vật
mà còn có thêm chiều sâu lịch sử"[80, tr.45].
2.3.2. Cảm hứng về con người và thời đại.
Con người vừa là đối tượng vừa là cứu cánh của văn học. Suy cho cùng, vấn đề cốt lõi,
muôn thuở của văn học vẫn là con người. Tuy nhiên sự thể hiện con người trong văn học lại
còn tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, từng thời đại cụ thể của nó: "Con người trong văn học
dù là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, bao giờ vẫn là con đẻ của thời đại. Đặc điểm chung của
thời đại có vai trò chi phối lớn đến diện mạo văn học một thời" [75, tr.6]. Cũng như các nhà
thơ cùng thế hệ, cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Lê Anh Xuân không tách rời cảm
hứng về con người và thời đại. Tất nhiên quan niệm về con người trong thơ Lê Anh Xuân
cũng không nằm ngoài khuynh hướng trữ tình - sử thi của nền thơ chống Mỹ. Đó là con người
cộng đồng, đậm dấu ấn thời đại; cụ thể là thời đại chống Mỹ, thời đại mỗi người tự nguyện hy
sinh cái riêng cho cái chung; Tổ quốc trên hết. Ở họ vẻ đẹp hàng đầu là dám xả thân cứu nước
và rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Đồng thời cảm hứng về con người và thời đại trong thơ Lê Anh Xuân còn hướng tới
những bản sắc Nam Bộ, thế giới nhân vật trong thơ ông, nhất là ở tập Hoa dừa đều là những
con người mang đậm tính cách của vùng sông nước, thổ ngơi nơi cực nam Tổ quốc, ở xứ sở
này, con người sống bộc trực, phóng khoáng, thích thực tiễn hơn lý luận, thích hành động hơn
nói năng, coi trọng tình hơn lý... Họ đánh giặc giữ nước từ tầm vông, giáo mác: "Trong tay
cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ" (Nguyễn Đình Chiểu). Tất cả những tính
cách ấy đều hiện hữu khá đậm trong các sáng tác của Lê Anh Xuân khiến cho nhân vật trữ tình
trong thơ ông vừa có những nét cách tân hiện đại của thời chống Mỹ lại vừa kế thừa những nét
truyền thống mà trước đây cụ Đồ Chiểu đã từng ngợi ca.
Nhưng trước hết, tương ứng với cảm hứng về một quê hương rộng mở là sự hiện diện
của con người khắp mọi miền của đất nước, đủ các thành phần lứa tuổi, trên cả mặt trận sản
xuất và chiến đấu. Lê Anh Xuân viết về họ không chỉ để chiêm ngưỡng, ngợi ca mà còn muốn
ký thác một niềm tâm sự, một quan niệm sống của mình.
• Con người trong tập Tiếng gà gáy.
69
Tập thơ Tiếng gà gáy được Lê Anh Xuân viết trên quê hương Miền Bắc, trong thời điểm
Miền Bắc rạo rực khí thế xây dựng chủ nghĩa xã hội. Viết về sự nghiệp này là một trong hai đề
tài lớn mà thơ ca thời ấy hướng tới. Lê Anh Xuân say sưa ca ngợi những con người lao động
quên mình, khắc phục khó khăn, vượt qua gian khổ, chắt chiu từng hạt thóc để xây dựng cơ
đồ:
Ôi đẹp làm sao các chị, các anh
Buổi đầu tiên làm chủ đời mình
Lưỡi cày mới cày lên mảnh đạn
Trâu thiếu, người thưa, mất mùa, úng hạn.
(Mười năm)
Có khi nhà thơ cùng bà con Miền Bắc chống lũ lụt, vật lộn với giặc nước, tuy vất vả
nhưng vẫn vui, vui do tìm được nguồn thơ từ lao động, hướng về cuộc sống và con người lao
động:
Nhớ những ngày chống úng gian lao
Mưa xối trên đầu, nước dâng tận cổ
Lòng tưởng đang ngâm trên cảnh đồng Nam Bộ
(Mười năm)
Ở tập Tiếng gà gáy, Lê Anh Xuân muốn dùng cảm xúc mãnh liệt như Mưa quê
hương, muốn dùng tình cảm tươi mát, tràn trề như Những dòng sông anh hùng cuộn chảy để
tác động vào trái tim người đọc; nên ông không lưu ý chạm trổ nên những hình tượng, vẽ lên
những cuộc đời tương đối hoàn chỉnh trong một bài thơ. Nhưng nếu nhìn bao quát cả
tập Tiếng gà gáy, nếu tổng hợp các hình tượng lại, ta vẫn thấy có một con người hoàn chỉnh:
Em bé liên lạc "giục giã đôi chân", chị phụ nữ chít lại vành khăn, chuẩn bị "sáng này đi chống
giặc"; những người anh, người cha "đã mang trong mình hai mảnh đạn, đã hai lần chống giặc
ngoại xâm ". Tất cả những con người ấy đã hóa làm một, vụt lớn lên, mạnh mẽ như bức thành
đồng: Con người Miền Nam !
Con người Miền Nam trong thơ Lê Anh Xuân lúc này đang hành quân, đang "đứng lên
như những anh hùng". Nhà thơ như nghe được bước đi rầm rập của những người trên quê
hương anh dũng, như đang thấy: "Mỗi bước đi nở một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_23_4023559301_7739_1869310.pdf