MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP .6
1.1. Sự cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp .7
1.3. Nội dung của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.11
1.4. Các yêu cầu đối với pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp .19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.25
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp .25
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
tại thành phố Đà Nẵng.31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .53
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng .53
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng .54
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng .56
KẾT LUẬN .70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
83 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế được tính từ năm thứ tư nhằm
khắc phục việc lợi dụng chính sách ưu đãi để trục lợi và định hướng cho các nhà
đầu tư xác định phương án chắc chắn.
- Về xác định đối tượng thuộc diện nộp thuế TNDN: Đã sửa đổi chính sách
theo hướng chuyển hộ gia đình, cá nhân kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp sang đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo đúng bản chất,
thu nhập của đối tượng nộp thuế.
- Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước:
Điều 7 nghị định 124/2008/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế TNDN quy định: "Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số
chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế".
- Khoản 2 Điều 16 Luật hiện hành quy định “2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt
động chuyển nhượng bất động sản chỉ được chuyển số lỗ vào thu nhập tính thuế của
hoạt động này”. Doanh nghiệp là liên doanh của nhiều doanh nghiệp khác, khi có
quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng doanh nghiệp tham gia
liên doanh. Doanh nghiệp tham gia liên doanh được tổng hợp số lỗ phân bổ từ cơ sở
liên doanh vào kết quả kinh doanh của mình khi quyết toán thuế nhưng đảm bảo
nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát
sinh lỗ của doanh nghiệp liên doanh.
Riêng hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng
sản có đặc thù là thu nhập này có liên quan đến chủ quyền hoặc tài nguyên quốc gia
nên cần phải hạch toán riêng để kê khai, nộp thuế, không được bù trừ lãi, lỗ với các
31
khoản thu nhập khác và thu nhập từ sản xuất kinh doanh.Để phản ánh đúng bản chất
kinh tế của các khoản thu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù
hợp với thực tiễn, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 Luật
thuế TNDN theo hướng bổ sung quy định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng dự
án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế như thu
nhập từ chuyển nhượng bất động sản; doanh nghiệp được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt
động chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư
(trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản với nhau;
trường hợp sau khi bù trừ mà vẫn bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Đồng thời, bảo đảm sự thống nhất trong nội dung của Luật thuế TNDN, trình
Quốc hội cho sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Luật thuế TNDN về việc chuyển lỗ,
theo đó trường hợp doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản,
chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự
án thăm dò, khai thác khoáng sản) sau khi đã thực hiện bù trừ theo quy định trên
nếu còn lỗ thì số lỗ được chuyển lỗ theo quy định chung.Quy định này cho phép khắc
phục được bất cập khi thị trường bất động sản đi xuống như đã nêu trên, trường hợp
thị trường khởi sắc, doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động này thì vẫn thực
hiện hạch toán riêng để kê khai nộp thuế và chỉ được bù trừ lãi lỗ trong phạm vi các
loại thu nhập này với nhau trong kỳ tính thuế.
- Về nơi nộp thuế TNDN: Nhằm xử lý hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữa
các địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đầu tư sản xuất, phân bổ
hợp lý nguồn lực cho địa phương phát triển, phục vụ trở lại cho hoạt động đầu tư và
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường hiệu quả quản lý
của cơ quan thuế, Luật thuế TNDN hiện hành đã bổ sung quy định nơi nộp thuế, cụ
thể doanh nghiệp phải nộp một phần tiền thuế TNDN tại địa phương nơi cơ sở đầu
tư sản xuất.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
32
nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
có liên quan đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Đặc điểm tự nhiên:
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng
Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km
về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời
cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc
lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền
Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi
năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm
và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4,
trung bình 23-40 mm/tháng.
Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng:
- Công nghiệp: Chính thức tháng 12/2016, chỉ số phát triển sản xuất công
nghiệp (IIP) thành phố tăng 10,25% so với cùng kỳ năm trước.
33
* Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 10,92% so với năm 2015
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Nông nghiệp:
* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân năm 2016-
2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt: lúa 2.872 ha, ngô 129 ha, khoai lang
177 ha, rau, đậu 416 ha, mía 98,5 ha, cây hoa 47 ha. So với cùng kỳ năm trước diện
tích gieo trồng lúa giảm 1,63%; ngô giảm 15,85%; khoai lang tăng 1,14%; rau đậu
tăng 7,72%; mía giảm 12,05%; cây hoa giảm 2,11%. Đến nay bà con nông dân vẫn
tiếp tục gieo trồng ở một số loại cây hàng năm trên. Cơ cấu giống lúa chủ yếu là NX
30, Xi23, HT1, OM6976 và một số giống khác như: BC 15, BT7, ĐT34,....
* Chăn nuôi: Ước tính đến 15/1/2017, trên toàn địa bàn đã kiểm soát hơn
39.181 con heo; 2.093 trâu, bò và 86.134 gia cầm. Công tác tiêm phòng vacxin
phòng bệnh cho vật nuôi trên địa bàn được chú trọng, đã kiếm soát được 12.170 con
trâu bò, 10.982 con gia cầm.
- Lâm nghiệp Tại thời điểm đầu năm không phát sinh diện tích rừng trồng mới
tập trung (Do đã trồng trong tháng 11, 12 năm 2016); Sản lượng khai thác gỗ rừng
trồng ước đạt 1.670 m3, bằng 96,88%; Sản lượng củi khai thác ước đạt 5.590 Ster,
bằng 98,5% so với cùng kỳ năm 2016.
- Thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản 01/2017 ước đạt 2.754 tấn, tăng
8,44% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó sản lượng khai thác đạt 2.685 tấn, tăng
8,8% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay, ngư dân đang tranh thủ khai thác các loại
cá lớn trong những ngày đầu năm.
- Thương mại:
+ Lưu chuyển hàng hoá* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tháng
1/2017 đạt 5.324,9 tỷ đồng, bằng 96,24% so tháng trước và bằng 99,2% so với cùng
kỳ năm trước. Theo ngành kinh doanh, nhóm thương nghiệp bằng 95,25%; Nhóm
khách sạn, nhà hàng tăng 23,03%; du lịch tăng 41,03% so cùng kỳ (do lượng khách
Việt Nam du lịch nước ngoài năm nay tăng cao hơn nhiều so tháng 01/2016); dịch
vụ bằng 92,38% so với cùng kỳ năm 2016.
34
- Hoạt động khách sạn nhà hàng, du lịch, lữ hành Ngành ăn uống: Ước tháng
1/2017 doanh thu ngành ăn uống ước đạt 659,1 tỷ đồng, tăng 2,61% so với tháng
trước và tăng 21,53% so với cùng kỳ năm 2016.
Ngành lữ hành và khách sạn: Doanh thu ngành lữ hành và khách sạn ước
tháng 1/2017 đạt 356 tỷ đồng, giảm 1,44% so với tháng trước và tăng 29,8% so với
cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách phục vụ đầu tháng 1 năm 2017 là 262 nghìn
lượt, tăng 1,32% so với tháng trước và tăng 7,58% so với cùng kỳ năm 2016.
- Vận tải, bưu chính Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách, dịch
vụ vận tải tháng 1 năm 2017 ước đạt 586,1 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ năm
2016; và tăng 6,98% so với tháng trước.
Theo thành phần kinh tế, tháng 1/2017 doanh thu ngành vận tải nhà nước ước
đạt 109,6 tỷ đồng, bằng 87,45% so với tháng trước và bằng 99,97% so với cùng kỳ
năm 2016; doanh thu ngành vận tải ngoài nhà nước ước đạt 476,3 tỷ đồng, tăng
12,778% so với tháng trước và tăng 4,57% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận
tải cá thể ước đạt 31,1 tỷ đồng, tăng 22,68% so với tháng trước và tăng 0,23% so
với cùng kỳ năm 2016.
Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế TNDN Cục thuế Đà Nẵng nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ phía các cấp chính quyền địa phương đặc
biệt là Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Bởi thuế luôn là vấn đề hết sức nhạy
cảm, luôn là mặt trận nóng bỏng, là lĩnh vực quan trọng nhất của nền tài chính quốc
gia nên việc thực hiện cũng không đơn giản. Bên cạnh sự nổ lực của các cán bộ
ngành thuế phải kể đến sự đồng hành định hướng thực hiện của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng
Việc thực hiện Luật thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng còn vướng nhiều khó
khăn. Đặc biệt trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế khi hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn
thách thức: giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao; lạm phát, lãi suất ngân
hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; hàng hóa sản xuất ra không tiêu
35
thụ được, lượng hàng tồn kho lớn; sức mua giảm Thành phố Đà Nẵng cũng đã có
nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về công nghệ, nguồn nhân lực,
nguồn vốn vay, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường được triển khai thực hiện kịp thời nhưng
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
Bên cạnh những khó khăn nội tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phần lớn tập trung ở Đà Nẵng nên hoạt động chuyển giá để giảm nghĩa vụ về thuế
TNDN là khá lớn (các công ty thường xuyên khai lỗ chiếm khoảng 80% số lượng
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn) gây thất thu cho NSNN.
Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp nằm rải rác tại các quận khiến đối tượng nộp
thuế tại các chi cục thuế các quận ngày càng gia tăng, trong khi tại các Chi cục thuế
của các huyện ngoại thành thì thưa thớt tạo nên sự chênh lệch về tỷ lệ nộp thuế
TNDN giữa các quận huyện, gây khó khăn trong việc thực hiện tuyên truyền các
chính sách về thuế TNDN. Bên cạnh đó cơ sở vật chất yếu kém cùng với chế độ hậu
kiểm là kẻ hở cho các doanh nghiệp chây ỳ, chậm nộp thuế, kéo dài thời gian nộp
thuế, gây thất thu cho NSNN. Các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng không ngừng
gia tăng cả về số lượng và quy mô kèm theo trình độ trốn thuế sửa chữa hóa đơn,
chứng từ ngày càng tinh vi khi số lượng cán bộ thuế có hạn, trình độ kinh nghiệm
quản lý còn non trẻ là một trong những khó khăn và cũng là nguyên nhân dẫn đến
tiêu cực trong trong quá trình áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng.
Để đảm bảo ổn định số thu ngân sách cho Nhà nước mà vẫn tạo điều kiện tối đa cho
sự phát triển của các doanh nghiệp thì những khó khăn này thực sự là thách thức đối
với cơ quan thuế và doanh nghiệp nộp thuế đòi hỏi phải có sự phối kết hợp hài hòa
của Nhà nước trong hoạch định chính sách thuế TNDN, cơ quan thuế trong các biện
pháp tích cực trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế thất thu NSNN và ý thức
chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp nộp thuế.
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
36
2.2.2.1. Về thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp của cả nước:
Với các quy định về chính sách thuế TNDN nêu trên trong thời gian qua đã
góp phần thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng thêm nguồn tài chính,
tăng tích lũy nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm
bảo bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, thể hiện như sau:
- Số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động (tính đến 31/12
hàng năm) qua mỗi năm đều tăng lên: năm 2008 là 286.401 doanh nghiệp; năm
2009 là 348.421 doanh nghiệp; năm 2010 là 423.073 doanh nghiệp; năm 2011 là
440.763 doanh nghiệp, năm 2012 là 461.134 doanh nghiệp.
- Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng, năm 2009, vốn đầu tư
thực hiện đạt 10 tỷ USD; năm 2010 vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10%
so với năm 2009; năm 2011 vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD; năm 2012 vốn đầu
tư thực hiện dự kiến 11 tỷ USD.
Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN. Từ năm 2013 đến năm 2017,
mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng bởi
kinh tế thế giới và có sự điều chỉnh giảm mức động viên thuế suất thuế TNDN từ
25% xuống còn 20% nhưng số thu từ thuế TNDN vẫn đảm bảo tăng trưởng qua các
năm, góp phần bảo đảm số thu cho NSNN, giữ vững khả năng tự lực của NSNN,
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
37
Bảng 2.1. Tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng thu
nội địa
Tổng thu
nội địa trừ
dầu thô
Tổng số
thuế TNDN
Số thuế
TNDN trừ
dầu thô
Thuế
TNDN
trừ dầu
thô/Tổng
thu NS
trừ dầu
thô
Tốc độ
tăng số
thu thuế
TNDN
so với
năm
2008
(%)
2013 322.953,849 233.350,878 103.627,576 56.988,539 24,4
2014 331.655,272 270.734,301 89.188,320 52.190,835 19,3 86,1*
2015 434.526,137 365.347,468 119.900,982 82.297,405 22,5 115,7**
2016 541.083,403 430.878,179 156.376,663 97.025,264 22,5 150,9**
2017 605.475,733 464.915,253 170.523,002 107.462,319 23,1 164,6**
38
Bảng 2.2. Tỷ lệ % số thu thuế TNDN/GDP
(Năm 2013 – Năm 2018)
Năm
GDP
(tỷ đồng)
Số thuế TNDN trừ dầu
thô (tỷ đồng)
Tỷ lệ thuế TNDN
trừ dầu thô/GDP
2013 1.485.038 56.988,539 3,84
2014 1.658.389 52.190,835 3,15
2015 1.980.914 82.297,405 4,15
2016 2.535.008 97.025,264 3,83
2017 2.950.684 107.462,319 3,64
Nguồn: Websibe của Tổng cục Thống kê
Để việc xác định chi phí được thuận lợi và đảm bảo thực hiện thống nhất, tạo
sự chủ động cho doanh nghiệp trong thực hiện khi có các nghiệp vụ kinh tế mới
phát sinh, cần quy định rõ những khoản chi phí không được phép hạch toán vào chi
phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo đó, sẽ đảm bảo nguyên tắc và xu
hướng chung khi xây dựng văn bản pháp luật hiện nay là Nhà nước cần quy định rõ
những điều cấm, mọi chủ thể được thực hiện những điều mà pháp luật không cấm.
Đồng thời để phù hợp với cơ chế tự khai, tự nộp thuế, Luật thuế TNDN hiện hành
đã sửa đổi căn bản về cách xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế, chỉ quy định nguyên tắc các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế và quy định cụ thể các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế (những khoản chi phí không quy định sẽ được công nhận là chi phí hợp lý).
Việc quy định rõ về nguyên tắc xác định chi phí được trừ và quy định cụ thể các
khoản chi không được trừ đã góp phần đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch và
nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong thực thi chính sách.
Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp Tại Đà Nẵng:
Thuế TNDN đã điều tiết được hầu hết các khoản thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh. Số thu thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng tăng trưởng hàng năm và
chiếm tỷ trọng khoảng 11% so với cả nước. Đây là một trong những nguồn thu lớn,
tập trung và ngày càng ổn định cho NSNN địa phương, góp phần bù đắp số giảm
39
thu thuế ở một số sắc thuế thực hiện trên địa bàn. Kể từ khi áp dụng Luật thuế
TNDN hiện hành, tỷ trọng thuế TNDN trên tổng thu thuế trên địa bàn Đà Nẵng luôn
luôn tăng, số thu thuế của thuế TNDN của năm sau luôn luôn cao hơn năm trước.
Hằng năm, số thu ngân sách trên địa bàn Đà Nẵng chiếm tỷ trọng tương đối
lớn trong tổng số thu ngân sách của cả nước. Đặc biệt những năm gần đây, Cục thuế
Đà Nẵng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN, tốc độ tăng trưởng số thu
trung bình vào khoảng 118%. Trong đó, số thu ngân sách đối với thuế TNDN của
thành phố Đà Nẵng qua các năm như sau:
Bảng 2.3. Kết quả thu thuế TNDN trên tổng nguồn thu trên địa bàn Đà Nẵng
ĐVT: triệu đồng
TT Năm
Số tiền thuế nộp
NSNN
Thuế TNDN
Tỷ lệ Thuế TNDN/
tổng thuế
1 2013 8,612,407 2,921,087 33.9
2 2014 9,202,325 3,234,525 35
3 2015 12,240,239 4,048,477 33
4 2016 15,578,888 6,337,187 41
5 2017 20,106,115 9,042,081 45
Nguồn: Cục Thuế Đà Nẵng.
Qua bảng 2.1 cho thấy tình hình nộp thuế doanh Cục thuế Đà Nẵng đã triển
khai các biện pháp đôn đốc doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp kê khai thực hiện kê khai thuế, nộp thuế và rà soát việc kê khai thuế tháng;
thực hiện kiểm tra, rà soát lại doanh thu, mức thuế của các hộ kinh doanh khoán,
tiến hành điều chỉnh thuế và đưa vào quản lý. Kết quả cho thấy số ngân sách thuế
tăng hàng năm và thuế thu nhập daonh nghiệp cũng tăng hằng năm tỷ lệ thuế thuế
thu nhập doanh nghiệp chiếm khá cao năm 2013 là 33,9%. Đến năm 2014 là 35%,
năm 2015 có giảm tỷ lệ xuống còn 33% tuy nhiên năm 2016 và 2017 có sự hồi phục
trở lại và tăng rất mạnh 41% và 45%. Để đạt được kết quả trên một phần là do
những đổi mới trong chính sách thuế, một phần quan trọng không thể thiếu là Cục
Thuế Đà Nẵng đã triển khai kịp thời và tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế
40
TNDN. Kết quả số thu thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng đã từng bước khẳng định
vị trí của mình và liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, với việc tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt để
ngăn chặn lạm phát và đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế - bền vững của Nhà
nước, biến động của lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ... làm tăng chi phí của doanh
nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc tiếp
tục thực hiện chính sách gia hạn nộp thuế của Nhà nước, đặc biệt là triển khai thực
hiện việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với thuế TNDN phải nộp quý 1 của
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
2.2.2.2. Tình hình miễn giảm thuế
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn,
Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp.
Kết quả công tác chống thất thu và nợ đọng thuế của Cục thuế Đà Nẵng không
chỉ thể hiện ở các con số, mà quan trọng hơn là qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, cơ
quan thuế đã nhận diện được các dấu hiệu, hành vi vi phạm, đúc kết thêm được
nhiều kinh nghiệm quản lý để phổ cập, từ đó nâng cao hiệu quả thanh, kiểm tra,
cũng như kỹ năng, năng lực thực thi công vụ cho lực lượng cán bộ làm công tác
quản lý thuế.
Bảng 2.4. Số tiền miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
ĐVT: triệu đồng
TT Năm Số tiền miễn giảm thuế
1 2013 20,815
2 2014 32,357
3 2015 35,412
4 2016 41,428
5 2017 65,059
Nguồn: Cục thuế Đà Nẵng
Để đạt được kết quả trên, Cục thuế đã đề ra các mục tiêu trọng tâm. Trong đó,
chú trọng đôn đốc kê khai, nộp thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, đôn đốc
41
thu hồi nợ đọng thuế nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính
phủ và Chương trình hành động của thành phố Đà Nẵng về những giải pháp chủ yếu
tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Bên
cạnh việc đẩy mạnh quản lý doanh nghiệp nộp thuế, tăng cường kiểm tra, rà soát,
đối chiếu số doanh nghiệp đang hoạt động, ngừng, nghỉcông tác kê khai thuế
cũng liên tục được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.
Như vậy, sau thời gian thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đã tạo được sự thống nhất chính sách quản lý thu thuế và là
bước tiến quan trọng, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng minh bạch; tăng cường
vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuê; tạo môi
trường thuận lợi cho doanh nghiệp nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp
đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN; công tác quản lý thuế đã thay đổi phương
thức quản lý theo cơ chế doanh nghiệp nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật thuế; cơ quan thuế thực
hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần với quản lý theo đối
tượng (tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra,) và hướng
tới quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thông tin về doanh nghiệp nộp thuế.Thiết nghĩ rằng,
bên cạnh các động thái của Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng cũng phải tìm cách khắc
phục những kẽ hở của luật. Theo đó, trong khi chờ đợi có những văn bản pháp luật,
chính sách cụ thể cần đẩy mạnh công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp nghi
ngờ có dấu hiệu gian lận thuế. Song song với thanh tra, cơ quan thuế cũng tăng
cường tuyên truyền để doanh nghiệp nộp thuế hiểu rằng nếu không tuân thủ tự
nguyện nộp thuế đúng quy định doanh nghiệp nộp thuế sẽ bị xử phạt.
2.2.2.3. Về kê khai, kế toán thuế
Cục thuế thành phố Đà Nẵng đã triển khai thực hiện tốt ứng dụng kê khai mã
vạch hai chiều, kê khai qua mạng Internet nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân
lực cho doanh nghiệp nộp thuế và cả cơ quan thuế, đồng thời cũng hạn chế sai lỗi số
học khi kê khai, giúp doanh nghiệp nộp thuế nộp tờ khai đúng thời hạn. Đồng thời
Cục Thuế Đà Nẵng cũng tăng cường công tác đôn đốc nộp tờ khai, kiểm tra, kiểm
42
soát việc kê khai thuế của doanh nghiệp nộp thuế, phát hiện ngay các trường hợp kê
khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp
chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Cục Thuế cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý phạt
vi phạm hành chính trong kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế theo quy định của
Luật quản lý thuế. Do vậy trong thời gian qua, đại đa số doanh nghiệp nộp thuế
chấp hành tốt việc kê khai, nộp thuế kịp thời, sát số phát sinh, tỷ lệ doanh nghiệp
nộp thuế đã nộp tờ khai đúng hạn trên số doanh nghiệp nộp thuế phải nộp tờ khai
đạt trên 94% số tờ khai sai lỗi số học, số doanh nghiệp nộp thuế nộp chậm (hoặc
không nộp tờ khai) ngày càng giảm.
Bảng 2.5. Số lượng doanh nghiệp kê khai thuế tại Đà Nẵng
Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng DN đăng ký thuế 15,100 16,025 18,105 22,178 19,236
Sô lượng DN kê khai thuế 14,500 15,301 17,559 19,766 18,792
DNNN 236 215 202 202 66
DN đầu tư nước ngoài 357 390 544 588 354
DN NQD + Các tổ chức khác 13,907 14,696 15,768 18,976 18,372
Nguồn: Cục thuế Đà Nẵng
Qua số liệu thống kê trên cho thấy kết quả của việc thực hiện tốt công tác quản
lý, kiểm tra, kiểm soát kê khai thuế, nộp thuế của cơ quan thuế và công tác hạch
toán kế toán thuế TNDN của doanh nghiệp nộp thuế đã được chú trọng đã tác động
tích cực đến số thu thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng. Điều đó chứng tỏ với quy
định của Luật thuế TNDN hiện hành, việc tính đúng số thuế TNDN trên nguyên tắc
phải có hóa đơn chứng từ đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp, người kinh
doanh phải chú trọng tổ chức thực hiện tốt hơn công tác hạch toán kế toán.
2.2.2.4. Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế
Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp nộp thuế và cơ quan thu
thuế, Cục thuế Đà Nẵng đã triển khai xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin để
từng bước hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế, cung cấp dịch vụ thuế điện tử cho doanh
nghiệp nộp thuế. Cục Thuế Đà Nẵng đã xúc tiến công tác xã hội hóa hoạt động hỗ
43
trợ doanh nghiệp nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN. Cục Thuế Đà Nẵng
thực hiện tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế ở tất cả
các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực, dưới nhiều hình thức nhằm tháo gỡ kịp thời
mọi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nộp thuế, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN.Cụ thể:
- Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền tại địa bàn Đà Nẵng đã bước đầu đáp ứng được mục
tiêu, yêu cầu đề ra, đã chuyển tải kịp thời nội dung cơ bản của chính sách thuế đến
doanh nghiệp nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp thuế, trách nhiệm
của cơ quan thuế, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết về chính sách thuế của doanh
nghiệp nộp thuế.... Nội dung tuyên truyền tương đối đa dạng, bao gồm pháp luật
thuế TNDN, pháp luật quản lý thuế (nhất là các chính sác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_can_cu_tinh_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_theo_phap_lu.pdf