Luận văn Căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

MỞ ĐẦU. 5

1. Lý do chọn đề tài.5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .6

3. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu.8

4. Phương pháp nghiên cứu.8

5. Đóng góp của đề tài .8

6. Bố cục của luận văn .9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975 ) . 10

1.1. Cơ sở lý luận.10

1.2. Cơ sở thực tiễn .11

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh

Sóc Trăng.14

1.3.1. Điều kiện tự nhiên – Địa lý .14

1.3.2. Về Kinh tế - xã hội .16

1.3.3. Truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh Sóc Trăng .20

1.4. Chủ trương xây dựng căn cứ của Đảng, Khu ủy và Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng.22

CHƯƠNG 2 - QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CĂN CỨ TỈNH ỦY

SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 –1975). 25

2.1. Giai đoạn 1954 – 1967.25

2.1.1. Xây dựng căn cứ địa.25

2.1.2. Hoạt động bảo vệ căn cứ .36

2.2. Giai đoạn 1967 – 1975.50

2.2.1. Xây dựng căn cứ địa.50

2.2.2. Hoạt động bảo vệ căn cứ .56

CHƯƠNG 3 - ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY

DỰNG CĂN CỨ TỈNH ỦY SÓC TRĂNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975). 704

3.1. Đặc điểm của căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.70

3.1.1. Vị trí ở thế áp sát Cần Thơ, thủ phủ của địch ở khu vực đồng bằng sông cửu long71

3.1.2. Là nơi có cơ sở chính trị vững mạnh, thế trận lòng dân được phát huy cao độ.72

3.1.3. Là căn cứ chỉ huy và chiến đấu có qui mô lớn và hoàn chỉnh ở khu vực đồng

bằng sông cửu long.73

3.2. Vai trò của căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1954 – 1975).74

3.2.1. Là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, nơi xây dựng, củng

cố và phát triển lực lượng cách mạng .75

3.2.2. Là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch trong

các chiến lược chiến tranh.76

3.2.3. Đảm bảo vai trò hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến.77

3.3. Kinh nghiệm xây dựng căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ

cứu nước .78

3.3.1. Căn cứ cách mạng an toàn là điều kiện quan trọng đưa sự lãnh đạo cách mạng của

Đảng đến thắng lợi. .79

3.3.2. Xây dựng căn cứ cách mạng trên cơ sở đoàn kết dân tộc trong khối đại đoàn kết

toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước của đồng bào tại địa phương .80

3.3.3. Xây dựng Đảng bộ vững mạnh, lực lượng quân sự vững mạnh là nhân tố cơ bản

quyết định sự tồn tại và phát triển căn cứ cách mạng .81

KẾT LUẬN . 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89

PHỤ LỤC . 92

pdf100 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn nhỏ vào khu căn cứ, cho bắn pháo, dùng trực thăng soi đèn bắn phá hàng đêm, chúng dùng máy bay B57 bỏ bom liên tục, gây nhiều thiệt hại cho quân dân ta. Cùng với hoạt động quân sự, địch tăng cường hoạt động tình báo gián điệp, dùng mọi thủ đoạn thâm nhập vào vùng căn cứ, chui vào vùng nội bộ để nắm tình hình, thu lượm tinh tức, tung tin thất thiệt gây chia rẽ cho quân sự và càn quét, đánh phá Với những thủ đoạn chống phá cách mạng và đánh phá căn cứ tỉnh ủy, đế quốc Mỹ và tay sau đặt quyết tâm rất lớn nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của ta tại căn cứ Mỹ Xuyên, lúc này Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng kiên cường hơn lúc nào hết, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ thành quả cách mạng đã đạt được, bảo vệ căn cứ tỉnh ủy được an toàn. 2.1.2.2. Tổ chức bố phòng, chiến đấu bảo vệ căn cứ Tỉnh ủy Trước yêu cầu bức xúc của cách mạng miền Nam, tháng 1-1959 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết 15 khẳng định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Căn cứ tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền cách mạng của nhân dân” [31, tr. 144]. Nghị quyết 15 đã đáp ứng được yêu cầu của cách mạng ở miền Nam, đáp ứng sự mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tháng 11-1959, Hội nghị Xứ ủy Nam bộ nghiên cứu và quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, Hội nghị đề ra nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ miền Nam là: “Giữ vững và đẩy mạnh phong trào quần chúng, lấy đấu tranh chính trị của quần chúng làm chính, đồng thời kết hợp với lực lượng vũ trang tuyên truyền để chống chính sách khủng bố tàn bạo, ngăn chặn và đẩy lùi từng bước mọi kế hoạch của địch, đẩy địch vào thế bị động. Cần kết hợp các hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp, giữ thế hợp pháp cho phong trào quần chúng” [32, tr. 146] . Từ ngày 28-1-1960 đến ngày 10-02-1960, tại xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng họp tiếp thu Nghị quyết của Xứ ủy Nam bộ do đồng chí Trần Văn Bỉnh (Bảy Thạng) đại diện Liên Tỉnh ủy trực tiếp phổ biển. Tỉnh ủy Sóc Trăng quyết tâm biến nội dung, tinh thần Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Xứ ủy, thành hành động cách mạng của nhân dân trong tỉnh, quyết tâm nổi dậy phá kềm giành quyền làm chủ ở nông thôn. Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ: “Dùng bạo lực chính trị của quần chúng kết hợp 42 với vũ trang nổi dậy khởi nghĩa đồng loạt. Phát huy công tác binh vận, sử dụng cơ sở trong lòng địch kết hợp với lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang để tiến công địch. Tập trung đánh vào bộ máy kềm kẹp của địch ở nông thôn để giành quyền làm chủ” [2, tr. 65] Do tình hình cụ thể giữa ta và địch, Tỉnh ủy chỉ đạo quá trình nổi dậy của quần chúng chia làm các bước: − Bước 1: Tổ chức học tập trong Đảng bộ để thống nhất Nghị quyết, chủ trương và kế hoạch, đồng thời phát động ra quần chúng. − Bước 2: Tạo thế, tạo lực, nhanh chóng xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, binh vận thành lập các đội vũ trang huyện, xã để phối hợp với phong trào chính trị tiến công địch, sử dụng cơ sở trong lòng địch diệt ác ôn, gỡ đồn bốt. Cần phát huy thế mạnh thuận lợi trong tuần khu vực, từng địa phương để tiến công giành thắng lợi. − Bước 3: Đồng loạt nổi dậy tiến công địch diệt ác, mở mảng giành quyền làm chủ ở nông thôn. Đánh bại các đợt càn quét của địch ở các khu vực hành lang, bảo vệ khu vực căn cứ Tỉnh ủy. Đối với lực lượng vũ trang phải nhanh chóng xây dựng lực lượng ở xã, huyện để làm nòng cốt cho cuộc nổi dậy, tổ chức vữ trang tuyên truyền, vũ trnag diệt ác, trấn áp bọn phản cách mạng. Đối với lực lượng vũ trang tỉnh, Tỉnh ủy chỉ đạo cho hoạt động công khai, phối hợp với địa phương đánh địch, diệt ác, phá kềm, lấy vũ khí địch trang bị cho ta. Về địa bàn hoạt động, trước mắt lấy huyện Hồng Dân làm điểm chuyển lên giành quyền làm chủ để rút kinh nghiệm. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ đã nêu, Tỉnh ủy quyết định phát động cuộc khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Chỉ trong 4 ngày ra quân (từ ngày 10 đến ngày 13-2-1960) ta đã giành thắng lợi, diệt ác phá kềm, tiêu diệt sinh lực địch ở xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai (ngày 10 và ngày 13- 2-1960) và xã Vĩnh Hưng huyện Vĩnh Lợi (ngày 12-2-1960), cổ vũ mạnh mẽ tinh thần nhân dân nổi dậy đánh địch. Ở huyện Châu Thành, ngày 14-2-1960 lực lượng quần chúng xã Mỹ Phước có vũ trang hỗ trợ, kết hợp với nội tuyến nổi dậy lấy đồn Trần An, tên cảnh sát trưởng và tên trưởng đồn dân vệ đền tội. Ta thu được 14 súng, số binh lính được giáo dục, phóng thích. Địch dựng lại đồn, ta lại phá. Lực lượng quần chúng ấp Trần An cùng với lực lượng xã Mỹ Phước nổi dậy diệt tề, phá bộ máy kềm kẹp, giải tán thanh niên cộng hòa và các tổ chức phản động. Tên chủ tịch hội đồng hương chính gian ác bị tiêu diệt, đồn Trần An 43 bị bức rút, nhân dân xông lên san bằng đồn. Tại ấp Giồng Cát, xã Phú Tâm ta tiêu diệt 2 tên ác ôn (1 tên trưởng ấp, 1 tên tình báo đột lốt giáo viên) giải tán thanh niên cộng hòa. Cũng tại xã Phú Tâm lực lượng vũ trang huyện cùng du kích xã phục kích đánh tiêu diệt 1 tiểu đội dân vệ thu 1 súng Tomsom, 2 súng trường. Ở huyện Kế Sách, tại xã Xuân Hòa, đội bảo vệ của Liên tỉnh ủy miền Tây phối hợp với lực lượng vũ trang xã cải trang dùng tàu dò đột nhập đồn Cái Côn kết hợp nội tuyến tiêu diệt tên trưởng đồn, bắt 3 tên lính, số còn lại bỏ súng tháo chạy. Ta thu toàn bộ vũ khí, có một súng trung liên. Tại xã Ba Trinh, nhân dân được lực lượng vũ trang hỗ trợ đã nổi dậy tiến công bọn tề xã, các tên ác ôn phải đền tội. Tiếp theo, nhân dân 2 xã Ba Trinh, Thới An Hội vùng lên tiến công bao vậy đồn Bến Đổi và đồn Cầu Lộ. Binh lính 2 đồn hốt hoảng hốt rút chạy, nhân dân xông lên san bằng 2 đồn. Những chiến thắng trên đã tạo ra một vùng đệm an toàn cho khu vực căn cứ tỉnh ủy ở phía Nam và phía Đông, vốn là nơi đóng giữ của các chi khu Cái Nước, Chà Là, nơi tập trung hỏa lực mạnh của địch, nhờ đó mà vùng căn cứ được mở rộng, an toàn và là bàn đạp quan trọng để tổ chức các cuộc khởi nghĩa tiếp theo trên toàn địa bàn tỉnh. Cuối tháng 4-1960, Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tại huyện Vĩnh Châu để sơ kết đợt học tập Nghị quyết 15, đánh giá tình hình chuyển biến ở một số địa phương và hoạt động của các lực lượng vũ trang trong tỉnh; đồng thời chỉ đạo việc mở rộng diện tiến công đều, nhanh chóng tạo thế và lực, phát triển lực lượng cách mạng, tích cực chuẩn bị cho bước hai. Thường vụ nhất trí cho đơn vị Đinh Tiên Hoàng mang tên là đơn vị Phú Lợi. Tỉnh ủy quyết định điều một bộ phận của đơn vị Phú Lợi qua huyện Long Phú làm nòng cốt để bước đầu xây dựng một trung đội địa phương quân huyện và quyết định thành lập trung đội thứ ai của tỉnh hoạt động trên tuyến ven biển Giá Rai; đồng thời chỉ đạo tiến hành vũ trang tuyên truyền ở thị trấn Vĩnh Châu để phát huy thanh thế của cách mạng ở vùng đồng bào Khmer, đưa phong trào cách mạng của đồng bào Khmer tiến lên một bước. Ở khu vực huyện Châu Thành, sau khi mở rộng vùng căn cứ tỉnh ủy và tạo một hành lang an toàn thì vào ngày 5-6-1960, lực lượng vũ trang tỉnh kết hợp với đội vũ trang xã Mỹ Tú rải truyền đơn ở ấp Mỹ Thuận, đồng thời tổ chức đánh diệt 3 tên, làm bị thương 2 tên, thu 5 súng. Ngày 19-5-1960 nhiều xã trong huyện tổ chức mít tinh kỷ niệm sinh nhật Hồ Chủ tịch kính yêu, khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm” được truyền đi nhiều nơi. Trống mõ nổi lên khắp nơi, nhân dân kéo nhau đi truy bắt bon phản cách mạng. Xã Long Hưng, lực lượng xã kết hợp với nội tuyến tiến công đồn Búng Tàu, bọn ác ôn trong đồn bị diệt, ta 44 thu toàn bộ vũ khí. Hội đồng hương chính xã bị lực lượng ta truy lùng, các tổ chức phản động bị giải tán. Tiếp theo, ngày 14 – 09 – 1960, thực hiện sự chỉ đạo chung của Xứ ủy đối với toàn Nam bộ, được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên tỉnh ủy, nhân dân trong tỉnh lại bừng bừng khí thế đồng loạt nổi dậy tiến công địch. Tiếng trống, mõ vang dội khắp nơi. Nhân dân ở các vùng vừa được giải phóng đã xông ra vùng yếu, vùng kềm góp sức tiến công địch, truy lung trấn áp bọn phản cách mạng. Nhiều đồn bốt của địch bị ta vây chặt. Các trục lộ giao thông quan trọng bị ta phá hoại, cắt đứt nhiều đoạn như lộ giao thông 16 Ngã Năm – Phú Lộc, lộ 38 Vĩnh Châu – Bạc Liêu, lộ Bố Thảo – Xẻo Gừa – Mỹ Tú. Nhiều binh sĩ bị phân hóa hoang mang dao động, có một số bỏ súng trốn chạy, đồn Bến Bạ bị bức hàng, ta bắt 14 tù binh, giải phóng xã 3 giờ chiều ngày 15-9-1960. Đồn Bến Bạ vốn là căn cứ quân sự địa phương án ngữ lộ 16 huyết mạch, việc đánh bại đồn này đã tạo ra một thế đứng vững chắc cho căn cứ Tỉnh ủy, mạch liên lạc, giao thông, hậu cần của căn cứ được giữ vững. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, bước sang năm 1962 đế quốc Mỹ chính thức thi hành kế hoạch Stalây – Taylo đẩy mạnh mọi hoạt động thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, quân ngụy liên tục mở những cuộc hành quân càn quét lớn, càn đi quét lại khắp các vùng ở miền Nam để tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng. Về quân sự chúng bắt đầu thực hiện các chiến thuật “Tân kỳ”, “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”, “Bủa lưới phóng lao” bằng các phương tiện chiến tranh tối tân để đánh phá cách mạng. Đồng thời Mỹ - ngụy thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” để bình định miền Nam. Để thực hiện “quốc sách ấp chiến lược”, Mỹ - ngụy đã thành lập hệ thống chỉ huy từ Trung ương đến tận cơ sở, huy động mọi lực lượng tiến hành bao gồn các sư đoàn chủ lực, lực lượng bảo an, dân vệ, cảnh sát, thanh niên chiến đấu v.v chúng mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm đánh vào khu căn cứ và vùng nông thôn, tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, mở đường cho các hoạt động tát dân, gom dân lập ấp chiến lược. Ở Sóc Trăng với đặc thù của tỉnh, bọn địch tập trung lập ấp chiến lược ở những vùng mà chúng cho là xung yếu như trục lộ giao thông (thủy, bộ), vùng ven thị xã, thị trấn, vùng đông đồng bào Khmer, vùng ven biển hai huyện Long Phu, Vĩnh Châu. Đặc biệt ở vùng Thiên Chúa giáo, chúng lập ấp chiến lược theo từng họ đạo, theo khu vực nhà thờ, chúng lấy nhà thờ làm nơi ăn chốn ở. Khi có tiến công vào áp chiến lược phải vượt qua nhà thờ, nếu ta có thiếu sót hoặc sơ hở thì chúng tạo cớ để xuyên tạc. Mặt khác bọn chúng âm mưu 45 mua chuộc dụ dỗ linh mục và giáo dân để chống, phá cách mạng, do đó ta gặp nhiều khó khăn. Đầu tháng 3-1962, Mỹ - Diệm đưa không đoàn 42 đến đóng tại sân bay Sóc Trăng đảm nhiệm dân vận, cơ động lực lượng để càn quét, đánh phá phong trào cách mạng ở miền Tây Nam Bộ, đồng thời để đánh phá vùng căn cứ. Địch tăng cường cho Sóc Trăng một số phương tiện chiến tranh (như tàu chiến, xe cơ giới, pháo 105 ly) và hàng trăm cố vấn Mỹ, chuyên viên kỹ thuật phục vụ cho đánh phá, gom dân lập ấp chiến lược. Trước tình hình đó đã đe dọa rất lớn đến sự an toàn của khu vực căn cứ tỉnh ủy Sóc Trang trên địa bàn xã Gia Hòa - huyện Mỹ Xuyên. Tháng 9-1962 theo sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, quân dân ta phải bằng mọi cách đánh đồn Cầu Trâu để mở đường giao thông liên lạc bằng đường thủy từ phía Tây qua phía Đông của huyện nối liền với huyện Mỹ Xuyên vào khu căn cứ tỉnh ủy. Vì địch mới xây dựng thêm đường cầu Trâu cắt đường giao thông thủy của huyện và tỉnh tạo thế hành quân vào khu căn cứ cách mạng. Sau một thời gian nghiên cứu, địa phương quân huyện Thạnh Trị ra quyết tâm đánh tiêu diệt đồn này. Đồn Cầu Trâu do 20 tên dân vệ đóng giữ. Sau một giờ chiến đấu ta chiếm toàn bộ 3 góc đồn, nhưng còn cao điểm chuồng cu một số tên còn chốt giữ, dùng lựu đạn chống trả làm cho lực lượng ta bị thương vong. Với quyết tâm của đơn vị tiêu diệt bằng được chuồng cu để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí Mai Thanh Thế dù bị thương (cánh tay bị gãy), xin tình nguyện ôm mìn xông vào đánh cao điểm này. Để khỏi vướng bận, đồng chí dùng lưỡi lê cắt bỏ cánh tay gãy, ôm mìn xông vào đánh điểm. Mìn nổ, đồng chí bị văng ra xa bất tỉnh. Chuồng cu vẫn không hạ được, hết mìn, không còn khả năng khắc phục, đơn vị đành phải rút ra. Dù bị thương, cánh tay đứt đoạn, máu ra nhiều, trên đường về đồng chí vẫn bình thản; trước khi trút hơi thở cuối cùng đồng chí còn hô khẩu hiêu: “Bác Hồ muôn năm!”. Với hành động anh hùng và cả quá trình tham gia đánh giặc, lập nhiều chiến công, đồng chí Mai Thanh Thế được nhà nước ta xét phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Hòa trong khí thế đấu tranh chung của toàn miền, đặc biệt là chiến thắng Ấp Bắc (1- 1963) đã đánh dấu sự thất bại của địch về chiến thuật “Trực Thăng Vận”, “Thiết Xa Vận” và mở ra một cao trào tiêu diệt sinh lực địch, bắn máy bay, đánh thiết giáp và phá ấp chiến lược, phong trào cách mạng tỉnh nhà càng thêm sôi nổi. Sau khi được thành lập, tháng 2-1963 đại đội 74 (đại đội cơ động thứ 2 của tỉnh) cùng với du kích xã Gia Hòa chống lại tiểu đoàn chủ lực địch càn quét vào khu căn cứ tỉnh 46 ủy tại các ấp Long Hòa, Trung Hòa, Tam Hòa, làm hàng trăm tên địch chết và bị thương, một tàu sắt, một máy bay bị bắn cháy. Tiếp theo (ngày 5-3-1963) đại đội Phú Lợi cùng địa phương quân huyện Mỹ Xuyên chặn đánh tiểu đoàn chủ lực địch càn quét vào xóm Cây Gừa xã Hòa Tú, bị quân ta phản công quyết liệt, bọn địch phải rút chạy, nhiều tên bị chết và bị thương. Tháng 9-1963 đại 602 phối hợp với biệt động thị xã Sóc Trăng dùng cối 82 tập kích bất ngờ vào sân bay Sóc Trăng, phá hủy và làm hư nhiều máy bay các loại, tiêu diệt và làm bị thương giặc lái và chuyên viên kỹ thuật (trong đó có cố vấn Mỹ). Các chiến thắng của lực lượng vũ trang đã làm nức lòng nhân dân trong tỉnh, đây là sự đọ sức ban đầu và là đòn giáng trả lực lượng quân sự Mỹ, lực lượng không vận “Tân kỳ” của Mỹ - ngụy. Những chiến thắng đó đã góp phần làm phân tán lực lượng địch, giữ vững và bảo vệ vững chắc đầu não căn cứ cách mạng của tỉnh Sóc Trăng. Ở vùng căn cứ tỉnh ủy chưa đầy nửa năm 1964 đến đầu năm 1965, đã có đến hơn 100 lần máy bay ném bom, hơn 200 lần bắn pháo, 15 lần rải chất độc hóa học, gây nhiều khó khăn cho các căn cứ của ta, làm thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng của nhân dân. Với thủ đoạn trên, địch có đạt được kết quả nhất định, vùng nông thôn giải phóng có nơi không còn dân, nhân dân tạm thời ra đô thị, vùng kềm để tránh bom đạn và sự khủng bố của địch, nhưng ở nhiều khu vực giải phóng và đặc biệt là khu căn cứ tỉnh ủy vẫn trụ vững, đa số nhân dân vẫn bám trụ cùng với du kích chiến đấu bảo vệ khu căn cứ, bảo vệ xóm làng. Lòng căm thù bọn Mỹ-ngụy của nhân dân ta càng lên cao độ. Bước vào chiến dịch Đông Xuân 1964 -1965, cuối tháng 12-1964 tại trọng điểm huyện Châu Thành, tiểu đoàn Phú Lợi kết hợp với địa phương quân huyện tập trung đánh phá tuyến ấp chiến lược Tà Ông – Tam Sóc. Ngày 5-1-1965, một bộ phận C603 kết hợp với quân địa phương huyện tiêu diệt đồn Tam Sóc, diệt tề, truy lung ác ôn, giải tán thanh niên chiến đấu. Ngày hôm sau, 6-1-1965, tiểu khu Ba Xuyên cho tiểu đoàn bảo an đến cứu viện; đông thời cho pháo 105 ly từ Bố Thảo bắn giải tỏa 2 bên lộ. Tiểu đoàn Phú Lợi và địa phương quân huyện Châu Thành đã phát huy thắng lợi, kiên quyết chặn đánh địch, chia cắt và tiêu diệt chúng. Quân địch hoảng hốt, bỏ xe, vứt đạn để vượt sông tẩu thoát, nhưng chúng đã bị quân ta bắt sống toàn bộ. Sau đó địch cho máy bay và pháo 105 ly bắn liên tiếp vào trận địa. ta tổ chức băn máy bay và chuẩn bị đánh binh cứu viện. Đến 14 giờ, 24 máy bay trực thăng đổ tiểu đoàn biệt động quân số 42 đến can viện, nhưng chúng ở cách xa 47 quân ta 2 km và không dám tiến quân vào. Đến tối quân ta mới rút đi. Trận này ta tiêu diệt và bắt sống gọn tiểu đoàn bảo an, tên quận trưởng Mỹ Tú cũng bị bắt. Ta tiêu diệt đồn dân vệ, phá rã 3 ấp chiến lược, giải tán trên 100 thanh niên chiến đấu và bộ máy kềm kẹp, đốt cháy 4 xe quân sự (có 12 xe bọc thép), thu trên 100 khẩu súng và nhiều đạn được. Chiến thắng Tam Sóc làm rúng động bọn địch ở Ba Xuyên, làm nức lòng quân dân ta trong tỉnh. Trận đánh này có tính quết định làm cho địch hoảng sợ, góp phần đi đến kết thúc “Chiến tranh đặc biệt” của địch tại địa phương. Chiến thắng Tam Sóc còn góp phần giải tỏa khu vực hành lang phía Bắc của căn cứ Tỉnh ủy, nhờ đó mà đầu não của ta ở Sóc Trăng được giữ vững và từ đó phát động cuộc chiến tranh nhân dân trên toàn tỉnh, tiến lên đánh bại hoàn toàn kẻ thù trong chiến tranh đặc biệt. Phát huy chiến thắng, quân dân ta lại tổ chức đánh địch ở khắp nơi. Trên tuyến lộ Trà Ôn – Lai Hòa (Vĩnh Châu) phía tây nam căn cứ Tỉnh ủy, tiểu đoàn Phú Lợi cùng với trung đoàn I (Quân khu IX) chặn đánh đoàn xe quân sự địch (chở quân trung đoàn 32 sư đoàn 21 ngụy từ Bạc Liêu). Trước sự tiến công mạnh mẽ của quân ta, bọn địch không dám chống trả, chúng tháo chạy bỏ cả xe và máy thông tin. Trận đánh của ta đã làm cho địch hoang mang, đồng thời tạo thuận lợi cho phong trào quần chúng và lực lượng vũ trang địa phương chống, phá ấp chiến lược. Cùng thời gian này, ở tuyến lộ Đại Ngãi – Trường Khánh (Long Phú), trung đoàn II (Quân khu) kết hợp với du kích xã Hậu Thạnh, Đại Ngãi tiến công tiêu diệt đồn số 5. Ngày hôm sau, địch cho hai đoàn xe lội nước và dùng máy bay đổ quân trung đoàn 33 sư đoàn 21, tổ chức đánh vào lực lượng ta. Quân ta chiến đấu quyết liệt với địch. Bọn địch cho hàng chục đợt máy bay oanh kích vá pháo 105ly bắn phá; đồng thời đổ thêm quân (trung đoàn 32, sư đoàn 21) quyết bao vây, tiêu diệt lực lượng ta. Trung đoàn II và du kích xã Hậu Thành, Đại Ngãi đã kiên cường chiến đấu suốt một ngày, đánh bật nhiều cuộc tiến công của địch. Đến tối quân ta rút khổi trận địa. Ta đã tiêu diệt và làm bị thương gần 300 tên địch, bắn rơi và hư 6 máy bay, bắn cháy 3 xe M113. Bên ta cũng có bị thương vong. Ở các nơi khác như Thạnh Thới An (Mỹ Xuyên), Phó Sinh (Hồng Dân), tuyến sân bay (thị xã Bạc Liêu) v.v bọn địch đều bị ta liên tiếp tiến công tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và thu nhiều vũ khí. Chúng buộc phải rút lui phần lớn lực lượng về thị xã Sóc Trăng, ra khỏi khu vực căn cứ Tỉnh ủy và đưa các phương tiện chiến đấu hiện đại về Cần Thơ sửa chữa. Từ ngày 15 đến 24-11-1965 và đầu tháng 12-1965 với 5 ngày liền tại khu vục căn cứ tỉnh ủy trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên, ở hai xã Gia hòa và Hòa Tú, dân quân du kích địa 48 phương quân huyện cùng tiêu đoàn Phú Lợi đã đánh gãy 2 cuộc càn quét lớn, dài ngày của sư đoàn 21 vào khu căn cứ tỉnh ủy. Mỗi cuộc càn quét, địch sử dụng từ 1000 đến 1.500 quân, nhiều xe bọc thép kết hợp với máy bay và tàu chiến. Địch bị các lực lượng của ta đánh đau, gây thiệt hại nặng. Nhiều tên địch bị loại khỏi vong chiến đấu, 12 tàu sắt bị đánh chìm, bắn cháy, 6 xe M113 bị tan xác và hư hỏng, 15 trực thăng bị bắn rơi. Chiến thắng vang dội này làm cho quân và dân ta rất phấn khởi và làm kẻ thù rất lo ngại. Khu căn cứ tỉnh ủy an toàn trước đợt càn quét lớn này của kẻ thù. Tháng 11-1967, địch tổ chức một trận càn quét lớn vào căn cứ Tỉnh ủy tại ấp Thạnh Hòa, xã Gia Hòa, huyện Mỹ Xuyên. Một bộ phận hỏa lực mạnh của Đội phòng thủ Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Văn Đạt (Tám Đạt) trực tiếp chỉ huy, cùng với dân quân du kích xã Gia Hòa đã dũng cảm chiến đấu, kéo địch về ấp Tân Hòa nơi đơn vị phòng ngự để tiêu hao địch, bảo vệ an toàn cho hơn 50 đại biểu của Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng. Sau khi xem xét tình hình chính trị, quân sự của ta và địch trong nước và trên thế giới, tháng 12-1967 Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa. Sau đó Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1-1968) nhất trí với Bộ Chính trị và nhận định “Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến luợc” [31, tr. 763]. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định” [31, tr. 764]. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó, “nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở cả 2 miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên buớc phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa dể giành thắng lợi quyết định” [31, tr. 764] Theo sự chỉ đạo của Khu ủy, trung tuần tháng 1-1968 Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Sóc Trăng họp tại Cái Cuôi, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, nhằm đánh giá tình hình năm 1967 đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 1968. Ngày 28-1-1968 (ngày 29 tháng chạp) Tỉnh ủy được đồng chí Phan Công Cương (Chín Lân) Khu ủy viên, thay mặt Khu ủy truyền đạt ngày giờ tổng công kích - tổng khởi nghĩa toàn miền Nam. Tình hình khẩn trương nên không kịp triệu tập tất cả các đồng chí trong Ban Thương vụ Tỉnh ủy, chỉ triệu tập các đồng chí ở gần điểm họp. Cuộc họp tại căn cứ Tỉnh ủy huyện Mỹ Xuyên, có các đồng chí: 49 Nguyễn Văn Hơn (Hai Tân), Lưu Khánh Đức (Ba Dân), Lê Đại (Năm Quân), Lê Phước Thọ (Sáu Hậu). Sau Hội nghị ở Căn cứ tỉnh ủy Mỹ Xuyên, Thường trực Tỉnh ủy quyết định dời căn cứ Tỉnh ủy từ Gia Hòa (huyện Mỹ Xuyên) về Rừng Tràm Mỹ Phước (huyện Châu Thành). Đơn vị phòng thủ được Tỉnh ủy chỉ thị cùng với Ban căn cứ Tỉnh ủy tổ chức việc di dời cơ quan, đồng thời bổ sung quân số, củng cố đơn vị phòng thủ thành một đại đội. Đại đội được mang tên là B68. Trong lúc các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện bắt dầu hành quân về điểm tập kết để tiến công vào 2 thị xã, thi đơn vị B68 tổ chức đưa các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy và tất cả các bộ phận trực thuộc Tỉnh ủy về Rừng Tràm. Sau đó đơn vị nhận được lệnh tổng tiến công với nhiệm vụ Tỉnh ủy giao: Tổ chức một trung đội chiến đấu, tham gia cùng các lực lượng vũ trang đánh chiếm thị xã Sóc Trăng và phối hợp với du kích địa phương gỡ đồn bốt ở tuyến ven thị xã. Số cán bộ chiến sĩ còn lại chia thành 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất bảo vệ các đồng chí trong Ban chỉ huy tổng công kích - tổng khởi nghĩa. Bộ phận thứ hai có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, bảo vệ cơ quan, Thường trực Tỉnh ủy. Đồng thời phân công một tổ liên lạc hỏa tốc giữa Thuờng trực Tỉnh ủy với hai Ban chỉ huy ở 2 thị xã Sóc Trăng, Bạc Liêu. Như vậy qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng vẫn kiên cường trụ vững, cùng với nhân dân Sóc Trăng và nhân dân miền Nam chống lại mọi âm mưu của đế quốc Mỹ. Thế và lực của ta mạnh lên, lực lượng chính trị, vũ trang phát triển toàn diện về số lượng và chất lượng. Thế của địch yếu dần, chúng phải co cụm, phòng thủ đối phó. Thắng lợi của quân dân Sóc Trăng trong công cuộc bảo vệ vùng căn cứ Tỉnh ủy đã góp phần làm phá sản các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, tạo điều kiện giành nhiều thắng lợi lớn mới ở địa phương trong giai đoạn tiếp sau. Do sự thay đổi trên chiến trường và ứng phó trước tình hình mới, căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng từ Mỹ Xuyên được dời về Mỹ Phước, từ đây căn cứ Mỹ Phước đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 50 2.2. Giai đoạn 1967 – 1975 2.2.1. Xây dựng căn cứ địa 2.2.1.1. Về chính trị Sau Hội nghị ở Căn cứ tỉnh ủy Mỹ Xuyên vào cuối năm 1967, Thường trực Tỉnh ủy quyết định đời căn cứ Tỉnh ủy từ Gia Hòa (huyện Mỹ Xuyên) về Rừng Tràm Mỹ Phước – xã Mỹ Phước (huyện Châu Thành). Từ nay mọi hoạt động của cơ quan đầu não kháng chiến của Tỉnh được dời về khu vực rừng Tràm Mỹ Phước – xã Mỹ Phước. Để lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam vượt qua thử thách, ngày 1-1-1969, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hổ Chí Minh gủi Thư kêu gọi nhân dân cả nước ra sức chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Tại căn cứ Tỉnh ủy Mỹ Phước, Tỉnh ủy tổ chức học tập Thư chúc xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị quyết Bộ Chính trị, Nghị quyết 8 của Trung ương Cục nhằm nâng cao nhận thức về tình hình nhiệm vụ năm 1969, khắc phục khó khăn, yếu kém về tư tưởng, củng cố tổ chức, bố trí cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ cấp bách là: bám dân, bám địa bàn vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng căn cứ tỉnh ủy, tiếp tục đánh địch, phát động phong trào quần chúng vươn lên. Sau Mậu Thân 1968, tư tưởng của đảng viên và quần chúng có diễn biến, băn khoăn, lo lắng đối với phong trào. Thêm khó khăn nữa là vào cuối năm 1968, đầu năm 1969, hầu hết cán bộ Khu ủy tăng cường cho Tỉnh ủy trong các đợt tổng công kích tổng khởi nghĩa đựợc rút về và điều động 4 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy (trong đó có đồng chí Hai Tân – Bí thư Tỉnh ủy) về khu. Khu ủy đồng thời chỉ định đồng chí Lê Văn Mỹ (Năm A) Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy. Tuy cấp trên rút nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo trong Thường vụ Tỉnh ủy nhưng Tỉnh ủy cùng các cơ quan ban, ngành cấp trong khu căn cứ Tỉnh ủy vẫn bám sát địa bàn chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên. Trước những yêu cầu cấp thiết của giai đoạn mới, tháng 6-1969 Đại hội đại biểu Quốc dân miền Nam họp và thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là một sự kiện c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_02_2990795741_7675_1871515.pdf
Tài liệu liên quan