MỤC LỤC
3 8 TMỤC LỤC3 8 T. 3
3 8 TLỜI CAM ĐOAN3 8 T . 6
3 8 TDẪN LUẬN3 8 T. 7
3 8 T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:3 8 T .7
3 8 T1.1.Lý do chọn đề tài.3 8 T .7
3 8 T1.1.1.Lý do thực tiên:3 8 T .7
3 8 T1.1.2.Lý do khoa học:3 8 T.9
3 8 T1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU3 8 T .9
3 8 T2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:3 8 T.10
3 8 T3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3 8 T.17
3 8 T3.1.Đối tượng nghiên cứu.3 8 T.17
3 8 T3.2.Phạm vi nghiên cứu.3 8 T.18
3 8 T4.NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3 8 T.19
3 8 T4.1.Nguồn tài liệu.3 8 T .19
3 8 T4.2.Phương pháp nghiên cứu.3 8 T.19
3 8 T5.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:3 8 T.20
3 8 T6.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN:3 8 T.21
3 8 TChương 1: Cảng Sài Gòn trong bối cảnh hình thành nền kinh tế thuộc địa ở
Nam Kỳ.3 8 T. 24
3 8 T1.1.NAM KỲ : NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ.3 8 T.24
3 8 T1.1.1.Điều kiện tự nhiên:3 8 T .24
3 8 T1.1.2.Lịch sử phát triển:3 8 T.27
3 8 T1.2.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG SÀI GÒN:3 8 T.32
3 8 T1.2.1.Sài Gòn - Gia Định trước năm 1860:3 8 T .32
227 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảng sài gòn và biến đổi kinh tế nam kỳ thời Pháp thuộc (1860 - 1939), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cụ tra cán hay không tra cán, vỉ nướng bằng sắt hay thép, kim, đạn chì, kim băng, ngòi
viết, dao kéo, đồ khóa, bù lon, vít có nguồn gốc từ đồng, sắt, kẽm, bạc, chì.
29-Vũ khí, thuốc súng, đạn dược : có vũ khí, thuốc súng, đạn săn bắn, đạn, huy
chương, mìn, mũi khoan thông dụng, pháo, pháo bông.
30- Đồ gỗ : có đồ lắp ghép hay không lắp ghép.
31- Sản phẩm bằng gỗ : chổi, bộ phận sườn nhà, guốc gỗ, ván Singapore, ván gỗ cây
tùng, bàn chải thô, sản phẩm tre, ván đủ loại.
32- Nhạc cụ : đàn Pianos, đàn organ, đàn violon, sáo, trống, chập chốa, chiêng, đàn
arcordéon, hộp âm nhạc, nhạc cụ bằng đồng...
33- Đồ đan, lát, thắt : chiếu, chỉ đánh thành dây, mây, sậy, nón, lạt, chỉ câu...
34- Các sản phẩm có nguồn gốc đủ thứ : xe thùng, thuyền ghe nhỏ, sản phẩm bằng cao
su hay nhựa pecca, mũ, mũ phớt, bọt biển, mộc thiêm đã chế biến, nút chai, dụng cụ khoa
học, kính đeo mắt, kính một mắt, mặt nạ, ván tấm, quạt, chổi, bàn chải, dù giày kiểu Trung
Quốc bằng da hay satin ... [140:8-22]
Những liệt kê trên cho thấy :
- Hàng hóa nhập khẩu qua cảng Sài Gòn vào Nam Kỳ gồm các mặt hàng công nghiệp
như vải, máy cơ khí, máy may, máy đánh chữ... Các mặt hàng tiêu dùng đủ loại từ thực
phẩm ăn, uống ; đồ dùng gia đình như chổi, bàn chải, dao, kéo ; đồ mặc như áo may sẩn,
nón, dù, giày, kính đeo mắt cho đến đồ trang trí, giải trí như nhạc cụ các loại ...Các loại
nguyên liệu cho công nghiệp như sợi, sản phẩm hóa màu. Các loại vũ khí, đạn dược. Nhìn
chung là tất cả những gì mà chính quốc sản xuất. Chính sự đa dạng của các loại hàng hóa
nhập khẩu trên cho thấy phần nào vai trò tiêu thụ của thị trường Nam Kỳ.
- Trong số các loại hàng nhập đồ tiêu dùng và thực phẩm chiếm khối lượng lớn và rất
đa dạng về chủng loại, điều đó cũng góp phần làm rõ yếu tố tiêu thụ hàng hóa chính quốc ở
thị trường Nam Kỳ.
Về giá trị nhập khẩu ở Nam Kỳ, bắt đầu từ những năm 1891 - 1896, Bộ thuộc địa Pháp
cho rằng " tuy có chút ít biến động, nhưng nói chung là khá ổn định : hầu hết hoạt động
nhập khẩu đều qua cảng Sài Gòn, do một số công ty bao thầu, mà phần lớn đều là những
công ty cũ. Các công ty này nhận hàng hóa trực tiếp từ Châu Ẩu, nhập sang Nam Kỳ bán".
74
[67:137] Cố thể tham khảo hoạt động nhập khẩu và giá trị hàng hóa nhập qua cảng Sài Gòn
trong khoảng thời gian từ 1891 - 1896.
Riêng trong 2 năm 1895 -1896, giá trị hàng hóa nhập từ Pháp vào Nam Kỳ (1895 là
18.182.285 frs, 1896 là 17.415.866 frs) và các thuộc địa Pháp (1895 là 7.298 frs, 1896 là
935 frs) có phần sút giảm. Trong khi đó hàng hóa từ các nước khác nhập vào Nam Kỳ lại có
xu hướng tăng lên (1895 là 33.829.762 frs, 1896 là 40.916.597 frs). Mặc dù "đã có thuế hỗ
trợ mậu dịch, giá trị nhập khẩu vào Nam Kỳ của các nước khác vẫn vượt trội hơn giá trị
nhập khẩu của Pháp. Phải thừa nhận rằng nước Pháp không thể nghĩ ra cách nào đế cạnh
tranh với một sô mặt hàng của các nước Châu A được nhập vào Nam Kỳ với số lượng
lớn"[67:138].
Năm 1896, Bộ Thuộc Địa Pháp đã thống kê danh sách các mặt hàng nhập vào cảng Sài
Gòn đổng thời tổng kết giá tri của hoạt động nhập khẩu trong thời gian này như sau:
75
Nhìn chúng, theo Charles Lemire, giá trị xuất và nhập khẩu của Nam Kỳ kể từ khi
chiếm đóng của thực dân Pháp ngày càng táng. Trước năm 1860, giá trị này chưa bao giờ
vượt quá 5.000.000 írancs mỗi năm [102:189]. Nhưng từ năm 1860, thì "những số liệu về
giá trị xuất nhập khẩu cho thấy thuộc địa Nam Kỳ và Sài Gòn nói riêng đã thúc đẩy hoạt
động thương mại và hàng hải của chúng ta (của Pháp)" [102:189] lên rất nhiều lần.
76
Đối với cảng thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu tăng tức là hoạt động của đầu mối
giao thương này ngày càng phát triển. Còn đối với thực dân Pháp, đó là thành quả to lớn ở
chặng đầu tiên của lộ trình "khai thác" thuộc địa Nam Kỳ.
1.3.4.Những ảnh hưởng lớn về kinh tế:
Chính sách vơ vét tài nguyên cùng với việc thiết lập cảng Sài Gòn của thực dân Pháp
làm cho hoạt động kinh tế truyền thống ở Nam Kỳ bắt đầu có những biến động. Chính hoạt
động xuất nhập hàng hóa ngày càng phát triển đã làm nảy sinh và xuất hiện một bộ phận
những yếu tố kinh tế mới bên cạnh bộ phận kinh tế truyền thống.
1.3.4.1.Biến động trong bộ phận kinh tế truyền thống:
Hoạt động xuất khẩu qua cảng Sài Gòn được xem như là hoạt động kinh tế đầu tiên và
là biện pháp vừa có tác dụng khống chế thương nghiệp vừa trực tiếp tác động đến thị trường
hàng hóa của Nam Kỳ. Vì vậy, ngay từ đầu - chỉ một năm sau khi đánh chiếm Gia Định -
thực dân Pháp đã chủ trương triển khai và đẩy mạnh hoạt động này bằng hành động đơn
phương hạ thuế quan xuống 50 % và mở cửa cảng Sài Gòn cho các nước vào buôn bán
[117:129].
Thời kỳ này, nếu nhìn vào hoạt động kinh tế của Nam Kỳ nói chung và hoạt động của
cảng Sài Gòn nói riêng có thể dễ dàng nhận thấy một đặc điểm nổi bật là hoạt động xuất
khẩu ngày càng được đẩy mạnh. số liệu cụ thể về các mặt hàng xuất khẩu như lúa, gạo, hạt
tiêu ...ngày một gia tăng về số lượng, đặc biệt là lúa gạo "có sẵn" ở Nam Kỳ. Tuy nhiên, khi
hoạt động xuất khẩu tác động đến hoạt động kinh tế truyền thống ở Nam Kỳ thì thủ công
nghiệp là ngành bị ảnh hưởng sớm nhất. Bởi vì, trong thời kỳ đầu, sản lượng hàng hóa nông
sản có sẩn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của tư bản Pháp chưa có kế hoạch đầu tư, tác
động và điều phối từ phía chính quyền thực dân. Có chăng là do bản thân nền sản xuất nông
nghiệp của Nam Kỳ đã có từ trước. Tác giả Jean - Piere Aumiphin nêu lên một nghịch lý
nhưng thật ra lại chứng minh cho sự phát triển nội tại của nền nông nghiệp Nam Kỳ.
Aumiphin viết :" Một nghịch lý lạ lùng : một đất nước chủ yếu là nông nghiệp mà khu vực
một, "nông nghiệp và ngư nghiệp" bị bỏ rơi hoàn toàn : 10% của khối lượng chung, thật là
quá ít. Chắc là việc trồng thử đầu tiên cây cao su ở vùng đất cát nghèo của vùng thấp Nam
Kỳ thu hút gần toàn bộ tổng số tiền dành cho nông nghiệp" [2:52]. Trong khi đó, để có thể
xuất ra bên ngoài lượng nông sản hàng hóa lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành
xay xát, chế biến gạo. Xuất phát từ thực tế trên, có thể thây trong 2 ngành kinh tế truyền
77
thống cơ bản của Nam Kỳ là nông nghiệp và thủ công nghiệp thì thủ công nghiệp thời kỳ
1860 - 1897 là ngành kinh tế chịu tác động, chịu ảnh hưởng của hoạt động kinh tế thực dân
sớm hơn so với nông nghiệp.
Từ thời các Chúa Nguyễn, thủ công nghiệp ở Nam Kỳ có đặc điểm là phát triển rất
nhanh và rất mạnh vì Nam Kỳ là vùng đất giàu nguyên liệu, nền kinh tế hàng hoá sớm phát
triển và có mối quan hệ với bên ngoài thông qua hoạt động đi lại của các tàu bè phương Tây
ở các cảng Đàng Trong. Tại đây đã hình thành nhiều đô thị không chỉ nổi tiếng về hoạt động
thương nghiệp mà còn về thủ công nghiệp như : Thanh Hà, Phú Xuân, Hội An, Gia Định;
bên cạnh đó những cảng lớn như Cù Lao Phố, Nồng Nại Đại Phố, Mỹ Tho Đại Phố, Mang
Khẳm, Bãi Xâu đã hình thành khắp nơi trong vùng [75:156, 157]
Là nơi dừng chân của các luồng di dân đến từ nhiều nơi, Nam Kỳ thừa hưởng những
kinh nghiệm, những tinh hoa của các ngành nghề thủ công truyền thống ở khắp nơi tụ họp
về. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày một phát triển, tất yếu các nghề thủ công
cũng phát triền theo. Từ cuôi thế kỷ XVIII, ở Đồng Nai - Gia Định, sách Gia Định Thành
thông chí đã ghi chép về nhiều ngành nghề thủ công như : mộc, chạm bạc, tiện, làm thừng
chão, đúc, thêu, sơn, nhuộm, dệt, vẽ, làm lọng, làm giày, làm mực, thếp vàng, đắp tượng,
làm đồ thiếc, làm lược, làm bút, làm đồ đi ngựa, làm gương, khắc chữ, làm mành, làm vật
dụng bằng đồi mồi, làm gạch ngói nung vôi, làm chum, làm giấy, dây thép, dây đồng, kim
may, làm đinh, đóng bàn tủ, ghe thuyền.... Trong số này nhiều ngành phát triển sớm và đạt
trình độ cao như : đóng ghe thuyền, dệt vải lụa, khai khoáng, ép dầu phông, nấu đường.
Những nghề này đã sớm tách khỏi nông nghiệp và thành những phường chuyên [75:157].
sản phẩm thủ công nghiệp thời kỳ này không chỉ thoa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà
còn là nguồn xuất khẩu quan trọng.
Đến thời nhà nước phong kiến Nguyễn, sản xuất thủ công nghiệp nói chung chia làm 2
bộ phận : thủ công nghiệp dân gian gắn chặt với nông nghiệp và nông thôn ; thủ công
nghiệp nhà nước rất được quan tâm và đặt dưới sự quản lý của Công bộ với tên gọi là "công
nghệ". Khái niệm "thủ công" chỉ có khi máy móc xuất hiện [65:31]. Theo quan niệm chính
thống của nhà Nguyễn, bộ Công chú ý chủ yếu vào các mỏ khoáng sản ; vào xây dựng, tồn
tạo cung điện, thành trì, lăng tẩm ; vào việc phục vụ nhu cầu chiến tranh và nhà nước như
đúc tiền, đúc súng, trang thiết bị dinh thự..v..v.. Và dù nhà Nguyễn hướng nhiều về nông
nghiệp nhưng nếu tính đến diện rộng của sản phẩm thủ công nghiệp, không thể không thầy
78
tính chất đa dạng, phong phú và đồ sộ của nó [65:33]. Nhưng do chính sách "trọng nông ức
thương" và chủ trương "bế quan tỏa cảng" của triều đình, nhà Nguyễn đã không tạo ra tiền
đề vật chất, kỹ thuật và xã hội cho sự chuyển biến theo hướng đi lên của các ngành thủ cổng
nghiệp. Mặt khác, chế độ "cồng tượng" áp dụng đối với thợ thủ công đã phần nào làm cho
quan hệ sản xuất của các ngành nghề thủ công là quan hệ sở hữu nhà nước.
Trong hoạt động thủ công nghiệp, tính chất chuyên chế của nhà nước làm cho người
thợ thủ cổng thời Nguyễn và các sản phẩm của họ tuy có giá trị nhưng trình độ sản xuất
chưa cao. Một sản phẩm thủ công nghiệp ra đời thường trải qua rất nhiều công đoạn nhưng
nhiều khi chỉ do một người thợ hay một gia đình làm ra.Tình trạng sản xuất đơn chiếc bao
trùm các ngành nghề thủ công ở Nam Kỳ lúc bấy giờ. Mặt khác, tâm lý chuộng đồ ngoại
của Vua quan nhà Nguyễn cũng góp phần làm hạn chế sự phát triển của ngành này.
Trước khi người Pháp đến, thủ công nghiệp ở Nam Kỳ đã đảm nhận tốt vai trò thoa
mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, tuy nhiên không có thị trường quốc tế rộng lớn ở bên
ngoài. Đã có lần Chaigneau và Vannier khuyến khích vua Gia Long nên đẩy mạnh thương
nghiệp nhưng nhà vua trả lời : "không được, chúng sẽ giàu có lên và sẽ trở nên xấc xược"
[112:286]. Do thương nghiệp bị hạn chê nên ngoại thương cũng không được phát triển.
Theo Chaigneau, năm 1820, ở Nam Kỳ, có nhập và xuất một số mặt hàng. Hàng xuất gồm :
quế, hồ tiêu, quả càu, bông thô, sợi tơ, đường, cánh kiến Bắc Kỳ, cá khô, ngà voi, keo, vây
cá, da voi, xương voi, trâu, vải Champa, vải Campuchia. Hàng nhập gồm : lụa, đổ sứ, trà,
giấy, quả khô ngâm đường, vại bình, đồ chơi trẻ em [65:50 ]. Quan sát nguồn hàng trên cho
thấy : ngoại trừ đường, hàng xuất phần lớn là sản phẩm nông nghiệp, mặt hàng thủ công
nghiệp có mặt là sản phẩm thủ công của Champa và Campuchia. Trong khi đó, hàng nhập
toàn là hàng thủ công nghiệp của nước ngoài.
Cốt lỏi của vấn đề là thương nghiệp và ngoại thương thời nhà nước phong kiến
Nguyễn chưa được quan tâm đầy đủ vì vậy đã không tạo đủ lực đẩy mạnh sự phát triển của
hoạt động thủ công nghiệp.
Từ khi thực dân Pháp đánh chiếm, thôn tính và bắt đầu vơ vét thuộc địa, kinh tế Nam
Kỳ mà trước nhất là thủ công nghiệp đã chịu sự tác động và chi phối của chiến tranh, của
chủ trương bóc lột và khai thác thuộc địa, đặc biệt là sự chi phối của hoạt động thương
nghiệp và thị trường mới, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nhiều ngành nghề thủ công đã biến
đổi khác trước :
79
1 - Ngành chế biến và xay xát gạo :
Ngay từ năm 1860, khi cảng Sài Gòn chính thức mở cửa đón tàu thuyền nước ngoài
vào mua bán. ngành xay xát thủ công truyền thống đã không ngừng mở rộng. Từ trước cho
đến lúc này, ở Nam Kỳ có khoảng 200 công trường thủ công với 725 cối xay gạo ở Chợ
Lớn (của người Hoa) và hơn 300 cối xay khác (của người Việt). Tất cả đều hoạt động bằng
phương pháp cổ truyền của người Hoa (bằng cối đá) và người Việt (bằng cối gỗ). Theo chân
người Pháp và theo đà xuất khẩu lúa gạo, vào năm 1869; nhà máy xay gạo chạy bằng hơi
nước đầu tiên đã được công ty Alphonse Cahusac lập ra ở Khánh Hội [65:55] mở đầu cho
hàng loạt các nhà máy tương tự ở Chợ Lớn. Giới chủ người Hoa bắt đầu gia nhập ngành xay
xát mới từ một nhà máy lập năm 1876, đến năm 1882 đã có thêm 2 chiếc nữa [57:58]. Kể từ
đấy, chỉ ương một thời gian ngắn sau đó, công trường thủ công xay gạo đã phải nhường
bước cho các nhà máy xay gạo chạy bằng hơi nước với kỹ thuật hiện đại kiểu như nhà máy
xay của người Anh (Rice Min) xây dựng ở Miến Điện và Thái Lan lúc bấy giờ. [73:2]
2 - Nghề mộc :
Đây là nghề truyền thống lâu đời ỏ Nam Kỳ, tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp như
ngành chế biến và xay xát gạo nhưng do chính sách xuất khẩu nông sản của thực dân Pháp
qua cảng Sài Gòn đã làm cho nghề mộc ít nhiều biến đổi, nhu cầu tiêu thụ có chiều hướng
mở rộng hơn trước, đặc biệt là mặt hàng ghe, xuồng :
Chính sách xuất khẩu nông sản làm gia tăng lượng hàng hoa và nhu cầu vận chuyển
hàng hoa từ các vùng nguyên liệu đến các trung tâm buôn bán đầu mối.
Tình hình biến động dân cư phục vụ cho hoạt động khai hoang làm nảy sinh nhu cầu
đi lại. ở Nam Kỳ, đặc biệt là ở vùng sông nước miền Tây, ghe thuyền lại là phương tiện giao
thông duy nhất thoa mãn nhu cầu sinh hoạt và đi lại của dân chúng.
Từ khi mở cảng và phát triển mạng lưới giao thông, các đô thị mới hình thành, việc
xây dựng nhà cửa, công sở ngày càng nhiều đã kéo theo sự phát triển của nghề mộc gia
dụng.
3 - Nghề cưa, xẻ gỗ:
Gắn liền với nghề mộc, cưa, xẻ gỗ cũng là một ương những nghề truyền thống lâu đời
ở Nam Kỳ. Từ trước cho đến khi người Pháp đến, nghề này hoàn toàn sử dụng sức người
trong quá trình sản xuất. Địa bàn phân bố ở khắp nơi vì người thợ xẻ di chuyển đến các nơi
80
có nhu cầu để xẻ thuê do đó hoạt động mang tính chất gia đình. Từ khi nhu cầu làm đường,
dựng bến cảng với kỹ thuật xây dựng bằng bê tông cốt sắt và sự xuất hiện của vật liệu xây
dựng mới là xi măng, cốt pha khiến nhu cầu cung cấp gỗ ngày càng cao. Mặt khác do yêu
cầu đóng gói hàng hóa xuất khẩu, bao bì bằng gỗ đòi hỏi ngành cưa xẻ phải thay đổi để đáp
ứng nhu cầu. Tình hình này thúc đẩy tư bản thực dân Pháp thành lập một nhà máy xẻ gỗ vào
năm 1869, kể từ đây, trong ngành xẻ gỗ truyền thống đã có sự xuất hiện của nhân tố kỹ
thuật mới. Các nhà máy cưa, xẻ (như công ty Biên Hòa kỹ nghệ lâm sản - Biên Hòa
Industrielle et Forestière và công ty Á và Phi tại Sài Gòn - Compagni Asiatique et Mricaine)
vừa góp phần nâng cao sản xuất (hàng năm xuất xưởng 3.600 thước khối ván ép để đóng
thùng đựng cao su và trà xuất khẩu) [43:53] nhưng cũng đồng thời đặt nghề cưa xẻ gỗ
truyền thống trước một sự cạnh tranh không tránh khỏi.
Tóm lại, từ khi thực dân Pháp mở cửa cảng Sài Gòn giao thương buôn bán với bên
ngoài cho đến trước khi diễn ra cuộc khai thác thuộc địa ì, thủ công nghiệp Nam Kỳ bắt đầu
có sự chuyển biến. Chính hoạt động vơ vét mọi thứ có sẩn để xuất khẩu, chính nhu cầu ngày
một cao của công cuộc chiến tranh, bình định và khai thác đã ảnh hưởng đến hoạt động thủ
công nghiệp truyền thống, kích thích nó đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường (trong và
ngoài nước), tiếp thu một số trang bị và kỹ thuật hiện đại, dần dần hình thành những điều
kiện mới cho hoạt động thủ công nghiệp với sự xuất hiện của những yếu tố: thị trường,
nguyên liệu và mạng lưới giao thương. Trong 3 yếu tố này, yếu tố thông thương đóng vai
trò quan trọng, chính nó mở đường để hàng hoa tìm đến những thị trường mới và sau đó ổn
định dần nhu cầu của thị trường. Hoạt động xuất khẩu qua cảng Sài Gòn càng gia tăng, hoạt
động thủ công nghiệp của Nam Kỳ càng bị ảnh hưởng. Ngược lại, hoạt động của các ngành
thủ công nghiệp mới lại hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất khẩu. Có thể nói, đây là ảnh
hưởng đầu tiên và rõ nét của kinh tế Nam Kỳ dưới tác động của cảng Sài Gòn khi giao
thương hàng hóa bắt đầu.
1.3.4.2.Sự xuất hiện những yếu tố kinh tế mới:
Từ khi mở của, hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng Sài Gòn ngày càng phát triển, vì
vậy, ngay những năm tháng đầu tiên thực dân Pháp đã không ngần ngại đầu tư vào đây
những dịch vụ và công nghệ mới. Tất cả đều nhằm phục vụ việc mua bán, xuất nhập. Các
dịch vụ và công nghệ mới đó là :
81
1 - Dịch vụ kéo bằng hơi nước trên sông Sài Gòn đã lần lượt được thực hiện bởi các tổ
chức nhà nước (như tàu Shamrock) và tư nhân (như tàu Wikoff và Powerful) [67:72 ]
2 - Dịch vụ cơ khí và sửa chữa đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn cũng như của Việt Nam là
binh công xưởng Ba Son, thành lập năm 1864, do quân đội Pháp quản lý. "ơ đó, ngay từ
đâu, trong những trại gô lá, có trại đúc, trại nguội, trại hàn, trại rèn, trại mộc, ừại đánh dây,
ụ nổi V..V.." [33:260]. xưởng Ba Son chuyên về hàn, tiện, sửa chữa thuyền máy, trong
xưởng còn có bộ phận làm nồi "súp de", làm sườn tàu. Xưởng sử dụng nhân công người
Việt và người Hoa, dưới sự kiểm soát nghiêm mật của một đại đội thúy binh Pháp. Xưởng
cơ khí này mở ra ngoài nhiệm vụ hỗ trợ cho cảng Sài Gòn về cơ sở vật chất và kỹ thuật,
những năm 1860, xưởng còn thường xuyên tiếp nhận sửa chữa các loại tàu quân sự và
thương mại. Năm 1870, theo tác giá Charles Lemire trong quyển Cochinchine íranẹaise et
Royaume du Cambodge, giá tiền đưa tàu vào sửa chữa ở ụ nổi là lfr 12 cents/tôn - nô và giá
tàu phải nằm tại xưởng để sửa chữa là 56 centimes/ngày/tôn - nô. Đến khoảng cuối thế kỷ
XIX, theo Niên giám Nam Kỳ 1910, "Arsenal (Ba Son) là một cơ sở quan trọng nhất của
thuộc địa Nam Kỳ. Với trang bị hoàn chỉnh, hiện đại, Arsenal Sài Gòn có thể chế tạo những
cồng trình hàng hải hoàn chỉnh cũng như những hạng mục sửa chữa tinh tế nhất. Arsenal Sài
Gòn có thể chế tạo tất cả các bộ phận của tàu phóng lôi loại một với giá tiền thấp hơn và
trong thời gian ngắn hơn, so với các xưởng chế tạo ở chính quốc". Mục đích của người Pháp
khi lập Arsenal Sài Gòn không chỉ nhằm để sửa chữa tàu qua lại mà còn có thể chế tạo tàu
biển [67:81].
3 - Tòa án thương mại và một ngân hàng chiết khấu - chi nhánh của ngân hàng chiết
khấu ở Hồng Kông được thành lập ở Sài Gòn nhằm đảm bảo quyền lợi mua bán cho những
nhà xuất nhập cảng một khi hoạt động này đang ngày càng phát triển.
4 - Đặc biệt là sự ra đời của một tờ báo tên gọi là Le Courrier de Saigon, giới thiệu một
tháng 2 lần giá hàng hóa, cước phí thuê mướn thuyền, tổng số nhập và xuất, sự vận hành của
các tàu thuyền và giá trị hàng hóa trên các thị trường khác nhau của thuộc địa và của các xứ
láng giềng. Bên cạnh đó, cảng Sài Gòn còn phát hành một tờ tuần san, giấy cáo thị và tập
san kinh tế. Tập san này chia 2 phần bằng tiếng Pháp và tiếng Anh đăng tải thông tin thương
mại của châu Ẩu, của vùng biển Đông về giá cả các loại hàng hoa trên thị trường .
5 - Cuối cùng và quan trọng là máy điện báo, điện tử. Các phương tiện này không chỉ
phục vụ công việc của nhà nước thực dân mà còn giúp cho những người mua bán lớn có sự
82
giao dịch thương mại nội địa, nhất là các doanh nhân đến tìm môi giới thuê tàu chuyên chở
hàng hoa. Các tàu nước ngoài muốn nhận dịch vụ chuyên chở chỉ cần báo trước ngày đến
Vũng Tàu rồi neo tàu ở đó ; khi nhận được thông tin chắc chắn số lượng hàng hóa đã sẩn
sàng thì mới đưa tàu vào cảng Sài Gòn bốc hàng. Dịch vụ thông tin liên lạc này giúp doanh
nhân vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian vừa đảm bảo an ninh ương khâu bốc xếp và vận
chuyển.
Ngoài ra, theo yêu cầu của Bộ hải quân, một phái đoàn điện báo của Pháp đã được cử
đến Nam Kỳ do ông tử tước Voougy, Tổng giám đốc sỡ dây thép dẫn đầu. Đường dây điện
đầu tiên của Nam Kỳ đã khánh thành vào ngày 27-3-1862, 03 tháng sau khi chiếm Biên
Hòa, 02 năm sau khi thành lập cảng. Mạng điện thoại này, lúc ấy có 600 km ở trong xứ
Nam Kỳ, nối từ Sài Gòn đến Châu Đốc. Với bên ngoài, nối với các nước Ấn Độ thuộc Anh
đi đến Rangoon, tương lai sẽ nối dài đến Bangkok, Singapore và cả Châu Phi.
Với các dịch vụ và phương tiện nêu trên, thực dân Pháp đã từng bước "liên kết chặt
chẽ thuộc địa với chính quốc, với các cảng thương mại lớn và quan trọng nhất trên đường lộ
Trung Hoa, Singapore, Bangkok, Rangoon, Calcutta, Batavia.." [102:189].
Đồng thời với các dịch vụ và công nghệ mới, hoạt động xuất khẩu của Nam Kỳ qua
cảng Sài Gòn đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến lúa gạo và công nghiệp xây dựng :
1 - Công nghiệp chế biến lúa gạo :
Công nghiệp chế biến lúa gạo gắn liền với các nhà máy xay gạo. Trước đây, ở Nam
Kỳ, các cơ sở xay gạo thủ công đảm nhận việc này là chủ yếu. Tuy nhiên, do nhu cầu xuất
khẩu lúa gạo ngày càng tăng, thực dân Pháp đã cho nhập máy móc vào Nam Kỳ từng bước
hình thành một ngành công nghiệp xay xát hiện đại. Cho đến cuối thế kỷ XIX, ở Nam Kỳ có
độ 30 nhà máy lớn công suất 100 mã lực trở lên, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn - Gia Định. Ở
các tỉnh, các nhà máy xay thường có cồng suất dưới 100 mã lực. Đây là "ngành công nghiệp
nhanh chóng được mở rộng" [108:67] theo hướng phục vụ xuất khẩu, sản xuất có mức độ
tập trung cao, đến ngày mùa, số nhân công sử dụng trong các nhà máy xay thuộc quyền
quản lý của người Pháp, người Trung Hoa và cả người Việt ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn
lên đến 3.000 người [43:52]. Chính vì vậy công nghiệp xay xát gạo ở Nam Kỳ có một vai
trò rất quan trọng. Ngay từ đầu, khi tham gia phục vụ xuất khẩu, ngành công nghiệp này đã
trở thành ngành sản xuất trung gian nối liền kinh doanh về đồn điền lúa của thực dân Pháp
83
và đại địa chủ Nam Kỳ với kinh doanh xuất khẩu của những nghiệp đoàn các nhà xuất khẩu
Pháp, một tổ chức kinh doanh hoàn toàn mới mẽ ở Nam Kỳ vào thời điểm này. 2 - Công
nghiệp xây dựng :
Hoạt động của công nghiệp này tuy không trực tiếp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu
nhưng nó có vai trò gián tiếp to lớn. Công nghiệp xây dựng chủ yếu phục vụ nhu cầu xây
dựng, kiến thiết đô thị, xây dựng công sở, bến tàu, đường sá, cầu cống, hệ thống nông giang,
nạo vét kênh rạch... Ngay khi mới xâm lược Nam Kỳ, nhu cầu xây dựng ngày một tăng đã
thúc đẩy các công ty xây dựng sớm thành lập và triển khai hoạt động. Phần lớn chúng có sự
liên hệ chặt chẽ với giới tư bản kỹ nghệ nặng ở chính quốc (như hãng Eiffel) trong việc đặt
mua các máy móc, thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật, thi công..v..v. Các công ty xây dựng lớn
thành lập trong thời gian này là :
* Công ty xây dựng nhà cửa Brossard Mopin (Bơ - rốt - xa Mô -panh), thành lập từ khi
Pháp mới sang đánh chiếm Nam Kỳ.
* Công ty xây dựng Le Vallois Perret (Lơ Va - loa Pê - rê), thành lập năm 1867 ở Sài
Gòn.
* Hãng Lamorte (La - mót - tơ), thành lập năm 1881 ở Sài Gòn, vừa kinh doanh xây
dựng vừa mở xưởng đóng đồ gỗ để bán trong nước và xuất khẩu [16: 205].
1.3.4.3.Ngoại thương và các đô thị:
Thiết lập cảng Sài Gòn, hoạt động thương mại, nhất là ngoại thương của Nam Kỳ có
nhiều biến động. Nếu như trước năm 1860, giá trị xuất khẩu của Nam Kỳ chưa bao giờ vượt
quá 5.000.000 írancs, thì nay, năm 1896, con số đã lên đến 78.562.281 francs.
Qua cảng Sài Gòn, chẳng những hoạt động ngoại thương của Nam Kỳ phát triển mà
hoạt động nội thương cũng phát triển hơn. Thí dụ năm 1865 có 7.843 thuyền buôn của
người Việt ra vào cảng Sài Gòn thì năm 1867 đã tăng lên 9.492 thuyền. [10:22] Các thuyền
này lui tới các tỉnh Biên Hoa, Bà Rịa, Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bình Thuận, Phú Yên,
Quảng Nam, Bình Định. Hàng hoa đem vô Sài Gòn gồm muối, vôi, dầu dừa, đồ gốm, tơ,
lụa, đường... hàng đem ra là lúa gạo và một số sản phẩm thủ công khác (ví dụ năm 1867,
ngoài gạo còn có 7.121 vỏ dầu dừa, 52.240 kg đường, 2.280 kg tơ lụa, 93.111 đồ gốm đưa
về Sài Gòn. Từ Sài Gòn ra có 2.866.100 đồ gốm, 14.340 kg đường, 417 kg tằm tơ lụa..)
[10:22]
84
Cùng với sự phát triển nội, ngoại thương các đô thị vốn có ở Nam Kỳ trước đây đã
chuyển mình nhanh chống thành những trung tâm kinh tế cổng thương nghiệp thực sự, tiêu
biêu là Sài Gòn - Chợ Lớn. ơ đây bắt đâu xuât hiện quá trình tập trung và gia tăng dân số,
quá trình đô thị hóa tư bản chủ nghĩa và là đầu mối giao thương nối thị trường trong nước
và thế giới.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế của Nam Kỳ trong thời gian này được xem là giai đoạn
bản lề vì thực dân Pháp chưa đầu tư quy mô lớn vào Nam Kỳ. Riêng trong lĩnh vực buôn
bán, địa vị của thương nhân Pháp còn yếu hơn so với thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều.
Hàng hóa Pháp nhập vào Nam Kỳ cũng khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, An Độ và
Đông Nam A. Người Pháp có thực hiện chính sách bảo hộ thương mại bằng chế độ "thuế
quan" từ năm 1887 và sau đó là vào năm 1892 để thực hiện mục đích độc quyền thương mại
nhưng cũng chỉ có tính chất bước đầu, thể nghiệm, thăm dò. Nổi bật lên vẫn là hoạt động
mua bán thông qua cảng Sài Gòn, hoạt động này chủ yếu là vơ vét nông sản hàng hóa có sẩn
xuất khẩu để kiếm lời, chứ chưa phải là hoạt động kinh doanh có tầm vóc và có kế hoạch cụ
thể từ phía nhà nước thực dân. Mặc dầu vậy, bộ mặt kinh tế Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn
nói riêng đã đổi khác rất nhiều. Hoạt động thương nghiệp lần đầu tiên bung khỏi hàng rào
"bế quan tỏa cảng" để hướng đến thị trường bên ngoài, một trang mới của ngoại thương Việt
Nam "hè mở" bởi những ngườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_27_4586968154_1144_1871448.pdf