Luận văn Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu . 7

6. Đóng góp của luận văn. 8

7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn. 8

8. Kết cấu của luận văn . 8

NỘI DUNG. 9

Chƣơng 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ TỔNG QUAN VỀ TƢ TƢỞNG

TRIẾT HỌC CỦA ĐẠO GIA . 9

1.1. Bối cảnh ra đời và sự phát triển của Đạo gia . 9

1.1.1. Bối cảnh ra đời của Đạo gia. 9

1.1.2. Sự phát triển của Đạo gia . 16

1.2. Tổng quan về tƣ tƣởng triết học của Đạo gia. 20

1.2.1. Học thuyết về Đạo và Đức . 20

1.2.2. Tư tưởng vô vi . 27

1.2.3. Tư tưởng biện chứng . 32

1.2.4. Quan điểm về chính trị - xã hội. 39

Tiểu kết chƣơng 1. 43

Chƣơng 2: QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA. 44

2.1. Nguồn gốc và bản chất của con ngƣời. 44

2.2. Vấn đề nhận thức . 49

2.3. Quan niệm về đạo đức con ngƣời . 56

2.4. Cách hành động của con ngƣời trong thế giới . 60

2.4.1. Học thuyết “vô vi nhi trị” . 602.4.2. Phép xử thế . 63

2.4.3. Phép dưỡng sinh. 71

Tiểu kết chƣơng 2. 77

Chƣơng 3: Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI

TRONG ĐẠO GIA. 79

3.1. Khái quát ảnh hƣởng của Đạo gia ở Việt Nam . 79

3.2. Một số vấn đề về con ngƣời Việt Nam hiện nay . 85

3.3. Ý nghĩa đối với nhận thức và thực tiễn về vấn đề con ngƣời ở Việt

Nam hiện nay . 90

3.3.1. Về mặt nhận thức. 90

3.3.2. Về mặt thực tiễn. 94

Tiểu kết chƣơng 3. 104

KẾT LUẬN . 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 107

pdf118 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đã là nguồn gốc quan trọng cho những tư tưởng mới mẻ của Lão Tử về lí luận nhận thức. Ông chủ trương thuyết “vô danh”. Ông cho rằng mọi khái niệm Danh chỉ là tương đối, hữu hạn, không phải là cái Thường tuyệt đối, mọi vật luôn biến đổi trong từng khoảnh khắc, bất cứ vật nào cũng có hai mặt đối lập dựa vào nhau mà chuyển hóa, đến tận cùng thì xoay ngược lại như trong phúc có họa, trong dương có âm, âm cực sinh dương, mọi khái niệm Danh chẳng qua chỉ là sự so sánh, quy định nhau như tốt là so với xấu, trắng là so với đen, yếu là so với mạnh và ông đi đến kết luận “cái tên” hay Danh có thể nói ra được không phải là tên vĩnh hằng không thay đổi, cái “tên” hay Danh không nói ra mới là tên vĩnh hằng, đúng nhất. Với cách tiếp cận như vậy ông đã cho rằng quá trình nhận thức của con người đối với thế giới khách quan chỉ là tương đối, chỉ là cái đúng của ngày hôm nay. Ở đây mặc dù sự suy luận của Lão Tử còn chất phác, lập luận chưa có cơ sở khoa học nhưng rõ ràng là đã có yếu tố biện chứng trong lí luận về nhận thức. Ông đã chỉ ra sự được đồng nhất giữa ý thức chủ quan và tự nhiên khách quan trong quá trình nhận thức chân lí tưởng là tương đối, là tạm thời. Lão Tử khuyên con người muốn nhận thức được Đạo đừng có nhìn sự vật bằng cặp mắt nhị nguyên phân chia mà phải nhìn thấy tất cả là một. Cũng vì nhìn đời với cặp mắt nhị nguyên nên gặp phúc thì mừng, gặp họa thì buồn mà không hay rằng phúc đấy họa đấy, họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ núp của họa. Vì thế cái mà Lão Tử bác bỏ lên án là sự nhìn cuộc đời bằng lí trí, tức là nhìn cuộc đời bằng khối óc chia phân thiện ác, vinh nhục, thị phi, cao thấp. Xét cho cùng thì quan điểm này cũng xuất phát từ nhận thức luận của Lão Tử. Ông cho rằng tri thức không bao giờ đạt đến cái lẽ tuyệt đối. Nguyên lí cùng tột của vũ trụ là Đạo. Cho nên không thể dùng lí trí mà nhận thức được Đạo. 52 Kế thừa Lão Tử, Trang Tử cho rằng muốn nhận thức được Đạo, trở về với Đạo tức là đạt tới trạng thái “huyền đồng” thì con người không thể dùng đến lý trí. Trang Tử hạ thấp vai trò của nhận thức lý trí và đề cao tuyệt đối hóa nhận thức trực giác. Theo Trang Tử, lý trí của con người thông qua phân tích sự vật ra thành các chi tiết để nhận thức thì sẽ không bao giờ có thể đạt tới hiểu biết chân thực về sự vật vì từ sự tương đối của tri thức về thế giới sự vật Trang Tử đã đi đến tuyệt đối hóa tính tương đối đó và đi tới phủ định bản thân thế giới sự vật. Nhận thức luận của Trang Tử cũng như quan điểm của ông về cách nhận thức của con người về thế giới và về bản thân mình được xây dựng dựa trên sự kế thừa nhưng cắt xén phần tiến bộ trong lý luận về nhận thức của Lão Tử. Cái học của Trang Tử là cái học nhất nguyên. Cốt yếu của học thuyết Trang Tử là đạt đến trạng thái tự do, cái tự do tuyệt đối của sự giải thoát chính là nhờ phương pháp san bằng giá trị nhị nguyên về sự vật. Thiên Tề Vật Luận có sứ mạng cao cả đó. Trong thiên này Trang Tử đã khẳng định sự đồng đẳng của tất cả sự mâu thuẫn trong đời. Theo quan niệm của Trang Tử, vạn vật và những đặc tính, trạng thái của chúng trong thế giới này được phân chia thành những loại và những thuộc tính khác nhau là dựa trên tiêu chuẩn nhận thức và phân loại của con người, còn bản thân chúng không có sự sai biệt. Ông cho rằng đối tượng nhận thức của loài người đều là những hình ảnh giả tưởng, do vậy sự xem xét đánh giá cũng không có phải trái. Chẳng hạn sự đẹp, xấu, thiện, ác là do con người tùy theo cảm tính, phong tục thời thế mà đặt ra, cho nên về mặt khách quan là không có sự thật. Trang Tử đã quan niệm đúng và có lý khi cho rằng, không thể truy cầu và không thể có tiêu chuẩn chung cho mọi loài, người, vật và không thể có quan niệm về nhân, nghĩa, thiện, ác tuyệt đối nhưng hiển nhiên là cái thiện và cái ác của loài người trong một không gian và thời gian cụ thể là có thể xác định bởi những tiêu chuẩn phổ biến của xã hội. Trang Tử không thừa nhận điều đó, tất cả chỉ là tương đối. Những giá trị nhận thức chẳng qua do con người nhận 53 thức mê lạc mà tự đặt ra, còn theo lập trường của Đạo thì đó chỉ là một và bằng nhận thức suy lí thì con người không thể biết được. Từ đó ông đả kích Nho, Mặc đặt ra nhân nghĩa, “kiêm ái”, tranh biện đúng sai, gây dựng lí tưởng để hướng thiện cho lòng người chỉ làm thêm rối loạn lòng người và làm cho xã hội “rối mù” hơn. Trang Tử tỏ ra rất cực đoan khi tỏ rõ sự hoài nghi tiêu chuẩn nhận thức, tính đúng đắn của tri thức. Toàn bộ tri thức mà ta có được không có giá trị khách quan mà chỉ đơn thuần mang tính chất chủ quan. Triệt để hơn, ông hoài nghi tri thức, hoài nghi sự tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng dẫn đến phủ nhận hiện thực khách quan, lấy quy phạm của chủ nghĩa tương đối để xem xét và đưa ra những quan niệm về nhận thức cũng như nhân sinh. Theo ông cái sự “biết” của con người là không có tính xác thực và chính xác, bởi vì đối tượng nhận thức luôn luôn biến đổi do vậy những tiêu chí mà con người đặt ra gán cho sự vật chỉ là tương đối, vì thiếu căn cứ khách quan. Thứ hai căn cứ để nhận thức là không xác thực, bởi muốn biết người ta phải dựa vào những kinh nghiệm đã có trước đó và cứ như thế thì phải có căn cứ tối cao và tuyệt đối đúng. Theo Trang Tử căn cứ đó là Đạo, nhưng con người lại không căn cứ vào đó mà tự đưa ra những tiêu chuẩn thiên lệch và chứng minh được tính chính xác cho nên sự biết của họ là chủ quan và tương đối. Nguyên nhân là do con người nằm trong chuỗi biến hóa và bị phụ thuộc vào đó. Như vậy trong quan niệm về nhận thức của con người, Trang Tử tỏ ra là một người theo chủ nghĩa hoài nghi. Ông cho rằng mọi vật chỉ là tương đối và luôn luôn ở trong sự biến hóa không ngừng và vô cùng nên con người vĩnh viễn không nhận thức được nó, những điều phải trái thiện ác không có tiêu chuẩn khách quan. Vậy nên trước những điều phải trái, con người đều nên để mặc cho nó tự nhiên phát triển: “Hãy quên sự khu biệt phải trái và hãy vui trong cõi vô cùng” [64; 123]. Đây là biểu hiện của thế giới quan duy tâm. Do vậy ông chủ trương tư duy không phán đoán, không khái niệm, tinh thần con người phải hòa tan, thống nhất trực tiếp với tự nhiên, trời đất không cần thông 54 qua trung gian phán đoán, khái niệm thì mới có nhận thức đúng. Ông cho rằng Đạo là chỗ tận cùng của nhận thức, “Đạo” là đối tượng nhận thức của con người. Thực ra Trang Tử phân biệt hai tầng nhận thức với đối tượng, chủ thể, phương pháp nhận thức hoàn toàn khác nhau. Nhận thức ở tầng tiểu trí là tầng nhận thức sai lầm cả về đối tượng, phương pháp, mục đích và làm cho chủ thể ngày càng xa với chân tính, bản chất của vạn vật tức là Đạo, thì không thể nhận thức được Đạo, nó bị giới hạn ở tính tương đối của tồn tại, phiến diện, không đầy đủ, thường dẫn đến tranh luận cãi vã, không thấy được sự vận động biến hóa của vạn vật. Nhận thức ở bậc này là nhận thức thông thường bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Tất cả những cấp độ nhận thức từ nhận thức bằng kinh nghiệm thông thường cho tới nhận thức mang tính chất khái quát và trừu tượng đều được Trang Tử xếp vào tầng nhận thức này. Theo ông nhận thức ở tầng tiểu trí do đối tượng nhận thức chỉ tồn tại một cách tương đối, vì vậy chủ thể cũng chỉ là tương đối mà thôi. Nếu con người chỉ dừng lại ở cấp độ nhận thức này thì tất yếu dẫn đến sai lầm. Nhận thức ở tầng đại trí là nhận thức đích thực chân chính, nhận thức bằng cái tâm trong sáng, không còn ý nghĩa về sự sai biệt, con người cảm nhận được chân lí tuyệt đối, cảm nhận được cái lý tự nhiên của Đạo. Đó là tầng nhận thức bằng trực giác. Học thuyết Trang Tử muốn hiểu rõ phải dùng trực giác không thể dùng đến lí trí được nữa. Lí trí nhờ phân tích sự vật ra thành từng mảnh vụn để cân nhắc so sánh với vật khác mà đem đến những nhận thức cho ta. Và vì thế theo Trang Tử thì lí trí chỉ nhận biết được những sự vật thuộc về quá khứ mà thôi. Mà cuộc sống của con người thì bao gồm cả quá khứ hiện tại và tương lai mà lí trí chưa thể nhận thức được, chỉ khi dùng trực giác để lí giải thì ta mới theo kịp cái chuyển động của sự sống. Trực giác đi ngay vào trung tâm sự vật, nhận thức ngay được mối liên quan mật thiết giữa các sự vật. Sự cảm nhận này vượt ra ngoài giới hạn không gian thời gian, 55 vượt ra khỏi sự tồn tại của những vật cụ thể và cùng thoát khỏi sự ràng buộc của trí tuệ. Đạt được nhận thức ở tầng đại trí chỉ có ở bậc Thánh nhân, là những người sánh được với Trời, hòa vào vạn vật mà sự cảm nhận ở một trạng thái tinh thần biết mà không nói ra được, cảm nhận mà không lí giải được mà Trang Tử gọi đó là trạng thái “huyền đồng” mà ông đã nói đến trong thiên Tề Vật Luận và Lão Tử cũng nhắc đến trong chương 56 Đạo Đức Kinh: “Nhụt bén nhọn, bỏ chia phân, hòa ánh sáng, đồng bụi bặm, Ấy gọi là Huyền đồng” [31; 272] Như vậy, việc coi đối tượng nhận thức là Đạo thì dựa trên cơ sở nào để đạt Đạo, để đạt tới trạng thái “huyền đồng”? Theo Đạo gia đó là “trực giác”, nhờ có trực giác mà con người có thể “không ra cổng mà có thể biết được thiên hạ” tức là biết được vạn vật, còn “không nhìn qua cửa sổ biết Đạo trời” thì có nghĩa là biết bản chất của vũ trụ, biết được chân lý tuyệt đối. Điều này không giống với quan điểm bất khả tri của Cantơ (1724 - 1804). Nếu như Cantơ cho rằng nhận thức của con người không bao giờ có thể đi sâu vào “thế giới vật tự nó”, vào thực thể thì theo Lão tử mọi sự vật, hiện tượng kể cả con người đều bắt nguồn từ Đạo, vũ trụ là thống nhất, do đó phải biết được thực thể thì mới thực chất biết được hiện tượng và biết được hiện tượng thì phải gắn liền nó với thực thể. - Mối quan hệ giữa nhận thức về Đạo và nhận thức thông thường Về mối quan hệ giữa nhận thức về Đạo, trở về với đạo và nhận thức thông thường chúng ta thấy Đạo gia có quan điểm thống nhất. Lão Tử, Trang Tử đều đề cao nhận thức trực giác về Đạo, coi nhẹ, hạ thấp vai trò của nhận thức thông thường với tư cách là sự phản ánh thế giới bên ngoài. Trang Tử đã tách rời biệt lập tuyệt đối giữa hai tầng nhận thức. Ông cho là đối tượng nhận thức của tầng tiểu trí bị đối tượng nhận thức của tầng đại trí chi phối quyết định. Đại trí có thể hiểu được tiểu trí nhưng ngược lại. Nhận thức của tiểu trí thì mê loạn lầm lạc không thể vươn tới trình độ nhận thức của bậc đại trí. Ngược lại nhận thức ở tầng đại trí không có sự liên hệ và 56 gạt bỏ hoàn toàn nhận thức ở tầng tiểu trí. Trang Tử còn cho rằng bậc tiểu trí còn sai lầm trong quá trình nhận thức bởi đã để cho những thiên kiến chủ quan sai khiến, làm thầy của mình. Cho nên họ không thấy được bản chất chân thực của mọi sự vật mà chỉ thấy được sự phiến diện chia cắt mâu thuẫn. Bậc tiểu trí còn ham biện luận, phân biệt, lạm dụng ngôn ngữ vì vậy càng ngày họ càng xa với đại Đạo. Bậc đại trí không dùng ngôn ngữ, trí tuệ để hiểu Đạo mà dùng cái tâm trong sáng, thanh tĩnh, không dao động trước mọi ngoại cảnh và ngoại vật để cảm nhận Đạo. Tóm lại Trang Tử đã tuyệt đối hóa nhận thức ở tầng đại trí, phủ nhận coi nhẹ nhận thức ở tầng tiểu trí. Và phải chăng cho rằng nhận thức ở tầng tiểu trí là cấp độ thấp, là cơ sở cho nhận thức ở tầng đại trí hẳn đã là đúng? Căn cứ theo quan điểm của Trang Tử về nhận thức có thể thấy nhận thức của bậc đại trí không phải là nhận thức thông thường và không bằng phương pháp thông thường. Thực chất đó là một phương pháp trực nhận bản thể bằng một loại trực giác siêu nghiệm. Vì thế nên hiểu nhận thức ở tầng tiểu trí và nhận thức ở tầng đại trí là hai tầng nhận thức khác hẳn nhau về bản chất và không có tầng nhận thức nào là ở cấp độ thấp hơn như quan niệm của Trang Tử. 2.3. Quan niệm về đạo đức con ngƣời Có thể nói triết học Trung Quốc cổ đại đã đặc biệt quan tâm đến những vân đề chính trị và đạo đức xã hội. Vì thế triết học đã triệt để khai thác mặt quan hệ chính trị và quan hệ đạo đức của con người. Trên phương diện nào đó có thể coi triết học thời kì này là triết học chính trị, triết học đạo đức. Đề cao con người nhưng không tuyệt đối hóa con người, các triết gia chủ trương giữ gìn sự cân bằng ổn định của các mối quan hệ tự nhiên - xã hội cũng như sự tác động lẫn nhau giữa người với người. Khi nói đến con người và quan hệ xã hội của con người các triết gia thời kì này lấy đạo đức luân lí làm luận thuyết. 57 Tất cả các học thuyết triết học thời kì này đều có chung quan điểm về sự thống nhất hài hòa giữa con người và xã hội. Coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu, hướng vào nội tâm con người và luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội, ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Có hai luồng tư tưởng triết học dường như đối lập trong vấn đề này giữa Nho gia. Mặc gia, Pháp gia và Đạo gia. Nếu học thuyết của Nho gia, Mặc gia hay Pháp gia mang tính nghiêm trang, trọng thực tế, hướng tới phục vụ xã hội nhân sinh vì thế đề cao con người xã hội thì triết lí Đạo gia mang tính lãng mạn phóng khoáng đề cao con người tự nhiên, tôn sùng cuộc sống tĩnh lặng, tiêu dao thoát li nhân gian thế sự. Tính chất tương phản ấy phần lớn do địa vị giai cấp quyết định. Nho gia nhấn mạnh tầm quan trọng của con người và việc thực hiện nhân sinh trong quan hệ nhân luân. “Tam cương”; “Ngũ thường”; “Tam tòng”; “Tứ đức” là để làm chuẩn mực cho con người trong mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Con người phải “khắc kỉ phục lễ”, gò bó trong vòng lễ giáo nhân nghĩa đó. Con người phải học lễ nghĩa, trau dồi tài đức, “tu thân” để đầy đủ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” trở thành người quân tử. Về yêu cầu đạo đức được đặt trong quan hệ với người khác và với xã hội, Nho gia đưa học thuyết “chính danh”. Theo quan niệm của Nho giáo con người không chỉ là con người xã hội, là tiểu nhân hay quân tử mà còn là con người siêu xuất xã hội, tức thánh nhân là người đạt Đạo mà hay được gọi là bậc quân tử, đó là người biết khắc phục bản thân, hiểu đạo trời, hiểu đạo lí. Như vậy xét về mặt chính trị xã hội ở Nho gia nổi bật lên con người “nhập thế” và “hữu vi”, nhấn mạnh nghĩa vụ xã hội của con người, con người phải tự rèn luyện, sống theo chuẩn mực và đem ý chí của mình cải biến xã hội. Trái với Nho gia, Đạo gia đề cao quan niệm “xuất thế” và “vô vi”. Đạo gia nhấn mạnh tính tự nhiên của con người, tính tự chủ độc lập tự do của con người. Đạo gia muốn thoát khỏi những trói buộc của luân thường đạo lí của 58 xã hội đương thời. Lão Tử cho con người có ba vật báu (tam bảo), quan niệm về tam bảo thể hiện những nội dung cơ bản không thể thiếu của đạo đức con người trên con đường trở về với Đạo. Theo Lão Tử thì: “Ta có ba vật báu, hằng nắm giữ và ôm ấp: Một là “Từ” Hai là “Kiệm”. Ba là “Không dám đứng trước thiên hạ” Từ mới có Dũng, Kiệm mới có rộng, Không dám đứng trước thiên hạ thì được ngôi cao” [31; 343] Từ là yêu thương tất cả mọi người trong xã hội không phân biệt địa vị sang hèn, thiện ác Đối với Lão Tử với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_diem_ve_con_nguoi_trong_dao_gia_va_y_nghia_hie.pdf
Tài liệu liên quan