Luận văn Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU .1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ

QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN.9

1.1. Khái quát về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân

dân cấp huyện.9

1.1.1. Khái niệm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân

dân cấp huyện. 9

1.1.2. Đặc điểm công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân

dân cấp huyện.13

1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban

nhân dân cấp huyện.16

1.2. Chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân

dân cấp huyện.17

1.2.1. Khái niệm chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc

ủy ban nhân dân cấp huyện .17

1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện .19

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức các cơ quan

chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện .28

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ

QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA.38

2.1. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện

Khánh Vĩnh .38

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh.38

2.1.2. Khái quát về bộ máy hành chính của huyện Khánh Vĩnh .40

2.1.3. Tổng quan về số lượng, cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh.41

pdf120 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 đến năm 2016) Theo thống kê của Phòng Nội Vụ tính đến 31/12/2016 tổng số công chức công tác tại các CQCM thuộc UBND huyện Khánh vĩnh là 83 công chức trong tổng số 13 Phòng, trong đó nhiều nhất là Văn phòng HĐND&UBND (Xem bảng số 2.1.1). 68 56 90 87 89 83 42 Bảng số 2.1.1: Số lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh năm 2016 STT CƠ QUAN SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%) 1 Văn phòng HĐND&UBND 22 26,50 2 Phòng Văn hóa và Thông tin 4 4,81 3 Phòng Dân tộc 3 3,61 4 Phòng Tư pháp 3 3,61 5 Phòng Nội vụ 8 9,63 6 Phòng Y tế 3 3,61 7 Phòng Lao động – TB&XH 6 7,22 8 Phòng Giáo dục và Đào tạo 6 7,22 9 Phòng Nông nghiệp & PTNT 7 8,43 10 Phòng Tài nguyên và Môi trường 7 8,43 11 Phòng Kinh tế và Hạ tầng 6 7,22 12 Phòng Tài chính – Kế hoạch 6 7,22 13 Thanh tra huyện 3 3,61 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Khánh Vĩnh - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức năm 2016) * Cơ cấu - Về giới tính: 43 Công chức nam chiếm tỷ lệ 66,27%, công chức nữ chiếm tỷ lệ 33,73%. Có 03 cơ quan không có nữ (phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo, và Phòng Y tế). Trong 13 CQCM thuộc UBND huyện chỉ có 01 cơ quan người đứng đầu là nữ (Phòng Nội vụ), chiếm 7,6%. Trong 12 cấp phó của người đứng đầu 09 cơ quan chỉ có 01 là nữ chiếm 0,83% (Xem bảng số 2.1.2). Bảng 2.1.2: Cơ cấu giới tính công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh năm 2016 STT Giới tính Công chức Tỷ lệ (%) 1 Nam 55 66,27 2 Nữ 28 33,73 Tổng cộng 83 100 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Khánh Vĩnh – Báo cáo số lượng, chất lượng công chức năm 2016) Qua số liệu cho thấy cơ cấu nam nữ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh chưa cân đối. Đây là vấn đề cần quan tâm đúng mức. - Về dân tộc: Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa với 15 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng số công chức là người dân tộc thiểu số trong các CQCM thuộc UBND huyện chiếm tỷ lệ rất thấp với 8,43% năm 2016. Với cơ cấu trên, tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số trong các CQCM là rất thấp, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. - Về độ tuổi: Cơ cấu độ tuổi của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh những năm gần đây được trẻ hóa. Số công chức từ 31đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, trong khi số công chức từ 51 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp. (xem bảng số 2.1.3) 44 Quá trình tuyển dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức đang dần dần chặt chẽ. Số công chức tuyển dụng mới được đào tạo bài bản và ngày càng được trẻ hóa. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, cơ cấu tuổi đời của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh vẫn cần phải thay đổi theo hướng thu hút được nhiều lực lượng trẻ, được đào tạo bài bản, có năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Bảng số 2.1.3: Cơ cấu độ tuổi của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh từ năm 2011 đến năm 2016 Độ tuổi Năm Dưới 31 tuổi (%) Từ 31– 40 tuổi (%) Từ 41 –50 tuổi (%) Từ 51–60 tuổi (%) 2011 19,11 26,47 42,64 11,76 2012 16,07 28,57 37,50 16,07 2013 32,22 23,33 33,33 11,11 2014 33,33 24,13 34,48 8,04 2015 21,34 38,20 25,84 14,60 2016 18,07 43,37 21,68 16,86 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Khánh Vĩnh) - Về cơ cấu ngạch công chức: Cơ cấu ngạch công chức huyện Khánh Vĩnh từ năm 2011 đến năm 2016 có sự thay đổi theo hướng tăng ở ngạch chuyên viên chính, chuyên viên và giảm ở ngạch cán sự, nhân viên. Tuy nhiên ngạch chuyên viên chính vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là công chức trong ngạch chuyên viên ( xem bảng số 2.1.4 ). Như vậy, so với yêu cầu CCHC, cơ cấu ngạch công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh hiện nay chưa hợp lý, cần có sự cân đối và điều chỉnh cho phù hợp. 45 Bảng số 2.1.4: Cơ cấu ngạch công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh từ năm 2011 đến năm 2016 Năm Ngạch 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Chuyên viên chính 4 3 3 03 05 06 Chuyên viên 44 39 69 65 70 65 Cán sự 15 13 17 16 12 11 Còn lại 5 1 1 01 02 01 (Nguồn: Phòng nội vụ huyện Khánh Vĩnh) 2.2. Thực trạng chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh Để đánh giá về thực trạng chất lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh dựa trên các tiêu chí đã đề ra tại chương 1, tác giả đã sử dụng các phương pháp như kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để xử lý các số liệu tổng hợp do Phòng Nội vụ huyện Khánh Vĩnh cung cấp. Đồng thời để có được sự đánh giá khách quan và toàn diện hơn về chất lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh tác giả đã thiết kế 2 mẫu phiếu khảo sát và gửi 90 phiếu cho các đối tượng khảo sát, sau khi tiến hành khảo sát, tác giả đã tổng hợp các ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát. Các kết quả thu được là căn cứ quan trọng để tác giả đánh giá thực trạng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh. 46 Dựa trên các kết quả đó, có thể đánh giá thực trạng về chất lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh ở một số nội dung cơ bản như sau: 2.2.1.Về phẩm chất chính trị và trình độ lý luận chính trị Trong tổng số 83 công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh, có 17 công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị (chiếm 20,48%), 30 công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị (chiếm 36,14%), 32 công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị (chiếm 38,55%). Trong số 83 công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh, có 63 công chức là Đảng viên. Như vậy, có thể thấy các công chức đã được đào tạo về trình độ lý luận chính trị và là đảng viên chiếm số lượng rất đông trong tổng số công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh (Xem biểu đồ 2.2.2). Bảng số 2.2.1: Trình độ lý luận chính trị công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Trình độ Năm Cao cấp (tỷ lệ %) Trung cấp (tỷ lệ %) Sơ cấp (tỷ lệ %) Chƣa đào tạo (tỷ lệ %) 2016 17 20,48 30 36,14 32 38,55 4 4,81 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Khánh Vĩnh – Báo cáo số lượng, chất lượng công chức năm 2016) Thông qua bảng trên, một điều dễ nhận thấy là số lượng công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (38,55%), số lượng công chức chưa qua đào tạo về lý luận chính trị chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,81%). Nguyên nhân cơ bản là do quá trình xây dựng các kế hoạch đào tạo về lý luận 47 chính trị đối với công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn và bị động. 2.2.2.Về phẩm chất đạo đức công vụ trong thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Bảng số 2.2.2 : Đánh giá về phẩm chất, đạo đức công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh STT Tiêu chí Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ % 01 Về phẩm chất đạo đức công vụ trong thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Cán bộ, công chức và nhân dân huyện Khánh Vĩnh Tốt 61 67,77 Khá 20 22,22 Trung bình 7 7,77 Yếu 2 2,22 (Số liệu khảo sát của tác giả) Theo kết quả khảo sát được trình bày ở bảng trên đã cho thấy việc đánh giá phẩm chất đạo đức trong thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (67,77%), có 22,22% số người được hỏi đánh giá ở mức độ khá; 7,77% ở mức độ trung bình và 2,22% đánh giá ở mức độ yếu. Như vậy, về cơ bản là đại bộ phận người dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh vẫn có sự tin tưởng, cảm thông, thấu hiểu, gắn bó đối với hoạt động thực thi công vụ của công chức. 2.2.3.Về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ: 48 Trong những năm qua huyện Khánh vĩnh luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung và công chức các CQCM thuộc UBND huyện nói riêng. Một số cơ chế, chính sách liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả là trình độ của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện ngày càng được nâng cao. Bảng số 2.2.3: Trình độ đào tạo của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Năm Trình độ 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trên Đại học 00 00 00 00 00 01 1,20 Đại học 46 67,64 40 71,42 64 71,11 64 73,56 69 77,52 63 75,90 Cao đẳng 6 8,82 5 8,92 8 8,88 08 9,19 11 12,35 12 14,45 Trung cấp 13 19,11 10 17,85 17 18,88 14 16,09 08 8,98 7 8,43 Còn lại 3 4,41 1 1,78 1 1,11 1 1,14 01 1,12 00 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Khánh vĩnh – báo cáo số lượng, chất lượng công chức từ năm 2011 đến năm 2016) Bảng tổng hợp trên cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh ngày càng cao. Số công chức có trình độ trung cấp, sơ cấp không qua đào tạo ngày càng giảm. Số công chức có trình độ cao đẳng, đại học tăng lên. Số công chức có trình độ đại 49 học bình quân chiếm trên 70% với tổng số công chức các CQCM thuộc UBND huyện. Năm 2016, trong tổng số 83 công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh thì chỉ có 01 công chức có trình độ thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 1,20%), 63 công chức có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 75,90%), 12 công chức có trình độ cao đẳng (chiếm tỷ lệ 14,45%), 07 công chức có trình độ trung cấp (chiếm tỷ lệ là 8,43%. Tỷ lệ công chức có chứng chỉ ngoại ngữ là 74 (chiếm tỷ lệ là 89,15%), có 02 công chức có trình độ đại học ngoại ngữ, có 7 công chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ (chiếm tỷ lệ 8,43%); trong 83 công chức, có 44 công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc (chiếm tỷ lệ 53,01%). Về tin học, có 02 công chức có trình độ trung cấp, 73 công chức có chứng chỉ tin học (chiếm tỷ lệ 87,95%), có 08 công chức chưa có chứng chỉ tin học (chiếm tỷ lệ 9,63%). Năng lực thực thi công vụ: Theo kết quả khảo sát, có 59 phiếu đánh giá năng lực tốt (chiếm tỷ lệ 65,55%), 25 phiếu đánh giá ở mức độ khá (chiếm tỷ lệ 27,77%), 05 phiếu đánh giá năng lực ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 5,55%), 01 phiếu đánh giá ở mức độ yếu (chiếm tỷ lệ 1,11%), (xem bảng 2.2.4). 50 Bảng số 2.2.4: Đánh giá về năng lực thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh STT Tiêu chí Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ % 01 Về năng lực thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Cán bộ, công chức và nhân dân huyện Khánh Vĩnh Tốt 59/90 65,55 Khá 25/90 27,77 Trung bình 5/90 5,55 Yếu 1/90 1,11 (Số liệu khảo sát của tác giả) 2.2.4. Về kỹ năng thực hiện công việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Bảng số 2.2.5: Đánh giá kỹ năng thực hiện công việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh STT Tiêu chí Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ % 01 Về kỹ năng thực hiện công việc trong quá trình thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Cán bộ, công chức và nhân dân huyện Khánh Vĩnh Tốt 36/90 40,00 Khá 39/90 43,33 Trung bình 13/90 14,44 Yếu 2/90 2,22 (Số liệu khảo sát của tác giả) Theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ đánh giá kỹ năng thực hiện công việc trong quá trình thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND 51 huyện Khánh Vĩnh ở mức độ khá là 43,33% (chiếm tỷ lệ cao nhất), tiếp theo là ở mức độ tốt với 40,00%, ở mức độ trung bình là 14,44% và có tỷ lệ thấp nhất là ở mức độ yếu với 2,22%. Đây là kết quả không đáng ngạc nhiên, nguyên nhân là bởi việc đánh giá về kỹ năng không phải dễ dàng, hơn nữa để có được kỹ năng tốt, công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh ngoài việc phải có nền tảng cơ bản về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, phải trải qua thời gian công tác lâu dài và quá trình tự học hỏi, rèn luyện thì các kinh nghiệm của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh mới được đúc rút để từ đó trở thành kỹ năng của riêng mình. 2.2.5. Về kết quả thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Theo báo cáo của Phòng Nội vụ huyện Khánh Vĩnh, năm 2016 có 17 % công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 83% công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; theo đánh giá công chức hàng năm luôn có trên 75% số công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ (năm 2014 là 75,56%, năm 2015 là 87,25%, năm 2016 là 83% ) nhưng đây chỉ là con số đánh giá, còn về chất lượng thật sự của hiệu quả công việc thì cần phải có sự đánh giá một cách toàn diện thêm. Còn theo kết quả khảo sát, thì số người được hỏi đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện ở mức độ tốt là 81,11% (chiếm tỷ lệ cao nhất), 12,22% đánh giá ở mức độ khá, 5,55% đánh giá ở mức độ bình thường, và 1,11% đánh giá ở mức độ yếu (chiếm tỷ lệ thấp nhất), (xem bảng 2.2.6). 52 Bảng số 2.2.6: Đánh giá về kết quả thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh STT Tiêu chí Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ % 01 Về kết quả thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Cán bộ, công chức và nhân dân huyện Khánh Vĩnh Tốt 73/90 81,11 Khá 11/90 12,22 Trung bình 5/90 5,55 Yếu 1/90 1,11 (Số liệu khảo sát của tác giả) Nguyên nhân của kết quả đánh giá trên là do trong thời gian vừa qua, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc, sự hài lòng của người dân, sự quan tâm kiểm tra giám sát của các cấp ủy đảng, chính quyền đã tạo ra nhiều động lực, làm cho đánh giá kết quả thực thi công vụ ở mức độ tương đối cao. Bên cạnh đó vẫn còn có những biểu hiện chưa thật sự tốt của công chức các CQCM thuộc UBND huyện trong quá trình giải quyết công việc cho người dân làm cho tỷ lệ đánh giá ở mức độ yếu vẫn còn tồn tại. 2.2.6. Về sự hài lòng đối với đối tượng phục vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Theo kết quả khảo sát, số người được hỏi cảm thấy khá hài lòng đối với sự phục vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,55%; có 37,77% số người được hỏi cảm thấy rất hài lòng; 15,55% cho rằng ở mức hài lòng; 2,22% cảm thấy không hài lòng. Như vậy, mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ ở mức 45,55%, đây là tỷ lệ còn 53 khiêm tốn. Nguyên nhân của vấn đề này có thể từ rất nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố hạn chế về chất lượng của công chức các CQCM thuộc UBND huyện có thể được xem như nguyên nhân cơ bản (xem bảng 2.2.7). Bảng số 2.2.7: Đánh giá về mức độ hài lòng đối với đối tượng phục vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh STT Tiêu chí Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ % 01 Về sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Cán bộ, công chức và nhân dân huyện Khánh Vĩnh Rất hài lòng 34/90 37,77 Khá hài lòng 41/90 45,55 Hài lòng 13/90 14,44 Không hài lòng 2/90 2,22 (Số liệu khảo sát của tác giả) 2.2.7. Mức độ nhận thức và khả năng sẵn sàng đáp ứng những thay đổi công việc Kết quả khảo sát công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh, có 18,57% công chức hoàn toàn thích nghi với sự thay đổi của công việc trong tương lai; 42,85% công chức sẽ thích nghi; 27,14% công chức cảm thấy bình thường; 7,14% công chức khó thích nghi và 4,28% công chức không thích nghi (xem bảng 2.2.8). 54 Bảng số 2.2.8: Đánh giá về khả năng thích nghi với sự thay đổi của công việc đang làm của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh STT Tiêu chí Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá Số phiếu Tỷ lệ % 01 Về mức độ nhận thức và khả năng thích nghi với những thay đổi công việc của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Cán bộ, công chức các CQCM thuộc UBND huyện Hoàn toàn thích nghi 13/70 18,57 Sẽ thích nghi 30/70 42,85 Bình thường 19/70 27,14 Khó thích nghi 5/70 7,14 Không thích nghi 3/70 4,28 (Số liệu khảo sát của tác giả) 2.3. Nhận xét về chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh 2.3.1. Ưu điểm - Về phẩm chất chính trị và trình độ lý luận chính trị Với số lượng 20,48% công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 36,14%, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 38,55% công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị. Nhìn chung công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh luôn có sự hiểu biết sâu sắc và tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng; luôn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với lý tưởng của Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa; luôn xác định đối tượng phục vụ là nhân dân; luôn kiên quyết phê phán, đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc, sai trái. Trong hoạt động công vụ, phần 55 lớn công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh luôn có tinh thần trách nhiệm, có ý thức cầu tiến, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy quy chế của cơ quan. - Về phẩm chất đạo đức công vụ trong thực thi công vụ Phần lớn công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh đã có sự đảm bảo về phẩm chất đạo đức trong thực thi công vụ. Như đảm bảo sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đồng thời luôn có lối sống trong sạch; luôn có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người; lời nói luôn đi đôi với việc làm; thực hành nói ít làm nhiều một cách thường xuyên, liên tục; tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân của công chức các CQCM thuộc UBND huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đánh giá, ghi nhận. Có tới 67,77% số người được hỏi đánh giá phẩm chất đạo đức công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện ở mức độ tốt. - Về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực thi công vụ Có thể nói phần lớn công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh đã được đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (75,90% công chức có trình độ đại học, 14,45% công chức có trình độ cao đẳng). Bên cạnh việc đảm bảo về mặt chuyên môn nghiệp vụ, công chức các CQCM thuộc UBND huyện còn được đào tạo các kiến thức quản lý hành chính nhà nước như chuyên viên chính, chuyên viên, bồi dưỡng ngạch cán sự, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm. Vì vậy, trình độ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của công chức công chức các CQCM thuộc UBND huyện ngày càng được nâng cao hơn, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng. Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 56 ngày càng được nâng cao, nên năng lực thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện như năng lực tổ chức, năng lực làm việc nhóm, kỹ năng thực thi công vụ ngày càng có bước tiến bộ, được nhân dân và đồng nghiệp đánh giá cao. - Về kỹ năng thực hiện công việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Trong những năm qua, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, trường Chính trị tỉnh, UBND huyện đã mở nên đại đa số công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh, đã được trang bị các kỹ năng thực hiện công việc như: kỹ năng tổng hợp, phân tích, lập kế hoạch, sử dụng công cụ, trang thiết bị, máy móc, soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng giao quyền, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng quản lý sự thay đổi, chia sẻ, động viên, khuyến khích Hầu hết công chức các CQCM đã nắm và am hiểu các nội dung cơ bản của các kỹ năng về mặt lý luận, các quy định, các yêu cầu, các nguyên tắc, và các phương pháp thực hiện các kỹ năng mà bản thân công chức cần phải có. Đồng thời công chức CQCM thuộc UBND huyện cũng đã có điều kiện và thời gian để ứng dụng các kỹ năng này vào thực tiễn giải quyết công việc. Kết quả khảo sát có 40,00% số người được hỏi đánh giá ở mức độ tốt và 43,33% ở mức độ khá. Điều đó cho thấy kỹ năng thực hiện công việc công chức CQCM thuộc UBND huyện ngày càng hoàn thiện hơn. - Về kết quả thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Kết quả thực thi công vụ là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh. Để đánh giá chất lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh theo tiêu chí 57 này, tác giả đã tham khảo báo cáo đánh giá, phân loại công chức các CQCM thuộc UBND huyện của Phòng Nội vụ từ năm 2011 – 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết công chức các CQCM thuộc UBND huyện đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát có tới 81,11% số người được hỏi đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện ở mức độ tốt. - Về sự hài lòng đối với đối tượng phục vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh Với phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức công vụ trong sáng, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực thi công vụ ngày càng được nâng cao, kinh nghiệm công tác ngày càng được bồi đắp nhiều hơn, kết quả thực thi công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh ngày càng có chất lượng cao hơn, công chức các CQCM thuộc UBND huyện ngày càng nhận được sự đánh giá và tin tưởng cao hơn của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đối với hoạt động công vụ của mình. Theo kết quả khảo sát, số người được hỏi cảm thấy khá hài lòng đối với sự phục vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện chiếm tỷ lệ cao nhất với là 45,55% và rất hài lòng 37,77%. - Mức độ nhận thức và khả năng sẵn sàng đáp ứng những thay đổi công việc Với số lượng 42,85% công chức sẽ thích nghi với những thay đổi có liên quan đến công việc đang làm, 18,57% hoàn toàn thích nghi, 27,14% công chức cảm thấy bình thường. Kết quả trên cho thấy phần lớn công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh đã nhận thức được sự thay đổi và sẵn sàng thích nghi với công việc trong tương lai. Sự thay đổi của công việc mà công 58 chức nhận thức được đó là sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức của công việc họ đảm nhận, sự thay đổi của quá trình hội nhập quốc tế.... 2.3.2. Hạn chế - Về phẩm chất chính trị và trình độ lý luận chính trị Mặc dù phẩm chất chính trị và trình độ lý luận chính trị của công chức các CQCM thuộc UBND huyện Khánh Vĩnh đã có bước tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn có những nhược điểm rất cụ thể. Số lượng công chức chưa qua đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị, còn chiếm tỷ lệ khá cao (38,55 % có trình độ sơ cấp lý luận chính trị, có 4,81% chưa qua đào tạo về lý luận chính trị). Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, vì trình độ lý luận chính trị cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động đến phẩm chất chính trị. Nếu như không được đảm bảo, công chức rất dễ sa ngã trước những cám dỗ về vật chất mất lòng tin vào đảng, xa dời nhân dân. Do đó, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện trong thời gian tới là hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trên cơ sở có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, rõ ràng và phải trên cơ sở quy hoạch. - Về phẩm chất đạo đức công vụ trong thực thi công vụ Trong thực tế các hiện tượng quan liêu, lãng phí, có thái độ và hành động tiêu cực, mất đoàn kết, cục bộ, bản vị, phát ngôn tùy tiện vẫn còn tồn tại ở một số công chức các CQCM thuộc UBND huyện. Việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí trong công chức và trong các cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quan hệ giải quyết công việc với công dân, tổ chức, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà, vẫn chưa thực sự công tâm, khách quan ở một số công chức các CQCM. Việc xác định trách nhiệm phục vụ nhân dân của công chức các CQCM thuộc UBND huyện còn chưa cao. Chính những vấn đề hạn chế này đã làm cho đánh giá của những 59 người được hỏi về phẩm chất đạo đức công vụ của công chức các CQCM thuộc UBND huyện vẫn còn ở mức độ chưa cao với 22,22% số người được hỏi đánh giá ở mức độ khá, 7,77% ở mức độ trung bình, và có 2,22% số người được hỏi đánh giá ở mức độ yếu. - Về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực thi công vụ Hiện tại, trong số 83 công chức các CQCM thuộc UBND huyện vẫn còn 12 công chức có trình độ cao đẳng, 07 công chức có trình độ trung cấp; mới chỉ có 01 công chức có trình độ thạc sĩ, nhưng là công chức lãnh đạo được cấp tỉnh luân chuyển về địa phương; có 75,90% công chức các CQCM thuộc UBND huyện có trình độ đại học, tuy nhiên trong số này, số lượng công chức có bằng đại học tại ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_u.pdf
Tài liệu liên quan