Luận văn Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.vii

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .6

3.1. Mục đích nghiên cứu.6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn .6

4.1. Đối tượng nghiên cứu.6

4.2. Phạm vi nghiên cứu.7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn.7

5.1. Phương pháp luận.7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.8

6.1. Ý nghĩa lý luận .8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn.8

7. Kết cấu của đề tài .9

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN .10

1.1. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện .10

1.2. Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.17

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân huyện.30

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức của một số tỉnh, thành phố

trong nước và các giá trị tham khảo rút ra .38

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo thành cánh đồng canh tác lúa nước tập trung [21]. - Điều kiện phát triển kinh tế; Những năm qua, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thời tiết diễn biến thất thường, hạn hán và lũ lụt xảy ra trên diện rộng; giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện tiềm ẩn những yếu tố bất lợi khó lường Những nguyên nhân trên tác động ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm trong cả nhiệm kỳ đạt 14,16 46 (Nghị quyết Đại hội 14-15%), trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 9,77%; công nghiệp và xây dựng tăng 22,21%; thương mại và dịch vụ tăng 20,4%. Tổng giá trị sản xuất trong 5 năm ước đạt 3.491,2 tỉ đồng [1]. - Về tăng trưởng kinh tế (xem bảng số 2.1): Bảng số 2.1. Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế huyện (giá so sánh 2010) STT Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thƣơng mại, dịch vụ Tổng số Trong đó: Công nghiệp I Tổng GTSX (tỷ đồng) 1 Năm 2010 516,482 335,059 82,423 50,423 99 2 Năm 2011 554,037 367,484 87,553 57,553 99 3 Năm 2012 594,568 382,470 101,098 70,098 111 4 Năm 2013 678,825 404,415 138,310 85,310 136,1 5 Năm 2014 777,410 432,878 181,032 102,395 163,5 6 Năm 2015 878,446 471,238 208,708 115,955 198,5 II Cơ cấu (%) 1 Năm 2010 100 64,87 15,96 61,17 19,17 2 Năm 2011 100 66,33 15,8 65,73 17,87 3 Năm 2012 100 64,33 17 69,33 18,67 4 Năm 2013 100 59,58 20,37 61,68 20,5 5 Năm 2014 100 55,68 23,29 56,56 21,03 6 Năm 2015 100 53,64 23,76 55,56 22,6 Nguồn: Số liệu Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lắk, giai đoạn 2010 - 2015 - Về tỷ trọng cơ cấu kinh tế; Qua bảng số liệu trên có thể thấy, cơ cấu kinh tế qua các năm có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, theo hướng giảm tỷ trọng ngành nônghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch vụ. Năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp 65%, đến năm 2015 giảm còn 54%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2010 là 16% đến năm 2015 tăng lên 24%; tỷ trọng ngành thương mại - dịch 47 vụ năm 2010 chiếm 19%, đến năm 2015 tăng lên 23%. Qua đó cho thấy, tăng trưởng kinh tế của huyện ngành nông nghiệpvẫn chiếm vai trò chủ đạo, tuy nhiên, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển sang ngành thương mại - dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trên địa bàn huyện. Giáo dục và Đào tạo; Có chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Tính đến thời điểm tháng 12/2018, toàn huyện có 44 cơ sở giáo dục (công lập 43, tư thục 01), tăng 02 cơ sở so với năm 2013; huy động trẻ trong độ tuổi đến trường 98,7% (NQĐH 98%); 11/11 xã, thị trấn duy trì, đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; có 11 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 25%; tỷ lệ học sinh bỏ học 0,4% (NQĐH dưới 1%). Y tế; Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế (Giai đoạn 2011 - 2020) và trạm y tế xã có bác sỹ đạt 100%; bình quân cón 7 bác sỹ/vạn dân (NQĐH 7 bác sỹ/vạn dân), đạt 100%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước khoảng 1,38% (NQĐH 1,4%); tỷ suất sinh hàng năm giảm bình quân 0,51‰(NQĐH giảm 0,5‰); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 22,15% (NQĐH <17%). Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ gia đình văn hóa toàn huyện đạt 82,13%, 78,22 thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa (NQĐH 85% số hộ, 80 - 85% thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa);100% buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có nhà văn hóa cộng đồng. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai thường xuyên, lãnh đạo thực hiện nghiêm túc trong các cơ quan, đơn vị. Công tác xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm, đổi mới việc quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về“Đẩy mạnh học 48 tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các chuyên đề hàng năm; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, CCHC được quan tâm thực hiện hiệu quả. 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lắk - Về thuận lợi; Huyện Lắk là một huyện nông nghiệp, kinh tế phát triển chậm, các hoạt động đời sống của công chức và nhân dân chưa chịu tách động lớn của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ trong giải quyết công việc giữa công chức với người dân gần gũi, hài hòa; đa số công chức CQCM thuộc UBND huyện có phẩm chất đạo đức tốt. Từ đó, đã tạo được môi trường làm việc gắn kết, thoải mái, gần gũi giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý với công chức; công chức có tinh thần trách nhiệm với công việc, thái độ làm việc tận tâm, tận lực. - Về khó khăn, hạn chế; Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống công chức phần lớn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy ngoài giờ hành chính, công chức CQCM thuộc UBND huyện còn tham gia sản xuất, làm kinh tế gia đình (làm nương rẫy, chăn nuôi, trồng trọt...), dẫn đến việc công chức còn bị chi phối nhiều thời gian cho công việc cá nhân, chưa toàn tâm toàn ý dành trọn thời gian để nghiên cứu, thực hiện chức trách nhiệm vụ. Bên cạnh đó, môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ cho công chức trong thực thi công vụ còn hạn chế; kinh phí để thực hiện mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho công chức CQCM thuộc UBND huyện chưa được quan tâm đúng mức. 49 2.2. Khái quát về công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lắk 2.2.1. Về số lượng Hiện nay, có 13 CQCM thuộc UBND huyện, với tổng số 88 công chức (xem bảng số 2.2): Bảng số 2.2. Số lƣợng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lắk, tính đến tháng 12/2018 (Đơn vị tính:Người) STT Tên đơn vị Số lƣợng công chức 1 Văn phòng HĐND và UBND huyện 19 2 Phòng Nội vụ huyện 8 3 Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện 10 4 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện 8 5 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện 6 6 Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện 7 7 Phòng Lao động - TB&XH huyện 8 8 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện 5 9 Phòng Văn hóa và Thông tin huyện 2 10 Phòng Y tế huyện 4 11 Phòng Tư pháp huyện 3 12 Phòng Dân tộc huyện 4 13 Thanh tra huyện 4 Tổng số 88 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lắk - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức CQCM thuộc UBND huyện năm 2018 50 2.2.2. Về cơ cấu Tính đến tháng 12/2018, số lượng công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk có tổng số 88 người, với cơ cấu về độ tuổi, dân tộc, giới tính như sau (Xem bảng số 2.3): - Cơ cấu độ tuổi; Số lượng công chức CQCM thuộc UBND huyện có độ tuổi dưới35 tuổi là 29 người, chiếm tỷ lệ 32,95%; từ 35 - 45 tuổi có 32 người, chiếm tỷ lệ 36,36%, trên 45 tuổi có 27 người, chiếm tỷ lệ 30,68%. - Cơ cấu dân tộc; Số công chức CQCM thuộc UBND huyện là dân tộc kinh có 74 người, chiếm tỷ lệ 84,09%; các dân tộc khác có14 người, chiếm tỷ lệ 15,9%. - Cơ cấu giới tính; Tổng số công chức CQCM thuộc UBND huyện là nam có 62 người, chiếm tỷ lệ 70,45%, nữ có 26 người, chiếm tỷ lệ 29,54%. Bảng số 2.3. Cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk tháng 12/2018 (Đơn vị tính: Người) Số TT Tên đơn vị Về Độ tuổi Dân tộc Giới tính > 45 Kinh Khác Nam Nữ 01 VP HĐND&UBND 10 2 7 17 2 10 9 0 Phòng Nội vụ 3 5 0 6 8 5 03 Phòng NN&PTNT 3 5 9 7 2 6 3 04 Phòng TC-KH 2 4 2 8 0 7 1 05 Phòng TN-MT 5 3 0 6 2 5 3 06 Phòng KT-HT 5 0 2 7 0 6 1 07 Phòng LĐ TB&XH 3 4 3 8 2 6 4 08 Phòng GD&ĐT 1 1 1 3 0 3 0 09 Phòng VH-TT 0 2 2 1 4 3 1 10 Phòng Y tế 4 0 1 5 0 1 4 11 Phòng Tư pháp 1 1 2 3 1 3 1 12 Phòng Dân tộc 2 1 1 3 1 4 0 13 Thanh tra 1 4 0 5 0 4 1 Tổng cộng 29 32 27 74 14 62 26 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lắk - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức CQCM thuộc UBND huyện năm 2018 51 Như vậy, qua bảng số liệu trên có thể thấy, qua 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2018), cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lắk đã có sự quan tâm đến cơ cấu, chất lượng công chức CQCM thuộc UBND huyện. Số lượng công chức dưới 30 tuổi: 29 người, chiếm 32,95%; số lượng công chức từ 35 đến 45 tuổi: 32 người, chiếm 36,36%; số lượng công chức trên 45 tuổi: 27 người, chiếm 30,68%. Công chức dân tộc kinh 74 người, chiếm 84,09%; công chức là các dân tộc khác: 14 người, chiếm 15,9%. Công chức nam 62 người, chiếm 70,45%; công chức nữ 26 người, chiếm 29,54%. Tuy nhiên, việc cơ cấu, bố trí số lượng công chức còn bất hợp lý, chưa thật sự đồng đều giữa các CQCM thuộc UBND huyện về độ tuổi, dân tộc, giới tính; tỷ lệ công chức trẻ, công chức nữ, công chức là người dân tộc thiểu số còn thấp, chưa thực sự đảm bảo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra. 2.3. Phân tích thực trạng chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lắk 2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức Theo thống kê của phòng Nội vụ, đến tháng 12/2018, tổng số công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk có 88 công chức. Theo đánh giá, tổng hợp, nhìn chung công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; cóphẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống, giản dị, lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, nhiệt tình trong công tác; giữ gìn và phát huy sự đoàn kết nội bộ, gắn bó với quần chúng nhân dân; cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, có được sự tin tưởng, tín nhiệm, đồng thuận của nhân dân; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đề ra. Kết quả đánh giá công chức hàng năm cho thấy: Tỷ lệ công chức CQCM có phẩm chất đạo đức tốt chiếm trên 80%. Có được kết quả trên, một phần do điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lắk còn nhiều khó khăn, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm cao (trên 60%), do vậy ít bị tác động ảnh 52 hưởng từ những mặt hạn chế của cơ chế thị trường, hơn nữa, công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk đa số là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nên thuận lợi cho việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác hiệu quả; công chức có điều kiện tiếp cận, sống gần dân, sát dân, hiểu rõ phong tục, tập quán của nhân dân tại địa phương, tổ chức vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nắm bắt kịp thời thông tin ở cơ sở để giải quyết công việc hiệu quả. Tại Điều 15, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về đạo đức của CB, CC: công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ; tại Điều 17 về văn hóa giao tiếp với nhân dân quy định: CB, CC phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. CB, CC không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ; tại Điều 18 về những việc CB, CC không được làm liên quan đến đạo đức công vụ: trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công; sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái phái luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. Đối chiếu với một số quy định nêu trên, trong thời gian qua, công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk cơ bản chấp hành và thực hiện tốt đạo đức công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp và linh hoạt trong xử lý, giải quyết công việc trên cơ sở các quy định của pháp luật. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, qua kiểm điểm đã tạo bước chuyển mới trong sinh hoạt Đảng, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, 53 đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (thay thế Chỉ thị số 03-CT/TW) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiện các chuyên đề hàng năm; tiếp tục thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng (khóa XI) về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, đặc biệt là người đứng đầu. Trong thời gian qua, công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng; có ý chí, nghị lực để vượt khó,góp phần xây dựng sự nghiệp đổi mới đất nước; một số công chức đã được rèn luyện từ cơ sở nên có tinh thần và ý chí quyết tâm cao trước mọi khó khăn, thử thách; thường xuyên tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên địa bàn sinh sống và công tác. Việc nâng cao ý thức và thái độ chấp hành quy định về tiêu chuẩn đạo đức được đông đảo công chức thực hiện. Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, vẫn còn một số công chức CQCM thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người công chức, người đảng viên, còn biểu hiện suy giảm về phẩm chất đạo đức, lối sống, dẫn đến vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm chính sách pháp luật của Nhà nước đến mức phải xử lý kỷ luật. Theo báo cáo của phòng Nội vụ về xử lý kỷ luật công chức, trong năm 2017, UBND huyện Lắk đã xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 01 công chức là cán bộ lãnh đạo phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện, vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; năm 2018, đã tiến hành xử lý kỷ luật 02 công chức, trong đó: xử lý kỷ luật 01 trường hợp công chức là quản lý cấp phòng (Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện), vi phạm nguyên tắc quản lý ngân sách, bằng hình thức khiển trách; xử lý 01 trường hợp công chức chuyên môn (Kế toán Văn phòng HĐND và UBND huyện), vi phạm nguyên tắc 54 quản lý ngân sách và chấp hành nội quy, quy chế làm việc, bằng hình thức buộc thôi việc... Ở một số nơi, trong quá trình thực thi công việc, công chức chưa thực sự toàn tâm toàn ý vì lợi ích của nhân dân, còn xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.Tuy nhiên, trong công tác đánh giá chất lượng công chức cuối năm, vẫn còn tình trạng công chức đó được cơ quan đánh giá ở mức hoàn thành tốt hoặc mức hoàn thành nhiệm vụ, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá thực chất chất lượng công chức CQCM và công tác thống kê báo cáo chung của huyện. Việc vi phạm đạo đức công vụ của công chức trước hết dẫn đến hậu quả không tốt cho bản thân công chức, ảnh hưởng đến thành quả chung của cơ quan, gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. 2.3.2. Về trình độ - Trình độ học vấn; Qua báo cáo số lượng, chất lượng công chức CQCM từ năm 2013 đến năm 2018, trình độ học vấn của công chức các CQCM được đánh giá như sau (xem bảng số 2.4): Bảng số 2.4. Trình độ học vấn của công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk, từ năm 2013 đến năm 2018 (Đơn vị tính: người/%) Thời gian Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trình độ THPT 85 96,6 85 96,6 82 98, 8 83 100 94 100 88 100 Tổng số 88 100 88 100 83 100 83 100 94 100 88 100 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lắk - Báo cáo số lượng, chất lượng công chứcCQCM thuộc UBND huyện Lắk từ năm 2013 đến năm 2018 55 Qua số liệu tổng hợp tại bảng số 2.4, nhận thấy: trình độ học vấn của công chức CQCM thuộc UBND huyện ngày càng được nâng cao, đạt chuẩn về trình độ văn hóa theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở quan điểm: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, huyện Lắk đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” trên địa bàn huyện, tỷ lệ phổ cập giáo dục ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng. Tính đến tháng 12/2018, tỷ lệ công chức CQCM thuộc UBND huyện có trình độ THPTđạt 100%; tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ mới hoàn thành trong 3 năm gần đây (năm 2016,2017, 2018), tiến độ thực hiện so với yêu cầu thực tiễn đặt ra còn chậm và chưa chủ động trong việc chuẩn hóa về trình độ văn hóa theo yêu cầu hội nhập và phát triển chung của cả nước, bên cạnh nguyên nhân việc quán triệt đường lối của Đảng về phát triển giáo dục chưa thường xuyên, chưa quan tâm đúng mức trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, còn có nguyên nhân từ các chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo còn nhiều bất cập. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Với đặc thù là một trong những huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk, trình độ chuyên môn của công chức CQCM còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của huyện chưa đáp ứngđược định hướng chỉ đạo: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, trong“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020” của Thủ tướng Chính phủ. Trình độ chuyên môn của công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk qua các năm (2013 - 2018), được thể hiện qua bảng tổng hợp sau đây (xem bảng số 2.5): 56 Bảng số 2.5. Trình độ đào tạo công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk, từ năm 2013 đến năm 2018 (Đơn vị tính: người/%) Từ kết quả bảng tổng hợp trên cho thấy, trình độ chuyên môn của công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk ngày càng được chú trọng và nâng lên so với trước đây. Qua các năm, số công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk có trình độ ĐH và trên ĐH có chiều hướng tăng nhẹ: Từ số lượng 01 công chức có trình độ chuyên môn trên ĐH năm 2013, tăng lên 5 công chức năm 2018; có 58 công chức trình độ chuyên môn ĐH năm 2013 tăng lên 68 công chức trình độ ĐH tại thời điểm năm 2018. Đồng thời, số công chức có trình độ chuyên môn: CĐ, trung cấp và số còn lại không qua đào tạo ngày càng giảm (năm 2013 có 21 công chức trình độ trung cấp, đến năm 2018 giảm còn 9 công chức). Tuy số công chức có trình độ chuyên môn ĐH và trên ĐH tăng chậm và không nhiều so với tổng số công chức của toàn huyện, nhưng đã có sự tăng về số lượng, từ đó cho thấy công chức CQCM thuộc UBND huyện Thời gian/Trình độ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Trên ĐH 1 1,14 1 1,14 2 2,4 4 4,8 4 4,25 5 5,68 ĐH 58 65,9 58 65,9 56 67,5 59 71,08 75 79,8 68 77,27 CĐ 7 7,95 7 7,95 7 8,43 7 8,43 5 5,31 5 5,68 Trung cấp 21 23,9 21 23,9 17 20,5 12 14,5 9 9,6 9 10,22 Còn lại 1 1,36 1 1,36 1 1,2 1 1,2 1 1,06 1 1,13 Tổng cộng 88 100 88 100 83 100 83 100 94 100 88 100 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lắk - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk, từnăm 2013 đến năm 2018 57 Lắk đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, đáp ứng yêu cầu về chất lượng công chức trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, việc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn của công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk vẫn chưa tạo được sự chuyển biến về chất, có nơi chỉ đảm bảo để đạt chuẩn về bằng cấp làm căn cứ để thụ hưởng ngạch, bậc lương theo quy định. Hơn nữa, tỷ lệ công chức có trình độ sau ĐH trên tổng số công chức CQCM của huyện rất thấp, chỉ chiếm 5,68% trong năm 2018, đây cũng chính là thực trạng chung của các địa phương vùng cao, đời sống và thu nhập của công chức thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Bên cạnh đó, tâm lý một số công chức sau khi được đào tạo qua chương trình CĐ, ĐH không có ý chí tự học tập, phấn đấu, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đã ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của công chức. - Trình độ lý luận chính trị; Bên cạnh yêu cầu công chức cần có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì yêu cầu về trình độ lý luận chính trị đối với đội ngũ công chức CQCM cũng ngày càng trở nên cấp thiết(xem bảng số 2.6). Bảng số 2.6. Trình độ lý luận chính trị của công chứcCQCM thuộc UBND huyện Lắk, từ năm 2013 đến năm 2018 (Đơn vị tính: Người) TT Trình độđào tạo Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ BQ % 1 Chƣa qua đào tạo 54 52 54 53 63 54 62,95 2 Sơ cấp 1 1 1 1 1 1 1,14 3 Trung cấp 9 10 8 8 9 9 10,10 4 Cao cấp 24 25 20 21 21 24 25,77 Tổng cộng 88 88 83 83 94 88 100 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lắk - Báo cáo trình độ lý luận chính trị của công chức CQCM thuộc UBND huyện, từ năm 2013 đến năm 2018 58 Qua tổng hợp số liệu hàng năm, từ năm 2013 đến năm 2018 cho thấy, số công chức CQCM chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị còn cao, tỷ lệ bình quân là 62,95%, chủ yếu là công chức lãnh đạo cấp phó và một số ít chuyên viên các phòng; số người có trình độ sơ cấp rất thấp, tỷ lệ bình quân là 1,14%; đến thời điểm cuối năm 2018, vẫn còn 54/88 công chức chưa được đào tạo trình độ lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 61,36%. Công chức CQCM thuộc UBND huyện có trình độ cao cấp lý luận chính trị thấp, tỷ lệ bình quân chỉ chiếm 25,77%, tỷ lệ bình quân công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị chỉ chiếm 10,10%, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của cả nước (đạt 55%). Hiện nay, một số công chức là lãnh đạo cấp phòng khi bổ nhiệm chức danh trưởng, phó phòng nhưng chưa qua đào tạo trung cấp lý luận chính trị, nhất là gần đây, cụm từ bổ nhiệm cán bộ “nợ tiêu chuẩn” rộ lên làm cho dư luận và nhân dân bức xúc, điều này cho thấy công tác bổ nhiệm lãnh đạo của huyện còn thiếu chặt chẽ và chưa đảm bảo quy định về điều kiện, tiêu chuẩn khi bổ nhiệm cán bộ, thực tế này có nhiều nguyên nhân như: Do văn bản luật thường thay đổi, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể áp dụng chế tài sai phạm trong công tác cán bộ, dẫn đến còn nể nang trong xử lý, khắc phục sai phạm, thường chỉ dừng ở mức nhắc nhở, rút kinh nghiệm..., một phần do trách nhiệm của cấp tham mưu, người có thẩm quyền chưa được phát huy, mang tính qua loa, chiếu lệ. Một số ít công chức được quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng cho nhiệm kỳ tiếp theo thì mới được xét duyệt đào tạo trung cấp lý luận chính trị, cao cấp trở lên, đây là một thực trạng khá phổ biến ở các địa phương. Bên cạnh đó, còncó một số công chức thiếu tiêu chuẩn, nhưng lại có thời gian công tác lâu năm, rơi vào những giai đoạn mang tính lịch sử. - Trình độ quản lý nhà nước; Tính đến thời điểm tháng 12/2018, tổng số công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk được bồi dưỡng trình độ QLNNngạch Chuyên viên chính là 9/88 người, ngạch Chuyên viên là 50/88 59 người, số công chức chưa được bồi dưỡng trình độ QLNN là 29/88 người (xem biểu đồ 2.1): Biểu đồ số 2.1. Trình độ quản lý nhà nƣớc của công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk năm 2018 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lắk - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức CQCM thuộc UBND huyện Lắk tháng 12/2018 Tính đến thời điểm tháng 12/2018, tỷ lệ công chức CQCM được bồi dưỡng kiến thức QLNN theo chương trình ngạch Chuyên viên chính chiếm 10,22%, trình độ QLNN ngạch Chuyên viên chiếm tỷ lệ 56,81%, tỷ lệ công chức chưa được bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 32,95%. Từ đó cho thấy, trình độ QLNN của công chức CQCM của huyện còn thiếu nhiều.Điều này xuất phát từ thực tế công tác chỉ đạo, điều hành của huyện chưa thường xuyên, chưa tổ chức thực hiện tốt việc cử công chức đi học các lớp bồi dưỡng trình độ QLNN. Trong quá trình thực thi công vụ, nhữnghạn chế về kiến thức cũng như sự thiếu hụt về kỹ năng QLNN sẽ có ảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_u.pdf
Tài liệu liên quan