Luận văn Chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 5

3.1. Mục đích. 5

3.2. Nhiệm vụ . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 6

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6

5.1. Cơ sở phương pháp luận . 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu. 6

6. Bố cục của luận văn. 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CC CƠ

QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN. 8

1.1. Chất lượng và Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức . 8

1.1.1. Tổng quan chung về chất lượng . 8

1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng. 11

1.1.3. Tổng quan chung về chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức . 13

1.2. Người làm việc cho nhà nước và chất lượng người làm việc cho nhà nước

. 22

1.2.1. Phân loại người làm việc cho nhà nước. 23

1.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho nhà nước . 24

1.2.3. Tiêu chuẩn chất lượng gắn với quy định những điều công chức không

được làm và phải làm. 29

1.2.4. Đánh giá chất lượng công chức làm việc cho các cơ quan nhà nước

. 30

1.2.5. Chất lượng công chức làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

ban nhân dân cấp huyện. 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 43

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- CC, viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ cấp trưởng phải có thời gian từ đủ 03 năm (đủ 36 tháng) trở lên đảm nhiệm chức vụ cấp phó hoặc tương đương. - CC, viên chức được bổ nhiệm chức vụ cấp phó phải có thời gian công tác ở lĩnh vực chuyên môn từ đủ 03 năm (đủ 36 tháng) trở lên kể từ khi được 42 cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch CC hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Dựa vào các khung tiêu chuẩn chất lượng đó, đánh giá chất lượng trưởng phòng; các phó trưởng phòng các cơ quan chuyên môn cũng sẽ được xem xét, so sánh với các yêu cầu, đòi hỏi. Và nếu đội ngũ trưởng phòng, các phó trưởng phòng đều có những thuộc tính cá nhân đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của các khung tiêu chuẩn chất lượng (của trung ương quy định; của địa phương quy định), có thể kết luận họ có chất lượng và ngược lại sẽ không có chất lượng. 43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong Chương 1, tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học về chất lượng, các tiêu chí phản ánh chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng, phân loại người làm việc cho nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng người làm việc cho nhà nước. Từ đó, tác giả làm rõ khái niệm các phòng chuyên môn UBND cấp huyện, tiêu chí, tiêu chuẩn (chất lượng) CC áp dụng cho CC chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tiêu chuẩn (chất lượng) CC chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tiêu chuẩn (chất lượng) ngạch Chuyên viên chính, ngạch Chuyên viên, ngạch Cán sự, ngạch Nhân viên; tiêu chuẩn CC đảm nhận các chức danh quản lý cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đồng thời làm rõ việc đánh giá chất lượng CC làm việc ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo tiêu chuẩn chất lượng và thông qua việc khảo sát mức độ hài lòng đối với CC trong làm việc, tiếp xúc, giải quyết công việc của người dân. Kết quả nghiên cứu Chương 1 làm căn cứ khoa học để tác giả nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CC các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ở Chương 2. Về phương pháp luận cũng như lý thuyết, tiêu chuẩn chất lượng của CC bao gồm cả CC đảm nhận chức danh quản lý lẫn CC chuyên môn được pháp luật nhà nước quy định. Đánh giá CC có chất lượng hay không tức so sánh CC đó với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố. Và khi tiêu chuẩn chất lượng được công bố, tất cả CC đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn đó, tức CC có chất lượng. Nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đó, có thể coi CC không có chất lượng. Khi muốn nâng cao chất lượng tức cũng có nghĩa là nâng cao tiêu chuẩn (chất lượng) đòi hỏi với CC. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể các nhà quản lý, cơ quan nhà nước sẽ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng mới cao hơn tiêu chuẩn đã công bố. 44 Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Giới thiệu về thành phố Thủ Dầu Một và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một 2.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Thủ Dầu Một là một thành phố có bề dày truyền thống lịch sử với hơn 300 năm xây dựng và phát triển, là một đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là trung tâm hành chính - tổng hợp của tỉnh. Địa giới hành chính của thành phố: phía Đông giáp thị xã Tân Uyên; phía Tây giáp với huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh qua ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn; phía Nam giáp với thành phố Thuận An và phía Bắc giáp thị xã Bến Cát. Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên là 118,67 km² (chiếm 4,40 % tổng diện tích toàn tỉnh), dân số 502.976 người (theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2017), mật độ dân số 4.230 người/km². Ngày 27/6/2012, “Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, với 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ, Hòa Phú, Phú Tân, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An”. Trung tâm thành phố đặt tại phường Phú Cường, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, Đoàn thể, cơ quan HCNN, các cơ sở văn hóa - giáo dục - y tế quan trọng của thành phố. Ngoài ra, phường Hòa Phú, còn là nơi tập trung hầu hết các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các điểm dân cư đô thị, trung tâm đầu mối về thương mại, dịch vụ tập trung của tỉnh Bình Dương 45 và của khu vực. Do vị trí là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Dương và là trung tâm tổng hợp cấp vùng nên lưu lượng chuyên gia, công nhân viên, sinh viên, học sinh và khách lưu trú, khách vãng lai khác đến thành phố Thủ Dầu Một để làm việc, khám chữa bệnh, học tập, du lịch rất lớn và ngày càng tăng. Đặc biệt, thành phố Thủ Dầu Một còn là trung tâm tổng hợp công nghiệp dịch vụ cấp vùng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn có Khu Liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Đô thị diện tích 4.388,3 ha và các cụm công nghiệp đang hoạt động nên khối lượng công việc gia tăng rất lớn ở các lĩnh vực như: giao thông, xây dựng, đô thị, tài chính ngân sách, y tế, giáo dục. Ngoài ra, thành phố Thủ Dầu Một còn là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cấp vùng, với 07 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 07 trường trung cấp. Sau 45 năm từ ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh, cùng với nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố, đặc biệt là khi được công nhận đô thị loại II (2014) và đô thị loại I (2017) cho đến nay, thành phố đã có những bước chuyển mình ngày càng rõ nét và đạt những thành tựu khá quan trọng: tính đến thời điểm cuối năm 2019, cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng: 60,89%-39,06%-0,04%, so với cơ cấu kinh tế đầu nhiệm kỳ là: 60,88%-39,03%-0,09%; chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến cuối 2020 là 60,89%-39,07%-0,04%. Về thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cuối năm 2019 ước đạt 158.516 tỷ đồng, tăng 28,01% so với cùng kỳ; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 27,92%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32,28%. Sức mua trên thị trường ổn định, không có đột biến về giá. Ước giá trị sản xuất công nghiệp đạt 35818,5 tỷ đồng, tăng 27,18% so với năm 2018. Ước tổng thu ngân sách Nhà nước do thành phố quản lý là 5.622 tỷ 309 triệu đồng, đạt 159,34% so với chỉ tiêu dự toán tỉnh giao 46 và đạt 155,91% so với Nghị quyết HĐND thành phố, trong đó, ước thu mới ngân sách là 3.499 tỷ 775 triệu đồng, đạt 115,75% so với chỉ tiêu dự toán tỉnh giao và Nghị quyết HĐND thành phố. Ước tổng chi ngân sách là 1.930 tỷ 132 triệu đồng, đạt 103,59% so với chỉ tiêu dự toán tỉnh giao và đạt 97,69% so với Nghị quyết HĐND thành phố. Tỉ lệ đô thị hóa của thành phố là 89,2%; trên địa bàn, hoạt động nông nghiệp còn rất ít, tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế khoảng 0,4%. Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người đạt 20,4 m2. Diện tích các công trình phúc lợi công cộng bình quân đạt 8,9 m2/người. Tổng diện tích đất dành cho xây dựng đường giao thông đô thị là 1.053 ha, chiếm 21% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Mật độ đường giao thông chính trong khu vực nội thị 10,9 km2. Toàn thành phố hiện có 1.746 tuyến đường do tỉnh, thành phố, các khu dân cư và phường, xã quản lý, dài 697,9 km. Trong đó: đường do tỉnh quản lý 16,09 km; đường do thành phố quản lý 120,89; đường do chủ đầu tư các khu dân cư quản lý 238,29 km và chuẩn bị bàn giao cho UBND thành phố quản lý. Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển: sự nghiệp giáo dục tiếp tục được quan tâm và đầu tư; 100% trường được xây dựng kiên cố, trong đó có 50/58 trường được lầu hóa, đạt tỷ lệ 86,2%; tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi ở cấp tiểu học đạt 100% và cấp trung học cơ sở đạt 99,6%, đạt chỉ tiêu đề ra. 2.1.2. Giới thiệu về cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Theo quy định hiện nay, UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có 12 cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp việc, bao gồm: - Phòng Nội vụ: “thực hiện chức năng QLNN về tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế CC và cơ cấu ngạch CC trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với CBCCVC, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự 47 nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; CBCCVC; CBCC phường và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng”[25,tr4]. - Phòng Tư pháp: “thực hiện chức năng QLNN về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”[25,tr5]. - Phòng Tài chính - Kế hoạch: “thực hiện chức năng QLNN về tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân[25,tr5]. - Phòng Tài nguyên và Môi trường: “thực hiện chức năng QLNN về đất đai; về tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản và môi trường”[25,tr5]. - Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội: “thực hiện các chức năng QLNN đối với lĩnh vực việc làm; hoạt động dạy nghề; lao động và tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội”[25,tr5]. - Phòng Văn hóa và Thông tin: “thực hiện chức năng QLNN về văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin”[25,tr5]. - Phòng Giáo dục và Đào tạo: “thực hiện chức năng QLNN về chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn CB quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục 48 và đào tạo” [25,tr5]. - Phòng Y tế: “thực hiện chức năng QLNN về Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình” [25,tr6]. - Thanh tra thành phố: “thực hiện các chức năng QLNN đối với công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi hoạt động QLNN của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật” [25,tr6]. - Văn phòng HĐND và UBND: “tham mưu tổng hợp cho Hoạt động của HĐND, UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức” [25,tr6]. - Phòng Kinh tế: “thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại” [25,tr7]. - Phòng Quản lý đô thị: “thực hiện chức năng QLNN về quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông” [25,tr7]. 49 2.2. Tổng quan về công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 2.2.1. Về Số lượng chung Bảng 2.1. Thống kê số lượng CC cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Thủ Dầu Một theo Ngạch CC Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một Qua bảng 2.1, ta thấy hiện nay, đội ngũ CC cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố có 109 người. Từ năm 2015, với việc thực hiện tinh giản biên chế theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, thành phố đã kiên quyết giảm mạnh số lượng CC cơ quan chuyên môn. Năm 2015, số lượng CC tổng cộng là 192 biên chế nhưng đến năm 2019, đã giảm chỉ còn 109 biên chế, tức là giảm 83 biên chế. Số lượng biên chế CC giảm là do nguyên nhân từ năm 2016, các cơ quan HCNN của tỉnh cũng như của thành phố, bắt buột phải thực hiện quyết liệt “việc tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ” và các chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. 50 Tỷ lệ CV tại UBND chiếm tỷ lệ cao. Hầu hết số ngạch đều giảm qua hàng năm, chỉ riêng ngạch CVC tăng từ giai đoạn 2017 đến 2019 (tăng thêm 5 người). 2.2.2. Về Giới tính Bảng 2.2: Thống kê giới tính CC CC cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Thủ Dầu Một Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua phân tích bảng số liệu cũng cho thấy được sự nỗ lực của lãnh đạo UBND thành phố và cơ quan chuyên môn trong việc nâng dần số lượng cũng như tỷ lệ CC nữ trong tổng số CC, từ 38,0 % năm 2015 lên 44,9 % năm 2019 (tuy từ năm 2015, tỷ lệ có tăng giảm không đồng đều nhưng không đáng kể). Điều này thể hiện chính sách bình đẳng giới cũng như chính sách đề cao vị trí, vai trò của CC nữ trong hoạt động QLNN của thành phố, luôn được quan tâm và tăng cường chỉ đạo thực hiện. 51 2.2.3 Về Độ tuổi Bảng 2.3: Thống kê độ tuổi CC CC cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Thủ Dầu Một Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.3, cho ta thấy, cơ cấu theo độ tuổi của CC phần lớn ở độ tuổi từ 31 đến 50. Đây là độ tuổi mà CC đã trưởng thành về mặt nhận thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là khả năng tư duy nhạy bén, dự báo sát được tình hình và xử lý, giải quyết tốt các vấn đề trong quá trình thực thi công vụ. Tuy nhiên, đội ngũ CC trẻ vẫn còn ở mức thấp, độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm 22,1% (năm 2019), trong khi đó, CC có độ tuổi từ 31 đến 50 chiếm 52,3% (năm 2019), CC trên 50 tuổi chiếm 25,6% (năm 2019). CC chuyên môn CC chuyên môn là CC làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một. Theo quy định của pháp luật, CC chuyên môn sẽ phải đáp ứng những công việc mang tính chuyên môn, và do đó trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trong. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một có 12 phòng chuyên môn. CC chuyên môn của phòng nào đòi hỏi phải có chuyên môn thích ứng với lĩnh vực 52 đó. Theo quy định, mỗi một ngạch CC trên từng ngành cụ thể. Mỗi một ngành, CC hành chính đòi hỏi phải đáp ứng chuyên môn tương ứng; ví dụ ngành Thanh tra, đòi hỏi phải có bằng cấp chuyên môn tương ứng. 2.3. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một. 2.3.1 Đánh giá theo từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân: Bảng 2.4: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một năm 2019. Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Từ số liệu Bảng 2.4, có thể rút ra một số nhận xét: Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; còn 02 CC chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 53 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn 07 CC chưa đạt yêu cầu để thi nâng ngạch (thiếu bằng Đại học, thiếu năm công tác) nên giữ ngạch cán sự và nhân viên. Ghi chú: *Hiện nay theo nội dung “Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” thì trong tuyển dụng, bổ nhiệm CC, các loại chứng chỉ A, B, C tiếng Anh đã được thay thế bởi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ 6 bậc. **Theo “Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, ngày 11 tháng 3 năm 2014, quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin” và “Công văn số 1813/BTTTT-CNTT, ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc sử dụng chứng chỉ tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch CC; tuyển dụng, thăng hạng viên chức” thì chứng chỉ tin học A và B đã được thay thế bằng chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.5: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 54 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.5, cho ta thấy CC Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Kinh tế thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.6: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Kinh tế thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Từ số liệu Bảng 2.6, có thể rút ra một số nhận xét: Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; nhưng còn 01 CC chưa đáp ứng 55 yêu cầu trình độ ngoại ngữ và 01 CC chưa đáp ứng yêu cầu trình độ tin học. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Thanh tra thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.7: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Thanh tra thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.7, cho ta thấy CC Thanh tra thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.8: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Thủ Dầu Một 56 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Từ số liệu Bảng 2.8, có thể rút ra một số nhận xét: Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; nhưng còn 02 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.9: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. 57 Qua số liệu bảng 2.9, có thể rút ra một số nhận xét: Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; còn 02 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn 05 CC chưa đạt yêu cầu để thi nâng ngạch (thiếu bằng Đại học, thiếu năm công tác) nên giữ ngạch cán sự. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Tư pháp thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.10: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Tư pháp thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.10, cho ta thấy mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch về Trình độ chuyên môn là 100%; Trình độ quản lý nhà nước là 100%; Trình độ ngoại ngữ theo quy định là 80% (có 01 trường hợp là Chuyên viên không đủ tiêu chuẩn) và Trình độ tin học theo quy định là 100%. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Dầu Một 58 Bảng 2.11: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.11, có thể rút ra một số nhận xét: Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 80%; còn 01 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn và 01 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ tin học thoe yêu cầu. Bên cạnh đó, vẫn còn 02 CC chưa đạt yêu cầu để thi nâng ngạch (thiếu bằng Đại học, thiếu năm công tác) nên giữ ngạch nhân viên. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Thủ Dầu Một 59 Bảng 2.12: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.12, cho ta thấy mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch về Trình độ chuyên môn là 100%; Trình độ quản lý nhà nước là 100%; Trình độ ngoại ngữ theo quy định là 83.3% (có 01 trường hợp là Chuyên viên không đủ tiêu chuẩn) và Trình độ tin học theo quy định là 100%. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.13: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 60 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.13, cho ta thấy CC Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Y tế thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.14: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Y tế thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.14, cho ta thấy CC Phòng Y tế thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. 61 Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.15: Thống kê mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Thủ Dầu Một năm 2019 Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một. Qua số liệu bảng 2.15, cho ta thấy CC Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. 2.3.2 Tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch CC của CC chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một Bảng 2.16 Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch CC của CC chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một 62 Nguồn: Tổng hợp cá nhân từ khảo sát và số liệu của Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một Ghi chú: *Gồm 11 Thạc sĩ và 69 Cử nhân, Kỹ sư. **Hiện nay theo nội dung “Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” thì trong tuyển dụng, bổ nhiệm CC, các loại chứng chỉ A, B, C tiếng Anh đã được thay thế bởi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ 6 bậc. ***Theo “Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, ngày 11 tháng 3 năm 2014, quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin” và “Công văn số 1813/BTTTT-CNTT, ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc sử dụng chứng chỉ tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch CC; tuyển dụng, thăng hạng viên chức” thì chứng chỉ tin học A và B đã được thay thế bằng chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao. Từ số liệu bảng 2.16, có thể rút ra một số nhận xét: Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 97.5%, điều này là minh chứng cho việc nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào của UBND thành phố thời gian vừa 63 qua; còn 10 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; còn 02 CV chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ tin học. Bên cạnh đó, vẫn còn 14 CC chưa đạt yêu cầu để thi nâng ngạch (thiếu bằng Đại học, thiếu năm công tác) nên giữ ngạch cán sự và nhân viên. CC chuyên môn đảm nhận chức danh quản lý (trưởng phòng và các phó trưởng phòng) Chức danh trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một nói riêng cũng như cả nước nói chung, theo quy định của L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_cong_chuc_co_quan_chuyen_mon_thuoc_uy_ba.pdf
Tài liệu liên quan