DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. 3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ. 4
PHẦN MỞ ĐẦU. 5
1. Lý do chọn đề tài. 5
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu . 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 9
4. Phương pháp nghiên cứu. 11
5. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. 18
6. Cấu trúc luận văn. 19
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.20
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ khoa học. 20
1.1.1 Gia đình đình và sinh đẻ . 20
1.1.2 Tỷ số giới tính khi sinh, lựa chọn giới tính trước sinh. 21
1.1.3 Các thực hành lựa chọn giới tính thai nhi phổ biến ở Việt
Nam hiện nay . 23
1.2 Khung lý thuyết áp dụng . 25
1.2.1 Lý thuyết chức năng. 25
1.2.2 Lý thuyết Nhân học biểu tượng/ diễn giải . 26
1.3 Thực trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam và trên thế giới
27
Tiểu kết chương 1 .
CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH VĂN HÓA DẪN TỚI HÀNH VI LỰA CHỌN GIỚI
TÍNH TRƯỚC SINH.
2.1. Ý niệm về giá trị của con cái trong gia đình
39 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc lựa chọn giới tính thai nhi của những cặp vợ chồng sinh con theo ý muốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g LCGTTS)
hoặc quá trình chữa trị vô sinh, hiếm muộn (nghiên cứu trường hợp vô sinh, hiếm
muộn) để thấy suy nghĩ của bản thân họ về việc này diễn ra như thế nào trong suốt
thời gian đó và có sự thay đổi gì trong nhận thức đó hay không?
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Do đặc thù của đề tài nghiên
cứu, việc tiếp cận địa bàn và đối tượng nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, mẫu nghiên
cứu được lựa chọn dựa trên sự thuận lợi, tính dễ tiếp cận và đồng thuận của đối
tượng nghiên cứu. Việc nghiên cứu trường hợp, trong điều kiện nhân lực và tài chính
hạn chế chỉ có thể thực hiện được ở một số ít đối tượng có sự đồng thuận cao và
nhiệt tình giúp đỡ tác giả.
Số lượng mẫu: 3. Trong đó: 2 trường hợp LCGTTS và 1 trường hợp vô sinh,
hiếm muộn.
Thông tin về đối tượng nghiên cứu: đã trình bày trong phần đối tượng và phạm
vi nghiên cứu.
Phương pháp phân tích mạng lưới xã hội, vốn xã hội:
Mục đích: Nghiên cứu sâu đến mức tối đa có thể những cặp đôi này để thu được
kết quả sâu sắc hơn, hiểu được sâu sa động cơ, tâm lí, nhận thức của họ xoay quanh
12
việc sinh con theo ý muốn. Tìm hiểu các nguồn lực kinh tế, vốn tri thức, mối quan hệ
xã hội có tác động như thế nào đến việc suy nghĩ và quyết định can thiệp LCGTTS.
Số lượng mẫu: 3, trong đó, 2 mẫu sinh con theo ý muốn và 1 mẫu chữa vô sinh,
hiếm muộn.
Phương pháp phân tích dữ liệu diễn ngôn: Phân tích suy nghĩ, tâm lí của các cặp
được nghiên cứu thông cách thái độ, giao tiếp hàng ngày của họ về vấn đề con cái,
gia đình, rộng hơn là yếu tố văn hóa, xã hội để thấy được mức độ quan tâm đến giới
tính cho của con họ. Họ muốn có con trai hay con gái hay đủ cả trai lẫn gái do ý thích
cá nhân hay giới tính của con còn chứa đựng những mong muốn, kỳ vọng nào khác
của cha mẹ.
Phương pháp quan sát:Quan sát những cặp đôi tìm đến hai phòng khám được
lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu để thấy được thái độ, tâm trạng của họ khi đến đây.
4.2. Khó khăn và thách thức trong tiếp cận nghiên cứu
SRB hay nạo phá thai lựa chọn giới tính là những vấn đề nổi cộm, được UNFPA
và một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm. Việc LCGTTS cũng đã được bàn đến
rất nhiều trong các báo cáo của UNFPA, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
trường hợp về những cặp vợ chồng LCGTTS. Đây không phải vấn đề quá nhạy cảm,
song việc tiếp cận địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu cũng có một số khó
khăn, hạn chế nhất định.
4.2.1. Khó khăn khi tiếp cận địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Phòng khám Đông y đầu tiên mà tác giả tìm đến là của thầy Đông, ở Yên Phong
– Bắc Ninh (tên người cấp tin đã được thay đổi để đảm bảo nguyên tắc ẩn danh). Đây
là một phòng khám theo mô hình gia đình, có quy mô khá lớn và chuyên môn hóa
với nhà xe, nơi lấy số thứ tự và chờ khám, người khám, người bốc thuốc riêng. Bệnh
nhân đến khám sau khi gửi xe ở nhà con trai thầy Đông sẽ được phát số thứ tự khám
do số lượng khách khá đông. Sau đó, khách ngồi đợi trong sân nhà thầy, chờ đến lượt
vào khám. Thầy sẽ trực tiếp bắt mạch, kê đơn cho từng người. Sau khi khám xong,
khách ra ngoài tiếp tục ngồi đợi con trai thầy (cũng là thầy thuốc) bốc thuốc. Tùy vào
13
tình trạng sức khỏe từng người và nhu cầu, khoảng cách địa lí xa hay gần, mỗi người
thường được kê chín hoặc 18 thang thuốc.
Tác giả biết đến phòng khám của thầy Đông nhờ sự giới thiệu của một người
quen và được cảnh báo rằng: “cẩn thận không người ta tưởng là nhà báo người ta
đuổi đấy”. Lần đầu đến đây, tác giả chưa giới thiệu về đề tài nghiên của mình mà đến
với tư cách khách hàng, lấy số và xếp hàng vào khám như những cặp vợ chồng khác
(cùng với một người nam, đóng giả làm vợ chồng). Để có thể thực hiện nghiên cứu,
tác giả cần phải khảo sát tại địa bàn trong thời gian dài và tìm kiếm đối tượng nghiên
cứu. Việc đóng giả làm khách hàng không thể thực hiện được bởi tác giả sẽ bị thầy
hoặc người trông xe nhớ mặt. Và điều quan trọng là cách làm này vi phạm đạo đức
trong nghiên cứu. Vì vậy, sau hai lần đóng vai khách hàng, tác giả đã trình bày rõ
mục đích nghiên cứu với thầy Đông nhưng thầy từ chối giúp đỡ. Bởi lẽ, lượng người
đến khám mỗi ngày ở đây khá đông, đặc biệt là vào hai ngày cuối tuần. Phòng mạch
của thầy hoạt động có giấy phép và được hiệp hội Đông y Bắc Ninh thông qua nhưng
trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có khá nhiều luồng ý kiến trái chiều về
chất lượng. Vì vậy, dù đã giới thiệu mình là nhà nghiên cứu và đảm bảo tính bảo mật
của thông tin thu thập được nhưng thầy Đông vẫn nghi ngờ và từ chối giúp đỡ.
Không nhận được sự hợp tác từ phía chủ phòng khám, tác giả đã vận dụng các
mối quan hệ xã hội của bản thân và tìm được ba cặp vợ chồng có can thiệp để sinh
con theo ý muốn. Việc nghiên cứu sâu có thể tiến hành với hai trên ba cặp vợ chồng
này nhưng ngoài nghiên cứu trường hợp, điều tác giả muốn là làm một thống kê
định lượng về những đối tượng lựa chọn giới tính thai nhi lại không thể thực hiện
được.
Dưới sự gợi ý của một người bạn, tác giả đã sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm
đối tượng nghiên cứu. Một điều thú vị là tất cả các bài đăng tin giới thiệu cụ thể về
mục đích, mong muốn của tác giả trên một số trang mạng như Facebook, diễn đàn
webtretho, lamchame đều không nhận được bất cứ phản hồi nào. Nhưng khi bài
đăng chuyển sang dạng: “Có ai đang có nhu cầu sinh con trai cho em xin địa chỉ lấy
14
thuốc và kinh nghiệm?” hoặc “Có mẹ nào biết chỗ bốc thuốc đẻ con trai hay chữa vô
sinh hiếm muốn không?” thì nhận được rất nhiều phản hồi, chia sẻ kinh nghiệm của
thành viên diễn đàn. Bốn bài đăng trên fan page webtretho có tổng số 57 bình luận
của năm thành viên, tác giả nhận được một tin nhắn và một cuộc điện thoại; hai bài
đăng trên fan page lamchame cũng nhận được 12 bình luận của hai thành viên. Điều
này cho thấy rằng tâm lý chung của các thành viên trên mạng xã hội chỉ quan tâm
đến những người có cùng mục đích sinh con theo ý muốn giống như họ và sẵn sàng
tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm rất nhiệt tình, nhưng lại e dè công việc của các nhà
nghiên cứu và báo giới. Nếu không ngại ngùng, người ta cũng sẽ bàng quan, không
quan tâm. Về sau, khi trực tiếp đến một phòng khám Đông y khác ở Quế Võ, Bắc
Ninh, tác giả cũng gặp phản ứng tương tự như vậy của các cặp vợ chồng đến khám.
Việc tìm kiếm đối tượng nghiên cứu trên mạng cho hội cho thấy những khả
quan bước đầu, có thể tìm kiếm được một số lượng người lựa chọn giới tính thai nhi.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng có thể không mang tính bao quát do mẫu
không mang tính đại diện. Trong số chín phản hồi tác giả nhận được trong vòng một
tuần, có năm trường hợp LCGTTS và bốn trường hợp hiếm muộn và cả chín trường
hợp đều ở độ tuổi dưới 35, trình độ học vấn Đại học. Các đối tượng nghiên cứu tìm
kiếm được trên mạng xã hội chỉ tập trung vào một số nhóm như dân công sở, người
có trình độ học vấn cao, trẻ tuổi và sống tập trung ở khu vực thành phố, thị xã, thị
trấn. Những người cũng lựa chọn giới tính thai nhi nhưng sống ở vùng nông thôn,
làm các công việc lao động chân tay và ở độ tuổi trung niên bị bỏ qua bởi nhóm đối
tượng này phần lớn đều không sử dụng internet. Nếu có, việc tham gia các diễn đàn,
mạng xã hội của họ cũng rất hạn chế. Mặc dù có một vài người khá nhiệt tình khi biết
được mục đích nghiên cứu của tác giả nhưng việc sử dụng mạng xã hội để thực hiện
nghiên cứu không khả quan. Một thành viên trên fan page webtretho đã giới thiệu
tác giả đến phòng khám của thầy P ở Đình Trám – Bắc Giang. Tuy nhiên, do bốc
thuốc Bắc chỉ là nghề phụ của thầy nên khách hàng nếu muốn đến khám thường phải
15
hẹn lịch trước với thầy. Vì vậy, phòng khám của thầy rất vắng khách, việc tiến hành
nghiên cứu ở đây cũng không thuận lợi.
Trong lúc đang gặp khó khăn khi tìm kiếm và tiếp cận địa bàn nghiên cứu,
thông qua một người quen, tác giả được giới thiệu đến phòng khám của thầy Phong
ở Quế Võ, Bắc Ninh. May mắn rằng thầy Phong trước khi quay trở về nhà học nghề
bốc thuốc gia truyền vốn là một nhà văn, nhà báo nên ngay khi tác giả trình bày về
đề tài nghiên cứu, thầy đã hiểu và đồng ý để tác giả hàng ngày đến quan sát,làm các
công việc phục vụ cho đề tài.
Khác với phòng khám của thầy Đông, phòng khám của thầy Phong chỉ có một
mình thầy làm việc, từ bắt mạch, kê đơn đến bốc thuốc. Thầy cũng là người khá khó
tính. Nếu lượng khách đến khám đông, công việc nhiều, khách hàng thắc mắc quá
nhiều thì có thể bị thầy đuổi về. Vì vậy, trong gần một tháng đầu tiên, dù được thầy
tạo điều kiện, song công việc chính của tác giả khi đến đây là phụ giúp thầy bốc
thuốc. Vào những ngày vắng khách và xen kẽ trong lúc thầy Phong bắt mạch, tác giả
tranh thủ làm quen, giới thiệu với các cặp vợ chồng đến khám. Việc trao đổi cụ thể
với các đối tượng nghiên cứu chỉ thực hiện được khi tác giả trực tiếp đến nhà của họ.
Khó khăn khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu
Mặc dù được thầy Phong tạo điều kiện giúp đỡ, giới thiệu với khách hàng: “Đây
là sinh viên đang làm luận văn về vấn này, không phải nhà báo nên có hỏi gì các cháu
cứ trả lời” nhưng lại một lần nữa, tác giả vấp phải sự e dè, thờ ơ từ phía các cặp đôi.
Họ đùn đẩy cho nhau và từ chối giúp đỡ tác giả. Nếu có, sự giúp đỡ ấy thường không
đủ để tiến hành nghiên cứu sâu. Hầu hết các cặp vợ chồng sinh con theo ý muốn đều
mang tâm lý bàng quan khi có ai đó hỏi về vấn đề này với mục đích tìm hiểu, “hỏi để
biết”, để nghiên cứu. Tuy nhiên, họ lại rất sẵn sàng tâm sự, chia sẻ với những người
cùng hoàn cảnh. Đây là phản ứng thường gặp, không chỉ đối với những người ở độ
tuổi trung niên mà ngay cả với những người trẻ tuổi, hiện đại và không gặp mặt trực
tiếp như khi tác giả đặt vấn đề nghiên cứu trên mạng xã hội. Điều này xuất phát từ
tâm lý mong muốn tìm kiếm một sự đồng cảm của mỗi cá nhân. Người ta cho rằng
16
chỉ những người cũng giống như mình mới cần biết, có thể biết và hiểu được câu
chuyện của mình. Việc có ai đó nghiên cứu về lựa chọn giới tính thai nhi hay sinh con
theo ý muốn có vẻ như không liên quan đến họ, mà liên quan đến ai đó, rằng nhà
nghiên cứu sẽ tìm hỏi những người khác chứ không phải là mình. Việc “bị” tìm hiểu,
nghiên cứu dường như phiền phức và vô bổ đối với họ. Bởi lẽ, họ sẽ không tìm được
sự đồng cảm hoặc những chia sẻ của họ cũng không giúp thêm ai thỏa mong ước có
con trai.
“Em hỏi thì chị nói thế thôi chứ chắc em cũng chẳng hiểu được đâu”
(Phỏng vấn sâu, nữ, 29 tuổi, lao động tự do, Chương Mỹ - Hà Nội, 2015, thầy
Phong)
Một bất lợi nữa của tác giả khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu đó là tuổi tác. Câu
hỏi đầu tiên mà tác giả nhận được khi đến với các cặp vợ chồng là “Cháu đã có chồng
chưa” hoặc “em có gia đình chưa”. Ngay khi biết tác giả chưa có gia đình, họ tỏ rõ sự
thất vọng mặc dù tác giả đã cố gắng giải thích cho họ hiểu về công việc của mình.
“Thế thì khó đấy. Cháu chưa chồng con gì thì không hiểu được đâu”
Hay “Cháu cũng tầm tuổi con gái chú, ăn chưa no, lo chưa tới thì làm sao mà hiểu
được”.
(Phỏng vấn sâu, nam, 47 tuổi, nông dân, Vĩnh Phúc, 4/2015, thầy Đông)
4.2.2. Thái độ và phản ứng xã hội trước đề tài nghiên cứu
Phản ứng đầu tiên mà tác giả gặp phải đó là của bạn bè, đồng nghiệp và những
người xung quanh.
Một số người bạn ủng hộ nhưng vẫn cảnh báo những khó khăn mà tác giả có
thể gặp phải khi triển khai đề tài này.
“Đề tài này cũng mới nhưng chị sợ khó làm đấy. Không phải ai người ta cũng nói
đâu”.
(Đồng nghiệp, nữ, 38 tuổi, công chức, Hà Nội, 3/2016)
“Cậu làm ra ngô ra khoai cái này thì cũng được đấy. Nhưng nhìn cậu như phóng
viên thế này cẩn thận đến bị ăn đòn thì khổ”.
17
(Bạn học, nữ, 25 tuổi, Hà Nội, 3/2015)
Cũng có nhiều người e dè, ngăn cản tác giả bởi đề tài này khá nhạy cảm và khó
tiếp cận.
“Sao không chọn cái khác mà làm, làm cái này làm gì cho khó ra?”
(Bạn học, nữ, 27 tuổi, Hà Nội, 3/2015)
“Thế này khác gì tự nhiên đi lấy cái dây xong trói mình lại. Em làm cái mà người
ta làm trước rồi cho nó đỡ vất vả”
(Đồng nghiệp, nam, 28 tuổi, Hà Nội, 3/2016)
Những khó khăn mà người thân quen cảnh báo, tác giả cũng đã có thể lường
được trước nên không bất ngờ khi gặp những phản ứng này. Tuy nhiên, vẫn có khá
nhiều tỏ ra dè chừng, lảng tránh khi biết đề tài mà tác giả đang theo đuổi. Mặc dù
sinh con đẻ cái vốn được coi là điều hết sức bình thường, như một lẽ tự nhiên nhưng
tìm hiểu về vấn đề sinh đẻ lại dễ bị người xung quanh đánh giá bởi tác giả là nữ giới,
trẻ tuổi và chưa lập gia đình. Nhiều người cho rằng con gái chưa có gia đình mà tìm
hiểu về vấn đề sinh đẻ đồng nghĩa với việc hiểu hết những chuyện nam nữ. Những
người con gái như vậy dễ bị cho là không đứng đắn, đặc biệt là đối với cái nhìn của
nam giới.
“Thế em đã biết hết (về chuyện nam nữ - chú thích của tác giả) chưa mà đòi
làm?”
(Bạn học, nam, 27 tuổi, Hà Nội, 4/2015)
“Giỏi nhỉ, chị biết hết rồi à? Em thấy bảo còn phải nghiên cứu cả các tư thế nữa
đấy.”
(Bạn học, nam, 24 tuổi, Hà Nội, 3/2015)
Phản ứng của bạn bè, đồng nghiệp trước đề tài nghiên cứu của tác giả là bằng
chứng cho thấy dư luận xã hội dễ quy chụp cho những người con gái tìm hiểu về các
vấn đề nhạy cảm như sinh đẻ, SKSS hay mại dâmlà người không đứng đắn. Những
phản ứng của bạn bè, người thân xung quanh về đề tài nghiên cứu đã được tác giả
dự đoán trước. Việc giới thiệu về đề tài của mình với những người xung quanh, một
18
mặt giúp tác giả liên hệ, tạo kênh thông tin để tìm kiếm đối tượng, địa bàn nghiên
cứu cũng như những hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn. Thực tế, một số thông tín viên
tác giả có được chính là nhờ vào sự gợi ý, giới thiệu của bạn bè. Mặt khác, phản ứng
của mọi người về đề tài nghiên cứu có phần nhạy cảm này cũng cho thấy những định
kiến, chuẩn mực, giá trị mà một bộ phận lớn các cá nhân trong xã hội quy cho người
con gái “ngoan”, “đứng đắn”. Điều này cũng tương tự như cái chuẩn mà người ta quy
cho hành vi sinh con đẻ cái, rằng có nếp có tẻ mới là đẹp. Nó cũng thể hiện được
phần nào những khó khăn, hạn chế khi một người con gái chưa có gia đình nghiên
cứu về vấn đề được không ít người mặc định là chỉ thích hợp với phụ nữ đã có gia
đình.
5. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Thông qua khảo sát tại một phòng khám Đông y, đề tài
nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra thực trạng LCGTTS hiện nay, phân tích yếu tố
tâm lý của người trong cuộc để chỉ ra nguyên nhân, động lực khiến họ làm như vậy:
đó là sự ràng buộc của yếu tố văn hóa truyền thống, hệ tư tưởng phong kiến tới hành
vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng mất CBGTKS ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Bối cảnh văn hóa dẫn tới hành vi LCGTTS ở Việt Nam là gì?
Hành trình tìm kiếm con trai của các cặp vợ chồng diễn ra như thế nào?
Hạn chế nghiên cứu
Do những hạn chế vềmặt phương pháp cũng như nguồn tài chính, nhân lực,
nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Trước hết, địa bàn
nghiên cứu được lựa chọn là phòng khám Đông y nên đối tượng nghiên cứu được
lựa chọn không bao gồm những người LCGTTS bằng các biện pháp y học hiện đại,
cầu tự hay các phương pháp khác. Nghiên cứu của tác giả chỉ thực hiện trên những
cặp vợ chồng lựa chọn sinh con trai mà bỏ qua những cặp vợ chồng lựa chọn sinh
con gái. Vì vậy, mẫu nghiên cứu chưa thực sự mang tính đại diện, khái quát cao.
19
Đề tài đi vào nghiên cứu trường hợp, các kết quả định lượng thu thập được còn
hạn chế, chủ yếu sử dụng số liệu có sẵn nên kết quả nghiên cứu phần nào còn phiến
diện, chưa bao quát.
6. Cấu trúc luận văn
Bố cục của luận văn được chia thành ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Cụ thể, phần nội dung bao gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Bối cảnh văn hóa dẫn tới hành vi LCGTTS
Chương 3. Hành trình tìm kiếm con trai của các cặp vợ chồng
20
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ khoa học
1.1.1 Gia đình đình và sinh đẻ
Gia đình
Giống như khái niệm văn hóa, khái niệm gia đình cũng có rất nhiều cách hiểu
khác nhau, mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm, nhận thức và quy chuẩn khác
nhau về gia đình. Có quan điểm cho rằng “gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con
người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái” [18, tr.
54], hay bởi những vai trò, chức năng riêng của mình, gia đình là một giá trị (Lê Thị
Quý, 2007). Các thành viên trong gia đình không chỉ liên hệ với nhau bằng mối quan
hệ huyết thống, sinh học bình thường mà còn có tình yêu thương, sự chăm sóc, sự
ràng buộc bởi các giá trị văn hóa về đạo lý, tập tục, lễ giáo
Theo Luật Hôn nhân và gia đình được sửa đổi, hoàn thiện mới nhất vào năm
2014, gia đình là “tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau theo quy định của luật này” (khoản 2, điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014).
Trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm “gia đình” theo quy định trong Luật
Hôn nhân và gia đình, gắn gia đình với chức năng tâm lí, tình cảm, chức năng sinh
sản và tái sản xuất con người, xã hội. “Hôn nhân”, “mối quan hệ huyết thống”, “quyền
và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình” là những yếu tố nội hàm cơ bản của
khái niệm gia đình, có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sinh con của các cặp vợ chồng.
Sinh đẻ
Sinh đẻ hay sinh sản là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, có ý
nghĩa duy trì nòi giống, tái sản xuất xã hội (Đặng Cảnh Khanh, 2007).
21
Về mặt xã hội, văn hóa Việt Nam truyền thống thường mặc định rằng “trai khôn
dựng vợ, gái lớn gả chồng”, yên bề gia thất rồi thì sinh con, “trời sinh voi, trời sinh
cỏ” như một lẽ tự nhiên, tất yếu. Những ai đi chệch ra khỏi quy luật tự nhiên ấy,
không lập gia đình hay đặc biệt là không có con cái, vô sinh, hiếm muộn sẽ bị người
đời dè bỉu, cho là vô phúc, gán cho những lời lẽ cay nghiệt “cây khô không lộc, người
độc không con”. Chính việc coi trọng sinh con đẻ cái như một lẽ tự nhiên ấy lại thể
hiện rõ những chuẩn mực, kỳ vọng của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng vào hành vi
sinh đẻ.
Trong gia đình Việt Nam, đứa trẻ sinh ra không chỉ gắn kết, củng cố thêm tình
cảm của cha mẹ mà còn mang theo tình yêu, niềm hy vọng của gia đình, dòng họ, đặc
biệt là đối với con trai, cháu đích tôn (Mai Huy Bích, 19913). Người ta gắn cho con
cái, con trai những mong mỏi, kỳ vọng nhất định. Nếu chưa có con trai, nhiều cặp vợ
chồng sẽ sinh cho đến khi có được coi trai mới dừng (Hồ Ngọc Châm, 2011).
Trong một vài thập niên gần đây, các dịch vụ chăm sóc SKSS phát triển, cha mẹ
có thể lựa chọn thời điểm thụ thai, khoảng cách giữa các lần sinh, giới hạn số con,
thậm chí là lựa chọn giới tính thái nhi (UNFPA, 2009). Lúc này, rõ ràng gia đình là
một thiết chế xã hội giúp cho con người thực hiện việc duy trì nòi giống một cách
chủ động và có tổ chức (Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Sinh đẻ không đơn
thuần là một hành động tự nhiên, chỉ với mục đích duy trì nòi giống nữa mà đã trở
thành một hành động có mục đích, chứa đựng những kỳ vọng mà cha mẹ gửi gắm.
1.1.2 Tỷ số giới tính khi sinh, lựa chọn giới tính trước sinh
Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) được xác định bằng số bé trai trên bé gái được
sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch. Tỷ số này thông thường là 104-
106/100 và nhìn chung ổn định qua thời gian và không gian giữa các châu lục, quốc
gia, khu vực và chủng tộc người (WHO). Bât kỳ sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này
chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở một
22
mức độ nào đó và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn
định dân số toàn cầu [33; tr. 53].
Theo thống kê của UNFPA năm 2011, trên thế giới hiện có 11 nước đã hoặc
đang phải đối phó với tình trạng mất CBGTKS. Trong đó, ngoại trừ Hàn Quốc hiện đã
trở về mức ổn định (106,7), các quốc gia còn lại bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan, Nepan, Bangladesh, Armenia, Azerbaijan, Georgia, Albani và Việt Nam đều
có SRB hiện đang dao động từ 109,9 (Pakistan) đến 118 (Trung Quốc)
(gopfp.gov.vn).
Lựa chọn giới tính trước sinh
LCGTTS là hành vi can thiệp có chủ đích trước và trong thai kỳ để con sinh ra
mang giới tính như mong muốn, bao gồm lựa chọn giới tính thai nhi trước khi mang
thai (trước thai kỳ); siêu âm xác định giới tính, nạo phá thai khi giới tính của thai nhi
không như kỳ vọng (trong thai kỳ) (Trần Minh Hằng, 2012).
Có ba điều kiện cần dẫn đến việc LCGTTS (Guilmoto, 2009). Điều kiện thứ nhất
và là điều kiện tiên quyết là tâm lý ưa thích con trai, điều kiện thứ hai là sự sẵn có
của các dịch vụ y tế hiện đại và điều kiện thứ ba là mức sinh thấp [34, tr. 12]. Tâm lý
ưa thích con trai trong xã hội là một vấn đề phức tạp, là hệ quả tổng hợp của các
quan niệm truyền thống kế thừa từ quá khứ và các giá trị xã hội hiện đại phát sinh từ
những chuyển đổi gần đây trong xã hội (TCTKVN, 2011). Hiện nay, các dịch vụ y tế
hỗ trợ việc can thiệp lựa chọn giới tính trước khi mang thai hay siêu âm chẩn đoán
giới tính thai nhi có thể được tìm thấy dễ dàng tại các khu vực trung tâm, thành phố
lớn hay thậm chí là vùng nông thôn (điển hình như tại địa bàn tác giả tiến hành
nghiên cứu thực địa). Thêm vào đó, sinh ít con đồng nghĩa với việc không có con trai
tăng lên, khiến nhiều cặp vợ chồng tìm đến các dịch vụ y tế hỗ trợ cho việc sinh con
theo ý muốn. Thống kê về thực trạng mất CBGTKS theo vùng, tỉnh/ thành có thể giúp
xác định các đặc điểm vùng, kinh tế - xã hội của các nhóm dân cư có xu hướng thực
hành LCGTTS (xem bảng 1.3).
23
Trên thực tế, thực trạng mất CBGTKS còn có thể là hệ quả của việc loại bỏ trẻ sơ
sinh có giới tính không như mong muốn (sau thai kỳ) bằng cách vứt bỏ đến chết
hoặc giết chết sau khi sinh (Trần Minh Hằng, 2012). Tuy nhiên, trong khuôn khổ
luận văn này, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu việc lựa chọn giới tính trước khi sinh nên
hành vi lựa chọn giới tinh sau thai kỳ không được nhắc đến.
1.1.3 Các thực hành lựa chọn giới tính thai nhi phổ biến ở Việt Nam hiện
nay
Giai đoạn trước thai kỳ
Phương pháp dân gian
Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, du mục, cần người đàn ông có sức khỏe
tốt và hệ tư tưởng phong kiến cùng hình thức cư trú bên nội, từ hàng nghìn năm
trước, người Trung Quốc đã biết đến cách sinh con theo ý muốn dựa vào việc tính
tuổi và quẻ Bát quái. Trung Quốc là một nền văn hóa lớn trên thế giới, là quốc gia
láng giềng và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực văn hóa, ngay từ buổi đầu lịch sử của dân tộc ta.Do đó, người Việt Nam cũng
đã học theo cách này với mong muốn sinh được con trai, con gái như ý muốn, mà
chủ yếu là để sinh con trai.
Chế độ dinh dưỡng
Hiện nay, có rất nhiều tài liệu cũng như kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng để
sinh con theo ý muốn. Theo thời gian, phương pháp này đang dần được bổ sung,
hoàn thiện dựa trên cả kinh nghiệm dân gian cũng như thành tựu khoa học (Ngọc
Lan, 2001; Đỗ Kính Tùng, 2002). Điều này dựa trên cơ sở khoa học chế độ dinh
dưỡng có ảnh hưởng nhất định đến đặc tính, số lượng tinh trùng của cha cũng như
môi trường âm đạo bên trong cơ thể người mẹ. Thời điểm thích hợp để thực hiện
chế độ dinh dưỡng được xác định khoảng ba tháng trước khi thụ thai.
Uống thuốc Bắc
Ở miền Bắc Việt Nam, không quá khó để có thể tìm kiếm một phòng khám Đông
y cung cấp các dịch vụ hỗ trợ SKSS như chữa vô sinh, hiếm muộn, chữa các bệnh phụ
24
nữ, bệnh nam giới. Các phòng khám này đều kèm theo dịch vụ bắt mạch chẩn đoán
sớm giới tính thai nhi (từ 6 – 7 tuần trở lên) và sinh con theo ý muốn. Bốc thốc vốn
được mệnh danh là nghề gia truyền nên tại mỗi phòng mạch, thầy thuốc lại có các
bài thuốc với bí kíp riêng để giúp các cặp vợ chồng sinh được con trai/ gái theo
nguyện vọng.
Phương pháp lọc tinh trùng và thụ tinh nhân tạo
Lọc tinh trùng cũng tương tự như thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp mới,
áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào y học.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu trường hợp một cặp
đôi đã sử dụng phương pháp lọc tinh trùng và sinh được con trai theo ý muốn. Có
thể thấy đây là phương pháp hiện đại, tỷ lệ thành công cao nhưng chi phí thực hiện
lớn nên không được nhiều người biết đến và áp dụng.
Lựa chọn thời điểm và tư thế giao hợp
Theo khoa học cũng như kinh nghiệm dân gian, việc sinh con trai hay con gái
còn phụ thuộc vào thời điểm, tư thế giao hợp cũng như môi trường âm đạo bên
trong cơ thể người phụ nữ (Sam Sơn Tứ Lang, 2003).
Trên đây là tổng hợp những phương pháp sinh con theo ý muốn phổ biến. Thực
tế hiện nay cho thấy một số phương pháp đã có sự kết hợp giữa kinh ngiệm dân gian
thuở xưa với những tiến bộ trong y học, điển hình như phương pháp ăn theo chế độ
dinh dưỡng. Nghiên cứu sâu đối với các cặp vợ chồng cũng cho thấy đa số các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004661_559_2003216.pdf