MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LưỢNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNH CHÍNH CÔNG . 12
1.1. Những vấn đề chung về cung ứng dịch vụ hành chính công. 12
1.1.1. Dịch vụ hành chính công. 12
1.1.2. Cung ứng dịch vụ hành chính công . 17
1.2. Chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công . 22
1.2.1. Khái niệm chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công . 22
1.2.2. Vai trò của chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. 24
1.1.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. 26
1.2.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công. 27
1.2.5. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công. 30
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính
công . 34
1.3. Kinh nghiệm của một số cơ quan và bài học cho Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Thái Nguyên. 40
1.3.1. Kinh nghiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 40
1.3.2. Kinh nghiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. 41
1.3.3. Kinh nghiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng . 43
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên . 45
TIỂU KẾT CHưƠNG 1. 47
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LưỢNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH
CHÍNH CÔNG TẠI SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU Tư TỈNH THÁI NGUYÊN. 48
2.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái
Nguyên . 48
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên. 48
116 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cung ứng dịch vụ hành chính công nói riêng tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
tỉnh Bắc Ninh luôn đƣợc quan tâm và thực hiện giải quyết các thủ tục hành
chính nhanh gọn hiệu lực và hiệu quả mang lại sự hài lòng cho ngƣời dân,
doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Để triển khai có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lƣợng cung ứng
dịch vụ hành chính công, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh tiến hành một
số biện pháp sau:
Một là: Chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành.
Để tạo đột phá mới nhằm thực hiện phƣơng châm hành động của Chính
phủ năm 2019 “Kỷ cƣơng, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu
quả”, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh đã chỉ đạo điều hành sát
sao về cải cách hành chính và nâng cao chất lƣợng dịch vụ công: Ban hành
Kế hoạch cải cách hành chính số 2253/KH-KHĐT ngày 28/12/2018; Kế
hoạch tuyên truyền cải cách hành chính số 196/KH-KHĐT ngày 18/02/2019;
Kế hoạch Kiểm soát TTHC số 416/KH-KHĐT ngày 02/4/2019; Kế hoạch số
42
2204/KHĐT-TTr ngày 21/12/2018 về công tác phòng, chống tham nhũng
năm 2019; Kế hoạch số 106/KH-Ttr ngày 21/1/2019 về thực hiện công tác
theo dõi thi hành pháp luật năm 2019; Quyết định số 33/QĐ-KHĐT ngày
25/02/2019 về việc ban hành Nội quy cơ quan nhằm nâng cao trách nhiệm, kỷ
luật, kỷ cƣơng hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở của cán
bộ,công chức, viên chức [45].
Hai là: Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, siết chặt kỷ luật, kỷ
cƣơng hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm những trƣờng hợp sai phạm trong việc thực thi công
vụ Luôn gắn công tác thi đua, khen thƣởng đối với các tập thể, cá nhân
thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tại cơ quan.
Ba là: Phối hợp tốt với Trung tâm Hành chính công tỉnh trong việc tiếp
nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính. Từ khi Trung tâm Hành
chính công tỉnh Bắc Ninh đƣợc thành lập và đi vào hoạt động tháng 5 năm
2017; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã đƣa 100% các thủ tục hành chính của Sở đến
tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công; thực hiện ký kết sáng
kiến về Quy chế phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bắc Ninh với Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ ủy quyền
cho Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận một số thủ tục đăng ký
kinh doanh đơn giản tiếp nhận ngay tại Trung tâm hành chính công cấp huyện
[45]; Phối hợp tốt với Trung tâm Hành chính công tỉnh trong việc tiếp nhận,
giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính, bảo đảm đồng bộ, đơn giản, công
khai, minh bạch các thủ tục hành chính; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp trong việc tiếp cận, giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung
tâm Hành chính công tỉnh; Đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hƣớng
chuẩn hóa Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính; đồng thời tiếp tục rà
soát trình UBND tỉnh cắt giảm các thủ tục hành chính hiện hành thuộc lĩnh vực
43
giải quyết của Sở theo hƣớng đơn giản, nhanh chóng, hiệu lực và hiệu quả.
Nhờ đó, công tác cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Kế hoạch
và Đầu tƣ đƣợc triển khai có hiệu quả, tăng cả số lƣợng và chất lƣợng. Trong
sáu tháng đầu năm 2019, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 5.303 thủ tục hành
chính trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh; đăng ký đầu tƣ và đầu tƣ theo
hình thức đối tác công tƣ (PPP); xây dựng cơ bản; 100% các thủ tục hành
chính đƣợc giải quyết và trả kết quả sớm hạn và đúng hạn, không có thủ tục
hành chính nào trả quá hạn [45].
Những kết quả trên có đƣợc là do lãnh đạo Sở đã tập trung chỉ đạo điều
hành các phòng chuyên môn quán triệt tinh thần, phƣơng châm và nhiệm vụ
của cán bộ công chức, ngƣời lao động phát huy tính tích cực, tinh thần tự tôn,
đoàn kết, chung sức, thể hiện văn hóa, trí tuệ, bản lĩnh, thi đua thực hiện tốt
chức trách nhiệm vụ đƣợc giao, dốc lòng, dốc sức kiến tạo và phục vụ ngƣời
dân, doanh nghiệp. Chất lƣợng dịch vụ hành chính công của Sở Kế hoạch và
Đầu tƣ Bắc Ninh vì thế đƣợc đảm bảo.
1.3.3. Kinh nghiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng
Để nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ hành chính công, Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ thành phố Hải Phòng đã tập trung cao cho công tác tuyên
truyền, áp dụng nhiều sáng kiến, mô hình, cách làm mới trong triển khai thực
hiện. Công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp công dân, xử lý đơn thƣ có nhiều
chuyển biến tích cực, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Sở
thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi và áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng
theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015, tham mƣu UBND thành
phố tổ chức 31 Hội nghị đối thoại doanh nghiệp định kỳ hàng tháng; theo dõi,
đôn đốc và đề xuất các biện pháp, giải pháp để cải thiện chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của thành phố đồng thời phối hợp với Văn phòng UBND thành
phố, UBND các quận, huyện xây dựng 216 quy trình thủ tục hành chính thuộc
44
lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ [22].
Nhờ đó, Sở cơ bản đảm bảo giải quyết hồ sơ đúng hạn, các TTHC cơ
bản đƣợc công khai đầy đủ tại bộ phận Một cửa.
Công tác cải cách tổ chức bộ máy, quản lý và sử dụng biên chế; nâng
cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức; cải cách tài chính công đƣợc
thực hiện đúng quy định.
Một là: Đẩy mạnh công khai thủ tục hành chính.
Các thủ tục hành chính và qui trình xử lý liên quan đến công tác cấp
đăng ký kinh doanh, đăng ký ƣu đãi đầu tƣ, thẩm định dự án đầu tƣ nƣớc
ngoài, thẩm định dự án đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách, thẩm định kế hoạch và
kết quả đấu thầu, tổng hợp các dự án vay vốn kích cầu thông qua đầu tƣ, thẩm
định dự án đầu tƣ sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi đều đƣợc công khai tại Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ thành phố Hải Phòng và trên website của Sở. Nhờ đó, doanh
nghiệp, nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc dễ dàng tìm hiểu trực tiếp hoặc qua
mạng các thủ tục và qui trình xử lý tại Sở. Ngoài ra, Sở còn lập bộ phận
hƣớng dẫn, trả lời câu hỏi, thắc mắc miễn phí cho doanh nghiệp, nhà đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc qua hai hình thức: trực tiếp và thƣ điện tử.
Hai là: Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ
hành chính công. Sở tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn các tổ
chức, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, thực hiện các
thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4. Phối hợp với Bƣu điện thành phố
thực thực hiện tiếp nhận và trả kết quả các TTHC qua dịch vụ bƣu chính công
ích. Rà soát, điều chỉnh, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC. Chú trọng công
tác cải cách thể chế; rà soát tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch luân chuyển
tạo điều kiện cho công chức phấn đấu; quan tâm đời sống bộ phận công chức
bộ phận Một cửa và công chức làm công tác tiếp dân. Phối hợp với Trung tâm
Thông tin - Tin học Văn phòng UBND thành phố thực hiện chuyển dữ liệu từ
phần mềm chỉ đạo điều hành quản lý văn bản xOffice sang phầm mềm HP-
45
eOffice để liên thông và đồng bộ dữ liệu [22]. Quá trình cung ứng dịch vụ
hành chính công đƣợc nâng cao chất lƣợng nhờ cải thiện tính minh bạch, hiệu
quả, tăng cƣờng công tác giám sát.
Ba là: Tăng cƣờng sự giám sát của lãnh đạo và ngƣời dân.
Lãnh đạo quản lý chặt chẽ quá trình tiếp nhận và thẩm định các hồ sơ
của cán bộ, chuyên viên. Hàng tuần qua báo cáo đƣợc lập tự động của hệ
thống công nghệ thông tin, Lãnh đạo Sở kiểm tra, đôn đốc cán bộ, chuyên
viên thực hiện giải quyết các hồ sơ theo đúng thủ tục và thời gian qui định,
đồng thời đảm bảo bình đẳng đối với mọi đối tƣợng. Ngƣời dân đƣợc cung
cấp đầy đủ thông tin qua nhiều hình thức khác nhau để thực hiện giám sát
hoạt động của Sở và các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác. Qua trang web của
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố, ngƣời dân có thể kiểm tra đƣợc quá trình
giải quyết hồ sơ quá trình đăng ký kinh doanh, thẩm định dự án đầu tƣ tại Sở,
cũng nhƣ thông tin về tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ sử dụng vốn ngân
sách tại thành phố để có thể trực tiếp đóng góp ý kiến cho chủ đầu tƣ.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Qua nghiên cứu các kinh nghiệm và thành công từ một số địa phƣơng
trong bảo đảm chất lƣợng cung ứng dịch vụ hành chính công, có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, chú trọng sự chỉ đạo, điều hành của ngƣời đứng đầu và sự quyết
tâm của cả hệ thống hành chính trong đảm bảo chất lƣợng cung ứng dịch vụ
hành chính công.
Hai là, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức vì điều này
đóng vai trò quan trọng đặc biệt, có tính quyết định đối với chất lƣợng
cung ứng dịch vụ hành chính công. Để cải thiện hoạt động này, cần chú
trọng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ phục vụ cho đội
ngũ công chức.
46
Ba là, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính; ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ hoạt
động cung ứng dịch vụ hành chính công. Gia tăng hoạt động hỗ trợ và gia tăng
tƣơng tác với khách hàng của chính quyền là công dân, doanh nghiệp.
Bốn là, đa dạng hóa các hình thức giám sát, kiểm tra, đặc biệt là mở
rộng việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ hành chính công của khách hàng.
47
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học của chất lƣợng
cung ứng dịch vụ hành chính công.
Một số khái niệm cơ bản của đề tài đã đƣợc đƣa ra và phân tích, trong
đó có khái niệm trung tâm là khái niệm chất lƣợng cung ứng dịch vụ hành
chính công cũng đã đƣợc làm rõ. Tiêu chí đánh giá, phƣơng pháp đánh giá
chất lƣợng cung ứng dịch vụ hành chính công đƣợc trình bày cụ thể. Để làm
rõ hơn cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu, Luận văn đã nhận diện các yếu
tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cung ứng dịch vụ hành chính công, từ yếu tố
pháp lý thể chế, trình độ phát triển kinh tế xã hội đến yếu tố chủ thể cung ứng,
khách hàng, khoa học công nghệ,...
Ngoài ra, Chƣơng 1 cũng nêu kinh nghiệm của một số cơ quan và bài
học Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên trong việc đảm bảo chất lƣợng
cung ứng dịch vụ hành chính công.
48
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH
CÔNG TẠI SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên và Sở Kế hoạch và Đầu
tƣ Thái Nguyên
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu
kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ;
phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh
Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và
phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên
3.562,82 km² [59].
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50
km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và
cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ
thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh
thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt
Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang.
Hệ thống đƣờng sông Đa Phúc - Hải Phòng; đƣờng sắt Thái Nguyên – Hà Nội
- Lạng Sơn.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên;
Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định
Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao
và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du [59].
49
2.1.1.2. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên
Thái Nguyên có nhiều thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp và phát
triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Tài
nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại nhƣ than, thiếc, chì, kẽm,
vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân,... là một lợi thế so sánh lớn trong việc
phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng Hạ tầng cơ sở
nhƣ hệ thống điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông, giao thông (kể cả đƣờng bộ,
đƣờng sắt và đƣờng thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi. Tỉnh cũng có
lợi thế nhƣ có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên nhƣ Hồ Núi Cốc, hang
Phƣợng Hoàng, các di tích lịch sử nhƣ: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng
Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên
cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều
địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền
Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xƣơng Rồng, đền Đội Cấn.
2.1.1.3. Dân số, nguồn nhân lực, truyền thông văn hoá và ngành nghề
của dân cư
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ
yếu sinh sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H' mông, Sán chay, Hoa và Dao.
Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực
lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 7 Trƣờng Đại học, hơn
10 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi
năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động; Là một trung tâm y tế của
vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14
Trung tâm y tế cấp huyện [59]; Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy
hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ
thống khách sạn chất lƣợng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP) ƣớc đạt 10,2%, kế hoạch là 10,5%.
50
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên (%).
Năm Tổng số
Nông, lâm
nghiệp và TS
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
2013-2015 22,97 7,12 45,03 8.97
2016-2017 14,55 4,18 20,53 7,81
Nguồn: Niên giám thống kê giai đoạn 2013-2017.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu ngƣời đạt 76 triệu
đồng, kế hoạch là 74 triệu đồng, tăng 8 triệu đồng so với năm 2017. Giá trị
sản xuất công nghiệp (theo giá năm 2010) ƣớc đạt 661 nghìn tỷ đồng, tăng
11,8% so với cùng kì, đạt 102,4% kế hoạch. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc
đạt 25,066 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2017, bằng 100,3% kế hoạch.
Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 14.000 tỷ đồng, tăng 6,8%
so với kế hoạch [57].
Về văn hóa xã hội, hoạt động giáo dục, y tế đƣợc Công tác quốc phòng
an ninh đƣợc bảo đảm. An sinh xã hội đƣợc chú trọng, các chính sách xã hội
đƣợc thực hiện đầy đủ, góp phần ổn định xã hội và cải thiện đời sống dân cƣ
trên địa bàn.
2.1.2. Khái quát chung về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Ngày 01/8/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số
1940/QĐ-UBND về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ
cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên có chức năng, nhiệm vụ nhƣ sau:
2.1.2.1. Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực
hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về quy hoạch,
kế hoạch và đầu tƣ, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã
hội trên địa bàn cấp tỉnh; đầu tƣ trong nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài ở địa phƣơng;
51
quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ƣu đãi của
các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài; đấu thầu; đăng ký
doanh nghiệp trong phạm vi địa phƣơng; tổng hợp và thống nhất quản lý các
vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân; tổ chức
cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở theo quy
định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đƣợc thực hiện
theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày
11/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Nội vụ.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
* Lãnh đạo Sở có: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
* Các tổ chức tham mƣu, giúp việc:
- Văn phòng Sở;
- Thanh tra Sở;
- Phòng Tổng hợp – Quy hoạch;
- Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Phòng Kinh tế ngành;
- Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tƣ;
- Phòng Kinh tế đối ngoại;
- Phòng Khoa giáo, Văn xã;
- Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tƣ nhân.
* Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
- Trung tâm Tƣ vấn và Xúc tiến đầu tƣ [53].
52
2.1.3. Tình hình đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
Những điều kiện thuận lợi từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện
chính trị- kinh tế- xã hội của tỉnh đã tạo ra những cơ hội lớn trong đầu tƣ, phát
triển kinh tế của Thái Nguyên. Hiện Thái Nguyên đã có 6 khu công nghiệp
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung với diện tích là 1.420
ha thu hút đƣợc nhiều dự án trong và ngoài nƣớc hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực sản xuất điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất điện, điện
tử, cơ khí chế tạo, dệt may, nông sản và các lĩnh vực đầu tƣ khác [53].
Ngoài Tổ hợp công nghệ cao Samsung (Hàn Quốc) và các doanh nghiệp
FDI phụ trợ, hiện nay, việc thu hút đầu tƣ vào Thái Nguyên đang có sự chuyển
biến mạnh mẽ khi nhiều nhà đầu tƣ, doanh nghiệp có năng lực về tài chính, uy
tín trong và ngoài nƣớc đang tích cực xúc tiến đầu tƣ vào tỉnh nhƣ: Tập đoàn
Vingroup, Công ty cổ phần tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Đầu tƣ DANKO,
Công ty cổ phần tập đoàn FLC, Công ty cổ phần đầu tƣ và thƣơng mại TNG,
Công ty cổ phần tập đoàn TMS Nhiều dự án lớn nhƣ: Tòa nhà hỗn hợp Thái
Nguyên Tower (phƣờng Trƣng Vƣơng, TP. Thái Nguyên) do Công Công ty CP
Phân phối - bán lẻ VNF1 và Công ty CP đầu tƣ xây dựng công trình 578 làm
chủ đầu tƣ với số vốn đầu tƣ hơn 500 tỷ đồng; Dự án Nhà máy KHVATEC
HANOI tại Khu công nghiệp Điềm Thụy, huyện Phú Bình do Công ty TNHH
KHVATEC (Hàn Quốc) làm chủ đầu tƣ có số vốn đầu tƣ hơn 1.100 tỷ đồng; Dự
án CCN Sơn Cẩm 1, xã Sơn Cẩm, Thành phố Thái Nguyên do Công ty cổ phần
đầu tƣ và thƣơng mại TNG với tổng kinh phí đầu tƣ hơn 504 tỷ đồng... đang
đƣợc triển khai theo đúng tiến độ cam kết, tạo ra diện mạo mới trong phát triển
kinh tế của tỉnh1. Năm 2018, các dự án đi vào hoạt động, bƣớc đầu đã tạo ra một
số chỉ tiêu phát triển đặc biệt quan trọng nhƣ: Giải ngân vốn FDI đạt trên 6,81 tỷ
USD, đạt 90% tổng vốn đầu tƣ đăng ký; vốn trong nƣớc giải ngân gần 9.000 tỷ
1
Hoàng Nguyên, Chuyển biến mới trong thu hút đầu tƣ ở Thái Nguyên
https://baotintuc.vn/doanh-nghiep-san-pham-dich-vu/chuyen-bien-moi-trong-thu-hut-dau-tu-o-thai-nguyen-
20190814153023785.htm
53
đồng, đạt 60% vốn đăng ký; Doanh thu hoạt động quy đổi đạt gần 29 tỷ USD,
giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 92% so với toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu
đạt 25 tỷ USD bằng 98% so với toàn tỉnh; nhập khẩu 17,4 tỷ USD, nộp ngân
sách 7.067 tỷ đồng, bằng 46% so với tổng thu ngân sách toàn tỉnh [59].
Chỉ tính riêng trong 8 tháng của năm 2019 chỉ số tăng trƣởng trong các
KCN tiếp tục gây ấn tƣợng. Vốn đầu tƣ giải ngân lũy kế đạt 7,1 tỷ, doanh thu
quy đổi ƣớc đạt 19,13 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ƣớc 17 tỷ USD, nhập khẩu
ƣớc 12,3 tỷ USD; nộp ngân sách 4.370 tỷ đồng, lao động lũy kế làm việc
trong KCN gần 112.000 ngƣời
Bên cạnh đó, các dự án đầu tƣ phát triển tốt cũng đã thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng cơ cấu kinh tế dịch
vụ, thƣơng mại, giảm dần cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, góp phần thay đổi cán
cân thanh toán thƣơng mại quốc tế. Cùng với đó là đẩy mạnh quá trình đô thị hóa
gắn với phát triển đô thị văn minh, hiện đại. Hình thành chuỗi liên kết khép kín từ
cung ứng, sản xuất đến tiêu dùng, giải quyết việc làm gần 112.000 ngƣời, với mức
thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/ngƣời/tháng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ
gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi sinh, môi trƣờng sống. Các KCN đƣợc đầu tƣ hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại có khả năng kết nối hiệu quả với
hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào KCN, đặc biệt là khả năng kết nối giao
thông liên vùng với các KCN của các địa phƣơng lân cận nhƣ Bắc Giang, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, việc này đã tạo tác động lan tỏa về thu hút đầu tƣ phát triển kinh
tế - xã hội mang tính liên kết vùng.
Với quyết tâm tăng trƣởng cao từ 12,5% một năm trở lên, Thái Nguyên
sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tƣ có tiềm năng vào các lĩnh vực: Sản
xuất công nghiệp có nguồn gốc từ sắt thép, các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô,
xe máy, điện, điện tử và các sản phẩm từ chè; Các dự án đầu tƣ lớn để nâng cấp
Khu du lịch Hồ Núi Cốc lên thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia; Khu Du
lịch sinh thái - lịch sử Thần Sa Võ Nhai, Hồ Suối Lạnh; Các Dự án Sân golf ở
Hồ Núi Cốc, khu Sinh thái Lƣơng Sơn – thành phố Thái Nguyên, khu Hồ Suối
54
Lạnh - Phổ Yên, Hồ thuỷ lợi - thuỷ điện Văn Lăng; Xây dựng mới, cải tạo các
chung cƣ, xây dựng nhà ở cho công nhân thuê ở các Khu công nghiệp tập
trung, các Siêu thị và các Trung tâm Thƣơng mại, Nhà hàng, khách sạn 3 sao
trở lên; Các dự án thành lập hoặc hợp tác đầu tƣ về Trƣờng Đại học Quốc tế
với các ngành học thiết thực, Bệnh viện Quốc tế với các chuyên khoa sâu tại
Thái Nguyên. Ngoài ra, Đầu tƣ vào hạ tầng xe buýt cũng là một lĩnh vực đang
ƣu tiên (Thái Nguyên là tỉnh chƣa phải bù lỗ cho vận tải xe buýt).
2.2. Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính công của Sở Kế
hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Các loại hình dịch vụ cung ứng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Thái Nguyên
Theo quy định hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên có
thẩm quyền cung ứng 113 loại dịch vụ hành chính công trên các lĩnh vực sau:
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên.
Nguồn: [53] và tổng hợp của tác giả.
Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái
55
Nguyên đƣợc giải quyết 113 thủ tục hành chính, chia theo 6 lĩnh vực: Đầu tƣ
công (3 TTHC), đầu tƣ tại Việt Nam (25 TTHC), Đấu thầu (3 TTHC), đầu tƣ
nƣớc ngoài và đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài (6 TTHC), thành lập và
hoạt động của doanh nghiệp (60 TTHC), kinh tế tập thể và hợp tác xã (15
TTHC). Có thể thấy các thủ tục hành chính này liên quan trực tiếp đến hoạt
động đầu tƣ của các doanh nghiệp trên địa bàn. Do đó, việc cung ứng dịch vụ
hành chính công có chất lƣợng có tác động không nhỏ đến hoạt động của các
doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung của địa
phƣơng và của cả nƣớc.
2.2.2. Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ hành chính công tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Bộ phận TN&TKQ trực thuộc Văn phòng Sở. Trƣởng Bộ phận là 01
công chức chuyên trách. Bộ phận có sự phối hợp tốt với các phòng chuyên
môn, đảm bảo công tác thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả.
2.2.3. Đội ngũ cán bộ công chức tham gia cung ứng dịch vụ hành
chính công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Xác định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong cung ứng dịch
vụ, cho nên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên thƣờng xuyên quan tâm
xây dựng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức.
- Đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm
bảo đủ về số lƣợng và có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu
công việc; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên căn cứ danh mục vị trí
làm việc đƣợc phê duyệt và biên chế công chức đƣợc giao, bố trí 02 công
chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có chuyên môn, nghiệp vụ
phù hợp, đáp ứng yêu cầu theo quy định. Không bố trí lao động hợp đồng làm
nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC. Thực
hiện chế độ bồi dƣỡng, cấp trang phục đối với trƣởng bộ phận và công chức
làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.
56
Đội ngũ CBCC của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là
công chức tại bộ phận TN&TKQ đảm bảo có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần
trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao, có tác phong, thái độ chuẩn mực, có
khả năng giao tiếp tốt với cá nhân, tổ chức. Điều đó có đƣợc là nhờ Sở rất chú
trọng hoạt động bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, đảm bảo đúng “ngƣời, đúng
việc”, công khai minh bạch đồng thời thƣờng xuyên quan tâm đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ, công chức nhằm hoàn thiện kiến thức, kĩ năng và thái độ giúp
hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. Sở tiếp tục thực hiện Quyết định số
129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy
chế văn hóa công sở tại cơ quan và Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày
26/02/2007 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ,
công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chat_luong_cung_ung_dich_vu_hanh_chinh_cong_tai_so.pdf