Luận văn Chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay

Sinh hoạt chi bộ phải bảo đảm phát huy được trí tuệ của tập thể, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, thể hiện tốt tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu.

- Bí thư chi bộ chủ tọa điều hành hội nghị tiến hành khái quát nội dung sinh hoạt chi bộ, nêu yêu cầu trọng tâm cần thảo luận; định hướng, hướng dẫn đảng viên thảo luận đi thẳng vào các nội dung trọng tâm và tóm tắt nội dung đảng viên phát biểu và kết luận đúng nội dung hội nghị đã thảo luận.

- Thư ký hội nghị phải ghi chép đầy đủ, chính xác diễn biến hội nghị và kết luận của chủ tọa, ý kiến tán thành, không tán thành chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Những vấn đề thuộc về kết luận, chủ trương hay ra nghị quyết chi bộ cần ghi rõ từng việc một, ngắn gọn để đảng viên dễ nhớ, dễ thực hiện, tránh tình trạng kết luận và ghi biên bản một cách chung chung.

- Việc điều hành sinh hoạt chi bộ của chi ủy, bí thư chi bộ ngày càng khoa học đảm bảo chất lượng đề ra

Qua khảo sát cho thấy : Có 95/500 đảng viên được hỏi cho biết năng lực điều hành của chi ủy, bí thư chi bộ trong sinh hoạt chi bộ đáp ứng xuất sắc yêu cầu, chiếm 19%. có 400/500 ý kiến cho rằng năng lực điều hành của chi ủy, bí thư chi bộ trong sinh hoạt chi bộ đáp ứng được yêu cầu, chiếm 80%. Như vậy, có thể thấy năng lực điều hành cuộc họp chi bộ của chi ủy, bí thư chi bộ là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng sinh hoạt chi bộ được đảng viên đánh giá cao. Về cơ bản đội ngũ chi ủy viên, bí thư chi bộ đáp ứng tốt yêu cầu lãnh đạo chi bộ.

 

doc100 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thực tế tại cơ quan đơn vị mình, phù hợp với chi bộ. Trong sinh hoạt chi bộ đã có nhiều đảng viên phát biểu ý kiến. Những vấn đề trọng tâm, những bức xúc trong tư tưởng, những vấn đề liên quan tới công tác lãnh đạo chỉ đạo được nhiều chi bộ thảo luận kỹ, sôi nổi, kể cả những ý kiến phản biện. Kết thúc cuộc sinh hoạt chi bộ, đã ra được nghị quyết và phân công đảng viên thực hiện. Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư, các chi bộ đã quán triệt sâu sắc nội dung của chỉ thị cho toàn thể đảng viên, trong đó chú trọng đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ. Chi uỷ, chi bộ đã cụ thể hoá nội dung, trình tự sinh hoạt cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chi bộ; thực hiện đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt chi bộ, trước hết đổi mới công tác chuẩn bị nội dung, chương trình sinh hoạt theo hướng thiết thực, tập trung thảo luận, đánh giá đúng tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cơ quan đơn vị, sở ban ngành mình phụ trách. Trong sinh hoạt chi bộ, đã coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy về định hướng nội dung, chủ đề sinh hoạt chi bộ từng tháng, quý theo yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy được thể hiện trong bản tin nội bộ hàng tháng. Các đảng uỷ cơ sở đã coi trọng chỉ đạo các chi bộ trực thuộc duy trì nền nếp chế độ giao ban; chuẩn bị tốt chương trình, kế hoạch công tác của cấp ủy, thống nhất những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong tháng để triển khai đến các chi bộ trước khi các chi bộ tổ chức sinh thường lệ. Tăng cường sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề theo hướng đi sâu thảo luận những nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần giải quyết gắn với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong tháng và thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thông qua các cuộc sinh hoạt, các chi bộ đã kịp thời quán triệt các nghị quyết, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức chính trị, uốn nắn những nhận thức sai lệch, làm sáng tỏ những vấn đề còn mơ hồ trong một số đảng viên trước những luận điệu xuyên tạc, kích động của các phần tử xấu; ghi nhận những ý kiến phản hồi từ đảng viên trong cuộc họp để nắm bắt một cách đầy đủ và chính xác tâm tư nguyện vọng của nhân dân, thái độ của họ đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đề xuất những ý kiến, kiến nghị lên cấp trên để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách phù hợp với cuộc sống, dễ đi vào thực tiễn. * Về hình thức sinh hoạt chi bộ ngày càng phong phú, đa dạng, thường xuyên đổi mới Hầu hết các chi bộ áp dụng hình thức sinh hoạt chi bộ tập trung do đồng chí bí thư hoặc phó bí thư làm chủ tọa. Các hình thức sinh hoạt theo kiểu hội thảo, toạ đàm ít được áp dụng; hình thức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề đang được nhiều chi bộ áp dụng, đã phát huy tác dụng trong thảo luận, quyết định những nội dung lãnh đạo của chi bộ phù hợp với tình hình tổ cơ quan đơn vị, phát huy cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ của mỗi đảng viên, dần dần khắc phục được sự buồn tẻ, ít thiết thực trong sinh hoạt ở một số chi bộ. Các chuyên đề được các chi bộ lựa chọn để sinh hoạt là những vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ khó khăn về chuyên môn, về công tác xây dựng Đảng, tình hình tư tưởng liên quan đến cán bộ, đảng viên và quần chúng; những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ở cơ quan; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên. Chi ủy, chi bộ đã coi trọng tổ chức sinh hoạt chuyên đề để tập trung sự lãnh đạo của chi bộ vào những chuyên đề đó; bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nội dung các chuyên đề trong sinh hoạt chi bộ đã góp phần bổ sung kiến thức mới cho đảng viên, tạo được sự phong phú, hấp dẫn trong sinh hoạt đảng. Thông qua sinh hoạt chuyên đề, các chi bộ, đảng viên bước đầu làm quen với những nội dung mang tính chuyên sâu, nâng cao khả năng thuyết trình của đội ngũ chi ủy viên và đảng viên. Bên cạnh việc duy trì sinh hoạt định kỳ, nhiều chi bộ đã thực hiện sinh hoạt theo chuyên đề. Trong đó đã chọn nhiệm vụ trọng tâm, khâu khó, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những vấn đề cán bộ, đảng viên đặc biệt quan tâm gắn với điều kiện đặc thù của chi bộ để đưa vào sinh hoạt chuyên đề. Qua khảo sát cho thấy: Có 167/500 ý kiến được hỏi cho biết chi bộ mình định kì mỗi quý một lần tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chiếm 33,4%. Có 233/500 ý kiến được hỏi cho biết chi bộ thỉnh thoảng mới sinh hoạt chuyên đề, chiếm 46,6%. Ngoài những định hướng của Thành uỷ, Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố về nội dung sinh hoạt bộ theo chuyên đề, nhiều chi bộ đã bám chắc vào nhiệm vụ, đặc điểm đặc thù của chi bộ và những vấn đề bức xúc nổi lên trên địa bàn thành phố, cơ quan đơn vị để xác định nội dung và chọn hình thức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề. Tuy nhiên, hình thức sinh hoạt theo đánh giá phản ánh của đảng viên thì chậm được đổi mới. Biểu đồ 5: Đánh giá về hình thức sinh hoạt (đơn vị %) (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2014 – Bảng 2 Phụ lục) Qua khảo sát: cho thấy, có 45/500 ý kiến được hỏi cho rằng: Hình thức, phương pháp sinh hoạt đảng của chi bộ được đổi mới thường xuyên, chiếm 9%. Còn 432/500 ý kiến được hỏi thì cho rằng: Hình thức, phương pháp sinh hoạt đảng của chi bộ chậm được đổi mới, chiếm 86,4%. Nhờ cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nên chất lượng TCCS đảng đã được củng cố, tăng cường. Ba tính chất trong sinh hoạt chi bộ là tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu ngày càng được thể hiện rõ nét. Sơ kết thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X; kết quả thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Thành ủy Hà Nội kết luận: “Nhiều chi bộ đã tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề nhằm bàn sâu và ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, nhiệm vụ trọng tâm đột xuất của đơn vị đạt kết quả” [52, tr.34]. * Việc thực hiện quy trình và việc điều hành sinh hoạt chi bộ của chi ủy, bí thư chi bộ ngày càng khoa học, đảm bảo đúng nguyên tắc trong sinh hoạt đảng - Về thực hiện quy trình đảm bảo khoa học, hiệu quả. Sinh hoạt chi bộ của chi bộ thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội luôn đảm bảo đúng 2 bước trong quy trình sinh hoạt, đó là: Công tác chuẩn bị của chi uỷ và sinh hoạt chi bộ. Biểu đồ 5: Đánh giá về quy trình và việc điều hành sinh hoạt (đơn vị %) (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2014 – Bảng 3 Phụ lục) Qua khảo sát thăm dò ý kiến đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Thành phố cho thấy: Có 351/500 ý kiến được hỏi cho rằng việc điều hành sinh hoạt chi bộ của Chi ủy, Bí thư đảm bảo khoa học, đúng quy trình, chiếm 70,2%. Bước một:  Công tác chuẩn bị của chi uỷ gồm những phần việc cụ thể: - Đồng chí Bí thư chi bộ hoặc đồng chí Chi uỷ viên được phân công dự kiến nội dung, chương trình, thời gian và các tài liệu quan trọng phục vụ sinh hoạt chi bộ. Trong bước này chuẩn bị nội dung để họp là quan trọng nhất. Nội dung được chuẩn bị chu đáo, thiết thực, sát thực tế thì hiệu quả cuộc họp đạt kết quả cao. - Cần lựa chọn đúng  nội dung sinh hoạt, xác định đúng thời gian sinh hoạt. Để lựa chọn tốt nội dung sinh hoạt cần dựa vào mấy căn cứ sau đây: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ.  Bám sát nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ. Nắm chắc các hoạt động của chi bộ để lựa chọn vấn đề cụ thể, đưa vào nội dung sinh hoạt cho phù hợp, đáp ứng được đòi hỏi của thực tế cũng như tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên. Căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên về nội dung sinh hoạt, học tập các chỉ thị, nghị quyết, các đợt sinh hoạt chính trị chung, thông tin, thông báo thời sự ....vv Căn cứ kế hoạch công tác của cấp ủy chi bộ trong nhiệm kỳ đại hội của chi bộ Lựa chọn nội dung để lồng ghép sinh hoạt theo chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các chuẩn mực đạo đức mà chi bộ, đảng viên đăng ký với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên và chi bộ lãnh đạo. Nội dung của từng cuộc sinh hoạt chi bộ có thể do yêu cầu thực tế đặt ra phải giải quyết hoặc do cấp ủy cấp trên chỉ đạo. Song dù yêu cầu nào thì Bí thư chi bộ cũng vẫn phải chuẩn bị chu đáo nội dung. Bước hai:  Tiến hành sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi bộ phải bảo đảm phát huy được trí tuệ của tập thể, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, thể hiện tốt tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. - Bí thư chi bộ chủ tọa điều hành hội nghị tiến hành khái quát nội dung sinh hoạt chi bộ, nêu yêu cầu trọng tâm cần thảo luận; định hướng, hướng dẫn đảng viên thảo luận đi thẳng vào các nội dung trọng tâm và tóm tắt nội dung đảng viên phát biểu và kết luận đúng nội dung hội nghị đã thảo luận. - Thư ký hội nghị phải ghi chép đầy đủ, chính xác diễn biến hội nghị và kết luận của chủ tọa, ý kiến tán thành, không tán thành chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Những vấn đề thuộc về kết luận, chủ trương hay ra nghị quyết chi bộ cần ghi rõ từng việc một, ngắn gọn để đảng viên dễ nhớ, dễ thực hiện, tránh tình trạng kết luận và ghi biên bản một cách chung chung. - Việc điều hành sinh hoạt chi bộ của chi ủy, bí thư chi bộ ngày càng khoa học đảm bảo chất lượng đề ra Qua khảo sát cho thấy : Có 95/500 đảng viên được hỏi cho biết năng lực điều hành của chi ủy, bí thư chi bộ trong sinh hoạt chi bộ đáp ứng xuất sắc yêu cầu, chiếm 19%. có 400/500 ý kiến cho rằng năng lực điều hành của chi ủy, bí thư chi bộ trong sinh hoạt chi bộ đáp ứng được yêu cầu, chiếm 80%. Như vậy, có thể thấy năng lực điều hành cuộc họp chi bộ của chi ủy, bí thư chi bộ là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng sinh hoạt chi bộ được đảng viên đánh giá cao. Về cơ bản đội ngũ chi ủy viên, bí thư chi bộ đáp ứng tốt yêu cầu lãnh đạo chi bộ. Biểu đồ 6: Đánh giá về năng lực điều hành của Chi ủy (đơn vị %) (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2014 – Bảng 3 Phụ lục) Trong quá trình thảo luận, các đồng chí bí thư chi bộ, chủ trì buổi sinh hoạt đã coi trọng gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên phát biểu ý kiến. Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác, chi bộ đã dành thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để đảng viên trao đổi, thảo luận kỹ, tạo sự thống nhất trước khi biểu quyết. Phần lớn các buổi sinh hoạt chi bộ, những vấn đề lớn, quan trọng đã được kết luận. Thông qua sinh hoạt chi bộ, nhận thức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập, rèn luyện của đảng viên được nâng lên. Nhờ đó, nhiều đảng viên đã thực hiện nghiêm túc 4 nhiệm vụ của đảng viên và các nhiệm vụ được chi bộ phân công. Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về xây dựng chi bộ tổ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đã được thảo luận và quyết định trong sinh hoạt chi bộ. Quy chế hoạt động của chi bộ đã được rà soát, bổ sung, hoàn thiện hơn cho phù hợp với quy định của Trung ương và tình hình thực tế của chi bộ. Nội dung quy chế hoạt động của các chi bộ đã quy định rõ: trách nhiệm, quyền hạn của chi bộ, tập thể chi ủy và của đồng chí bí thư, phó bí thư; chế độ hoạt động của chi bộ, chi ủy; chế độ kiểm tra, giám sát... được cải thiện và duy trì. Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố kết luận: Trong thảo luận, các chi bộ đã đề cao dân chủ, tự phê bình và phê bình tạo được không khí cởi mở, đoàn kết, thẳng thắn, xây dựng. Vì vậy, mỗi đảng viên thể hiện được ý kiến cá nhân, không bàn những vấn đề ngoài thẩm quyền lãnh đạo của chi bộ. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau chi bộ trao đổi, thảo luận kỹ, tạo sự thống nhất cao trước khi biểu quyết; đồng thời, thực hiện tốt nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, ý kiến cá nhân được bảo lưu. Trên cơ sở đó, đồng chí chủ trì cuộc họp giải thích những vấn đề chưa rõ, chưa đúng; kết luận những vấn đề trọng tâm cần tập trung lãnh đạo trong tháng tới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên. Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW nêu trên của Ban Bí thư, Thành ủy Hà Nội đánh giá: “các cấp uỷ đã coi trọng và tập trung chỉ đạo các chi bộ thực hiện việc mở rộng và phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ; đề cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt; đảng viên tích cực phát biểu ý kiến, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, tập trung làm rõ những mặt yếu kém của chi bộ, những hạn chế của cán bộ, đảng viên đề ra biện pháp khắc phục trong thời gian tới” [52, tr.56]. * Hầu hết các chi bộ thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng trong sinh hoạt chi bộ Nhờ lựa chọn nội dung sinh hoạt thiết thực, hiệu quả và đổi mới hình thức sinh hoạt chi bộ đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt hơn các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong sinh hoạt chi bộ. Không khí thảo luận dân chủ trong sinh hoạt chi bộ được nhiều cho bộ chú ý, nhờ đó nghị quyết của chi bộ có chất lượng hơn. Biểu đồ 7: Đánh giá về nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt chi bộ (đơn vị %) (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2014 – Bảng 3 Phụ lục) Qua kết quả thăm dò ý kiến của đảng viên cho thấy, có 256/500 ý kiến được hỏi cho rằng: Trong sinh hoạt chi bộ, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng được đảm bảo thực hiện tốt, chiếm 51,2%. Có 202/500 ý kiến được hỏi cho là: Trong sinh hoạt chi bộ, các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng được thực hiện bình thường, chiếm 40,4%. Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trong sinh hoạt của các chi bộ thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Thành phố, ta thấy trong sinh hoạt, các chi ủy và chi bộ đã thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. Các chi ủy, chi bộ đã mở rộng, phát huy dân chủ, nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên, tạo được không khí cởi mở, chân thành để mọi cán bộ, đảng viên bày tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình, tích cực tham gia xây dựng nghị quyết chi bộ. * Không khí, tinh thần sinh hoạt đảng trong các buổi sinh hoạt chi bộ tích cực, sôi nổi, các ý kiến thảo luận ngày càng đi vào chiều sâu. Biểu đồ 8: Đánh giá về không khí, tinh thần sinh hoạt chi bộ (đơn vị %) (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2014 – Bảng 4 Phụ lục) Không khí, tinh thần sinh hoạt đảng trong các buổi họp nói chung là sôi nổi tích cực. Qua khảo sát cho thấy, có 373/500 đảng viên được hỏi ý kiến đã trả lời là thường xuyên phát biểu, thảo luận trong sinh hoạt chi bộ, chiếm 74,6%. Đảng viên tích cực chuẩn bị ý kiến và tích cực phát biểu ý kiến trong sinh hoạt chi bộ. Nhiều đảng viên đã chủ động trao đổi với chi uỷ viên về nội dung sinh hoạt chi bộ và chuẩn bị ý kiến phát biểu. Ở nhiều nơi, đảng viên phát biểu trong sinh hoạt chi bộ đạt tỉ lệ khá cao. Qua khảo sát ý kiến cho thấy bình quân một buổi sinh hoạt chi bộ có 30-40% đảng viên trong chi bộ có ý kiến phát biểu. Thông qua sinh hoạt chi bộ đã kịp thời uốn nắn những biểu hiện bình quân chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, ý thức tổ chức kỷ luật kém Qua đó giúp đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác, phát huy ưu điểm, kịp thời khắc phục khuyết điểm, giúp chi bộ nắm chắc tình hình đảng viên, có biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, quản lý đảng viên, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Qua điều tra xã hội học có 132/500 đảng viên được hỏi ý kiến cho rằng chi bộ mình sinh hoạt sôi nổi, chiếm 26,4%. Có 323/500 cho rằng không khí sinh hoạt chi bộ mình bình thường, chiếm 64,6%. Như vậy, nói chung, sự quan tâm, tham gia sinh hoạt chi bộ của đảng viên và tích cực phát biểu ý kiến trong sinh hoạt chi bộ là phổ biến. * Về chất lượng nghị quyết, kết luận qua các cuộc sinh hoạt chi bộ và kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận của chi bộ ngày càng được nâng cao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Nhìn chung các cuộc sinh hoạt chi bộ đã thực hiện được mục tiêu, nội dung sinh hoạt chi bộ, xây dựng được nghị quyết của chi bộ đúng đắn và phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu của cơ quan, đơn vị; các quyết định về phân công nhiệm vụ cho đảng viên đúng đắn và khá phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể của từng cán bộ, đảng viên. Biểu đồ 9: Đánh giá về nghị quyết, kết luận của chi bộ (đơn vị %) (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài năm 2014 – Bảng 4 Phụ lục) Sinh hoạt chi bộ ở hầu hết các chi bộ đã thể hiện được các tính chất của sinh hoạt chi bộ. Qua khảo sát: có 345/500 ý kiến được hỏi cho rằng nghị quyết, kết luận của chi bộ có chất lượng, và việc thực hiện đảm bảo yêu cầu, chiếm 69%. Có 357/500 ý kiến được hỏi cho rằng: Việc đưa ra quyết định, nghị quyết của chi bộ có là kết quả bàn bạc, thảo luận dân chủ, sôi nổi của tập thể chi bộ, chiếm 71,4%. Như vậy, sinh hoạt chi bộ cơ bản có chất lượng tốt. Các quy định về ghi biên bản cuộc họp và báo cáo lên cấp trên về sinh hoạt chi bộ đã được coi trọng và thực hiện. Qua khảo sát cho thấy, nhiều chi bộ, thực hiện tốt việc ghi biên bản sinh hoạt chi bộ, những nội dung quan trọng được chủ trì lấy ý kiến biểu quyết, làm cơ sở để phân công nhiệm vụ cho đảng viên, gắn với trách nhiệm cá nhân của mỗi chi ủy viên, tổ trưởng tổ đảng Kết quả điều tra xã hội học cho biết : Có 312/500 ý kiến được hỏi cho là việc ghi biên bản chi bộ được thực hiện thường xuyên, chiếm 62,4%. Các quyết định đúng đắn về phân công công tác khá phù hợp với từng cán bộ, đảng viên đã tạo sự phấn khởi cho từng đảng viên và điều kiện thuận lợi để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. 2.2.2. Hạn chế về chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các TCCSĐ trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội Một là, nền nếp sinh hoạt, ý thức tổ chức kỷ luật của một số đảng viên trong sinh hoạt chi bộ chưa tốt Vẫn còn tình trạng một số chi ủy chi bộ chưa thực hiện có nền nếp chế độ sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy cấp trên đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc này, song nhìn chung việc duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi còn chưa nghiêm. Kết quả khảo sát ý kiến cho thấy có 109/500 đảng viên được hỏi ý kiến cho rằng đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ hiếm khi đầy đủ, đúng giờ, chiếm 21,8%. Tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt ở một số chi bộ còn thấp, bình quân mới đạt trên 80%. Điều này, chủ yếu do một số chi bộ, đảng viên là cán bộ lãnh đạo quản lý bận công tác đột xuất... lý do khiến tỉ lệ đảng viên nghỉ sinh hoạt chi bộ vẫn còn cao là do công tác điểm danh đảng viên đi họp của một số chi bộ còn buông lỏng. Qua khảo sát ý kiến thăm dò cho thấy : 120/500 đảng viên được hỏi ý kiến cho việc điểm danh thỉnh thoảng mới được tiến hành, chiếm 24%. Thậm chí có tới 50/500 đảng viên được hỏi việc điểm danh đảng viên đi họp chưa bao giờ được thực hiện, chiếm 10%. Trong nhiều cuộc sinh hoạt chi bộ, nhiều đảng viên chưa tích cực phát biểu ý kiến; việc phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt chi bộ thường tập trung vào một số đảng viên là cán bộ lãnh đạo quản lý. Hai là, công tác chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ của bí thư, chi ủy, đảng viên đôi khi thiếu chủ động, chu đáo. Hiện tại, vẫn còn một số chi bộ chưa làm tốt việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sinh hoạt chi bộ. Chi ủy, đứng đầu là bí thư chi bộ còn chưa thông báo nội dung sinh hoạt chi bộ trước cho đảng viên, vì vậy đảng viên không chuẩn bị ý kiến phát biểu, đẫn đến chất lượng sinh hoạt chi bộ không cao. Khá nhiều đảng viên ít thiết tha và quan tâm đến sinh hoạt chi bộ; tham gia sinh hoạt chi bộ cốt để không vi phạm quy định của Điều lệ Đảng. Qua khảo sát ý kiến cho thấy: Có 80/500 đảng viên được hỏi cho rằng công tác chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ của chi ủy, bí thư chi bộ còn kém, chiếm 16%. Ba là, nội dung sinh hoạt chi bộ có lúc, có nơi còn chưa thiết thực. Nội dung sinh hoạt chi bộ còn chưa được đổi mới mạnh mẽ, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ và thường xuyên với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của cấp trên và thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chưa tập trung cao độ vào việc thảo luận tìm giải pháp giải quyết có hiệu quả cao những nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và những vấn đề bức xúc nổi lên trên địa bàn thành phố thuộc lĩnh vực mà sở ban ngành phụ trách; chưa tích cực đưa những vấn đề nổi lên, bức xúc thuộc lĩnh vực phụ trách của cơ quan, đơn vị sở ban ngành vào nội dung sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề. Nội dung sinh hoạt ở một số ít chi bộ ít thiết thực; tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của nhiều cuộc sinh hoạt chi bộ chưa thể hiện rõ. Nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lặp, nặng về kiểm điểm thực hiện công tác chuyên môn, chưa chú trọng đánh giá vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của chi bộ và tính tiên phong gương mẫu của đảng viên. Nhiều chi bộ thời gian sinh hoạt ngắn, hoặc kết hợp với sinh hoạt chuyên môn; chưa quan tâm lãnh đạo công tác tư tưởng và không nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của đảng viên; ít, thậm chi không quan tâm giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra trên địa bàn Thành phố. Qua thăm dò ý kiến cho thấy: Có 91/500 đảng viên được hỏi ý kiến cho rằng nội dung sinh hoạt chi bộ chưa bám sát chặt chẽ nhiệm vụ chính trị của cấp trên và chưa phán ánh hết tình hình thực tế của tổ chức đảng, chiếm 18,2% số đảng viên được hỏi. Chưa có nhiều nghị quyết chuyên đề để giải quyết các vướng mắc và bức xúc trong chi bộ, trong công tác lãnh đạo các chi hội đoàn thể đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Ở nhiều nơi hoạt động của các chi hội đoàn thể nhân dân chất lượng rất thấp, tính hình thức được thể hiện khá rõ nét. Đây là tình trạng chung đáng báo động. Tình trạng này đã được Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nêu ra: “Nhiều cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chưa thực hiện có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng, nội dung sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới” [23, tr.92]. Ở nhiều nơi, trong sinh hoạt chi bộ, chưa coi trọng đánh giá kết quả hoạt động của chi bộ trong tháng trước, khá nhiều chi bộ tiến hành công việc này một cách hình thức, chất lượng thấp. Một số chi bộ tuy đã chú ý đến việc này, song chưa chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân; chưa chú ý phát hiện, động viên kịp thời những điển hình tiên tiến và tổng kết kinh nghiệm. Chương trình hoạt động của chi bộ trong tháng tới thường nêu tên công việc, ít nêu biện pháp thực hiện, và còn sơ sài; nội dung sinh hoạt chủ yếu do đồng chí bí thư chi bộ chuẩn bị ít được thảo luận trong chi uỷ trước khi tổ chức sinh hoạt chi bộ. Ở nhiều nơi, trong sinh hoạt chi bộ còn coi nhẹ thảo luận, nặng về phổ biến, đọc các bản tin trong các ấn phẩm về công tác tư tưởng hoặc các văn bản chỉ đạo của cấp trên. thậm chí, thời gian dành cho hoạt động này chiếm gần hết thời gian sinh hoạt chi bộ thường lệ. Việc tìm tòi, xây dựng các chuyên đề để tiến hành sinh hoạt theo chuyên đề chưa được các chi uỷ coi trọng và còn nhiều lúng túng, hình thức, có biểu hiện của bệnh thành tích, chất lượng các chuyên đề đưa ra trong sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề còn rất thấp. Nhiều chuyên đề được đưa ra trong một số cuộc sinh hoạt chi bộ theo hình thức này chưa tương xứng với tính chất của cuộc sinh hoạt chi bộ. Chưa chủ động xác định và xây dựng chuyên đề để tổ chức sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề. Nội dung của các cuộc sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề của nhiều chi bộ chủ yếu do gợi ý của cấp ủy cấp trên. Qua điều tra xã hội học: Có 100/500 ý kiến đảng viên được hỏi cho biết chi bộ chưa bao giờ sinh hoạt chuyên đề, chiếm 20% Bốn là, hình thức sinh hoạt chi bộ còn biểu hiện đơn điệu. Còn một số chi bộ, đảng viên chưa nhận thức và hiểu rõ về các hình thức và loại hình sinh hoạt chi bộ. Như đã trình bày ở chương 1, đại hội chi bộ, sinh hoạt cấp ủy cũng là một hình thức sinh hoạt chi bộ, và là hình thức sinh hoạt quan trọng nhất lại chưa được một số chi bộ, đảng viên nhận thức đúng và thực hiện hiệu quả. Hình thức sinh hoạt chi bộ vẫn còn đơn điệu, chưa chú ý và nhận thức đúng sinh hoạt chuyên đề, nếu có sinh hoạt chuyên đề thì cũng sinh hoạt hình thức chiếu lệ cho xong. Ít tổ chức sinh hoạt chi bộ đột xuất để giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh mà thường gác lại đến lần sinh hoạt định kỳ lần sau mới bàn bạc giải quyết. Và như thế việc giải quyết công việc đó sẽ ít tác dụng, thậm chí không còn tác dụng nữa. Qua khảo sát ý kiến cho thấy: Có 432/500 ý kiến cho rằng: Hình thức, phương pháp sinh hoạt đảng của chi bộ nơi đồng chí sinh hoạt chậm được đổi mới, chiếm 86,4%. Thậm chí có tới 23/500 ý kiến cho rằng: Hình thức, phương pháp sinh hoạt đảng của chi bộ chưa được đổi mới, chiếm 4,6%. Năm là, việc thực hiện quy trình và điều hành cuộc họp chi bộ của một số chi ủy, bí thư chi bộ chưa khoa học. Chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ của một số đồng chí bí thư chi bộ còn chưa xứng tầm, chưa chỉ ra được những vấn đế trọng tâm cần bàn bạc, thảo luận. Qua khảo sát ý kiến cho thấy: có 5/500 ý kiến cho rằng: năng lực điều hành của Chi ủy, bí thư chi bộ trong sinh hoạt chi bộ còn hạn chế, chiếm 1%. Quá trình tiến hành sinh hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_thac_sy_xay_dung_dang_4851_1948424.doc
Tài liệu liên quan