DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU . ii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN v
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN . 4
1.1. Các nguyên tố đất hiếm . 4
1.1.1. Cấu hình điện tử và quang phổ của các nguyên tố đất hiếm . 4
1.1.2. Các mâu thuẫn trong quang phổ của ion RE3+. 5
1.1.3. Các mức năng lượng của ion RE3+ trong trường tinh thể . 6
1.1.4. Đặc điểm quang phổ của ion Sm3+ . 9
1.2. Thủy tinh pha tạp đất hiếm . 10
1.2.1. Khái niệm, tính chất và phân loại thủy tinh . 10
1.2.2. Cấu trúc và thành phần của thủy tinh . 12
1.2.3. Thủy tinh borate . 14
1.3. Cường độ của các chuyển dời f-f . 15
1.3.1. Lực vạch trong chuyển dời f-f . 15
1.3.2. Lực vạch của một chuyển dời lưỡng cực từ (MD) . 16
1.3.3. Lực vạch của một chuyển dời lưỡng cực điện . 17
1.4. Lý thuyết Judd-Ofelt . 19
1.4.1 Tóm tắt nguyên lý của lý thuyết JO . 19
1.4.2. Tính các thông số cường độ Ωλ. 20
1.4.3. Quá trình phân tích các thông số quang học theo lý thuyết JO . 22
CHƯƠNG II . 24
CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN. 24
1.2. Phương pháp chế tạo thủy tinh . 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu tính chất vật lý của vật liệu . 25
2.2.1. Đo chiết suất của vật liệu . 25
2.2.2. Đo khối lượng riêng của vật liệu . 26
2.3. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật liệu . 26
2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X . 26
2.3.2. Phương pháp phổ tán xạ Raman . 27
2.3.3. Phổ hấp thụ hồng ngoại (FT-IR) . 28
2.4. Các phương pháp nghiên cứu tính chất quang của vật liệu . 29
2.4.1 Phương pháp phổ hấp thụ quang học . 29
2.4.2. Phương pháp phổ quang huỳnh quang, kích thích huỳnh quang . 30
67 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế tạo và khảo sát tính chất quang của thủy tinh alkali - Alumino - borate pha tạp Sm3+, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích. Toán tử
lưỡng cực điện là toán tử lẻ đối với phép đảo qua một tâm. Các chuyển dời lưỡng
cực điện trong cùng cấu hình sẽ bị cấm bởi quy tắc Laporte. Tuy nhiên, tương tác
bất đối xứng tâm cho phép sự trộn các trạng thái ngược nhau của các điện tử. Trong
trường hợp này, các chuyển dời thu được có cường độ nhỏ hơn nhiều so với các
chuyển dời lưỡng cực điện thông thường. Chúng thường được gọi là các chuyển dời
lưỡng cực điện cảm ứng. Đối với một chuyển dời ED, lực dao động tử có thể tính
một cách đơn giản thông qua phổ hấp thụ theo công thức Smakula [18, 19]:
ννε df ∫
−
×= )(10318,4 9
exp
(1.10)
18
trong đó ε là hệ số hấp thụ phân tử (mol-1l cm-1) tại tần số ν. Đại lượng này được
biểu diễn thông qua độ hấp thụ A bằng cách sử dụng định luật Lambert-Beer:
A = ε.C.d (1.11)
Như vậy, lực dao động tử của một chuyển dời ED có thể được tính bằng thực
nghiệm thông qua phổ hấp thụ theo công thức [7, 8]:
9
exp
4,318 10
f Ad
Cd
ν
−
×
= ∫ (1.12)
Trong đó ∫ νAd chính là diện tích của dải hấp thụ, d là chiều dài của đường
truyền quang học, chính là bề dày mẫu, C (mol.dm-3) là nồng độ của các ion của đất
hiếm pha tạp trong tinh thể, đại lượng này được tính theo công thức [19]:
δ××
×
= Z
NV
C
Au
27
10
(1.13)
Trong đó Vu là kích thước ô mạng cơ sở của nền (Å
3), NA là số Avôgadro, δ
là nồng độ mol % (ví dụ, nồng độ pha tạp là 5 mol % thì δ = 0,05), Z là số đơn vị
cấu trúc trên một ô cơ sở. Trong các nền thủy tinh, chúng ta có thể tính nồng độ tạp
theo công thức [19]:
M
molRE
C
).(%2 3+
=
ρ
(1.14)
Với ρ là khối lượng riêng của thủy tinh, M là khối lượng phân tử trung bình.
Lực vạch S liên quan đến lực dao động tử f theo biểu thức [19, 23]:
ed
e S
he
cm
f ν
pi
2
2
exp
8
= (1.15)
Đối với chuyển dời có sự tham gia của cả chuyển dời MD và ED thì lực vạch
tổng cộng được tính theo công thức [19, 23]:
mded
S
J
S
J
S
12
'
12
exp
+
+
+
=
χχ
(1.16)
trong đó χ và χ’ là các số hạng hiệu chỉnh cho môi trường điện môi:
19
,
9
)2( 22
n
n +
=χ n='χ (quá trình hấp thụ) (1.17)
,
9
)2( 22 +
=
nn
χ 3' n=χ (quá trình phát xạ) (1.18)
Một vấn đề quan trọng là đưa ra biểu thức lý thuyết của lực vạch cho một
chuyển dời lưỡng cực điện. Gọi P
là toán tử lưỡng cực điện ( ∑−=
i
i
reP
), lực
vạch cho một chuyển dời giữa hai trạng thái có hàm sóng lần lượt SLJMα và
''''' MJLSα được đánh giá bằng biểu thức:
2
''''' MJLSPSLJMS
ed
αα
= (1.19)
Tuy nhiên, việc tính toán lực vạch là không thể thực hiện vì quá phức tạp.
Năm 1940, Racah đề ra phương pháp toán tử tensor để giải quyết định lượng các bài
toán của quang phổ 4f cũng như các quang phổ các nguyên tử phức tạp. Mặc dù
vậy, bài toán tính cường độ quang phổ của chuyển dời f-f vẫn không thể thực hiện
vì có quá nhiều phần tử ma trận phải tính cho một chuyển dời. Ví dụ, ta xét các
chuyển dời của 2 mức 5I8 và
5H6 trong ion Ho
3+, để đánh giá được cường độ của
chuyển dời này, chúng ta cần phải tính 1105 yếu tố ma trận riêng rẽ [17, 18], điều
này hiển nhiên là không thể làm được. Tháng 8 năm 1962 hai tác giả người Mỹ là
B. R. Judd và G. S. Ofelt đã đồng thời và độc lập đưa ra lý thuyết tính cường độ phổ
quang học của các nguyên tố đất hiếm trong môi trường đông đặc. Từ đó, đã hình
thành lý thuyết Judd-Ofelt về cường độ của phổ các ion đất hiếm [20, 21].
1.4. Lý thuyết Judd-Ofelt
1.4.1 Tóm tắt nguyên lý của lý thuyết JO
Lý thuyết JO là lý thuyết bán thực nghiệm cho phép xác định một cách định
lượng cường độ của các chuyển dời hấp thụ và huỳnh quang của các ion đất hiếm
hóa trị 3. Thuyết này dựa trên mô hình mang 3 yếu tố gần đúng: trường tĩnh điện,
ion tự do, cấu hình đơn [17, 18]. Trong mô hình trường tĩnh điện, ion trung tâm bị
ảnh hưởng bởi các ion nền xung quanh thông qua trường tĩnh điện của trường
ligand hay trường tinh thể. Trong mô hình ion tự do, người ta xem trường tinh thể
20
tĩnh của nền xung quanh như một nhiễu loạn của Hamiltonian ion tự do. Trong gần
đúng cấu hình đơn, sự tương tác của các điện tử giữa các cấu hình khác nhau (4f,
5d) là không đáng kể, ở đây ta xem cấu hình 4f không bị ảnh hưởng của các cấu
hình khác. Như vậy, lý thuyết JO rất phù hợp để miêu tả cường độ phổ của các
lanthanide, actinide trong chất rắn và chất lỏng. Giá trị của lý thuyết JO là ở chỗ nó
đã chỉ ra một biểu thức lý thuyết khá đơn giản cho lực vạch S. Theo lý thuyết JO,
lực vạch (Sed) và lực dao động tử (fed) của chuyển dời MD từ trạng thái đầu (J) sang
trạng thái cuối (J’) của ion RE3+ trong quá trình hấp thụ được tính theo các công
thức[18, 19]:
2
)(λ
λ
λ
US
ed ∑Ω= (1.20)
2
2 2
2
( )8 2
3 (2 1) 3
ed
mc n
f n U
h J n
λ
λ
λ
pi
Ω
λ
+
=
+
∑ (1.21)
Trong đó: J là mô men góc tổng cộng ở trạng thái đầu; λ là bước sóng ở đỉnh
của dải hấp thụ; số hạng (2J + 1) trong phương trình (1.25) hàm ý rằng các điện tử
phân bố đều trên các mức Stark; ( )U λ là yếu tố ma trận rút gọn kép của toán tử
tensor đơn vị hạng λ (λ = 2,4,6) giữa hai mức J và J’ trong ion RE3+. Giá trị U(λ) ứng
với chuyển dời giữa hai mức nào đó của cùng một ion RE3+ là như nhau dù đó là
quá trình hấp thụ hay phát xạ, chúng gần như không phụ thuộc vào nền và có thể tra
trong tài liệu [33]; Ωλ là thông số cường độ, đại lượng này tỷ lệ với số hạng
2
4 4
t
tp
nl
A f r nl nl r f
E∆
(1.22)
với Atp là các số hạng bậc lẻ trong khai triển trường tinh thể; ∆Enl là sự chênh lệch
năng lượng giữa các cấu hình 4f và các cấu hình kích thích 4fn-1nl1, các số hạng ở tử
số là các tích phân bán kính, với r là phần bán kính của hàm số sóng gần đúng một
điện tử, t = λ ± 1.
1.4.2. Tính các thông số cường độ Ωλ
Ưu điểm rất lớn của thông số cường độ Ωλ là chỉ phụ thuộc vào loại đất hiếm
và mạng nền mà không phụ thuộc vào chuyển dời cụ thể nào [17, 18]. Vì vậy: chỉ
21
với một hệ ba thông số Ωλ, chúng có thể mô tả tất cả các quá trình hấp thụ và huỳnh
quang giữa hai mức năng lượng bất kỳ của ion RE3+, kể các các chuyển dời mà các
thiết bị không ghi nhận được [19, 23]. Do đó, việc tính các thông số này là vấn đề
cốt lõi trong lý thuyết Judd-Ofelt. Các thông số cường độ Ωλ thường được tính từ
phổ hấp thụ nhưng đôi khi có thể tính từ phổ huỳnh quang (trường hợp Europium)
[28]. Hệ đơn vị dùng trong các tính toán là hệ CGS (centimet, gam, giây) [19].
Trường hợp tính các thông số cường độ Ωλ thông qua hấp thụ, chúng ta cần biết ít
nhất ba chuyển dời hấp thụ, mặc dù vậy kết quả càng đáng tin cậy nếu số dải hấp
thụ càng nhiều [23]. Sử dụng phương trình (1.12), chúng ta tính được lực dao động
tử thực nghiệm,fexp, cho mỗi chuyển dời. Thay các giá trị này vào phương trình
(1.22), ta thu được hệ [23]:
)6(
16
)4(
14
)2(
12
exp
1
UUU Ω+Ω+Ω=∆
)6(
26
)4(
24
)2(
22
exp
2
UUU Ω+Ω+Ω=∆ (1.23)
..
)6(
6
)4(
4
)2(
2
exp
nnnn
UUU Ω+Ω+Ω=∆
trong đó
+
+
=∆
2
22
exp
exp
3
2
)12(3
8
/
n
n
n
Jh
mc
f
λ
pi
(1.24)
Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để tìm các giá trị của Ωλ. Sau
đó, thay giá trị của Ωλ vào phương trình (1.22), ta sẽ thu được các giá trị của lực
dao động tử chính xác hơn lực dao động tử thực nghiệm, đại lượng này được gọi là
lực dao động tử tính toán, fcal. Sai số của tính toán được đánh giá theo công thức:
( )
1/2
2
exp
3
cal
i
f f
RMS
N
−
=
−
∑
(1.25)
22
1.4.3. Quá trình phân tích các thông số quang học theo lý thuyết JO
Sau khi xác định được các thông số Ωλ, cùng với chiết suất của vật liệu, ta
có thể tiên đoán được một số tính chất phát xạ quan trọng và một số đặc điểm về
cấu trúc của vật liệu như [23]:
- Xác suất chuyển dời của các vạch phát xạ, AJ’J
- Tỷ lệ phân nhánh của phổ huỳnh quang, βR
- Thời gian sống của các vạch huỳnh quang, τR
- Tiết diện ngang phát xạ cưỡng bức của của một chuyển dời σ(λp)
- Tiết diện phát xạ tích phân của một chuyển dời, ΣJJ’.
Ý nghĩa của các đại lượng đó được giải thích như sau:
Lực dao động tử và xác suất chuyển dời: Cường độ của một chuyển dời hấp
thụ được đặc trưng bởi lực dao động tử f(JJ’). Cường độ huỳnh quang từ mức kích
thích J xuống mức J’ thấp hơn tỉ lệ với xác suất chuyển dời AJJ’. Mỗi chuyển dời có
thể chứa cả các chuyển dời dipole điện và dipole từ nên ta có [19, 23]:
+
+
+
=+=
mdedmded
SnS
n
n
Jhc
AAJJA
3
2
2
3
34
3
2
)1'2(3
64
),'(
νpi
(1.26)
+
+
+
=+=
mdedmded
nSS
n
n
Jhe
m
ffJJf
9
)2(
)12(3
8
)',(
22
2
2
νpi
(1.27)
trong đó, ν là tần số của chuyển dời, n là chiết suất của vật liệu.
Xác suất chuyển dời tổng cộng từ một trạng thái kích thích nào đó đến tất cả các
mức dưới được cho bởi công thức [17, 18]:
∑=
'
'
)(
J
JJT
AJA (1.28)
Thời gian sống của mức kích thích J được tính bởi [21]:
)(
1
)(
JA
J
T
R
=τ (1.29)
Hiệu suất lượng tử: để đánh giá hiệu suất phát quang của một vật liệu,
chúng ta có thể sử dụng khái niệm hiệu suất lượng tử. Đại lượng này được đo bằng
tỉ số giữa số photon phát ra và số photon bị vật liệu hấp thụ trong trong cùng thời
23
gian. Lý thuyết Judd-Ofelt đã chỉ ra rằng hiệu suất lượng tử chính là tỉ số thời gian
sống thực nghiệm và thời gian sống được tính theo lý thuyết [19]:
cal
τ
τ
η
exp
= (1.30)
Hiệu suất lượng tử thường nhỏ hơn 1, do thời gian sống thực nghiệm nhỏ hơn thời
gian sống tính toán. Sự khác nhau giữa tính toán và thực nghiệm liên quan đến các
quá trình chuyển dời không phát xạ (bao gồm phục hồi đa phonon và truyền năng
lượng). Thời gian sống thực nghiệm, τexp, bao gồm tất cả các quá trình phục hồi
(phát xạ và không phát xạ), trong khi giá trị tính toán, τcal, chỉ liên quan đến quá
trình phục hồi phát xạ.
Tỷ số phân nhánh: được dùng tiên đoán cường độ tương đối của tất cả các
vạch huỳnh quang phát sinh từ mức kích thích đã cho, kể cả các chuyển dời không
bức xạ mà các máy quang phổ không ghi nhận được. Tỉ số phân nhánh thực nghiệm
có thể xác định bằng diện tích tương đối của các vạch huỳnh quang [18, 19]
)(
)'( '
JA
A
JJ
T
JJ
R
=→β (1.31)
Tiết diện ngang bức xạ cưỡng bức đỉnh, σ(λp) và tiết diện phát xạ tích
phân, Σjj’: đặc trưng cho khả năng phát xạ cưỡng bức (tức là bức xạ laser) của một
chuyển dời phát xạ nào đó. Các đại lượng này được xác định theo các công thức sau
[23]:
'2
4
8
)(
JJ
eff
P
P
A
cn
∆
=
λpi
λ
λσ (1.32)
'2
2
'
8
JJJJ
A
cnpi
λ
=Σ (1.33)
trong đó, λp (nm) là bước sóng của bức xạ đỉnh và ∆λeff (nm) là độ rộng vạch hiệu
dụng của chuyển dời tìm được bằng cách chia diện tích của dải huỳnh quang cho độ
cao trung bình của nó.
24
CHƯƠNG II
CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Chương này trình bày phương pháp chế tạo thủy tinh và một số phương pháp
nghiên cứu tính chất vật lý, cấu trúc, tính chất quan như: Đo khối lượng riêng và
chiết suất vật liệu; nhiễu xạ tia X; hấp thụ hồng ngoại và Raman; đo phổ hấp thụ,
huỳnh quang và thời gian sống.
1.2. Phương pháp chế tạo thủy tinh
Theo các công bố gần đây, vật liệu quang học dạng thủy tinh chủ yếu được
chế tạo theo phương pháp nóng chảy [12, 13, 23, 28]. Ngoài ra, một số thủy tinh
như alumino-silicate có thể chế tạo bằng phương pháp sol-gel [34]. Trong phương
pháp nóng chảy, có hai quy trình là nung nóng chảy hai lần và nung chảy một lần.
Trong quy trình thứ nhất: đầu tiên nền thủy tinh được chế tạo, sau đó mẫu được
nghiền mịn và bổ sung tạp đất hiếm rồi lại nung nóng chảy lần hai [35]. Với quy
trình thứ hai: hỗn hợp các tiền chất và tạp được nghiền mịn và nung nóng chảy một
lần [12, 13, 14, 15, 16, 23, 28]. Thủy tinh vô cơ với thành phần hình thành mạng
chính là B2O3 thường được chế tạo bằng phương pháp nóng chảy một lần [13, 15,
30, 32]. Trong đó, các tiền chất thường là hỗn hợp các oxit hay muối vô cơ kim
loại, ví dụ như Al2O3, B2O3, SiO2, Na2CO3, CaCO3, NaF, CaF, Eu2O3, Sm2O3,
Dy2O3 nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp phụ thuộc vào tỉ lệ các hợp phần và có giá
trị trong khoảng từ 900 đến 1450 oC [30, 32, 35, 37, 41, 44, 45].
Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của
thủy tinh alkali-alumino-borate pha tạp ion Sm3+, với các thành phần là:
(70-x)B2O3+10PbO+10Na2O+10Al2O3+xSm2O3
Trong đó, x = 0,1; 0,5; 1,0; 2,0 và 3,0 mol%, ký hiệu BPNA.
Hình 2.1. Quy trình chế tạo thủy tinh BTNA bằng phương pháp nóng chảy
25
Dựa trên việc tham khảo quy trình chế tạo thủy tinh với các nền tương tự
[35, 37, 44, 45 ] và điều kiện phòng thí nghiệm, chúng tôi chọn phương pháp nóng
chảy để chế tạo vật liệu. Các mẫu được chế tạo theo quy trình được biểu diễn trên
hình 2.1. Các hoá chất ban đầu gồm B2O3, TeO2, PbO, Al2O3 và Sm2O3 của hãng
Aldrich, có độ sạch 4N, được cân theo tỉ lệ dự kiến. Hỗn hợp được trộn đều trong
cối sứ sau đó nung ở nhiệt độ 1250 oC trong 1 giờ trong hệ lò nung có điều khiển
thời gian và nhiệt độ (hình 2.2). Sau đó sản phẩm được làm nguội đến nhiệt độ
phòng. Tiếp theo, mẫu được ủ nhiệt 350 oC trong 6 giờ nhằm tăng cường độ ổn định
của các liên kết đồng thời tạo sự đồng nhất về phân bố mật độ khối của thủy tinh.
Sản phẩm thủy tinh thu được sau khi ủ có độ trong suốt cao. Cuối cùng các mẫu có
kích thước đủ lớn được chọn để cắt, mài và đánh bóng phục vụ cho các phép đo
quang học, một phần khác được nghiền nhỏ để đo phổ hấp thụ hồng ngoại và nhiễu
xạ tia X.
Hình 2.2. Hệ lò chế tạo mẫu tại khoa Năng Lượng, trường Đại học Thủy Lợi
2.2. Phương pháp nghiên cứu tính chất vật lý của vật liệu
2.2.1. Đo chiết suất của vật liệu
Trong việc khảo sát tính chất quang của vật liệu theo lý thuyết JO, chiết suất
làm một thông số quan trọng. Vật liệu có chiết suất lớn thường có các thông số phát
xạ lớn. Chiết suất n của một vật liệu là tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không
và tốc độ pha của ánh sáng trong vật liệu đó n = c/v. Chiết suất của các mẫu sử dụng
trong luận văn được đo tại Công ty Vàng bạc đá quí DOJI, bằng khúc xạ kế
26
Eickhorst SR 0,005 Refractometer, sử dụng bước sóng 589,3 nm của đèn Natri, chất
lỏng 1- bromonaphthalin được sử dụng làm chất tiếp xúc.
2.2.2. Đo khối lượng riêng của vật liệu
Khối lượng riêng cũng là là một thông số vật lý quan trọng, từ đại lượng này,
chúng ta có thể tính được nồng độ của các ion tạp trong vật liệu. Phép đo khối
lượng riêng được thực hiện tại Công ty Vàng bạc đá quí DOJI theo phương pháp
Archimede, sử dụng nước nguyên chất làm chất lỏng ngâm mẫu. Theo phương pháp
này, mẫu được cân bằng cân điện tử, khối lượng thu được là m, sau đó ngâm mẫu
vào nước nguyên chất và cân khối lượng m’ của mẫu lúc này. Khối lượng riêng của
vật liệu được tính theo công thức [23]:
0
'
ρρ
mm
m
−
= (2.2)
trong đó ρ0 = 1000 g/dm
3 là khối lượng riêng của nước nguyên chất.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật liệu
2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia X (XRD) là phương pháp rất hữu ích trong việc xác định cấu
trúc pha của các vật liệu dạng tinh thể. Mỗi loại tinh thể có một bộ vạch nhiễu xạ
đặc trưng (thẻ chuẩn). Việc so sánh giản đồ XRD của mẫu chế tạo với thẻ chuẩn sẽ
cho phép kết luận về chất lượng của vật liệu, từ đó có thể xác định được các hằng số
mạng và thể tích của ô đơn vị [1, 2, 3, 23]. Tuy nhiên, vật liệu thủy tinh có cấu trúc
vô định hình do đó không có bộ vạch đặc trưng. Thủy tinh là vật liệu vô định hình
nên không có các vạch đặc trưng trong ảnh nhiễu xạ tia X, do đó không thể dùng
phương pháp này nghiên cứu cấu trúc. Với vật liệu này, giản đồ XRD xuất hiện các
dải nhiễu xạ rộng, đặc trưng của vật liệu vô định hình (hình 2.4). Như vậy, mục đích
của việc sử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X cho thủy tinh chỉ đơn giản là đánh giá
xem với quy trình chế tạo như đã chọn, hỗn hợp các chất ban đầu đã chuyển pha
dạng thủy tinh hoàn toàn chưa [12, 13, 14, 15, 23]..
Phép đo nhiễu xạ tia X các mẫu sử dụng trong luận văn được thực hiện trên
nhiễu xạ kế tia X D5000 của hãng Siemens tại Trung tâm Khoa học Vật liệu, Khoa
27
Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (hình 2.3).
Bức xạ kích thích là tia X Cu-Kα có bước sóng 1,54056 Å
Hình 2.3. Hệ đo ảnh nhiễu xạ tia X D5000
tại trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Hình 2.4. Ảnh nhiễu xạ tia X của thủy
tinh boro-tellurite [12].
2.3.2. Phương pháp phổ tán xạ Raman
Chúng ta biết rằng vật chất ở dạng rắn như các thinh thể hoặc thủy tinh được
xây dựng từ các nhóm cấu trúc đặc trưng cho vật liệu. Ví dụ, mạng thủy tinh borate
được xây dựng từ các nhóm cấu trúc đơn vị [BO3] và [BO4], các nhóm này liên kết
với nhau tạo ra các nhóm cấu trúc đặc trưng. Mỗi nhóm có thể tham gia nhiều kiểu
dao động như kéo căng hoặc uốn cong.... Mỗi kiểu dao động có một tần số riêng,
các tần số này có thể tính được từ lý thuyết nhóm. Phương pháp quang phổ tán xạ
Raman được sử dụng trong vật lý để tìm ra tần số của các dao động xuất hiện trong
chất rắn, từ đó khẳng định sự có mặt của các nhóm cấu trúc trong vật liệu. Phương
pháp này cũng có thể dễ dàng thực hiện trên những mẫu ở thể lỏng, thể khí và
những mẫu ở nhiệt độ cao hay trong dung dịch pha loãng...mà không cần phá mẫu.
Cơ sở của phương pháp này là dựa trên quá trình tán xạ không đàn hồi của
các photon trên các nhóm cấu trúc của vật liệu. Khi ánh sáng có bước sóng λ0
(tương ứng với photon có năng lượng hν0) được chiếu tới mẫu, 3 quá trình tán xạ có
thể xảy ra như sau: (1) Photon tán xạ có năng lượng bằng năng lượng của photon
tới, trường hợp này được gọi là tán xạ Rayleigh; (2) Photon tới mất mát năng lượng
trên dao động (có năng lượng là hνv) thì photon tán xạ có năng lượng h(ν0-νv), nhỏ
hơn năng lượng của photon kích thích. Vạch tán xạ được gọi là vạch tán xạ Raman
28
Stokes; (3) Photon tới nhận thêm năng lượng từ dao động trong mẫu vật thì photon
tán xạ có năng lượng h(ν0+ νv), lớn hơn năng lượng của photon kích thích. Vạch tán
xạ được gọi là vạch tán xạ Raman anti-Stokes.
Hình 2.5. Hệ đo phổ tán xạ Rama XPLORA
tại Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
Hình 2.6. Hệ đo phổ hồng ngoại Jasco-
FTIR 6300 tại Đại học Quốc Gia Hà Nội
2.3.3. Phổ hấp thụ hồng ngoại (FT-IR)
Tương tự như phương pháp tán xạ Raman, phương pháp phân tích theo phổ
hồng ngoại cũng được sử dụng một cách hiệu quá trong việc xác định các nhóm cấu
trúc trong vật liệu. Cơ sở của phương pháp này dựa trên sự hấp thụ năng lượng cộng
hưởng của các phân tử hay nhóm nguyên tử khi năng lượng tới bằng năng lượng
dao động của chúng. Một phân tử hay nhóm phân tử chỉ hấp thụ ánh sáng có năng
lượng đúng bằng năng lượng dao động riêng của nó. Do đó, căn cứ vào các dải hấp
thụ, chúng ta cũng xác định được sự tồn tại của các nhóm cấu trúc trong vật liệu.
Phép đo phổ hồng ngoại của chúng tôi được thực hiện trên thiết bị JASCO-FT/IR
6300 tại trung tâm Khoa học Vật liệu, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (hình 2.6).
Dải đo của thiết bị từ 4000 cm-1 đến 400 cm-1 với độ phân giải số sóng là 4 cm-1.
Mẫu đo phải được nghiền mịn, sau đó trộn với hợp chất KBr và được ép thành viên,
tỉ lệ trộn theo khối lượng mẫu/KBr là 1:50. Phổ thu được là đường cong có các cực
đại biểu diễn độ hấp thụ của mẫu phụ thuộc vào năng lượng.
Phương pháp phân tích theo phổ tán xạ Raman và hấp thụ hồng ngoại là một
trong những phương pháp phân tích phổ dao động hiệu quả. Phổ tán xạ Raman tích
cực với các trường hợp có sự biến thiên độ phân cực, trong khi phổ hấp thụ hồng
29
ngoại chỉ tích cực với các trường hợp gây ra độ biến thiên lưỡng cực. Như vậy, hai
phương pháp phổ Raman và hấp thụ hồng ngoại bổ hỗ trợ rất tốt cho nhau trong
việc nghiên cứu cấu trúc của vật liệu. Hình 2.7 trình bày phổ tán xạ FTIR và phổ
Raman của thủy tinh lead borate [37]. Một số mode dao động xuất hiện trong cả hai
phổ, tuy nhiên một số mode chỉ xuất hiện trong phổ FTIR hoặc phổ Raman. Như
vậy, hai phổ này có thể bổ trợ cho nhau để đưa ra bức tranh hoàn chỉnh về các nhóm
cấu trúc trong vật liệu.
Hình 2.7. Phổ FTIR và phổ Raman của thủy tinh lead borate [37].
2.4. Các phương pháp nghiên cứu tính chất quang của vật liệu
2.4.1 Phương pháp phổ hấp thụ quang học
Phổ hấp thụ UV-Vis của vật liệu cung cấp nhiều thông tin quan trọng như
bản chất tâm hấp thụ, nồng độ tâm hấp thụ. Đối với các ion đất hiếm, phổ hấp thụ
còn cung cấp các thông tin về cấu trúc các mức năng lượng. Ngoài ra, từ phổ hấp
thụ chúng ta còn tính được lực dao động tử của một chuyển dời bất kỳ, đại lượng
này đặc trưng cho cường độ của dải hấp thụ.
Phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh pha tạp ion Sm3+ đã chế tạo được đo trên
hệ thiết bị UV-VIS-NIR, Cary-5000, Varian USA (hình 2.8), tại trung tâm Khoa
Học Vật Liệu, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
30
Thiết bị UV-VIS-NIR, Cary 5000 hoạt động dựa trên nguyên lý của hệ đo 2 chùm
tia, dải đo từ 200-2000 nm, độ phân dải ± 1 nm.
Hình 2.8. Thiết bị đo phổ hấp thụ Carry
5000, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Hình 2.9: Hệ đo phổ phát quang FL3–22 ,
trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
2.4.2. Phương pháp phổ quang huỳnh quang, kích thích huỳnh quang
Để thu được phổ phát xạ của các tâm đất hiếm, mẫu phải được kích thích
bằng các bước sóng thích hợp, bước sóng này được lựa chọn từ phổ kích thích. Phổ
huỳnh quang và kích thích huỳnh quang của các mẫu sử dụng trong luận văn được
đo tại nhiệt độ phòng, trên hệ thiết bị FL3–22 spectrometer, tại trường Đại học Duy
Tân, Đà Nẵng (hình 2.9). Bức xạ kích thích được phát ra từ đèn xenon (XBO – 450
W) dải rộng, đầu thu nhân quang điện R928 có độ nhạy cao. Hệ đo này có dải đo
trong khoảng từ 185-900 nm, độ phân giải phổ cao cỡ 0,2 nm. Hệ thống được điều
khiển bằng máy tính với phần mềm chuyên dụng. Với phổ kích thích, tín hiệu phát
xạ của mẫu được giữ cố định tại bước sóng 600 nm, trong khi bước sóng kích thích
được quét từ khoảng 200-550 nm. Căn cứ vào phổ kích thích, chúng ta có thể tìm
được bước sóng thích hợp cho phép đo huỳnh quang của mẫu.
2.4.3. Đo thời gian sống của bức xạ huỳnh quang
Thời gian sống là thông số quan trọng để kiểm tra độ tin cậy của các tính
toán JO. Thời gian sống của một mức kích thích nào đó bằng nghịch đảo của xác
suất chuyển dời tổng cộng từ mức đó xuống các mức thấp hơn. Ngay sau quá trình
kích thích, mật độ tích lũy điện tử ở trạng thái kích thích sẽ suy theo thời gian. Điều
này dẫn đến sự suy giảm của cường độ huỳnh quang theo thời gian. Trong trường
31
hợp quá trình truyền năng lượng được bỏ qua, cường độ huỳnh quang sau kích thích
sẽ suy giảm theo hàm mũ:
{ }τ/exp)(
0
tItI −= (2.4)
trong đó I0 là cường độ bức xạ sau khi ngừng kích thích (thời điểm t = 0); I(t) là
cường độ tại thời điểm t ≠ 0; τ là thời điểm cường độ huỳnh quang giảm đi e lần, đại
lượng này được gọi là thời gian. Như vậy, muốn tìm được τ, chúng ta cần đo sự
suay giảm cường độ huỳnh quang theo thời gian.
Phép đo huỳnh quang suy giảm theo thời gian của các mẫu chứa Sm3+ được
thực hiện tại nhiệt độ phòng và trên hệ thiết bị Varian Cary Eclipse Fluorescence
Spectrophotometer, tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Trong phép đo này, mẫu được kích thích bởi xung tử ngoại phát ra từ đèn
xenon 450 W, độ dài xung 80 µs. Đường cong suy giảm thời gian được ghi nhận tại
600 nm với độ phân giải ±10 µs.
32
CHƯƠNG III
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA
THỦY TINH AKALI-ALUMINO-BORATE PHA TẠP Sm3+
Chương này trình bày về kết quả: (1) chế tạo vật liệu thủy alkali-alumino-
borate pha tạp Sm3+ và kết quả nghiên cứu cấu trúc của vật liệu như: phổ nhiễu xạ
tia X và phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ Raman; (2) đo phổ quang học, bao gồm phổ
hấp thụ, kích thích và huỳnh quang và thời gian sống;(3)đánh giá các đặc điểm của
môi trường cục bộ xung quanh ion đất hiếm và tính các thông số quang học của vật
liệu theo lý thuyết Judd-Ofelt.
3.1. Kết quả chế tạo và phân tích cấu trúc của vật liệu
3.1.1. Kết quả chế tạo mẫu, đo chiết suất và khối lượng riêng
Thủy tinh alkali-alumino-borate pha với thành phần:
(70-x)B2O3+10PbO+10Na2O+ 10Al2O3+xSm2O3 (trong đó x = 0,1; 0,5, 1,0; 2,0 và
3,0 mol%) được chế tạo theo phương pháp nóng chảy một lần. Quy trình chế tạo
mẫu được trình bày trong mục 2.1. Sản phẩm tạo ra là các mẫu thủy tinh có độ
trong suốt cao trong vùng nhìn thấy. Các mẫu được cắt, mài, đánh bóng tạo thành
các khối có kích thước trung bình 5x5x2 mm3. Ảnh chụp các mẫu được trình bày
trong hình 2.1. Hệ thống mẫu sử dụng trong luận văn gồm 5 mẫu được phân biệt với
nhau bởi tỷ lệ tạp Sm2O3 như được liệt kê trong bảng 2.1.
Hình 3.1. Ảnh chụp một số mẫu thủy tinh BPNA
33
Thủy tinh borate tinh khiết có hai nhược điểm lớn: thứ nhất là độ bền hóa
không cao, thứ hai là năng lượng phonon lớn (cỡ 1500-1600 cm-1) [12, 13]. Trong
khi đó, oxit PbO có năng lượng phonon vào khoảng 950-1150 cm-1 [38].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_che_tao_va_khao_sat_tinh_chat_quang_cua_thuy_tinh_a.pdf