MỤC LỤC. 1
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU HOẶC CHỮ VIẾT TẮT. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ. 6
MỞ ĐẦU. 10
1. Lí do chọn đề tài. 10
2. Mục đích nghiên cứu. 11
3. Đối tượng nghiên cứu. 11
4. Phương pháp nghiên cứu. 11
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu . 12
6. Cấu trúc của đề tài. 12
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ VẬT LIỆU PHÁT QUANG CHỨA
ĐẤT HIẾM, KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP VÀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ. 13
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU PHÁT QUANG DÙNG ĐỂ
CHẾ TẠO LED TRẮNG. 13
1.2. QUANG ION HÓA VÀ DẬP TẮT HUỲNH QUANG CỦA VẬT LIỆU
PHÁT QUANG. 15
1.3. HIỆN TƯỢNG NHIỆT PHÁT QUANG. 17
1.3.1. Khái niệm . 17
1.3.2. Mô hình nhiệt phát quang . 18
1.4. LÝ THUYẾT VỀ ĐẤT HIẾM VÀ KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP . 19
1.4.1. Sơ lược về các nguyên tố đất hiếm . 19
1.4.2. Cấu hình điện tử của các ion đất hiếm. 20
1.4.3. Đặc điểm của mức năng lượng 4f . 21
74 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của vật liệu silicate - Kiềm thổ pha tạp Eu2+ và Mn2+ định hướng ứng dụng làm bột phát quang led trắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các kim loại chuyển tiếp là những nguyên tố tạo thành ít nhất một ion
với quỹ đạo (obitan) d được điền đầy một phần, tức là các nguyên tố khối d
ngoại trừ Scandi và Kẽm.
Các kim loại chuyển tiếp có cấu hình điện tử là dn (0<n<10).
Các kim loại chuyển tiếp có 4 tính chất cơ bản:
- Có nhiều trạng thái oxi hóa khác nhau. Nguyên nhân là do các kim
loại chuyển tiếp có thể cho đến 9 điện tử và mức độ chênh lệch năng lượng
thấp giữa các quỹ đạo 3d và 4s nên entanpi ion hóa tăng gần như tuyến tính
theo các quỹ đạo d và s tạo ra các số oxi hóa cao.
- Tạo hợp chất có màu. Do khả năng cho điện tử và độ chênh lệch giữa
các mức năng lượng lớn nên các kim loại chuyển tiếp có thể tạo thành được
nhiều ion và phức chất. Màu có thể thay đổi ngay tại cùng một nguyên tố có
các mức oxi hóa khác nhau. Ngoài ra, các ion của phức chất có thể hấp thụ
nhiều tần số ánh sáng khác nhau do đó có thể quan sát thấy nhiều màu khác
nhau.
Hình 1.6. Vị trí các kim loại chuyển tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn.
25
- Là chất xúc tác tốt. Kim loại chuyển tiếp là những chất xúc tác đồng
thể và dị thể tốt.
- Tạo phức chất. Trong cùng một kim loại chuyển tiếp có thể tồn tại
nhiều ion kim loại có số oxi hóa khác nhau, do đó có khả năng hóa hợp với
các ion kim loại hoặc phân tử khác để tạo thành nhiều phức chất.
1.4.6. Lý thuyết về ion Mn2+
Mangan (Mn) là nguyên tố kim loại chuyển tiếp rất phổ biến, nó thuộc
chu kì 4, phân nhóm VIIIB trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev.
Mn là kim loại màu trắng xám, cứng và rất giòn, khó nóng chảy (nhiệt
độ nóng chảy là 1245oC) nhưng lại dễ dàng bị oxi hóa.
Mn phổ biến với các trạng thái oxi hóa là +2, +3, +4, +6 và +7. Trong
đó Mn2+ được biết đến là trạng thái oxi hóa ổn định nhất của Mn và nó có
màu hồng nhạt [36].
Cấu hình điện tử của Mn (Z = 25): 1s22s22p63s23p63d54s2.
Cấu hình điện tử của ion Mn2+: 1s22s22p63s23p63d5.
Các ion kim loại chuyển tiếp có lớp d chưa được lấp đầy, nghĩa là cấu
hình điện tử của nó là dn (0 < n < 10). Tanabe và Sugano đã tính toán xây
dựng giản đồ Tanabe - Sugano. Thông qua giản đồ, các yếu tố ảnh hưởng lên
cấu hình điện tử của các nhóm từ d2 đến d8 trong trường tinh thể được xác
định [36].
Các mức năng lượng của ion tự do nằm ở bên trái, các mức năng lượng
của chúng trong trường tinh thể nằm bên phải. Lưu ý rằng các mức cấu hình
con có xu hướng chạy song song. Năng lượng E và năng lượng trường tinh
thể ∆ (hay Dq) được vẽ tương đối so với B (thông số lực đẩy tĩnh điện giữa
các điện tử). Trong giản đồ năng lượng của Mn2+ đối với cấu hình d5 ở Hình
1.7, các đường cong của 4T1 (4G) có độ dốc lớn khi vẽ theo Dq/B hoặc theo
∆/B (với Dq ≈ 10∆). Điều này chứng tỏ vị trí đỉnh bức xạ sẽ phụ thuộc vào vật
liệu nền.
26
Các dịch chuyển spin được phép nằm trong vùng nhìn thấy, còn ở vùng
năng lượng cao thì xảy ra các dịch chuyển truyền điện tích. Đối với các ion
kim loại chuyển tiếp hóa trị III, độ chênh lệch năng lượng cỡ 2.105 cm-1, nghĩa
là, dịch chuyển quang học tương ứng nằm trong vùng phổ nhìn thấy. Điều này
giải thích tại sao các ion kim loại chuyển tiếp thường có màu rất đẹp.
Tuy nhiên, trong cấu hình d5, dịch chuyển này bị cấm bởi vì nó xảy ra
giữa các mức của lớp vỏ d với tính chẵn lẻ không thay đổi. Cường độ hấp thụ
quang học yếu. Do vậy, thông thường màu của ion kim loại chuyển tiếp
không bao giờ đậm. Mức 4A1→4E(4G) có cùng năng lượng và song song với
trạng thái cơ bản (Hình 1.7). Các dải hấp thụ tương ứng với 6A1→4Al, 4E(4G)
là một dải hẹp, nằm ở 425 nm, không phụ thuộc vào trường tinh thể.
Ngoài ra, phổ hấp thụ của Mn2+ có sự khác nhau về độ rộng của các
dịch chuyển hấp thụ. Độ rộng phổ là phản ánh mức độ tương tác giữa các ion
Mn2+ và mạng nền trong tinh thể. Bởi vì cường độ trường tinh thể thay đổi
làm ảnh hưởng đến dao động mạng. Giản đồ Tanabe - Sugano cho phép đánh
giá độ rộng của các dải hấp thụ. Đối với các ion kim loại chuyển tiếp, các dải
Hình 1.7. Giản đồ Tanabe - Sugano cho cấu hình d5[36]
27
hấp thụ thường khá rộng (cỡ 1000 cm-1) và chỉ trong những trường hợp đặc
biệt thì mới có những dải hẹp, thậm chí rất hẹp tựa như vạch phổ nguyên tử.
Trong hầu hết các tinh thể, ion Mn2+ thường cho bức xạ dải rộng với độ
bán rộng cỡ 1000 - 2500cm-1 và đỉnh bức xạ ở khoảng 490 nm - 750 nm. Vị
trí cực đại của dải bức xạ phụ thuộc vào trường tinh thể, có thể thay đổi từ
xanh lá cây đến đỏ sẫm tương ứng với dịch chuyển 4T1 - 6A1. Nguyên nhân là
do sự tách mức năng lượng trong trường tinh thể của mức 3d (Hình 1.8).
Trong cấu hình của ion Mn2+, lớp 3d chưa được lấp đầy, định xứ ở các
quỹ đạo ngoài cùng, chịu ảnh hưởng mạnh bởi trường tinh thể. Đối với ion tự
do, 5 quỹ đạo điện tử lớp 3d có cùng mức năng lượng và được xác định bằng
động năng electron và trường thế xuyên tâm do lớp vỏ điện tử bên trong gây
ra. Trong trường hợp các quỹ đạo khác nhau có cùng năng lượng thì các quỹ
đạo được gọi là suy biến. Do các quỹ đạo 3d suy biến bậc 5 tách ra thành các
quỹ đạo suy biến bậc 3 và các quỹ đạo suy biến bậc 2, tương ứng được gọi là
quỹ đạo T2g và quỹ đạo Eg. Hiệu năng lượng giữa quỹ đạo là 10Dq. Khi tính
đối xứng của tinh thể hạ xuống từ nhóm Oh đến nhóm D4h sẽ thu được biểu
diễn trong nhóm đối xứng thấp. Hình 1.8 cho thấy mức năng lượng tách ra do
tính đối xứng thấp [37].
Hình 1.8. Sự tách mức của 3dn bởi trường tinh thể
trong đối xứng Oh và D4h [37]
28
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tôi đã trình bày tổng quan lý thuyết về vật liệu phát
quang dùng để chế tạo LED trắng và các hiện tượng phát quang từ đó làm cơ
sở nghiên cứu cũng như giải thích các kết quả khảo sát tính chất quang của
các hệ vật liệu được nghiên cứu sau này. Nội dung trình bày trong chương 1
bao gồm:
- Các khái niệm và đặc trưng về hiện tượng quang ion hóa, dập tắt
huỳnh quang của vật liệu phát quang, hiện tượng nhiệt phát quang.
- Các kiến thức cơ bản liên quan đến đặc điểm và chuyển dời quang
học của các ion đất hiếm và kim loại chuyển tiếp, đặc biệt là trình bày cụ thể
về ion đất hiếm Eu2+, Eu3+ và ion kim loại chuyển tiếp Mn2+.
29
CHƯƠNG 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KĨ THUẬT THỰC NGHIỆM
2.1. PHƯƠNG PHÁP PHẢN ỨNG PHA RẮN NHIỆT ĐỘ CAO
Trong xu hướng phát triển của các vật liệu phát quang hiện nay, nhiều
nhóm nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới đã và đang quan tâm
cải tiến công nghệ chế tạo. Trong các công trình nghiên cứu gần đây vật liệu
phát quang đã được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương
pháp đồng kết tủa, phương pháp sol-gel, phương pháp phản ứng pha rắn nhiệt
độ cao, phương pháp nổ, phương pháp thủy nhiệt Mỗi phương pháp đều có
những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào từng mục đích và điều kiện nghiên
cứu cụ thể mà các nhà nghiên cứu có thể lựa chọn phương pháp chế tạo vật
liệu phù hợp. Trong luận văn này, chúng tôi chọn phương pháp phản ứng pha
rắn nhiệt độ cao để chế tạo vật liệu phát quang vì ưu điểm của phương pháp
này là không đòi hỏi trang thiết bị và cách thức thực hiện quá phức tạp, có thể
không chế được kích thước, hình dạng của hạt sản phẩm dạng bột nhờ kĩ thuật
nghiền, trộn, thay đổi nhiệt độ nung, thời gian nung.
2.1.1. Quy trình chế tạo vật liệu phát quang bằng phương pháp
phản ứng pha rắn nhiệt độ cao
Công đoạn 1: Có nhiệm vụ tính toán thành phần của nguyên liệu ban đầu
(đi từ oxit, hiđroxit, hoặc các muối vô cơ) sao cho đạt tỉ lệ hợp thức của sản phẩm
mong muốn.
Công đoạn 2: Có nhiệm vụ nghiền mịn, trộn đều để tăng diện tích tiếp
xúc giữa các phần tử nguyên liệu ban đầu. Tùy theo khối lượng mẫu và yêu
cầu của từng loại vật liệu việc nghiền, trộn có thể thực hiện với cối sứ, máy
nghiền rung hoặc máy nghiền hành tinh. Thời gian nghiền có thể chỉ từ vài
chục phút nhưng cũng có thể hàng giờ hoặc lâu hơn. Để nhanh chóng hoàn tất
công việc này khi nghiền có thể đưa vào hỗn hợp phối liệu một lượng dung
môi thích hợp. Ngoài ra cần hết sức lưu ý rằng công đoạn này còn một yêu
cầu nghiêm ngặt là hỗn hợp phối liệu không bị nhiễm bẩn trong quá trình
nghiền trộn.
30
Công đoạn 3: Có nhiệm vụ làm tăng mức độ tiếp xúc giữa các phần
tử chất tham gia phản ứng, làm giảm độ xốp của phối liệu. Áp lực nén, kích
thước và độ dày của viên mẫu được lựa chọn tùy thuộc vào đặc trưng hóa,
lý của từng thành phần phối liệu và điều kiện thiết bị hiện có. Một vài
trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng phương pháp nén nóng (vừa nén vừa
gia nhiệt).
Công đoạn 4: Thực hiện phản ứng giữa các pha rắn đây là công đoạn
quan trọng nhất. Sau khi đã gia tăng diện tích và mức độ tiếp xúc giữa các
phần tử các chất phối liệu nhờ hai công đoạn trên, ở công đoạn này dùng nhiệt
độ cao (hoặc rất cao) cung cấp động năng chuyển động nhiệt cho các phần tử
phối liệu để chúng có thể khuếch tán, tiến lại gần nhau tạo ra phản ứng giữa
các pha rắn. Trong nhiều trường hợp phản ứng giữa các pha rắn xảy ra không
hoàn toàn, nghĩa là trong sản phẩm vẫn còn có mặt chất ban đầu chưa phản
ứng hết sau một lần nung, thiêu kết. Lúc đó thường phải tiến hành nghiền
trộn, ép viên và nung lại lần thứ hai, baChỉ khi phép đo phổ nhiễu xạ tia X
cho biết trong sản phẩm đã hết chất ban đầu mới xem như kết thúc phản ứng.
Điểm tồn tại nổi bật của phương pháp phản ứng pha rắn nhiệt độ
cao là nhiệt độ nung, thiêu kết thường phải cao hoặc rất cao, lúc đó chúng
ta rất khó duy trì sự ổn định nhiệt độ để đảm bảo tính đồng nhất của phản
ứng pha rắn và sự kết tinh xảy ra đồng đều. Đồng thời, quá trình nghiền,
trộn thường dễ làm cho vật liệu nhiễm bẩn tạp chất, sản phẩm thu được
thường có kích thước hạt lớn [5, 6].
2.1.2. Cơ chế phản ứng giữa các pha rắn ở nhiệt độ cao
Phản ứng pha rắn nhiệt độ cao là phản ứng đặc trưng bằng tương tác
giữa chất rắn và chất rắn khi nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao. Khi đó trong hệ
có thể xảy ra nhiều quá trình hóa, lí phức tạp tạo thành khuyết tật trong mạng
tinh thể, quá trình chuyển pha, quá trình thiêu kết,.
Trong phản ứng giữa các pha rắn, chất tham gia phản ứng đều nằm định
vị tại các nút mạng tinh thể của chất ban đầu. Phản ứng chỉ xảy ra tại bề mặt
tiếp xúc giữa hai pha rắn của chất tham gia. Về điều kiện nhiệt động lực học
31
phản ứng có thể tự diễn biến ngay ở nhiệt độ phòng. Nhưng về yếu tố động học
thì phản ứng đó xảy ra với tốc độ cực kỳ chậm. Chỉ khi nung lên đến nhiệt độ
cao mới có thể bắt đầu tạo một lớp sản phẩm rất mỏng ở biên giới tiếp xúc giữa
hai pha. Sự hình thành lớp sản phẩm như vậy gọi là quá trình tạo mầm. Quá
trình này đòi hỏi phải làm đứt một số liên kết cũ trong các chất phản ứng, hình
thành một số liên kết mới trong sản phẩm. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có sự
phân bố lại các ion ở chỗ tiếp xúc. Sự phá đứt liên kết cũ, hình thành liên kết
mới, cũng như sự dịch chuyển các cation chỉ có thể xảy ra ở nhiệt độ cao, vì lúc
đó các cation mới đủ năng lượng để dịch chuyển [5].
Sự tạo mầm dễ xảy ra trong trường hợp có sự giống nhau về cấu trúc tinh
thể của pha sản phẩm và cấu trúc tinh thể của chất tham gia phản ứng, có sự
giống nhau của kích thước tế bào mạng cũng như khoảng cách giữa các nguyên
tử . Tốc độ tạo mầm sản phẩm cũng chịu ảnh hưởng lớn của cấu trúc bề mặt của
tinh thể chất phản ứng.
Tóm lại: Để phản ứng pha rắn xảy ra thuận lợi, nhiệt độ xảy ra phản ứng
tạo pha sản phẩm thấp, sản phẩm thu được có thành phần pha đồng nhất, đơn
pha thì phải:
- Diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng phải lớn: chất tham
gia phản ứng có cấp hạt nhỏ, lực nén ép để tạo mẫu lớn, đảm bảo độ sít đặc
của mẫu.
- Cấu trúc tinh thể của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm càng
giống nhau càng tốt [5].
2.2. CHẾ TẠO VẬT LIỆU PHÁT QUANG CaSiO3:Eu2+, Mn2+ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PHẢN ỨNG PHA RẮN NHIỆT ĐỘ CAO
Vật liệu phát quang CaSiO3:Eu2+, Mn2+ là một trong những vật liệu
thuộc nhóm vật liệu silicate - kiềm thổ pha tạp các ion đất hiếm và kim loại
chuyển tiếp hóa trị II có hiệu suất phát quang cao, không ảnh hưởng xấu đến
môi trường, hiện đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Vật liệu phát quang CaSiO3:Eu
2+, Mn2+ được chế tạo bằng phương pháp
phản ứng pha rắn nhiệt độ cao ở điều kiện 1250oC trong 3 giờ, ở môi trường
32
khử. Hóa chất ban đầu gồm: Các muối carbonate kiềm thổ CaCO3, SiO2,
Eu2O3, MnO2 và chất chảy là B2O3. Các hóa chất được sử dụng có độ tinh
khiết 99% sản phẩm của Sigma - Aldrich.
Theo một số nghiên cứu thì việc thêm một lượng chất chảy vào phối
liệu để chế tạo vật liệu silicate là thành phần không thể thiếu. Chất chảy
thường được sử dụng là các hợp chất của các ion B3+, V5+... Việc pha thêm
chất chảy nhằm mục đích hạ nhiệt độ thiêu kết của vật liệu để các thành phần
dễ tạo thành hợp thức. Theo một số tài liệu đã nghiên cứu thì đối với vật liệu
silicate - kiềm thổ pha tạp các ion đất hiếm và kim loại chuyển tiếp thì chất
chảy thường được sử dụng là B2O3 [38].
Các mẫu vật liệu được chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn
nhiệt độ cao tại phòng thí nghiệm khoa Vật Lí, trường Đại học Sư Phạm - Đại
học Đà Nẵng.
Hình 2.1 là quy trình chế tạo vật liệu phát quang CaSiO3: Eu2+, Mn2+
bằng phương pháp phản ứng pha rắn nhiệt độ cao.
Phối liệu ban đầu: CaCO3, SiO2, Eu2O3, MnO2, B2O3.
Hỗn hợp được nghiền, trộn.
Nung hỗn hợp ở 12500C trong môi trường khử.
Sản phẩm CaSiO3:Eu2+, Mn2+
Hình 2.1. Quy trình chế tạo vật liệu CaSiO3:Eu2+, Mn2+bằng
phương pháp phản ứng pha rắn nhiệt độ cao.
33
Các bước cụ thể của quy trình chế tạo mẫu vật liệu phát quang
CaSiO3:Eu
2+, Mn2+ được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khuôn
Khuôn là các cốc sứ được rửa sạch cho vào máy siêu âm, sau đó lấy ra
sấy khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ khoảng 500C.
Bước 2: Cân và nghiền hóa chất
Cân hóa chất theo tỉ lệ đã tính toán
bằng cân điện tử có độ chính xác 0,001gam.
Phối liệu được cân theo đúng tỉ lệ hợp
thức, đây là công đoạn cần sự tỉ mỉ và chính
xác nên ta phải hết sức cẩn thận trong quá
trình cân phối liệu, để đạt tỉ lệ hợp thức về
khối lượng các chất ban đầu nhằm tạo ra sản
phẩm mong muốn.
Hóa chất sau khi cân xong được
nghiền mịn và trộn đều trong cối sứ. Công
đoạn nghiền phối liệu giúp cho các thành
phần hợp thức trộn lẫn đều với nhau để khi
phản ứng xảy ra sản phẩm có kết tinh đồng
đều.
Nhiệm vụ của việc nghiền mịn, trộn
đều nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các
phần tử nguyên liệu ban đầu. Ngoài ra, một
yêu cầu nghiêm ngặt trong công đoạn này
đó là hỗn hợp phối liệu không bị nhiễm bẩn
trong quá trình nghiền, trộn. Do đó chúng
ta phải hết sức cẩn trọng trong công đoạn
này.
Hình 2.2. Cân điện tử.
Hình 2.3. Cối sứ.
34
Bước 3: Sấy hóa chất
Hóa chất sau khi được nghiền mịn,
trộn đều được cho vào cốc nung và sấy khô
bằng tủ sấy ở nhiệt độ khoảng 50oC.
Bước 4: Nung mẫu
Hóa chất sau khi được sấy khô sẽ
được cho vào lò điện nung nhiệt độ 1250oC
trong 3h, rồi để nguội tự nhiên.
* Lưu ý: Khi bật lò nung phải mở
cửa, bật quạt, tạo môi trường thoáng khí để
nhiệt độ lò nung được ổn định.
Bước 5: Xử lí mẫu
Các mẫu khi đã nguội thì được tách mẫu ra khỏi cốc nung. Cuối cùng,
chúng tôi tiến hành công đoạn đóng gói, cất giữ mẫu ở nơi khô ráo, tránh hút
ẩm để sẵn sàng cho các phép đo thực nghiệm.
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VẬT LIỆU
2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X
Các phép đo nhiễu xạ tia X được thực hiện trên máy nhiễu xạ tia X tại
khoa Vật Lí, trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng.
Hình 2.4. Tủ sấy.
Hình 2.5. Lò nung điện.
35
* Giới thiệu chung về nhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia X là hiện tượng các chùm tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh
thể của chất rắn do tính tuần hoàn của cấu trúc tinh thể tạo nên các cực đại và
cực tiểu nhiễu xạ. Kỹ thuật nhiễu xạ tia X (thường viết gọn là nhiễu xạ tia X)
được sử dụng để phân tích cấu trúc chất rắn, vật liệu... Xét về bản chất vật lí,
nhiễu xạ tia X cũng gần giống với nhiễu xạ điện tử, sự khác nhau trong tính
chất phổ nhiễu xạ là do sự khác nhau về tương tác giữa tia X với nguyên tử và
sự tương tác giữa điện tử và nguyên tử.
Xét một chùm tia X có bước sóng λ
chiếu tới một tinh thể chất rắn dưới góc tới
θ. Do tinh thể có tính chất tuần hoàn, các
mặt tinh thể sẽ cách nhau những khoảng
đều đặn d, đóng vai trò giống như các cách
tử nhiễu xạ và tạo ra hiện tượng nhiễu xạ
của các tia X. Mặt khác, các nguyên tử, ion
này được phân bố trên các mặt phẳng song
song. Do đó, hiệu quãng đường của hai tia
phản xạ bất kỳ trên hai mặt phẳng song
song cạnh nhau được tính như sau:
= BC +CD = 2dsin (2.3.1.1)
Trong đó, d là khoảng cách các mặt mạng trong không gian, là góc
giữa tia X và mặt mạng.
Hình 2.7. Sự nhiễu xạ tia X trên bề mặt tinh thể.
Hình 2.6. Máy nhiễu xạ tia X
(D8 ADVANCE).
36
Theo điều kiện giao thoa, để các sóng phản xạ trên hai mặt phẳng cùng
pha thì hiệu quang trình phải bằng số nguyên lần độ dài bước sóng. Do đó:
2dsin = n (2.3.1.2)
Trong đó: là bước sóng của tia X, n = 1,2,3...
* Phương pháp nhiễu xạ bột
Có nhiều phương pháp để đo phổ nhiễu xạ trên mặt tinh thể, trong luận
văn này tôi sử dụng phương pháp nhiễu xạ bột. Mẫu dưới dạng bột, tức là
dưới dạng tinh thể nhỏ, được nén vào một ống thành mỏng đặt cố định tại một
vị trí. Chùm tia X chiếu vào mẫu là chùm đơn sắc. Trong một số lớn các hạt
tinh thể nhỏ, luôn luôn có thể tìm thấy những hạt định hướng với góc tới θ
thỏa mãn định luật Bragg.
Vì mẫu gồm một số lớn các hạt tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn độn, nên sẽ có
rất nhiều mặt phản xạ ở các tinh thể nhỏ khác nhau đều hợp với tia tới một
góc θ như nhau, thỏa mãn điều kiện Bragg. Khi đó có tia nhiễu xạ đi ra khỏi
mẫu dọc theo những đường sin của một hình nón. Trục của hình nón trùng với
phương của chùm tia tới, và góc giữa trục và đường sin của hình nón bằng 2θ.
Những mặt nón này tạo trên phim những vết có dạng những cung tròn đồng
tâm.
Hình 2.8. Sơ đồ phương pháp nhiễu xạ bột:
(a) ghi hình nhiễu xạ bằng phim;
(b) ghi hình nhiễu xạ bằng đầu thu bức xạ (ống đếm photon).
37
Để ghi hình ảnh nhiễu xạ, ngày nay người ta không dùng phim ảnh mà
dùng các đầu thu bức xạ (ống đếm photon). Đầu thu bức xạ dịch chuyển trên
một cung tròn (Hình 2.8a). Tín hiệu từ đầu thu bức xạ được ghép nối và xử lý
trên máy tính điện tử cho ta sự phụ thuộc của cường độ tia nhiễu xạ và góc 2θ
(Hình 2.8b). Căn cứ vào các cực đại nhiễu xạ trên giản đồ, tìm được 2. Từ
đó suy ra d theo hệ thức Vufl - Bragg. Từ các giá trị d tìm được ta xác định
các thông số mạng của cấu trúc vật liệu.
2.3.2. Phương pháp phổ Raman
Khi lượng tử ánh sáng hυ đến va chạm với phân tử, nếu tương tác xảy
ra là đàn hồi thì ta có tán xạ Rayleigh với năng lượng tán xạ không thay đổi.
Tương tác không đàn hồi xảy ra khi trong đó có sự trao đổi năng lượng với
dao động của phân tử, quá trình này có xác suất thấp hơn rất nhiều lần và
được gọi là tán xạ Raman.
Năng lượng của ánh sáng tán xạ Raman được xác định theo biểu thức:
ℎ𝜐𝑅 = ℎ𝜐𝑜 ± ℎ𝜐𝑆 (2.3.2)
Trong đó: 𝜐𝑅 là tần số tán xạ Raman; 𝜐𝑜và 𝜐𝑆 theo thứ tự là tần số bức
xạ tới và tần số dao động của phân tử.
Phương pháp phổ Raman cho phép xác định được mode dao động ứng
với các nhóm cấu trúc trong vật liệu.
Hình 2.9. Nguyên tắc cơ bản của quá trình tán xạ Raman.
38
Phép đo phổ tán xạ Raman
thực hiện đối với các mẫu nghiên cứu
trong luận án được tiến hành trên hệ
đo Raman Xplora Plus (Hình 2.10)
của hãng Horiba Jobin Yvon tại
phòng Quang phổ, Đại học Duy Tân
Đà Nẵng. Nguồn bức xạ laser của
thiết bị được dùng để kích thích gồm
2 loại có bước sóng tương ứng là 532
và 785 nm. Dải phổ đo từ 50 đến
4000 cm-1, độ phân giải phổ 1 cm-1.
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT QUANG CỦA
VẬT LIỆU
2.4.1. Phương pháp đo phổ quang phát quang
Phép đo phổ phát quang và kích thích phát quang được thực hiện trên
thiết bị FL3-22 Spectrometer, Horiba tại khoa Vật Lí, trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng (Hình 2.11).
Hình 2.11. Máy quang phổ FL3-22
(Horiba – Mĩ).
Nguồn sáng
Buồng kích thích
Buồng phát xạ Buồng đựng mẫu
Mẫu
Hình 2.12. Sơ đồ nguyên lý hoạt
động của máy quang phổ FL3-22.
Hình 2.10. Hệ đo phổ tán xạ
Raman.
39
Nguồn sáng kích thích là đèn Xe - 450W có phổ dải rộng từ 200 đến
800 nm. Hai khối đơn sắc kế kích thích và đơn sắc kế thu phát quang sử dụng
cách tử kép 1200 vạch/mm có độ phân giải bước sóng cao cỡ 1/10 nm, đầu
thu tín hiệu loại PMT R928 đáp ứng phổ trong dải phổ từ 185 nm đến 900
nm.
Trong phương pháp này, ta kích thích vào vật liệu bằng một nguồn
sáng và nghiên cứu bức xạ của vật liệu và nguồn năng lượng này. Sau khi
nhận được năng lượng kích thích, hệ điện tử hóa trị của vật liệu chuyển trạng
thái từ trạng thái cơ bản lên các trạng thái kích thích khác nhau. Khi hồi phục
về trạng thái năng lượng thấp, điện tử giải phóng năng lượng có thể ở các
dạng bức xạ nhiệt hoặc photon. Ánh sáng phát ra trong quá trình hồi phục
được gọi chung là phát quang.
Kết quả đo phổ phát quang sẽ cung cấp các thông tin về các mức năng
lượng của tâm quang học. Trong trường hợp mẫu có chứa nhiều loại tâm tích
cực quang thì phổ phát quang có thể sẽ là chồng chập của các đỉnh bức xạ có
nguồn gốc từ các tâm khác nhau.
* Phép đo phổ phát quang
Một trong những tính chất quang học cơ bản của vật liệu đó là tính chất
phát quang thể hiện qua phổ phát quang của vật liệu. Thông thường phổ bức
xạ là các vạch hẹp hoặc dải rộng tương ứng với sự chuyển dời giữa các mức
năng lượng điện tử. Nghiên cứu phổ bức xạ sẽ cho chúng ta biết được cấu trúc
mức năng lượng, vị trí và bản chất của các mức năng lượng đó [1].
Trong phép đo phổ phát quang, bước sóng kích thích chiếu vào mẫu λex
được giữ cố định, bức xạ phát ra từ mẫu được quét bằng đơn sắc thứ hai. Phổ
phát quang cho ta sự phụ thuộc của cường độ tín hiệu phát quang vào bước
sóng của vật liệu.
* Phép đo phổ kích thích phát quang
Tại mỗi trạng thái kích thích trước khi hồi phục phát quang, điện tử có
thể được kích thích bằng các photon có năng lượng khác nhau với hiệu quả
kích thích (xác xuất chuyển dời hạt tải điện) khác nhau. Ghi nhận chuyển dời
40
hấp thụ ứng với một chuyển dời huỳnh quang cụ thể cho biết thông tin về
năng lượng kích thích phù hợp. Phổ ghi nhận quá trình đó gọi là phổ kích
thích phát quang. Phổ kích thích thu được từ phép đo cường độ của bức xạ
huỳnh quang tại một bước sóng cố định λem, trong khi tần số hoặc bước sóng
của nguồn kích thích được quét với cường độ không đổi.
Để đo phổ kích thích huỳnh quang ứng với một bức xạ cụ thể λem, ta
chọn một bước sóng của đơn sắc thứ hai cố định (bước sóng ứng với từng
đỉnh của phổ phát quang) sau đó quét các bước sóng kích thích khác nhau
bằng đơn sắc đầu vào. Như vậy phổ kích thích huỳnh quang là sự phụ thuộc
của cường độ tín hiệu huỳnh quang (ứng với một bước sóng bức xạ λem) vào
bước sóng (năng lượng) kích thích khác nhau. Do đó phổ kích thích cho ta
biết tại vị trí bước sóng kích thích nào sẽ cho tín hiệu huỳnh quang mạnh
nhất. Điều này có nghĩa là phổ kích thích huỳnh quang chứa các thông tin của
phổ hấp thụ, nó phụ thuộc vào xác suất chuyển dời từ trạng thái cơ bản lên
trạng thái kích thích.
2.4.2. Phương pháp đo phổ hấp thụ
Phép đo phổ hấp thụ được thực
hiện trên thiết bị Varian Cary 5000,
UV-VIS-NIR spectrophotometer tại
Viện ứng dụng công nghệ
NACENTECH, Bộ KHCN, Hà Nội.
Dải phổ đo cho phép từ 185 đến 3000
nm, độ phân giải phổ 1/10 nm, nguồn
sáng UV là đèn D2 - 50 W, nguồn sáng
VIS - NIR là đèn Halogen công suất
600 W.
Đối với các vật liệu có tính phát quang, các quá trình đó thường xảy ra
bởi các tâm quang học. Các quá trình quang học xảy ra không những phụ
thuộc vào bản chất nền mà còn phụ thuộc vào chính bản chất của tâm quang
học và trạng thái của nó bởi ảnh hưởng của trường tinh thể gây ra bởi mạng
nền.
Hình 2.13. Máy đo phổ hấp thụ.
41
Quá trình hấp thụ và huỳnh quang có thể được mô tả theo sơ đồ Hình
vẽ 2.14. Lúc đầu các điện tử nằm ở mức cơ bản E0 (là mức năng lượng có
trạng thái bền vững của điện tử), khi nhận được năng lượng kích thích chúng
sẽ chuyển lên một trong các mức cao (ví dụ E4). Sau đó theo phân bố
Boltzman- Marxwell các điện tử có khuynh hướng chuyển dời xuống các
mức năng lượng thấp hơn. Lúc đó sẽ xuất hiện hai khả năng:
+ Nếu chuyển dời xảy ra giữa các mức năng lượng có khoảng cách đủ
hẹp thì tâm trở về trạng thái cơ bản không phát photon mà chỉ phát phonon, ta
gọi là chuyển dời không phát xạ (ví dụ chuyển dời 4 → 3 và 3 → 2).
+ Nếu chuyển dời xảy ra giữa các mức năng lượng có khoảng cách đủ
lớn, cụ thể là lớn hơn một giá trị ngưỡng nào đó (phụ thuộc vào bản chất vật
liệu) thì quá trình chuyển dời sẽ kèm theo sự phát photon và đó là chuyển dời
phát xạ (ví dụ chuyển dời 2 → 0 hoặc 2 → 1).
Khoa học nghiên cứu về phổ hấp thụ và bức xạ dựa trên nguyên tắc
sau: Khi một bức xạ sóng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_che_tao_va_nghien_cuu_tinh_chat_quang_che_tao_va_ng.pdf