DANH MUC C ̣ Á C BẢ NG V
DANH MUC C ̣ Á C HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ VI
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Tổng quan về platin 4
1.1.1. Giới thiệu về platin 4
1.1.2. Tính chất vật lý 5
1.1.3. Tính chất hóa học 5
1.1.4. Hạt nano platin. 6
1.1.5. Một số ứng dụng của hạt nano platin 7
1.2. Phương pháp ăn mòn laser để chế tạo vật liệu nano 7
1.2.1. Quá trình ăn mòn laser 7
1.2.2. Cơ chế phương pháp ăn mòn laser 8
1.2.3. Mô hình hoá cơ chế phương pháp ăn mòn laser 10
1.2.4. Cơ chế ăn mòn laser trong chất lỏng. 13
1.3. Khái quát về vi khuẩn 16
1.4. Cơ chế diệt khuẩn của nano Pt 18
CHƯƠNG 2. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hệ thiết bị chế tạo hạt nano kim loại bằng laser Nd:YAG 20
2.1.1. Sơ đồ hệ ăn mòn laser 20
2.1.2. Laser Nd:YAG Quanta Ray Pro 230 21
2.1.2.1. Cấu tạo. 21
2.1.2.2. Đặc điểm của laser Nd: YAG Quanta Ray Pro 230 22
2.2. Các hóa chất sử dụng 23
2.2.1. Platin 23
2.2.2. Nước cất 23
2.2.3. Ethanol 23
2.3. Quy trình chế tạo hạt nano kim loại 244
2.4. Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm 25
61 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano pt bằng phương pháp ăn mòn laser, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát tán mạnh vật chất và mối liên hệ giữa các thông số của quá trình ăn mòn.
11
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này,
với nhiều mô hình khác nhau về cơ chế phương pháp ăn mòn laser như: mô
hình động lực học phân tử, mô hình Monte Carlo
Trong luận văn, chúng tôi xin giới thiệu về mô hình hoá cơ chế phương
pháp ăn mòn laser theo mô hình động lực học phân tử.
Phương pháp mô hình động lực học phân tử (MD) cho phép thực hiện
phân tích chi tiết quá trình phương pháp ăn mòn laser trong đó các thông số
nhiệt động lực học của hệ có thể được xác định theo động lực học vi mô ở
mức độ phân tử. Khả năng này của mô hình động lực học phân tử sẽ cung cấp
cái nhìn toàn diện về cơ chế phát tán mạnh vật chất trong quá trình phương
pháp ăn mòn laser. Leonid V và các cộng sự đã xây dựng thành công mô hình
động lực học phân tử để mô tả cơ chế phương pháp ăn mòn laser [40].
Hình 1.4 mô phỏng đám vật chất trên bề mặt vật liệu bị ăn mòn theo mô
hình động lực học phân tử. Theo các nhà khoa học, đám vật chất được phát tán
là tập hợp của các hạt lơ lửng có dạng hình cầu.
Hình 1.4: Ảnh chụp nhanh của 60 triệu nguyên tử trong thời gian mô phỏng 4 ps, 40
ps, và 70 ps sau khi xung laser 100 fs chạm vào bề mặt tấm kim loại. Màu sắc biểu
thị động năng của các nguyên tử và là thước đo cho nhiệt độ [41].
12
Các quá trình chi tiết xảy ra trong quá trình phương pháp ăn mòn laser
được mô phỏng bởi chuỗi liên tiếp các hình trong hình 1.5
Hình 1.5: Ảnh chụp nhanh từ mô hình MD của phương pháp ăn mòn laser vật liệu
rắn minh họa cho các quá trình khác nhau của sự phát tán mạnh vật liệu [42].
Hình 1.5 thể hiện sự phụ thuộc mạnh của cơ chế phát ra vật chất vào các
điều kiện bức xạ. Các mức độ khác nhau của quá trình được quan sát bao gồm:
- Sự phân huỷ từng phân tử (Hình 1.5 a), xảy ra quá trình bốc bay nhẹ
của các phân tử hay được gọi là sự phún xạ trong khoảng thời gian 50 ps. Quá
trình này ứng với thông lượng laser thấp.
13
- Bùng nổ sự phân ly của một vùng bề mặt bị đốt quá nóng (Hình 1.5 b).
Quá trình này xảy ra trong thời gian khoảng 100 ps.
- Sự hình thành một lượng lớn các giọt vật chất do sự nóng chảy tức
thời (Hình 1.5 c, d).
- Sự phân tán mạnh của các mảnh nhỏ chất rắn bị vỡ ra do hiệu ứng
quang hóa cơ học khi mật độ năng lượng laser lớn hơn (Hình 1.5 e).
Khi mật độ năng lượng laser thấp. Hầu hết các đơn thức phân tử
(monomer) được phát ra từ bề mặt bị nung nóng do bức xạ laser. Mô hình có
thể cung cấp sự mô tả đầy đủ quá trình phát ra các phân tử.
Một tính chất độc đáo của quá trình ăn mòn là hầu hết năng lượng của
xung laser đều được hấp thụ bởi lớp vật liệu bề mặt bị bắn ra. Vì vậy, có rất ít
sự phá hủy nhiệt đối với các lớp vật liệu xung quanh.
1.2.4. Cơ chế ăn mòn laser trong chất lỏng.
Phương pháp ăn mòn laser được sử dụng để chế tạo màng mỏng khi nó
được thực hiện trong chân không đôi khi trong môi trường khí trơ như Ar hay
trong những chất khí đóng vai trò tác nhân hoá học như Amoniac hoặc Nitơ.
Phương pháp ăn mòn laser cũng có thể thực hiện trong môi trường chất
lỏng để tạo ra các hạt kích thước cỡ nano.
Trong luận văn, chúng tôi trình bày việc tạo ra các hạt nano Platin bằng
phương pháp ăn mòn laser trực tiếp từ một tấm kim loại trong dung dịch chứa
chất lỏng hoặc chất hoạt động bề mặt với xung laser nano-giây năng lượng
cao. Phương pháp cho phép tạo ra các hạt kích thước hạn chế cỡ nano với độ
phân tán khá cao trong dung dịch.
14
Hình 1.6: Thí nghiệm chế tạo hạt nano platin bằng phương pháp ăn mòn laser
Vật liệu ban đầu là một tấm Pt tinh khiết 99,9 % dày 1 mm,
10 10 mm2 đựng trong một cốc thủy tinh. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như
hình 1.6. Một chùm Laser xung có bước sóng 532 nm, độ rộng xung là 10 ns,
tần số 10 Hz, năng lượng mỗi xung là 90 mJ, đường kính vùng kim loại bị tác
dụng từ 1-3 mm. Dưới tác dụng của chùm laser xung, các hạt nano có kích
thước khoảng 10 nm được hình thành và được bao phủ bởi chất hoạt hóa bề
mặt.
Hình 1.7. Minh họa quá trình chế tạo hạt nano kim loại bằng phương pháp ăn
mòn laser
15
Cơ chế hình thành và lớn lên của hạt nano khi ăn mòn kim loại bằng
laser xung trong chất lỏng được giải thích bằng mô hình của Mafune và các
cộng sự [43]. Theo mô hình này chùm laser xung ăn mòn bia kim loại trong
quá trình chiếu laser. Vật liệu ăn mòn, được gọi là đám vật chất (plume) tràn
vào môi trường chất lỏng. Các hạt nhỏ như là các nguyên tử tự do hoặc cụm
nguyên tử (cluster) va chạm với nhau và tạo thành hạt trong quá trình ăn
mòn.
Hình 1.8. Mô hình cơ chế ăn mòn laser trong môi trường chất lỏng.
Trong vài xung đầu tiên, chỉ có môi trường chất lỏng bao quanh đám
vật chất sinh ra và các mảnh kim loại trong đám vật chất này kết tụ tạo nên
các hạt nano kim loại. Sau đó các hạt nano phân tán vào môi trường chất
lỏng và những hạt này trở thành các tâm kết tụ cho các mảnh kim loại kế
tiếp. Ở giai đoạn này có hai cơ chế đóng góp vào quá trình tạo hạt. Cơ chế
thứ nhất là kết hạt trực tiếp của kim loại trong đám vật chất (plume) tương tự
như trong giai đoạn đầu. Cơ chế thứ hai là sự thêm các nguyên tử hoặc cụm
nguyên tử vào các hạt đã sinh ra trước đó và làm cho chúng tăng kích thước.
Như vậy, khi cả hai cơ chế này xuất hiện sẽ dẫn đến phân bố kích thước mở
rộng. Tốc độ tăng kích thước của các hạt nano tùy thuộc vào số hạt được tạo
thành trong giai đoạn đầu và tính phân cực của phân tử môi trường chất lỏng.
Trong chất lỏng, các hạt nano kim loại tích điện bề mặt. Do tương tác giữa
16
các phân tử môi trường chất lỏng và các hạt nano tích điện bề mặt, một lớp
điện tích kép bao quanh bề mặt các hạt nano. Các phân tử có momen lưỡng
cực cao tạo nên liên kết mạnh hơn với bề mặt hạt nano do đó lực đẩy tĩnh
điện nhờ bao bọc bởi lớp điện tích kép sẽ ngăn cản sự tăng kích thước hạt tốt
hơn. Ví dụ, các phân tử phân cực như là nước tạo nên một lớp điện tích kép
mạnh bao quanh hạt nano Platin. Do tương tác điện giữa các mảnh trong đám
vật chất và lớp điện tích này sự tăng kích thước bị hạn chế trong quá trình ăn
mòn. Kết quả là các hạt nano kim loại được tạo thành. Tính phân cực thấp
hơn của phân tử chất lỏng (ví dụ ethanol) tạo thành lớp điện tích kép yếu dẫn
đến tăng kích thước hạt và kết tụ mạnh.
Sau khi ăn mòn, quá trình tạo hạt dừng lại và sự kết tụ vẫn tiếp tục.
Tốc độ kết tụ tùy thuộc vào sự tương tác của phân tử môi trường chất lỏng
với các nguyên tử bề mặt của hạt nano và tương tác giữa các hạt nano với
nhau. Tương tác bề mặt giữa các hạt nano có thể tạo thành một dung dịch
keo bền vững hay là phân tán, kết tụ, kết nối và tạo thành cấu trúc giống như
dây. Trong khi đó tương tác giữa các hạt nano với nhau phụ thuộc vào lực
đẩy và lực hút giữa chúng, ví dụ lực hút Van der Waals gây nên kết tụ và lực
đẩy tĩnh điện nhờ bao quanh bởi lớp điện tích kép ngăn cản kết tụ.
1.3. Khái quát về vi khuẩn
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, có cấu trúc tế bào đơn giản không
có nhân (Prokaryote – sinh vật nhân sơ). Vi khuẩn hiện diện ở khắp mọi nơi
trong đất, nước, không khí, kể cả những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt như
trên miệng núi lửa hay trên băng tuyết... Có rất nhiều chủng vi khuẩn, và mỗi
chủng vi khuẩn đều có sự khác nhau về đặc tính và hình thái [44].
Vi khuẩn có nhiều hình dáng: vi khuẩn có nhiều hình dáng khác nhau và
được gọi với tên gọi theo hình dạng của chúng như trực khuẩn (bacillus), hình
cầu, xoắn khuẩn (spirillum), hình que, cầu khuẩn (coccus) hình dáng vi
17
khuẩn là một đặc điểm quan trọng để nhận dạng các chi được đặt tên theo hình
dạng [44].
Hình 1.9. Vi khuẩn E.coli [44]
Vi khuẩn có ích hoặc có hại cho môi trường, thực vật và động vật bao
gồm cả con người. Một số tác nhân gây bệnh như bệnh uốn ván (tetanus), sốt
thương hàn (typhoid fover), giang mai (syphilis), tả (cholera), lao
(tuberculosis) Trong luận văn này, chúng tôi có sử dụng nano Pt để thử khả
năng bất hoạt vi khuẩn E.coli, do đó chúng tôi sẽ trình bày sơ lược về loại vi
khuẩn E.coli này.
Vi khuẩn E.coli
❖ Phân loại khoa học:
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma Proteobacteria
Bộ : Enterobacteriales
Họ : Enterobacteriaceae
Chi : Escherichia
Loài: E. coli
18
❖ Đặc điểm:
E.coli hay còn gọi là vi khuẩn đại tràng, là một trong những loài vi
khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của người và động vật máu nóng.
Chúng được phát hiện đầu tiên vào năm 1885 do Escherich phát hiện, thuộc
họ vi khuẩn Enterobacteriaceae. Chúng là các trực khuẩn Gram âm. Kích
thước trung bình (2 - 3 µm) × 0,5 µm. Trong những điều kiện không thích hợp
vi khuẩn có thể dài như sợi chỉ [44, 45].
1.4. Cơ chế diệt khuẩn của nano Pt
Hiện nay, do vi khuẩn ngày càng kháng thuốc kháng sinh nên các nhà
khoa học đang tập trung đi tìm các tác nhân mới để diệt chúng và Pt là một
trong những chất được tập trung nghiên cứu.
Sở dĩ nano Pt được nghiên cứu ứng dụng vào việc kháng khuẩn vì Pt là
kháng sinh tự nhiên và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên cho tới nay, cơ chế
kháng vi sinh vật của nano Pt vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng. Bằng các kỹ
thuật chụp ảnh kính hiển vi điện tử có độ phóng đại cao, kết quả nghiên cứu
cho thấy, hạt nano Pt bám dính với các thành phần điện tích âm trên bề mặt tế
bào vi khuẩn, virut làm thay đổi tính thấm và sự hô hấp của màng tế bào.
Đồng thời các hạt Pt có kích thước nhỏ chui vào trong tế bào, kết hợp với các
enzym hay DNA có chứa nhóm sun-phua hoặc phốt-phát gây bất hoạt enzym
hay DNA dẫn đến gây chết tế bào [46-48]. Trước sự gia tăng của dòng vi
khuẩn kháng thuốc kháng sinh điển hình là Staphylococcus aureus hay các
loại vi nấm gây bệnh thực vật thiếu thuốc đặc trị thì việc lựa chọn các chế
phẩm chứa nano kim loại quý nói chung và nano Pt nói riêng đang rất được
quan tâm.
19
Hình 1.10: Chế độ kháng khuẩn của vật liệu nano [46].
Hình 1.10 là sơ đồ tổng quát mô tả các phương thức hoạt động phổ biến
của vật liệu nano. Vật liệu nano kháng khuẩn được biết đến nhiều nhất tương
tác tĩnh điện với màng vi khuẩn gây ra sự gián đoạn màng. Thông thường, các
gốc tự do (các đốm vàng ROS) được tạo ra do các tương tác màng tế bào và
vật liệu nano. Các gốc tự do này có thể gây tổn thương màng thứ cấp, gây trở
ngại cho chức năng protein, gây ra sự phá hủy DNA và dẫn đến sự tạo thành
các gốc tự do quá giới hạn. Vật liệu nano kháng khuẩn khác được hoạt hóa
(quang hóa). Nitơ oxide (NO) vật liệu nano có liên quan với RNS (đốm xanh
trong Hình 1.10). Vật liệu nano đa chiều (QPEI) có một tính năng độc đáo vì
chúng dường như tạo ra sự tiết tín hiệu có thể tăng cường sự chết của tế bào.
20
Chương 2.
CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hệ thiết bị chế tạo hạt nano kim loại bằng laser Nd:YAG
2.1.1. Sơ đồ hệ ăn mòn laser
Sau khi nghiên cứu các tài liệu về ăn mòn laser về các yêu cầu của xung
laser (năng lượng, thời gian, độ rộng xung, bước sóng) cũng như các yêu cầu
về điều kiện thực nghiệm để chế tạo các hạt nano kim loại. Đồng thời, tìm
hiểu laser và các thiết bị quang học trong bộ môn cũng như các điều kiện về
hóa chất, vật liệu khối kim loại ban đầu. Chúng tôi tiến hành xây dựng hệ ăn
mòn laser. Hệ ăn mòn laser được bố trí như hình 2.1.
Hệ thấu kính
Hệ xoay
Lăng kính
Khối kim loại
Dung dịch
Nd:YAG laser
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm hệ ăn mòn laser
21
Chùm laser được hội tụ bằng một bộ các linh kiện quang học và được
chiếu tới vuông góc với bề mặt tấm kim loại. Hệ được lắp đặt sao cho khoảng
cách từ thấu kính đến bề mặt tấm kim loại gần bằng tiêu cự của thấu kính
nhằm tăng cường sự hội tụ của chùm laser. Tuy nhiên, khoảng cách này có thể
điều chỉnh dễ dàng nhờ một giá đỡ có khả năng điều chỉnh độ cao. Thông
thường khoảng cách này được điều chỉnh sao cho nó ngắn hơn tiêu cự của
thấu một chút để xung laser tạo một vết xác định trên tấm kim loại.
Để tạo ra sự ăn mòn kim loại đều và để ngăn chặn hiệu ứng kết hợp,
tấm kim loại được quay trong quá trình ăn mòn laser.
2.1.2. Laser Nd:YAG Quanta Ray Pro 230
Trong thí nghiệm của mình, chúng tôi đã sử dụng laser Nd:YAG
Quanta Ray Pro 230 được chế tạo bởi hãng Spectra – Physics, theo đúng tiêu
chuẩn của Hoa Kỳ, là một trong những laser rắn hiện đại hiện nay [49, 50].
2.1.2.1. Cấu tạo.
Laser gồm có 3 phần chính: đầu laser, nguồn điện và bộ điều khiển.
a) Đầu laser
Đầu laser bao gồm buồng cộng hưởng quang học, thanh hoạt chất
Nd:YAG, đèn bơm flash tạo dao động, khuyếch đại và bộ hoà ba.
b) Nguồn điện
Nguồn điện là một thiết bị bao gồm các hệ thống mạch điện AC/DC
cung cấp điện cho toàn bộ đầu laser. Ngoài ra nó còn chứa máy bơm và hệ
thống làm mát bằng nước. Hệ thống làm mát bằng nước của laser có nguyên lý
bao gồm hai vòng tách biệt nhau. Có một vòng khép kín nước sạch từ power
supply đến đầu laser và nước nóng khi quay về power supply sẽ được làm mát
bằng một nguồn nước khác nối với máy bơm bên ngoài tạo thành một vòng
22
khép kín thứ hai. Các thông số của power supply: sử dụng nguồn điện một
pha, 190 - 260 V, 53/60 Hz, < 25 A.
c) Bộ điều khiển
Bộ điều khiển giúp ta điều khiển hoạt động của laser một cách linh hoạt
phù hợp trong phòng thí nghiệm. Bao gồm điều khiển chế độ đóng ngắt laser,
năng lượng xung, chế độ phát xung...
(a) Đầu laser
(b) Nguồn điện (c) Bộ điều khiển
Hình 2.2. Cấu tạo của laser Nd:YAG Quanta Ray Pro 230 [50]
2.1.2.2. Đặc điểm của laser Nd: YAG Quanta Ray Pro 230
- Laser Nd:YAG Quanta Ray Pro 230 phát xung ngắn bằng kỹ thuật
Q-switching. Năng lượng xung tối đa là 1200 mJ, độ rộng xung từ 7 – 10 ns và
tần số lặp lại 10 Hz. Laser có thể hoạt động ở các bước sóng cơ bản 1064 nm,
23
hoặc 532 nm và 355 nm nhờ sự phát hòa ba bậc 2 và bậc 3 của tinh thể phi
tuyến.
- Nguồn bơm cho laser Nd:YAG là đèn Kripton. Năng lượng của đèn
khá phù hợp với phổ hấp thụ của ion hoạt chất Nd3+.
- Hoạt chất của laser này là tinh thể Ytrium Aluminium Garnet
Y2Al5O12 có pha tạp ion Nd+3 làm tâm hoạt chất.
2.2. Các hóa chất sử dụng
2.2.1. Platin
Kí hiệu hóa học: Pt. Số nguyên tử: 78
Khối lượng riêng: 21,450 kg/m³
Bề ngoài: kim loại màu trắng xám.
Mẫu platin được sử dụng trong nghiên cứu này là mẫu platin kim loại
tinh khiết.
2.2.2. Nước cất
Công thức hóa học: H2O, H-O-H
Ở trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng nước cất 2 lần đảm bảo tinh
khiết, không lẫn tạp chất, với vai trò là dung môi cho dung dịch chất hoạt hóa
bề mặt.
2.2.3. Ethanol
Chúng tôi chế tạo hạt nano trong dung môi: Ethanol CH3CH2OH là
chất lỏng tan vô hạn trong nước, khối lượng riêng 0,789 g/cm3 (ở 20 oC) để
chế tạo các hạt nano kim loại.
24
2. 3. Quy trình chế tạo hạt nano kim loại
* Quy trình thí nghiệm
Thực nghiệm phương pháp ăn mòn laser để chế tạo hạt nano platin được
thực hiện tại Phòng thí nghiệm Laser, Bộ môn Quang lượng tử, Khoa Vật lý,
Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - ĐHQG Hà Nội.
Sử dụng phương pháp ăn mòn laser chúng tôi đã chế tạo được các hạt
nano kim loại Pt trong nước và ethanol.
- Miếng kim loại Pt được dát mỏng, có kích thước 1 1 cm2 và độ dày
khoảng 1 mm. Làm sạch miếng Pt bằng phương pháp siêu âm sau đó đặt
miếng Pt trong cốc thủy tinh có chứa 10 ml nước cất hoặc dung dịch chất hoạt
hóa bề mặt .
- Laser Nd -YAG (Quanta Ray Pro 230) được đặt ở chế độ như sau: độ
rộng xung 8 ns, tần số lặp lại 10 Hz ở bước sóng cơ bản 1064 nm.
- Chùm tia laser được hội tụ bằng một thấu kính có tiêu cự f = 150 mm
vào miếng Pt. Miếng Pt được quay trong quá trình ăn mòn laser bằng hệ xoay
(9 vòng/phút) .
Lần lượt tiến hành thí nghiệm đối với các dung môi khác nhau và công
suất chiếu của laser là khác nhau. Thời gian chiếu laser đối với mỗi mẫu là
khác nhau từ 15 đến 30 phút.
25
Hình 2.3: Mô hình quy trình thí nghiệm
Chúng tôi đã lần lượt thay đổi từng giá trị của công suất laser
(250 – 500 W), bước sóng laser 1064 nm nhằm khảo sát sự thay đổi về tính
chất quang của mẫu hạt nano chế tạo được khi thay đổi điều kiện ăn mòn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm
2.4.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ (UV-Vis)
Hấp thu ̣quang là phương pháp quan troṇg để nghiên cứu các tính chất
quang của hầu hết các vật liệu quang. Từ phổ hấp thu ̣quang có thể cung cấp
các thông tin về hiệu ứng giam giữ lươṇg tử đối với các haṭ tải, xác điṇh đươc̣
mức năng lươṇg cơ bản. Nguyên tắc đo hấp thu ̣quang là cho chùm ánh sáng
có độ dài sóng xác điṇh đi qua vật thể hấp thu,̣ thường ở daṇg dung dic̣h. Dưạ
vào lươṇg ánh sáng đã bi ̣hấp thu ̣bởi dung dic̣h để suy ra nồng độ của dung
dic̣h đó. Sử duṇg mối liên hệ:
I0 = IA + IR + I
trong đó, I0 là cường độ ban đầu của nguồn sáng, IA là cường độ ánh sáng bi ̣
Chùm laser
Hệ ăn mòn laser
(tấm Pt + 10 ml chất lỏng)
Dung dịch chứa hạt nano Platin
Xung laser Nd:YAG
(=1064 nm, f = 10 Hz, = 8 ns)
Hệ quay
26
hấp thu ̣ bởi dung dic̣h, IR là cường độ ánh sáng phản xa ̣ bởi thành cuvet và
dung dic̣h, giá tri ̣này đươc̣ loaị bỏ bằng cách lặp laị hai lần đo, I là cường độ
ánh sáng sau khi đi qua dung dic̣h.
Độ truyền qua
T() = I()/I0()
và độ hấp thu ̣
A() = - log
10
T()
se ̃cho thông tin về đặc trưng hấp thu ̣quang của mâũ. Các phép đo quang phổ
hấp thu ̣của mâũ đều đươc̣ đo dưới daṇg dung dic̣h. Phép đo phổ hấp thu ̣đươc̣
tiến hành trên hệ đo máy quang phổ UV-2450 tại Trung tâm Khoa học Vật
liệu - Đại học Khoa học Tự nhiên. Đây là một thiết bị rất hiện đại và chính xác
được sử dụng trong phân tích sản xuất vật liệu mới cũng như phân tích tính
chất của các chất trong nghiên cứu hoá sinh, môi trường [51].
2.4.2. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Kính hiển vi điện tử truyền qua được phát triển từ năm 1930 là công cụ
kỹ thuật không thể thiếu cho nghiên cứu vật liệu và y học. Dựa trên nguyên
tắc hoạt động cơ bản của kính hiển vi quang học, TEM có ưu điểm nổi bật nhờ
bước sóng của chùm điện tử ngắn hơn rất nhiều so với ánh sáng nhìn thấy nên
TEM có thể quan sát tới kích cỡ 0,2 nm và được sử dụng để nghiên cứu cấu
trúc bên trong của hạt có kích thước cỡ nano và micro.
2.4.2.1. Nguyên tắc hoạt động của kính hiển vi truyền qua
TEM hoạt động bằng cách làm cho các electron di chuyển xuyên qua
mẫu vật và sử dụng các thấu kính từ tính phóng đại hình ảnh của cấu trúc,
phần nào giống như ánh sáng chiếu xuyên qua vật liệu ở các kính hiển vi ánh
sáng thông thường. Các điện tử từ catot (làm bằng dây Wonfram đốt nóng) đi
tới anot và được hội tụ bằng “thấu kính từ” lên mẫu đặt trong buồng chân
27
không. Tác dụng của tia điện tử tới mẫu có thể tạo ra chùm điện tử thứ cấp,
điện tử phản xạ, điện tử Auger, tia X thứ cấp, phát quang catot và tán xạ
không đàn hồi với các đám mây điện tử trong mẫu cùng với tán xạ đàn hồi với
hạt nhân nguyên tử. Các điện tử truyền qua mẫu được khuyếch đại và ghi lại
dưới dạng ảnh huỳnh quang hoặc kỹ thuật số.
Do bước sóng của các electron ngắn hơn bước sóng của ánh sáng, nên
các hình ảnh của TEM có độ phân giải cao hơn so với các hình ảnh của một
kính hiển vi ánh sáng. TEM có thể cho thấy rõ những chi tiết nhỏ nhất của cấu
trúc bên trong, trong một số trường hợp lên tới từng nguyên tử.
Nhiễu xạ điện tử có thể cung cấp những thông tin rất cơ bản về cấu trúc
tinh thể và đặc trưng vật liệu. Chùm điện tử nhiễu xạ từ vật liệu phụ thuộc vào
bước sóng của chùm điện tử tới và khoảng cách mặt mạng trong tinh thể, tuân
theo định luật Bragg.
Do bước sóng của chùm điện tử rất nhỏ nên ứng với các khoảng cách
mạng trong tinh thể thì góc nhiễu xạ phải rất bé (θ ≈ 0,010).
Tuỳ thuộc vào bản chất của vật liệu, ảnh nhiễu xạ điện tử thường là
những vùng sáng tối gọi là trường sáng - trường tối. Trường sáng là ảnh của
vật liệu vô định hình còn trường tối là ảnh của vật liệu có dạng tinh thể.
2.4.2.2. Quy trình tiến hành đo TEM
Để khảo sát các thông số có thể ảnh hưởng tới kích thước hạt như kim
loại, dung môi, nồng độ dung môi, thời gian chiếu laser, công suất laser, bước
sóng laser, chúng tôi chọn hai mẫu có cùng một điều kiện về các thông số và
khác nhau về một thông số cần nghiên cứu. Các mẫu sau khi được chế tạo
được cho vào lọ thuỷ tinh màu để tránh ánh sáng, đậy kín để tránh tiếp xúc
không khí. Sau đó được gửi đi đo TEM tại Viện dịch tễ TW, Hà Nội.
Mẫu được gửi đến nơi đo TEM ở dạng dung dịch. Người ta lấy một lưới
đồng nhúng vào dung dịch chứa hạt nano kim loại. Sau khi lấy ra các hạt nano
28
kim loại sẽ bám vào bề mặt lưới và đo bằng kính hiển vi điện tử truyền qua
JEM1010-JEOL. Sau khi tinh chỉnh máy để đạt được ảnh TEM của hạt nano
kim loại rõ nét nhất, các ảnh TEM sẽ được chụp và gửi dữ liệu đến máy tính
dưới dạng file ảnh.
2.4.2.3. Xử lý số liệu
Trong luận văn, chúng tôi xác định kích thước hạt dựa trên phần mềm
ImagieJ 1.37 của Wayne Rasband (Nationnal institues of Heath, USA). Phần
mềm ImagieJ 1.37 cho phép định nghĩa một khoảng có độ dài có giá trị chuẩn
trên hình. Sau đó, tiến hành đo đường kính các hạt nano Platin trên hình. Phần
mềm còn cho phép ta có thể phóng to ảnh để xác định chính xác bán kính hạt.
Tiến hành xác định đường kính của khoảng 500 hạt. Sau đó đưa số liệu vào
phần mềm OriginLab 8.0 phân tích tần xuất xuất hiện các kích thước hạt. Kích
thước hạt trung bình có thể tính dựa vào phần mềm Microsoft Excel 2007
bằng hàm Average.
2.4.3. Phương pháp nhiễu xạ tia X
2.4.3.1. Nguyên tắc của phương pháp nhiễu xạ tia X
Phương pháp nhiễu xạ tia X được dùng để xác định vật liệu được tạo
thành, cấu trúc tinh thể, kích thước trung bình của tinh thể. Dựa trên ảnh
hưởng khác nhau của kích thước tinh thể lên phổ nhiễu xạ tia X. Phương pháp
nhiễu xạ tia X cho phép xác định kích thước tinh thể dựa trên phân tích hình
dáng và đặc điểm của đường cong phân bố cường độ của đường nhiễu xạ tia X
dọc theo trục đo góc 2θ.
29
Hình 2.4: Máy nhiễu xạ tia X D5005 tại TTKH Vật liệu
Cơ sở của phổ nhiễu xạ tia X là: Khi chiếu một chùm tia X có bước
sóng từ 10-9 ÷ 10-12 m vào một tinh thể thì tia X sẽ bị tán xạ theo các phương
khác nhau trên mặt phẳng khác nhau của tinh thể. Sau khi tán xạ chúng sẽ giao
thoa với nhau, tạo nên các cực đại, cực tiểu giao thoa tuỳ thuộc vào hiệu
quang trình của chúng. Chùm nhiễu xạ từ vật liệu phụ thuộc vào bước sóng
của chùm điện tử tới và khoảng cách mặt mạng trong tinh thể, tuân theo định
luật Bragg:
nλ = 2dsinθ (2.1)
Bằng cách sử dụng mẫu chuẩn, nhiễu xạ với cùng điều kiện với mẫu
nghiên cứu, sự nhoè rộng bởi điều kiện thực nghiệm được loại bỏ. Sự nhoè
rộng của phổ nhiễu xạ tia X thu được là do bản thân của mẫu nghiên cứu được
gọi là sự nhòe rộng vật lý và độ rộng gọi là độ rộng vật lý β.
30
Độ rộng vật lý liên quan đến kích thước tinh thể theo phương trình
Scherer: D = k
cos
(2.2)
Với D là kích thước tinh thể, k = 0.94 là hệ số tỉ lệ. Do kích thước tinh thể D
theo chiều vuông góc với mặt nhiễu xạ tỉ lệ nghịch với cosθ, nên để xác định
kích thước tinh thể với độ chính xác cao thì phải dùng đường nhiễu xạ đầu tiên
với góc θ nhỏ nhất.
2.4.3.2. Quy trình đo phổ nhiễu xạ tia X
Mẫu được dùng đo nhiễu xạ tia X dùng để xác định chính xác trong
dung dịch tạo ra là hạt nano kim loại trùng với vật liệu khối đã sử dụng chứ
khong phải một chất nào khác. Đồng thời qua phổ tia X để xác định kích
thước hạt nano tạo thành là kích nano thông qua tính toán dựa trên phổ nhiễu
xạ tia X và phương trình Scherer.
Mẫu được đo là dạng dung dịch sẽ được lọc để tăng nồng độ hạt. Sau đó
sẽ đưa vào quay li tâm để thu được hạt dạng tinh thể.
Phép đo được thực hiện trên hệ máy Siemens D5005 tại TTKH Vật
liệu (ĐHKHTN-ĐHQGHN). Máy có bước sóng nhiễu xạ tia X là
= 1,54056 Å.
Vì mẫu chế tạo được ở dạng dung dịch nên việc đo mẫu không đơn
giản. Để tiến hành đo nhiễu xạ tia X, chúng tôi đã phải biến đổi mẫu sang thể
rắn (dạng màng mỏng). Đầu tiên mẫu dung dịch sẽ được quay ly tâm để loại
bỏ chất hoạt hóa bề mặt dư thừa rồi cô khô trên một lamen kính bằng
phương pháp nhỏ giọt. Sau đó mẫu được đưa đi đo phổ nhiễu xạ tia X ở dạng
màng mỏng
31
2.4.3.3. Xử lý số liệu
Phổ nhiễu xạ tia X sẽ được vẽ trên phần mềm OriginLab 8.0 từ đó xác
định vị trí các đỉnh và góc nhiễu xạ tại vị trí các đỉnh. Xác định độ bán rộng
của đỉnh và thay vào phương trình Scherer ta sẽ tính được bán kính của hạt.
2.4.4. Khảo sát hiệu quả kháng khuẩn của nano Pt
Thử nghiệm hiệu quả kháng khuẩn của 3 mẫu nano Pt được chế tạo
trong nước với vi khuẩn E.coli tiến hành trên đĩa LB đặc. Sử dụng 1 đĩa LB
đặc với đường kính đĩa là 9 cm cho thí nghiệm này bằng phương pháp đục lỗ,
nhỏ vào mỗi lỗ 100 µl nano Pt, và nuôi cấy sau 12 giờ ở buồng nuôi cấy, nhằm
tìm ra mẫu nano Pt có tính kháng khuẩn mạnh hơn.
Các bước tiến hành thí nghiệm:
❖ Cấy trải vi khuẩn
+ Sử dụng pipet cho 200 µl dịch khuẩn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_che_tao_va_nghien_cuu_tinh_chat_quang_cua_hat_nano.pdf