MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ỉ
MỤC LỤC 1
DANH Mụ c CÁC TƯ MẾT TẤT 3
DANH Mụ c CÁC HÌNH. 4
PHÀN MƠ ĐẤU. 5
1. Lý do chọn đò tài 5
2. Mục đích và câu hái nghiên cửu ổ
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.-. ổ
4. Ỷ nghĩa thực ũèn của dề tải 8
5. BẮ cục đề tãi s
PHÂN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: Bơi CÁNH NGHIÊN CƯU VÀ TÒNG QUAN ĐÈ TÀI 9
1.1. Bối canh nghiên cứu để tãi 9
1.2. Tòng quan các nghiên cứu trước 11
CHƯƠNG 2: CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO THỊ TRƯỜNG DỊCH THU GOM CHÁT thu rán SINH HOạT 14
2.1. Co sù đè nhà nước can thiệp vào thi trường dịch vụ thu gom chát thai rán sinh
hoạt: — 14
2.2. Các hình thức can thiỊp có thi 17
CHƯƠNG 3: THỤ C TRẠNG D1ÈU TIẾT HOẠ I ĐỘNG CUNG ÚNG DỊCH vụ THỤ GOM CH\T TH ứ RÁN SINH HO ẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ Hố CHÍ MINH 19
3.1. Ca Sứ pháp lý điếu tià hoạt dộng cung ủng 19
3.1.1. Vin ban cúa Trung ương 19
3.1.2. Vin ban cùa TPHCM 19
3.2. Tù chức bộ máy thưc hi^n diếu úéĩ hoạt dộng thu gom CTRSH 22
3.3. Các hình thức cung ứng vã chát lượng dich vụ cung ứng 23
3.3.1. Khu vực nhả nước: „23
3.3.2. Khu vực tu nhân: 24
3.4. Đánh giá kít qua vặn hành co chẻ đièu tiét 30
3.4.1. Mặt làm dược —30
3.4.2. Mật hạn chế vá nsuvẽn nhàn cua nhừns hạn chè: 31
87 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách can thiệp của nhà nước đối với hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m CTRSH hoặc bổ sung thêm chức năng thu gom CTRSH hình thành từ
đầu những năm 2000. Nghiên cứu của Trần Nhật Nguyên (2008) đã khảo sát cụ thể 5
28
HTX
33
trên địa bàn TPHCM thời điểm đó cho thấy quy mô, năng lực tổ chức điều hành
của các HTX còn nhiều hạn chế. Chỉ có 1/5 HTX hoạt động thu gom CTRSH trên toàn
quận, còn lại chủ yếu hoạt động trong phạm vi một phường của quận. Theo điều lệ HTX,
mỗi xã viên được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp ban đầu. Tuy nhiên, do số vốn góp ban
đầu thấp (từ 300.000đ đến 20.000.000đ), quản lý điều hành còn nhiều hạn chế, quy mô
nhỏnên hầu như HTX chưa có lợi nhuận. 2/5 HTX có đóng BHXH, BHYT và BHTN
cho NLĐ. Tuy số lượng còn hạn chế nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng.
3.3.2.3.Mô hình doanh nghiệp
Để hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và mang tính độc lập hơn, một số dây rác dân lập
đã lựa chọn mô hình thành lập doanh nghiệp- chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân hoặc công
ty TNHH một thành viên. Khi thành lập doanh nghiệp, các tổ rác dân lập vẫn giữ lại gần
như nguyên trạng tổ chức và hoạt động trước đó.
So với gia nhập HTX, thành lập doanh nghiệp sẽ tự chủ hơn trong vấn đề kinh doanh, tránh
được các khó khăn do phải phân công, phối hợp thực hiện, tránh các xáo trộn về mặt tổ
chức. So với các tổ LRDL, các doanh nghiệp có thể có được hợp đồng thu gom với các chủ
nguồn thải là tổ chức vì giờ đây họ đã có thể xuất hóa đơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp có
thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải
đóng nhiều khoản thuế hơn34 các tổ LRDL.
Qua khảo sát 4 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ trên địa bàn huyện Bình Chánh, chỉ
có 1 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn35. Chủ các doanh nghiệp đã thực hiện ký HĐLĐ,
trang bị BHLĐ và mua BHYT, BHXH cho đa số NLĐ.
3.3.2.4.Đánh giá tổ chức hoạt động cung ứng của khu vực tư nhân
Điểm mạnh: Có tổ chức đơn giản, giảm thiểu chi phí hành chính, đảm bảo tính nhanh
chóng trong điều hành.
Điều kiện tuyển dụng ít ràng buộc- chủ yếu là lao động có sức khỏe có thể đảm đương
công việc- nên đã cung cấp việc làm cho những NLĐ thời vụ, lao động có trình độ học vấn
thấp. Với đặc điểm này, khu vực tư nhân đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện thu
nhập của một bộ phận dân cư. 70% lương của NLĐ khu vực tư nhân ở mức trên 3 triệu
33
HTX Trường Thịnh (Q9); HTX Thảo Điền (Q2); HTX Hiệp Thành (Q4); HTX Đoàn Kết (Q6); HTX Nông
nghiệp dịch vụ Phường Linh Xuân (Q.Thủ Đức)
34
Bao gồm: 10% thuế VAT, 25% thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài (thường là 1 triệu đồng/năm-
thuế môn bài bậc 4 do có vốn điều lệ dưới 2 tỷ đồng).
35
Công ty TNHH thương mại dịch vụ kỹ thuật môi trường Biển Xanh.
29
đồng/tháng, cộng với tiền bán phế liệu thu gom được tổng thu nhập cũng ở mức xấp xỉ 4
triệu đồng/tháng.
Điểm yếu: Đa số các đơn vị còn tổ chức và hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Các tổ LRDL
không có tư cách pháp nhân nên không thể ký hợp đồng thu gom với các chủ nguồn thải
lớn. Từ đó, doanh thu không nhiều nên ít đầu tư trang bị, đổi mới phương tiện thu gom dẫn
đến chất lượng thu gom hạn chế.
Ngược với tình trạng trên là hiện tượng đầu nậu trong thu gom. Tuy không thể xử phạt các
đầu nậu vì họ thuê mướn lao động giá rẻ nhưng cần phải xử lý các hành vi không tôn trọng
luật pháp, tự ý hình thành sở hữu cá nhân đối với một phần thị trường dịch vụ thu gom
CTRSH.
20%
44%
22%
2%
2%
10%
Hình 3.4: Mức lƣơng bình quân hàng tháng
của ngƣời lao động
1-2t/tháng
2-3t/tháng
3-4t/tháng
4-5t/tháng
Tùy số phí được
Không trả lời
5%
44%
24%
7%
3% 2% 15%
Hình 3.5: Thu nhập bình quân hàng tháng của ngƣời lao
độngtừ bán phế liệu thu gom
Dưới 100000
Từ 100000 - 500000
Từ 600000 - 1000000
Từ 1000000- 1500000
Từ 1500000- 2000000
Tùy tháng
Không trả lời
30
Hạn chế thứ ba là các vấn đề liên quan đến đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Điều này thể hiện
ở ba điểm chủ yếu sau:
Một là, chỉ có 51,2% NLĐ được khảo sát trả lời có HĐLĐ. Theo quy định tại Bộ Luật lao
động hiện hành, chỉ có một số công việc có tính chất tạm thời, dưới ba tháng hoặc lao động
giúp việc nhà, giữa người sử dụng lao động và NLĐ có thể có giao kết bằng miệng. Còn lại
tất cả HĐLĐ phải được ký kết bằng văn bản (điều 28, Bộ Luật lao động).
Hai là, chưa đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
Ba là, đa số các đơn vị thu gom tư nhân không có tổ chức Công đoàn.
3.4.Đánh giá kết quả vận hành cơ chế điều tiết
3.4.1. Mặt làm được
3.4.1.1.Về xây dựng bộ máy
Thành phố đã xây dựng bộ máy điều tiết 3 cấp gần như hoàn chỉnh. Giữa các bộ phận có
sự phối hợp tương đối trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần cùng thành
phố thực hiện vai trò điều tiết hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH.
3.4.1.2.Về xây dựng thể chế
Đã ban hành hệ thống các quy định tương đối đầy đủ, từ tổ chức và hoạt động của các tổ
LRDL cho đến các biểu phí khác nhau, quy định trách nhiệm của các bên liên quan đến
hoạt động quản lý CTRSH.
3.4.1.3.Về kết quả cung ứng dịch vụ
Hệ thống cung ứng của thành phố đã góp phần đảm bảo một diện mạo đô thị tương đối cho
thành phố trước áp lực khối lượng CTRSH phát sinh hàng ngày. Điều này thể hiện rõ nét
qua kết quả điều tra chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công cấp Tỉnh (PAPI) ở Việt Nam
(2010)
36
, TPHCM có chỉ số hài lòng về dịch vụ công (trong đó có dịch vụ thu gom rác) cao
nhất trong 30 tỉnh/thành được khảo sát.
3.4.1.4.Tạo việc làm, ổn định đời sống cho NLĐ
Hệ thống điều tiết hiện hành đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 4500 lao động ở cả
hai khu vực nhà nước và tư nhân37. Với mức thu nhập tương đối khá (bình quân 3 đến 4
triệu đồng/tháng)38, cuộc sống của các lao động phổ thông có phần đỡ cơ cực hơn.
36
CECODES (2010), Chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam, Trung tâm công tác lý
luận MTTQVN, UNDP.
37
Số liệu tổng hợp từ Phòng QLCTR, bình quân mỗi quận/huyện có 50 lao động tại các công ty DVCI và
150 lao động thuộc các đơn vị, tổ chức tư nhân
31
3.4.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế:
3.4.2.1.Về xây dựng bộ máy
Năng lực chuyên môn của từng cấp không đồng đều. Trong đó, cấp phường/xã- cấp giám
sát hoạt động thu gom đồng thời là cấp quản lý hoạt động của các tổ LRDL- là đáng quan
ngại nhất. Mỗi phường/xã chỉ có 01 nhân viên môi trường hoặc 01 nhân viên kiêm
nhiệm39. Nhân lực mỏng trong khi địa bàn rộng lớn, cộng thêm áp lực của việc thực hiện
nhiệm vụ khác, các nhân viên thường khó đảm bảo giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ.
Kỷ luật hành chính chưa nghiêm. Mỗi phường/xã thực thi các các quy định của thành phố
khác nhau. Với quy định về tỷ lệ trích nộp để lại, có nơi giữ trích nộp 10%, có nơi giữ trích
nộp 7%, nơi khác là 5%. Có phường/xã quyết toán biên lai thu phí hàng tháng, có
phường/xã quyết toán hàng năm. Đặc biệt trong khi quy định các lực lượng thu gom khi
thu phí phải cấp biên lai thu phí nhưng có phường chỉ thực hiện quyết toán và cấp biên lai
thu phí cho năm đó vào cuối năm. Với cách làm này, các tổ lấy rác trên địa bàn phường
này không thể có biên lai thu phí để cấp cho các hộ dân khi họ thu phí hàng tháng. Song
song đó là thực trạng các phường/xã đều biết tỷ lệ không phát biên lai của các tổ LRDL đối
với các hộ dân chiếm từ 20% đến 30%. Tuy nhiên, một số phường/xã đã không nghiêm túc
giám sát, kiểm tra tình trạng này. Họ cho rằng lao động thu gom làm việc khá nặng nhọc
nên tỷ lệ không phát biên lai xấp xỉ 20% là “chấp nhận được . Hơn nữa, số tiền cũng
không quá lớn. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở số tuyệt đối trích nộp bị bỏ qua là lớn hay
nhỏ. Vấn đề là ở việc thực thi chính sách có nghiêm túc hay không. Chính quyền cơ sở ứng
xử như thế với chính sách thì khó mà buộc mọi chủ thể trong xã hội có sự tôn trọng, chấp
hành chính sách được.
Qua khảo sát cũng cho thấy quyết tâm thực thi chính sách, nỗ lực thay đổi cách làm cũ
bằng cách làm mới hiệu quả hơn của một bộ phận CBCC còn hạn chế.
3.4.2.2.Về xây dựng thể chế: còn một số hạn chế tại các văn bản sau:
Quy chế 5424:
38
Theo công bố của Vụ lao động tiền lương, Bộ LĐTB&XH, lương trong các DNNN năm 2010 bình quân là
3.8 triệu đồng/người/tháng.
39
Thường là thanh tra xây dựng hoặc nhân viên theo dõi kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp
32
Thứ nhất, các tổ LRDL được hình thành từ sự tổ chức của UBND các phường/xã40 là mong
muốn chủ quan của các nhà hoạch định chính sách. Thực tế, để vận động họ hoạt động
theo tổ, nhóm đã khó khăn; yêu cầu họ phải có giấy chứng nhận hành nghề, phải hoạt động
như một tổ chức nặng tính hành chính như trên là một thách thức với phường/xã.
Thứ hai, các quy định về tổ chức tổ LRDL khá chặt chẽ nhưng chưa cụ thể, do đó, khó có
tính thực thi cao. Cụ thể, quy định tổ trưởng, tổ phó chịu trách nhiệm trước UBND
phường/xã- nhưng đó là trách nhiệm gì, chịu trách nhiệm ở mức như thế nào. Hoặc quy
định tổ có thể đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng căn cứ nào, tiêu chuẩn nào để đề
xuất khen thưởng hoặc kỷ luật thì chưa quy định.
Tương tự, quy chế cũng quy định người thu gom phải được cấp giấy chứng nhận hành
nghề nhưng nội dung cụ thể, hình thức của giấy chứng nhận đó như thế nào vẫn còn để
ngõ.
Công văn 7345/LCQ-TNMT-TC-CT:
Thứ nhất, quy định các đơn vị hiện đang thu gom có tư cách pháp nhân được tiếp tục thực
hiện thu phí. Quy định này chưa x t đến loại hình doanh nghiệp thu gom CTRSH là doanh
nghiệp tư nhân- vốn không có tư cách pháp nhân.
Thứ hai, quy định UBND phường/xã hoặc trực tiếp thu phí hoặc ủy quyền thu phí đối với
các tổ LRDL và cơ quan thu phí sẽ là đơn vị được giữ lại 10% tổng số thu. Trên thực tế phí
đều do các tổ LRDL thu nhưng vẫn phải nộp lại cho phường/xã từ 5% đến 10% tổng số thu
được. Cơ cấu chi đối với tổng phí thu được như sau:
- 90% chi cho tổ LRDL
- 4% đến 9% chi cho công tác quản lý thu phí 41 của phường/xã
- 1% chi cho công tác quản lý thu phí của Phòng Tài chính kế hoạch và Phòng
Tài nguyên môi trường quận/huyện
Về phía tổ LRDL, các tổ được cấp phát biên lai thu phí (loại có mệnh giá in sẵn).
Nhìn vào cơ cấu tỷ lệ điều tiết giữ lại khó có thể thuyết phục các tổ LRDL về tính hợp lý
của nó bởi thực tế họ chỉ có nghĩa vụ đóng phí mà quyền lợi nhận được gần như không rõ
ràng.
40
Phường/xã xác định số tổ lấy rác phù hợp với yêu cầu địa phương, cấp giấy chứng nhận hành nghề cho
NLĐ đủ điều kiện, quyết định chấp thuận và bố trí vào tổ lấy rác địa phương, chủ trì hội nghị toàn thể của tổ
lấy rác để bầu tổ trưởng, tổ phó; phân công địa điểm lấy rác
41
Chi văn phòng phẩm, chi công tác phí, chi bồi dưỡng cho cán bộ kiêm nhiệm
33
Về quyết định 130/2002/QĐ-UB: Tại khoản 5, điều 9 của quy chế ban hành kèm theo
quyết định này quy định: “lực lượng vệ sinh sau thời gian tác nghiệp phải đạt yêu cầu theo
tiêu chuẩn vệ sinh do Sở Giao thông Công chánh và Sở khoa học và công nghệ quy định .
Tuy nhiên từ thời điểm ban hành cho đến nay cả hai Sở vẫn chưa ban hành bộ tiêu chuẩn
vệ sinh nào42.
3.4.2.3.Về kết quả cung ứng dịch vụ43
Qua khảo sát cho thấy người sử dụng dịch vụ chưa hài lòng với sự cung ứng của cả nhà
nước hoặc tư nhân. Trong ba nguyên nhân cơ bản thì nguyên nhân lực lượng thu gom bỏ
ngày lấy rác chiếm tỷ lệ cao hơn hết. Kế đến là do thu gom không đúng giờ quy định làm
các hộ tồn ứ rác, một số người thu gom yêu cầu một vài khoản thu ngoài phí- tuy nhỏ
nhưng gây tâm lý không tốt cho người sử dụng dịch vụ- vào các dịp lễ, Tết, ngày rằm
Về ký hợp đồng thu gom: Có hơn 80% hộ đang sử dụng dịch vụ do các công ty DVCI
cung ứng trả lời có hợp đồng cung cấp dịch vụ. Tỷ lệ này ở các hộ sử dụng dịch vụ của khu
vực tư nhân là 70.4%. Như vậy, dù đã có nhiều cải thiện so với thời điểm trước khi quyết
định 88 ra đời44 nhưng tỷ lệ không ký hợp đồng thu gom vẫn còn khá cao.
42
Chỉ đến năm 2009, UBND thành phố mới ban hành tiêu chuẩn vệ sinh- văn minh năm 2009 (ban hành kèm
theo quyết định số 2607/QĐ-UBND ngày 27/5/2009) làm cơ sở thi đua cho chủ đề năm “năm 2009- năm
thực hiện nếp sống văn minh đô thị của thành phố.
43
Phụ lục 3
44
Hầu hết lực lượng thu gom đều thỏa thuận miệng với các hộ gia đình (Trần Nhật Nguyên, 2008, tr.67)
3.7%
7.4%
3.7%
4.3%
8.7%
0.0%
0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0%
Thu gom không đúng giờ
Bỏ ngày lấy rác
Thu thêm các khoản ngoài
phí
Hình 3.6: Các nguyên nhân chƣa hài lòng
về chất lƣợng dịch vụ của các hộ gia đình
34
Trong số các hộ có ký hợp đồng thu gom, có trên 70% hộ cho biết lực lượng thu gom có
thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Chủ yếu là sai số lần lấy rác trong tuần, thời
gian lấy rác.
Về việc cấp biên lai thu phí: Trên 90% các công ty DVCI có cấp biên lai thu phí. Khu vực
tư nhân, đặc biệt các tổ LRDL, tỷ lệ cấp biên lai thu phí còn thấp. Các tổ LRDL báo về
phường/xã tỷ lệ thất thu thường từ 20% đến 30%. Chỉ với 1000 hộ dân trong khu phố, có
đến 200 hoặc 300 hộ không đóng phí là điều không hợp lý. Qua khảo sát các hộ dân, có
xấp xỉ 35% hộ phản ánh khu vực mình sinh sống có hộ gia đình không đóng phí thu gom
hàng tháng. Tuy nhiên khi được hỏi số tuyệt đối là bao nhiêu hộ, trên 85% hộ trả lời từ 1
70.4%
29.6%
82.6%
17.4%
Có hợp đồng Không có hợp đồng
Hình 3.7: Tỷ lệ ký hợp đồng thu gom
sv tỷ lệ không ký hợp đồng thu gom
Tư nhân Nhà nước
73.7%
26.3%
86.7%
13.3%
Đúng hợp đồng Không đúng hợp đồng
Hình 3.8: Thực hiện đúng các điều khoản
của hợp đồng thu gom
Tư nhân Nhà nước
35
đến dưới 10 hộ, không có hộ nào phản ánh có trên 20 hộ không đóng phí. Như vậy, tỷ lệ
thất thu- nếu có- chỉ hợp lý ở mức dưới 10%.
Về lịch thu gom: Lịch thu gom được ghi rõ trong hợp đồng thu gom. Tuy nhiên rất ít đơn
vị thu gom thực hiện đúng theo hợp đồng. Đối với các hộ không được ký hợp đồng thu
gom, việc biết lịch thu gom càng khó hơn.
Về số lần thu gom trong tuần: đa số thu gom 7 lần/tuần (ở nội thành), trong đó các công ty
DVCI chiếm tỷ lệ cao hơn (trên 60.9%), trong khi các đơn vị tư nhân là 40.7%. Số còn lại
thu gom 2 đến 3 lần/tuần (ở ngoại thành)
62.96%
37.04%
91.30%
8.70%
Có được phát biên lai Không được phát biên lai
Hình 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình đƣợc phát biên lai sv tỷ
lệ hộ gia đình không đƣợc phát biên lai khi thu phí
Tư nhân Nhà nước
58.3%
4.2%
8.3%
4.2%
25.0%
0.0%
18.2%
36.4%
6.1%
0.0%
33.3%
6.1%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
Người thu
gom
UBND
phường/xã
Tự liên hệ Chủ đường rác Tổ dân phố Khác
Hình 3.10: Các chủ thể thông báo lịch thu gom
cho hộ gia đình
Tư nhân Nhà nước
36
Về độ sạch sau thu gom, xấp xỉ 20% hộ được hỏi cảm nhận việc thu gom hiện nay chưa
sạch. Đáng lưu ý là tỷ lệ thu gom chưa sạch của các công ty DVCI lại cao hơn so với các
đơn vị tư nhân.
3.4.2.4.Các can thiệp nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ còn hạn chế
Như phân tích tại mục 3, vẫn còn một bộ phận không nhỏ NLĐ hiện lao động trong điều
kiện an toàn vệ sinh lao động thấp, ít trang bị BHLĐ, không được đóng bất cứ loại bảo
hiểm nào. Ngay cả một số doanh nghiệp cũng viện dẫn lý do lao động thu gom không ổn
định, thường làm việc dưới 3 tháng nên không thể đóng các loại bảo hiểm.
40.7%
37.0%
22.2%
60.9%
21.7%
17.4%
7 lần/tuần 3 lần/tuần 2 lần/tuần
Hình 3.11: Số lần thu gom trong một tuần
Tư nhân Nhà nước
92.6%
7.4%
78.3%
21.7%
Thu gom sạch rác Thu gom chưa sạch rác
Hình 3.12: Đánh giá về độ sạch trong thu gom
chất thải rắn sinh hoạt
Tư nhân Nhà nước
37
Nhưng đáng quan ngại hơn hết là tình trạng NLĐ làm việc không có HĐLĐ. UBND
phường/xã hiện chỉ dừng lại ở việc quản lý danh sách NLĐ, tổ trưởng mỗi tổ lấy rác. Chưa
có bất kỳ kiểm tra HĐLĐ nào giữa người sử dụng lao động và NLĐ.
Tóm tắt chƣơng 3:
Tác giả đã trình bày những nét chính trong xây dựng và vận hành cơ chế điều tiết hoạt
động thu gom CTRSH tại TPHCM hiện nay, tập trung trên bốn khía cạnh: tổ chức bộ máy,
xây dựng thể chế, quản lý các đơn vị/tổ chức cung ứng dịch vụ và giải quyết việc làm cho
NLĐ. Trong thời gian qua, sự vận hành đồng bộ của cả bốn yếu tố này đã góp phần vừa
cung ứng cho thành phố một dịch vụ thu gom CTRSH tương đối ổn định.
Tuy nhiên, với cái nhìn toàn diện hơn, hệ thống điều tiết của thành phố hiện vẫn còn nhiều
hạn chế. Đó là một bộ máy với năng lực chuyên môn không đồng đều, kỷ luật hành chính
chưa nghiêm. Hệ thống quy định khá chủ quan, thiếu cụ thể, ít thuyết phục và chưa đồng
bộ. Đi cùng với hai hạn chế này là sự hạn chế về chất lượng dịch vụ được cung ứng đến
với người dân, sự buông lỏng quản lý về điều kiện lao động.
38
CHƢƠNG 4
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
4.1.Về quản lý cung ứng
4.1.1. Các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động của đơn vị cung ứng:
Quản lý tổ chức hoạt động của đơn vị cung ứng hiện nay chủ yếu là giải pháp quản lý các
tổ LRDL. Để cải thiện hoạt động cung ứng, nên thực hiện việc đấu thầu lựa chọn nhà cung
ứng. Cụ thể, nhóm giải pháp này bao gồm các nội dung sau:
4.1.1.1. Tất cả các tổ LRDL phải đăng ký hoạt động tại phường/xã- nơi người phụ
trách tổ LRDL cư trú. Trong giấy ph p đăng ký hoạt động, UBND phường/xã phải ghi rõ
năng lực thu gom của các đơn vị đăng ký (xem mục 4.2.3). Đây là cơ sở để các đơn vị có
thể tham gia đấu thầu tại các phường/xã khác (xem mục 4.1.1.3)
Đăng ký hoạt động có thời hiệu trong một năm và phải đăng ký lại hàng năm. Nếu đơn vị
có thay đổi về trang thiết bị và số lao động, UBND phường/xã sẽ ghi nhận thay đổi về
năng lực cung ứng.
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhất thiết phải kèm theo: HĐLĐ giữa người sử dụng lao động và
NLĐ. Đây là cơ sở để ràng buộc người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định về lao
động.
4.1.1.2. Khuyến khích các tổ LRDL thành lập doanh nghiệp bằng các chính sách
khuyến khích đặc thù dành cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công cộng (giảm thuế, hỗ
trợ tín dụng).
4.1.1.3. Hàng năm, phường/xã tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung ứng. Thời gian
đầu khi đưa giải pháp này vào thực hiện, có thể có tình trạng các đơn vị cung ứng khu vực
tư nhân có phân chia sẵn địa bàn hoạt động (theo hình thức đầu nậu như đã nêu ở mục
3.3.2.1), nên sẽ có không nhiều hơn một nhà thầu dự thầu. Trong trường hợp này, công ty
DVCI quận/huyện bắt buộc phải dự thầu.
UBND phường/xã ban hành Quyết định giao cho nhà thầu cung ứng với các nội dung, điều
khoản cụ thể về: địa bàn thu gom; quyền và trách nhiệm của UBND phường/xã và của nhà
thầu; các ràng buộc, xử phạt khi vi phạm điều khoản đã thỏa thuận.
4.1.1.4. Hàng năm, phường/xã thực hiện đánh giá chất lượng dịch vụ cung ứng một
cách công khai. Có thể lồng ghép trong các buổi họp dân cuối năm45 đề nghị người dân
45
Họp lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt, họp tổ dân phố định kỳ hoặc các cuộc họp tổng kết của các đoàn
thể
39
đánh giá kết quả cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tại địa phương. Kết quả này sẽ là cơ
sở để UBND phường/xã quyết định loại đơn vị cung ứng kém ra khỏi danh sách dự thầu
của năm sau đồng thời có thông báo đến UBND phường/xã nơi đơn vị đó đăng ký hoạt
động (để điều chỉnh giấy ph p đăng ký hoạt động cho năm sau).
4.1.2. Các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ cung ứng
4.1.2.1. Đảm bảo tất cả đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom phải thực hiện ký kết hợp
đồng thu gom bằng văn bản với người sử dụng dịch vụ.
Hợp đồng thu gom phải có nội dung về mức phí; số lần lấy rác trong tuần; giờ lấy rác và
cam kết về độ sạch sau thu gom. Song song đó, phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của
các bên liên quan.
4.1.2.2. Số lần thu gom trong tuần:
Với khối lượng CTRSH phát sinh hàng ngày trên 5000 tấn, thành phố nên có quy định số
lần thu gom mỗi tuần là từ 3 đến 7 lần, tùy quận/huyện. Các xã ngoại thành có thể thu gom
từ 3 đến 5 lần/tuần; các phường/thị trấn đông dân nên thu gom từ 5 đến 7 lần/tuần. Có như
thế mới có thể giải quyết hết lượng rác phát sinh, giảm thiểu tình trạng tồn ứ rác.
4.1.3. Các vấn đề liên quan đến người lao động
4.1.3.1. Tất cả NLĐ- ngay cả lao động thử việc- đều phải ký HĐLĐ. Hợp đồng phải
nêu rõ 5 nội dung: Mức tiền công, tiền lương; khen thưởng và các hình thức phạt; nội dung
công việc; thời gian làm việc; các trang bị BHLĐ; quyền và trách nhiệm của mỗi bên.
4.1.3.2. Quy định các trang bị BHLĐ tối thiểu phải sử dụng khi thu gom- theo nghĩa
nếu thiếu một trong các dụng cụ BHLĐ nêu bên dưới, NLĐ và người sử dụng lao động có
thể bị xử phạt. Cụ thể, các trang bị mà NLĐ phải sử dụng: (i) Quần áo BHLĐ; (ii) Nón bảo
hộ; (iii) Khẩu trang; (iv) Ủng hoặc giày bata; (v) Găng tay; (vi) Nếu làm việc từ 18g đến 6g
phải có áo phản quang.
Quy định này không chỉ bảo vệ NLĐ mà còn góp phần tạo dựng hình ảnh của thành phố
trước khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, thành phố nên đặc biệt quan tâm, nhanh chóng
ban hành quy định có tính cấp thiết này.
4.1.3.3. Ít nhất 50% NLĐ- đặc biệt đối với lao động có thời gian làm việc trên 3
tháng- tại tổ chức, đơn vị thu gom phải được người sử dụng lao động đóng BHYT và
BHTN.
40
4.2.Về xây dựng thể chế:
Trước hết phải sửa đổi, bổ sung những hạn chế trong các văn bản quy định trước đây. Kế
đến, để những kiến nghị trên có thể thực thi, thành phố cần thể chế hóa chúng bằng các văn
bản hành chính cụ thể.
4.2.1. Sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành:
Quy chế 5424: Bỏ các điều 6, 7, 8, 9 trong mục I- quy định cụ thể về tổ chức của các tổ
LRDL. Các tổ LRDL hoạt động như thế nào là do họ tự tổ chức. Phường/xã chỉ quản lý ở
khía cạnh cấp ph p đăng ký hoạt động. Khi muốn hoạt động thu gom trên địa bàn nào thì
tổ LRDL đã qua dự thầu tại phường/xã đó và chịu trách nhiệm thực hiện đúng các điều
khoản đã thỏa thuận với UBND phường/xã nơi họ thắng thầu.
Công văn 7345: Bổ sung khoản a, điều 1, mục III thành “Các tổ chức có tư cách pháp
nhân, các doanh nghiệp tư nhân hiện đang thực hiện việc thu gom, vận chuyển CTR thông
thường được tiếp tục thực hiện việc thu phí
Thống nhất sử dụng cụm từ “Tổ LRDL khi điều chỉnh các lực lượng thu gom hoạt động
riêng rẽ.
4.2.2. Ban hành tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng đối với hoạt động thu gom,
vận chuyển CTRSH
Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đối với hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH là căn cứ
để phường/xã và những người sử dụng dịch vụ có thể giám sát hoạt động thu gom của các
đơn vị, tổ chức.
Thành phố cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn cụ thể về: xe thu gom (độ kín bao phủ của xe,
độ cao tối đa của CTRSH thu gom chứa trong xe thu gom so với dung tích/hạn mức chứa
của thùng/xe thu gom); Độ sạch sau thu gom (trong bán kính 2-3m phải sạch rác, không
còn rác vương vãi).
Ngoài ra, phải quy định về địa điểm được chọn làm điểm hẹn giao nhận rác giữa đơn vị thu
gom và công ty vận chuyển, quy định việc vệ sinh điểm hẹn sau khi đã chuyển rác lên các
xe vận chuyển của công ty DVCI.
4.2.3. Ban hành tiêu chuẩn giúp UBND phường/xã thẩm định năng lực thu
gom của các đơn vị đăng ký hoạt động.
Tiêu chuẩn này dựa vào số trang thiết bị và số lao động mà đơn vị hiện có, có đối chiếu với
quy định về số lần thu gom trong tuần ở từng quận/huyện.
41
Ví dụ, 1 xe thu gom, 2 NLĐ. Nếu cung ứng tại quận- nơi có quy định phải thu gom 7
lần/tuần thì năng lực thu gom là 500 hộ gia đình. Nếu cung ứng tại quận- nơi có quy định
thu gom 3 lần/tuần thì năng lực thu gom là 1000 hộ.
Số xe thu gom Số lao động
Năng lực thu gom (hộ/tháng)
7 lần/tuần 5 lần/tuần 3 lần/tuần
1 2 500 750 1000
4.2.4. Về mức phí
Nên quy định thực hiện thống nhất trên toàn thành phố mức trích phí để lại là 10% tổng số
thu phí thu được của các tổ LRDL, đóng tại phường/xã mà tổ thực hiện thu gom.
Ngay khi có quyết định giao cho nhà thầu thực hiện thu gom tại địa phương (trường hợp
trúng thầu là các tổ LRDL), căn cứ số hộ thu gom được giao, UBND phường/xã ước tính
số lượng biên lai thu tiền (loại in sẵn mệnh giá) để cấp trước. Cuối mỗi tháng, tổ LRDL sẽ
quyết toán số thu được trong tháng, nộp phí trích giữ và nhận biên lai cho tháng sau.
Mức phí 10% này nên thay đổi cơ cấu chi theo hướng tăng chi cho các nội dung vì cộng
đồng nhiều hơn là chi cho công tác quản lý.
Có thể tham khảo một cơ cấu chi sau:
- Chi cho công tác quản lý ở cấp phường (Cả quản lý thu phí và quản lý hoạt động: tổ chức
đấu thầu, đánh giá chất lượng cung ứng hàng năm) là 3%, ở cấp quận (quản lý thu phí) là
1%;
- Chi bổ sung cho công tác vệ sinh môi trường toàn phường/xã là 3%;
- Chi hỗ trợ, thăm hỏi, quà tết cho NLĐ của các tổ LRDL là 3%.
4.3.Về tổ chức bộ máy:
4.3.1. Phát huy vai trò của Ban điều hành tổ dân phố
Ban điều hành Tổ dân phố cần tích cực tham gia vận động, tuyên truyền các hộ dân phải
hợp đồng thu gom, đóng phí đầy đủ hàng tháng. Nếu có trường hợp không đóng phí, phải
tìm hiểu và báo cáo với phường/xã. So sánh đối chiếu giữa báo cáo của tổ dân phố với báo
cáo của các đơn vị cung ứng, phường/xã có thể kiểm soát được tỷ lệ thực thu.
Tổ dân phố cũng là nơi giám sát chặt chẽ nhất chất lượng dịch vụ thu gom trên địa bàn, kịp
thời phản ánh để phường/xã có biện pháp can thiệp.
42
4.3.2. Rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật hành chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vo_thi_hoang_oanh_final_5646_1849835.pdf