MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ .8
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.8
1.1.1. Các khái niệm .8
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.17
1.2. Cơ sở thực tiễn.21
1.2.1. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng KTTĐ phía Nam.21
1.2.2. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai .25
Tiểu kết chương 1.30
Chương 2. HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN
TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 .33
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKT huyện Tân Phú.33
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ huyện Tân Phú - Đồng Nai .33
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.35
2.1.3. Kinh tế - xã hội .43
2.1.4. Đánh giá chung .55
2.2. Hiện trạng CDCCKT huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011.58
2.2.1. Khái quát chung.58
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.61
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.84
2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.852.3. Đánh giá hiện trạng CDCCKT huyện Tân Phú thời kỳ 2000-2011 .94
2.3.1. Những mặt đã đạt được.94
2.3.2. Những khó khăn và thách thức.95
Tiểu kết chương 2.99
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2020.101
3.1. Cơ sở định hướng, quan điểm, mục tiêu và định hướng .101
3.1.1. Cơ sở định hướng.101
3.1.2. Quan điểm phát triển .105
3.1.3. Mục tiêu phát triển KT - XH huyện Tân Phú đến năm 2020 .106
3.1.4. Xây dựng các các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế.108
3.1.5. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú.113
3.2. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú.125
3.2.1. Nhóm giải pháp chung.125
3.2.2. Nhóm giải pháp riêng .128
Tiểu kết chương 3.139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .144
165 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có qui mô diện tích tự nhiên lớn thứ 3 trong tỉnh Đồng Nai,
sau huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ
năm 2000 - 2011 tăng 300 tỷ đồng và tăng 3,2% trong tổng khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản. năm 2011, GTSX nông nghiệp đứng thứ 4 trong tỉnh sau huyện
Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán và Trảng Bom, chiếm 9,0%.
Trồng trọt
Diện tích gieo trồng trong ngành trồng trọt có sự thay đổi. Tổng diện tích gieo
trồng cây hàng năm có xu hướng giảm, nhưng giảm không đáng kể. Trong khi đó tổng
diện tích gieo trồng cây lâu năm tăng lên. Tỉ lệ diện tích cây hàng năm có xu hướng
giảm từ 63,5% năm 2005 với 23.163 ha, giảm xuống 58,9% năm 2011 22.943 ha.
64
Còn diện tích gieo trồng cây lâu năm tăng từ 36.5% năm 2005 với 13.320 ha, tăng
lên 41,1% năm 2011 với 16.004 ha.
Các loại cây được trồng ở huyện Tân Phú như: Lúa, bắp, khoai mì, khoai lang,
lạc, đậu các loại, rau các loại, cao su, cà phê, điều, tiêu, ca cao, chôm chôm, xoài,
sầu riêng, cam, quýt, chuối...Trong đó có sự xuất hiện của một số loại cây mới được
trồng trong thời gian gần đây như cao su và ca cao.
Trong cơ cấu diện tích gieo trồng của cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự
thay đổi, cụ thể qua bảng 2.13.
Bảng 2.13. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu huyện Tân Phú
Năm
Cơ cấu (%)
2000 2005 2010 2011
I. Cây hàng năm 100 100 100 100
1. Cây lương thực 75,64 83,7 79,3 81,4
2. Cây chất bột có củ 0,17 0,8 2,0 1,9
3. Cây công nghiệp hàng năm 12,29 3,5 3,2 2,0
4. Cây thực phẩm (đậu các loại) 5,13 4,0 4,0 3,6
5. Rau các loại 4,28 5,0 6,8 7,1
6. Cây hàng năm khác 2,48 3,0 4,7 3,9
II. Cây lâu năm 100 100 100 100
1. Cây công nghiệp lâu năm 53,55 43,5 50,9 55,4
2. Cây ăn quả lâu năm 46,45 56,5 49,1 44,6
Nguồn: Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả
Cây lâu năm :
Tổng diện tích cây lâu năm tăng từ 13.320 ha năm 2005, lên 16.004 ha năm
2011. Trong đó, cây công nghiệp lâu năm tăng từ 5.793 ha năm 2005, lên 8.869 ha
năm 2011. Giảm 4,6% diện tích gieo trồng từ năm 2005 đến năm 2011.
Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm, cây điều là cây có diện tích trồng lớn
nhất với 3.933 ha năm 2011. Cây cao su mới được trồng ở huyện từ năm 2007, đến
năm 2011 với diện tích trồng là 666 ha, còn cây ca cao cũng chỉ mới trồng từ năm
2008 đến năm 2011 với diện tích trồng là 188 ha.
65
Trong cơ cấu cây trồng, có một số cây trồng có diện tích giảm như lúa, lạc, đậu
các loại, xoài và sầu riêng.
Do được đầu tư nhiều hơn, ứng dụng của khoa học vào trong sản xuất nên sản
lượng cây trồng ngày càng tăng. Sản lượng một số sản phẩm cây trồng chủ yếu của
vùng thể hiện ở bảng 2.14.
Cây trồng có tốc độ tăng sản lượng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 nhanh
nhất là cam, quýt (40,2%), chuối (20,6%) và cà phê (12,1%).
Riêng cây cao su mới được trồng ở huyện từ năm 2007 với sản lượng 8 tấn
năm 2010, và đạt 39 tấn năm 2011.
Hầu hết cây trồng đều tăng sản lượng do tăng diện tích gieo trồng và đầu tư
khoa học kĩ thuật. Riêng cây đậu nành và đậu các loại (giai đoạn 2005-2011) lại
giảm sản lượng do diện tích gieo trồng giảm
Bảng 2.14. Tốc độ tăng sản lượng các loại cây trồng chủ yếu của huyện Tân Phú
Năm
Cây trồng (%)
2000 2005 2010 2011
Lúa 100 166,2 176,9 191,8
Bắp 100 62,7 83,3 96,1
Đậu các loại 100 117,2 120,6 112,2
Rau các loại 100 111,3 170,5 184,6
Đậu nành 100 69,3 30,4 5,7
Hạt điều 100 246,3 340,8 347,3
Cà phê 100 63,7 100,2 126,5
Tiêu 100 260,2 344,1 363,9
Chôm chôm 100 251,7 372,4 446
Xoài 100 89,1 104 106,5
Sầu riêng 100 1866,2 2524,3 2377
Cam quýt 100 4851,2 40461,9 36856
Chuối 100 136,9 295,3 421,3
Nguồn: Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả
.
66
Cây hàng năm :
Phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm hiện nay đã chủ động được tưới tiêu
nước. Dưới sự chỉ đạo của huyện, tổ chức nạo vét, tu sửa các tuyến kênh mương nội
đồng phòng tránh sâu bệnh và các yếu tố khí hậu, thời tiết bất lợi (nhất là hạn hán và lũ
lụt), và cơ cấu cây trồng đang dần chuyển đổi.
Cây trồng có tốc độ sản lượng giảm bình quân giai đoạn 2005 - 2011 nhiều
nhất là đậu nành giảm 34,1%.
Lúa là cây trồng có vị trí quan trọng của huyện. Năm 2011, diện tích trồng lúa
cả năm là 13.012 ha (chiếm 20% diện tích trồng lúa của tỉnh), với năng suất đạt
48,98 tạ/ha tương đương với năng suất của tỉnh, với tổng sản lượng đạt được là
63,741 nghìn tấn (chiếm 20% sản lượng lúa của tỉnh).
Chăn nuôi:
Tình hình chăn nuôi trong những năm qua, ngành chăn nuôi liên tục bị tác
động của nhiều yếu tố dịch bệnh dịch (cúm gia cầm, bệnh heo tai xanh, bệnh lở
mồm long móng ở gia súc...), làm cho đàn gia súc gia cầm phát triển không ổn định.
4,5 8,3
-5,1
17,8
92
-20
0
20
40
60
80
100
Heo Bò
Trâu
Dê Gia cầm Vật nuôi
%
Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng bình quân vật nuôi huyện Tân Phú (2000 - 2011)
67
Tình hình chăn nuôi trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.15.
Bảng 2.15. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Tân Phú
Hạng mục 2000 2005 2010 2011
Tốc độ tăng bq
2000 – 2011 (%)
A. Số lượng đàn ( con)
1. Heo 34.302 53.876 38.305 55.710 4,5
2. Bò 2.737 7.949 7.022 6.561 8,3
3. Trâu 939 780 520 526 -5,1
4. Dê 2.200 5.000 9.944 13.332 17,8
5. Gia cầm 600 387.000 691.000 784.000 92
B. Sản phẩm chăn nuôi ( tấn)
1. Thịt heo hơi 3.717 5.645 8.308 8.504 7,8
2. Thịt trâu bò 148 299 545 562 12,9
3. Thịt dê 50 109 195 261 16,2
4. Thịt gia cầm 1.470 1.669 2.411 3.301 7,6
Nguồn: Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả
Cơ cấu giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất KV I (theo giá thực tế)
chiếm 32,98 % năm 2005, giảm xuống 26,14 % năm 2010, rồi tăng lên 30,26% năm
2011.
Trong tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đang có những diễn biến phức tạp,
ngành chăn nuôi đã triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Đồng thời
dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn phát triển chăn nuôi tập trung theo qui mô trang trại
nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn liền với xử lí chất thải, hạn chế đến mức thấp nhất
tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi trong những năm qua còn gặp rất nhiều khó
khăn, cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, các trang trại chăn nuôi qui
mô lớn và tập trung chưa nhiều. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi chủ yếu dưới tán cây
lâu năm. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong chăn
nuôi còn nhiều hạn chế. Về giết mổ gia súc, gia cầm trên đại bàn huyện chưa có
trung tâm giết mổ tập trung. Cần ngăn ngừa có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy
hiểm có thể phát sinh, và đẩy mạnh xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao.
68
b. Ngành thủy sản
Huyện tân Phú có sông Đồng Nai, sông La Ngà chảy qua, suối nhỏ và nhiều hồ,
đập là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Huyện có diện tích mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn của tỉnh. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng nuôi trồng và khai thác tự nhiên. Nhiều hộ
gia đình đã mở rộng diện tích nuôi cá, tôm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2.16. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển thuỷ sản
Năm
Hạng mục
2000 2005 2010 2011
Tốc độ
tăng bq
2005 – 2011
(%)
I. Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 20 30 33 34 3,6
II. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ha) 1.084 1.569 1.662 1.529 3,2
III. Tổng sản lượng (tấn) 2.925 3.721 3.930 3.939 2,7
1. Sản lượng nuôi trồng 2.377 3.221 3.625 3.642 4
2. Sản lượng khai thác tự nhiên 548 500 305 297 -5,4
Nguồn: Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả
GTSX (giá thực tế) của ngành thuỷ sản 27 tỉ đồng năm 2000, lên 51 tỉ đồng năm
2005, đạt 100 tỉ đồng và chiếm 6,3% của tỉnh năm 2011. Tốc độ tăng bình quân giai
đoạn 2000 - 2011 tăng 3,6%. Tuy nhiên ngành này vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ, và có xu
hướng giảm trong GTSX của KV I (chiếm 5,4% năm 2000, xuống 4,5% năm 2011).
Thị trường tiêu thụ và thời tiết, khí hậu và môi trường làm giảm diện tích nuôi
trồng và ảnh hưởng đến sức gia tăng sản lượng.
Về diện tích: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 1.569 ha năm 2005
giảm xuống 1.529 ha - chiếm 4,6% diện tích của tỉnh năm 2011. Tốc độ giảm bình
quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2011 là -0,4/năm.
Về sản lượng: Sản lượng nuôi trồng tăng từ 3.221 tấn năm 2000, lên 3.642 tấn
- chiếm 8,5% của tỉnh năm 2011. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 -
2011 là 2,1%.
Với mức sản lượng như trên thì khả năng đáp ứng nhu cầu thuỷ sản của huyện
69
là 22,8 kg/người (năm 2011) cao hơn khả năng cung cấp của tỉnh 6,8 kg/người cùng
thời điểm.
Trong khi đó sản lượng khai thác tự nhiên giảm từ 500 tấn năm 2000 xuống
297 tấn - chiếm 6,8% của tỉnh năm 2011. Tốc độ giảm bình quân hàng năm giai
đoạn 2006 - 2011 là -8,3%. Nguyên nhân lượng cá khai thác tự nhiên suy giảm là do
khai thác quá mức và sức sản sinh chậm hơn nhiều so với mức khai thác.
92,5%
7,5%
Năm 2000 Năm 2011
81,3%
16,7%
Sản lượng nuôi trồng Sản lượng khai thác
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu sản lượng thuỷ sản huyện Tân Phú
Trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản: Sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ lệ cao và ngày
càng tăng từ 86,6% năm 2005 lên 92,5% năm 2011. Còn sản lượng khai thác có xu
hướng giảm từ 13,4% năm 2005 xuống 7,5% năm 2011. Nguyên nhân là do mô
hình nuôi cá, tôm trong các hồ, đập và sông, suối đã phát huy hiệu quả, như nuôi cá
trắm cỏ, cá rô phi, cá trê, cá chép, cá lăng và đặc biệt là tôm. Tuy nhiên, để giảm tỉ
lệ rủi ro nuôi trồng thuỷ sản vì biến động của giá cả đầu vào và giá đầu ra của các
loại hàng thuỷ sản trên thị trường tiêu thụ, tác động của môi trường và dịch bệnh
nên chưa phát huy được hiệu quả cao các mô hình nuôi trồng này.
c. Lâm nghiệp
Trên địa bàn có vườn quốc gia Cát Tiên được nhà nước thành lập là khu bảo tồn
thiên nhiên và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển. Ngoài ra còn có
rừng phòng hộ công trình thuỷ điện Trị An.
70
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tân Phú năm 2005 là 46.641,9 ha (chiếm
60,0% so với diện tích tự nhiên), đến năm 2011 giảm xuống 45.927 ha (chiếm
59,1% so diện tích tự nhiên).
Năm 2011, phân loại rừng trên địa bàn huyện như sau: Rừng đặc dụng là
39.033,2 ha; diện tích rừng phòng hộ là 4.500,9 ha và rừng sản xuất là 2.392,9 ha.
Như vậy, rừng sản xuất trên địa bàn huyện diện tích ít nhất.
Diện tích rừng nguyên sinh chiếm tỉ lệ cao, trữ lượng rừng cao, độ che phủ của
rừng đạt 55 đến 60%. Công tác bảo vệ rừng đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm
soát quản lý bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm, nên số vụ
cháy rừng giảm đáng kể ngay cả vào mùa khô.
Huyện cũng đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về
bảo vệ rừng được nhân rộng, đã trồng các loại cây: Sao, Dầu, Xà cừ, Keo lai, Bằng
lăng..., với diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2011 là 150 ha.
2.2.2.2. Ngành công nghiệp - xây dựng
Nguồn lực phát triển công nghiệp của huyện có nhiều thuận lợi. Vị trí địa lý
nằm trên quốc lộ 20 - tuyến giao thông giữa Quốc lộ 1 với thành phố Đà Lạt. Khí
hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ít gió bão,
không có mùa đông lạnh, không có những biến động lớn về khí hậu. Tài nguyên
nước dồi dào có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngành nông nghiệp của huyện phát
triển khá và đa dạng các mặt hàng nông sản, đây là nguồn nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm và thuỷ sản. Huyện có rừng quốc gia Cát Tiên với
diện tích 35.000 ha và trữ lượng than bùn lớn nhất tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, Tân
Phú còn có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng, cơ sở vật chất, kỹ thuật
sản xuất đang từng bước hoàn thiện, công nghiệp đang được chính quyền chú trọng
phát triển.
Hiện nay, ngành CN - XD của huyện Tân Phú thuộc diện kém phát triển nhất
trong tỉnh Đồng Nai. Các ngành công nghiệp chủ yếu được hình thành chủ yếu dựa
trên khai thác lợi thế một số sản phẩm của địa phương và sản xuất mang tính nhỏ lẻ,
tự cấp, tự túc là chính,... Giá trị sản xuất ngành CN - XD năm 2000 đạt 74 tỉ đồng
71
tăng lên 844 tỉ đồng năm 2011. Năm 2011, đóng góp 14,6% trong cơ cấu giá trị sản
xuất của huyện và chiếm 0,2% trong giá trị sản xuất CN - XD của tỉnh Đồng Nai.
Giá trị và tỉ trọng CN - XD còn nhỏ bé trong tổng giá trị gia tăng, nhưng tốc độ tăng
trưởng công nghiệp (giá so sánh) tăng bình quân hàng năm khá nhanh giai đoạn
2000 - 2011 là 20,1%.
44
78
226
143
531
111
313
215
9565
30
92
0
100
200
300
400
500
600
2000 2003 2005 2007 2010 2011 Năm
Tỉ đồng
Công nghiệp Xây dựng
Biểu đồ 2.8. GTSX ngành CN - XD huyện Tân Phú giai đoạn 2000 – 2011)
Hiện nay trên địa bàn huyện, mặc dù quy mô nhỏ nhưng cũng đã hình thành 8
nhóm ngành công nghiệp chủ yếu.
Trong 8 nhóm ngành đó có 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng quá nhỏ đó là ngành
giấy, hoá chất và điện nước (chủ yếu khai thác nước), 5 nhóm ngành, theo thứ tự
quy mô từ cao xuống thấp như sau: (1) Ngành CN chế biến NSTP; (2) Ngành CN
cơ khí; (3) Ngành CN dệt, may, giày dép; (4) Ngành CN chế biến gỗ; (5) Ngành CN
khai thác và SXVLXD.
72
Bảng 2.17. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Tân Phú
Năm
Cơ cấu (%)
2000 2005 2010
Công nghiệp toàn huyện 100 100 100
CN khai thác và chế biến VLXD 1,83 5,42 6,0
CN chế biến nông sản thực phẩm 8,75 46,57 43,0
CN dệt, may, giày dép 2,40 10,97 14,0
CN chế biến gỗ 3,15 9,78 13,0
CN giấy và sản phẩm từ giấy 0,00 0,44 0,7
CN hoá chất, cao su, plastic 0,0 0,01 0,3
CN cơ khí. điện, điện tử 5,40 26,69 22,8
CN điện – nước 0,00 0,11 0,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Huyện và Cục Thống Kê Đồng Nai.
- Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm (CNCBNSTP): Mặc dù
ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện, nhưng thực tế cho thấy
năng lực sản xuất của ngành còn rất nhỏ bé. Các cơ sở sản xuất chủ yếu là cơ sở
nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh, hộ cá thể. Sản phẩm chính của ngành công nghiệp chế
biến NSTP trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm có
quy mô lớn đó là: Hạt điều nhân, xay xát, xay bột, rượu, mì sợi, tương, mổ heo, heo
quay, kem, nước đá cây, và một số sản phẩm, như: bánh bún, giò chả, phục vụ
tiêu dùng nhân dân trên địa bàn huyện.
- Ngành công nghiệp cơ khí: Các sản phẩm cơ khí trên địa bàn huyện chủ yếu
tập trung vào kỹ nghệ sắt, gia công cơ khí, sản xuất sản phẩm từ nhôm, phục vụ
cho các nhu cầu xây dựng (nhà cửa) trên địa bàn là chính. Thị trường tiêu thụ ngành
cơ khí nội địa là chủ yếu, sản xuất phục vụ nông nghiệp, xây dựng trên địa bàn
huyện.
- Ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: Sản phẩm của ngành chủ
yếu là các sản phẩm như: Đá xây dựng (xay đá), gạch các loại, đá chẻ, sản phẩm bê
73
tông, Thị trường tiêu thụ của ngành công nghiệp khai thác và SXVLXD chủ yếu
là tiêu thụ trên địa bàn huyện và các huyện lân cận.
- Ngành công nghiệp dệt, may và giày dép: Sản phẩm của ngành chủ yếu là
các sản phẩm may mặc, giày dép, dệt lưới là chính: Ươm tơ, dệt thổ cẩm, quần áo
may mặc, tấm chùi chân, đan lưới. Thị trường chủ yếu phục vụ các nhu cầu trên địa
bàn huyện. Sản xuất mang tính thủ công và nhỏ lẻ. Riêng sản phẩm dệt thổ cẩm chủ
yếu sản xuất theo đặt hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ: Sản phẩm của ngành chủ
yếu gồm: mộc dân dụng, chổi, đan lát, thùng gỗ, chế biến gỗ. Thị trường tiêu thụ
sản phẩm chủ yếu là trong nước, mặc dù trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở đan lát
mây tre lá cho xuất khẩu, tuy nhiên các cơ sở này chủ yếu sản xuất, gia công cho
các doanh nghiệp xuất khẩu ở Biên Hoà hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho
thấy các cơ sở sản xuất của ngành có quy mô nhỏ, không đủ khả năng để tiếp cận
khách hàng lớn, xuất khẩu trực tiếp sản phẩm.
- Công nghiệp hoá chất: Chủ yếu là sản xuất các bình ắc quy của các cơ sở
sản xuất nhỏ; đóng gói xà bông, hiện có khoảng 3 cơ sở;
- Công nghiệp giấy và sản phẩm từ giấy (bao gồm cả in và xuất bản): có 14
cơ sở chủ yếu in lụa và bao bì;
- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: có 26 cơ sở, chủ yếu là
khai thác nước, khoang giếng.
Lao động trong ngành CN XD chiếm 3,0% với 2.159 người năm 2005 tăng
lên 6,7% trong tổng số lao động cả huyện năm 2011 với 4.955 người.
GTSX khu vực II: Giai đoạn 2000 - 2011, ngành công nghiệp - TTCN và xây
dựng đều tăng GTSX. GTSX KV II năm 2011 tăng gấp 11,4 lần so với năm 2000.
Ngành công nghiệp - TTCN tăng 487 tỉ đồng, còn ngành xây dựng tăng 283 tỉ đồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân (giá so sánh) giai đoạn 2000 - 2011 của ngành công
nghiệp - TTCN là 19,1%, và ngành xây dựng tăng 21,4%. Nếu so sánh tăng trưởng
bình quân 11năm (2000 - 2011) của huyện Tân Phú và tỉnh Đồng Nai lần lượt là
74
20,1%/năm và 15,3%/năm. Như vậy tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2000 - 2011
của huyện tăng khá nhanh, cao hơn tỉnh 4,8%.
Cơ cấu GTSX: Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch thể hiện
qua bảng 2.18 và biểu đồ 2.9.
Bảng 2.18. Cơ cấu GTSX ngành CN - XD huyện Tân Phú giai đoạn 2000 - 2011
Năm
GTSX KVII
( Tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Công nghiệp - TTCN Xây dựng
2000 74 59,5 40,5
2001 94 55,3 44,7
2002 104 65,4 34,6
2003 170 45,9 54,1
2004 161 57,1 42,9
2005 176 63,1 36,9
2006 214 59,3 40,7
2007 238 60,1 39,9
2008 330 50 50
2009 385 50,4 49,6
2010 441 51,2 48,8
2011 844 62,9 37,1
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Phú và tính toán của tác giả
Giai đoạn 2000 - 2010, nhìn chung tỉ trọng ngành công nghiệp, TTCN tăng lên
3,4%, do ngành đang dần được chú trọng phát triển. Còn ngành xây dựng thì ngược
lại, giai đoạn 2000 - 2011 giảm tỉ trọng, giảm 3,4%.
75
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Xây dựng
62,9
36,9 39,9 48,8
37,1
56,359,5 63,1 60,1
40,5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2000 2005 2007 2010 2011
%
Năm
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu GTSX ngành CN - XD giai đoạn 2000 - 2011
a. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Do vị trí địa lý nằm xa các trung tâm kinh tế lớn và không có các nguồn tài
nguyên quý, hiếm nên rất khó khăn để kêu gọi các nhà đầu tư trên địa bàn huyện.
Đến 2011, huyện chỉ một khu công nghiệp tập trung là khu công nghiệp Tân
Phú với diện tích 54 ha. Trên địa bàn huyện có nhà máy chế biến hạt điều với công
ty Donafoods và công ty TNHH Fashion Garments 2 có quy mô lớn và sử dụng
nhiều lao động, còn lại là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp của các hộ gia đình quy mô
sản xuất nhỏ. Trên địa bàn có 01 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng xí
nghiệp may, diện tích thuê đất 4,2 ha, sử dụng 1200 lao động và dự kiến sẽ thu hút
3000 công nhân tại địa phương làm việc trong khu công nghiệp.
Khu công nghiệp của huyện do công ty TNHHMTV Tín nghĩa làm chủ đầu tư,
đã xây dựng xong các công trình hạ tầng bên trong hàng rào khu công nghiệp, các
công trình cấp điện, cấp thoát nước đã và đang được đầu tư.
76
Khu dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân 55 ha, phục vụ khu công nghiệp
do công ty TNHHMTV Tín Nghĩa làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt
quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng.
Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua còn chậm và
hầu hết các cơ sở sản xuất CN, TTCN hiện tại đều có qui mô nhỏ. Các ngành sản
xuất CN, TTCN chủ yếu là: khai thác đá, cát sỏi xây dựng, gạch các loại, mộc dân
dụng, nước đá cây, nước máy, cửa sắt, trung đại tu ô tô, tôn các loại, xay xát lúa, hạt
điều nhân, may mặc, chế biến bún canh, và các ngành chế biến nông sản thực phẩm,
gia công cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu đây là những ngành sản
xuất với công nghệ đơn giản.
Năm 2000, toàn huyện có 514 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, năm 2005 có 691 cơ
sở, đến 2010 có 1.230 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và năm 2011 là 1.252 cơ sở, trong
đó có 1 nhà máy chế biến hạt điều của công ty Donafoods thuộc doanh nghiệp nhà
nước, còn lại chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán của các hộ gia đình quy
mô nhỏ. Các cơ sở này hoàn toàn là của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chủ yếu
là các cơ sở sản xuất nhỏ, hộ cá thể.
Tổng số lao động ngành CN, TTCN là 430 người năm 2000, tăng lên 1.868
người năm 2005, tăng lên 3.078 người năm 2010 và tiếp tục tăng 4.175 người năm
2011. Tốc độ tăng lao đông bình quân giai đoạn 2000 - 2011 là 23 %. Tuy nhiên, số
lao động đó chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động làm việc trong các ngành
kinh tế - xã hội là 6,0 % năm 2011. Phần lớn lao động trong ngành công nghiệp của
huyện chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có nhiều lao động nông nghiệp
kiêm sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN của huyện Tân Phú tăng từ 44 tỉ đồng
năm 2000, lên 111 tỉ đồng năm 2005, và đạt 531 tỉ đồng năm 2011. Tốc độ tăng
bình quân (giá so sánh) hàng năm giai đoạn 2000 - 2011 là 19,2%.
Cơ cấu ngành công nghiệp - TTCN có sự chuyển dịch (biểu đồ 2.10), trong đó
ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ lệ lớn nhất với 96,2% năm 2011.
77
Năm 2011
3,2%
96,2%
0,6%
1,9%
96,9%
1,2%
Năm 2005
8,5
91,5
Năm 2000
Công nghiệp khai thác
Sản xuất và phân phối điện, nước
Công nghiệp chế biến
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành CN - TTCN trong tổng cơ cấu giá trị gia
tăng của huyện năm 2011 đạt 9,2% (tính gộp chung cả công nghiệp và xây dựng là
11,4%).
Do đi lên từ xuất phát điểm thấp nên ngành công nghiệp tuy đã có tốc độ tăng
trưởng cao, nhưng khối lượng sản phẩm không nhiều, trình độ công nghệ sản xuất
còn thấp, chưa sản xuất được những sản phẩm công nghệ cao.
CN - TTCN của Huyện tiếp tục được đầu tư nâng cao năng lực, sản xuất nhiều
mặt hàng mới, sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phương, giải quyết lao động nông
thôn có việc làm. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện dựa trên nguồn nguyên
liệu sẵn có và sử dụng nhân công nhiều như chế biến nông sản: điều, tiêu ...
Ngoài ra cần đẩy mạnh các hoạt động xuất tiến đầu tư, thực hiện quy hoạch và
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư
là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất
công nghiệp, tạo ra sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm
78
cho người lao động.
Nhìn chung trình độ công nghệ, quy mô của các cơ sở sản xuất TTCN của
huyện còn ở tình trạng lạc hậu cả về công nghệ và thiết bị do đó các sản phẩm làm
ra khó có sức cạnh tranh trên thị trường. Tay nghề của người lao động chưa được
đào tạo do đó trong quá trình chuyển đổi công nghệ gặp rất nhiều khó khăn trong
quá trình tiếp thu công nghệ mới
c. Ngành xây dựng
Giá trị sản xuất ngành xây dựng của huyện Tân Phú tăng từ 30 tỉ đồng năm
2000, lên 65 tỉ đồng năm 2005, và đạt 313 tỉ đồng năm 2011. Tốc độ tăng bình quân
(giá so sánh) hàng năm giai đoạn 2000 - 2011 là 21,4%.
Tỉ trọng GTSX ngành xây dựng trong KV II giảm từ 40,5% năm 2000, xuống
36,9% năm 2005, sau đó tăng nhẹ lên 37,1% năm 2011.
Năm 2009 có 82 dự án xây dựng (bao gồm các dự án của tỉnh phân cấp về cho
huyện), đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng 33 dự án, đang thi công 14 dự án, đang
lập hồ sơ 07 dự án, còn lại 28 dự án đã hoàn tất hồ sơ tổ chức đấu thầu triển khai
thực hiện. Qua đó ta thấy, công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thi
công xây dựng cơ bản triển khai còn chậm.
2.2.2.3. Dịch vụ
Tân Phú là một huyện miền núi, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ
trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 32,2% giá trị gia tăng của huyện năm 2011.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng mạng lưới thương mại phát triển rộng khắp từ
trung tâm huyện cho đến các xã vùng sâu vùng xa, cung cấp đầy đủ các mặc hàng
thiết yếu cho người dân.
Năm 2000 GTSX (giá thực tế) KV III đạt 347 tỉ đồng, năm 2005 tăng lên
1.071 tỉ tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.343 tỉ đồng, và 2011 đạt 2.665 tỉ đồng. Sự gia tăng
về giá trị sản xuất giúp cho ngành dịch vụ có tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX nền
kinh tế của huyện năm 2000 là 37,7%, năm 2005 là 52,3% và năm 2011 là 46,3%.
Với tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, lao động kinh doanh trong ngành dịch
vụ, cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ được thể hiện trong bảng 2.19.
79
Bảng 2.19. Hiện trạng phát triển ngành dịch vụ
Hạng mục Đơn vị 2000 2005 2010 2011
Tốc độ tăng
bq 2005-2011
(%)
1. Tổng mức bàn lẻ hàng hoá
và doanh thu
Tỉ đồng 205 490 1425 1791 21,8
2. Tổng số cơ sở kinh doanh Cơ sở 2.744 4.631 5.511 5.878 7,2
- Doanh nghiệp Cơ sở 23 30 60 71 10,8
- Hộ kinh doanh cá thể Hộ 2.721 4.601 5.451 5.807 7,1
3. Tổng lao động kinh doanh Người 4.049 10.519 13055 13.727 11,7
Nguồn: Báo cáo huyện Tân Phú và tính toán của tác giả
Trong ngành dịch vụ thì thương mại chiếm tỉ trọng cao nhất (bảng 2.20).
Bảng 2.20. Cơ cấu GTSX KV III ở huyện Tân Phú năm 2007
Tiêu chí Năm 2007 (%)
Tổng số (%) 100
Vận tải 2,37
Thương mại 71,17
Khách sạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_07_3903962714_7552_1871595.pdf