Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Từ đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy huyện Phú Ninh có những

thuận lợi sau:

- Có lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng thâm canh

cao, đa dạng hóa sản phẩm; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Vùng Đông kênh chính Phú Ninh có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước

ngọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng phía Tây trên kênh chính Phú Ninh có lợi thế

phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển kinh tế vườn – rừng theo hướng nông –

lâm kết hợp.

- Có tiềm năng phát triển công nghiệp với quy mô lớn.

- Có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử.

- Có tiềm năng mở rộng các hoạt động thương mại – dịch vụ.

- Huyện Phú Ninh thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng nên có nhiều lợi

thế trong phát triển kinh tế - xã hội như: huy động nguồn vốn đầu tư, đào tạo nguồn

nhân lực; tiếp cận khoa học công nghệ và gần kề thị trường lớn có thu nhập cao.

- Kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh liên tục có nhịp độ tăng trưởng ổn

định ở mức cao, CCKT đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đời sống của

người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, số hộ nghèo ngày

một giảm; niềm tin của người dân vào Đảng ngày càng được củng cố, là cơ sở cho

phát huy khối đại đoàn kết, để thúc đẩy phát triển nông thôn văn minh, hiện đại.

- Đặc biệt là huyện Phú Ninh được Ban Bí thư chọn xã Tam Phước là 1 trong

11 xã điểm toàn quốc để xây dựng mô hình nông thôn mới, đại diện cho khu vực

duyên hải Nam trung bộ. Đây là miềm vinh dự, cơ hội lớn, nhưng cũng là thách

thức, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân toàn huyện phải nỗ lực lớn, quyết tâm cao trong

việc xây dựng nông thôn mới.

pdf121 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH TÊ ́ HU Ế 42 2.1.2.3. Văn hóa, xã hội - Tập trung đầu tư mở rộng hệ thống trường, lớp, thực hiện tầng hóa, kiên cố hóa trường học; đã xây dựng mới trường Trung học phổ thông Nguyễn Dục; tầng hóa, kiên cố hóa lên 22 trường; tăng thêm 13 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn lên 15 trường, có 100% trường trung học cơ sở dạy tin học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục đạt chuẩn trên 98%, trong đó có 48% trên chuẩn. Công tác phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở được duy trì. Có 1 xã được công nhận phổ cập giáo dục bậc trung học. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng khắp. - Xây dựng hoàn thành Trung tâm y tế huyện, có 9 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tích cực triển khai. Công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em được chú trọng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 11,52%, giảm 8,54% so với năm 2005. - Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và công tác tuyên truyền có nhiều tiến bộ. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào thực chất; có 80,6% số gia đình, 15 thôn, 16 tộc họ đạt chuẩn văn hóa. Các thiết chế văn hóa được đầu tư tăng thêm. Có thêm 2 di tích được công nhận cấp quốc gia,16 di tích được công nhận cấp tỉnh. Trùng tu, nâng cấp một số di tích với kinh phí trên 6,8 tỷ đồng. Phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhân dân có phát triển. Hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông và hệ thống truyền thanh được đầu tư mở rộng. - Các chế độ đối với người có công cách mạng, gia đình chính sách được giải quyết kịp thời; lập hồ sơ giải quyết chế độ cho 5.208 trường hợp. Đã xóa 247 nhà tạm và nâng cấp, sữa chữa 516 nhà ở cho đối tượng chính sách. Xây dựng hoàn thành nghĩa trang liệt sĩ trung tâm huyện. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,29%, giảm 8,74% so với năm 2005. Xây dựng, nâng cấp trên 860 nhà ở cho đối tượng xã hội, đã hoàn thành xóa nhà dột nát vào năm 2008. Hằng năm giải quyết việc làm mới cho trên 600 lao động, đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 23,9%. ĐA ̣I H Ọ KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.3.1. Thuận lợi Từ đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy huyện Phú Ninh có những thuận lợi sau: - Có lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng thâm canh cao, đa dạng hóa sản phẩm; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Vùng Đông kênh chính Phú Ninh có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm; vùng phía Tây trên kênh chính Phú Ninh có lợi thế phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển kinh tế vườn – rừng theo hướng nông – lâm kết hợp. - Có tiềm năng phát triển công nghiệp với quy mô lớn. - Có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử. - Có tiềm năng mở rộng các hoạt động thương mại – dịch vụ. - Huyện Phú Ninh thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng nên có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội như: huy động nguồn vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực; tiếp cận khoa học công nghệ và gần kề thị trường lớn có thu nhập cao. - Kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh liên tục có nhịp độ tăng trưởng ổn định ở mức cao, CCKT đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, số hộ nghèo ngày một giảm; niềm tin của người dân vào Đảng ngày càng được củng cố, là cơ sở cho phát huy khối đại đoàn kết, để thúc đẩy phát triển nông thôn văn minh, hiện đại. - Đặc biệt là huyện Phú Ninh được Ban Bí thư chọn xã Tam Phước là 1 trong 11 xã điểm toàn quốc để xây dựng mô hình nông thôn mới, đại diện cho khu vực duyên hải Nam trung bộ. Đây là miềm vinh dự, cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân toàn huyện phải nỗ lực lớn, quyết tâm cao trong việc xây dựng nông thôn mới. - Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động cần cù, chịu khó, từng bước được đào tạo nghề; bộ máy hành chính từ huyện đến xã đang nỗ lự cải cách ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 44 hành chính, xây dựng các cơ chế chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho huyện bước vào giai đoạn mới – giai đoạn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 2.1.3.2. Khó khăn - Tuy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vài năm gần đây có phát triển khá, nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp trong CCKT vẫn còn cao, tỷ trọng lao động nông nghiệp còn lớn. Bên cạnh đó, điểm xuất phát kinh tế và kết cấu hạ tầng thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguồn thu ngân sách ít ỏi, nên có thể nói Phú Ninh là một trong huyện nghèo ở khu vực đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Do vậy, để tạo sự bức phá trong phát triển, ngoài phát huy nội lực, rất cần sự ưu tiên của Tỉnh, Trung ương và các tổ chức khác, để tập trung xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới. - Chất lượng nguồn lao động, trình độ dân trí thấp, tiếp cận kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm hàng hóa còn nhiều hạn chế. - Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã có sự tập trung đầu tư khá, nhưng vẫn còn yếu và thiếu, nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; trong đó bức xúc nhất là giao thông, thủy lợi; do vốn đầu tư quá ít ỏi, nên tốc độ xây dựng còn chậm, làm hạn chế phát triển kinh tế. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khu vực sản xuất nông nghiệp chưa ổn định; tỷ trọng nông phẩm hàng hóa được tiêu thụ thông qua các hợp đồng còn rất thấp, chủ yếu vẫn dưới hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ vì vậy, người nông dân chưa yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất; việc liên kết “4 nhà” vẫn còn nhiều bất cập. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 2.2.1.1. Cơ cấu kinh tế ngành theo GDP - Phú Ninh là một huyện nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, chỉ chiếm 6% về dân số của tỉnh Quảng Nam. So với nhiều huyện trong tỉnh, qui mô nền kinh tế của huyện thuộc loại nhỏ. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 45 Bảng 2.1. Qui mô, tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 Năm Tổng số Trong đó Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1. Qui mô GDP (triệu đồng, giá cố định 1994) 2005 187.677 108.853 45.043 33.781 2006 218.986 117.157 61.754 40.075 2007 255.627 123.212 82.823 49.592 2008 297.788 135.791 110.479 51.518 2009 349.007 135.763 144.837 68.407 2010 413.071 140.444 190.012 82.615 2. Tốc độ tăng trưởng (%) 2006 16,7 7,6 37,1 18,6 2007 16,7 5,2 34,1 23,7 2008 16,5 10,2 33,4 3,9 2009 17,2 0 31,1 32,8 2010 18,4 3,4 31,2 20,8 Nguồn: [26, 40], [20, 4] Tổng sản phẩm của huyện năm 2010 tính theo giá hiện hành là 2.014,8 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994 là 935,094 tỷ đồng). Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng trong 6 năm qua đạt được khá cao, trong giai đoạn 2005 - 2010 đạt hơn 18%, đã làm cho quy mô GDP năm 2010 gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Trong đó, quy mô GDP năm 2005 của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là cao nhất, sau đó đến quy mô GDP của ngành công nghiệp và xây dựng và thấp hơn cả là quy mô GDP của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì thứ tự này đã có sự thay đổi lớn, ngành công nghiệp và xây dựng có quy mô GDP cao nhất, sau đó đến ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản và cuối cùng là ngành dịch vụ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Hình 2.1. Biểu đồ qui mô GDP theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 (giá 1994) Từ bảng 2.1 và hình 2.1 cho thấy ngành công nghiệp và xây dựng trong những năm gần đây mang lại GDP khá lớn trong CCKT, điều này đã thể hiện đúng thực tế trong thời gian qua huyện đã dành nguồn vốn lớn đầu tư cho ngành này, đặc biệt là xây dựng các khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các dự án đang đi vào hoạt động. Giá trị GDP của ngành dịch vụ năm 2010 tăng 2,5 lần so với năm 2005, mặc dù có sự tăng lên về quy mô GDP nhưng huyện vẫn chưa khai thác hết lợi thế của ngành này, điều này một phần là do các dịch vụ đi kèm với ngành du lịch và các dịch vụ khác chưa tốt, nguồn lực đầu tư chưa nhiều để có được động lực thực sự cho ngành này phát triển. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có giá trị GDP lớn nhất nhưng sự tăng lên về quy mô GDP của ngành này không lớn, năm 2010 chỉ tăng gấp 1,3 lần so với năm 2005, so với hai ngành còn lại thì sự tăng lên về quy mô GDP của ngành này không lớn. Như vậy, để có được sự tăng trưởng ổn định thì trong thời gian đến Phú Ninh cần có sự đầu tư đồng bộ vào các ngành, ngành này phải tạo được động lực cho sự phát triển của ngành kia và ngược lại. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2006 2007 2008 2009 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Hình 2.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 (giá 1994) - Hình 2.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng các nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ của Phú Ninh đều ở mức cao nhưng không ổn định. Điều đó chứng tỏ dù ở quy mô nhỏ bé nhưng kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế của thế giới khá rõ nét: tốc độ tăng trưởng của dịch vụ năm 2008 chỉ đạt 3,9%; tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 hầu như không tăng. Ta cũng thấy rằng tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng là cao nhất, đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này nằm trên các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng so với hai nhóm ngành nông nghiệp và dịch vụ. Sở dĩ có kết quả này là do trong giai đoạn qua huyện đang có sự ưu tiên cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một huyện mới thành lập và sắp tới tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này sẽ tăng hơn nữa do có sự ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn Trung Ương để xây dựng các hạn mục tiến tới hình thành diện mạo của một huyện nông thôn mới. Tiếp đến là sự tăng trưởng hết sức bấp bênh của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của nhóm ngành này vào các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết gây nên dịch bệnh cũng như sự biến động của thị trường. Nếu trong thời gian tới không tìm được cách để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới thích nghi với sự biến đổi khí hậu và tìm kiếm thị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 trường đầu ra cho các sản phẩm còn nhiều yếu kém. Điều đó thể hiện sự phát triển của kinh tế của huyện còn thiếu bền vững. - CCKT theo nhóm ngành ở huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 - 2010 có sự chuyển dịch đáng kể. So với năm 2005, trong cơ cấu GDP của huyện năm 2009, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng 22%; dịch vụ tăng 2%; ngược lại, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 24% (xem bảng 2.2). Đáng chú ý là trong CCKT, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất (46%). Điều đó phù hợp với định hướng CCKT: từ cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ dần chuyển sang cơ cấu công nghiệp, xây dựng – nông, lâm nghiệp, thủy sản – dịch vụ mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII (2005) đề ra. Bảng 2.2. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 Năm Tổng GDP tính giá cố định 1994 (triệu đồng) Trong đó Nông, lâm nghiệp và thủy sản (%) Công nghiệp và xây dựng (%) Dịch vụ (%) 2005 187.677 58,0 24,0 18,0 2006 218.986 53,5 28,2 18,3 2007 255.627 48,2 32,4 19,4 2008 297.788 45,6 37,1 17,3 2009 349.007 38,9 41,5 19,6 2010 413.071 34,0 46,0 20,0 Nguồn: [26, 40], [20, 4] Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch CCKT của huyện diễn ra nhanh và phù hợp với xu hướng chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, đã từng bước hình thành một CCKT tiến bộ hơn. 2.2.1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành - Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 được thể hiện ở bảng 2.3 và hình 2.3. Qua đó cho thấy: Trong giai đoạn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 2005 – 2010 giá trị sản xuất các ngành đều tăng, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng nhanh chóng. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm, năm 2010 giảm còn 29,4%, so với năm 2005 cơ cấu ngành này chiếm 58%. Trong khi đó cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng, cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,2% (năm 2005) lên 51,3% (năm 2010), cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng từ 15,8% (năm 2005) lên 19,3% (năm 2010). Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 - 2010 Năm Tổng giá trị sản xuất (giá cố định 1994) Trong đó Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2005 366.466,2 212.421 58,0 96.009,2 26,2 58.016 15,8 2006 422.915,5 223.762 53,0 127.664,5 30,2 71.489 16,8 2007 508.113,2 236.474 47,0 184.724,2 36,4 86.915 17,0 2008 609.263,2 249.024 41,0 253.180,2 42,0 107.059 17,0 2009 759.461 259.030 34,0 354.931 46,8 145.500 19,2 2010 934.910 275.128 29,4 479.127 51,3 180.655 19,3 Nguồn: [25, 35-75], [26, 47-96], [20, 4] ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Hình 2.3. Biểu đồ giá trị sản xuất theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 (giá 1994) - Sở dĩ cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành là do nhu cầu xây dựng mới các công trình cơ bản của một huyện mới thành lập và đang trong quá trình xây dựng một huyện nông thôn mới. Hơn nữa, huyện đã và đang xây dựng các khu, cụm công nghiệp đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đến đây đầu tư. Cùng với quá trình trên các dịch vụ cũng được đa dạng hóa, du lịch được quan tâm đúng mức đã dần nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp không khói này. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành ở Phú Ninh trong thời gian qua là phù hợp với xu hướng CNH, HĐH và từng bước hình thành huyện nông thôn mới trong tương lai. 2.2.1.3. Cơ cấu lao động theo ngành Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 được thể hiện ở bảng 2.4 và hình 2.4. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 - 2010 Năm Nông nghiệp Phi nông nghiệp Số lao động (người) Tỷ trọng (%) Số lao động (người) Tỷ trọng (%) 2005 26.445 75,0 8.794 25,0 2006 25.791 70,2 10.948 29,8 2007 25.399 68,0 11.953 32,0 2008 25.271 66,5 12.731 33,5 2009 24.810 65,0 13.349 35,0 2010 24.450 63,0 14.393 37,0 Nguồn: [25, 21-78], [26, 23-99], [24] Hình 2.4. Biểu đồ lao động theo ngành trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 (giá 1994) - Cùng với sự chuyển dịch CCKT thì cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo. Qua bảng 2.4 và hình 2.4 ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) ngày càng rõ nét. Cụ thể, trong năm 2005 lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng 75% nhưng đến năm 2010 đã giảm xuống còn 63%, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng 25% vào năm 2005 nhưng đến năm 2010 tăng lên 37%. Nếu so sánh với cả nước thì sự chuyển dịch này diễn ra chậm nhưng đối với một huyện thuần nông như Phú Ninh, lại mới được thành lập hơn 6 năm thì sự chuyển dịch này cũng ở mức tương đối nhanh. Có được kết quả này là do những năm gần đây có nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, dự án công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ đã đi vào hoạt động đã thu hút số lao động đi đào tạo trở về địa phương công tác và số lao động trước đây đi làm ăn ở nhiều nơi đã về định cư và làm ăn lâu dài trên chính quê hương mình. Điển hình như dự án Nhà máy Công nghệ vật liệu Việt - Hàn, có tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 300 lao động ở xã Tam Lộc. Hay dự án mở rộng nhà xưởng, thiết bị của Công ty TNHH cơ khí Cao Xuân Dũng, với nguồn vốn hơn 5 tỷ đồng đã giải quyết việc làm cho 50 lao động địa phương. Đến nay, riêng lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, toàn huyện có 573 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2005. Trong đó, có 34 doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các làng nghề truyền thống trước đây như nghề đan lát Tam Vinh, làng mộc Văn Hà, nghề đan mây tre Tam Thành đang được quan tâm đầu tư đúng mức để khôi phục và phát triển, đã góp phần tăng nguồn thu nhập kinh tế gia đình và giải quyết lực lượng lao động khá lớn ở địa phương. - Thực tế cho thấy muốn có sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quá trình đào tạo lâu dài, ít nhất là 1 năm đối với lao động có tay nghề trung bình, đối với lao động có trình độ cao thì đòi hỏi thời gian đào tạo lâu hơn. Bên cạnh quá trình đào tạo thì huyện cần phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực sau khi đào tạo trở lại địa phương để làm việc lâu dài là hết sức cần thiết. Mặc khác, lao động ở một huyện thuần nông như Phú Ninh thường mang đặc tính, người lao động vừa làm việc trong ngành nông nghiệp, vừa làm việc trong ngành phi nông nghiệp nên hiệu quả công việc không cao, tính chuyên môn hóa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 thấp. Hệ quả này, một mặt là do lao động trong nông nghiệp với tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất nhưng mức độ tích tụ ruộng đất lại không cao, sản xuất mang tính manh mún chưa thực sự mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, mặt khác là lao động nông nghiệp lại mang tính thời vụ nhiều hơn so với các ngành khác. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành sản xuất ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp Bảng 2.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 (giá cố định 1994) Đvt: Triệu đồng Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Nông nghiệp Trong đó: Chăn nuôi 202.417,3 66.202,9 195.315 59.655,6 224.721 75.910 231.579 80.134,5 238.891 85.363 250.719 117.837,9 2. Lâm nghiệp 9.286 25.597 10.376 6.420 6.607 6.809 3. Thủy sản 717,7 2.850 1.377 11.025 13.532 17.600 Nguồn: [25, 35], [26, 47], [20, 4] - Trong giai đoạn 2005 – 2010 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng dần, riêng năm 2006 giảm do xuất hiện bệnh dịch tai xanh trên lợn, cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc bùng phát làm cho giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi giảm so với năm 2005. Từ năm 2006 đến nay, công tác tiêm phòng, ngừa các loại vắc xin trên gia súc, gia cầm đã được huyện quan tâm nên đã phần nào ngăn chặn và làm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, tạo tâm lý yên tâm cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, việc cải tạo đàn lợn có tiến triển tốt, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi lợn siêu nạc nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; mô hình trồng cỏ nuôi bò cũng được nhân rộng, đặc biệt là các xã bán sơn địa, tỷ lệ bò lai trong đàn bò ngày càng tăng: chiếm 35% trong tổng đàn vào năm 2008 bởi vì giống này cho sản lượng thịt cao hơn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 so với bò ta. Ngoài những vật nuôi quen thuộc như trâu, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng, huyện còn đưa vào nuôi những vật nuôi mới phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương như thỏ, gà sao, gà rừng, nhím, kỳ nhông có giá trị kinh tế cao. - Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng qua các năm do huyện đã áp dụng biện pháp thâm canh, xen canh cây trồng hằng năm, cải tạo vườn tạp, phòng trừ sâu bệnh trên cây, tăng đầu tư cho hệ thống thủy lợi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những loại cây lương thực chủ yếu của địa phương như: lúa với năng suất trung bình 54 tạ/ha, trong đó năng suất lúa ở hai xã Tam Thành và Tam Phước là cao hơn các xã còn lại. Diện tích ngô tăng qua các năm do thời tiết ngày càng nóng, ruộng đất bị khô hạn, thiếu nước tưới cho những diện tích đất không chủ động được nước tưới hoặc có trồng thì năng suất không cao thì việc đưa vào trồng giống ngô lai C919 cho năng suất bình quân 46 tạ/ha. Diện tích sắn cũng tăng qua các năm, chủ yếu là trồng các giống ngắn ngày như Canh nông xanh hay KM95, năng trung bình khoảng 85 tạ/ha. Ngoài ra địa phương còn trồng lạc, vừng. Đáng kể là diện tích rau (hơn 1000ha mỗi năm) với việc sử dụng phương pháp sản xuất an toàn như trồng rau trong nhà lưới, tưới phun mưa bằng hệ thống phun mưa đã làm cho giá trị sản xuất của các loại rau màu tăng qua các năm đã cải thiện đáng kể đời sống của người dân. Năm 2006 đến nay huyện đã mở rộng diện tích giống lúa hàng hóa, đưa công nghệ mới vào sản xuất như sạ hàng kết hợp bón phân vi sinh Biogro, phương pháp “3 tăng, 3 giảm” đã làm cho năng suất lúa tăng từ 51 tạ/ha vào năm 2005 lên 54 tạ/ha vào năm 2009, tiết kiệm lượng giống cũng như phân bón cho mỗi đợt sạ. Một số mô hình thâm canh mang lại hiệu quả cao như: lúa đông xuân – lạc hè thu, ngô lai xen lạc đông xuân, ngô xen đậu xanh hè thu, lúa/ngô lai đông xuân – dưa hấu xuân hè, ngô – lạc hè thu, vùng cao có thể thâm canh đậu xanh – lúa rẫy hoặc ngô nếp – lúa rẫy hoặc ngô đông xuân – đậu xanh/đậu nành. Bên cạnh áp dụng thâm canh, trong thời gian qua huyện đặc biệt chú ý đến công tác cải tạo vườn tạp như mô hình trồng rau diếp cá, ớt, bí đao, rau cải thay cho diện tích lang hay sắn mang lại giá trị kinh tế khoảng 60 triệu đồng/ha; nuôi gà – cá nước ngọt, trồng chuối lùn vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa đảm bảo mô hình VAC. Cùng với việc ứng dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 mới vào sản xuất là việc chuyển đổi cũng như đưa vào sử dụng những loại cây trồng mới như ngô lai C919, nhiều giống lúa mới, dưa hấu An Tiêm, ớt Hàn Quốc chủ yếu là xuất khẩu, trồng cây sa nhân tím để làm thuốc đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình. - Trong giai đoạn 2005 – 2006 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có 2 xu hướng ngược chiều nhau: năm 2005 – 2006 tăng do phong trào trồng keo lai nổi lên cùng với chương trình hỗ trợ vốn vay của huyện để tăng diện tích đất trống, đồi trọc được phủ xanh; năm 2007 – 2008 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm dần cây đang trong quá trình sinh trưởng, chưa khai thác hoặc khai thác ít. Bão năm 2009 đã làm thiệt hại nhiều diện tích cây trồng hàng năm và cây công nghiệp đã làm cho giá trị của ngành lâm nghiệp liên tục giảm trong những năm gần đây. Mặc khác, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng gắn với triển khai kế hoạch trồng rừng; việc phân hạng rừng, chuyển giao đất rừng cho nhân dân tiến hành chậm đã ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất của ngành này. - Từ năm 2005 đến nay giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng liên tục, năm 2010 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Có được kết quả trên là do người nuôi trồng thủy sản đã áp dụng phương pháp nuôi trồng mới, thành lập các hội để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, sử dụng những giống thủy sản mới như: nuôi cá điêu hồng, ếch, baba, các loại cá lai nước ngọt có khả năng cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, kết hợp với mô hình VAC. Gần đây, mô hình kinh tế nuôi cá nước ngọt đã được nông dân Phú Ninh "để mắt" tới. Với họ, mô hình này không xa lạ gì, nhưng đáng nói là cách làm của bà con chưa mới, thiếu đột phá, và do vậy hiệu quả còn thấp. Từ thực tế này, Hội Nông dân huyện và các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn nông dân nuôi cá theo hướng chuyên canh giống cá lai năng suất cao, kết hợp trồng cây thủy sinh (cây sen) lấy ngắn nuôi dài; thay cho phương thức nuôi theo kiểu "khoán trắng" cho trời, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Từ sự vận động, hướng dẫn này, tại các xã có kênh thủy lợi Phú Ninh đi qua, một số mô hình nuôi cá kết hợp trồng sen đã hình thành. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Ninh giai đoạn 2005 – 2010 Đvt: % Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Nông nghiệp Trong đó: chăn nuôi 95,3 32,7 87,3 30,5 95,0 33,8 93,0 34,6 92,0 35,7 91,1 47,0 2. Lâm nghiệp 4,4 11,4 4,4 4,4 5,2 2,5 3. Thủy sản 0,3 1.3 0,6 2,6 2,8 6,4 Nguồn: Tính toán của tác giả từ bảng 2.5 Hình 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Ninh năm 2005 và năm 2010 - Qua phân tích trên, bảng 2.6 và hình 2.5 cho ta thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm từ 95,3% vào năm 2005 xuống còn 91,1% vào năm 2010, trong ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng từ 32,7% vào năm 2005 lên 47% vào năm 2010; tỷ trọng ngành lâm nghiệp năm 2006 cao nhất sau đó giảm dần, hoặc có tăng giảm nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, mặc dù đây là ngành có ưu thế của địa phương; tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ năm 2005 đến nay, năm 2010 tỷ trọng ngành tỷ sản đã tăng lên 6.4%. Tóm lại, ngành nông nghiệp của huyện Phú Ninh thời gian qua đã chuyển dịch mạnh mẽ cả về vật nuôi và cây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_kinh_te_nganh_theo_huong_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_huyen_phu_ninh_tinh_quang.pdf
Tài liệu liên quan