Luận văn Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Danh mục các chữ viết tắt . iv

Danh mục các bảng . v

Danh mục các biểu đồ, đồ thị . vii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết đề tài . 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 4

5. Đóng góp của luận văn. 4

6. Bố cục của luận văn. 5

Chương 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA . 6

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG . 6

1.1.1 Khái niệm . 6

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của CDCCLĐ trong tiến trình phát triển kinh tế-xãhội .11

1.1.3 CDCCLĐ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 15

1.2 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠIHÓA. 19

1.2.1 Đặc điểm của người lao động . 19

1.2.2 Các yếu tố về hộ gia đình. 20

1.2.3 Vốn đầu tư. 22

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix

1.2.4 Tiến bộ khoa học - kỹ thuật . 22

1.2.5 Các yếu tố thuộc về cộng đồng . 24

1.3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG

NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI. 26

1.3.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu laođộng . 26

1.3.2 Tình hình và xu hướng CDCCLĐ ở Việt Nam trong tiến trình CNH,HĐH . . 28

1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG. 34

1.4.1 Kinh nghiệm thế giới. 34

1.4.2 Kinh nghiệm trong nước . 37

1.4.3 Kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho CDCCLĐ ở thành phố Tuy Hoà,

tỉnh Phú Yên. 40

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG

TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHỐ TUY

HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN. 42

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ TUY

HÒA, TỈNH PHÚ YÊN. 42

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên . 42

2.1.2 Đặc điểm kinh tế -xã hội . 44

2.1.3 Đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 47

2.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ

TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN. . 49

2.2.1 Quy mô lực lượng lao động . 49

2.2.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Tuy Hòa . 52

2.2.3 Đánh giá CDCCLĐ ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 78

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ TUY HOÀ, TỈNHPHÚ YÊN. 84

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU . 84

3.1.1 Phương hướng. 84

3.1.2 Mục tiêu . 86

3.2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CDCCLĐ TRONG TIẾN TRÌNH CNH, HĐH Ở

THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN. 88

3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản xuất trên địa bàn thành phố TuyHòa . . 88

3.2.2 Đầu tư xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, các khu kinh tế,

khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để thu hút lao động. 90

3.2.3 Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố để thu hút

lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. . 92

3.2.4 Quy hoạch mở rộng không gian đô thị, đầu tư xây dựng phát triển hệ thống

kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố. 93

3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho người

lao động, chú ý lao động có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH . 94

3.2.6 Mở rộng các hình thức giới thiệu việc làm và tổ chức đưa người lao động

vào các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động. 97

3.2.7 Thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế, xã hội tạo điều kiện thuận lợi

cho chuyển dịch cơ cấu lao động. . 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO .

pdf131 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển du lịch sinh thái, văn hóa, tiêu biểu: Núi đồi và các công trình kiến trúc, nghệ thuật: Núi Nhạn – Sông Đà: nằm ngay trong lòng thành phố, được xem là một biểu tượng của Phú Yên và là một trong những điểm tham quan du lịch và hoạt động văn hóa của tỉnh; Núi Chóp Chài và xung quanh là các chùa chiền như: Chùa Bảo Lâm, chùa Khánh Sơn, chùa Ngọc Sơn, Chùa Hang.... Ngoài ra, dọc bờ biển là những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh kết hợp với núi non hữu tình tạo thành những bãi tắm đẹp: Long Thủy, Tuy Hòa...thuận lợi khai thác phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao trên cát... Vì vậy, khai thác du lịch biển, kết hợp leo núi, nghỉ dưỡng, tham quan các di tích thắng cảnh, tổ chức các lễ hội, các hội nghị lớn...  Tài nguyên biển: Bờ biển dài trên 15km với ngư trường rộng, nằm trong vùng đa dạng về thủy, hải sản (tôm, cá, mực). Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản hạn chế, diện tích mặt nước thấp và đang dần bị thu hẹp do ảnh hưởng của thiên tai và đô thị hóa. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội  Tình hình dân số và lao động: Theo thống kê tính đến tháng 6 năm 2010, thành phố Tuy Hòa có 177.944 người, chiếm 18,65% so với toàn tỉnh (863.048 người). Trong đó nữ: 97.086 người, tỷ lệ 54,6%; nam 80.858 người, đạt 44,6%; thành thị 143.600 người, chiếm 80,7%, nông thôn 34.344 người, tỷ lệ 19,3% tổng dân số. Mật độ bình quân là 1.666 người/km2 cao gấp 9,7 lần so với mật độ toàn tỉnh (171 người/km2). Số người trong độ tuổi LĐ năm 2010 là 100.579 người, chiếm 65,20%, tăng thêm 111.9 người so với 2009. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45  Kinh tế: Trong giai đoạn 2006 – 2010, kinh tế thành phố Tuy Hòa đạt được nhiều thành tựu nổi bật: - Ngành công nghiệp - TTCN có những đột phá mới. Cùng với việc thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư của UBND thành phố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn, Tuy Hoà còn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", củng cố lại hoạt động của các hợp tác xã TTCN. - Hoạt động thương mại - dịch vụ cũng phát triển khá mạnh mẽ. Nét nổi bật là thành phố đã hình thành được hệ thống chợ rộng khắp, hoạt động sầm uất và khá nền nếp, hạt nhân là chợ trung tâm Tuy Hòa với hơn 1.500 sạp hàng cố định, có siêu thị và một số quầy hàng chuyên doanh theo hướng hiện đại. - Một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh kinh tế của thành phố Tuy Hoà là sự phát triển của ngành du lịch. Những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng như: bãi biển Tuy Hoà, bãi biển Long Thuỷ, núi Nhạn, sông Đà,... đã tạo cho Tuy Hoà lợi thế để trở thành thành phố du lịch hấp dẫn. Năm 2010, tổng số khách đến du lịch tại thành phố Tuy Hòa là 258,573 người, tăng 138,2% so với năm 2009. - Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản cũng có bước tiến vững chắc, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7%/. Thành phố đang đẩy mạnh thực hiện các dự án quan trọng như: dự án phát triển đàn bò lai sind, dự án phát triển hoa - cây cảnh, dự án sản xuất rau an toàn tại xã Bình Ngọc; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân. Trong lĩnh vực thuỷ sản, thành phố khuyến khích và tạo điều kiện để ngư dân đóng mới, cải hoán tàu, thuyền công suất lớn, đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ. Không những thế, Tuy Hòa còn là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước phát triển nghề câu cá ngừ đại dương và dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác, đánh bắt loài thuỷ sản này.  Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - Giao thông: Nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thủy. Năng lực vận chuyển hàng hóa của ngành giao thông vận tải thành phố có bước phát triển mạnh mẽ, nếu như năm 2006 khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 trên 666,5 nghìn tấn, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt trên 139,828 nghìn tấn/km thì đến năm 2009 con số này là 1.005 nghìn tấn và 224.700 nghìn tấn/km. [11, 76] - Hệ thống bưu chính viễn thông: Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông đã phát triển rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế, thúc đẩy KT-XH thành phố phát triển. - Hệ thống hạ tầng cấp thoát nước: Đã và đang được quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở thương mại dịch vụ và các khu dân cư trên địa bàn. Với hệ thống Sông Đà Rằng chảy qua, lượng mưa trung bình khoảng 2.104 mm/năm, với 131 ngày mưa sẽ cho tổng trữ lượng nước đủ khả năng cung cấp cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. - Điện, nước sạch: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ phục vụ cho khu vực thành phố Tuy Hòa và các vùng lân cận. Đến nay, toàn thành phố có 16/16 phường, xã có điện lưới quốc gia phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Bảng 2.1: Tình hình cơ sở hạ tầng thành phố Tuy Hòa năm 2010 ĐVT SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Tổng số phường, xã Số phường, xã có trường THCS Số phường, xã có trường tiểu học Số phường, xã có bưu điện văn hoá Số phường, xã có đường điện thoại Số phường, xã có chợ nông thôn Số phường, xã có nhà văn hoá, thư viện Số hộ có công trình vệ sinh Số hộ được sử dụng điện lưới Số hộ được dùng nước sạch Số hộ được xem truyền hình phường phường phường phường phường phường phường hộ hộ hộ hộ 16 16 16 16 16 16 14 27.155 41.885 40.712 41.885 100 100 100 100 100 100 87,5 85,5 100 97,2 100 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Tuy Hòa năm 2010 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 - Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được những thành tựu quan trọng, chất lượng dạy và học được nâng cao, mạng lưới trường học được bố trí hợp lý cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn cũng như đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Y tế: Hệ thống y tế được chú trọng phát triển đồng bộ trên tất cả các phường, xã. Toàn thành phố Tuy Hòa có trên 20 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó 01 Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh và 01 bệnh viện đa khoa Thành phố Tuy Hòa, với 882 tổng số giường bệnh; 100% trạm y tế xã, phường có trình độ là bác sỹ. Ngoài ra, mạng lưới y tế công lập từ tỉnh đến cơ sở còn phát triển các loại dịch vụ y tế ngoài công lập như phòng khám bệnh tư nhân trong các lĩnh vực y học hiện đại và y học cổ truyền. 2.1.3. Đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.3.1. Những thuận lợi - Là tỉnh lỵ của Phú Yên: Tập trung hầu hết các cơ quan hành chính của tỉnh, có quá trình hình thành, phát triển lâu dài; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư đồng bộ, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển trong những năm tiếp theo. - Lợi thế về vị trí địa lý: Nằm ở hạ lưu sông Ba, có hệ thống giao thông đa dạng và đồng bộ, nơi hội tụ đủ 4 loại hình giao thông là điều kiện để Tuy Hòa trở thành một trong những cửa ngõ hướng ra phía Đông cho các tỉnh Tây Nguyên, mở rộng các mối quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ....với các tỉnh, thành trong nước và khu vực, hội nhập kinh tế quốc tế. - Lợi thế về phát triển du lịch biển: Có đồi núi kết hợp với bãi biển dài tạo ra những cảnh quan đẹp để phát triển du lịch resort, khu nghỉ dưỡng (spa) cao cấp. Đây là một trong những điều kiện tốt để đầu tư phát triển thành thành phố du lịch biển mang nét đặc thù riêng. - Lợi thế về nguồn nhân lực: Số lượng và chất lượng lao động tương đối tốt, được đào tạo, năng động, sáng tạo, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh. Mặt khác, đây là nơi tập trung nhiều doanh nhân trẻ, năng động và có tâm huyết với sự phát triển KT - XH của địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Bằng cơ chế, chính sách phù hợp tiềm năng này cần được khai thác phát huy, sớm hình thành đội ngũ các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KT -XH của địa phương vừa phục vụ đắc lực nhu cầu LĐ chất lượng cao của tỉnh. - Lợi thế về giáo dục và đào tạo: Các cơ sở giáo dục - đào tạo lớn của tỉnh đều tập trung trên địa bàn, hàng năm đào tạo hàng nghìn sinh viên, công nhân kỹ thuật thuộc nhiều ngành nghề. Đây là điều kiện và là cơ hội để Tuy Hòa trở thành một trong những trung tâm đào tạo chuyên sâu, chất lượng của tỉnh và khu vực. - Lợi thế về phát triển thương mại – dịch vụ: Hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển năng động, kết cấu hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ, có điều kiện phát triển để trở thành một trong những trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của tỉnh và khu vực. Tiềm năng, lợi thế và khả năng khai thác các lợi thế của thành phố so với các địa phương khác trong tỉnh là rất lớn và thuận lợi. Trong những năm tới, thành phố đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của tỉnh và khu vực. 2.1.3.2. Những hạn chế, khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, thành phố Tuy Hòa cũng đối mặt với những khó khăn, hạn chế cho sự phát triển KT –XH nói chung, CDCCLĐ nói riêng, đó là: - Quỹ đất ở khu vực nội thành dành cho phát triển còn hạn hẹp, mật độ dân số tập trung cao làm cho việc phát triển thêm kết cấu hạ tầng mới hay xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh (công viên cây xanh, trường học...) gặp nhiều khó khăn. - Nằm tiếp giáp với biển, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa bão, triều cường, thiên tai, hạn hán; nằm ở hạ lưu sông Ba nên bị ảnh hưởng lớn bởi những hoạt động vùng thượng nguồn như xả lũ, ô nhiễm nguồn nước Bên cạnh đó, dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, một số nhà máy lớn trong khu vực nội thành....dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường phát sinh. - Khó khăn trong chuyển đổi ngành nghề cho nông dân: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún, mặc khác do nhu cầu phát triển đô thị nên diện ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 tích đất sản xuất hàng năm giảm, lao động nông nghiệp dôi dư ngày càng nhiều, tạo sức ép lớn đối với Thành phố trong việc tìm hướng chuyển đổi ngành nghề cho người nông dân, kể cả nông dân trong các phường nội thành. - Trình độ dân trí, chuyên môn kỹ thuật của người dân và lao động vùng nông thôn còn thấp, nhất là dân cư vùng ven biển. - Tốc độ phát triển kinh tế cao, nhưng so với các thành phố lân cận (có điều kiện phát triển tương đương) như Quy Nhơn, Nha Trangthì tiềm lực chưa được khai thác hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhất là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại. - Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư nhiều song so với yêu cầu phát triển vẫn còn thiếu: hệ thống thoát nước đô thị yếu, thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng khi mưa lớn liên tục; lượng tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản khá lớn nhưng cơ sở hạ tầng cảng biển không đảm bảo đáp ứng nhu cầu tránh trú bão cho các tàu thuyền. Những đặc điểm trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho CDCCLĐ của thành phố Tuy Hòa trong tiến trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình và trình độ của người LĐ còn nhiều hạn chế nên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này. Do vậy cần có những giải pháp để phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế đảm bảo phát triển hiệu quả. 2.2. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN. 2.2.1. Quy mô lực lượng lao động Quy mô LLLĐ là một chỉ tiêu phản ánh khả năng cung cấp sức LĐ của nguồn nhân lực xã hội đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị trường lao động. Quy mô LLLĐ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như dân số, điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội. Vì vậy, sự tác động của một nhân tố nào đó (dân số, y tế, giáo dục) sẽ làm làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu số lượng và chất lượng lao động. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.2: Dân số, lực lượng lao động và dân số từ 15 tuổi trở lên của thành phố Tuy Hòa từ năm 2006-2010 Các chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng bình quân (%)2006 2007 2008 2009 2010 Dân số (người) 146.687 148.474 150.256 152.383 154.262 1,1 Dân số trong độ tuổi LĐ (người) 86.392 86.487 86.582 86.677 88.100 3,4 Dân số tham gia LLLĐ (người) 59.796 59.982 60.168 60.354 62.697 1,2 Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%) 40,8 40,4 40,0 39,6 40,6 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Tuy Hòa năm 2010 Từ số liệu trên ta nhận thấy dân số thành phố Tuy Hòa có xu hướng tăng, giảm không đáng kể với tốc độ bình quân mỗi năm là 1,1%, thấp hơn so với cả nước (1,27 % năm 2009). Trong đó tốc độ tăng bình quân dân số từ 15 tuổi trở lên là 3,4%. Như vậy, dân số trong độ tuổi LĐ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số và cao hơn tốc độ gia tăng bình quân của dân số tham gia LLLĐ. Từ năm 2006-2010 tỷ lệ tham gia LLLĐ ở thành phố Tuy Hòa cũng biến động với xu hướng tăng, đặc biệt là trong năm 2010 do ảnh hưởng của mức sinh cao trong quá khứ, dân số trong độ tuổi từ 15-19 chiếm tỷ lệ lớn trong khi một bộ phận lớn của nhóm tuổi này còn đang đi học ở các trường phổ thông và dạy nghề, không tham gia vào các hoạt động kinh tế, do đó không được tính vào LLLĐ. 0.000 308.524 Năm2006 2007 2008 2009 2010 Người Dân số Dân số tham gia lực lượng LĐ Biểu đồ 2.1: Quy mô dân số và dân số tham gia LLLĐ từ 2006-2010 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Như vậy, trong giai đoạn 2006-2010, dân số trong tuổi LĐ cũng tăng tương đối nhanh về qui mô, bình quân 3,4%/năm. Đây vừa là nguồn bổ sung LĐ, đồng thời cũng tạo sức ép về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người LĐ trong thời kỳ tới. Bảng 2.3: Cơ cấu dân số theo giới tính từ 15 tuổi trở lên của Tuy Hòa giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị: % Cơ cấu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chung 100 100 100 100 100 Nam 48,13 49,52 51,67 52,81 54,59 Nữ 51,87 50,48 48,33 47,19 45,41 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Tuy Hòa Theo số liệu thống kê (bảng 2.3), cơ cấu dân số nữ thành phố Tuy Hòa nhiều hơn nam, nhưng giới tính tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ nam – nữ. Do đó, số lượng LĐ nữ lớn hơn so với nam giới. Năm 2006, LLLĐ nữ là 44.818 người trong khi đó con số này ở nam giới là 41.580 người và đến năm 2010, do kết quả thực hiện kế hoạch hóa gia đình và ảnh hưởng của “tư tưởng trọng nam khinh nữ” nên LLLĐ nữ giảm xuống còn 40.006 người, trong khi LLLĐ nam tăng lên 48,094 người. Tuy nhiên, cơ cấu LLLĐ chia theo giới tính ở Tuy Hòa không có sự thay đổi nhiều. Bảng 2.4: Số người tham gia LLLĐ chia theo giới tính năm 2006, 2010 của thành phố Tuy Hòa Cơ cấu Năm 2006 Năm 2010 Số lượng người Tỷ lệ % Số lượng người Tỷ lệ % 59.796 100 62.697 100 Nữ 31.117 52,04 31.130 49,65 Nam 28.679 47,96 31.567 50,35 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tuy Hòa năm 2010 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 % 47,96 50,35 52,04 49,65 45 46 47 48 49 50 51 52 53 2006 2010 Nam Nữ Biểu đồ 2.2: Cơ cấu LLLĐ chia theo giới tính năm 2006 -2010 Theo số liệu thống kê cho thấy trong năm 2006-2010, tỷ lệ LLLĐ nữ giảm từ 52,04% năm 2006 xuống còn 49,65% năm 2010, đồng thời tỷ lệ LLLĐ nam tăng lên từ 47,96% năm 2006 đến 50,35% năm 2010. Nguyên nhân của xu hướng này là do mức sinh con trai trong những năm trước đó cao, cùng với việc dân số nữ cũng tăng lên nhưng một bộ phận dân số nữ lại không tham gia vào các hoạt động kinh tế, nên LLLĐ nữ gia tăng hằng năm thấp. Đây là một xu hướng chuyển dịch thuận lợi đối với thành phố Tuy Hòa vì LĐ nam giới có nhiều lợi thế hơn so với lao động nữ giới cả về mặt sinh lý lẫn xã hội. Nam giới có thể đảm nhiệm nhiều công việc có tính phức tạp và nặng nhọc hơn nữ giới, trong khi đó nữ giới bị hạn chế bởi mặt thể lực, đồng thời phải đảm nhận thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. 2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Tuy Hòa 2.2.2.1. CDCCLĐ theo nhóm ngành kinh tế CCLĐ được chia theo ngành kinh tế được hiểu là tỷ lệ lao động trong mỗi ngành kinh tế trong tổng số lực lượng lao động. theo đó tỷ lệ đó được tính như sau: Tỷ lệ lao động trong ngành A (B,C) = Số lao động trong ngành A (B,C) Tổng tổng số lao động trong toàn bộ nền kinh tế Vì vậy tỷ lệ này sẽ thay đổi khi tổng số lao động thay đổi và số người lao động trong ngành này thay đổi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 CDCCLĐ theo ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch LĐ giữa các nhóm ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Trong các nhóm ngành lớn này lại có sự phân chia thành những ngành nhỏ như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp khai thác, CN chế biến ... Sự chuyển dịch CCKT đã kéo theo sự CDCCLĐ giữa các nhóm ngành. Trong giai đoạn 2006 – 2010, cơ cấu kinh tế của thành phố Tuy Hòa đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; cụ thể là công nghiệp, TTCN – dịch vụ - nông nghiệp, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bảng 2.5: Giá trị sản xuất thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2006 – 2010 (theo giá cố định 1994) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.941,3 2.357,1 2.888,08 3.557,8 4.377,84 Nông, lâm, ngư nghiệp 257,2 270,1 283,89 299,08 313,28 Công nghiệp, xây dựng 1.164,0 1.450,4 1.809,72 2.264,0 2.813,4 Dịch vụ và thương mại 520,1 636,6 794,48 995,64 1.251,52 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tuy Hòa năm 2010 Tỷ đồng 257,2 270,1 283,89 299,08 313,28 1164 1450,4 1809,72 2.264,00 2.813,04 520,1 636,6 794,48 995,64 1.251,52 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2006 2007 2008 2009 2010 Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Thương mai - Dịch vụ Biểu đồ 2.3: GTSX của thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2006 – 2010 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.6: Cơ cấu tăng trưởng GTSX Tuy Hòa giai đoạn 2006 - 2010 ĐVT: % CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp - XD Thương mại – Dịch vụ 100 13,2 60,0 26,8 100 11,5 61,5 27,0 100 9,8 62,7 27,5 100 8,4 63,6 28,0 100 7,2 64,3 28,6 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tuy Hòa năm 2010) 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tốc độ tăng GTXS 1. Nông - lâm - ngư 2. CN - XD 3. TM - DV 2010 2009 2008 2007 2006 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng GTSX ở thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2006 - 2010 Bảng số liệu 2.6 và biểu đồ trên cho thấy, tổng GTSX (GO) của thành phố Tuy Hoà giai đoạn 2006 -2010 có xu hướng tăng nhanh, bình quân là 3.024,4 tỷ đồng, theo đó, tỷ trọng trong các nhóm ngành đã có sự thay đổi rất lớn, năm 2006 tổng GTSX chỉ đạt 1.941,30 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010, con số này đã lên tới 4.377,84 tỷ đồng, tăng 2,25 lần so với 2006. Trong đó, nhóm ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 520,1 tỷ đồng (2006) lên 1.251,52 tỷ đồng (2010), với tỷ lệ tương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 ứng là 26,8% lên 28,6%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 1.164,00 tỷ đồng lên 2.813,04 tỷ đồng, tỷ lệ 60,0% năm 2006 lên 64,3% năm 2010. Đối với nhóm ngành nông – lâm- ngư nghiệp, giá trị sản xuất của đạt 257,2 tỷ đồng (2006), chiếm 13,2% so với tổng giá trị sản xuất của 3 ngành. Năm 2010, các chỉ tiêu tương ứng là 313,28 tỷ đồng, chiếm 7,2%. Như vậy, nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng về GTSX nhưng giảm dần tỷ trọng từ 13,2% năm 2006 xuống còn 7,2% năm 2010. Điều này cho thấy CCKT thành phố Tuy Hòa chuyển dịch đúng hướng, hợp quy luật, nghĩa là tăng tỷ trọng ngành sản xuất phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp. Có được kết quả này do thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm từng bước CDCCKT theo hướng CNH,HĐH. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên chứng tỏ ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ phát triển, tất yếu sẽ thu hút lượng LĐ lớn tham gia. Bảng số liệu 2.7 cho thấy nguồn LĐ của thành phố Tuy Hòa tương đối dồi dào, CCLĐ theo ngành cơ bản là lao động ngành thương mại và dịch vụ. Đây là một lợi thế để đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH. Năm 2006, trong tổng số 59.796 LĐ thì lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp có số lượng chỉ 19927 người, chiếm 28,3% tổng LĐ. Đến năm 2010, con số này tăng lên là 20.145 người do hậu quả của sự gia tăng dân số trong quá khứ, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 20,2% (giảm 8,1%), chứng tỏ LĐ trong ngành nông nghiệp giảm đi là do một số LĐ đã chuyển sang hoạt động ở ngành khác như CN, TTCN, thương mại - dịch vụ, vì thu nhập trong nông nghiệp thấp, không đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Trong khi thu nhập của các ngành khác cao hơn. Cho nên số LĐ trong ngành thương mại - dịch vụ tăng lên hằng năm. Với sự gia tăng đó cho thấy, LĐ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng LĐ trong ngành dịch vụ. Điều này phản ánh đúng việc phát huy được lợi thế của thành phố Tuy Hòa- trung tâm văn hóa – xã hội của tỉnh Phú Yên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.7: Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2006 – 2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Số lượng người Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ 59.796 100 59.982 100 60.168 100 60.354 100 77.029 100 Nông – lâm -ngư nghiệp 16.427 27,4 14.375 24,0 12.973 21,6 11.506 19,1 20.145 26,2 Công nghiệp - xây dựng 17.324 28,9 18.486 30,8 21.179 35,0 21.364 35,4 19.930 25,9 Thương mại - dịch vụ 19.433 32,5 20.453 34,1 20.838 34,7 22.353 37,0 31.451 40,8 Ngành khác 6.715 11,2 6.668 11,1 5.258 8,7 5.131 8,7 5.503 7,1 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tuy Hòa năm 2010ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 0,000 119,592 Năm2006 2007 2008 2009 2010 Lao đ?ng (ngư?i) 59.796 59.982 60.168 60.354 77.029 Biểu đồ 2.5: Lao động thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2006 – 2010 Năm 2006 Thương mại - Dịch vụ Công nghiệp - XDCB Nông -lâm -ngư Ngành khác 28,3% 11,2% 27,35% 31,6% Năm 2010 Thương mại - Dịch vụ Công nghiệp - xây dựng Nông - lâm - ngư Ngành khác 40,8% 25,9% 26,2% 7,1% Biểu đồ 2.6: Sự CDCCLĐ theo ngành ở thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2006 – 2010 Sự phân bố LĐ theo ngành kinh tế ở thành phố Tuy Hòa tương đối đồng đều giữa các nhóm ngành, cụ thể: Năm 2006, ngành công nghiệp - xây dựng có 17.324 LĐ chiếm 28,9%, năm 2007 tăng lên 18.486 LĐ, tỷ lệ 30,8%. Nhưng đến năm 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp làm ăn thua lỗ, đa số LĐ ở nông thôn di cư vào các tỉnh thành phố Hồ Chí Minh làm ăn thiếu vốn nên tỷ lệ LĐ trong ngành công nghiệp – xây dựng giảm từ 27,3% (2006) xuống còn 25,9%, và giảm 3,37% so với năm 2009. Đây là một tất yếu vì người LĐ đã nhận thức được sự cần thiết cần thay đổi công việc mới, phù hợp và có thu nhập cao hơn nhằm đảm bảo cuộc sống. Thương mại - dịch vụ là ngành ưu thế của thành phố Tuy Hòa, mỗi năm thu hút lực lượng lớn LĐ tham gia; là ngành có khả năng phát triển mạnh, có nhiều đóng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 góp trong GDP của thành phố. Năm 2006 số LĐ của ngành là 19,433 người, chiếm 32,5%, đến năm 2010 số LĐ tăng lên 31,431 người, chiếm 40,8% tổng LĐ. Số còn lại là LĐ trong các ngành khác. Điều này thể hiện một bước đột phá trong CDCCLĐ, góp phần thúc đẩy CDCCLĐ theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự dịch chuyển CCLĐ chia theo ngành kinh tế là do lượng vốn đầu tư ngày càng tăng, các chính sách nhà nước thông thoáng và các ứng dụng khoa học kỹ thuật nhiều. Từ năm 2006-2010, thành phố đã huy động được lượng vốn đầu tư toàn xã hội là 2.037,0 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 30%, vốn tín dụng 17%, vốn doanh nghiệp nhà nước là 22,4%, vốn đầu tư nước ngoài là 5,4%, vốn khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác là 5%, tăng 16,5% so với giai đoạn 2000-2005. Lượng vốn được huy động này được sử dụng vào các ngành CN, xây dựng và dịch vụ. Chính vì vậy một lượng lớn việc làm mới được tạo ra ở các nhà máy xí nghiệp, các công trình xây dựng, dự án, thu hút nhiều LĐ. Mặt khác, trong những năm qua Tuy Hòa đã chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học vào nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như giống lúa mới, máy móc, phân bón, vật nuôi làm tăng NSLĐ và giải phóng sức LĐ của người nông dân trên các cánh đồng. Nên một phần LĐ rút ra khỏi ngành nông nghiệp và bị hút vào ngành CN và dịch vụ. Bảng 2.8: Số lượng lao động chia theo ngành kinh tế của các hộ điều tra CHỈ TIÊU Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Công nghiệp – xây dựng Thương mại - Dịch vụ Nông - lâm - ngư nghiệp Ngành khác Tổng 53 81 39 27 200 26,5 40,5 19,5 13,5 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả Sự dịch CDCCLĐ chia theo thành phần kinh tế trong những năm qua đã đúng hướng với mục tiêu thành phố đề ra và phù hợp với quy luật phát triển nhưng còn chậm, chưa rõ nét giữa các ngành, đặc biệt là số lao động trong ngành dịch vụ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng thị liên tục tăng trong khi đó lao động trong ngành dịch vụ thì có xu hướng tăng chậm. Kết quả điều tra phỏng vấn 200 người trên địa bàn thành phố Tuy Hòa và điều tra cung, cầu lao động của Sở LĐTB và XH tỉnh Phú Yên, cho thấy LĐ làm việc trong nhóm ngành thương mại và dịch vụ có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_lao_dong_trong_tien_trinh_cong_nghiep_hoa_hien_dai_hoa_o_thanh_pho_tuy_hoa_tinh_p.pdf
Tài liệu liên quan