Luận văn Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC Ở BẬC HỌC MẦM NON.5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .5

1.1.1. Các nghiên cứu trên Thế giới.5

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.7

1.2. Một số khái niệm liên quan đến việc vận dụng các phương pháp dạy học

tích cực cho trẻ 5 – 6 tuổi.8

1.2.1. Dạy học .8

1.2.2. Tính tích cực học tập .10

1.2.3. Dạy học tích cực .10

1.2.4. Phương pháp dạy học tích cực.11

1.3. Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục Mầm non .12

1.3.1. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay .13

1.3.2. Các cơ sở đổi mới phương pháp dạy học .14

1.3.3. Định hướng đổi mới Phương pháp dạy học ở bậc học mầm non .15

1.3.4. Bản chất của dạy học tích cực .17

1.3.5. Đặc điểm của dạy học tích cực. .18

1.3.6. Các phương pháp dạy học tích cực ở bậc mầm non. .20

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

trong trường mầm non.28

1.4.1. Mục tiêu dạy học ở bậc Mầm non .28

1.4.2. Tính chất nội dung dạy học ở bậc Mầm non .29

1.4.3. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non.311.4.4. Năng lực của giáo viên mầm non .32

1.4.5. Cơ sở vật chất .33

1.4.6. Công tác quản lý .35

Tiểu kết chương 1.35

Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TÍCH CỰC VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI MỘT

SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .36

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục quận Bình Tân .36

2.1.1. Những thành tựu đạt được .36

2.1.2. Những hạn chế .37

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .38

2.2.1. Mục đích khảo sát.38

2.2.2. Nội dung khảo sát .38

2.2.3. Đối tượng khảo sát.39

2.2.4. Tiến trình khảo sát .39

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng các PPDHTC vào hoạt động dạy học

cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non quận Bình Tân. .40

2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất của một số trường mầm non quận Bình Tân. .40

2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về các phương

pháp dạy học tích cực .42

2.3.3. Thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực .49

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các PPDHTC .56

Tiểu kết chương 2.59

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC VẬN DỤNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BÌNH

TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.62

3.1. Cơ sở đề xuất.62

3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp .633.3. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến các PPDHTC.64

3.3.1. Biện pháp 1:.64

3.3.2. Biện pháp 2:.64

3.3.3. Biện pháp 3:.65

3.4. Nhóm biện pháp nâng cao kỹ năng vận dụng các PPDHTC .66

3.4.1. Biện pháp 1:.66

3.4.2. Biện pháp 2:.66

3.5. Nhóm biện pháp hỗ trợ trong việc vận dụng các PPDHTC.6

pdf97 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trí tuệ, nó biết suy nghĩ về những điều mắt thấy, tai nghe, biết giải đáp các câu đố, biết sáng tác cốt truyện và kể chuyện theo trí tưởng tượng của mình”[10]. Điều này cho thấy việc áp dụng các PPDHTC vào bậc học mầm non là hết sức cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên để việc vận dụng được hiệu quả, giáo viên phải xác định đúng khả năng hiện tại của trẻ, nhu cầu, hứng thú của trẻ, từ đó lựa chọn một cách phù hợp các PPDHTC. Như chúng ta đã biết, PPDHTC nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, hình thành tư duy linh hoạt trong mọi tình huống, khi giải quyết vấn đề. Để phát huy được những điều đó chúng ta cần hiểu rõ việc học tích cực cũng như những biểu hiện tích cực của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. Học tích cực của trẻ ở trường mầm non được thể hiện qua hoạt động trên các đồ vật, đồ chơi và tương tác với các sự kiện và với con ngườitrong môi trường gần gũi xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Học tích cực trong giáo dục mầm non biểu hiện: Trẻ tự do lựa chọn nội dung, chủ đề muốn tìm hiểu. Trẻ tự do lựa chọn phương pháp tìm hiểu. Trẻ sử dụng vật liệu theo nhiều cách Trẻ tìm hiểu, thao tác, kết hợp, làm biến đổi các vật liệu một cách tự do. Trẻ mô tả những gì trẻ đang làm, phản ánh trên các hành động bằng ngôn ngữ của trẻ. Trực tiếp hành động trên đồ dùng, đồ chơi. 32 Tự lực giải quyết vấn đề hay tình huống đến cùng. Tích cực tư duy, tham gia suy luận, suy đoán, phỏng đoán, kết luận vấn đề) Trẻ thích hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm bằng sự phối hợp các giác quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm (nếu có thể) đối tượng nhận thức. Sẵn sàng hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp. Trẻ hay nêu câu hỏi thắc mắc với cô và bạn như: Ở đâu? Tại sao? Để làm gì? Làm như thế nào?...Và muốn được cô giáo giải thích cặn kẽ những câu hỏi đó hoặc tìm cách để trả lời các câu hỏi đó. Trẻ thích mô tả, kể lại, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau: lời nói, hành động, tranh vẽ, ký hiệu Trẻ chủ động, độc lập thực hiện các nhiệm vụ được cô giáo giao hoặc tự chọn. Trẻ tập trung chú ý và kiên trì trong quá trình hoạt động, giải quyết các tình huống của cô giáo đặt ra hoặc trẻ chọn. [3], [10], [22], [36]. 1.4.4. Năng lực của giáo viên mầm non Khả năng, trình độ lựa chọn và vận dụng các PPDHTC của giáo viên được coi là mặt chủ quan của PPDH. “Dạy học là một nghệ thuật”, vì vậy không có một hệ thống phương pháp mẫu nào là tối ưu, mà cần có sự sáng tạo của giáo viên. Do đó, việc vận dụng các PPDHTC bị ảnh hưởng bởi khả năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách sư phạm, cá tính của giáo viên. Điều đó không có nghĩa là giáo viên không thể sử dụng các PPDHTC vì khó, hay không biết thì không sử dụng hay không quan tâm đến việc tìm hiểu các phương pháp này. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu, học hỏi, nắm vững về các PPDHTC, phải tự đặt ra yêu cầu ưu tiên sử dụng các phương pháp này để phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học.  Những yêu cầu đối với giáo viên khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non Trong dạy học tích cực giáo viên phải tạo mọi cơ hội để phát triển ở trẻ khả năng tự khám phá, tìm tòi, trải nghiệmđối tượng nhận thức. Tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu, lợi ích cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ phát triển, thích ứng, hòa nhập với cuộc sống xung quanh. 33 Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo các tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhận thức. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động và trải nghiệm, tự hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm cho trẻ thụ động. Phát hiện được những biểu hiện tích cực của trẻ để giáo viên tạo tình huống, cơ hội và kích thích trẻ tham gia hoạt động. Tổ chức môi trường giáo dục và chế độ sinh hoạt hằng ngày phong phú Xây dựng bầu không khí giao tiếp tích cực Khuyến khích các hành động tự lực, tự giải quyết vấn đề, tự diễn đạt những suy nghĩ bằng lời nói của trẻ. Khuyến khích các cách thể hiện khác nhau khi giải quyết cùng một vấn đề: dùng lời nói, ngôn ngữ cơ thể (làm động tác minh họa, biểu hiện nét mặt), vẽ tranh, làm hình vẽ biểu đồ, ký hiệu Quan sát, giúp trẻ hành động theo nguyên tắc phát triển. Có kế hoạch hoạt động dựa trên hứng thú và khả năng hiểu biết của trẻ. Tận dụng môi trường sống thực tại cho trẻ tìm hiểu, khám phá. 1.4.5. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất, điều kiện trường lớp, sân bãi, phòng ốc, các trang thiết bị dạy học, đồ dùng, học cụ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả vận dụng các PPDHTC. Những điều kiện dạy học thuận lợi hỗ trợ cho việc vận dụng các PPDHTC rất nhiều, ngược lại những điều kiện dạy học thiếu thốn, khó khăn có thể cản trở hiệu quả sử dụng PPDHTC. Năm 2010, Bộ giáo dục ban hành thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT thay thế cho quyết định số 2227/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành danh mục đồ chơi, thiết bị tối thiểu phục vụ thí điểm chương trình đổi mới. Qua thông tư này, Bộ yêu cầu “các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, sử dụng vào bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các cơ sở mầm non”[6]. Theo đó, các đồ dùng, trang thiết bị dạy học ở mỗi độ tuổi không hoàn toàn giống nhau, trong đó yêu 34 cầu tối thiểu cho trẻ 5 – 6 tuổi là 124 mục gồm 20 mục là đồ dùng, 88 mục là thiết bị dạy học, còn lại là sách và tài liệu tham khảo. Năm 2013, Bộ ban hành thông tư 34/2013/TT-BGD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số thiết bị được quy định tại thông tư 02/2010/TT- BGD&ĐT. Dựa vào danh mục này các trường bắt đầu trang bị bằng các nguồn khác nhau, có thể mua, tự làm, hay vận động phụ huynh góp phần không nhỏ trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ.  Những yêu cầu đối với trang thiết bị dạy học theo hướng tiếp cận DHTC. Trong dạy học tích cực, việc trang bị các trang thiết bị cần đảm bảo các yêu cầu sau: Có tính năng thực hiện chương trình giáo dục. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mức độ phát triển của trẻ. Phù hợp với hứng thú, thiên hướng, năng lực của trẻ Đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ. Phù hợp với thành phần giới tính, dân tộc của cả lớp. Đồ chơi phải được làm từ nguyên vật liệu an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, trong đó có nêu rõ chất liệu an toàn, không gây dị ứng và độc hại cho trẻ. Đồ chơi phải phải bền, cấu trúc an toàn, không có góc nhọn và cạnh sắc, không có khe hẹp hoặc lỗ để hạn chế trẻ bị kẹt tay hay chứa các chất bẩn ở đó. Màu sắc của đồ chơi phải hài hòa, không quá sặc sỡ chói mắt. Âm thanh phát ra từ đồ chơi, học cụ không quá lớn, không lạnh sắc, mà cần có âm thanh êm ái và có giai điệu. Đồ chơi, học cụ cần mang tính đa chức năng, tức là có thể sử dụng rộng rãi theo ý tưởng của trẻ và cốt truyện của trò chơi; Có các thuộc tính dạy học (có thể lắp ráp, làm quen với hình dạng, màu sắc); Cả lớp có thể sử dụng được; Nên dùng những đồ chơi có trong hiện thực cuộc sống như gia đình búp bê hoặc gia đình thú, đồ dùng trong gia dình búp bê, đồ chơi âm nhạc; đồ chơi tránh bạo lực như chú lính chì, bóng, bơm hơi; phát triển trí tưởng tượng và khả năng tự thể hiện như khối xây dựng, búp bê, kim tự tháp, lắp ráp Yêu cầu về cây xanh cũng cần thiết, cây xanh mang tính nghệ thuật và là điều kiện tự phát triền của trẻ. Cần lựa chọn những loại cây xanh, nơi đặt cây xanh sao cho 35 đòi hỏi những kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Trang bị những dụng cụ chăm sóc cây xanh để trẻ có thể chăm sóc cây. Việc lựa chọn cây xanh còn phụ thuộc vào nhu cầu giáo dục và đặc điểm lứa tuổi. Đồ dùng, đồ chơi có thể do trẻ và phụ huynh mang vào. Khuyến khích các vật liệu từ thiên nhiên như vỏ sò, ốc, các khối gỗ, cành cây, vỏ cây, hột, hạt Khuyến khích cô và trẻ cùng làm đồ chơi, học cụ để chuẩn bị cho hoạt động học kế tiếp. Trang bị các nguyên vật liệu bỏ đi như chai, lọ, nắp. (cô và trẻ cùng mang vào) Tóm lại, việc trang bị trang thiết bị theo hướng tiếp cận dạy học tích cực phải đảm bảo sao cho phù hợp với trẻ, phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo cho trẻ, đồng thời đảm bảo được các yếu tố về àn toàn cho trẻ. 1.4.6. Công tác quản lý Công tác quản lý giữ một vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ vận dụng các PPDHTC. Việc xây dựng kế hoạch vận dụng các PPDHTC, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về các PPDHTC, kiểm tra đánh giá công tác thực hiện, huy động các nguồn lực nhằm động viên, khích lệ tinh thần giáo viên trong quá trình vận dụng các PPDHTC là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công cùa hoạt động dạy học. Tiểu kết chương 1 Các PPDHTC không phải là những phương pháp dạy học hoàn toàn mới mà là sự phát huy những ưu điểm và hoàn thiện các nhược điểm của các PPDH truyền thống, đồng thời lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp DHTC cũng góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học nói chung, chỏ trẻ mầm non nói riêng. Trong chương 1, để hiểu rõ về các PPDHTC chúng tôi đã nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, bản chất, các ưu điểm, hạn chế và vận dụng của các PPDHTC. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng phân tích về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học của thế giới và Việt Nam. Việc nghiên cứu sâu cơ sở lý luận về các PPDHTC được xem là nền tảng để chúng tôi tìm hiểu thực trạng vận dụng các PPDHTC vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non Quận Bình Tân, TPHCM. 36 Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục quận Bình Tân 2.1.1. Những thành tựu đạt được Năm học 2012 – 2013, với sự quản lý chỉ đạo sâu sát và đúng đắn của sở giáo dục và đào tạo và lãnh đạo quận, sự nổ lực của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục và đào tạo quận đã thu hoạch được những kết quả tốt đẹp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Cụ thể: Tiếp tục triển khai sâu rộng và có chất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua của Bộ GD&ĐT; hạn chế đến mức tối đa những sai trái trong quan hệ thầy với trò, trò với trò, tạo mối quan hệ thân thiện, kích thích sự hứng thú học tập và từng bước nâng cao chất lượng văn hóa học đường. Toàn ngành đã đổi mới mạnh mẽ quan điểm dạy học từ “dạy số đông” sang “dạy cá thể” đang từng bước triển khai rộng trên cơ sở những điển hình tích cực. Hoạt động dạy học của thầy cô đến từng học sinh bước đầu có tác động thuyết phục, ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo dục toàn diện đã được các trường đặc biệt quan tâm. Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, mở rộng theo hướng dạy người thay cho từ chương hàn lâm. Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục các cấp và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo đúng tiến độ. Lực lượng sư phạm của ngành đã được lớn mạnh từ quy mô đến chất lượng. Không còn tình trạng thiếu giáo viên kéo dài và không còn bố trí giáo viên yếu kém dạy lớp. Công nghệ thông tin được sử dụng mạnh mẽ trong nhà trường. 37 Đã thống nhất được trong toàn ngành và tạo được sự đồng thuận của xã hội về chủ trương, mục tiêu, và tiến trình xây dựng mô hình trường chất lượng cao, hội nhập khu vực và quốc tế. Công tác quản lý của ngành được đổi mới tích cực, hiệu quả theo hướng “mục tiêu” thay cho cách tư duy “thủ tục”. Cấp học Mầm non tiếp tục phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Các trường có nhiều sáng tạo trong việc thực hiện chương trình mới. Chủ động tìm tòi, học hỏi để có phương pháp chăm sóc và giáo dục thích hợp. Nhiều đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và được phụ huynh tích cực đóng góp, hỗ trợ kinh phí phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cấp quản lý giáo dục mầm non đã có nhiều cải tiến để giảm tải cường độ lao động cho giáo viên, giảm các hoạt động có tính chất hình thức mà tập trung đầu tư nâng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ phát triển các mặt về thể chất, tâm lý và chuản bị tốt cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. 2.1.2. Những hạn chế Mặc dù quận luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuy nhiên vẫn còn một số trường cơ sở vật chất còn hạn chế. Sỉ số học sinh/ lớp vẫn còn đông. Việc học 2 buổi/ngày còn thấp. Do đó, hiệu quả của việc đổi mới yêu cầu giáo dục ở các ngành học chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trường lớp Mầm non chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đội ngũ giáo viên có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn bình quân 3 cấp đạt trên 76.3%, trong đó giáo viên mầm non đạt chuẩn là 100%. Tuy nhiên trong dạy học vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa nắm bắt kịp yêu cầu đổi mới phương pháp, học sinh còn thụ động trong học tập. Đội ngũ giáo viên đầu năm luôn biến động do số lớp, số học sinh tăng liên tục hằng năm, nhiều giáo viên dạy không đúng chuyên môn được đào tạo nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Giáo viên có sử dụng phương pháp – kỹ thuật dạy học tích cực nhưng chưa đều. 38 Chưa xây dựng thêm được trường đạt chuẩn quốc gia do sỉ số lớp và số học sinh quá đông (các trường Mầm non đều có số học sinh/ nhóm – lớp vượt chuẩn quy định. Tồn tại cơ bản của giáo dục mầm non tại quận Bình Tân hiện nay là trường lớp vẫn còn thiếu so với nhu cầu học tập của con em và so với yêu cầu hiện đại hóa nhà trường. Quy hoạch trường lớp đã có và quận tập trung rất quyết liệt, nhưng tiến độ xây dựng trường lớp vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số cơ học. Hiện vẫn còn giáo viên chưa tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá, thử nghiệm. Trên đây là những thành tựu và hạn chế của ngành giáo dục quận Bình Tân. Qua đó, chúng tôi cũng thấy được quận Bình Tân trong năm học 2012-2013 cũng đã đưa các PPDHTC vào dạy học và đạt một số kết quả nhất định. Đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy cho trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non quận Bình Tân. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát Tìm hiểu thực trạng vận dụng các PPDHTC vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non quận Bình Tân. Trên cơ sở khảo sát thực trạng sẽ đưa ra nhận xét khách quan, khoa học, từ đó tìm ra nguyên nhân hạn chế và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng các PPDHTC tại các trường Mầm non này. 2.2.2. Nội dung khảo sát - Thực trạng nhận thức của GVMN về các PPDHTC vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non quận Bình Tân. - Thực trạng vận dụng các PPDHTC vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non quận Bình Tân. - Những thuận lợi và khó khăn mà GVMN gặp phải trong quá trình vận dụng các PPDHTC vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi. - Đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả vận dụng các PPDHTC. 39  Công cụ thực hiện khảo sát: - Phiếu khảo sát ý kiến của GVMN lớp 5-6 tuổi, CBQL là hiệu trưởng và hiệu phó các trường Mầm non. - Phiếu phỏng vấn CBQL. - Phiếu quan sát hoạt động dạy học của lớp 5-6 tuổi. - Kế hoạch dạy học lớp 5-6 tuổi. 2.2.3. Đối tượng khảo sát Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng với:  76 GVMN, 18 CBQL ở 07 trường Mầm non tại quận Bình Tân. Danh sách các trường mầm non khảo sát: STT Tên Trường Mầm non Số lượng GVMN Số lượng CBQL 1 Hương Sen 12 3 2 Cẩm Tú 10 3 3 19/5 12 3 4 Phong Lan 12 3 5 Hoa Hồng Nhỏ 10 3 6 Hoàng Cúc 10 7 Hoàng Anh 10 3 Tổng cộng 76 18 2.2.4. Tiến trình khảo sát - Bước 1: Dựa trên cơ sở lý luận và thông tin từ việc thằm dò qua các giáo viên Mầm non quận Bình Tân, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dành cho giáo viên lớp 5-6 tuồi và CBQL - Bước 2: Phát bảng hỏi để điều tra chính thức. Tổng số phiếu phát ra là 94 (trong đó 76 phiếu dành cho giáo viên lớp 5-6 tuổi, 18 phiếu dành cho CBQL), thu về là 94 phiếu. Các phiếu này được làm số liệu thống kê để phân tích, cho ra kết quả nghiên cứu. 40 - Bước 3: Tham gia dự giờ 20 hoạt động dạy học làm quen với viểu tượng toán và khám phá khoa học tại các trường Mầm non Phong Lan, Hương Sen, 19/5 để quan sát các PPDHTC mà giáo viên vận dụng. - Bước 4: Phỏng vấn các CBQL và GVMN để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng vận dụng các PPDHTC. - Bước 5: Quan sát cơ sở vật chất phục vụ vận dụng các PPDHTC. - Bước 6: Phân tích số liệu, kế hoạch dạy học, biên bản quan sát, biên bản họp chuyên môn để cho ra kết quả khảo sát.  Cách thức xử lý kết quả khảo sát. Chúng tôi thực hiện cách tính điểm trung bình với các quy ước sau: Với cách cho điểm: Thường xuyên = 1, “thỉnh thoảng” = 2, “không thực hiện” = 3. Điểm trung bình (Mean) đạt từ 0 – 1.49 là thường xuyên, 1.5 – 2.49 là thỉnh thoảng; 2.5 – 3 là không thực hiện. Với cách cho điểm: “Hiệu quả” = 1, “ít hiệu quả” = 2, “không hiệu quả” = 3. Điểm trung bình (Mean) đạt từ 0 – 1.49 là hiệu quả, 1.5 – 2.49 là ít hiệu quả; 2.5 – 3 là không hiệu quả. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng các PPDHTC vào hoạt động dạy học cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non quận Bình Tân. 2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất của một số trường mầm non quận Bình Tân. Chúng tôi tiến hành quan sát cơ sở vật chất của 7 trường mầm non công lập: Mầm non (MN)Hương Sen, MN Cẩm Tú, MN Phong Lan, MN 19/5, MN Hoàng Anh, MN Hoa Cúc, MN Hoa Hồng, nhận thấy Về sân trường, những trường công lập mới được xây dựng những năm gần đây mới có sân chơi ngoài trời rộng, có nhiều cây xanh, có khu vườn cho trẻ trồng cây như Hương Sen, Hoa Đào, Hoàng Anh, Cẩm Tú, các trường còn lại hầu như không có sân chơi, hoặc sân rất nhỏ, ít có cây cối. Sân trường rộng rãi là điều kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học ngoài trời, các hoạt động khám phá môi trường xung quanh, là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các học tập trải nghiệm như trồng cây, chăm sóc cây; những vấn đề trong quá trình quan sát, thực hành, từ đó tìm cách giải quyết. 41 Về phòng học, tương tự như sân trường, những trường mới xây thì phòng học cũng rộng và thoáng, mát hơn những trường đã xây lâu năm. Đặc biệt là MN Hoa Cúc, cả phường Bình Trị Đông chỉ có một trường này là trường công lập nhưng diện tích nhỏ hẹp, số trẻ đông, cơ sở vật chất xuống cấp. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc vận dụng các PPDHTC, trẻ đông, phòng học nhỏ thì mức độ ồn sẽ rất cao, trẻ khó tập trung để tham gia hoạt động nhận thức, dễ xảy ra các xung đột, bố trí hoạt động cũng gặp khó khăn. Về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi: Đa số các trường trang bị trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục đồ dùng, đồ chơi từ thông tư 02 của Bộ giáo dục đào tạo. Hầu hết các lớp 5 – 6 tuổi đều có ti vi, máy tính. Các giáo viên đã biết sử dụng những thiết bị này phục vụ cho việc dạy học. Mặc dù vậy cũng chưa được sử dụng nhiều vào việc dạy học sao cho phát huy tính tích cực của trẻ. Ti vi thường chỉ để xem phim hoạt hình, xem băng đĩa ca nhạc, ít dùng để chiếu các đoạn video liên quan đến nội dung dạy. Máy tính, không phải trường nào cũng nối mạng internet cho máy tính. Máy tính thường dùng cho trẻ chơi game kidsmart. Có máy tính không sử dụng được nên giáo viên khi cần dùng phải mang máy tính cá nhân lên lớp. Có lớp máy tính được tủ kín nhiều ngày, trẻ không được dùng đến vì cô không cho phép. Theo chúng tôi, máy tính cùng với internet là phương tiện để giáo viên tìm kiếm nhiều nguồn tư liệu trong nước và trên thế giới phục vụ cho việc dạy học được phong phú hơn, hiện đại hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là phương tiện để trẻ tập tự tìm kiếm thông tin, tiếp cận với thế giới khoa học hiện đại của thế giới dưới sự giám sát của người lớn, chứ máy tính không chỉ để chơi kidsmart, chiếu những nội dung cô đã chuẩn bị sẵn. Đồ dùng, đồ chơi trong lớp hầu như được mua, hoặc do cô tự làm, không có đồ dùng do cô và trẻ cùng làm. Nhiều sản phẩm được các giáo viên sáng tạo, tái chế từ nguyên vật liệu phế thải, hoặc các nguyên liệu thông dụng như mút bitis, nỉ khá phong phú, nhiều màu sắc. Mặc dù vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì chúng tôi cho rằng đồ chơi, nguyên vật liệu chưa thực sự đa dạng hấp dẫn trẻ, chưa tạo được nhiều hứng thú, kích thích sự sáng tạo cho trẻ, chưa bày trí mời gọi trẻ và nặng về trang trí. 42 Yêu cầu của trang thiết bị, đồ dùng dạy học phải được làm từ nguyên vật liệu an toàn, có nguồn góc rõ ràng nhưng một số dụng cụ tự làm chưa đảm bảo các yêu cầu này. Nhìn chung cơ sở vật chất có được chú ý trang bị và mức độ trang bị ở mỗi trường là khác nhau, thường tập trung vào danh mục theo Bộ giáo dục quy định. Mặc dù vậy, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc vận dụng các PPDHTC, chưa phát huy được hết tác dụng của đồ dùng, trang thiết bị. 2.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về các phương pháp dạy học tích cực Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ và thâm niên công tác của mẫu nghiên cứu Đối tượng Số lượng Trình độ đào tạo Thâm niên công tác Trung cấp Cao đẳng Đại học Dưới 5 năm 5-10 năm Trên 10 năm CBQL SL 0 0 18 0 1 17 % 0 0 100% 0% 5.56% 94.44% GV SL 8 18 50 24 26 26 % 10.5% 23.7% 65.8% 31.6% 34.2% 34.2% Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụcủa giáo viên là những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các PPDHTC Đa số giáo viên và cán bộ quản lý Quận Bình Tân đạt trình độ đại học và cao đẳng, điều này cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đều đã được qua đào tạo tốt, là điều kiện thuận lợi để tiếp thu và vận dụng những PPDHTC vào hoạt động dạy học. Về thâm niên, số giáo viên có thâm niên công tác trong ngành mầm non dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 31.6 %, từ 5 năm đến 10 năm chiếm 34.2%, trên 10 năm cũng là 34.2%. Như vậy, có thể thấy, thâm niên công tác của các giáo viên ở các mức độ chênh lệch nhau không cao, tức là có giáo viên có thâm niên lâu năm và có giáo viên trẻ mới công tác. Đây là cơ hội để giáo viên trẻ học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên có thâm niên nhiều hơn và cũng là cơ hội để các giáo viên có thâm niên nhiều hơn học 43 hỏi những điều mới, những sáng kiến mới từ các giáo viên trẻ. Số cán bộ quản lý có thâm niên trên 10 năm chiếm tỉ lệ rất cao, 94.44%, có nghĩa là các CBQL này được được tham dự các khóa tập huấn về các chương trình giáo dục mầm non, thấy rõ được sự khác biệt, tiến bộ của các PPDH qua từng thời kỳ. Đây cũng là điều kiện để giáo viên được khuyến khích dạy học theo những phương pháp phát huy tính tích cực của trẻ. 1.3.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực Bảng 2.2: Tầm quan trọng của các PPDHTC Đối tượng Mức độ Trung bình Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Giáo viên Số lượng 44 32 0 1.42 Tỉ lệ 57.9% 41.2% 0% CBQL Số lượng 18 0 0 1 Tỉ lệ 100% 0% 0% Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2, có thể đánh giá nhận định của giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL) về tầm quan trọng của việc vận dụng các PPDHTC trong dạy học. Không có giáo viên hay CBQL nào cho rằng việc vận dụng các PPDHTC là không quan trọng, trong đó có đến 57.9% giáo viên và 100% CBQL cho rằng việc vận dụng các PPDHTC là rất quan trọng. Điều đó có nghĩa là giáo viên và CBQL đã thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng các PPDHTC. Tuy nhiên, để vận dụng được PPDHTC đòi hỏi cả giáo viên và CBQL phải được tập huấn, hiểu rõ về các phương pháp này. 1.3.2.2. Nhận thức về mục đích của việc vận dụng các PPDHTC 44 Bảng 2.3: Mục đích của giáo viên khi vận dụng các PPDHTC trong dạy học ở trường Mầm non. Mục đích việc vận dụng các PPDHTC SL TL Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ 68 89.5% Rèn cho trẻ kỹ năng tự học, biết tự tìm kiếm thông tin. 60 78.9% Rèn cho trẻ kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm 54 71.1% Tập cho trẻ kỹ năng lập kế hoạch, rèn đức tính kiên nhẫn 28 36.8% Tập cho trẻ có tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, kỹ luật 40 52.6% Mục đích khác: 0 0 Qua khảo sát mục đích của giáo viên khi vận dụng các PPDHTC trong dạy học ở trường Mầm non ở bảng 2.3, có đến 89.5% giáo viên vận dụng nhằm mục đích phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó, nhằm mục đích rèn cho trẻ kỹ năng tự học, biết tự tìm kiếm thông tin; rèn cho trẻ kỹ năng và tinh thần làm việc nhóm cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao 78.9% và 71.1%. Mục đích tập cho trẻ có tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học, kỹ luật có tỉ lệ thấp hơn với 52.6%. Riêng mục đích tập cho trẻ kỹ năng lập kế hoạch, rèn đức tính kiên nhẫn có tỉ lệ tương đối thấp, chưa đến 50%, cụ thể là 36.8%. Số liệu trên cho thấy, giáo viên đã xác định được những mục đích cần thiết từ việc vận dụng các PPDHTC, tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên chưa xác định được hết các mục đích có thể thực hiện q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_23_4966333002_8737_1872757.pdf
Tài liệu liên quan