Luận văn Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV woori Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH . vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN. viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.8

1.1. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương

mại.8

1.1.1. Cách tiếp cận về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.8

1.1.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.9

1.2. Giới thiệu về rủi ro hoạt động hay rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng .10

1.2.1. Khái niệm rủi ro hoạt động theo Ủy ban Basel.10

1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động .11

1.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro hoạt động tới các ngân hàng thương mại .13

1.3. Tính cần thiết của việc xây dựng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại các

ngân hàng thương mại.14

1.3.1. Khái niệm và tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro hoạt động.14

1.3.2. Mục tiêu xây dựng công tác quản lý rủi ro hoạt động trong ngân

hàng.16

1.4. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn Basel .17

1.4.1. Tổng quan về quản lý rủi ro hoạt động theo Hiệp ước Basel .17

1.4.2. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II và Basel III .19

1.4.3. Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động theo chuẩn mực

Basel II.24

1.4.4. Bài học từ khủng hoảng và hướng tới tuân thủ Basel III .31

pdf145 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng TNHH MTV woori Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp vụ, phát sinh sự kiện tổn thất lớn, ban hành sản phẩm mớiTrường hợp đưa ra sản phẩm/quy trình/hoạt động kinh doanh hoặc hệ thống mới, đơn vị phụ trách phải nắm rõ các yếu tố rủi ro hoạt động từ trước, phải chuẩn bị các biện pháp, quy trình hoặc hướng dẫn để giải quyết và quản lý các rủi ro đó. Việc nhận diện rủi ro liên quan đến sản phẩm/quy trình/hoạt động kinh doanh và hệ thống mới phải được thực hiện dựa theo quy trình đã phân tích sau khi Lưu đồ quy trình và Báo cáo phân tích được soạn thảo cho các nghiệp vụ có liên quan đến sản phẩm/hệ thống mới đó. Các chỉ số rủi ro chính (Key Risk Indicators – KRI) Các chỉ số rủi ro (Risk Indicators – RI) là các chỉ số lượng hóa tính chất của rủi ro hoạt động hoặc những thay đổi trong trạng thái rủi ro của Ngân hàng. Trong đó các chỉ số rủi ro chính (Key Risk Indicators – KRI) là các chỉ số cần được theo dõi 55 riêng biệt do có mối quan hệ chặt chẽ với các sự kiện tổn thất, quan trọng và sự ảnh hưởng tới công tác quản lý rủi ro hoạt động. Các chỉ số rủi ro chính (KRI) là phương tiện để nhận diện và giám sát các rủi ro và được sử dụng để theo dõi xu hướng của rủi ro hoạt động theo thời gian, có thể theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu của rủi ro hoạt động và xác định các hạn chế, tồn tại, tổn thất tiềm ẩn. KRI có thể đại diện/giải thích cho rủi ro hoặc quy trình nghiệp vụ đặc trưng của một đơn vị. Quá trình xác định các chỉ số rủi ro (Risk Indicators) được thực hiện chủ yếu dựa theo quy trình RCSA, và việc xác định các chỉ số rủi ro không thường xuyên được thực hiện khi phát sinh các lý do làm biến động các chỉ số rủi ro trọng yếu như phát sinh quy trình nghiệp vụ mới. KRI được lựa chọn từ một danh mục các chỉ số rủi ro (risk indicator pool) tương ứng với từng đơn vị khác nhau. Việc lựa chọn các chỉ số rủi ro chính được tiến hành dựa trên việc nhận diện các rủi ro thông qua phân tích quy trình RCSA của từng đơn vị, đồng thời phải được bổ sung thêm bằng cách tham khảo các thông lệ quốc tế và kinh nghiệm kinh doanh. Các KRI được lựa chọn phải phù hợp nhất với mức độ RRHĐ cần quản lý tại đơn vị trong điều kiện hệ thống dữ liệu hiện có và khả năng quản lý của ngân hàng Woori Việt Nam. Đánh giá lại các chỉ số rủi ro chính được tiến hành tại thời điểm xác định lại RCSA hoặc được tiến hành mỗi khi có sự điều chỉnh/bổ sung các chỉ số rủi ro mới cụ thể (nếu cần thiết). Các đơn vị có trách nhiệm tham gia nhận diện, đánh giá, theo dõi và báo cáo KRI đã được xác định. Để xem xét mức độ phù hợp trở thành chỉ số rủi ro chính, tham khảo Bảng hướng dẫn đánh giá chỉ số rủi ro đính kèm. Tại ngân hàng Woori Việt Nam, trưởng khối QLRR là cấp phê duyệt các chỉ số rủi ro chính của các Đơn vị/Khối. Mỗi KRI được đặt ra ba mức độ của ngưỡng cảnh báo (Xanh/Vàng/Đỏ) tương ứng với mỗi mức độ rủi ro khác nhau là: rủi ro bình thường (cho phép)/ rủi ro cần chú ý/ rủi ro cao, cần tích cực theo dõi và tìm biện pháp đưa chỉ số về thấp hơn. Việc thiết lập các ngưỡng cảnh báo sẽ do khối QLRR phối hợp cùng các Đơn vị/Khối thực hiện. Ngưỡng được thiết lập cho từng chỉ số KRI, khi có KRI mới được bổ sung. Việc xác định các ngưỡng dựa trên số liệu lịch sử để tính toán giá trị trung bình/cao nhất/ thấp nhất của số liệu năm trước/ nửa năm trước và có điều chỉnh theo tình hình thực tế của 56 thời gian báo cáo tiếp theo. Trường hợp dữ liệu lịch sử không đủ dài làm cơ sở xác định ngưỡng cảnh báo thì có thể sử dụng ý kiến chuyên gia (Woori Việt Nam đang sử dụng dữ liệu được hỗ trợ, cung cấp từ phía ngân hàng mẹ và các chuyên gia). Đánh giá rủi ro hoạt động dựa trên chỉ số rủi ro chính thực hiện thông qua việc theo dõi xu hướng KRI và theo dõi các KRI vượt ngưỡng cảnh báo cho phép, qua đó nếu các KRI chạm ngưỡng cảnh báo màu Đỏ trong ba tháng liên tiếp cho thấy nghiệp vụ hoặc đơn vị liên quan đến KRI đó có mức độ rủi ro cao và cần phải được thiết lập biện pháp kiểm soát (action plan). Phân tích xu hướng KRI (KRI trend analysis) được thực hiện bởi khối QLRR và thông báo kết quả cho Đơn vị sở hữu KRI để có biện pháp theo dõi, kiểm soát phù hợp. Phân tích định tính (Qualitative analysis) các KRI vượt ngưỡng cảnh báo cho thấy dấu hiệu của rủi ro là quy trình thực hiện nghiệp vụ có vấn đề, việc theo dõi KRI tại Đơn vị có vấn đề cần cảnh báo ban lãnh đạo hoặc ngưỡng cảnh báo KRI chưa phù hợp. Hạn mức rủi ro hoạt động Hạn mức rủi ro hoạt động được xây dựng dựa trên sự tư vấn của Ngân hàng mẹ Woori Hàn Quốc và thực tế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Woori Việt Nam. Hạn mức về mức độ tổn thất tài chính theo 09 nhóm hoạt động kinh doanh gồm Tài chính bán lẻ, Ngân hàng doanh nghiệp, Thương mại và mua bán, thanh toán và quyết toán, môi giới bán lẻ, hỗ trợ (chi tiết 09 nhóm hoạt động kinh doanh được quy định tại đính kèm. Hạn mức về mức độ tổn thất phi tài chính (bao gồm lỗi dịch vụ, tổn thất danh tiếng, bất mãn cá nhân /giảm phúc lợi, không tuân thủ luật pháp). Đo lường vốn cho rủi ro hoạt động Việc đo lường, tính toán vốn cho rủi ro hoạt động Woori Bank áp dụng theo quy định trong Thông tư 41/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước, hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Cụ thể nội dung phương pháp, công thức tính toán tham khảo mục 1.4.3. Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động theo chuẩn mực Basel II. Đồng thời, Ngân hàng thực hiện thu thập, phân loại và phân tích dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt động (trong đó đặc biệt quan trọng việc phân loại dữ 57 liệu tổn thất theo ngành, lĩnh vực kinh doanh) để tích lũy nguồn dữ liệu, làm cơ sở chuẩn bị cho việc áp dụng các phương pháp tính toán vốn tiên tiến hơn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng mẹ và Basel III. Thu thập và phân tích các dữ liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài (Internal and External Loss Data Collection and analysis) Sự kiện tổn thất rủi ro hoạt động (Operational Risk Loss Event) là tất cả các sự kiện xảy ra rủi ro hoạt động và gây tổn thất cho ngân hàng. Nói cách khác, đó là các sự kiện có tác động tài chính hoặc phi tài chính đến Ngân hàng, xảy ra do nguyên nhân dẫn tới rủi ro hoạt động. Sự kiện rủi ro hoạt động (Operational Risk Event) là tất cả các sự kiện xảy ra do rủi ro hoạt động, có thể có hoặc không gây tổn thất cho Ngân hàng. Dữ liệu tổn thất nội bộ (Interal loss data) là dữ liệu về sự kiện tổn thất rủi ro hoạt động xảy ra trong nội bộ Ngân hàng woori bao gồm Dữ liệu tổn thất (Loss data) và Dữ liệu sự kiện tổn thất (Loss event data). Các sự kiện tổn thất rủi ro hoạt động được phân loại theo nguyên nhân và sự kiện theo các tiêu chí của Hiệp ước vốn Basel II. (Tham khảo ; đính kèm). Nếu một sự kiện xảy ra do nhiều nguyên nhân thì việc phân loại sẽ theo thứ tự: nguyên nhân xảy ra trước, nguyên nhân gây thiệt hại về tài chính lớn hơn tiếp đến mới theo đánh giá của người điều tra báo cáo. Việc đưa ra thứ tự phân loại này để phục vụ việc khắc phục các nguyên nhân rủi ro. Phân loại sự kiện tổn thất liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh có thể dựa theo Bảng phân loại lĩnh vực kinh doanh tại đính kèm. Thu thập dữ liệu tổn thất là công cụ quan trọng để quản lý RRHĐ, giúp cung cấp nguồn thông tin hữu ích, cơ sở dữ liệu cho phương pháp RCSA và KRI, từ đó Ngân hàng có thể nhận dạng rủi ro, phân tích nguyên nhân các sự kiện tổn thất rủi ro hoạt động, hoàn thiện môi trường kiểm soát, giảm tần suất và tác động của các sự kiện tổn thất. Về nguyên tắc, tất cả các sự kiện tổn thất rủi ro hoạt động phát sinh trong nội bộ Ngân hàng đều phải được nhận diện, phát hiện, ghi nhận và báo cáo. Các đơn vị trên toàn hệ thống có trách nhiệm báo cáo sự kiện tổn thất RRHĐ xảy ra tại đơn vị mình tới khối QLRR để phân tích, đánh giá, xử lý và kiểm soát rủi ro hoạt động có liên quan. 58 2.3.6. Công tác xử lý và các biện pháp giảm thiểu rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Việt Nam Xử lý rủi ro hoạt động: Ngân hàng thực hiện các chiến lược xử lý rủi ro dựa trên các nguyên tắc duy trì mức rủi ro còn lại là hợp lý đối với các rủi ro đã được nhận diện. Đồng thời, Ngân hàng tiến hành quản lý và đánh giá rủi ro theo quy định trước khi giới thiệu hoặc bắt đầu các sản phẩm, hoạt động, quy trình hoặc hệ thống mới. Các biện pháp ứng phó với rủi ro hoạt động có thể kể tới: • Phòng tránh rủi ro: Là việc không thực hiện các hành vi khiến xảy ra rủi ro liên quan như tạm ngừng hoặc rút khỏi hoạt động kinh doanh. • Giảm thiểu rủi ro: Là việc giảm và phân tán rủi ro bằng cách tăng cường các hoạt động kiểm soát nội bộ thông qua hệ thống và quy định, ví dụ như thiết lập kế hoạch xử lý rủi ro khẩn cấp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng, hay tăng cường đào tạo nhằm giảm thiểu tần suất phát sinh sự kiện rủi ro. • Chấp nhận rủi ro: Là việc chấp nhận các rủi ro mà không đưa ra thêm bất kỳ các biện pháp bổ sung nào như tăng cường kiểm soát. • Chuyển giao rủi ro: Là việc chuyển giao rủi ro cho một bên thứ ba như thuê ngoài hoặc mua bảo hiểm. Đặc biệt, khi tham gia vào một hợp đồng dịch vụ như thuê ngoài, với bên thứ ba thì phải xem xét năng lực gánh trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ bên ngoài và những ảnh hưởng có thể gây ra đối với Ngân hàng và khách hàng rồi mới tiến hành ký kết. Thiết lập các biện pháp xử lý rủi ro là tất cả các hoạt động tăng cường hoặc áp dụng mới các hoạt động kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro trong hạn mức cho phép. Nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc quản lý rủi ro tại từng đơn vị, đối với RCSA và KRI vượt hạn mức cho phép thì việc thiết lập biện pháp xử lý sẽ được thực hiện bởi chính các đơn vị dựa theo nguyên nhân phát sinh rủi ro, có sự xem xét và đóng góp ý kiến của Khối QLRR. Trong trường hợp phát sinh các sự kiện tổn thất thì biện pháp xử lý và phòng tránh cần thiết lập ngay tại đơn vị nơi xảy ra sự kiện đó. Việc thiết lập các biện pháp xử lý rủi ro phải được tiến hành sau khi xem xét một cách tổng 59 hợp các thông tin có liên quan tới rủi ro đó như đối tượng của sự kiện tổn thất, các chỉ số rủi ro được lựa chọn thông qua cảnh báo sớm, kết quả đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát theo phương pháp RCSA. Việc thiết lập các biện pháp xử lý rủi ro phải được tiến hành một cách hợp lý sau khi xem xét hiệu quả giữa chi phí và lợi ích. Các khối thuộc Trụ sở chính phải hỗ trợ Khối QLRR về kiến thức chuyên môn liên quan đến nghiệp vụ của từng khối trong quá trình lập biện pháp đối phó rủi ro. Quản lý bảo hiểm mua bởi Ngân hàng Ngân hàng có thể tận dụng các loại bảo hiểm được mua nhằm tối đa hóa việc giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó phải đánh giá hiệu quả giảm thiểu tổn thất có thể phát sinh từ rủi ro hoạt động của việc mua bảo hiểm, đánh giá năng lực của doanh nghiệp bán bảo hiểm trong việc thực hiện hợp đồng và các rủi ro mới khác (nếu có). Trong trường hợp tham gia mới, gia hạn hoặc thay đổi điều kiện của bảo hiểm, khối chịu trách nhiệm quản lý bảo hiểm phải thông báo trước cho Khối QLRR để xem xét thông qua. Khối chịu trách nhiệm quản lý bảo hiểm phải mua bảo hiểm một cách linh hoạt và kịp thời nhằm tối đa hóa việc giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro hoạt động. Bảo hiểm được mua đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính và bù đắp được tổn thất của Ngân hàng. Các loại bảo hiểm woori bank Việt Nam áp dụng có thể kể tới: bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm cháy nổ kho quỹ, bảo hiểm sức khỏe cho toàn bộ nhân viên ... 2.3.7. Công tác quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài tại ngân hàng Woori Việt Nam Căn cứ thông tư số 13/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 18/5/2018, Ngân hàng Woori Việt Nam phải có quy định nhằm quản lý các hoạt động thuê ngoài (Outsourcing) đang thực hiện tại Ngân hàng thông qua đó thực hiện quản lý rủi ro hoạt động phát sinh trong các hoạt động thuê ngoài. Hoạt động thuê ngoài là việc ngân hàng Woori Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản với một bên khác không thuộc hệ thống ngân hàng (doanh nghiệp thuê ngoài) để thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng thay vì tự thực hiện. Sử dụng dịch vụ thuê ngoài giúp ngân hàng tiết giảm nhiều loại chi phí (nhân lực, đào 60 tạo, vận hành ) đồng thời chia sẻ hoặc chuyển giao rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Quản lý hoạt động thuê ngoài là việc phát hiện sớm từ đó giảm thiểu rủi ro, tổn thất và ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng trong quá trình bên thứ ba cung cấp dịch vụ thuê ngoài dưới danh nghĩa của Ngân hàng trong khi trách nhiệm của Woori Bank đối với khách hàng, đối tác luôn phải được đảm bảo. WRBVN thực hiện thẩm định năng lực, xem xét kinh nghiệm uy tín, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuê ngoài trong việc đáp ứng các nhu cầu, mục tiêu đề ra của hoạt động thuê ngoài trước khi ký hợp đồng. Đồng thời đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng, các tiêu chuẩn về hoạt động, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của doanh nghiệp và xem xét đến năng lực gánh chịu trách nhiệm nếu rủi ro xảy ra. Đề xuất hoặc yêu cầu có một kế hoạch duy trì hoạt động liên tục cho hoạt động thuê ngoài dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu, bảo mật cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng theo các quy định về an ninh thông tin của Ngân hàng. Việc sử dụng một bên thứ ba để thay thế Ngân hàng thực hiện một hoạt động/quy trình nghiệp vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng hoạt động thuê ngoài, các đơn vị thực hiện thuê ngoài phải nhận diện, đánh giá đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thuê ngoài trước khi trình lên các cấp lãnh đạo phê duyệt. Đơn vị thuê ngoài phối hợp với các đơn vị có liên quan và doanh nghiệp thuê ngoài soạn thảo, ký kết thỏa thuận/cam kết chất lượng dịch vụ (Service level agreement – SLA). Đối với rủi ro hoạt động cũng tương tự như các hoạt động nội bộ của Ngân hàng, thực hiện nhận diện, đánh giá các rủi ro, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đề xuất thuê ngoài tới khi hợp đồng kết thúc (thực hiện như đối với một đơn vị của ngân hàng). 2.4. Thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng Woori Bank Việt Nam (WRBVN) từ khi thành lập pháp nhân tới hiện tại. 2.4.1 Đánh giá mức độ rủi ro hoạt động WRBVN tự đánh giá tổng quan mức độ rủi ro hoạt động hiện tại tại Ngân hàng như sau: 61 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ rủi ro hoạt động Woori Bank Việt Nam Tiêu chí Mức độ đánh giá Kết quả Con người Trung bình Mức độ rủi ro hoạt động của WRBVN ở mức Trung bình Quy trình Trên trung bình Hệ thống Trung bình Sự kiện bên ngoài Thấp Nguồn: Báo cáo Quản lý rủi ro hoạt động 2019 - WRBVN Theo đó, mức độ rủi ro hoạt động của ngân hàng hiện ở mức Trung bình. Nguyên nhân dẫn đến kết quả tự đánh giá rủi ro như trên có thể kể đến như: (i) Xuất phát từ yếu tố con người khi xảy ra tình trạng làm thêm giờ, thiếu nhân sự có kinh nghiệm ở một số vị trí; (ii) Xuất phát từ yếu tố quy trình khi Ngân hàng Woori vẫn còn thiếu sót ở việc văn bản hóa các quy trình nghiệp vụ, mặc dù trên thực tế các quy trình trên toàn ngân hàng đã được rà soát và đảm bảo nguyên tắc kiểm soát kép; (iii) Về hệ thống Core Banking còn một số tính năng chưa hỗ trợ tự động hóa, nhân viên phải xử lý thủ công. Các dữ liệu cung cấp rải rác ở nhiều màn hình và chưa tổng hợp theo từng đầu mục báo cáo, chưa tích hợp chức năng cảnh báo hạn mức... Chi tiết các nội dung đánh giá cho từng tiêu chí ❖ Về con người Thống kê về số lượng nhân sự, hợp đồng lao động của nhân viên làm việc tại ngân hàng Woori Việt Nam thời điểm 31/12/2019 là 446 người. Số lượng nhân sự theo chúng tôi tự đánh giá, là phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp trong hoạt động của Ngân hàng. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của các nhân viên được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của từng vị trí. 62 Bảng 2.4. Thống kê nhân sự Ngân hàng Woori Việt Nam Loại hợp đồng 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Ghi chú Dưới 1 năm 5 1 76 Từ 1-3 năm 48 190 242 Không xác định thời hạn 87 84 85 Loại khác 21 34 43 Nhân viên người Hàn phái cử Tổng số 161 309 446 Nguồn: Báo cáo nhân sự tổng hợp Ngân hàng Woori Việt Nam Thống kê tình trạng nhân viên nghỉ việc, tỷ lệ so với tổng nhân viên tới 31/12/2019: Bảng 2.5. Nhân viên nghỉ việc tới 31/12/2019 Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Ghi chú Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số NV chính thức 156 308 318 Không bao gồm nhân viên thử việc Tổng số NV chính thức nghỉ việc. Trong đó: 13 8.33% 18 5.84% 33 10.38% - Tổng số NV nghỉ việc tự nguyện/ Tổng số NV nghỉ việc 13 100% 18 100% 33 100% 31/12/2017: có 2 người Hàn phái cử về nước do hết nhiệm kỳ - Tổng số NV chủ chốt nghỉ việc/ Tổng số NV nghỉ việc 3 23.08% 1 5.56% 2 6.06% Cấp trưởng phòng trở lên Nguồn: Báo cáo nhân sự tổng hợp Woori Bank Việt Nam Thông qua quá trình tìm hiểu, điều tra và khảo sát, những nguyên nhân chính dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc tại ngân hàng chúng tôi chủ yếu là lý do cá nhân như: đi du học; chuyển địa điểm sinh sống, gia đình chuyển chỗ ở ... và một số ít muốn thay đổi công việc. Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc so với tổng số nhân viên ở mức trên dưới 10%, theo chúng tôi tự đánh giá là ở mức thấp. Tỷ lệ nhân viên chủ chốt nghỉ rất thấp, phần lớn liên quan đến chế độ phái cử của Ngân hàng mẹ tại Hàn Quốc. 63 Thêm vào đó, chúng tôi luôn có danh sách sắp xếp các nhân viên làm việc dự phòng (back-up) cho từng vị trí tại từng bộ phận, số lượng người dự phòng (back-up) duy trì từ 1-2 người cho mỗi vị trí. Do vậy, việc nhân viên nghỉ việc hoặc khuyết một số vị trí chủ chốt không làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của các bộ phận liên quan. Tỷ lệ thay thế nhân viên nghỉ việc bằng nhân viên mới luôn đạt 100% (nói cách khác, 100% số nhân viên nghỉ việc được thay thế bằng nhân viên mới) với thời gian trung bình tìm kiếm nhân sự thay thế là khoảng 30 ngày. Đồng thời, để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của các bộ phận liên quan, chúng tôi cũng có quy định các nhân viên có ý định nghỉ việc phải báo trước từ 30-45 ngày (theo luật Lao động). Thời gian này cũng tương ứng với thời gian trung bình cần thiết để Ngân hàng tìm kiếm nhân sự thay thế. Để xác minh lai lịch nhân viên, Ngân hàng Woori Việt Nam thực hiện các biện pháp như: Trước khi tuyển dụng chính thức, chúng tôi kiểm tra thông tin ứng viên qua sơ yếu lý lịch có ảnh và xác nhận của địa bàn sinh sống; kiểm tra tư cách ứng viên thông qua việc gửi danh sách ứng viên được chọn sang Khối pháp chế để kiểm tra các ứng viên có nằm trong danh sách cảnh báo hay không (danh sách khủng bố, cấm vận, vv). Trong một số trường hợp, phòng Nhân sự liên hệ đơn vi ứng viên đang công tác để kiểm tra và xác nhận tính trung thực của hồ sơ ứng viên cung cấp. Trong quá trình làm việc, ngân hàng Woori Quy định cụ thể về việc luân chuyển cán bộ đảm bảo đúng người, đúng vị trí đồng thời ngăn ngừa các sự cố tài chính, hiện tượng xuống cấp đạp đức khi làm các công việc giống nhau trong một thời gian dài. Mặt khác ngân hàng khuyến khích nhân viên ngân hàng nghỉ phép đầy đủ cũng như đảm bảo về chế độ lương, thưởng, phúc lợi theo quy định của Luật Lao động. Thống kê, đánh giá về việc làm việc ngoài giờ tại Woori Bank Việt Nam (thực hiện tại các phòng ban hội sở chính của ngân hàng) 64 Bảng 2.6. Thống kê số giờ làm việc ngoài giờ của nhân viên # Khối/vị trí Số giờ làm thêm 2017 Số giờ làm thêm 2018 Số giờ làm thêm tính đến 31/12/2019 TỔNG (giờ) Tổng (giờ) Số NV Giờ/ người Tổng (Giờ) Số NV Giờ/ người Tổng (Giờ) Số NV Giờ/ người HỘI SỞ 5,647.35 75 773.63 6,767.24 136 540.83 3,114.16 214 190.87 15,528.75 1 Khối Tài chính Kế toán 1,180.22 8 147.53 1,554.19 13 119.55 702.91 19 37.00 3,437.32 2 Khối Pháp chế 702.76 5 140.55 595.87 6 99.31 208.67 7 29.81 1,507.30 3 Bộ phận Kiểm toán nội bộ 494.69 4 123.67 400.60 4 100.15 228.01 6 38.00 1,123.30 4 Khối Kinh doanh thẻ 715.30 20 35.77 542.51 38 14.28 174.18 30 5.81 1,431.99 5 Khối Hỗ trợ tín dụng 16.00 3 5.33 90.82 8 11.35 79.43 12 6.62 186.25 6 Khối Quản lý rủi ro 219.25 2 109.63 135.34 5 27.07 184.66 9 20.52 539.25 7 Khối Ngân hàng số 922.04 14 65.86 1,881.15 19 99.01 669.99 29 23.10 3,473.18 8 Khối Hỗ trợ hoạt động 894.93 10 89.49 1,260.28 23 54.79 732.92 86 8.52 2,888.13 9 Khối Phát triển kinh doanh 502.16 9 55.80 306.48 20 15.32 119.89 15 7.99 928.53 10 Khối Ngân hàng đầu tư - - - - - - 13.50 1 13.50 13.50 Chi nhánh 12,609.91 70 1,500.52 17,972.36 184 948.16 17,892.90 201 890.12 48,475.17 1 Tín dụng cá nhân 2,742.14 17 161.30 5,825.04 55 105.91 5,830.61 71 82.12 14,397.79 2 Tín dụng doanh nghiêp 1,986.07 15 132.40 4,084.44 52 78.55 4,630.18 48 96.46 10,700.69 3 Thẩm định - - - 31.33 1 31.33 110.17 2 55.09 141.50 4 Kho quỹ, báo cáo, kế toán - - - 65.00 1 65.00 139.00 1 139.00 204.00 5 GDV, Thủ quỹ 1,925.99 8 240.75 1,680.94 12 140.08 1,094.87 14 78.21 4,701.80 6 Quản lý 88.34 1 88.34 23.84 1 23.84 - - - 112.18 7 XNK, Tài trợ thương mại 2,683.98 14 191.71 2,753.16 24 114.72 2,739.45 24 114.14 8,176.59 8 Hành chính 523.50 2 261.75 431.57 2 215.79 168.85 1 168.85 1,123.92 9 Kiểm toán, tuân thủ 1,436.02 8 179.50 2,370.86 28 84.67 2,499.09 31 80.62 6,305.97 10 Ủy ban thành lập chi nhánh 1,223.87 5 244.77 706.18 8 88.27 680.68 9 75.63 2,610.73 Tổng 18,257.26 145 2,274.15 24,739.60 320 1,488.99 21,007.06 415 1,080.99 64,003.92 Nguồn: Báo cáo nội bộ Ngân hàng Woori Việt Nam 65 Việc làm thêm giờ hiện tại có xảy ra tại ngân hàng Woori Việt Nam tuy nhiên không thường xuyên và không phải toàn bộ nhân viên. Mức độ tập trung công tác phải làm ngoài giờ tại các đơn vị cũng không giống nhau. + Khối Tài chính-Kế toán: thường phải làm thêm vào cuối tháng do khối lượng giao dịch của khách hàng (chuyển tiền thanh toán, trả lương, v.v...) tập trung nhiều vào cuối tháng, đồng thời các bộ phận thuế, báo cáo cũng đến hạn kê khai, nộp. + Khối Hỗ trợ hoạt động: thường làm thêm vào cuối tháng do đến kỳ tính và trả lương nhân viên. + Khối Ngân hàng số: giờ làm thêm rải khắp trong tháng do yêu cầu phải có nhân viên trực hệ thống hàng ngày sau giờ làm việc + Các chi nhánh: ngân hàng mở cửa từ 8h30 nhưng nhân chi nhánh viên được yêu cầu phải đến sớm từ 8h hàng ngày để chuẩn bị tiếp đón khách hàng, và thời gian 30 phút này được tính là thời gian làm thêm. Trong mỗi đơn vị, đối tượng tập trung nhiều giờ làm thêm chủ yếu là các chức danh từ Asistant Manger (phó phòng), trưởng phòng, kế toán trưởng, quản lý chi nhánh, trưởng nhóm do tính chất và đặc thù công việc yêu cầu phải kiểm tra, kiểm soát sau các giao dịch trong ngày của nhân viên. Trong phần lớn các trường hợp đăng ký làm thêm giờ, nhân viên đều chủ động sức khỏe và tự nguyện, do đó Ngân hàng chúng tôi luôn tạo điều kiện tính phụ cấp làm thêm đầy đủ, hợp lý và không có tình trạng quá tải đối với nhân viên xảy ra. Đồng thời, để giải quyết tình trạng làm thêm giờ, Ngân hàng có những cách xử lý khác như: đề nghị nhân viên nghỉ bù, thường xuyên rà soát công việc của các bộ phận để xem xét tuyển dụng thêm nhân sự cho các vị trí xử lý số lượng công việc lớn; tăng cường cải tiến hệ thống, giảm thiểu các công việc thủ công để rút ngắn thời gian làm việc đồng thời rà soát lại các đầu công việc mỗi nhân viên đảm nhiệm để đảm bảo sắp xếp nhân lực hợp lý. Việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ nhân viên được thực hiện đúng theo trách nhiệm, quyền hạn và phân công công việc của từng vị trí, quy định cụ thể trong Chính sách phân công công việc của WRBVN. Mỗi vị trí đều có bảng mô tả chi tiết từng công việc mà mỗi người phụ trách, các nhân viên đều được biết, hiểu và thực hiện theo các mô tả này. 66 Tính đến thời điểm 31/12/2019, tại Ngân hàng chúng tôi chưa xảy ra trường hợp khiếu kiện nào của nhân viên liên quan đến công việc. Tuy nhiên, có phát hiện được hai sự kiện sai sót giao dịch xảy ra do lỗi của nhân viên; chưa phát hiện ra trường hợp gian lận nào liên quan đến khách hàng hay nhân viên. Cụ thể như sau: Bảng 2.7. Sự kiện sai sót giao dịch do lỗi nhân viên ngân hàng Hạng mục Sự kiện thứ 1 Sự kiện thứ 2 Tên sự kiện Chuyển tiền nhầm tài khoản Nostro của khách hàng gây tổn thất 1,483.33 USD cho ngân hàng Chậm nộp báo cáo thuế khiến ngân hàng chịu phạt 700 nghìn VND Ngày phát sinh 24/01/2018 20/05/2019 Ngày phát hiện 26/01/2018 27/05/2019 Ngày báo cáo 26/01/2018 05/08/2019 Chi tiết sự kiện Ngày 24/01/2018, nhân viên Back Office (BO) bộ phận Nguồn vốn gửi điện MT300 tới Anbinhbank để xác nhận giao dịch. Trong điện MT300, tại trường 57A nhân viên đó nhập Nostro của ngân hàng nhận là CHASUS33XXX thay vì PNBPUS3NNYC như deal ban đầu với đối tác (thực hiện bởi phòng Nguồn vốn). Khi Anbinhbank nhận được điện MT300, họ cũng không phát hiện ra sai sót này. Số tiền phải nộp thuế nhà thầu của chi nhánh Bình Dương tháng 05/2019 là 0, nhân viên bộ phậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_tac_quan_ly_rui_ro_hoat_dong_tai_ngan_hang_tnh.pdf
Tài liệu liên quan