Luận văn Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế

Phân tích nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nợ đọng BHXH, Tổng Giám

đốc Lê Bạch Hồng cho rằng: do cơ chế chính sách như chế tài xử lý vi phạm còn

nhiều bất cập (mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp); do quy định mức lãi

suất chậm đóng thấp hơn mức lãi vay ngân hàng nên đại bộ phận doanh nghiệp cố

tình nợ BHXH chấp nhận phạt để chiếm dụng quỹ, cơ quan BHXH không có chức

năng thanh tra, xử phạt vi phạm do đó khi kiểm tra phát hiện các đơn vị sử dụng lao

động vi phạm chỉ nhắc nhở. Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế xẫ hội thời gian

qua gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm, sản xuất đình đốn ; mặt khác

còn do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ sử dụng lao động và người lao động.

Nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT của người sử dụng lao động còn

hạn chế nhất là khu vực ngoài nhà nước; việc ký kết hợp đồng lao động chưa được

thực hiện đầy đủ, theo mùa vụ để trốn đóng BHXH; tiền lương, tiền công ghi trong

hợp đồng thấp hơn mức thực trả

pdf142 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên Huế hiện nay tổ chức thu BHXH cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành xác định những đối tượng hiện đang hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi mình quản lý. Các đơn vị tham gia đóng BHXH thuộc phân cấp quản lý của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế được phân chia thành 5 loại hình. Các cán bộ BHXH theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan BHXH đảm nhiệm công tác thu cho từng loại hình đơn vị. 05 loại hình đơn vị bao gồm: - Doanh nghiệp Nhà nước - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể - Ngoài công lập.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Bảng 2.6: Phân bổ cán bộ quản lý tính đến quý IV/2013 TT Loại hình Số đơn vị (đơn vị) Số cán bộ (người) 1 DNNN 97 2 2 DNĐTNN 58 2 3 DNNQD 37 2 4 HS, Đảng, Đoàn & NCL 241 3 Tổng số 433 9 Nguồn: BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế Tính đến quý IV/2013, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có 09 viên chức phụ trách công tác thu cho 433 đơn vị trên địa bàn tỉnh . Vậy, bình quân 01 cán bộ thu phải quản lý hơn 48 đơn vị . Trong đó, loại hình Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn có số lượng đơn vị lớn nhất (239 đơn vị), loại hình ngoài công lập có 02 đơn vị với tổng số phải thu là 34.803 triệu đồng nhưng chỉ có 03 viên chức đảm nhiệm quản lý. Loại hình này có số thu khá ổn định trong khi các loại hình doanh nghiệp còn lại đặc biệt là loại hình Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có tình hình lao động và tiền lương phức tạp. Thêm vào đó, có những doanh nghiệp luôn cố tình lợi dụng kẽ hở để lách luật như kê khai không đúng tiền lương tiền công thực tế cho NLĐ, kê khai không đủ số lượng NLĐ tham gia BHXH, chậm đóng, nợ tiền BHXH. Khối lượng công việc lớn, phức tạp trong khi lực lượng cán bộ quản lý còn quá mỏng, tạo áp lực, khó khăn cho các cán bộ thu tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì thế, bên cạnh việc trau dồi nắm vững nghiệp vụ thông qua các khóa tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thu, cần tăng cường thêm nhiều cán bộ vững chuyên môn để theo dõi chặt chẽ, sát sao hơn nữa đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh. 2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra BHXH Công tác kiểm tra được thực hiện nhằm xác định xem quá trình quản lý đối tượng tham gia, quản lý quỹ lương của các đơn vị và quản lý tiền thu BHXH có được thực hiện đúng quy định hay không. Công tác thanh kiểm tra được tiến hành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 trong nội bộ của cơ quan BHXH, nội bộ của đơn vị SDLĐ theo định kỳ: quý, 6 tháng đầu năm, 9 tháng, một năm. Trong những năm qua, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đi vào nề nếp. Từ năm 2011 đến 2013 BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức và phối hợp với các sở ban ngành tiền hành 106 cuộc kiểm tra. Thông qua công tác kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm luật BHXH, chủ yếu là việc kê khai không đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH, kê khai mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương thực tế, ký hợp đồng nhiều lần dưới 3 tháng để né tránh việc đóng BHXH cho người lao động. Bảng 2.7: Tình hình kiểm tra đóng BHXH của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: lần Năm Hình thức 2011 2012 2013 Kiểm tra định kỳ 8 14 20 Kiểm tra đột xuất 6 12 14 Kiểm tra liên ngành 4 10 18 Tổng cộng 18 36 52 Nguồn: phòng kiểm tra của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng số lần các cuộc kiểm tra tăng qua 3 năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế càng ngày càng chú trọng đến công tác kiểm tra hoạt động thu BHXH của các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào chương trình kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, giám đốc BHXH tỉnh trình lên UBND tỉnh ra quyết định kiểm tra. BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở lao động – Thương binh & xã hội để tiến hành các cuộc kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất các đơn vị có biểu hiện vi phạm luật BHXH. Nhìn chung, công tác thanh tra kiểm tra tiến hành khá ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 thường xuyên nhưng còn mang tính hình thức. Các cơ quan thuế thu tốt là nhờ có chức năng thanh tra, xử phạt. Trong khi đó, cơ quan BHXH chỉ có chức năng kiểm tra. Vì vậy, tính răn đe đối với những DN chây ỳ đóng BHXH còn hạn chế. Kết quả là tình trạng nợ đọng vẫn diễn ra, số DN nợ và nợ tồn đọng vẫn còn cao. Đây luôn là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội nói chung và ngành BHXH nói riêng. * Tình hình nợ đọng BHXH Bảng 2.8: Tình hình nợ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế Loại hình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số nợ (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số nợ (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số nợ (triệu đồng) Tỷ lệ (%) DNNN 85 1,6 11 0,1 36 0,3 DNVĐTNN 279 5,2 529 5,9 578 4,6 DNNQD 4.725 87,4 7.895 87,5 10.919 87,1 HS, Đảng, Đoàn 316 5,8 583 6,5 1.003 8 NCL - - - - - - Tổng cộng 5.405 100 9.018 100 12.536 100 Nguồn: BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng: số nợ đọng BHXH bắt buộc đều tăng qua các năm. Từ năm 2011, số nợ là 5.405 triệu đồng thì đến năm 2013 số nợ đã lên đến 12.536 triệu đồng, tăng 2,3 lần qua 3 năm. Khối DNNN và khối DNVĐTNN chiếm tỷ lệ nợ nhỏ nhất trong tổng số nợ so với các loại hình khác. Trong đó, số nợ BHXH của khối DNNN trong năm 2011, là 85 triệu đồng, chiếm 1,6% tổng số nợ. Đến năm 2013, số nợ là 36 triệu đồng chiếm 0,3% trong tổng số nợ. Đối với DNVĐTNN, tổng số nợ đọng BHXH bắt buộc của năm 2011 là 279 triệu đồng chiếm 5,2% tổng số nợ BHXH và đến năm 2013 số nợ của loại hình này là 578 triệu đồng, chiếm 4,6%. Điều này cho thấy, hầu hết các DNNN và DNVĐTNN đều thực hiện khá nghiêm túc và đúng quy định về đóng tiền BHXH. DNNQD chiếm tỷ lệ nợ lớn nhất trong tổng số nợ hàng năm. Từ năm 2011, loại hình doanh nghiệp này có số nợ là 4.725 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 87,4 % tổng số nợ và đến năm 2013 số nợ lên tới 10.919 triệu đồng chiếm 87,1% tổng số ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 nợ. Như vậy, có thể nói việc nợ đọng BHXH đang diễn ra chủ yếu ở khối DNNQD. Vì đây là khối có nhiều loại hình công ty sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động phức tạp. Khối HS, Đảng, Đoàn có số nợ BHXH lớn thứ hai sau khối DNNQD. Từ năm 2011 số nợ BHXH của loại hình này là 316 triệu đồng thì đến năm 2013, số nợ lên đến 1.003 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 8%. Các đơn vị thuộc loại hình này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng do nguồn ngân sách chuyển về chậm nên chưa thực hiện nộp BHXH đúng quy định. Bảng 2.9. Tình hình nợ đọng BHXH tại các DNNQD Ngành Nghề Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tháng nợ BQ (tháng) Số nợ (triệu đồng) Tỷ lệ nợ (%) Số tháng nợ BQ (tháng) Số nợ (triệu đồng) Tỷ lệ nợ (%) Số tháng nợ BQ (tháng) Số nợ (triệu đồng) Tỷ lệ nợ (%) XD 22 2.222 47 25,5 3.587 45,4 21,8 5.001 45,8 TM-DV 11,7 1.623 34.3 16,7 2.502 31,7 21,2 3.599 33 SX-CB 5,5 880 19 5,9 1.806 22,9 5,3 2.319 21,2 Tổng cộng 39.2 4.725 100 48,1 7.895 100 48,3 10.919 100 Nguồn: BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng 2.9, ta thấy các DNNQD hoạt động trong ngành xây dựng có số tiền nợ đọng lớn nhất so với các ngành nghề khác. Từ năm 2011 số nợ của ngành này là 2.222 triệu đồng thì đến năm 2013 số nợ đọng đã lên tới 5.001 triệu đồng chiếm 45,8% tổng số nợ. Số tháng nợ bình quân của ngành này cũng cao hơn so với các ngành khác từ 22 đến 25 tháng. Nguyên nhân của thực trạng này là do các doanh nghiệp trong ngành xây dựng chịu áp lực lớn như thiếu vốn, giá vật tư tăng cao, các công trình, dự án xây dựng ngày càng ít và chậm giải ngân công nhân thiếu việc làm, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Các DN hoạt động trong lĩnh vực Thương mại & Dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ nợ khá cao. Từ năm 2011 số nợ của ngành này là 1.623 triệu đồng thì đến năm 2013 số nợ là 3.599 chiếm 33% so với tổng số nợ. Số tháng nợ bình quân trong khoảng từ 12 đến 21 tháng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc của ngành Sản xuất và Chế biến là thấp hơn so với các ngành nghề khác tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Từ năm 2011, số nợ là 880 triệu đồng thì đến năm 2013 con số này là 2.319 triệu đồng, chiếm 21,2 % tổng số nợ. Số tháng nợ bình quân là từ 5 đến 6 tháng. Phân tích nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nợ đọng BHXH, Tổng Giám đốc Lê Bạch Hồng cho rằng: do cơ chế chính sách như chế tài xử lý vi phạm còn nhiều bất cập (mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp); do quy định mức lãi suất chậm đóng thấp hơn mức lãi vay ngân hàng nên đại bộ phận doanh nghiệp cố tình nợ BHXH chấp nhận phạt để chiếm dụng quỹ, cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm do đó khi kiểm tra phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm chỉ nhắc nhở. Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế xẫ hội thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm, sản xuất đình đốn; mặt khác còn do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ sử dụng lao động và người lao động. Nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT của người sử dụng lao động còn hạn chế nhất là khu vực ngoài nhà nước; việc ký kết hợp đồng lao động chưa được thực hiện đầy đủ, theo mùa vụ để trốn đóng BHXH; tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng thấp hơn mức thực trả. * Tình trạng thất thu BHXH Mặc dù hàng tháng, bộ phận thu đã tích cực giảm sát đôn đốc nhắc nhở và quản lý chặt chẽ số lao động tăng giảm hàng tháng và quỹ tiền lương của các đơn vị nhưng các đơn vị vẫn cố tình lách luật để trốn đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội, dẫn đến tình trạng thất thu BHXH. Đây là một vấn đề gây bức xúc cho toàn xã hội nói chung và ngành BHXH nói riêng. Dưới đây là số tiền thất thu tính được trong năm 2013 dựa vào báo cáo kiểm tra liên ngành BHXH. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.10. Tình trạng thất thu BHXH bắt buộc tính đến quý IV/2013 Loại hình Số kế hoạch Số kiểm tra Số tiền thất thu (triệu đồng) Số LĐ (người) Tổng quỹ lương (triệu đồng) Tổng số nộp (triệu đồng) Số LĐ (người) Tổng quỹ lương (triệu đồng) Tổng số phải nộp (triệu đồng) DNNN 16.638 143.618 34.468 22.890 196.854 47.244 12.776 DNVDTNN 11.797 99.957 23.989 11.861 100.818 24.196 207 DNNQD 3.874 31.339 7.521 12.087 97.904 23.496 15.975 HS,Đảng,Đoàn 13.100 138.860 33.326 13.100 138.860 33.326 0 Ngoài CL 136 1.102 264 136 1.102 264 0 Tổng số 45.545 414.876 99.568 60.074 535.538 128.526 28.958 Nguồn: Phòng Kiểm tra BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng số liệu ta thấy số tiền thất thu BHXH bắt buộc năm 2013 ở mức cao là 28.958 triệu đồng trong đó chủ yếu tập trung ở DNNQD và DNNN. Hai loại hình này có số tiền thất thu cao nhất với 12.776 triệu đồng và 15.975 triệu đồng. Khu vực Hành chính sự nghiệp Đảng Đoàn và khu vực ngoài công lập thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Luật BHXH. Trong đó, khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn bao gồm các cơ quan có nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước nên thường rất ổn định nên các đơn vị thuộc khu vực này. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lao động lớn, số thu lớn nhưng số tiền thất thu của các doanh nghiệp này lại ít hơn so với các khu vực khác. Điều này cho thấy ý thức chấp hành Luật BHXH của các doanh nghiệp này tốt hơn các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Nguyên nhân của tình trạng thất thu trên đó là: + Doanh nghiệp kê khai không đúng số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH + Doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động bằng cách ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ, kéo dài thời gian học việc của NLĐ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 + Doanh nghiệp đăng ký quỹ lương thấp hơn so với thực tế trả cho người lao động. các doanh nghiệp không đưa vào các khoản phụ cấp của NLĐ vào danh sách các khoản trích nộp BHXH, không báo tăng mức nộp BHXH cho NLĐ khi NLĐ được tăng lương. Tình hình kinh tế xã hội ngày càng khó khăn, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, lạm phát và khủng hoảng kinh tế tác động rất lớn đến tình hình tài chính của các DNNQD. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ đọng BHXH và tình trạng thất thu BHXH. Trên thực tế, việc chậm đóng, trốn đóng, đóng không đủ BHXH cho NLĐ còn do đơn vị, doanh nghiệp chây ì, cố tình nợ dây dưa. Các doanh nghiệp đã cố tình chiếm dụng vốn để phục vụ cho mục đích khác bởi lãi suất chậm nộp BHXH thấp hơn so với lãi suất của ngân hàng. 2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC BHXH VỀ QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngoài việc tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc dựa trên những nguồn số liệu thứ cấp khách quan được thu thập tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các nguồn tài liệu khác của niên giám thống kê của tỉnh, các giáo trình, báo chí tôi tiến hành khảo sát các CBVC BHXH, dựa trên những đánh giá chủ quan của họ về các nội dung của công tác quản lý thu BHXH. 2.4.1. Thiết kế bảng hỏi Để đánh giá công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Ngoài việc tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu hiện nay, luận văn đã sử dụng phiếu khảo sát CBVC BHXH theo các tiêu chí như:  Sự tuân thủ của các đơn vị tham gia BHXH  Sự hài lòng về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH  Sự phù hợp của công tác quản lý mức thu BHXH  Sự hài lòng về công tác thông tin, tuyên truyền  Sự phù hợp của công tác thanh tra, kiểm tra BHXH Dựa trên các tiêu chí đó, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi gồm 20 câu hỏi cho các CBVC BHXH nhằm biết được sự đánh giá của nhóm khảo sát. Trong đó, 17 câu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 hỏi liên quan đến đánh giá của các CBVC BHXH về các hoạt động của công tác quản lý thu BHXH, 1 câu hỏi đánh giá chung về sự phù hợp của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế và 3 câu hỏi về mức độ tuân thủ Luật BHXH của các đơn vị. Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert với 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý. Những câu hỏi được sử dụng khảo sát là những câu hỏi đã được điều chỉnh sao cho dễ hiểu, dễ trả lời và phù hợp với thực tế. 2.4.2. Thiết kế mẫu Chúng tôi tiến hành phát ra 17 phiếu đối cho các cán bộ viên chức BHXH. Tổng số phiếu được đưa vào phân tích bằng công cụ SPSS là 17 phiếu. 2.4.3. Thông tin tổng hợp về mẫu khảo sát * Thông tin về cán bộ viên chức BHXH  Nhóm tuổi Cán bộ viên chức trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc và cán bộ kiểm tra tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối trẻ. Nhóm tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 9 cán bộ chiếm tỷ lệ là 52,9%, chủ yếu là các cán bộ trẻ mới được tuyển dụng. Nhóm này sẽ là lực lượng cán bộ nồng cốt của BHXH tỉnh trong tương lai bởi trẻ tuổii và ham học hỏi nên sẽ đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và lâu dài của ngành BHXH. Nhóm tuổi từ 36 đến 50 tuổi gồm có 6 cán bộ chiếm tỷ lệ là 35,3%. Nhóm tuổi này là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên do tuổi tác nên cũng thiếu sự nhạy bén trước những thay đổi của chính sách nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Trong toàn thể cán bộ của BHXH tỉnh thì có 02 người từ 50 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 11,8%, chủ yếu công tác tại phòng kiểm tra. Hiện tại thì đây là những cán bộ rất giàu nhiệt huyết, am hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ và đóng góp rất nhiều công sức cho công tác quản lý thu BHXH của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế.  Giới tính Trong tổng số 17 cán bộ phản hồi phỏng vấn thì số nam là 06 người chiếm đến 35,3% và 64,7% là nữ với 11 người. Do đặc thù của công việc nên đa phần cán bộ ở BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế là nữ giới. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 57  Trình độ học vấn Trong số 17 CBVC được điều tra phỏng vấn, 100% đều có bằng đại học.  Bộ phận công tác Chúng tôi tiến hành khảo sát 17 cán bộ thuộc các phòng liên quan trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm: Phòng thu và Phòng Kiểm tra. Trong đó, phòng thu có 09 người, chiếm 52,9% và phòng kiểm tra có 8 người chiếm 47,1% trong tổng số điều tra. Bảng 2.11: Thông tin mẫu khảo sát về CBVC BHXH STT Nhóm Số phiếu % 1 2 3 4 5 Giới tính Nữ Nam Tuổi Từ 22-35 tuổi Từ 36-50 tuổi Trên 50 tuổi Thời gian công tác < 5 năm Từ 5 – 10 năm > 10 năm Trình độ học vấn Đại học Bộ phận công tác Phòng Kiểm tra Phòng Thu TỔNG 11 6 9 6 2 4 11 2 17 8 9 17 64,7 35,3 52,9 35,3 11,8 23,5 64,7 11,8 100 47,1 52,9 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 2.4.4. Đánh giá của cán bộ viên chức BHXH về mức độ tuân thủ luật BHXH của các đơn vị Lợi dụng kẽ hở về quy định của pháp luật BHXH, một số doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH dưới nhiều hình thức như đăng ký số người lao động không đúng thực tế, kê khai mức lương thấp hơn thực tế v..vv. Đứng dưới góc độ người quản lý, tôi đã lấy ý kiến đánh giá của CBVC BHXH về vấn đề này. Kết quả phỏng vấn được xử lý với những câu hỏi được mã hóa như sau: C6. Bao nhiêu % đơn vị kê khai mức lương thấp hơn so với thực tế. C7. Bao nhiêu % đơn vị đóng BHXH không đủ số người lao động thuộc diện tham gia đóng BHXH bắt buộc C8. Bao nhiêu % đơn vị chậm đóng BHXH trên địa bàn tỉnh. Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của cán bộ về mức độ tuân thủ pháp luật BHXH của các đơn vị Câu hỏi Ý kiến đánh giá < 20% 21% - 40% 41% - 60% SL % SL % SL % C6 5 29,4 9 52,9 3 17,6 C7 5 29,4 6 35,3 6 35,3 C8 4 23,5 3 17,6 10 58,8 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 - Đơn vị kê khai mức lương thấp hơn mức lương thực tế Ở câu hỏi này, theo bảng phân tích chúng ta thấy mức độ kê khai mức lương thấp hơn thực tế dưới 20% là 29,4% và từ 21 đến 40% là 52,9%, từ 41 đến 60% là 17,6%. Điều này cho thấy, cán bộ viên chức BHXH nhận định rằng số lượng đơn vị kê khai mức lương thấp hơn mức lương thức tế hiện nay là khá cao và tập trung ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực tế cho thấy, đối với các cán bộ công chức viên chức làm việc trong khu vực Hành chính Sự nghiệp, Đảng, đoàn thể được trả lương theo mức lương quy định của Nhà nước. Nhưng đối với những ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 người lao động làm việc ở khối ngoài Nhà nước đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì người sử dụng lao động quy định mức lương trả cho người lao động ghi trên hợp đồng và mức lương này luôn thấp hơn so với mức lương thực tế mà người lao động được nhận. Trong khi đó, tiền đóng BHXH được tính theo mức lượng ghi trên hợp đồng lao động. Vì vậy mà người lao động chỉ được đóng BHXH ở mức thấp, dẫn đến mức hưởng thấp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi về lâu dài của người lao động. - Đơn vị kê khai không đủ số lượng người lao động thuộc diện tham gia BHXH Theo kết quả phân tích ở trên, mức độ kê khai số lượng người lao động thấp hơn so với thực tế trong khoảng từ 41% đến 60% và từ 21% đến 40% là 35,3%, dưới 20% là 29,4%. Như vậy, cán bộ viên chức BHXH đánh giá mức độ vi phạm ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh là khá cao tập trung ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, tình trạng các doanh nghiệp tư nhân và ngay cả doanh nghiệp nhà nước cũng gian lận trong việc kê khai số lượng lao động tham gia BHXH xảy ra khá phổ biến. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mức lương trả cho NLĐ do Nhà nước quy định vì vậy để giảm số tiền đóng BHXH họ chỉ còn cách giảm số lao động tham gia BHXH. Hành vi này dẫn đến tình trạng thất thu BHXH trong suốt thời gian dài. - Đơn vị chậm đóng tiền BHXH Về vấn đề này, 58,8% CBVC BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng có khoảng 41% đến 60% số đơn vị chậm nộp tiền BHXH, 23,5% cán bộ cho rằng số đơn vị vi phạm điều này chỉ dưới 20% và 17,6% đánh giá mức độ vi phạm trong khoảng từ 21% đến 40%. Việc chậm nộp tiền BHXH đang là hành vi vi phạm luật BHXH diễn ra thường xuyên ở trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do mức lãi phạt nộp chậm là 0,988%/tháng (11,6%/năm) [4], quá thấp so với lãi suất vay ngân hàng. Vì vậy, các đơn vị chiếm dụng tiền BHXH làm vốn sản xuất kinh doanh còn hơn đi vay ngân hàng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 2.4.5. Đánh giá của cán bộ viên chức BHXH về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH C9. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH là đơn giản và dễ thực hiện C10. Các mẫu biểu thu BHXH hiện nay là phù hợp. C11: Quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là phù hợp C12. Cán bộ thu BHXH nắm rõ số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực tế trên địa bàn. C13. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các sở ban ngành trong điều tra số đơn vị tham gia BHXH thực tế trên địa bàn. Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá CBVC BHXH về công tác quản lý đối tượng Câu hỏi Ý kiến đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % C9 0 0 0 0 10 58,8 7 41,2 0 0 C10 0 0 11 64,7 6 35,3 0 0 0 0 C11 4 23,5 13 76,5 0 0 0 0 0 0 C12 0 0 14 88,4 3 17,6 0 0 0 0 C13 0 0 5 29,4 12 70,6 0 0 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 - Về thủ tục đăng ký tham gia BHXH Theo kết quả số liệu ở trên, ta thấy 58,8% cán bộ cho rằng thủ tục đăng ký tham gia BHXH hiện nay bình thường và 41,2% cán bộ đánh giá thủ tục đăng ký tham gia BHXH là đơn giản và dễ thực hiện. Vì vậy, nhìn chung đại đa số cán bộ đều cho rằng thủ tục đăng ký tham gia BHXH là khá đơn giản và dễ thực hiện. - Về biểu mẫu thu và tờ khai BHXH Đánh giá về vấn đề này, 64,7% CBVC cho rằng biểu mẫu thu và tờ khai BHXH chưa thực sự phù hợp và 35,3% CBVC cho rằng biểu mẫu thu và tờ khai là bình thường, có thể sử dụng được. Từ khi đi vào hoạt động đến bây giờ, ngành BHXH đã thay đổi nhiều biểu mẫu thu để ngày càng tiện lợi dễ sử dụng cho các cán ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 bộ cũng như các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên phần lớn CBVC BHXH vẫn chưa thực sự hài lòng về hệ thống biểu mẫu thu hiện nay. - Về quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Dựa vào kết quả điều tra ta thấy, 76,5% CBVC không đồng ý với quy định về đối tượng tham gia BHXH hiện nay và 23,5% CBVC hoàn toàn không đồng ý về quy định này. Theo quy định hiện hành, “NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật lao động” thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Thực tế cho thấy quy định này đang tạo nhiều kẻ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng để lách luật như ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ để trốn đóng BHXH. Bên cạnh đó, diện bao phủ của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hiện nay chưa rộng dẫn đến tình trạng chưa khai thác hết tiềm năng và nguồn lực thu BHXH trên địa bàn. Vì vậy, cần có những quy định mới cụ thể, rõ ràng và bám sát tình hình thực tiễn hơn nữa để mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong thời gian tới. - Về việc nắm rõ số lượng lao động trên địa bàn Dựa vào số liệu trên, ta thấy 88,4% cán bộ viên chức BHXH tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng họ chưa nắm rõ số lượng lao động thuộc diên tham gia BHXH thực tế trên địa bàn tỉnh và 17,6% nắm khá rõ số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy đối với các cán bộ quản lý thu BHXH cho khối doanh nghiệp đang còn bị động trong quản lý số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH mà chủ yếu dựa trên danh sách đăng ký tham gia BHXH của các đơn vị nộp lên. Trong quá trình hoạt động, hầu như các doanh nghiệp viện ra nhiều lý do không báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp kịp thời. Do vậy, các cơ quan chức năng và cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê lao động và quỹ tiền lương,dẫn đến tình trạng không khai thác hết tiềm năng thu BHXH. Trong khi đó, các đơn vị thuộc khu vực Hành chính, Sự nghiệp, Đảng, Đoàn và Ngoài công lập thể đều thực hiện nghiêm túc việc kê khai số lượng lao động nên các cán bộ quản lý thu nắm rõ về số lượng lao động tham gia BHXH thuộc 2 khu vực này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 - Về việc phối hợp giữa cơ quan BHXH với các Sở ban ngành trong việc điều tra số đối tượng tham gia BHXH thực tế trên địa bàn. 29,4% cán bộ viên chức BHXH đánh giá rằng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các sở ban ngành về vấn đề này và 70,6% đánh giá sự phối hợp ở mức bình thường. Thực tế cho thấy, đã có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý lao động như cơ quan thuế, Sở Lao động thương binh Xã hội, Sở Kế hoạch đầu tư để nắm số đơn vị đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, các cơ quan này chưa thực sự hợp tác, phối hợp một cách tích cực và chặt chẽ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. 2.4.6. Đánh giá của cán bộ viên chức BHXH về công tác quản lý mức thu BHXH C14. Quy định về mức thu BHXH bắt buộc hiện nay là phù hơp C15. Quy định thời gian đóng BHXH bắt buộc hiện nay là phù hợp. C16. Quy định về phương thức thu BHXH hiện nay là phù hợp C17. Việc quản lý quỹ lương của doanh nghiệp rất phức tạp Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của CBVC về Công tác quản lý mức thu Câu hỏi Ý kiến đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % C14 0 0 0 0 7 41,2 10 58,8 0 0 C15 0 0 0 0 7 41,2 10 58,8 0 0 C16 0 0 0 0 3 17,6 11 64,7 3 17,6 C17 0 0 0 0 1 5,9 10 58,8 6 35,3 Nguồn:Số liệu điều tra năm 2013 - Về quy định mức thu BHXH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcong_tac_quan_ly_thu_ba_o_hie_m_xa_ho_i_bat_buoc_tai_bhxh_tinh_thua_thien_hue_0764_1909194.pdf
Tài liệu liên quan