MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 4
3. Ý nghĩa của nghiên cứu. 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 11
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 11
6. Phạm vi nghiên cứu. 12
7. Câu hỏi nghiên cứu . 12
8. Giả thuyết nghiên cứu . 12
9. Phương pháp nghiên cứu. 12
PHẦN NỘI DUNG . 18
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.18
1.1. Các khái niệm công cụ . 18
1.1.1. Công tác xã hội . 18
1.1.2. Nhân viên Công tác xã hội. 21
1.1.3. Sức khỏe tâm thần . 23
1.1.4. Bệnh tâm thần . 25
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu . 26
1.2.1. Lý thuyết nhận thức hành vi. 26
1.2.2. Lý thuyết vai trò . 28
1.2.3. Lý thuyết hệ thống . 31
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 33
1.3.1. Quá trình hình thành. 33
1.3.2.Nhiệm vụ chức năng. 34
1.3.3. Cơ cấu tổ chức . 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ
NHU CẦU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
HẢI DƢƠNG . 392.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện tâm thần Hải
Dƣơng . 39
2.2. Nhu cầu hoạt động công tác xã hội của bệnh viện tâm thần Hải
Dƣơng . 48
2.2.1. Nhu cầu của người nhà bệnh nhân về vai trò NVCTXH . 48
2.2.2. Nhu cầu của bệnh viện về vai trò NVCTXH . 61
2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải
Dƣơng . 64
2.3.1. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người hỗ trợ. 66
2.3.2. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn71
2.3.3. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người kết nối, trung gian . 72
2.3.4. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người biện hộ. 74
128 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức sống thấp, trong nhà có người mắc
bệnh nên kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn. Khi được hỏi thì có tới 92% số
các gia đình có khó khăn về kinh tế, tài chính hay vật chất. Thậm chí có
50
những gia đình khi đi khám bệnh không có tiền còn phải đi vay người thân họ
hàng để có tiền khám chữa.
“Kinh tế nhà cô á, nhà cô làm gì có tiền, đi khám bệnh thế này không
có cô phải đi vay họ hàng, người thân. Rồi khi nào có thì trả sau”.(PVS bà
N.T.C, 51 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện Bình Giang).
Và có những gia đình phải bán đi một phần tài sản để có tiền lo thuốc
thang như một người nhà bệnh nhân chia sẻ:
“Nói chung cũng không có em ạ. Bố chị tự nhiên đâm bệnh mất trí, bảo
hiểm lại chi trả có 30% viện phí nên trước khi nhập viện nhà phải bán đi lợn
gà ở quê để lo tiền viện phí đấy”(PVS chị H.T.V, 31 tuổi, người nhà bệnh
nhân xã Thạch Khôi).
Thậm chí có người bệnh và gia đình bệnh nhân hoàn toàn không có
kinh tế.
“Có trường hợp nhà chỉ còn có 2 chị em, bố mẹ mất sớm, tuổi cao.
Trước cô chị bị bệnh động kinh thì cô em là người chăm nuôi. Vì không có
tiền nên cô em phải vay hội phụ nữ 8 triệu. Giờ đến lượt cô em lại bị động
kinh, tiền sinh hoạt ăn uống còn không đủ nói gì đến tiền trả nợ. Hội phụ nữ
xã nhà cô ấy còn đến tận bệnh viện để kiểm tra”(PVS chị H.T.M, 27 tuổi,
Điều dưỡng khoa 1)
Rất ít những gia đình tự lo được chi phí khám bệnh:
“Cũng không quá khó khăn vì bố anh có bảo hiểm chi trả 100%. Mình
chỉ mất tiền thuốc thang và đi lại thôi. Nói chung về kinh tế thì gia đình anh lo
được”(PVS anh H.C.T, 37 tuổi, người nhà bệnh nhân ở thành phố Hải Dương).
Trong tổng số 50 người được phỏng vấn thì trong đó các gia đình:
Không đủ tiền chi trả viện phí chiếm 70%.
Không đủ tiền mua thuốc điều trị chiếm 17%.
Không đủ tiền phục vụ sinh hoạt hằng ngày và đi lại chiếm 13%
51
Phần lớn khó khăn của những gia đình là không đủ tiền chi trả viện phí
vì đây là một số tiền lớn. Nếu không được bảo hiểm chi trả thì người nhà
bệnh nhân phải tự chi trả 100%. Với những gia đình nông dân thì rất khó để
họ có thể làm được như vậy.
Với những gia đình có khó khăn về việc mua thuốc và phục vụ sinh
hoạt hàng ngày thì có thể nói đây là những gia đình đang gặp khó khăn rất lớn
về kinh tế và họ đã có khó khăn trong việc chi trả viện phí. Quá trình điều trị
lâu dài cộng với việc họ là những gia đình chính sách, lại ở vùng nông thôn
nên vấn đề khó khăn về chi phí sinh hoạt đi lại cũng được coi là dễ hiểu. Như
với trường hợp người nhà một bệnh nhân:
“Nhà anh tận Chí Linh - Kinh Môn lên đây cơ. Nhà không có xe máy
anh phải đi xe bus thậm chí phải đi xe đạp. Nhà nghèo lại bố đi viện từ năm
2012 đến giờ nên giờ lo lắng lớn nhất của anh là vấn đề kinh tế. Nhiều khi
còn không đủ tiền mua thức ănThỉnh thoảng bệnh ông không phát thì ở nhà
gia đình còn lo được, chứ lên viện thế này thì gia đình cũng vất vả chạy từng
đồng một”(PVS anh V.H.N, 41 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện Tứ Kỳ).
Biểu 2.5: Khó khăn về kinh tế của gia đình bệnh nhân
70%
17%
13%
Không đủ tiền chi trả viện phí
Không đủ tiền mua thuốc điều
trị
Không đủ tiền phục vụ sinh
hoạt hằng ngày và đi lại
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)
52
Nói chung khi gia đình có người bị bệnh đặc biệt bệnh tâm thần thì rất
tốn kém tài chính. Bởi đây là căn bệnh phải điều trị lâu dài thậm chí cả đời.
Hơn nữa, bệnh nhân tâm thần nặng bắt buộc phải có người chăm nuôi. Đã
người bị bệnh không làm ra được kinh tế, nay lại mất thêm một người nữa
không tạo ra thu nhập. Vì thế chỉ những gia đình khá giả mới không cảm thấy
khó khăn, còn những gia đình ở nông thôn, lao động chân tay là chính thì kinh
tế là một vấn đề đáng lo lắng đối với họ. Cũng may mắn là nhà nước có chính
sách cứu trợ xã hội đối với những người mắc bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối
loạn tâm thần, đã chữa nhiều lần nhưng không khỏi hoặc gia đình có người
mắc bệnh động kinh, tâm thần được xét vào diện nghèo, cận nghèo thì được
hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Sự hỗ trợ này phần nào cũng làm giảm đi
gánh nặng về kinh tế cho gia đình họ. Thực sự nếu không có đủ kinh tế để
khám chữa bệnh, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân đều gặp rất nhiều khó
khăn. Đôi khi phải đầu hàng trước số phận.
“Nếu xã không xét cho gia đình cô chú là hộ nghèo được hỗ trợ vài
trăm nghìn một tháng, miễn giảm các thứ thuế nông nghiệp thì chắc cô và chú
đã từ chối điều trị rồi. Đi viện tốn kém lắm! Cô còn nợ một vài khoản vay cho
chú đi viện mà giờ chưa trả được đây cháu ạ”(PVS chị Đ. T. M, 45 tuổi,
người nhà bệnh nhân huyện Kinh Môn).
Chính vì thế các gia đình bệnh nhân đều mong muốn nhận được hỗ trợ
về vật chất để họ có thêm khoản tiền lo viện phí cho bệnh nhân.
“Cháu nhà cô bị thần kinh 6 năm nay rồi. Hiện thì vẫn phải ở viện.
Nhưng nhà cô hoàn cảnh lắm! Chú nhà cô là người khuyết tật, cô còn 2 cháu
nhỏ ở nhà đang tuổi ăn tuổi học. Kinh tế gia đình không có nên cô rất mong
bệnh viện và các cơ quan chức năng có thể giúp đỡ gia đỡ, hỗ trợ kinh tế để
cô có điều kiện chăm sóc bệnh nhân tốt hơn”(PVS cô V.T.M.K, 36 tuổi,
người nhà bệnh nhân huyện Cẩm Giàng).
53
Và đôi khi sự trợ giúp ấy còn giúp các bệnh nhân có được những bữa
cơm ngon, giàu dinh dưỡng, giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe.
“Gia đình bà không có điều kiện nên đi mua thức ăn lần nào cũng gọi
suất ít tiền nhất cháu ạ! Nó ăn uống thiếu chất nên người gầy quá mà bà cũng
chẳng biết làm cách nào cả. Thương cháu thì thỉnh thoảng mang cho cháu
chục trứng gà đẻ lên thôi. Bà chỉ mong được bệnh viện hỗ trợ để cháu bà
được ăn ngon hơn thôi”(PVS bà N.T.C, 65 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện
Chí Linh).
Chính vì vậy các gia đình bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cần
NVCTXH hỗ trợ giải quyết vấn đề về kinh tế bằng các biện pháp như miễn
giảm viện phí, kêu gọi tài trợ, hỗ trợ vật chất, đồ dùng, dụng cụ..vv. Nhu cầu
này rất chính đáng nên đây là hoạt động cần được bệnh viện xây dựng, phát
triển sớm trong thời gian tới. Để có thể làm được điều này, tổ CTXH cần xây
dựng kế hoạch về việc hỗ trợ vật chất, trình giám đốc để có thể giúp người
bệnh kinh phí chữa bệnh giúp họ an tâm điều trị.
2.2.1.2. Nhu cầu tâm lý
Đây là khó khăn chiếm tỷ lệ cao trong các khó khăn khi người bệnh và
gia đình bệnh nhân tới khám và điều trị tại bệnh viện tâm thần Hải Dương.
Khó khăn về tâm lý ở đây được thể hiện theo hai khía cạnh đó là: Khó khăn
về chính tâm lý người nhà bệnh nhân khi gia đình có người mắc chứng tâm
thần (chiếm 70%) và khó khăn trong việc gia đình người bệnh không nắm
được tâm lý người bệnh (chiếm 78%).
Bệnh tâm thần là một trong những rối loạn tiêu cực ảnh hưởng rất lớn
đến người bệnh và người nhà bệnh nhân bởi họ không tự điều khiển được cảm
xúc, suy nghĩ hoặc hành vi. Họ bị lệch chuẩn khỏi những chuẩn mực thông
thường, đi ngược lại với văn hóa và nhân cách. Bởi vậy áp lực đến chính
người bệnh và người nhà là rất cao.
54
Biểu 2.6: Khó khăn về tâm lý của ngƣời nhà bệnh nhân
100%
90%
92%
68%
32%
10%
0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%
Lo lắng
Sợ hãi
Buồn chán
Mất ngủ
Rối loạn ăn uống
Sốc tinh thần
(Nguồn nghiên cứu đề tài)
Những người được phỏng vấn họ đều cho rằng bản thân mình có những
khó khăn về tâm lý. Trong số đó 100% số người nói rằng họ cảm thấy lo lắng,
90% số người họ thấy sợ hãi, 92% số người họ cảm thấy buồn chán, 68% số
người họ bị mất ngủ trong khoảng thời gian đầu và ở mức độ cao hơn là rối
loạn ăn uống và sốc tinh thần chiếm 42%.
Họ cho biết khi người thân của mình mắc bệnh thì không tránh khỏi lo
lắng và sợ hãi.
“Gia đình cô có mỗi nó là con một. Thi đại học bị trượt tự nhiên đâm ra
trầm cảm. Khi cô cho nó xuống đây, biết kết quả hội chuẩn của bác sỹ. Cô bị
sốc nặng. Phải mất ăn ngủ khoảng một tháng vì lo nghĩ và tìm cách chữa khỏi
cho nó. Hiện giờ thì bệnh cũng đã được kiểm soát thế nhưng thỉnh thoảng em
nó vẫn còn chứng mất ngủ và sợ hãi. Cô vẫn phải xuống viện lấy thuốc cho
em”(PVS cô L.T.G, 50 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện Nam Sách).
“Ông nhà bà bị chứng mất trí. Chả nhớ được gì. Gia đình cho đi viện
không sợ ở nhà ông đi lang thang rồi lạc thì chết. Bà ở viện cả tháng buồn
lắm cháu ạ! Quanh đi quanh lại có mỗi cái phòng bé tí. Buồn thì ra sân, chán
55
thì vào nhà. Mãi mà chả hết ngày”(PVS bà Đ.T.B, 63 tuổi, người nhà bệnh
nhân huyện Tứ Kỳ).
Nhưng một số người lại có tâm lý chấp nhận.
“Lúc đầu thì chị cũng buồn thật thế nhưng lâu dần cũng thành quen.
Giờ chị là trụ cột gia đình, mình cứ mãi buồn chán, rồi sầu đau thì cũng có
giải quyết được vấn đề gì đâu. Phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho anh và hai
đứa nhỏ ở nhà nữa chứ. Nó biết mẹ đi viện chăm bố, nên ngoan ngoãn ở với
ông bà ngoại lắm”(PVS chị T.T.H, 38 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện Bình
Giang)
Trong quá trình điều trị, với những biểu hiện tiêu cực của người bệnh,
sự điều trị dài hạn khiến họ luôn luôn lo lắng, buồn rầu thậm chí có những cú
sốc về tinh thần.
“Bố chị vào đây từ đầu năm vì bệnh mất trí, từ khi ông vào viện gia
đình luôn lo lắng cho sức khỏe của ông. Mấy đợt điều trị nhưng tình trạng
của ông chưa thấy khá hơn thậm chí còn có biểu hiện nặng hơn nữa, chị cảm
thấy rất buồn. Hằng ngày phải vào viện chăm sóc cụ thế này mà không thấy
cụ khỏe thì buồn lắm!”(PVS chị M.T.L, 42 tuổi, người nhà bệnh nhân ở thành
phố Hải Dương).
Với những bệnh nhân tâm thần nặng, không điều khiển được hành vi,
phải sống cách biệt và bị cùm xích thì người nhà không khỏi xót xa.
“Bản thân mình là mẹ nó, nhìn thấy cảnh này đau xót lắm cô ạ! Nhiều
khi nó cứ đập phá, chửi bới mà mình thì chỉ biết thương con, không thể giúp
nó được. Khi nó lên cơn, ai cũng xa lánh nó, tội nghiệp lắm. Tôi cứ xác định
khổ với nó cả cuộc đời này”(PVS chị H.T.H, 42 tuổi, người nhà bệnh nhân xã
Thạch Khôi).
Những người thân hàng ngày chăm sóc cho bệnh nhân, họ phải chứng
kiến cảnh người thân của mình đối mặt với những đau đớn do bệnh tật, điều
đó có thể khiến họ thấy mệt mỏi, khủng hoảng tâm lý, thậm chí có những gia
56
đình suy sụp. Vì vậy, với gia đình người bệnh họ cũng rất cần sự động viên
tinh thần, ổn định tâm lý, thậm chí là học cách đối phó với khủng hoảng.
“Nhà chú có mỗi thằng con trai, tự nhiên lại đâm ra trầm cảm. Đau
lòng lắm cháu ạ. Ngày nào cũng trông nó ở đây. Giờ chỉ mong nó nhanh khỏi
để về còn đi học tiếp”(PVS anh H.V.M, 48 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện
Kim Thành).
Bậc làm cha làm mẹ nào lại không xót xa con khi con bệnh tật ốm đau.
Phải chăm sóc con cả đời không phải là vấn đề nhưng bệnh con không tiến
triển thì đó là nỗi buồn lớn nhất của họ. Bản thân họ luôn có những nỗi niềm
không dễ ai có thể hiểu được. Chính vì lẽ đó họ cần được động viên, giải tỏa
những căng thẳng, lo lắng sợ hãi để tiếp tục chăm sóc, là chỗ dựa cho người
bệnh. Khi tinh thần lạc quan họ cũng giúp người bệnh có khả năng đối chọi
với bệnh tật để mau bình phục hơn.
Đối với những bệnh nhân tâm thần nhẹ. Bệnh nhân mắc các chứng rối
loạn cảm xúc, căng thẳng kéo dài, mất ngủ, trầm cảm, hưng cảmthì đa số họ
lại gặp khó khăn trong chính cảm xúc của họ. Họ ám ảnh về một câu chuyện,
biến cố đau buồn trong quá khứ. Họ ảo tưởng về điều đáng sợ trong tương lai.
Họ bị tổn thương bởi những sang chấn tâm lývv. Đó cũng chính là nút thắt
và cũng là nút mở trong vấn đề bệnh tật của họ. Họ cần được chia sẻ những
cảm xúc đó để có thể tự mình điều trị bệnh cho chính bản thân mình. Trong quá
trình điều trị, NVCTXH giúp họ bộc lộ những cảm xúc, đào sâu những câu
chuyện của họ từ hồi nhỏ, tìm hiểu xem trước đó cuộc sống của họ có biến cố
gì, giúp họ hiểu rõ vấn đề của mình. Thay vì cho lời khuyên NVCTXH để
người bệnh tìm được động lực giúp họ trở lại cuộc sống bình thường.
Với những chứng tâm thần nặng ở các thể xa lánh xã hội, cùi mòn cảm
xúc thì NVCTXH cũng phải coi bệnh nhân còn một phần ý thức. Và chúng ta
sẽ phải khéo léo sử dụng một phần ý thức này. Không phải vì họ không còn
57
nhận thức, tình cảm mà không tôn trọng họ, chia sẻ với họ. Với những trường
hợp như vậy NVCTXH sẽ sử dụng một số biện pháp như là hành vi trị liệu, xã
hội trị liệu để giúp họ hòa nhập với cộng đồng, xã hội.
Nhu cầu về tâm lý là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với người
bệnh và người nhà bệnh nhân. Bởi nguồn gốc của bệnh một phần là do tinh
thần gây nên nếu như không hỗ trợ về tâm lý tốt cho đối tượng người nhà
bệnh nhân thì chính họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Vậy rất cần thiết
phải có đội ngũ NVCTXH để có thể trợ giúp tâm lý cho người bệnh và người
nhà bệnh nhân.
2.2.1.3. Nhu cầu nắm bắt thông tin
Thống kê phiếu hỏi cho thấy khó khăn trong nắm bắt thông tin chiếm
40% trong số những khó khăn khi đi viện. Cụ thể một số những khó khăn họ
gặp phải như biểu dưới đây:
Biểu 2.7: Những khó khăn trong nắm bắt thông tin của ngƣời nhà bệnh nhân
26%
98%
50%
78%
0% 50% 100% 150%
Không nắm được quy trình làm thủ tục
khám, chữa bệnh và xuất viện
Không nắm được chính sách của bệnh viện và
của nhà nước có liên quan đến người bệnh và
gia đình
Không nắm được phác đồ điều trị đúng
Không nắm được những thông tin chăm sóc
sức khỏe hiệu quả
(Nguồn kết quả điều tra)
Chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 98%) là khó khăn trong việc người nhà
bệnh nhân không nắm được các chính sách của bệnh viện và của nhà nước có
58
liên quan đến người bệnh và gia đình người bệnh như: Luật Người khuyết tật,
luật an sinh xã hội, chính sách cứu trợ xã hội, chế độ trợ cấp cho đối tượng
mắc các bệnh tâm thần, động kinh...Ở bệnh viện cũng có một số những chính
sách để hỗ trợ người bệnh làm thủ tục trong quá trình nhập, xuất viện:
“Lúc bà nhà cô đi viện, cô phải chờ mất mấy ngày để xin giấy giới
thiệu từ huyện. Khi lên khám ở bệnh viện tâm thần Hải Dương thì được biết,
người nhà không cần giấy chuyển viện chỉ cần có thẻ bảo hiểm là được. Thế
mà cô không biết, cứ để bà ở nhà chờ trong khi bệnh thì đang đau”(PVS
chị Đ.T. L, 47 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện Ninh Giang).
Khó khăn tiếp theo là người nhà bệnh nhân không nắm được thủ tục
khám, chữa bệnh và xuất viện (chiếm 26%). Đây là khó khăn với tất cả ai đã
từng phải đi viện. Bởi nhắc tới thủ tục vào viện là nói đến sự rườm rà của các
giấy tờ, sự mất thời gian vì phải chờ đợi qua các khâu từ việc lấy số, chờ
khám đến việc đi các phòng khámvv. Do có những rắc rối như vậy nên
phần lớn họ không nắm được quy trình này. Phỏng vấn người nhà bệnh nhân
cho biết:
“Chị sợ nhất khâu làm thủ tục. Vì thực ra là mình không nắm rõ quy
định cần những giấy tờ nào nên hồi bố chị nhập viện cũng rắc rối và mất
nhiều thời gian lắm! Chạy đi chạy lại làm đủ một số giấy tờ bệnh viện yêu cầu
thì bố chị mới được nhập viện.Từ năm nay đi, có các cô y tá hướng dẫn nên
khâu thủ tục nhanh và không mất nhiều thời gian như trước nữa”(PVS chị
C.T.T, 39 tuổi, người nhà bệnh nhân huyện Thanh Miện).
Với những gia đình nhập viện từ đầu năm 2016 thì khó khăn này cũng
ít đi bởi có sự giúp đỡ của NVCTXH. Ngoài khó khăn kể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_cong_tac_xa_hoi_trong_benh_vien_tam_than_hai_duong.pdf