Luận văn Cù Lao Ré – quê hương của đội Hoàng Sa (Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Nguồn tư liệu, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

4. Đóng góp của luận án 7

5. Bố cục luận án 8

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC NGUỒN TƯ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH

NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nguồn tư liệu 9

1.1.1. Nguồn thư tịch cổ 9

1.1.2. Nguồn bản đồ cổ 11

1.1.3. Nguồn tư liệu địa phương 12

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 15

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 15

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 21

Chương 2: CÙ LAO RÉ: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ TỤ CƯ

2.1. Điều kiện tự nhiên 29

2.1.1. Tên gọi, vị trí địa lý, địa hình và khí hậu 29

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 36

2.2. Lịch sử tụ cư trên Cù Lao Ré 38

2.2.1. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa 38

2.2.2. Quá trình khai phá định cư của cư dân Việt 43

Tiểu kết chương 2 55

Chương 3: ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CƯ

DÂN CÙ LAO RÉ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

3.1. Đời sống kinh tế của cư dân Cù Lao Ré từ đầu thế kỷ XVII đến

giữa thế kỷ XIX56

3.1.1. Nông nghiệp 56

3.1.2. Ngư nghiệp 64

3.1.3. Thủ công nghiệp 663.1.4. Thương nghiệp 68

3.1.5. Tô thuế 68

3.2. Tổ chức xã hội Cù Lao Ré từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX 70

3.2.1. Từ thế kỷ XVII đến trước năm 1804 70

3.2.2. Từ năm 1804 đến giữa thế kỷ XIX 80

Tiểu kết chương 3 88

Chương 4: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN

CỦA CƯ DÂN CÙ LAO RÉ

4.1. Đời sống văn hóa vật chất của cư dân Cù Lao Ré 89

4.1.1. Kiến trúc 89

4.1.2. Ẩm thực 97

4.1.3. Phương tiện đi lại 99

4.2. Đời sống văn hóa tinh thần 100

4.2.1. Phong tục tập quán 100

4.2.2. Tôn giáo và tín ngưỡng 107

4.2.3. Một số lễ hội tiêu biểu 111

Tiểu kết chương 4 116

Chương 5: ĐỘI HOÀNG SA VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN

VIỆT NAM Ở HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA CƯ

DÂN CÙ LAO RÉ TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

5.1. Sự ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa thời chúa Nguyễn và Tây Sơn 117

5.1.1. Thời điểm ra đời và quê hương của đội Hoàng Sa 117

5.1.2. Cư dân Cù Lao Ré trong đội Hoàng Sa thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn 124

5.2. Cư dân Cù Lao Ré trong hoạt động bảo vệ chủ quyền ở quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa dưới triều Nguyễn đến giữa thế kỷ XIX130

5.2.1. Dưới thời vua Gia Long (1802 – 1820) 130

5.2.2. Dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) và Thiệu Trị (1840 – 1847) 133

Tiểu kết chương 5 145

pdf272 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cù Lao Ré – quê hương của đội Hoàng Sa (Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự phát triển kinh tế của cư dân Cù Lao Ré từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX dẫn đến sự thay đổi trong tổ chức xã hội mang tính bước ngoặt của hòn đảo này. Từ sự phụ thuộc chịu sự quản lý vào hai xã gốc về sưu thuế, tổ chức quản lý và đóng góp hội hè tết lễ dưới thời các chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, đến triều Nguyễn, Cù Lao Ré đã được tách ra thành đơn vị hành chính độc lập vào năm 1804. Với vị trí địa lý trọng yếu của mình, Cù Lao Ré liên tục thuộc chế độ nội phủ, chịu sự quản lý trực tiếp của phủ Quảng Nghĩa và mang nặng tính quân sự nhưng đến thời vua Minh Mạng hòn đảo này đã có sự thay đổi đặc biệt. Việc xóa bỏ chế độ nội phủ và chức vụ Cai hợp đã làm cho yếu tố hành chính, chính trị của Cù Lao Ré nâng cao. Mọi hoạt động của Cù Lao Ré đều do chính quyền cấp xã đứng ra điều hành trong đó chức Lý trưởng đứng đầu hai xã An Vĩnh và An Hải. Đây chính là điều kiện để cho Cù Lao Ré phát triển về mọi mặt, đồng thời góp sức vào trong hoạt động của đội Thủy quân dưới thời Minh Mạng khi đội Hoàng Sa được hợp nhất vào trong lực lượng này. 89 Chương 4 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO RÉ 4.1. Đời sống văn hóa vật chất của cư dân Cù Lao Ré 4.1.1. Kiến trúc 4.1.1.1. Nhà ở Nhà tranh tre là kiểu kiến trúc cổ xưa nhất của cư dân Cù Lao Ré. Kiểu nhà này xây dựng trên cơ sở những vật liệu dễ tìm, đó là tranh tre. Nhìn tổng thể mặt bằng ngôi nhà được chia làm ba phần gồm nhà chính, nhà ngang và nhà bếp bố cục kiểu chữ đinh. Giữa nhà ngang và nhà bếp được làm chung một vách tường có cửa thông để đi lại nấu nướng ăn uống. Phía góc của nhà bếp được đặt thêm một chuồng gia súc gia cầm để nuôi heo, gà Nhà chính được chia làm 3 gian. Gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, phía trước đặt tấm phản gỗ và bộ ghế gỗ để tiếp khách nam của gia đình. Gian phía tây là buồng ngủ của chủ gia đình và để đồ đạc. Phía ngoài được đặt thêm một chiếc phản để dành cho con trai hoặc khách nam ngủ. Gian phía đông được dành cho đàn bà con gái trong nhà. Tại gian nhà này góc phía đông cũng được ngăn phên liếp tre thành buồng dùng cho bà chủ gia đình hoặc cho vợ con trai trưởng sau khi lập gia đình. Trong gian này cũng có phản gỗ dùng cho con gái trong nhà sinh hoạt và bà chủ gia đình tiếp khách nữ của gia đình. Trong không gian của ngôi nhà số lượng cột lên đến 32 cái trong đó có 16 cái cột chính. Cột nhà được làm từ loại tre đặc ruột ngâm chín rất bền chắc. Phía ngoài có hai hàng cột, số lượng cột chi thành 8 hàng ngang để đỡ 8 vì kèo. Loại hình nhà tranh này tồn tại kiểu vì kèo cánh ác cột trính chuyền, hai kèo cánh ác là hai thanh tre dài thả xuôi từ nóc đến mái hiên liên kết các đầu cột chính, cột vách và cột hiên bằng hệ thống chốt sẻ [100, tr. 21 – 22]. Bên cạnh nhà tranh vách đất, cư dân Cù Lao Ré còn dựng kiểu nhà rường vách đất, mái lợp tranh có bộ khung bằng gỗ, vỏ mái bằng tre nên còn gọi là nhà rường không đủ gỗ hay là nhà song nga. Nhà rường này có kết cấu 4 hàng cột chính bên trong và một hàng cột hiên bên ngoài với tổng số 30 cột chia thành 3 gian hai chái và một hiên trước. Đồng thời hai hàng cộc góc ở phía đông và tây nhà được đóng vách 90 gỗ tạo thành hai gian buồng gọi là đông phòng và tây phòng. Đây là buồng ngủ của vợ chồng chủ gia đình và con cái. Ba gian chính giữa nhà dùng để thờ phụng, đặt phản gỗ, bàn tiếp khách. Con trai trong gia đình, khách đàn ông có thể ngủ ở đây. Mái nhà rường lợp tranh sắp nóc giống như kiểu nhà tranh vách đất. Các đòn tay tre gác lên kèo gỗ canh ác chạy xuôi qua các đầu cột gác qua hàng cột hiên. Kèo gỗ này gác trên đầu kèo hàng nhì, liên kết nhau bằng kết cấu khuông lồng. Bộ phận khuông lồng có một xuyên trường để đỡ tay kèo, một trụ khuông lồng để nâng xuyên trường gắn với một lá ngửa bên dưới nằm bên lưng kèo [100, tr. 23]. Ở Cù Lao Ré còn loại nhà gọi là “nhà lá mái” hay “nhà đắp”. Nhà đắp thực chất là kiểu nhà rường, trần nhà lót ván đắp đất, mái đòn tay tre lợp lá. Nhà đắp khác với kiểu nhà rường là số lượng cột nhiều hơn. Tổng số cột của nhà đắp là 42 cột trong đó có 6 cột hiên phụ và 36 cột chính chia làm 7 dãy42. Tuy nhiên ở Cù Lao Ré phổ biến là loại hình nhà đắp có số lượng 28 đến 30 cột do người ta bớt đi hai hàng cột. Không gian ngôi nhà đắp thành ba gian hai chái với các chức năng: ba gian giữa dùng để thờ tổ tiên, phía trước đặt phản gỗ, bàn ghế tiếp khách; hai gian chái ngăn vách ván làm thành hai buồng gọi là đông phòng và tây phòng là chỗ ngủ của vợ chồng con cái trong nhà. Trước đây người ta dựa vào các chân cột để làm rầm hạ nhằm cất giấu đồ đạc chống lại sự cướp bóc của giặc Tàu Ô [102, tr.123 – 124]. 4.1.1.2. Các cơ sở tín ngưỡng và tôn giáo So với kiến trúc nhà ở, kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng trên Cù Lao Ré khá phong phú với các loại hình đình, dinh, lăng, chùa phục vụ đời sống tâm linh của cộng đồng trên đảo. Đình làng Trên đảo Cù Lao Ré có hai ngôi đình của hai phường An Vĩnh và An Hải từ khi họ tiến ra đảo lập nghiệp. Riêng đình An Vĩnh bị thực dân Pháp tàn phá nên hiện nay chỉ có đình làng An Hải là tương đối nguyên vẹn. Mặt tiền đình làng An Hải quay về hướng đông nhìn ra biển khơi. Đình lấy vũng eo của đảo làm minh đường, phía bắc đình là núi Thới Lới, lấy dòng suối Chình 42 Trên Cù Lao Ré ngày nay, còn lại 3 kiểu nhà này mà điển hình là ngôi nhà thuộc gia đình ông Lê Lý ở xóm Trung Hòa, thôn Đông, xã An Hải. 91 chảy quanh làm tả Thanh Long, lấy Hòn Cò ở phía nam làm hữu Bạch Hổ. Bao quanh đình làng An Hải là rừng dừa. Kiến trúc đình làng An Hải kết cấu theo hình chữ tam gồm đình Thượng, đình Trung và đình Hạ tức tiền đường, chính điện và hậu cung. Đình Hạ gồm 18 cột chia làm ba gian hai chái, các cột cái làm bằng gỗ mít, kích thước lớn, cột quân nhỏ hơn, chân cột kê đá tảng. Kết cấu gồm bốn vì kèo trụ chống kiểu cánh dơi, các kèo xuôi qua các đầu cột đỡ hệ thống đòn tay mái và thượng lương. Đầu kèo dưới chồng lên đuôi kèo trên, gác qua rãnh ở đầu cột, giữ cố định chốt mộng. Các trính, xuyên liên kết nhau qua đầu cột bằng cách chốt mộng nhằm để giữ sự cố đình lòng nhà. Trụ chồng gác qua mặt trính tạo tác theo mô tuýp hình “chày cối”, đầu choãi cánh dơi. Bề mặt của đầu kèo và đuôi kèo được trang trí bằng các đường gờ, dây leo thực vật tạo nên vẻ đẹp và sự nhẹ nhàng cho tổng thể công trình. Các kèo mái nối tiếp với kèo giữa, xuyên qua đầu cột vách và gác qua đầu cột hiên, đỡ phần mái hiên. Phần trên của đỉnh cửa được trang trí các mắt cửa gồm 6 sái. Mắt cửa có 2 tác dụng là phần bên trong nhà là chốt tra, phía bên ngoài vách được trang trí theo mô tuýp hoa cúc. Hàng cột hiên ở mặt tiền đình hạ được xây dựng bằng gạch gồm có 6 cột. Đặc biệt hai cột ở hai đầu hiên chái kiểu dáng trụ vuông, phần đế cột đặt trên lưng hai con nghê quay đầu vào nhau. Thân cột ghi hàng chữ nho đã mở nét. Phần mái của nhà tiền đường lợp ngói đất, đỉnh bờ mái trang trí mặt trời ở giữa và hai rồng chầu theo kiểu “lưỡng long chầu nhật”. Hai đầu hồi nhà tiền đường đắp nổi mặt long phù. Bờ mái của đầu hồi trang trí rồng phương theo mô tuýp “long phụng triều quy”. Đầu góc bờ mái trang trí cá chép hóa rồng. Mặt bằng nhà tiền đường (đình hạ) có chiều ngang là 9,4m và chiều dài là 12,7m. Trong nội thất của nhà tiền đường thờ thập loại cô hồn và là nơi đặt long đình, dùng rước thần và các thuyền đua long, lân, qui, phụng dùng trong ngày hội đua thuyền truyền thống hàng năm của Cù Lao Ré [28, tr. 4 - 5]. Đình Trung còn gọi là chính điện liên kết với đình hạ bằng một máng xối dài. Về mặt kết cấu, ở đây là hai nhà tách rời không có sự liên kết bằng hệ thống kèo như ta thường thấy ở các đình chùa có kiến trúc hình chữ tam khác. Mặc bằng của đình trung gồm có 16 cột làm thành 4 hàng: hai hàng cột lớn (cột chính) ở giữa để đỡ bộ vì kèo của khung nhà, hai hàng cột phụ ở hai bên mái có chức năng là cột hiên. 92 Kết cấu kiến trúc của đình trung chia thành một gian hai chái. Khung gỗ gồm ba bộ vì kèo với kiểu trụ chồng “chày cối đầu choãi cánh dơi” tạo dáng đẹp, cân đối nhẹ nhàng. Các liên kết trính, xuyên, kèo với đầu cột chính theo phương pháp chốt chắc chắn. Ở bờ mái đầu hồi của đình trung, hai bên có hai kỳ lân chầu tượng trưng cho sự bền vững. Đỉnh bờ mái trang trí theo mô tuýp “lưỡng long triều nhật”. Phần mái trên lợp ngói đất, phần mái dưới vẫn giữ nguyên ngói âm dương. Vách xây dựng bằng gạch và vôi vữa, ở đầu hàng vách có hai cửa vòm nhỏ được thiết kế để ra vào. Nội thất của đình trung thờ tam hoàng ngũ đế, ngũ hành tiên nương, Ngu Man Nương, tiền hiền, hậu hiền. Đình thượng (hậu cung) liên kết với đình trung (nhà chính điện) bằng một máng xối. Về kiến trúc thì đình thượng không còn kiến trúc gỗ mà được xây dựng hoàn toàn bằng hợp chất vôi vữa trộn cát mật. Phần vách của đình thượng được trở hai cửa hông nhỏ để ra vào. Phần mái cảu đình thượng được nâng thành tám mái theo kiểu chồng cổ diêm. Mái trên và mái dưới được lợp ngói âm dương. Phần cổ diêm được chia làm bốn mặt, mỗi mặt được trang trí đắp nổi theo nhiều đề tài khác nhau. Mặt phía tây trang trí đề tài mai điểu, mặt phái đông trang trí đề tài hoa và thú, mặt phía bắc trang trí đề tài ngư điểu. Đỉnh bờ mái được trang trí lưỡng long chầu vào bình hồ lô, theo tích truyện Tôn Tấn – Bàng Quyên, bốn góc mái trên trang trí phượng hoàng, 4 góc mái dưới trang trí rồng được đắp nổi. Nội thất đình thượng thờ cốt tượng nữ thần Thiên Y A Na [28, tr. 6 – 7]. Về cơ bản, đình An Hải có kết cấu cũng như phối thờ giống hầu hết các ngôi đình khác ở miền Trung. Điểm khác biệt so với các đình khác là đình An Hải thờ các vị thần người Chăm như Thiên Y A Na (Pô Inưngaga) ở hậu cung (đình thượng) và chúa Ngu Man Nương (Uma) ở đình trung (chính điện). Việc thờ phụng các vị thần người Chăm trong đình An Hải phần nào đó đã phản ánh lịch sử cộng cư buổi đầu tiên trong thời gian đầu người Việt ra đảo, chứng tỏ những mảnh vỡ văn hóa Chăm được dung hòa bao bọc trong lòng văn hóa Việt. Dinh (đền), miếu Đây là những cơ sở tín ngưỡng thờ thần linh, thành hoàng và các vị nhân thần có công với dân trên Cù Lao Ré. Ở Cù Lao Ré có 24 dinh miếu trong đó ở An Hải có 12 dinh miếu và An Vĩnh cũng có 12 dinh miếu. Đặc điểm chung của dinh 93 miếu trên Cù Lao Ré là chúng được xây dựng trên bố cục thống nhất gồm có tiền đường, chính điện và hậu cung cùng nằm trên một trục thẳng. Đồng thời về phía bên tả có nhà bếp để nấu nướng và có nhà soạn để dọn các mâm cỗ cúng tế. Bên cạnh dinh miếu còn có bể chứa nước ngọt. Trong kết cấu kiến trúc của các dinh miếu, vách được xây bằng vôi vữa tam hợp rất dày và chắc chắn. Tùy theo quy mô mà một số dinh miếu còn có làm thành bờ bao bọc bảo vệ. Hiện nay, hầu hết các dinh miếu đều được tu bổ lại rất kiên cố trên cơ sở kết cấu vách chịu lực nên hầu như bộ khung gỗ bao gồm cột, kèo, trính, xuyên giảm hẳn về số lượng, nghèo nàn về các kiểu thức trang trí chạm trổ trên gỗ. Trong các dinh miếu ở Cù Lao Ré có duy nhất đền thờ thần Thiên Y A Na ở An Hải là có bảng lồng cổ chính điện trang trí điêu khắc gỗ chạm thủng hình tượng đôi voi đực có ngà. Mô tuýp lưỡng long tranh châu với kiểu rồng mềm mại mình phủ hoa dây và mây lửa phản ánh rõ nét về quan niệm âm dương. Ở một số nơi như dinh thờ thần Thiên Y A Na ở An Vĩnh có cánh dơi được cách điệu bằng hình tượng song ngư (đôi cá chép quay đầu vào nhau). * Âm linh tự Điển hình nhất trong kiến trúc dinh (đền) trên Cù Lao Ré là đền Âm Linh tự hay còn gọi là dinh Âm Linh tự. Đây là nơi thờ tự lính Hoàng Sa hy sinh khi làm nhiệm vụ trên biển, thuộc thôn Tây, xã An Vĩnh. Âm Linh tự được xây dựng vào giữa thế kỉ XVII, phía sau lưng tựa vào núi Hòn Tai, mặt chính diện nhìn ra biển. Không gian thờ phụng bên trong di tích Âm Linh tự được bố cục thành 3 gian: gian giữa thờ thần, gian hai bên thờ tả ban và hữu ban. Di tích Âm Linh tự được tu tạo lần thứ nhất vào đầu triều Gia Long (1802 - 1820), nhân dân đã tạo dựng bộ khung nhà gỗ, mái che lợp bằng tranh và dựng thêm nhà Tây gọi là Vĩnh Thượng Từ thờ vị thần tên là Thượng Thiên, theo quan niệm đây là vị thần đem lại sự bình an cho người đi biển. Lần tu sửa thứ 2 năm 1883, toàn bộ đền chính và nhà Tây được lợp lại bằng ngói âm dương. Bộ khung nhà thay thế bằng hệ thống kèo cột vững chắc. Mặt bằng đền gồm 2 gian: chính điện và tiền đường được ngăn cách nhau bởi hệ thống cửa, vách. Năm 1956, tu bổ lại nhà tiền đường; mặt chính điện làm bằng cửa vòm, bờ nóc mái và bờ dải trang trí nhiều chủ đề phong phú, đa dạng. Đến năm 1996, di tích Âm Linh tự tu bổ quy mô, làm lại 94 nhà Tây và làm thêm nhà Đông dùng làm bếp núc và bảo quản ghe đua. Phía trước đền xây dựng cổng ra vào bề thế vững chãi. Nhà tiền đường có 3 cửa vòm lớn để trống nhằm tạo nên không gian thoáng đãng. Đây là bàn thờ hương hồn của những lính Hoàng Sa đã tử nạn trên biển, có liễn đối ca ngợi anh linh hồn phách của những người lính Hoàng Sa: “Anh khí càn khôn, hồn thoát hóa; siêu thăng trần tục, phách thường lâm/ Phảng phất không trung hà xứ mịch; vân phi thiên thượng kỷ thời quy”. Nhà chính điện gồm một gian hai chái. Đỉnh cửa chính điện đắp nổi lưỡng long tranh châu, giữa có hoành phi 3 chữ Hán “Âm Linh tự” được tạo bởi chất liệu vôi tam hợp lẫn giấy bổi. Gian giữa là gian chính thờ thần, án thờ viết chữ Thần bằng chữ Hán, phía trước có tẩm khá dài. Hai gian thờ tả, hữu hai bên thờ tả ban (Tại tế) và thờ hữu ban (Nghiêm trí) có cấu trúc tẩm tương tự như gian thờ thần. Đặc trưng chung các án thờ thần, tả ban, hữu ban đều có tạo mái như cái am nhỏ, ở góc mái trang trí rồng, cuốn thư, ngũ quả. Phía trước, trên mỗi gian thờ đều có gắn các hoành phi cẩn cừ. Hai bên vách đông và tây của nhà chính điện có án thờ tiền vãng, hậu vãng. Ở các bàn thờ đều có bộ tam sự, mâm ngũ quả. Hai bên có đặt lũ bộ (thập bát ban binh khí) cùng với đầu ghe quy. Trong không gian nhà chính điện, ở mỗi cột đều có gắn liễn đối cẩn cừ rất trang trọng. Các câu đối ở đền chính của Âm Linh tự đều có nội dung ca ngợi công lao của tiền nhân khai sơn phá thạch lập làng và tưởng nhớ sự hi sinh của những người lính trong hải đội Hoàng Sa. Trang trí bên trong và bên ngoài của đền chính Âm Linh tự theo ba dạng: tạo khối, đắp nổi và vẽ sơn (bích họa), theo các chủ đề: tứ linh, tứ quý, tứ thời, bát bảo, sơn thủy tùng đình, triền chi, lưỡng long tranh châu Bờ mái của nhà chính điện Âm Linh tự ở phía có lưỡng long tranh châu, hai đầu hồi đắp nổi mô típ ngũ phúc và mâm ngũ quả, mặt sau có tạo dáng mái 3 am thờ: thần, tả ban và hữu ban. Khu vực sân trước của đền Âm Linh tự là tháp thờ lính Hoàng Sa. Tháp có 4 mặt, giữa có 4 chữ Hán “chiến sĩ trận vong”. Đây là tháp thờ để tưởng nhớ những người lính của hải đội Hoàng Sa hy sinh trên biển [102, tr. 155 – 156]. * Dinh Tam Tòa Di tích dinh Tam Tòa nằm ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Cù Lao Ré, cách đường lộ liên xã 20m về hướng Nam. Gọi là Tam Tòa vì nơi đây thờ nữ thần Thủy Long, Bạch Mã Thái Giám và chư vị Ngũ Đức. 95 Di tích dinh Tam Tòa kết cấu kiến trúc theo hình chữ đinh gồm: nhà tiền tế và hậu cung. Ngoài ra, bên cạnh có một nhà hội để nấu nướng và tụ họp trong những dịp lễ hội. Bao quanh di tích có tường xây bảo vệ. Cổng ngõ được xây với kiến trúc thời Nguyễn kết cấu hai tầng, một cửa chính. Trên bờ mái lợp ngói âm dương trang trí đắp nổi tứ linh: long, lân, quy, phụng và các đầu đao có hình giao long. Cửa chính và cửa phụ có dạng vòm cuốn. Nhà tiền tế còn gọi là chánh điện gồm 3 gian. Gian giữa đặt án thờ, ngai thờ, lũ bộ. Gian bên tả thờ chư vị Ngũ Đức và thành hoàng bổn cảnh. Gian bên hữu thờ Thủy Long công chúa và chư vị tiền hiền, hậu hiền. Bờ mái chính điện đắp nổi long phụng tranh châu, hai đầu hồi đắp nổi dơi. Hậu cung kiến trúc thu hẹp, cửa dạng vòm cuốn, vách đắp tam hợp dày và mái đắp nổi các chủ đề rồng, phượng, mai, điểu Bên trong nhà hậu cung có 3 gian thờ: gian giữa thờ Bạch Mã Thái Giám, gian hữu thờ Thủy Long công chúa, gian tả thờ chư vị Ngũ Đức [32, tr. 6]. Di tích dinh Tam Tòa là địa điểm trung tâm tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian của cư dân Cù Lao Ré. Nơi đây diễn ra các lễ hội đua thuyền gắn với sinh hoạt cộng đồng mang đậm sắc thái văn hóa biển. Tín ngưỡng thờ nữ thần Thủy Long mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. * Đền thờ cá Ông Lân Chánh Đền thờ cá Ông43 Lân Chánh thuộc thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Cù Lao Ré, nằm trong khu dân cư, cách đường lộ liên xã 50m về hướng Bắc, mặt quay về biển. Đây là di tích tín ngưỡng quan trọng nhất của vạn chài Cù Lao Ré và cũng là trung tâm tín ngưỡng lâu đời nhất trên Cù Lao Ré. Ngoài thờ cá Ông tước phong Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân trung đẳng thần, di tích này còn thờ Tam Phủ (Thiên, Địa, Thủy) và phối thờ chư Ông. Năm 1836, Minh Mạng ban sắc phong thần, khắc hình tượng cá Ông vào Nhân Đỉnh ở kinh thành Huế. Kể từ triều Minh Mạng trở về sau, cá Ông được sắc phong Nam Hải Đại Càn Quốc Gia, cho lập đền thờ cúng. Ở Cù Lao Ré có nhiều đền thờ cá Ông, nhưng di tích Lân Chánh là nơi quan trọng nhất. Đền cá Ông Lân Chánh vốn nguyên gốc là ngôi miếu thờ bằng tranh, sau bị mưa bão phá hoại. Năm Thành Thái thứ 15 (1904), chức dịch và dân chúng xuất 43 Theo người Chămpa, cá Ông là hóa thân của vị thần Pôri iăk cứu ghe thuyền bị nạn trên biển. Còn người Việt có truyền thuyết, cá Ông là hóa thân từ mảnh áo cà sa của phật Quan Âm thả xuống biển hóa phép thành cá Ông, lấy bộ xương voi ban cho để cá Ông bơi cứu những ngư dân lâm nạn. 96 tiền mua ngói để lợp. Sau này, cá Ông nào trôi dạt vào bờ chết thì dân làng sẽ đưa vào cùng phối thờ trong miếu. Đền thờ xây dựng theo hình chữ tam, gồm: tiền đường, chánh điện và hậu cung. Ngoài ra, bên cạnh có một nhà hội để nấu nướng và tụ họp trong những dịp lễ hội. Tiền đường là nơi chuẩn bị hành lễ có 3 cửa vào, khuôn cửa cấu trúc kiểu dạng khuôn cửa bàn khoa. Không gian nơi tiền đường khá rộng rãi. Chánh điện có 3 gian với 4 hàng cột gỗ mít trau chuốt đẹp đẽ kiểu thượng thu hạ thách. Các chân cột đều có kê đá, trên đầu 4 hàng cột đỡ xuyên trính và 4 bộ vì kèo. Bộ vì kèo không trang trí, chỉ duy nhất con đội có trang trí phần đế và phần đầu đỡ thượng lương được tạo dáng theo kiểu cánh dơi. Hậu cung không có kiến trúc gỗ, mặt bằng thu hẹp nhưng chiều cao được nâng lên bởi kiểu cắt cổ diêm tạo thành tám mái [31, tr. 8 – 9] . Kiến trúc chùa Trên toàn Cù Lao Ré có hai cơ sở chùa với phong cách kiến trúc khá đặc biệt, đó là kiểu chùa hang. Một ngôi chùa nằm ở dưới chân núi Thới Lới thuộc xã An Hải dân gian gọi là chùa Hang, tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, tức chùa đá trời xây. Ngôi chùa còn lại nằm trên mé đỉnh núi Giếng Tiền tục gọi là chùa Đục, tên chữ là Đỉnh Liêm tự. Kiểu chùa tạo dựng trong hang núi không chỉ có ở Cù Lao Ré mà có ở nhiều nơi ở Việt Nam. Chùa Hang tương truyền có nguồn gốc là ngôi đền của người Chăm dùng để thờ tự các vị thần đạo Bà La Môn. Sau này người Việt tiếp thu đã thay thế vào đó bằng lối thờ Phật. Cấu trúc thờ phụng trong Chùa Hang như sau: Bàn thờ Phật Tam thế nằm ở giữa vách hang còn hai bên là các bàn đá thờ Đạt ma, Địa tạng, quan thế âm, Hộp pháp cùng các vị hòa thượng sáng lập và trụ trì chùa cùng các vị Tiền vãng. Mặt bằng Chùa Hang nằm sâu so với mặt đất nên ngoài hang nên ở cửa hang có bậc cấp đi xuống. Bên ngoài chùa Hang có nhiều cây phong ba, có một đền thờ Phật Quan âm bồ tát, nhìn về hướng Bắc mặt biển mênh mông, cảnh vật khá u tịch. Chùa Đỉnh Liêm (tức chùa Đục) nằm trên vách núi Giếng Tiền. Mặt chùa quay về hướng bắc nhìn ra biển lưng chùa dựa vào vách núi Giếng Tiền. Diện tích bên trong chùa hang Đỉnh Liêm khoảng 40m2. Mặt bằng chia làm hai phần là tiền đường và chính điện. Chính điện có diện tích khoảng 14m2, bên trong có bàn thờ tượng Phật Thích ca bằng đất nung. Bên ngoài tiền đường có diện tích rộng hơn, 97 cả hai bên tả và hữu vách núi được đục lõm vào để lập án thờ và kho đựng lương thực. Mặt ngoài của tiền đường có hai cửa ra vào và một cửa sổ, hai bên đặt hai tượng hộ pháp bằng gạch [102, tr. 116 – 117]. Nhà thờ tiền hiền An Hải Nhà Tiền hiền được nối với đình làng bằng nhà cầu nhằm tránh mưa nắng khi qua lại, có mặt bằng dài 6,5m, rộng 5,4m, diện tích 35,1m2. Mặt bằng có 4 hàng cột với tổng số 12 cột, chia làm 1 gian 2 chái. Kiến trúc bộ khung nhà Tiền hiền với hệ thống cầu, cột, trính, xiên giống như nhà chánh điện (đình Trung) của đình làng. Vách nhà Tiền hiền xây gạch và đá chẻ, phần mái lợp ngói đất, đỉnh mái trang trí lưỡng long triều nhật. Nội thất nhà Tiền hiền chia làm 3 gian: gian chính giữa thờ tiền hiền, hai bên tả ban, hữu ban thờ hậu hiền. Nội thất nhà thờ Tiền hiền trang trí nhiều bức liễn đối cẩn xà cừ gắn trên các cột, các bức tranh cẩn cừ, hoành phi được gắn trên vách và trong mặt sau bàn thờ. Gắn liền với sự tồn tại của đình làng và nhà thờ Tiền hiền xã An Hải là các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội như nghi lễ tế tự và hội hè do một ban tế tự đảm trách bao gồm đại diện 7 tộc họ [102, tr. 7 – 8]. Đình làng và nhà thờ Tiền hiền xã An Hải là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn được phản ánh qua kỹ thuật chạm khắc gỗ độc đáo ở án thờ, bề mặt các vì kèo, trụ chồng và ở đỉnh cửa Đồng thời, kỹ thuật đắp nổi, kỹ thuật tạc tượng được thể hiện hết sức tinh xảo, sống động tại các ô trang trí của cổ diêm (đình Thượng) và mô típ mai điểu, ngư điểu, lưỡng long triều nhật, long phụng triều quy Có thể nói, đình làng và nhà thờ Tiền hiền xã An Hải mang giá trị kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa của cư dân Cù Lao Ré. 4.1.2. Ẩm thực 4.1.2.1. Các món ăn có nguồn gốc từ biển Người dân Cù Lao Ré bao đời gắn bó với biển cả nên trong cuộc sống sinh hoạt ẩm thực của họ hầu như phần lớn là các món hải sản. Khác với đất liền, họ có cách chế biến các món ăn theo đặc trưng khẩu vị riêng. Món Hải sâm: còn gọi là con vú, sinh sản ở vùng biển nước sâu, xa đảo, độ sâu khai thác được hải sâm từ 50 đến 60m. Hải sâm được cư dân Cù Lao Ré chế 98 biến thành các món khác nhau như ăn tươi, phơi khô Dùng để ăn tươi, người ta mổ bụng hải sâm lấy ruột bên trong bỏ đi và cạo nhẹ lớp nhờn bên ngoài cũng như bên trong thành ruột, nhúng vào nước sôi một lúc lại vớt hải sâm ra dùng dao cạo sạch lớp da sần sùi và nạo sạch phía trong thành ruột cho đến khi thấy lớp thịt cứng thì rửa sạch thái ra thành từng lát bỏ vào nồi nước lạnh nấu chung với đu đủ hoặc trái lác cho chín nát mới cho gia vị nêm nếm cho vừa và để nguội mới ăn. Món hải sâm phơi khô cách chế biến cũng như cách chế biến tươi ở giai đoạn đầu nhưng khi vớt ra khỏi nước sôi thì cạo lớp da cũng như ruột rồi rửa sạch bằng nước lạnh đem phơi khô. Khi dùng hải sâm khô để nấu ăn chỉ cần ngâm nước cho mềm ra rồi thái miếng và nấu như cách nấu hải sâm tươi. Món vẹm: Con vẹm được nhân dân khai thác ở các chân thềm, rạng đá ngầm bờ biển chung quanh đảo. Vẹm lấy về ngâm trong nước ngọt ít giờ sau đó dùng dao nhọn mổ lấy ruột ra và bỏ vỏ. Người dân Cù Lao Ré dùng vẹm để làm mắm và xào. Vẹm dùng để xào được chà rửa cho sạch chất nhờn, khử dầu xong bỏ vào xào chung với ít đu đủ thái sợi hoặc xào với bún; Vẹm làm mắm cũng được chà rửa sạch rồi đem trộn với muối theo tỷ lệ rồi phơi nắng ít ngày, khi thấy vẹm đỏ là chín mới ăn được. Món Nhum: dùng dao chặt đôi con nhum vét sạch phân phía trong, cầm cả vỏ nhum rửa sạch rồi lại nạo ruột nhum ra thành từng lát như lát chuối và đổ ra chậu. Nhum có nhiều cách ăn như ăn sống với chanh, dấm và muối tiêu hoặc dùng để nấu cháo, xào với bún, giã nhum ra làm chả. Món hàu: Hàu thường sống bám vào các tảng đá, bãi đá bờ biển Cù Lao Ré có độ dài từ 4 đến 5cm vảy cứng thân mền mình tròn. Cư dân trên đảo thường lấy hàu về lắc vảy cứng ở đầu để lấy thân mền rồi sửa sạch đem xào lên dùng hoặc phơi khô để dùng dần. Món Ốc: Trong các loài động vật sống ở vùng đá ngầm xung quanh Cù Lao Ré thì Ốc biển là loại động vật phong phú nhất. Hầu như ở chỗ nào quanh đảo cũng có sự hiện diện loại động vật này với nhiều loại như ốc đụn, ốc cừ, ốc tai tượng, ốc nhảy, ốc u, ốc chìa vôi, Trong cuộc sống của nhân dân trên đảo, ốc hiện diện thường xuyên trong bữa cơm của họ và được chế biến thành món luộc, xào, nấu cháo, 99 Các loại rong biển: Các loại rong biển sống ở vùng nước chung quanh Cù Lao Ré cũng tương đối phong phú trong đó rau đông (tức rau câu) là có giá trị kinh tế nhất. Loại rau câu thường mọc bám vào các sườn bãi đá, bãi cát dọc bờ biển và chỉ có thể lấy được chúng khi thủy triều xuống. Để lấy được rau câu, nhân dân dùng một thanh sắt dẹp đầu nhọn và uốn cong dùng để nạo rau. Rau mọc lẫn với đá và cát nên rất khó thu hái. Khi nạo xong, người ta rửa sạch lấy nguyên sợi rau đưa lên đất phơi khô cho rơi ra hết tạp chất. Rau câu sau khi làm sạch đem nấu cùng chút phèn chua hoặc lá me, lá bứa cho đến khi rau nát hết và nồi nước có độ sệt thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcu_lao_re_que_huong_cua_doi_hoang_sa_tu_dau_the_ky_xvii_den_giua_the_ky_xix_6445_1933906.pdf
Tài liệu liên quan