Luận văn Đặc điểm báo xuân của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu . 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 7

3.1. Mục đích nghiên cứu. 7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 8

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 8

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 9

6.1. Ý nghĩa lý luận . 9

6.2. Ý nghĩa thực tiễn . 10

7. Cấu trúc của luận văn. 10

Chƣơng 1: BÁO XUÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐƢƠNG ĐẠI. 11

1.1 Báo Xuân trong đời sống của người Việt Nam. 11

1.1.1 Tết Nguyên Đán trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt11

1.1.2 Ý nghĩa của báo Xuân trong đời sống của người Việt Nam . 13

2.1 Đặc điểm nội dung thông tin chủ yếu trên báo Xuân

2.1.1 Chủ đề chính trị.

2.1.2 Chủ đề kinh tế - xã hội .

2.1.2.1 Chủ đề kinh tế .

2.1.2.2 Chủ đề xã hội .

2.1.3 Chủ đề văn hóa – thể thao .

2.1.3.1 Chủ đề văn hóa.

pdf34 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm báo xuân của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a báo Xuân mà các số báo thƣờng ngày không có đƣợc, thấy đƣợc ƣu điểm, và hạn chế của báo Xuân trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Hơn nữa, đây là dịp để ngƣời viết vận dụng những lý luận báo chí đã học đƣợc để khảo sát nội dung và hình thức của báo Xuân, nhằm có những so sánh, đánh giá, từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của báo Xuân, hƣớng đi của báo Xuân để phù hợp hơn với thời đại mới. 2. Tình hình nghiên cứu Giáo trình lịch sử báo chí ghi rõ, tờ báo quốc ngữ đầu tiên chính là Gia Định báo, số ra đầu tiên ngày 15-4-1865 tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm nhƣng các giáo trình chƣa đề cập đến tòa soạn báo nào có sáng kiến ra số báo Tết đầu tiên. Từ “Nam Phong tạp chí” với ấn phẩm đặc biệt ghi 5 ngoài bìa “Số Tết 1918” do Phạm Quỳnh khởi xƣớng đến nay, lịch sử báo Xuân Việt Nam đã phát triển đƣợc 94 năm. Qua khảo sát, đã có một đề tài khóa luận năm 2001 của tác giả Nguyễn Thành Trung nghiên cứu về đề tài: “Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết”. Tuy nhiên trong 15 năm trở lại đây không có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về đặc điểm của báo Xuân, nên đề tài nghiên cứu sẽ không có sự lặp lại với những công trình nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, đã có một số bài báo đề cập tới báo Xuân và một số đặc điểm của ấn phẩm báo chí đặc biệt này. Đó là bài viết “Báo Tết và văn hóa Tết” của tác giả Nguyễn Hƣng Quốc trên trang dactrung.com. Tác giả đã khẳng định “báo Tết trở thành một hiện tƣợng nổi bật trong sinh hoạt mừng xuân của ngƣời Việt Nam”, là một hiện tƣợng văn hóa. So với các món quen thuộc của Tết cổ truyền, vị thế của báo Tết quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, tác giả cũng cho thấy rằng, báo Tết rất ít thay đổi về văn chƣơng, nghệ thuật, “mà ngƣời ta cũng ngại thay đổi”, “Tết đồng nghĩa với truyền thống. Còn trong bài “Báo Xuân: không thể thiếu” trên trang rfa.org năm 2012, tác giả Nam Nguyên đã chứng minh trong gần 1 thế kỷ, số báo Xuân truyền thống mỗi năm là sự kiện không thể thiếu vắng. Có thể nói báo Xuân là một nét văn hóa riêng của nghề báo Việt Nam, là món ăn tinh thần hay một thứ thân quen không thể thiếu trong ngày Tết Việt Nam. Vậy thì dƣới bất cứ không gian nào, chế độ chính trị nào, ở đâu có làng báo Việt hay chỉ cần có một tờ báo Việt thì ở đó có báo Xuân. Trên Tạp chí than khoáng sản Việt Nam năm 2013 có bài “Ai là ông Tổ của báo Xuân” đã cung cấp những thông tin quý báu về lịch sử báo Xuân gần 100 tuổi. Bài viết khẳng định Nam Phong Tạp Chí là tờ báo đầu tiên 6 làm báo Tết và đó cũng là số báo Tết đầu tiên. Ngày nay, công nghệ làm báo in có sự phát triển vƣợt bậc. Báo xuân đã liên tục cải tiến về nội dung và hình thức qua thời gian. Báo chí hiện đại còn có thêm các loại hình mới. Báo trực tuyến, báo nói, báo hình cũng vận dụng linh hoạt hình thức “báo xuân” của cha ông trên các kênh thông tin của mình. Từng tờ báo xuân là một bông hoa đẹp, là món ăn tinh thần có ý nghĩa của mọi ngƣời trong dịp Tết. Trong bài viết “Báo Tết: Đặc sản Việt Nam” trên báo Thể thao & Văn hóa Cuối tuần năm 2013, của tác giả Văn Bảy có thể thấy Giai phẩm Xuân (số riêng biệt cho ngày Tết) là “đặc sản” của nền báo chí Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, vì chƣa thấy nƣớc nào có. Hơn nữa, từ tinh thần “mới mẻ ngày Tết”, trong gần một thế kỷ qua, giai phẩm Xuân đã nêu ra nhiều vấn đề gay cấn, hoặc mang tính tiên phong, ví dụ nhƣ văn hóa và phản văn hóa, nghệ thuật và phản nghệ thuật, mà đến các viện chuyên ngành cũng hiếm khi đề cập trực tiếp. Năm 2014, bài viết “Báo Xuân – Hƣơng vị đã trăm năm” của tác giả Hà Anh trên trang tgvn.com.vn cũng cho thấy hành trình gần một thế kỷ của báo Xuân Việt Nam và những đặc sắc của Lễ hội báo Xuân hiện nay. Tác giả cũng nhận định: “Dƣờng nhƣ, với mỗi gia đình, bên cạnh những chậu hoa rực rỡ sắc màu và những hƣơng vị đậm nét truyền thống, không thể thiếu những ấn phẩm báo Tết. Hơn nữa, với tâm lý cái gì tốt nhất đều dành cho ngày Tết, những ngƣời làm báo đều nỗ lực sáng tạo để có những trang báo công phu với nội dung chọn lọc, đặc sắc nhất đƣa vào báo Xuân”. Qua những nghiên cứu và bài báo trên, có thể thấy đề tài “Đặc điểm báo Xuân của Việt Nam giai đoạn 2011-2015” là một đề tài không quá mới nhƣng thực sự cần thiết trong bối cảnh thông tin hiện nay, nên tác giả đã lựa chọn để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ của mình. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu đặc điểm về nội dung và hình thức của báo Xuân để thấy đƣợc đây là số báo đặc biệt trong năm, khác với các số báo thƣờng. Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đƣa ra một cái nhìn tổng quát về báo Xuân, rút ra đƣợc những nét đặc trƣng, cả những ƣu, nhƣợc điểm và bản sắc riêng của từng tờ báo. Mặc khác, qua đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ tìm ra những bài học, phƣơng pháp, phƣơng thức, kinh nghiệm nhằm áp dụng vào thực tiễn làm báo Xuân theo xu hƣớng hiện đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Sƣu tầm, phân loại, khảo sát, phân tích nội dung của các bài viết trên 5 tờ báo: Thanh niên, Lao động, Nông thôn ngày nay, Văn nghệ TP HCM, Hải Phòng số Tết 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Cùng với việc tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo đƣợc khảo sát, luận văn còn đánh giá cả về hình thức chuyển tải thông tin của các bài báo đó. Từ đó chỉ ra phong cách, bản sắc riêng của từng tờ báo trong hình thức chuyển tải thông tin. Trên cơ sở phân tích ƣu, nhƣợc điểm của các tờ báo Xuân khảo sát, dựa trên những kiến thức báo chí đã học, luận văn sẽ chỉ ra nét đặc biệt của báo Xuân. Đồng thời, đƣa ra những khuyến nghị, đề xuất, tìm ra thủ pháp để nâng cao chất lƣợng báo Xuân, và thu hút đƣợc độc giả trong bối cảnh bị cạnh tranh bởi nhiều loại hình báo chí mạnh mẽ khác. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các bài viết trên 5 tờ báo Xuân tiến hành khảo sát trong 5 năm. Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố nội dung và hình thức thể hiện của các bài viết trên báo Xuân, để đƣa ra đặc điểm và thực trạng của các tờ báo Xuân hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do nguồn tƣ liệu trong nhiều năm nên khó tìm kiếm đƣợc đầy đủ, và trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, tác giả xin đi vào nghiên cứu số báo chào mừng Tết Nguyên Đán cổ truyền (Tết Âm lịch) và tập trung khảo sát trên 5 tờ báo: Thanh niên, Lao động, Văn Nghệ TP HCM, Nông thôn ngày nay, Hải Phòng. Giới hạn đề tài nhƣ vậy, tác giả sẽ tiếp cận những đặc điểm báo Xuân của Việt Nam. Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các nội dung thông tin về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - thể thao, cùng với một số thể loại báo chí chủ yếu và các yếu tố ma-két tiêu biểu để chuyển tải nội dung thông tin trong các số báo Xuân nói trên. Thời điểm khảo sát luận văn từ năm 2011 đến năm 2015. Đây là khoảng thời gian gần nhất mà tác giả có thể có đủ tƣ liệu để nghiên cứu mà vẫn đảm bảo theo sát sự phát triển của báo Xuân. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn gồm: + Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Đƣợc sử dụng với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lý thuyết, lý luận cho đề tài. Đây chính là những lý thuyết 9 cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. + Phƣơng pháp phân tích nội dung, kết hợp so sánh: Khảo sát 6 tờ báo Thanh niên, Lao động, Nông thôn ngày nay, Văn Nghệ TP HCM, Hải Phòng từ năm 2011 đến năm 2015 về cả nội dung và hình thức thể hiện. + Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp kết quả khảo sát đƣa ra kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Báo Xuân là “sản phẩm hàng hoá đặc biệt”. Dù hai chữ “đặc biệt” đòi hỏi ngƣời làm báo không đƣợc phép chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mà phải luôn hƣớng tới tính chất xã hội, tính định hƣớng tích cực, thì báo Xuân vẫn phải tuân theo quy luật cung - cầu để đến đƣợc với bạn đọc nhƣ bao loại hàng hoá khác. Một yếu tố quan trọng để báo Xuân “đứng” đƣợc trong cuộc cạnh tranh thông tin khốc liệt, chính là việc xây dựng “thƣơng hiệu”. Một tờ báo Xuân có uy tín, đi vào lòng bạn đọc, đƣợc lựa chọn trên sạp báo, sẽ thể hiện một “thƣơng hiệu” ổn định, có sức thu hút lớn. Để cuốn hút bạn đọc, ngoài sự chính xác, hấp dẫn của thông tin, còn cần đến sự mới mẻ, độc đáo, cần đến phong cách riêng của tờ báo Xuân đó, từ nội dung đến hình thức. Việc đổi mới và hiện đại hoá nội dung và các phƣơng thức chuyển tải thông tin trên báo Xuân là một vấn đề bức thiết cần nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này, tác giả muốn đề cập, tìm hiểu về đặc điểm chung, những hạn chế của báo Xuân hiện nay và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả thông tin của báo Xuân, nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét văn hóa báo chí riêng của ngƣời Việt. 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn chỉ ra những đặc điểm chung về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Xuân, cũng nhƣ phong cách riêng của những tờ báo đƣợc khảo sát, với mong muốn chỉ ra điểm mạnh của mỗi tờ báo trong việc thu hút độc giả. Trên cơ sở phân tích những hạn chế của báo Xuân trong thời điểm hiện nay, tác giả muốn góp thêm tiếng nói mang tính xây dựng về những biện pháp giúp các tòa soạn nâng cao hiệu quả thông tin của báo Xuân, đặc biệt là cách đƣa báo Xuân tiếp cận với đối tƣợng độc giả mới. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của luận văn chia làm 3 chƣơng: Chương 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Xuân nói riêng trong đời sống văn hóa tinh thần. Chương 2: Nội dung thông tin và hình thức chuyển tải thông tin chủ yếu trên báo Xuân. Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin của báo Xuân. 11 Chƣơng 1: BÁO XUÂN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1 Báo Xuân trong đời sống của người Việt Nam 1.1.1 Tết Nguyên Đán trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tƣng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trƣớc, từ đời Lý – Trần – Lê, từ chốn cung đình thâm nghiêm đến nơi thôn cùng xóm vắng, hàng năm, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con ngƣời và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, ngƣời thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tƣởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Ngƣời Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả ngƣời xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong đƣợc về sum họp dƣới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, đƣợc thắp nén hƣơng thơm lên bàn thờ tổ tiên, mong đƣợc sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thƣơng nơi “chôn nhau cắt rốn”. Theo quan niệm truyền thống của ngƣời Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm đƣợc mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố 12 tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hƣớng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Đó cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần đƣợc giữ gìn và phát huy. Tết Nguyên Đán cổ truyền là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Bản sắc văn hóa Việt Nam biểu hiện rõ nhất qua những ngày Tết. Tết là mốc khởi đầu sinh hoạt văn hóa dân tộc trong một năm, phảm ánh sâu đậm những triết lý nhân văn, đời sống tinh thần phong phú của ngƣời Việt. Ngày Tết, ngƣời ta quên đi những lo toan thƣờng nhật để sống vui vẻ hơn. “Bao nhiêu những điều không tốt đẹp đã lui trở lại với năm cũ để cho năm mới đƣợc tinh hảo, đem lại cho con ngƣời toàn những điều hy vọng” [1; tr. 48]. Với tinh thần “chín bỏ làm mƣời”, ngày Tết xóa đi mọi điều xích mích, mọi ngƣời khoan dung, hiểu biết, gắn bó với nhau hơn. Ngày Tết trở thành dịp để tình cảm tốt đẹp của con ngƣời đƣợc củng cố và nâng cao. Ngƣời dân Việt Nam rất thiết tha với Tết, nhất là ở nông thôn. Quanh năm vất vả, bận rộn, Tết mới là dịp để con ngƣời nghỉ ngơi, vì vậy nhu cầu giải trí cũng tăng lên. Bao nhiêu lo nghĩ đƣợc gác sang một bên để hƣởng thú xuân trọn vẹn. “Ngƣời ta đón tết một cách nồng nàn, ngƣời ta đợi tết một cách trịnh trọng, ngƣời ta vui Tết một cách náo nhiệt hân hoan.” [1, tr. 21]. Những sinh hoạt văn hóa ngày Tết rất đa dạng và độc đáo (phong tục, lễ hội, trò chơi,...) từ lâu đã đi vào tâm khảm mỗi ngƣời, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Vƣợt qua thời gian, cái tinh túy của mỹ tục cổ truyền ngày Tết vẫn luôn dồi dào sức sống, vẫn làm cho Tết thêm ý nghĩa. 13 “Trên thế giới này, chẳng mấy nƣớc lại có cái Tết linh đình, trọng thể, vui tƣơi, đậm đà tính truyền thống văn hóa nhƣ Tết ở Việt Nam ta” [37; tr. 60]. 1.1.2 Ý nghĩa của báo Xuân trong đời sống của người Việt Nam Là một ấn phẩm xuất bản bản định kỳ, nhằm chuyển tải tất cả các thông tin từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội đến ngƣời đọc, báo chí đã và đang phát huy vai trò của mình trong đời sống tinh thần của xã hội. Các cơ quan báo chí thƣờng có những số báo đặc biệt trong khoảng thời gian mùa Xuân của năm. Trong đó, cứ vào dịp Tết hàng năm, các báo, tạp chí đều cho ra những số báo đặc biệt về Tết Nguyên Đán. Số báo này đƣợc chuẩn bị kỹ càng từ hàng tháng trƣớc Tết nên thƣờng đạt chất lƣợng rất cao trên cả hai mặt nội dung và hình thức. Báo Tết không chỉ ổn định và đƣợc nâng cao chất lƣợng mà còn có những nét khác biệt đáng kể so với những số báo thƣờng ngày. Số báo này đƣợc trƣng bày, triển lãm tại Hội Báo Xuân cùng với những số báo Xuân khác, đây là một sinh hoạt văn hóa đã trở thành thƣờng niên mỗi dịp Tến đến xuân về. Báo Xuân dần dần đã trở thành món quà Tết, quà xuân đầy ý nghĩa cho mọi nhà. Cách gọi tên báo Xuân có chỗ chƣa thống nhất, nên nhiều ngƣời dễ nhầm lẫn tên gọi giữa các loại báo Xuân khác nhau. Qua tìm hiểu, chúng tôi có thể chia báo Xuân thành 4 loại: Báo số Tất niên, báo số Tết Âm lịch, báo số Tết Dƣơng lịch, báo số Tân niên. Luận văn sẽ tập trung vào số báo Xuân chào mừng Tết Nguyên Đán cổ truyền. Đây là số báo đón Tết, thƣờng phát hành sớm, trƣớc Tết, nếu cơ quan báo chí có khả năng ra đƣợc, với ý nghĩa mừng Tết và chào năm mới Âm lịch. Để cho ra “lò” số báo Xuân, các cơ quan báo chí thực hiện khâu chuẩn bị từ nhiều tháng trƣớc. Tùy vào điều kiện của từng cơ báo chí, nhƣng thƣờng khoảng tháng 10, ban biên tập bắt đầu lên kế hoạch cho số 14 báo Xuân. Đầu tiên ban biên tập sẽ họp các phòng, ban trong tòa soạn để bàn về ra số báo Xuân, ấn định ngày ra báo. Ban biên tập và trƣởng các phòng, ban sẽ đƣa ra các chuyên trang, chuyên mục và chủ đề, đề tài cho số báo Xuân. Ban biên tập cũng ấn định thời gian các phòng, ban trong tọa soạn nộp bài về ban biên tập. Tiếp theo đó, các trƣởng, phòng ban chuyên đề sẽ về họp phóng viên, nhà báo ở ban để lên kế hoạch tin, bài cụ thể cho chuyên trang, chuyên mục theo chủ đề, đề tài đã định. Đồng thời tiến hành đăng thông báo mời cộng tác cho báo Xuân trên số báo hàng ngày. Các phóng viên, nhà báo sẽ tiến hành thực hiện bài viết tin, bài theo kế hoạch và nộp tin bài về để trƣởng ban xem trƣớc. Sau đó, các trƣởng phòng, ban sẽ đƣa bài lên Thƣ ký tòa soạn để biên tập lại tin bài. Bài vở cộng tác cũng sẽ đƣợc chọn lọc, biên tập cho phù hợp. Thƣ ký tòa soạn sẽ lên bản thảo gửi về ban biên tập duyệt tin bài và bản thảo số báo Xuân lần cuối. Sau khi đƣợc ban biên tập duyệt, bản bông sẽ đƣợc đƣa đến nhà máy in để in ấn. Cuối cùng số báo Xuân đƣợc phát hành theo đúng thời gian đã định. Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn có thể đƣa ra khái niệm về báo xuân nhƣ sau: Báo Xuân là số báo đặc biệt ở Việt Nam đƣợc phát hành vào mỗi dịp Tết đến xuân về, bao gồm báo số Tất niên, báo số Tết Âm lịch, báo số Tết Dƣơng lịch, báo số Tân niên với các chuyên trang, chuyên mục, bài viết đặc biệt khác với số thƣờng ngày. Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu, khảo sát, phân tích đặc điểm nội dung và hình thức của số báo Tết âm lịch, khảo sát tin bài trên báo Thanh niên, Hải phòng, Lao động, Nông thôn ngày nay, Văn nghệ TP. HCM. 15 Các nƣớc khác trên thế giới thƣờng không có số báo Xuân dù họ cũng đón Tết Âm lịch nhƣ chúng ta. Có thể kể đến các quốc gia cũng đón Tết Nguyên Đán nhƣ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Singgapore, Ấn Độ. Nếu các nƣớc có số báo đặc biệt thì chỉ là số báo Tân niên (Tết Dƣơng lịch) và nhìn chung không khác so với số báo thƣờng, không thể có hẳn một ấn phẩm báo Xuân riêng, mang tính phong tục và gắn với văn hóa truyền thống nhƣ Việt Nam. Điều này không phải là họ xem nhẹ văn hóa truyền thống, mà xuất phát từ quan niệm: báo thuần túy là báo, là thông tin chứ không “lấn” sang sân của các ấn phẩm văn hóa khác. Hơn nữa, báo Xuân Việt Nam gắn liền với Tết Nguyên Đán cổ truyền, tục lệ chỉ có ở vài nƣớc châu Á, trong đó có Việt Nam. “Báo Xuân có lẽ là một đặc trƣng duy nhất của báo chí Việt Nam, giàu bản sắc riêng, một bản sắc rất Việt Nam” [37; tr. 60]. Trƣớc hết, báo Xuân đã trở thành một “món ăn” tinh thần lành mạnh, bổ ích không thể thiếu bên cạnh những lịch, tranh, câu đối v.v trong dịp tết Nguyên đán cổ truyền. “Mỗi năm khi mùa xuân về, ngoài “Thịt mỡ dƣa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chƣng xanh”, ngƣời Việt Nam đã quen không thể thiếu một tờ báo Xuân, coi đó là món ăn tinh thần độc đáo trong dịp đón năm mới”. Việc xuất bản và thƣởng thức báo Xuân đã thành một yếu tố của phong tục ngày Tết, đƣợc “phong tục hóa”. Có thể nói giờ đây báo Xuân đã biến thành một “tục lệ” mà nếu thiếu đi, ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng đô thị sẽ cảm thấy niềm vui năm mới chƣa trọn vẹn. Mức sống của nhân dân ngày càng cao. Đời sống vật chất đầy đủ tạo điều kiện cho đời sống tinh thần phát triển, nhu cầu thƣởng thức văn hóa ngày càng lớn. Trong những ngày Tết, con ngƣời no đủ không chỉ vật chất mà cả tinh thần: “Đói ba tháng hè, no ba ngày Tết”. Ngay cả khi còn khó 16 khăn, thiếu thốn thì trong ngày tết, ngƣời ta cũng cố gắng khắc phục để lo cho đầy đủ: “Ta còn nghèo phố chợ nhà gianh. Nhƣng cũng đủ vài tranh treo Tết” (Tố Hữu). Mặt khác, ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, nhu cầu giải trí đòi hỏi rất cao. Báo Xuân đã đáp ứng đƣợc các nhu cầu đó. Những thông tin phong phú, sinh động trên báo Xuân còn cung cấp cho bạn đọc kiến thức quý giá về mọi mặt trong đời sống xã hội của năm qua, những dự báo, nhìn nhận bƣớc phát triển của năm tới. Đọc báo Xuân, nhân dân thấy đƣợc những thành tựu phát triển kinh tế xã hội to lớn mà đất nƣớc đã dành đƣợc trong năm qua. Đặc biệt trong chủ đề văn hóa với mảng bài viết về các phong tục, lễ hội Tết cổ truyền, báo Xuân đƣợc ví nhƣ cuốn “bách khoa toàn thƣ” về phong tục. Đặc điểm nổi bật nhất ở các tờ báo Xuân chính là kiểu văn hóa nhìn lại. Báo Xuân, thực sự là báo Tết, trong cảm quan của cả ngƣời viết lẫn ngƣời đọc, bao giờ cũng là một sự nhìn lại, hoặc chủ yếu là một sự nhìn lại. Nhìn lại một năm. Nhìn lại một giáp. Nhìn lại một thế kỷ. Nhìn lại những thành công và những thất bại của một đất nƣớc hoặc một lĩnh vực nào đó. Nhìn lại những nếp cũ, những tục cũ. Nhìn lại những vang bóng một thời. Nhìn lại quá khứ. Báo Xuân những năm gần đây thƣờng ra rất sớm. Khoảng hơn một tháng trƣớc Tết, hầu hết các báo đều ra “lò” rực rỡ nhƣ những bông hoa trên các sạp báo chào Xuân. Lần trong hành tranh của những ngƣời đi xa về quê nhà đón Tết, thế nào cũng có một vài tờ báo xuân mua ở quầy báo lúc đợi tàu, xe. Trên bàn làm việc của mọi ngƣời chắc chắn sẽ có những tờ báo Xuân còn thơm mùi giấy mới. Báo Xuân đến với mọi gia định và với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. Những ngƣời đứng tuổi, cán bộ công nhân viên có tờ Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, các mẹ, các chị có tờ Phụ nữ Việt Nam, thanh niên có tờ Tiền Phong, các nhà giáo dục thì đọc 17 Giáo dục và thời đại, còn những ngƣời nông dân trong cả nƣớc đƣợc nghiền ngẫm Nông thôn ngày nay Thậm chí, báo Xuân còn trở thành món quà, một thứ quà tặng có ý nghĩa đầu xuân: “Chàng sinh viên học ở Hà Nội, đến chơi nhà cô bạn học hồi phổ thông, nay đang học cao đẳng sƣ phạm, quà tặng đầu xuân ý nghĩa nhất là một tờ báo Xuân Sinh viên Việt Nam. Năm ngoái, đến thăm thầy giáo trƣớc khi về quê ăn Tết, tôi đã tặng thầy món quà xuân bằng một tờ báo Xuân Thuốc và sức khỏe. Thầy nhận mà vui mừng và cảm động vì món quà ý nghĩa của học trò” [19; tr. 53]. Nhiều gia định có thói quen mua nhiều báo Xuân, coi nhƣ tổ chức một họi báo “mini” trong nhà. Đọc báo Xuân không phải đọc ngay lập tức hết tờ báo mà đọc dần dần, “nghiền ngẫm” từ từ, vì dung lƣợng báo lớn, tính thời sự không cao nhƣ các số báo bình thƣờng nên không cần phải đọc ngay để biết tin tức. Sự phát triển của báo Xuân Việt Nam những năm gần đây đƣợc đánh dấu bằng các Hội Báo Xuân. Tất nhiên, ở đây nên hiểu “Hội báo Xuân” không phải chỉ có “báo Xuân” mà cần hiểu là hội báo tổ chức vào ngày xuân, mùa xuân. Hội báo Xuân , ngày hội trƣng bày các tờ báo Xuân đƣợc xem là món quà quý giá nhất của giới báo chí Việt Nam mừng đất nƣớc vào xuân. Những gì báo Xuân thể hiện chính là thực tế phát triển đất nƣớc về kinh tế, văn hóa, xã hội nhƣ lời Tổng Bí thƣ Lê Khả Phiêu: “Báo Xuân, báo Xuân đã phản ánh rất đủ, rất trung thực đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc ta” [53; tr. 12]. Qua Hội báo Xuân, nhân dân thấy đất nƣớc mình đang khát khao, nỗ lực vƣơn lên; chứng kiến những nét độc đáo của quê hƣơng cũng nhƣ những thành tựu chúng ta đạt đƣợc. Hội báo Xuân cũng thể hiện rõ sự khởi sắc của báo chí, giúp ngƣời xem hình dung đƣợc sự phát triển mới của các lạo hình báo chí Việt Nam. Hội báo Xuân là vƣờn hoa báo Xuân đầy hƣơng sắc, là “bữa tiệc lớn” mà suốt một năm những 18 ngƣời làm báo đã nổ lực để đến ngày “treo đèn kết hoa” trƣng bày “món ăn tinh thần” mời mọi ngƣời cùng thƣởng thức. Hơn mƣời năm nay, năm nào cũng ta cũng tổ chức Hội báo Xuân, và năm sau quy mô lại lớn hơn, nội dung phong phú hơn nhiều so với năm trƣớc. Số cơ quan báo chí tham dự cũng nhƣ số ngƣời đến xem đông đảo hơn, từ 2 vạn, lên đến 7 vạn, 10 vạn ngƣời Việc tổ chức Hội báo Xuân toàn quốc ở Trung tâm hội chợ triển lãm; hình thành một khu liên hoàn giữa Hội chợ Xuân và Hội báo Xuân, gắn thành tựu kinh tế - kỹ thuật với thành tựu phát triển báo chí, tạo thuận lợi cho nhân dân chuẩn bị những sản phẩm vật chất và tinh thần cho gia đình đốn Tết. Nhiều cuộc thi đƣợc tổ chức trong Hội báo Xuân nhƣ thi bìa, thi ảnh, câu đối Tết trên báo Xuân, báo Xuân, thi trình bày, lựa chọn những tờ báo hay và đẹp nhất. Toàn bộ số báo tham gia trƣng bày, theo truyền thống từ nhiều năm nay, lại đƣợc gửi tặng các chiến sĩ nơi biên giới, đảo xa - một việc làm vô cùng ý nghĩa với những ngƣời đang ngày đêm canh giữ cho mùa xuân yên bình của Tổ quốc. Đồng thời với Hội báo Xuân toàn quốc, nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc đã tổ chức trƣng bày, triển lãm báo Xuân, báo Xuân tại địa phƣơng để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nƣớc. Nhiều địa phƣơng đã tổ chức thành công, thu hút hàng vạn lƣợt nhân dân đến thăm nhƣ: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên, Quảng Ngãi Có thể nói, Hội báo Xuân đã thực sự trở thành một lễ hội đẹp mà giới báo chí đã tạo dựng và cống hiến cho đời sống xã hội. Nhƣ vậy, chỉ nhìn vào các Hội báo Xuân đƣợc tổ chức và đƣợc sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong cả nƣớc cũng thấy đƣợc vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Xuân nói riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân 19 ta. Báo Xuân là món quà Tết đầy ý nghĩa mà các tòa soạn đem đến cho các gia đình. 1.2 Vài nét về báo Xuân Việt Nam Có tác giả, thông qua việc khảo sát cách tổ chức nội dung, trang mục của các tờ Phong Hóa, tờ Ngày Nay cho rằng, sáng kiến làm báo Xuân xuất phát từ nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Một số ý kiến thì cho rằng, nhóm Tự Lực Văn Đoàn có công nâng cao chất lƣợng nội dung, hình thức báo Xuân nhƣng không có công sáng tạo ra cách làm báo Tết mà Phụ Nữ Tân Văn mới là tờ báo làm số báo Xuân đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1930. Theo cuốn sách "Báo chí Việt Nam - những sự kiện đầu tiên và nhất" do Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời năm 2006,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004315_3167_2002779.pdf
Tài liệu liên quan