Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục .iii
Danh mục các chữ viết tắt . iv
Danh mục các bảng. v
Danh mục các hình . vi
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.5
6. Dự kiến đóng góp luận văn.7
7. Cấu trúc luận văn.7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN
SỐ, DÂN TỘC.8
1.1. Cơ sở lí luận.8
1.1.1. Các vấn đề về dân số .8
1.1.2. Những vấn đề về dân tộc .17
1.2. Cơ sở thực tiễn.20
1.2.1. Khái quát về dân cư, dân tộc ở Châu Á.20
1.2.2. Khái quát về dân cư, dân tộc của khu vực Đông Nam Á .21
Tiểu kết chương 1.24
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO .25
2.1. Khái quát chung về nước Lào.25
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.25
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.27
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .34
2.2. Đặc điểm dân số của nước Lào.36
107 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm dân số và dân cư của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200 720.700 710.100 696.400 676.800
15-19 752.500 756.900 754.000 746.000 735.700 925.500
20-24 626.300 651.200 676.400 699.600 718.100 730.200
25-29 490.800 509.400 530.200 522.600 576.200 600.100
30-34 408.100 418.100 428.200 439.300 452.400 468.100
35-39 343.300 350.000 538.900 369.200 380.000 390.300
40-44 315.200 319.600 321.600 322.500 324.300 328.300
45-49 254.000 263.000 273.600 248.600 294.200 301.400
50-54 214.600 219.900 224.200 228.300 233.400 240.000
55-59 163.900 171.400 178.600 185.500 191.900 197.600
60-64 113.700 118.600 124.700 131.500 138.500 145.300
65-69 87.800 88.700 89.400 90.400 92.200 95.100
70-94 81.400 62.500 63.900 65.400 66.700 67.800
75-79 40.900 41.300 41.500 41.500 41.700 42.100
80+ 41.200 41.400 41.800 42.400 42.900 43.200
Nguồn: Tổng cục thông kê
44
Về cơ cấu dân số theo giới, luôn có biến động theo thời gian và khác nhau
giữa các nhóm nước, khu vực, giữa thành thị và nông thôn. Ở các nước phát
triển, nữ nhiều hơn nam (châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản...). Ngược lại, những
nước có số nam trội hơn thường là những nước đang phát triển. Tuy nhiên, đối
với nước Lào, một đất nước đang phát triển, cơ cấu dân số theo giới lại luôn có
số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới, theo số liệu năm 2015, nam chiếm
49,86%, nữ 50,14%.
Bảng 2.8. Cơ cấu dân số theo giới năm giai đoạn 2005-2015
STT Năm Dân số Nữ Nam
1 2005 5.621.982 2.821.431 2.800.551
2 2006 5.747.587 2.883.133 2.864.454
3 2007 5.873.616 2.945.050 2.928.566
4 2008 6.000.379 3.007.339 2.993.041
5 2009 6.127.910 3.090.013 3.057.897
6 2010 6.256.197 3.133.059 3.123.138
7 2011 6.385.057 3.196.392 3.188.665
8 2012 6.514.432 3.259.980 3.254.452
9 2013 6.769.727 3.400.055 3.369.672
10 2014 6.809.054 3.389.000 3.405.090
11 2015 6.492.400 3.254.800 3.237.600
Nguồn: Tổng cục thông kê
45
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu dân số theo giới tính của nước Lào
năm 2005 và năm 2015
Bảng 2.9. Cơ cấu dân số theo lao động nước Lào năm 2015
Số liệu
Lĩnh vực lao động
Số lượng
(người)
Nữ
(%)
Nam
(%)
Công chức – viên chức 168 388 31 69
Doanh nghiệp nhà nước 11 446 33 67
Doanh nghiệp tư nhân 27 056 32 68
Công – tư hợp doanh 121 786 40 60
Lao động tự do 2 410 577 71 29
Tổng 2 738 893 50 50
Nguồn: Tổng cục thông kê
46
Về cơ cấu dân số theo lao động, theo số liệu thống kê hiện nay nước Lào
có khoảng 80% dân số sống bằng nghề nông. Số lượng lao động công chức,
viên chức chiếm số lượng không nhiều, 168388 người (năm 2015), trong khi đó
số lượng lao động tự do là 2 410 577 (năm 2015).
2.2.4. Phân bố dân cư
Theo kết quả điều tra dân số lần thứ IV năm 2015 của Chính phủ, dân số
Lào có 6.492.400 người trong đó tập trung đông nhất ở các tỉnh thành: Sa văn
na khét, Chăm pha sắc, Thủ đô Viêng Chăn, Luong pha bang
Bảng 2.10. Dân số và mật độ dân số nước Lào theo các đơn vị hành chính,
giai đoạn 2005 – 2015
TT Tỉnh
Năm 2005 Năm 2015
D.S D.T
Mật độ
(ng/km2
D.S D.T
Mật độ
(ng/km2
1 Thủ đô 698.318 3.920 178,1 820.900 3,920 209
2 Phông sa ly 165.947 16.270 10,2 178.000 16,270 11
3 Luong năm tha 145.310 9.325 15,6 175.700 9,325 19
4 U dôm xay 265.179 15.370 17,3 307.600 15,370 20
5 Bỏ keo 145.263 6.196 23,4 179.300 6,196 29
6 Luong pha bang 407.093 16.875 24,1 431.900 16,875 26
7 Hủa phăn 280.938 16.500 17,0 289.400 16,500 18
8 Xaya bu ly 338.669 16.389 20,7 381.300 16,389 23
9 Xiêng khoảng 229.596 15.880 14,5 244.700 15,880 17
10 Viêng Chăn 388.895 18.726 21,0 419.100 18,726 27
11 BoLy khăm xay 225.301 14.863 15,2 273.700 14,863 18
12 Khăm muon 337.390 16.315 20,7 393.100 16,315 24
13 Sa văn na khét 825.902 21.774 37,9 967.700 21,774 45
14 Sa la văn 324.327 10.691 30,3 397.00 10,691 37
15 Xê kong 84.995 7.665 11,1 113.200 7,665 15
16 Chăm pha sắc 607.370 15.415 39,4 694.000 15,415 45
17 At ta phư 112.120 10.320 10,9 139.600 10,320 14
18 Xay sôm buon 39.423 4.506 8,7 85.200 4,506 10
Tổng 5.621.982 236.800 23,7 6.492.400 236.800 27
Nguồn: Tổng cục thông kê
47
48
Tỉnh Sa Văn Na Khét đông dân nhất (chiếm 15% dân số cả nước), tỉnh
có dân số ít nhất tỉnh Xay Som Boun (chiếm 1% của dân số cả nước). Thủ đô
Viêng Chăn chiếm 13% dân số cả nước.
2.2.5. Chất lượng dân số
Để đánh giá “chất lượng dân số”, người ta thường sử dụng chỉ số phát
triển con người (HDI). Để tính HDI, người ta dựa vào các chỉ tiêu: Tuổi thọ
trung bình; tỷ lệ biết chữ; tỷ lệ nhập học chung và GDP bình quân đầu người.
Theo đó, có thể thấy chất lượng dân số và nguồn nhân lực của Lào có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất, tuổi thọ trung bình của người dân Lào tăng nhanh nhưng vẫn
còn ở mức thấp. Năm 1995, tuổi thọ của nam giới là 50 tuổi, đến năm 2005(1),
đã tăng lên tới 59 tuổi. Đối với nữ, các con số tương ứng là 52 và 63. Như vậy,
chỉ sau 10 năm, tuổi thọ của nam giới tăng thêm 9 năm, còn tuổi của nữ giới
tăng thêm tới 11 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của dân số Lào vẫn ở mức
thấp, cụ thể là, tuổi thọ của cả nam và nữ đều xếp thứ 154/206 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Ở nhiều tỉnh, chỉ tiêu này đặc biệt thấp, như Xê-kông: 54
tuổi, A-ta-pơ: 55 tuổi, Khăm-muội, Luang-nam-tha và Sa-ra-van: 56 tuổi (2).
Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tuổi thọ trung bình là tỷ lệ chết
trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi còn khá cao. Trên
phạm vi toàn quốc, vào năm 2005, các tỷ lệ tương ứng là 70‰ và 97,6‰. Ở
nhiều tỉnh như Xê-kông, A-ta-pơ, Sa-ra-van, Khăm-muội, tỷ lệ chết trẻ em dưới
1 tuổi lên tới hơn 100‰. Những số liệu trên cho thấy, tình trạng sức khỏe của
dân số nói chung cũng như của nguồn nhân lực nói riêng tuy đã được cải thiện
nhưng vẫn chưa tốt.
Thứ hai, hệ thống giáo dục, đào tạo đạt nhiều thành tựu nhưng trình độ
phát triển còn thấp. Tỷ lệ mù chữ của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên mặc dù
giảm rất mạnh, từ 30% (năm 1995) giảm xuống còn 20% (năm 2005), nhưng
vẫn là mức khá cao. Đối với nhóm tuổi trẻ (6 - 19 tuổi), tỷ lệ chưa bao giờ đến
49
trường chiếm khoảng 16,5%; tỷ lệ đang đi học không cao, đặc biệt là nữ.
Khoảng 2/3 thanh, thiếu niên là nữ ở độ tuổi từ 15 - 19 tuổi đã bỏ học hoặc
chưa bao giờ đến trường. Tình trạng này dẫn đến chỗ họ lấy chồng, sinh đẻ
sớm nên không có hoặc có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Nhóm dân số 30
- 59 tuổi chiếm 52% dân số trong độ tuổi lao động, nhưng hơn 25% số này
chưa bao giờ đến trường và cơ hội học tập của họ trong hệ thống giáo dục hầu
như rất thấp (chưa đến 0,5% đang theo học tại các trường). Điều này cho thấy,
nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất lớn nhưng khó thực hiện
được qua hệ thống giáo dục chính quy.
Đối với hệ đào tạo chuyên nghiệp, số lượng sinh viên các hệ còn ít và có
dấu hiệu ngày càng mất cân đối. Năm 2009, có 129.175 học sinh đang được
đào tạo chuyên nghiệp, chiếm 9,7% tổng số dân trong độ tuổi 15 - 24. Hệ đại
học đang chiếm ưu thế và tăng lên, còn ở các hệ cao đẳng, trung cấp, tỷ lệ học
sinh theo học thấp và có dấu hiệu giảm sút. Do hệ thống đào tạo chuyên nghiệp
chưa phát triển nên tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn khá
thấp. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2005, trong số 3.404.043 người từ
15 tuổi trở lên, có 87.091 người có trình độ chuyên môn sơ cấp, chiếm 2,6%;
trung cấp: 104.542 người, chiếm 3,1%; đại học: 47.202 người, chiếm: 1,4% và
sau đại học: 7.024 người, chiếm: 0,2%. Như vậy, chỉ có 7,3% lực lượng lao
động ở Lào được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật từ sơ cấp trở lên.
Thứ ba, GDP của Lào trong những năm qua tuy tăng mạnh, nhưng Lào
vẫn chưa thoát khỏi nhóm các nước nghèo. Dân số Lào chủ yếu sống ở nông
thôn. Năm 2005, tỷ lệ dân số nông thôn là 72,8%, nhưng tỷ lệ lao động làm
nông nghiệp lên tới 78,5%. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật
thấp nên năng suất lao động cũng thấp. Do vậy, mặc dù kinh tế tăng trưởng liên
tục, trong5 năm (2006 - 2010), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,9%/năm,
nhưng GDP bình quân đầu người năm 2009 - 2010 mới đạt khoảng 1.069 USD.
Năm 2011, Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn xếp Lào vào nhóm nước có thu nhập
50
thấp và GDP bình quân đầu người đứng thứ 128 trên tổng số 168 nước so
sánh(3).
Do các chỉ tiêu thành phần về sức khỏe, giáo dục và kinh tế còn thấp nên
HDI của Lào (theo cách tính mới của Liên hợp quốc áp dụng từ năm 2010) tuy
tăng lên không ngừng, nhưng năm 2010 cũng mới chỉ đạt 0,497, xếp thứ 122
trong số 169 nước có số liệu so sánh.
Tiểu kết chương 2
So với các nước trên thế giới, Lào là một đất nước có quy mô dân số
nhỏ, tuy nhiên tốc độ tăng dân số khá cao, hiện nay vẫn ở mức 1,9 %, cơ cấu
dân số trẻ. Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Lào
đã được cải thiện, tuổi thọ trung bình đã được nâng lên, tỉ lệ tử giảm xuống.
Đây là một trong những thành tựu quan trọng của nước Lào. Về nguồn lao
động, hiện tại số lao động làm nghề nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, lao
động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trong thấp. Lào vẫn đang
có những chính sách thu hút người lao động ở nước ngoài có trình độ đến làm
việc và sinh sống tại quốc gia này.
51
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. Thành phần dân tộc và đặc điểm phân bố
3.1.1. Chia theo nhóm ngôn ngữ
Dân số nước Lào trên 6 triệu người, gồm nhiều dân tộc, bộ tộc trình độ
phát triển không đồng đều. Nếu chia theo các nhóm dân tộc theo ngôn ngữ thì
đông nhất là nhóm Lào – Tày, chiếm 64,9 dân số, sau đó là nhóm Môn – Khơ
Me chiếm 22,6% dân số.
Bảng 3.1. Dân số chia theo các nhóm dân tộc của nước Lào năm 2012
Nhóm dân tộc Tổng dân số Nữ (người)
Lào - Tày 3.646.838 1.830.803
Môn - Khơ Me 1.269.276 639.650
Trung Quốc -Tây Tạng 479.395 237.831
Hmông - Iu Miên 159.298 79.465
Các dân tộc khác 67375 33702
Nguồn: Tổng cục thống kê
* Nhóm ngôn ngữ Lào - Tày: có 8 dân tộc, dân số 3.646.833, gồm:
- Tộc người Lào . Tên gọi là theo tiếng địa phương: Lào, Phuôn, Ka Liêng, Bo,
Dôi, Yo, Thay Phộng, Thay Sam, Thay Dương, Thay Lan, Thay Cha, Thay
Mắt, Thay Ô, Tay Lăng, I Sản.
- Tộc người Tay. Tên gọi theo tiếng địa phương: Tay đăm, Tay đeng, Tay
khảo, Tay mịa, Tay mèn, Tay thẻng, Tay ẹt, Tay Xổm.
- Tộc người Phu Tay. Tên gọi theo địa phương: Phủ thay, Thay Ang khăm,
Thay ka tạ Bong, Thay Xảm Cạu.
- Tộc người Lự. Tên gọi theo địa phương: Lự, Khỉn (khơn)
-Tộc người Duôn. Tên gọi theo tiếng địa phương: Duôn, ka Lom, Ngiệu
- Tộc người Dăng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Dăng.
- Tộc người Xẹc. chiếm 0,1% dân số. Tên gọi theo tiêng địa phương: Xẹc, Cọi.
52
- Tộc người Thay Nửa. Tên gọi theo tiếng địa phương: Thay Nửa.
Hình 3.1. Cơ cấu các nhóm dân tộc của nước Lào
* Nhóm ngôn ngữ Mon- khơmer : có 32 tộc người, dân số 1.269.276
người, gồm:
- Tộc người Khơ Mụ. Tên gọi theo địa phương Kăm mụ, khạ mụ, ka xắc
Kim mu u, Kim mu duôn, kim mu Lự, Kim mu khạ rong, Kim mu hoc,
Kim mu Khoẻn, Kim mu mê, kim mu chương, Kim mu ăn, Mốc bay, Mốc pạ
rang,Mốc tàng chạc, Mốc cốc, Mộc tụ, Kạ ri, Dum pạ ri, Lạp ri, Tong lưởng.
-Tộc người Bay rạ. tên gọi theo tiếng địa phương: Thìn, Li vạ, lao, mày, phay
- Tộc người Xing Mun. Tên gọi theo tiếng địa phương: Phuộc , Lao máy
- Tộc người phọng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Phọng, Khạ niêng, Phọng
biệt, Phọng lan, Phọng phẻn, Phọng Chạ buông.
- Tộc người Thèn. Tên gọi theo tiếng địa phương: Thèn, Thay Thèn.
- Tộc người Ơ Đu. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ơ đu, Thay rạt
- Tộc người Bít. Tên gọi theo tiếng địa phương: Bít.
- Tộc người La Mét. Tên gọi theo tiếng địa phương : La Mét.
- Tộc người Xảm Tào. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xảm Tào, Đoi.
53
- Tộc người Kạ Tang. Tên gọi theo tiếng địa phương : Pạ ru, Kạ tang. Phạ Kẹo.
- Tộc người Mạ Kong. Tên gọi theo tiếng địa phương: Pa ru, Mạ kong, Tịu,
Phịu, Ma họi, Ta rong.
- Tộc người Ta Ri. Tên gọi theo tiếng địa phương: Pạ tu ri.
- Tộc người Do ru. Tên gọi theo tiếng địa phương: Lạ Vên, Xu, Do Ru kong ,
Du ru đac.
- Tộc người Ta Liêng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ta Liêng.
- Tộc người. Ta Ôi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ta Ôi, Ra đông, In.
- Tộc người Dẹ. Tên gọi theo tiếng địa phương: De.
- Tộc người Brâu. Tên gọi theo tiếng địa phương: La Vê, Lui vê, Kạ vệt, Ra lang.
Tộc người Kạ Tu. Tên gọi theo tiếng địa phương: ka Tu, Ta riu, Đạc kang
(Băng đeng)
- Tộc người Ha rắc. Tên gọi theo tiếng địa phương: A lắc
- Tộc người Ôi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ôi, xạ Buổn, xọc, In thì, Mê Kạ
long, Mê ri yao.
- Tộc người Kạ Riêng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ngọ, Chạ tong.
- Tộc người Chẹng. Tên gọi theo tiếng địa phương: Chieengj.
- Tộc người Kạ Đang. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xê đang, Kạ Dong, Ka
Đang Đuôn.
- Tộc người Xuồi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xuồi.
- Tộc người Nha hớn. Tên gọi theo tiếng địa phương: Tăng cọ, Hón yo.
- Tộc người Lạ Vi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Lạ Vi.
- Tộc người Pa Kộ. Tên gọi theo tiếng địa phương: Pạ Kọ, Ka đô, Ka nay.
Tộc người Khơ Me. Tên gọi theo tiếng địa phương: Khơ Me, Khọ.
- Tộc người Tụm. Tên gọi theo tiếng địa phương: Tụm, Li ha, Thay chăm,
Thay phọng, Thay pụn, Mọi.
- Tộc người Nguổn. Tên gọi theo tiếng địa phương: Nguổn.
- Tộc người Moi. Tên gọi theo tiếng địa phương: Mọi, Mương.
54
- Tộc người Kri. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xạ lang, Alêm, Ma leng,
Tong, Lương.
* Nhóm ngôn ngữ Trung Quốc - Tây Tạng : có tổng dân số 159.298
người, gồm:
- Tộc người A Kha. Tên gọi theo tiếng địa phương: Ko, Ô ma, Khi, Mu Tơn,
Chi cho, Pu li, Ba na, Ko phê, Nu kui, Lu ma, Ê pa, Chi bia, Mu chi,
Ya ê, không xạt, Phu xang.
-Tộc người Sing Si li. Tên gọi theo tiếng địa phương: Phu nọi, Bi xu, phu yot,
Ta bạt, Băng tăng, Cha Ho, Lào Xenng, Phay (phông xa ly), Lao ban,
Phông Cu, Phong xẹt.
- Tộc người La Hủ. Tên gọi theo tiếng địa phương: Mu xi, Mu đăm, Mu xi
khảo, Kùi xủng, Kùi luổng.
- Tộc người Xi La. Tên gọi theo tiếng địa phương: Xi La.
- Tộc người Hà Nhì. Tên gọi theo tiếng địa phương: Hà Nhì.
- Tộc người Lô lô. Tên gọi theo tiếng địa phương: A lu.
- Tộc người Hõ. Tên gọi theo tiếng địa phuơng: Hõ.
* Nhóm ngôn ngữ Hmông – Iu Mien: tổng dân số 479.395 người, có 2 tộc người:
- Tộc người Mông. Tên gọi theo tiếng địa phương Mông đi, Mông lằng, Mông
xi, Mông dụa, Mông đụ.
- Tộc người Iu Miên. Tên gọi theo tiếng địa phương: Yạo, Lòa nọi, Lan,
Ten, Yạo khảo, Yạo phôm mày đeng.
* Nhóm tộc người khác chiếm 0,2% dân số
3.1.2. Chia theo địa bàn cư trú, phong tục tập quán và nguồn gốc các dân tộc
Nếu chia theo nhóm ngôn ngữ, các dân tộc của Lào xếp theo 4 nhóm
ngôn ngữ (bảng 3.1). Tuy nhiên dựa vào địa bàn cư trú, phong tục tập quán và
nguồn gốc các dân tộc thì các tộc ở Lào được xếp thành 3 nhóm với tên gọi
như: Lào lùm (các tộc người Lào cư trú ở các vùng thấp), Lào thơng (các tộc
người Lào cư trú ở các vùng trên), Lào xủng (các tộc người Lào cư trú ở các
vùng rẻo cao).
55
3.1.2.1. Nhóm Lào lùm
Nhóm này bao gồm các tộc sinh sống ở các vùng thấp thuộc ngữ hệ Lào-
Thay. Dân số trên 2 triệu người, gồm các tộc: Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu-lay,
Duôn, trong đó có người Lào đông nhất, khoảng 1,8 triệu người. Tuy có nhiều
tộc với tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung nhóm Lào lùm có nhiều đặc điểm
giống nhau. Hầu hết các tộc thuộc nhóm Lào lùm đều lập bản mường ở vùng
đồng bằng, dọc sông Mê-kông, các phụ lưu, thung lũng, những vùng trũng trên
cao nguyên như Mường xinh, Luổng-nặm-thà, cao nguyên Xiêng-khoảng, Xạ-
vẵn-nạ-khệt, Bô-lô-ven. Bản làng người Lào lùm thường có 40-50 nóc nhà,
vùng có mật độ dân số cao như đồng bằng Viêng-chăn, Xạ-vẵn-nạ-khệt, Chăm-
pa-sắc, nhiều bản làng có tới 200-300 nóc nhà, bản được dựng bên bờ sông
suối, đầm hồ lớn quanh năm nước không cạn. Bản lớn được chia thành xóm gọi
là “khũm”.
Người Lào lùm sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước, cấy lúa nếp,
một số vùng kết hợp làm rẫy nhưng ruộng vẫn là chủ yếu. Tuy chưa có hệ
thống thủy lợi hoặc hồ lớn chứa nước để làm vụ chiêm nhưng người Lào lùm
làm nương phai nhỏ hoặc guồng dẫn nước vào ruộng. Việc cải tạo đất, sử dụng
phân bón, nông dân Lào lùm chưa quan tâm, có thể là do đất đai vẫn màu mỡ
nhờ phù sa bồi đắp hàng năm cùng với những gốc rạ mục nát từ vụ trước để lại.
Chọn giống lúa là khâu người nông dân Lào lùm hết sức chú trọng, do đó ở mỗi
địa phương thường có nhiều loại giống lúa phù hợp với đất đai trong vùng.
Ngoài ruộng rẫy, mỗi hộ nông dân Lào lùm còn có mảnh vườn rộng lớn chuyên
trồng các loại rau, cây ăn quả như dừa, chuối, xoài, nhãn, cam
Nghề thủ công trong vùng người Lào lùm cũng khá phát triển. Phổ biến
nhất là dệt vải, đan lát, gốm, nấu đường, muối, rèn, khai thác lâm thổ sản, chăn
nuôi gia súc gia cầm. Trâu từng đàn hàng trăm con được thả rong trên các đồng
cỏ. Vùng đồng bằng dọc các con sông Mê-kông, Nặm-ngừm, Sê-băng-phay,
Sê-băng-hiêng nghề đánh bắt cá làm mắm phát đạt và trở thành nguồn thu nhập
56
lớn. Trồng bông, trồng dâu nuôi tằm dệt vải đối với người Lào lùm không
những để tự túc mà còn là sản phẩm để trao đổi với các nhóm tộc khác chưa dệt
được vải. Những nghề thủ công trên tuy có phát triển trong nhóm người Lào
lùm nhưng vẫn còn phân tán, tự cấp tự túc, chưa tách khỏi nông nghiệp.
Các tộc thuộc nhóm Lào lùm có nền văn hóa chung phong phú đa dạng
và phát triển. Đáng chú ý nhất là kho tàng văn học dân gian, văn học thành văn
được sưu tầm và bảo vệ đến ngày nay. Người Lào lùm đều dùng chữ phổ
thông, cùng nói một thứ tiếng, chỉ khác nhau ít nhiều về thổ âm. Hầu hết người
Lào lùm theo đạo Phật tiểu thừa gọi là Hỉn-nạ-nhan. Cùng với đạo Phật, người
Lào lùm vẫn duy trì các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, điển hình là thở thần linh,
thờ “phỉ” (ma). Với nền kinh tế nông nghiệp tự túc tự cấp nhưng nhóm Lào lùm
có trình độ sản xuất cao hơn, đời sống sung túc hơn các nhóm Lào thơng, Lào
xủng, họ chiếm đa số và giữ vai trò chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa trong
quá trình dựng nước và giữ nước ở Lào.
3.1.2.2. Nhóm Lào thơng
Nhóm Lào thơng thuộc ngữ hệ Môn-Khơ-me, gồm trên 20 tộc sinh sống
trên những vùng sườn đồi, núi, cao nguyên. Dân số khoảng 1 triệu người, có
các tộc như: Khơ-mú, Khơ-bít, Phọong, Puộc, Kạ-tang, Pa-cô, Tạ-ôi, Lạ-vên,
Lạ-ve, Xẹc, Nha-hớn, Kạ-tu, A-lắctrong đó tộc Khơ-mú đông nhất trên
300.000 người. Các tộc thuộc nhóm Lào thơng cư trú rải rác trên địa bàn rộng
lớn suốt từ Bắc xuống Nam tại các miền rừng, triền núi, cao nguyên dọc theo
các con sông suối nhỏ. Bản làng người Lào thơng nhỏ hơn bản làng người Lào
lùm, vùng cư dân đông đúc như La-vên, A-lắc, bản làng tương đối lớn cũng chỉ
có 30-40 nóc nhà. Người Lào thơng cũng ở nhà sàn, cột gỗ thưng phên tre nứa
hoặc gỗ nhưng thấp hơn nhà sàn người Lào lùm. Làm nương rẫy là nguồn sống
chủ yếu của người Lào thơng. Ngoài lúa nếp, trên nương rẫy của người Lào
thơng còn trồng tỉa một số rau quả thiết yếu cho cuộc sống mỗi gia đình như ớt,
cà, bí, thuốc lá, bôngMột số vùng của tộc Khơ-mú, Puộc, Phọong ở Bắc Lào,
57
Xồ, Xẹc ở Trung Lào, La-ven, Suồi ở Nam Lào làm thêm ruộng hoặc chuyển
sang làm ruộng là chủ yếu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại
các vùng giải phóng, được sự giúp đỡ của chính quyền nhân dân các cấp, nhiều
tộc thuộc nhóm Lào thơng chuyển sang làm ruộng nước. Công cụ sản xuất của
người Lào thơng trước đây còn thô sơ như rìu, dao, gậy bằng gỗ hoặc tre đẽo
nhọn, dùng cày chìa vôi bằng gỗ hoặc xương trâu, bò. Đến mùa thu hoạch, ở
một số vùng còn tuốt lúa bằng tay, giã gạo bằng cối gỗ, chày tay. Do ở xa các
con sông, suối lớn nên người Lào thơng chưa biết đánh bắt cá bằng các loại
lưới, mà chỉ dùng lờ, đơm, đó đánh bắt trên các suối nhỏ. Trừ một số tộc xuống
làm ruộng, học được nghề dệt vải với người Lào lùm còn đại bộ phận người
Lào thơng chưa biết dệt vải hoặc dệt còn thô sơ. Người Lào thơng thường trao
đổi với người Lào lùm vải mặc hoặc một số hàng thiết yếu khác như muối,
mắm, đường. Vật phẩm để trao đổi, chủ yếu là lâm thổ sản, bởi vậy việc khai
thác lâm thổ sản có vị trí quan trọng đối với người Lào thơng. Những năm mùa
màng thất bát, hoặc những tháng giáp hạt, các loại củ rừng trở thành nguồn
lương thực quan trọng của người Lào thơng.
Người Lào thơng xuất hiện khá sớm trên đất Lào. Tại một số vùng đồng
bằng nhiều bản làng người Lào thơng hình thành xen kẽ với bản mường người
Lào lùm nên có ảnh hưởng qua lại về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Người
Lào thơng không có chữ viết riêng, trước đây một số tộc ở vùng Nam Lào có
dùng chữ “khỏm” nhưng không phổ biến. Sau cách mạng năm 1945, người Lào
thơng học chữ Lào. Xã hội Lào thơng còn tồn tại nhiều tàn tích của thời bộ tộc,
thị tộc, trình độ sản xuất phát triển còn chậm.
3.1.2.3. Nhóm Lào xủng
Nhóm Lào xủng gồm những tộc cư trú trên những rẻo cao, đỉnh núi,
thuộc ngữ hệ Mẹo-Dao, Tạng-Miến, dân số khoảng 400.000 người gồm có các
tộc: Hmông, Dao, Lô-lô, Hà-nhì, trong đó tộc Hmông đông nhất, gần 250.000
người. Tuy đã cư trú trên địa bàn Lào hàng thế kỷ nhưng theo lịch sử Lào thì
58
nhóm Lào xủng xuất hiện sau nhóm Lào lùm, Lào thơng. Tuy nhiên trong quá
trình sinh sống bên nhau trong một lãnh thổ đã tạo nên mối quan hệ mật thiết
giữa các nhóm tộc, đặc biệt sau ngày tuyên bố độc lập, rồi qua hai cuộc kháng
chiến trường kỳ chống xâm lược, tình đoàn kết gắn bó ngày càng được củng cố
và phát triển mạnh mẽ thành ý thức quốc gia dân tộc thống nhất.
Người Lào xủng thường sống trên những ngọn núi cao từ 1000m trở lên,
nơi khí hậu mát mẻ về mùa nóng, giá rét về mùa khô, nguồn nước tuy không
sẵn nhưng có đất đai rộng lớn để khai phá. Người Lào xủng sống tập trung ở
các dãy núi phía Bắc Lào thuộc các tỉnh Xiêng-khoảng, Luổng-phạ-bang, Xăm-
nửa và Bắc Viêng-chăn. Do ở trên những ngọn núi cao nên người Lào xủng
làm nhà sàn thấp, bốn bề thưng ván để che gió. Bản làng được dựng trên những
mỏm núi cheo leo, mỗi bản chỉ có khoảng 10-15 nóc nhà. Mỗi bản tuy cách
nhau không xa nếu tính theo đường chim bay nhưng đường bộ đi lại rất khó
khăn, phải vượt đèo leo dốc mất nhiều giờ mới tới. Phương tiện đi lại, vận
chuyển không có gì khác ngoài ngựa.
Người Lào xủng sinh sống bằng nương rẫy, trồng ngô, lúa. Trên rẫy còn
trồng bông, rau quả, bí đỏTrồng bông để tự túc một phần về mặc, còn ngô, bí
đỏ để chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn, bò, dê, ngựa. Người Lào xủng có kinh
nghiệm nuôi lợn, giống lợn to béo hơn giống lợn ở vùng đồng bằng. Ngoài
trồng, ngô, lúa, chăn nuôi người Lào xủng trước đây còn trồng cây thuốc phiện,
một nguồn thu nhập quan trọng của mỗi gia đình. Về tiểu thủ công, người Lào
xủng có nghề rèn, dệtnghề dệt còn thô sơ chỉ tự túc được một phần, phải dựa
vào việc trao đổi với nhóm người Lào lùm, nhất là muối ăn hàng ngày. Nghề
rèn của người Lào xủng cũng khá phát triển, một nghề có truyền thống nên các
công cụ sản xuất, đặc biệt súng kíp rất tốt. Thanh niên Lào xủng rất thông thạo
về săn bắn trên những vùng núi cao nhưng lại ít kinh nghiệm đánh bắt dưới
sông suối.
Người Lào xủng cũng thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ vật
tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kỵ không ăn và không giết mổ. Trước kia nhóm
59
người Lào xủng chưa có chữ viết, đến năm 1960 mới có chữ viết riêng. Xã hội
Lào xủng cũng phát triển chậm, nhiều tập tục của các tôn giáo cổ xưa vẫn còn
đậm nét ở một số tộc. Tù tộc trưởng, thầy cúng, thợ rèn có địa vị cao trong xã
hội. Tệ tảo hôn, đa thê còn phổ biến trong các gia đình chức dịch, giàu có.
Người phụ nữ phải lao động hết sức nặng nhọc, vất vả nhưng lại ở địa vị thấp
kém. Ngoài ra còn nhiều hình thức kiêng kỵ khác ảnh hưởng đến sản xuất.
3.2. Bản sắc văn hóa của các dân tộc Lào
3.2.1. Tập quán sinh hoạt
3.2.1.1 Ẩm thực
Cây lương thực chủ yếu ở Lào là lúa nếp và lúa tẻ. Trên nương rẫy hoặc
trong vườn còn trồng ngô, khoai sắnnhưng đó chỉ là loại lương thực phụ.
Trước đây diện tích lúa tẻ chiếm tỷ lệ không đáng kể và gạo tẻ chỉ để dùng làm
bún, bánh trong những ngày lễ hội. Sau cách mạng năm 1945 diện tích gieo
trồng lúa tẻ có tăng lên nhưng hầu như người Lào ưa thích ăn gạo nếp. Ở nông
thôn, xôi thường được ăn vào bữa trưa để những người đi lao động ngoài
ruộng, trên nương rẫy mang theo tiện lợi. Bữa ăn không cần canh riêu, xào nấu,
chỉ khúc cá nướng, gỏi “chèo” (ớt nướng bóc vỏ giã với cá nướng hoặc với
mắm cà), quả chuối hoặc ít quả me chín ngọt. Cá, ốc, ếch, lươn, tôm, téplà
thức ăn được người Lào ưa thích và trở thành phổ biến trong các bữa ăn của
hầu hết các gia đình. Hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc ở Lào là nguồn tôm cá
vô tận để nhân dân Lào đánh bắt. Thịt thú rừng cũng là nguồn thực phẩm quan
trọng như hươu, nai, thỏ, kỳ đà, chim, sóc,trong đó đặc biệt là rắn, trút, dũi
đất (ỗn, tùn) được người Lào ưa thích. Thịt trâu, thịt bò được xếp hàng đầu
trong các loại gia súc gia cầm, thịt lợn xếp sau cùng. Ở vườn, đất rất rộng
nhưng người Lào không trồng nhiều rau xanh như nhân dân một số quốc gia
lân cận. Ngoài số rau ít ỏi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dac_diem_dan_so_va_dan_cu_cua_nuoc_cong_hoa_dan_chu.pdf