MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .1
MỤC LỤC.2
MỞ ĐẦU .4
1. Lý do chọn đề tài.4
2. Lịch sử vấn đề.5
2.1. Ý kiến đánh giá tổng quát về sự nghiệp sáng tác chung của Tô Hoài.5
2.2. Ý kiến về mảng tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài.6
3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu.9
4. Phương pháp nghiên cứu.9
5. Đóng góp mới của luận văn.9
6. Cấu trúc của đề tài.9
Chương 1: TỰ TRUYỆN, HỒI KÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT THỂ LOẠI .11
1.1. Thể loại Tự truyện và Hồi ký.11
1.1.1. Khái niệm Tự truyện.11
1.1.2. Khái niệm hồi kí .12
1.1.3. Đường biên động/ranh giới mờ giữa tự truyện và hồi kí .14
1.2. Hồi kí trong tự truyện và tự truyện trong hồi kí Tô Hoài.16
1.3. Về sáng tác của Tô Hoài.17
1.4. Vị trí của tự truyện, hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài .18
Chương 2: NGHỆ THUẬT TÁI HIỆN, TÁI TẠO HỒI ỨC VÀ TIẾNG NÓI CỦA CÁI
TÔI TRONG HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN CỦA TÔ HOÀI .25
2.1. Hồi kí, tự truyện Tô Hoài – Thế giới của hồi ức.25
2.2. Tiếng nói của cái tôi – tự truyện, hồi kí và nghệ thuật tự biểu hiện.30
2.2.1. Cái “tôi” tác giả – nhân vật trong tự truyện, hồi kí Tô Hoài.30
2.2.1.1. Cái “tôi” ngây thơ, hài hước, hóm hỉnh, tài hoa, giàu trí tượng tượng.31
2.2.1.2. Cái “tôi” sâu sắc, giàu cảm xúc, nhân ái, gắn bó, yêu quí cảnh vật và con người quê hương .35
2.2.1.3. Cái tôi tuổi trẻ nhiều mơ ước, nhiệt tình và không thiếu trải nghiệm xót xa.37
2.3. Khắc họa nhân vật qua hồi ức, bằng hồi ức.42
2.3.1. Khắc họa nhân vật người thân.42
2.3.2. Cách khắc họa nhân vật bạn văn qua hồi tưởng .46
2.4. Những bức tranh đời sống (thiên nhiên, sinh hoạt) qua hồi ức của nhân vật tôi/ người kể chuyện. .55
Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN CỦA TÔ
HOÀI .63
3.1. Kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức.63
3.1.1. Trần thuật theo trình tự dòng hồi ức .63
3.1.2. Kết hợp trần thuật theo diễn biến sự kiện và trần thuật theo dòng hồi ức .653.2. Hòa phối điểm nhìn (quanh một góc nhìn chủ đạo) trong trần thuật .67
3.2.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật.67
3.2.2. Nghệ thuật hòa phối điểm nhìn.70
3.3. Kĩ thuật giảm tốc, tăng tốc, đảo thuật, dự thuật.72
3.3.1. Kĩ thuật giảm tốc, tăng tốc .72
3.3.2 Kĩ thuật đảo thuật..77
3.4. Kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn, phát huy sức mạnh ngôn từ, giọng điệu trong trần thuật.78
3.4.1. Kết hợp ưu thế của các loại diễn ngôn.78
3.4.2 Sức mạnh ngôn từ.85
3.4.2. Kết hợp ưu thế của các loại giọng điệu trong trần thuật.95
3.4.3.1. Giọng điệu hài hước, dí dỏm.96
3.4.3.2. Sự hòa quyện phức hợp của những giọng điệu trần thuật .99
KẾT LUẬN .104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .106
PHỤ LỤC.109
136 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những cái nhớ. Không thích
ăn bánh cuốn nhân thịt nhưng vẫn cùng Tô Hoài và Nguyên Hồng đi vào quán Hồng Lâm để thỏa
mãn ước nguyện của bạn “cho thằng này về Kẻ Bưởi một tí” [63,101]. Còn với Tố Hữu thì vào
những dịp lễ tết, ông không quên mua mấy bông hồng vàng, đích thân đem đến tặng nhà thơ.
Nguyễn Tuân thận trọng và chu đáo đến từng chuyện nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Ông không
quên để tâm đến việc chúc sức khỏe và cảm ơn chủ tiệc đã chiêu đãi mình.
Ấn tượng về một Nguyễn Tuân thắng tính, không chấp nhận cái hợm mình của người khác
bằng cách hồi tưởng lại một hành động khó quên của Nguyễn Tuân, cá tính khinh bạc của Nguyễn
Tuân đã được Tô Hoài khắc họa rất rõ, vốn mến và chơi thân, nhưng ông đã đuổi Nguyễn Sáng ra
khỏi nhà vào ngày đầu năm mới cũng chỉ tại “cái hợm trong sáng tạo, không coi ai ra gì, ai cũng
không bằng mình của Nguyễn Sáng thì Nguyễn Tuân không chịu được” [63,174].
Tô Hoài đánh giá cao tài năng của Nguyễn mà trước hết là ở cái nhìn nhạy bén. “Bao giờ
cũng là người tài nhìn ra những điều mà chưa ai nhận ra” [63,102]. Ngòi bút tài hoa, sắc sảo của
Nguyễn Tuân đã cho người đọc thấy được “những lăng cạnh gốc gác, như muôn vật trong trời đất,
khác nhau mà lại dính líu với nhau” [63,9]. Chính sự tinh tế, nhạy cảm ấy đã làm cho ngòi bút của
Nguyễn tài hoa và sắc cạnh. Với chân dung Nguyễn Tuân điều rõ nhất ta thấy ở nhà văn ấy là sự
độc đáo, tài hoa trong cách sống, và cũng là con người độc đáo, tài hoa trong sự nghiệp. “Tác phẩm
của Nguyễn Tuân khiến có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ”. Song không thiếu những
kẻ đố kị ganh ghét, soi mói vì thế mà sự sáng tạo cứ được nhìn từ góc độ chính trị “lên xuống
theo thời tiết”, khiến Nguyễn Tuân đã phải cáu kỉnh, chua chát, mà nói rằng: “Mày bảo chúng nó
viết đi để ông với mày đi chơi, thế là biên chế bớt được người công tác theo dõi” [63]. Chân dung
khép lại với cảm xúc bâng khuâng của tác giả khi nghe đài báo về cái chết của Nguyễn Tuân: “Đêm
qua nghe đài báo ông Nguyễn Tuân chết rồi. Tôi nghĩ vẫn như buổi tôi ngồi uống một mình nhưng
Nguyễn Tuân đã nằm yên từ buổi sáng, trước hôm tôi ra đây. Nguyễn Tuân! Nguyễn Tuân ôi! ô hô”
[ 63,336].
Quan niệm về con người “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ” của Tô Hoài đã
bộc lộ rất rõ qua việc tái hiện chân dung Nguyễn Tuân với đầy đủ tính chân thực. Ông cầu kỳ kiểu
cách, mê đi, ân nghĩa, thủy chung. Ông không chỉ là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt
Nam mà còn là một người luôn nặng trĩu suy tư, sống giản dị và mang những tính tình đời thường:
khó tính hay phàn nàn, nói thẳng. Trong hồi kí Tô Hoài, con người ấy hiện lên ở phần đời nhiều hơn
là phần nhà văn. Đó là một con người tài hoa, uyên bác, giàu lòng tự trọng, cầu kì cẩn thận trong
mọi nếp sống, không xô bồ, vồ vập mà kín đáo, thâm trầm. Xây dựng hình ảnh Nguyễn Tuân qua
hồi tưởng, Tô Hoài đã phác hoạ rất đậm nét về những kỉ niệm giữa đời thường với Nguyễn Tuân,
những chuyện vụn vặt của cuộc sống, song không phải vì thế mà người đọc bớt đi lòng kính trọng
và cảm phục Nguyễn Tuân.
Ấn tượng về nhà nhà thơ "chân quê" – Nguyễn Bính:
Khi đọc những vần thơ "chân quê" của nhà thơ Nguyễn Bính, người đọc hình dung đó là một
con người giản dị, mộc mạc, chân chất như vần thơ của thi sĩ. Ấy thế mà ngoài đời, Nguyễn Bính lại
là một con người khác, một con “ma men” tuỳ tiện và phóng túng trong lối sống sinh hoạt. Nguyễn
Bính cũng là một nhân vật đáng nhớ với quan niệm: “Đời là một cuộc chơi dài mà thiên hạ phải
cung phụng nhà thơ”. Ông sống tự do, phóng khoáng: “Hứng làm thơ thì vứt hết công việc, thích đi
chơi thì vay tiền”. Nguyễn Bính sống theo kiểu nghệ sĩ. Mỗi khi có tiền, ông thường rủ bạn bè đi
đánh chén. Nguyễn Bính sống theo kiểu của mình. Tờ báo “Trăm hoa” của nhà thơ đã cho thấy
điều đó: “Tờ Trăm hoa”, rõ ra một vẻ khác. Không về bè với “Nhân văn”, nhưng chẳng đi với ai”.
Nhà thơ hài lòng vì điều đó: “Trăm hoa phải thế mới là báo của Nguyễn Bính chứ”[] Mới làm quen
với Tô Hoài, Nguyễn Bính đã hỏi. Cách xây dựng nhân vật bằng cách để nhân vật đối thoại với
nhau, trả nhân vật về với hoạt động giao tiếp từ đó để nhân vật bộc lộ tính cách.
“Bắt tay rồi, Nguyễn Bính hỏi tôi:
- Này có tiền không?
Như đã biết nhau từ bao giờ. Tôi cảm động được anh hỏi han thân tình như thế. Tôi mỉm
cười. Thế là cũng chẳng đợi tôi trả lời, có lẽ cái cười hiền lành của tôi đã khiến anh ấy thấy tôi sẵn
sàng rồi. Anh sai luôn:
- Vào nhà bánh giò “Đờ - măng” chỗ kia, mua dăm chiếc nhé, năm chiếc cũng không thừa
đâu. Từ sáng tới giờ tớ chưa được miếng nào vào bụng” [76].
Qua hồi kí của Tô Hoài, ông là người có tính trăng hoa: “Nguyễn Bính thấy gái như quạ vào
chuồng lợn, như ếch vồ hoa” [63,61]. Ông yêu đương một cách lãng mạn. Những mối tình tuyệt
vọng của ông là kết quả của những lần “thề bồi đấy rồi lại nhãng ra ngay đấy”. Như một minh
chứng cho quan niệm thẫm mĩ tình buồn mới là tình đẹp:
"Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề".
Cuộc đời không giống thơ của Nguyễn Bính làm cho bao nhiêu cô gái từng theo thơ đến với
Nguyễn Bính rốt cuộc rồi cũng ra đi. Những bài thơ tình của Nguyễn Bính từng được độc giả yêu
quí. Nhưng con người ngoài đời của ông: “biết bao người con gái đã theo thơ đến với Nguyễn Bính.
Nhưng cuộc đời hoa thơm bướm lượn không giống như thơ, không như thơ. Thế thì lại vứt bỏ.
Người con gái đã đến với Nguyễn Bính khi làm báo Trăm hoa cũng chẳng được bao lâu. Chỉ tội đã
có với nhau một mụn con” [63]. Nhưng trăng hoa thế mà “suốt một thời thanh xuân, tôi cũng chưa
thấy anh một lần nào lấy vợ” [76]. Ít lâu sau báo Trăm hoa bị đóng cửa, Nguyễn Bính bị điều về Ty
văn hoá Nam Định. Kỉ niệm về Nguyễn Bính trong kí ức của Tô Hoài chỉ còn lại là hình ảnh “thỉnh
thoảng chỉ thấy nhăn nhó rầu rĩ”. Cuộc sống của Nguyễn Bính tưởng như vô tư nhưng tình cảm bên
trong thì lại lắm sầu não, ưu tư. Nét u ám của cuộc đời Nguyễn Bính lộ cả trên khuôn mặt rầu rĩ. Cái
khốn khổ của nhà thơ là do bệnh đa mang, đa cảm: “những cùng quẫn tự chuốc, những thương đau
vơ vào, mình lại đày ải mình, thân làm tội đời, cả những ngày còn lại này mà vẫn không nguôi”. Lỡ
dở trong tình yêu với người con gái đến với ông khi làm báo “Trăm hoa” đã để lại cho nhà thơ nỗi
đau thương, ân hận đến suốt đời. Vì say rượu nên Nguyễn Bính đã mất con trong đêm lạnh lẽo:
“Một tối kia, bố rượu say rồi bố bế Hiền thẩn thơ ra phố. Đến ngã sáu Bà Triệu, chợt nghĩ thế nào,
hai tay bố Hiền giơ Hiền ra, đưa Hiền cho một người đàn ông đi tới” [63,62]. Người đọc thương
cảm trước cảnh Nguyễn Bính “thất thểu suốt đêm, sáng ra nhợt nhạt, thẫn thờ bước giữa trống
không” [63,62] vì đã trót đưa con cho người ta. Nỗi đau ấy cứ đè nặng, day dứt Nguyễn Bính cả
đời, nhắc lại “lần nào Nguyễn Bính cũng khóc” [63,62]. Số phận nhà thơ thật buồn: vợ bỏ, con nhỏ
bị thất lạc, chết vì trúng gió sau cuộc rượu ngày tết ở nhà bạn. Những trang viết của Tô Hoài về
Nguyễn Bính để lại những dư âm chua xót trong lòng bạn đọc.
Ấn tượng sâu đậm về Nguyễn Bính, Tô Hoài đã tạo dựng, hồi tưởng về những gì hết sức
chân thực ở con người này, nhưng bên cạnh đó Tô Hoài càng ấn tương về “tầm vóc mỗi câu thơ
Nguyễn Bính" – " Nguyễn Bính biết làm thơ từ bé. Vừa thuộc mặt chữ đã đọc ra thơ, tài năng thơ
bẩm sinh. Cho đến khi thành những bài thơ đầu tiên, những bài thơ hay nhất của Nguyễn Bính.Thật
rõ ở Nguyễn Bính, năng khiếu trong thơ được khơi từ cuộc sống chân thực, lý trí và bản năng nhà
thơ hoà một tấm lòng, khi ấy thơ Nguyễn Bính tuyệt trần" [76,781]. Đọc những dòng hồi tưởng của
Tô Hoài tạo dựng bức chân dung tinh thần của Nguyễn Bính khiến cho ta thấy một nhà văn tài hoa
đồng thời cũng có nhiều thói tật, ta có một cái nhìn không giống những gì mà ta đã hình dung được
qua những trang thơ, song vì thế mà chân dung của Nguyễn Bính trở nên chân thực hơn, đời thường
hơn. Khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc trở nên gần gũi hơn, không có sự lí tưởng hoá, không
phóng đại và tô hồng mà trở nên chân thực hơn. Trong con người ấy có cả mặt tốt và mặt xấu lẫn
lộn. Kỉ niệm về Nguyễn Bính tuy buồn, rất buồn, nhưng người đọc cũng có thể chia sẻ một phần
nào nỗi đau mất con – nỗi đau đã trở thành niềm nhức nhối trong suốt cuộc đời nhà thơ. Dựng bức
chân dung Nguyễn Bính ta vẫn thấy những giá trị tuyệt vời của những vần thơ mà ông đã để lại cho
bạn đọc.
Ấn tượng về nhà văn của tình yêu thương – Nguyên Hồng:
Nguyên Hồng là nhà văn của tình yêu thương, Tô Hoài đã dựng lên một con người đa sầu, đa
cảm, dễ khóc. Nghệ thuật dựng chân dung về Nguyên Hồng hành động ấn tượng, gợi nhiều suy nghĩ
cho Tô Hoài: “Nguyên Hồng quỳ xuống trước tôi, rồi cứ phủ phục thế, khóc thút thít” [63]. Nhưng
cũng bằng hành động có lúc con người ấy cứng rắn đáo để: “Ừ, Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đéo
chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam” [63]. Đọc những dòng hồi tưởng về chân dung Nguyên
Hồng, ta hình dung ra một Nguyên Hồng dằn vặt trong những cuộc họp kiểm điểm với nước mắt
lưng tròng. Nguyên Hồng vốn dễ khóc và hay mau nước mắt. Cách hồi tưởng về các bạn văn của Tô
Hoài đã cho thấy những kỷ niệm trong đời tư của các nhà văn, quá trình sống và tồn tại của họ, có
cả quá trình hình thành và khao khát viết, những vui buồn trong sự nghiệp văn chương. Xây dựng
nhân vật bằng hồi tưởng là dịp để Tô Hoài giãi bày lòng mình, giải phóng cho một tâm sự để thể
hiện rõ hơn một quan niệm sống. Những nhà văn dung dị giữa đời thường, lẫn với mọi người trong
xã hội. Hãy xem bức chân dung Nguyên Hồng mà Tô Hoài đã tạo dựng trong tác phẩm của mình:
“Ai nhờ tiêm, Nguyên Hồng tiêm ngay. Lại còn hỏi bệnh, đoán bệnh, và bảo người ta phải để mình
tiêm. Như một thầy thuốc thực sự...Như thế, nhà văn đi đường lẫn vào đám đông” [76]. Những ấn
tượng này thật khó phai nhòa theo năm tháng.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng hồi tưởng, tác giả đặt nhân vật bên cạnh nhân vật khác
để so sánh để thấy rằng, Nguyên Hồng hiện lên với tính cách hoàn toàn tương phản với Nguyễn
Tuân. Đồng thời để tô đậm thêm ấn tượng và tạo ra sự khách quan, tác giả đã dùng nhưng câu văn
nhận xét của nhân vật khác về nhân vật đang được hồi tưởng tạo ra sự sinh động như trả con người
về hoàn cảnh sống thực của họ. Nguyên Hồng sống đơn giản, không bao giờ câu nệ chuyện quần áo,
đầu tóc hay ăn uống. Cách ăn uống của Nguyên Hồng đã bị Nguyễn Tuân nhận xét: “Nguyên Hồng
cái thằng xơi được bọ hung thì nó còn từ cái gì” [63,51]. Nguyễn Tuân đã đúc kết nết ăn của
Nguyên Hồng là “chủ nghĩa cơm năm bát cật lực” Vào quán ăn Tiểu Lạc Viên, Nguyên Hồng còn
gói theo cả một bọc thịt chó để “nhắm” trong khi chờ chủ quán làm món ăn. Bọc thịt chó “thoạt
trông cũng biết không phải gói nguyên, chắc trưa nay Nguyên Hồng đánh chén ngoài ấp, còn thừa
thì mang đi nốt. Hổ lốn thịt luộc, lòng gan trộn với húng, riềng, cả đùm con con muối tiêu” [63,92].
Nguyên Hồng là người“ruột để ngoài da”, chuyện gì cũng có thể nói ra hết và nhất là không
chịu được những lời vu cáo. Ông luôn thanh minh về sự trong sạch của mình trong công tác báo chí,
văn nghệ: “Tôi làm báo không giờ giấc, không quản thức đêm thức hôm, tôi bỏ hết sáng tác, cố làm
cho kịp. Suốt tuần tôi bận bịu về nó hơn con mọn, bỏ ăn bỏ uống vì nó thế thì làm sao tôi có thể
saiTôi đấu tranh thực hiện đường lối văn học nghệ thuật của đảng Tôi hết tâm hết sức vì nó, tôi
không thể, tôi không thể” [63,91]. Như người bị “ốp đồng”, không biết còn tỉnh hay mê, Nguyên
Hồng vừa khóc mếu máo vừa thanh minh.
Qua hồi ức của Tô Hoài, Nguyên Hồng hiện lên sống động với những chi tiết thật đến không
ngờ, vừa bi thương vừa hài hước. Nguyên Hồng thẳng tính không ghét ai nhưng cũng không thân
với người nào. Ông có cái tài chưa đi đến nơi cần đến nhưng lại tưởng tượng và viết về nơi đó rất
hay. Giữa cuộc sống đua chen, xô bồ, Nguyên Hồng vẫn giữ cho mình một tính cách riêng “Người
ta làm thì Nguyên Hồng lẳng lặng im... thiên hạ thế thì ta khác”. Tô Hoài không nói về Nguyên
Hồng như là một nhà văn, mà giúp chúng ta có thể tiếp cận cuộc sống thường ngày của ông.
Nguyên Hồng sống giản dị gần gũi với mọi người. Hình ảnh Nguyên Hồng được Tô Hoài tạo dựng
qua dòng hồi tưởng “như một viên chức bậc trung giữa đường công vụ - như một lão nông về quê
sau chuyến đi xa – một kẻ lang thang suốt đời đi tìm đất mới”. Đối với Nguyên Hồng, quần lành áo
tốt hay áo quần lôi thôi, đều chỉ như vậy” [76]. Hình ảnh nhà văn nổi tiếng ấy cũng hết sức bình
thường giản dị như bao nhiêu con người bình thường khác. Một nhà văn dân dã với nhiều phẩm chất
nhưng cũng không ít những cá tính, thói tật. Với cách xây dựng nhân vật qua hồi tưởng, tác giả đặt
nhân vật vào giữa cái bộn bề phức tạp của cuộc sống để làm nổi bật tính cách, không tô vẽ, không
phóng đại, hay lí tưởng hoá cũng không làm mất đi niềm yêu quý của độc giả. Cách xây dựng nhân
vật ở cự li gần tạo sự chân thật, đồng cảm.
Ấn tượng về nhà văn của bi kịch trong truyện lịch sử – Nguyễn Huy Tưởng
Với Tô Hoài, tác giả của Sống mãi với Thủ đô là một con người hiền lành, chân thực, xốc vác
với công việc chung “Nguyễn Huy Tưởng vốn trầm mặc, dẫu gặp việc vô vập, bồn chồn, anh vẫn
giữ điềm nhiên”. Là một con người có kỉ luật trong công việc, thích viết nhật kí, thích sưu tầm tài
liệu, thích ca tụng L.Tônxtôi: “Nguyễn Huy Tưởng từng tròn mắt ca tụng khấn vái L.Tôxtôi,
Ifxenvà ở mỗi người bạn, mỗi cán bộ cấp cao, Nguyễn Huy Tưởng đều tìm ra những ưu điểm để
tô hồng. Ai nấy đều cười và quen đến độ, Nguyễn Huy Tưởng sắp khen và biết khen thế nào rồi”
[76, 434].
Con người ấy nghĩ thực, nói thực và bao giờ cũng nhìn người, nhìn sự vật ở những khía cạnh
tốt đẹp nhất, cho nên khi gặp cái gì tráo trở, bất thường thì không thể thích nghi ngay được. Nguyễn
Huy Tưởng không chịu tin rằng cũng con người ấy làm gì có chuyện khi ở rừng gian khổ thì tốt đẹp,
về thành phố lại đổi thay: “Chúng nó cũng vẫn là chúng mình cả thôi, chẳng lẽ chỉ biến đâu một lúc,
trở lại là thằng khác à?” [76,434].
Đến thời kì Nhân văn Giai phẩm, khi gặp thời cuộc thay đổi Nguyễn Huy Tưởng trở nên
trầm mặc, buồn, dường như trong con người của nhà văn có một sự băn khoăn, trăn trở, có những
khủng hoảng trong tư tưởng. Nguyễn Huy Tưởng trở nên “lầm lì, đăm chiêu, ít nói và có nói cũng
khác hẳn mọi khi. Nguyễn Huy Tưởng tâm sự: “Cậu bảo tớ bắt chước Titô? Không phải. Tớ là Cộng
sản Việt Nam” [76 ,435]. Là Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với Đảng cho nên khi nghe tin
Nam Tư bị đuổi khỏi Cục Thông tin quốc tế, rồi năm 1956 xảy ra sự kiện Hung - ga - ry, Nguyễn
Huy Tưởng mấy đêm không chợp mắt. Nguyễn Huy Tưởng băn khoăn, có những ý kiến khác những
lời bình trên các báo, Nguyễn Huy Tưởng nói: “Nước Hung ga ry trong phe xã hội chủ nghĩa,
nhưng trước nhất nước Hung ga ry là nước Hung ga ry đã. Các ông thấy thế nào? Tôi không hiểu,
tôi không hiểu” [76,434]. Trong công việc, Nguyễn Huy Tưởng là người say mê, giàu nghị lực, đã
chuẩn bị viết thì phải viết bằng được. Sống mãi với Thủ đô được viết trong hoàn cảnh nhà văn đã
thực sự thâm nhập với cuộc sống, đã trưởng thành cùng với kháng chiến của dân tộc: “Nguyễn Huy
Tưởng đã công phu, cẩn trọng cho tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô. Mấy năm đầu trở về, Nguyễn
Huy Tưởng đã viết xong tập 1. Những trang bản thảo chữ rõ nét, đều đặn, được chép ra, đánh máy
cẩn thận” [76]. Với công việc nào cũng vậy, Nguyễn Huy Tưởng cũng hết sức nhiệt tình, sôi nổi và
cẩn trọng. Chỉ vài nét thấp thoáng thôi, nhưng chân dung Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho chúng ta
– những độc giả những ấn tượng khá đậm nét về con người này.
Bằng cái biết, cái hiểu của người trong cuộc, trong quá trình hồi tưởng Tô Hoài đã vén dần
bức màn bí mật về cuộc đời của giới văn nghệ sỹ với bao buồn vui và cả những chua xót. Không
cần nhiều lời, nhà văn đã phác họa nên những tính cách đáng nhớ. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
qua hồi ức trong hồi kí, tự truyện giúp ta hình dung ra cuộc sống của những nhà văn, nhà thơ cùng
thời. Ta còn thấy được bức chân dung của chính tác giả Tô Hoài. Hình tượng tác giả được phác thảo
với những nét cơ bản như là một nhân chứng đáng tin cậy. Điểm đáng tin cậy đầu tiên là vì tác giả
là người cùng thời.
Với cách khắc họa nhân vật qua hồi ức, Tô Hoài đã thực sự được thoát khỏi những ảnh
hưởng và hạn chế của cái nhìn sử thi – lí tưởng hoá hiện thực. Nhân vật ông ấn tượng từ người thân
đến bạn văn chương đều rất đời thường và thẫm đẫm cảm xúc. Ông đã tìm cho mình một lối đi
riêng. Luôn cố gắng tìm ra một hình thức thể hiện mới, tìm con đường mới để tránh sáo mòn, phải
chăng đó là một trong những lí do để ông vươn lên giải phóng mình.
2.4. Những bức tranh đời sống (thiên nhiên, sinh hoạt) qua hồi ức của nhân vật tôi/
người kể chuyện.
Muốn cho nhân vật thể hiện rõ cái tôi thì phải đặt nhân vật vào hoàn cảnh có các nhân vật
khác, có thiên nhiên sinh hoạt để nhân vật bộc lộ tính cách.
Bức tranh thiên nhiên sinh hoạt qua hồi ức
Đó là cách miêu tả bức tranh thiên nhiên có độ lùi thời gian chứ không phải như miêu tả một
bức tranh trực tiếp. Chính vì vậy cảnh thiên nhiên được hồi tưởng phản chiếu qua tâm hồn nhà văn.
Đặc biệt đối với người Phương Đông luôn quan niệm giữa con người và thiên nhiên, ngoại cảnh
luôn có mối giao hòa tương thông, con người tìm đến với thiên nhiên như tìm về với đời sống tâm
hồn của mình. Không thể hình dung con người sẽ sống như thế nào nếu thiếu đi cảnh vật xung
quanh. Như nhà thơ Chế Lan Viên suy ngẫm: "Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương" bởi "Khi ta
ở, đất là đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Không gian gắn bó luôn có một sức gợi mãnh liệt
của tình cảm, nó tác động đến trí nhớ thiên bẩm của nhà văn và tạo nên sự thăng hoa của cảm xúc.
Chính sức gợi này có sức mạnh hiện tại hóa quá khứ. Qua những tác phẩm của Tô Hoài người ta dễ
ấn tượng với những bức tranh cuộc sống đặc sắc về phong cảnh, phong tục ở những vùng ngoại ô
Hà Nội. Đọc những tác phẩm của ông ta mới thấy được hết những đặc sắc ở những vùng miền ấy.
Tác phẩm của Tô Hoài thường hướng nhãn quan của mình vào các tập tục làng quê. Chất phong tục
dày đặc trong tác phẩm góp phần làm nên giá trị văn xuôi của Tô Hoài. Nó làm cho bức tranh đời
sống xã hội trở nên sống động, độc đáo hơn trong tính toàn vẹn của cuộc sống. Thiên nhiên ở làng
Nghĩa Đô hiện ra thật đẹp và sinh động với những màu sắc: "Hương sen thơm suốt quãng đường hai
bên hồ. Những chiếc lá sen tròn đồng tiền, mơn mởn nghển lên khỏi mặt nước. Chúng tôi lội xuống
hái những nụ mới nhú bằng ngón tay. Nụ sen ăn ngòn ngọt. Rồi trải lá sen lên bờ cỏ, chúng tôi nằm
ngủ dưới gốc đa, trong gió hồ buổi trưa hây hẩy bát ngát" [76]. Con người như hòa cùng thiên
nhiên để được sống những giây phút bình yên nhất của tuổi thơ. Ấn tượng sâu đậm đó khiến cho khi
hồi tưởng lại cảm xúc đã thăng hoa trên trang giấy.
Một lần nữa người đọc lại có dịp cảm nhận hiện thực thông qua nghệ thuật hồi tưởng về
không gian đời sống. Tô Hoài là con một gia đình nghèo làm nghề dệt lụa thủ công. Hoàn cảnh đó
khiến nhà văn từ nhỏ đã sớm hòa mình trong cuộc sống của gia đình, làng quê lúc phong lưu cũng
như khi sa sút, túng quẫn. Tô Hoài cũng đã cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn trong từng bước
thăng trầm của làng nghề truyền thống. Những yếu tố về quê hương và gia đình đã ảnh hưởng đến
quá trình sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài. Bức tranh sinh hoạt làng quê trong văn Tô Hoài hiện ra
chân thực và đầy đủ đến từng chi tiết qua cảnh sinh hoạt làng nghề truyền thống dệt cửi với hình
ảnh cô gái đi bán lụa: "Tấm áo vải đồng lầm đỏ như son thậm, hai vạt thắt bó que. Cái thắt bao hoa
lý thấp thoáng lẫn với màu đôi dãi yếm đào, như những cô lái tỉnh Bắc. Cái nón kinh khoác một bên
tay, cái đãy nâu đựng hai súc lụa cao ngất nghễu đeo trĩu lưng. Nặng thế mà chị Hai vẫn bõm bẽm
nhai trầu, giữ dáng đi nhanh như con cón. Cô lái lụa sớm mai ra ngoài đường gặp lũ lượt người
đeo đãy đi chợ" [73,42]. Không khí của cảnh đi chợ, đó là không gian sinh hoạt đời thường: "Sương
trắng xóa đương vỡ từng mảng kéo qua cánh đồng mênh mông mãi ra và cánh đồng dần dần sáng.
Những tiếng nói, tiếng cười, những con lợn kêu và đòn gánh kiu kịt càng náo nhiệt hơn, dần dần rõ
lên từng đám đông với gồng gánh từ các bờ tre kéo ra" [73,181].4T Cách khắc họa nhân vật bằng cách
đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh và miêu tả để khẳng định một điều, trong thuở ấu thơ không có gì
thích bằng được rong chơi thỏa thích, hồn nhiên, vô tư: “Nhưng miệng tôi vẫn chum chúm huýt gió
huy huy. Tôi bắt chước chim khướu, chim chào mào, chim chích choè...Tôi đương tập huýt sáo, bạn
cùng trẻ con khắp xóm. Bắt đầu những ngày lêu lổng. Tôi đúc dế, tôi chơi nặn nồi “lương mô” đất
thó. Lội qua quãng sông Tô Lịch trước cửa đình, tôi sang bãi Đồng Vân bẻ ăn cắp bắp ngô, nhổ
trộm ớt tầu đem về giồng bờ ao. Có mấy quyển sách cũ, tôi đem xé từng tờ phất diều hết. Tôi thề
không bao giờ đi học nữa. Vài năm nữa tôi sẽ làm thợ cửi như những đứa trẻ khác trong xóm”
[76,107]. Tuổi thơ đã được hòa mình trong thiên nhiên, gần gũi với quê hương cho có một tâm hồn
thuần hậu, chất phác. 4TBức tranh đời sống được hồi tưởng qua đôi mắt trong veo của tuổi thơ cái gì
cũng mới lạ, nó thôi thúc sự tìm tòi, nó hấp dẫn bởi niềm tin thơ dại. Có một điều ta hiểu là những
gì mình biết được từ tuổi thơ sẽ theo mãi khó phai nhòa theo năm tháng. Nhà văn Tô Hoài sau này
rất thành công trong việc viết về phong tục, nét riêng văn hóa rất hay, rất tinh tế. Mà phải chăng
người hiểu được văn hóa riêng của vùng miền là người sống rất sâu với cuộc đời với con người và
quê hương. Bằng cái nhìn ngây thơ, giàu trí tượng tượng của cậu bé Bưởi, tác giả đã hồi tưởng:
“Mỗi năm, vào tết Nguyên Đán, ông tôi sắm một chậu nước vôi và cái thép lá thông. Ông nhúng
thép vào vôi, phết thành những đường vòng to bằng chiếc mẹt trên mặt tường. Lạ lắm, nhưng tôi
không dám hỏi. Có lần, ông tôi cắt nghĩa: cái vòng vôi này để trừ tà. Năm mới, ma quỷ dưới âm
thường lên trần gian cướp nhà của người ta. Cái vòng vôi này làm cho ma quỷ sợ không dám vào.
Nghe thế, tôi đủ hãi. Mỗi năm, tôi ngẩn ngơ nhìn ông tôi bê chậu nước vôi đi xung quanh nhà quét
lại những hình tròn tròn. Lốt vôi tô lại mãi, trắng rợn” [76].
Bức tranh cuộc sống sinh hoạt qua hồi ức
Bức tranh đời sống sinh hoạt gia đình, của cá nhân có những thay đổi ảnh hưởng tới cuộc
sống, tâm lý của nhân vật. Đó là cách miêu tả có độ lùi thời gian để nhận thức. Đời sống sinh hoạt
trong tự truyện được hồi tưởng bằng trí nhớ, trí tưởng tượng phong phú. Nổi bật lên trong tự
truyện,hồi kí Tô Hoài là loại bức tranh đời sống sinh hoạt gợi nhớ. Đó là vùng quê quen thuộc mà
nhà văn luôn nhớ tới. Ở đó, con người bộc lộ những tính cách riêng của mình. Tô Hoài sinh ra và
lớn lên tại quê ngoại, trong một gia đình nghèo làm nghề thủ công ở Làng Kẻ Bưởi – Nghĩa Đô.
Trong tự truyện Cỏ dại vẫn mang đậm chất thôn quê của một vùng ven thành Hà Nội với nhịp điệu
sống tù túng, buồn tẻ trong cái nghèo đói, cũ kỹ, lạc hậu: “Cuộc sống còm cõi của làng ngoại tôi chỉ
loanh quanh cả đời ở trong làng. Đàn bà, trẻ con đưa võng kẽo kẹt bên khung cửu mọt. Không mấy
ai đi ra ngoài” [76]. Bức tranh đời sống ảm đạm đượm buồn với màu xám buồn tẻ trong những
trang hồi ức. Tuy nhiên, người đọc nhận thấy một thoáng hồn quê vẫn phảng phất thấp thoáng trên
những dòng chữ đó. Cái nghèo đói, tù túng vẫn không thể làm mất đi vẻ yên bình, êm ả, làm mờ đi
nét đẹp trong những bức tranh sum họp đầm ấm như thế này: “Những đêm đông lạnh lẽo, u tôi ngồi
xắm giấy. Hai cánh tay u tôi đưa đi đưa lại, chiếc que dò chạy lạt xạt, lẹt quẹt dưới lòng những tờ
giấy dài nháng keo. Đã bao năm qua, tiếng que dò lạt xạt canh khuya vẫn thế, như đời u tôi vẫn thế,
cái áo nâu bạc, chân đi đất, đôi quang gánh loi thoi” [76]. Nghề làm giấy cực nhọc, mà thu nhập
chẳng đáng là bao những tiếng “lạt xạt, lẹt quẹt” vẫn còn vọng mãi trong kí ức của tác giả để nhắc
chúng ta nhớ về một thứ âm thanh rất riêng của làng nghề Kẻ Bưởi – Nghĩa Đô. Hoàn cảnh đó khiến
những ngày thơ ấu của nhà văn được sống trong niềm vui bình dị, khi lại chứng kiến những nỗi
buồn thấm thía, xót xa. Bức tranh đời sống gia đình đến ngày phiên chợ có một không khí thật
buồn: “Nhà người ta phiên chợ được hàng thì vui, nhà tôi ngày chợ không chuyện này thì sinh
chuyện khác. Hàng ít lại hàng xấu,không đều, mặt hàng gùn gút lên, không ai mua. Thế là xảy ra
những trận xô xát giữa bà ngoại tôi và các dì tôi”, vậy nên “nhà tôi còn êm ấm sao được nữa,trong
khi sự túng thiếu càng gồ cổ mỗi con người lại và mỗi người đều cứ ngày càng bẳn gắt với nhau,
càng lúc thương lúc ghét nhau, thật hết sức thất thường" [76]. Bức tranh đời sống 4Tquẩn quanh, tù
túng: "Người ở Nghĩa Đô nghèo, sự sống loanh quanh buộc vào mấy cái khung cửi mọt. Trong làng,
không mấy ai đi ra ngoài. Một chiếc xe đạp bóp chuông kính coong qua trên đường cái trẻ con
cũng chạy đuổi theo xem. Những ngày tết nhất rỗi rãi bố mang con lên bến xe điện mua vé đi tàu
chạy "keng ầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_2238759635_0058_1872682.pdf