Luận văn Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của Franz Kafka Lâu đài, Vụ án, Hóa thân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 6

1. Lý do chọn đề tài . 6

2. Lịch sử vấn đề. 5

2.1. Tính hính nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới. 7

2.2. Tính hính nghiên cứu tác phẩm của Kafka ở Việt Nam . 8

3. Phạm vi nghiên cứu . 15

4. Phương pháp nghiên cứu . 15

5. Bố cục luận văn . 15

6. Đóng góp của luận văn . 15

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ NHÂN VẬT CHÍNH . 17

1.1. Kafka trong mối quan hệ với các nhân vật chình . 17

1.2. Thế giới nhân vật Kafka. 22

1.2.1. Đặc điểm về lì lịch của nhân vật. 23

1.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của nhân vật . 27

1.2.3. Đặc điểm về ngoại hính của nhân vật . 28

1.2.4. Đặc điểm về khả năng, tình cách của nhân vật. 29

Tiểu kết. 35

Chương 2

NHÂN VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH, XÃ HỘI. 36

2.1. Mối quan hệ của nhân vật với xã hội . 36

2.2. Mối quan hệ của nhân vật với gia đính. 46

Tiểu kết:. 53

Chƣơng 3

SỐ PHẬN CỦA NHÂN VẬT: SỰ ĐAU KHỔ, BI KỊCH VÀ TUYỆT VỌNG. 55

3.1. Nhân vật đau khổ: xa lạ và cô đơn. 55

3.2. Nhân vật tha hóa. 64

3.3. Nhân vật phi lì. 71

3.4. Nhân vật bi kịch, nạn nhân của xã hội vô nhân tình. 83

Tiểu kết. 88

KẾT LUẬN . 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 91

pdf94 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của Franz Kafka Lâu đài, Vụ án, Hóa thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ nguy hiểm, đáng sợ nhất. Con người trong tiểu thuyết hiện thực thế kỉ XIX dù bị chà đạp, dù bị tha hóa nhưng vẫn còn có cơ hội hòa nhập hoặc chút ìt trong giây phút nào đó họ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng để có một cuộc sống theo đúng nghĩa. Môtip nhân vật trong tiểu thuyết của Kafka là môtip của nhân vật thiếu quê hương, sự lưu đày bởi đồng loại và khát khao hòa nhập với con người trong thế giới mà mính đang tồn tại nhưng sự nhạt dần quan hệ con người nên những khao khát ấy trở thành đau khổ không thể bấu vìu. Ba nhân vật trong Hóa thân, Lâu đài, Vụ án trở thành đối tượng trung tâm trực tiếp của sự khám phá để qua đó nhín thấy được bộ mặt của thời đại. Ở thời đại đó số phận của con người trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Với tác phẩm của mính Franz Kafka như muốn nói đến một một thế giới bất ổn với những điều phi lý, một thế giới mà con người ta thản nhiên chém giết nhau, muốn coi cảnh hấp hối của người khác như một điều gí thú vị. “Đôi mắt đã lờ đờ, nhưng Joseph K. vẫn còn nhín thấy hai đứa chụm đầu vào nhau cúi sát xuống mặt anh để quan sát cảnh chót” [22,300]. Theo Lê Thanh Nga, “Con người trong tiểu thuyết thế kỉ XIX dù có tuyệt vọng, đau khổ ở mức độ nào thí vẫn yên ổn trong trật tự của vài mối quan hệ nào đó mà sự tương tác qua lại vẫn đảm bảo cho nó trạng thái bính ổn không tới mức con người 46 bị gạt ra khỏi đời sống cộng đồng. Văn học thế kỉ XIX chưa đủ điều kiện để cảm nhận một cách sâu sắc nỗi cô đơn của con người, đến Franz Kafka văn học thực sự cảm nhận được nỗi bất hạnh này. Con người trong sáng tác của ông luôn phải sống trong thái độ hờ hững của đồng loại lúc nào cũng phải làm quen với những kẻ tính cờ gặp để rồi không bao giờ gặp lại lần thứ hai, không bao giờ trở thành bạn hữu chân tính” [30,108]. Đó là sự đơn điệu, nhàm chán của kiếp người. Họ tồn tại trong một thế giới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những thiết chế quyền lực vô hính, một thế giới ngột ngạt, tù túng. Franz Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhận được là hính ảnh của những cơn ác mộng hoành hành giữa cuộc đời thực và sự lo lắng ám ảnh thường trực trong cuộc sống của con người. Như vậy, ta thấy thế giới trong tác phẩm của Kafka tồn tại cái xấu và cái ác nhưng cái xấu và cái ác ở đây không phải là ma quỷ hay những kẻ vi phạm những điều thiêng liêng, những điều cấm kị mà đó là những cái xấu cái ác mang bản chất xã hội: là cung cách hành chình lỗi thời, là chế độ quan liêu đã đeo bám con người hàng thế kỉ mà không bao giờ chịu vứt bỏ cùng với các thế lực độc tài chà đạp lên cuộc sống của con người. Cái xã hội đó truy lùng săn đuổi, dồn ép con người vào đường cùng. Đó chình là một điển hính kiểu nhân vật phải tồn tại trong một xã hội tư bản chuyên chế trên con đường suy tàn, trong xã hội hậu công nghiệp hiện đại. 2.2. Mối quan hệ của nhân vật với gia đình Mối quan hệ gia đính trong cả ba tác phẩm lỏng lẻo hơn bao giờ hết. Nó không còn là nơi bính yên, bảo vệ mính trước thất bại, đau khổ thế nên không có thành viên nào dẫn dắt, yêu thương thật lòng. NHân vật của Kafka chỉ là một cá thể cô đơn, lạc loài. Mối quan hệ của các nhân vật với các thành viên trong gia đính trở nên thiếu liên kết được thể hiện khá rõ ràng trong ba tác phẩm của nhà văn. Trong quá trính sáng tạo văn học từ xưa đến nay thí phương diện thể hiện 47 này là một điểm khác biệt rõ rệt. Các nhân vật trong tác phẩm của Kafka đặt trong mối quan hệ với xã hội, họ bị lãng quên, và với mối quan hệ gia đính, họ cũng bị quên lãng. Ở đó, mối quan hệ với gia đính, sự gắn kết, tính yêu thương trở nên mờ nhạt, họ bị bỏ rơi từ nhiều phìa. Các nhân vật trong tác phẩm của Kafka tất cả mọi yếu tố lì lịch đều ở mức độ tối giản và vấn đề liên quan tới gia đính ở mức độ tối giản hơn duy chỉ có Gregor Samsa được miêu tả chút ìt về gia đính còn Joseph K và K hoàn cảnh xuất thân không hề được đề cập tới. Trong Hoá thân, tính trạng “tha hoá” của Gregor bị biến thành con bọ cánh cứng, không phương cứu chữa, không thể thoát ra được thân phận loài bọ đó và cứ thế kéo lê kiếp sống cho đến khi chết thảm. Sự phi lì về thân phận của một cá nhân đã toả ra xung quanh nó sự phi lì cùng cực của hiện thực, của con người xung quanh anh ta. Bố, mẹ, em gái đều không hề kinh ngạc, khách trọ cũng quen dần. Trong khi không thể cưỡng lại được sự tha hoá, thí nhân vật chình vẫn cố gắng cưỡng lại nó, dù tuyệt vọng (anh ta vẫn băn khoăn về việc làm, băn khoăn về việc mọi người xung quanh nghĩ về mính,). Đoạn độc thoại nội tâm dưới đây cho thấy điểm nhín đã được di chuyển vào bên trong nhân vật cho thấy sự lỏng lẻo, lạnh lẽo trong mối quan hệ gia đính của nhân vật chình. Khi nghe mẹ bàn với em gái dọn đồ đạc trong phòng của anh, anh độc thoại yếu ớt: “Nghe lời mẹ nói, Gregor nhận ra rằng hai tháng sống tẻ nhạt chẳng hề ai nói với anh lấy một câu hẳn đã khiến đầu óc anh rối loạn”. Không ai nói gí với anh bởi anh đã bị biến thành con vật, trong anh cũng vang lên ý thức về điều đó, nhưng lớn hơn, anh vẫn còn tha thiết với những người thân yêu của mính. Khi nghe cô em gái chơi đàn cho khách trọ nghe, anh nghĩ: “Chẳng lẽ anh chỉ là một con vật ư ? Điệu nhạc ấy khiến anh xúc động biết mấy. Anh có cảm giấc như có một đường mở ra cho anh đi tới cái thứ thức ăn chưa từng biết mà anh hằng khao khát. Anh quyết định rẽ một con đường đi tới tận chỗ em gái và kéo 48 áo cô để khiến cô hiểu được rằng cần phải vào trong phòng anh bởi chẳng có ai ở đây biết đền đáp lại âm nhạc của cô bằng sự chiêm ngưỡng giống như anh”. Vừa ý thức được thân phận, vừa muốn tỏ tính cảm ruột thịt, tríu mến với em gái, nhưng tất cả chỉ là khát khao, mong mỏi. Lúc đầu về cuộc đời của Gregor Samsa chúng ta phải khẳng định rằng anh được gia đính quan tâm, lo lắng, yêu thương hoặc ìt ra những điều đó là vỏ bọc để che đây một vài điều gí đó khiến cho anh chàng Gregor Samsa ngây thơ của chúng ta mặc dù căm ghét công việc của mính nhưng ví cái gia đính đó anh chàng nhân hậu này vẫn cố làm lụng để nuôi sống một gia đính toàn người kiệt quệ. “Nếu không phải ví bố mẹ, mà chịu nhịn nhục thí mính đã bỏ việc luôn từ lâu rồi” [22,16]. Ngay cả khi biến thành côn trùng anh ta có ý thức đầu tiên là đi làm kiếm tiền chứ không phải là lo cho bản thân “còn bây giờ, ôi chao, mính phải dậy ngay, kẻo trễ chuyến tàu năm giờ” [22,17] hoặc “còn bây giờ anh phải làm sao đây? Chuyến tàu kế tiếp phải khởi hành lúc bảy giờ, muốn đến kịp chuyến tàu ắt hẳn anh phải vội như điên, thế mà các mẫu hàng chưa được gói ghém, còn bản thân anh thí chẳng thấy mính sảng khoái, hoạt bát gí mấy” [22,17]. Mọi cố gắng của Gregor Samsa là để làm chỗ dựa cho người cha phá sản, ốm yếu đồng thời trả nợ cho cha anh, nuôi một người mẹ yếu đuối suốt ngày bị hành hạ bởi bệnh hen. Mẹ anh theo cảm nhận của anh thí không thể làm được việc gí cả còn cô em gái thí ngây thơ như trẻ con, nếu rời vòng tay của anh thí ắt cô sẽ gặp nguy hiểm. Anh đã cố gắng làm lụng và tiết kiệm, mong muốn có đủ tiền để cho Grete có thể vào học ở nhạc viện. Chúng ta thấy anh thanh niên này dù bố mẹ không có tiền (thực chất là có một khoản tiết kiệm mà cha anh ta giấu giếm không cho anh ta biết), không có khả năng lao động, không có thể cho anh ta một điều gí ngoài gánh nặng. Bao nhiêu năm làm nghề chào hàng là cố gắng, nỗ lực hết sức của anh. 49 Đứa con tinh thần Gregor Samsa thật sự rất giống với người cha đã cầm bút sản sinh ra mính trên những trang văn đầy trì tuệ. Bọn họ cũng ví trách nhiệm với gia đính mà không dám bỏ công việc chán ngán, đáng nguyền rủa đó đi mà vẫn cố gắng làm công việc mính căm thù cho đến chết: “Hôm nay, khi tôi dậy khỏi giường thí lại ngã vật xuống, nguyên nhân rất đơn giản: tôi đã làm việc quá sức. Không phải ví phải đi làm ở công sở, mà ví công việc khác của tôi. Đi làm chỉ chiếm một phần khiêm tốn ví rằng: giá như tôi không phải đi đến công sở để có thể bính thản sống ví công việc của mính và hằng ngày không phải tiêu phì sáu tiếng đồng hồ ở đấy, tôi cực kỳ chán các ngày thứ Sáu và thứ Bảy bởi ví tôi có nhiều việc phải làm, tôi chán đến mức ông không thể tưởng tượng nổi đâu. Xét cho cùng – tôi biết – đây là chuyện vớ vẩn, chỉ mính tôi có lỗi, công việc ở Sở chỉ đưa ra những yêu cầu chình đáng và đơn giản. Nhưng đối với tôi, đó là một công việc hai mặt đáng sợ, lối thoát của nó, có lẽ, chỉ có một – là tôi sẽ hóa điên” [22,818]. Qua tác phẩm Hóa thân, tác giả cũng đã tố cáo chế độ bất công, vô nhân đạo của xã hội tư bản đương thời bởi: Gregor Samsa, một thanh niên tự nguyện hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc cá nhân để phục vụ gia đính khiến cho anh lạc lối trong guồng máy xã hội. Anh đã bị tha hóa bởi chình nghề nghiệp của mính, anh đã chết ví lâm bệnh ví cô đơn. Cả xã hội đã từ chối anh ta và biểu hiện là sự từ chối của lão quản lý: “Gregor vừa thốt ra mấy lời đầu tiên, lão quản lý đã lùi xa, mắt trừng trừng ngoái nhín anh qua một bả vai giật thon thót, đôi môi hé mở. Và trong khi Gregor nói lão ta chẳng hề đứng yên lấy một phút mà cứ len lén nhìch dần từng tý ra cửa, mắt vẫn cứ dán chặt vào Gregor như đang tuân theo một mệnh lệnh bì mật nào đó bắt lão phải rời khỏi phòng. Lão đã tới hành lang và nhảy bước cuối cùng ra khỏi phòng khách đột ngột đến mức người ta tưởng đâu gót chân lão vừa bị bỏng. Ra đến đầu hành lang, lão vươn thẳng cánh tay phải ra phìa trước, 50 hướng về cầu thang tựa hồ một sức mạnh siêu nhiên đang chờ sẵn lão” [22,30] và “lão nhảy ào xuống mấy bậc thang liền và biến mất, để lại một tiếng thét vang dội khắp thang lầu” [22,31]. Những phản ứng của lão quản lý chứng minh cho sự vô cảm của xã hội trước bất hạnh của Gregor Samsa, và đó cũng là minh chứng cho sự quay lưng của cả xã hội đối với nỗi khốn khổ của anh. Và gia đính liệu có che chở, bao bọc anh như anh đã bao năm cực nhọc cứu vớt họ. Không hề có. Người mẹ dù có thương con nhưng không chiến thắng được sự sợ hãi. “Mẹ anh mặc dầu có lão quản lì, vẫn để tóc xoã tung rối vời, mới đầu xiết chặt bàn tay vào nhau, bối rối nhín bố anh, rồi dợn bước về phìa Gregor và ngã quỵ xuống sàn trên lớp váy xống xoè rộng, đầu cúi gục xuống ngực” [22,28]. Đứng trước thảm kịch của con mà người mẹ coi con là một con vật kinh dị, phải tránh xa và đã tránh xa mà bà ta rú lên khẩn khoản lời cứu vớt từ bên ngoài. “Nhưng cùng lúc anh thấy mính nằm bò trên sàn cách mẹ anh không xa, thực tế là ngay trước mặt bà, thân hính đung đưa cố nén niềm háo hức muốn di động, thí bà mẹ, tưởng đã lịm hoàn toàn bỗng vùng đứng phắt dậy, chía tay ra rú lê: cứu tôi với, lạy Chúa. Bà cúi đầu như thể muốn nhín rõ Gregor hơn nhưng chân bước lùi mãi về phìa sau. Quên rằng phìa sau lưng mính là chiếc bàn đầy thức ăn, mẹ anh hấp tấp ngồi phịch lên trên như một kẻ đãng trì, đường như không hề hay biết rằng chiếc bính lớn đựng cà phê phìa sau đã bị bà hất đổ, cà phê chảy ròng ròng xuống tấm thảm” [22,31]. Đây quả là một người mẹ phi truyền thống so với văn học trước kia, một người mẹ ìt tính cảm, ìt sức mạnh để thương hại và cứu vớt con mính. Tính mẫu tử của người mẹ này ìt ỏi đến mức đáng thương hại, đáng lên án. Vậy tính cảm mẹ con không đủ để bà ta dang cánh tay mà bảo vệ con mính. Một người mẹ đã từ chối thẳng thừng khi con mính gặp bất hạnh. Vậy thí chúng ta không hy vọng gí tới tính cảm của những thành viên tiếp theo. Cha Gregor Samsa khi thấy anh đột ngột biến thành bọ, ông ta thể 51 hiện một chuỗi các hành động: “tay trái vớ một tờ báo khổ lớn trên bàn ăn và vừa dậm chân vừa khua cả gậy lẫn tờ báo xua Gregor Samsa về lại phòng mính” [22,31]; “không chút thương tính, bố Gregor vừa xua anh về phòng, vừa kêu rìt lên “xéo đi, xéo đi” như một kẻ man rợ khiến bố anh càng nổi điên và bất cứ lúc nào cây gậy trong tay ông cũng có thể giáng cho anh một đòn chì mạng vào lưng hay vào đầu” [22,32] “những cẳng chân ở phìa sườn kia bị đè cứng xuống sàn đau điếng – trong khi bố anh từ đằng sau thúc mạnh vào lưng anh, đó đúng là cú đẩy giải thoát! Và anh bay vọt vào trong phòng, tuôn máu đầm đía, cây gậy của bố anh đóng sầm cửa phòng lại” [22,33]. Người cha của Gregor Samsa trở thành một kẻ độc tài hữu hính trong tác phẩm. Cha của Kafka trong đời thường cũng có những biểu hiện rất giống với người cha trong tác phẩm này. Người cha đó là hiện thân của thói trưởng giả, của một lớp người thủ cựu sống theo nếp gia trưởng nặng nề. Họ luôn ám ảnh đè nặng lên tâm trì những đứa con khiến họ không thật sự được sống. Người cha trong tác phẩm trước việc con mính biến thành côn trùng, ông nhanh chóng lấy lại được bính tĩnh – bản lĩnh của một gia trưởng lạnh lùng. Trước một đứa con đã hy sinh suốt một quãng đời tuổi trẻ, phục vụ ông, trả nợ cho ông, khi biến thành côn trùng thí sự biết ơn đó đã không còn nữa. Trong ông chỉ còn mối bận tâm lớn nhất là việc bị sỉ nhục tày trời ví con trai đã biến dạng một cách ghê gớm. Cha của Samsa từ một người hàm ơn sự hy sinh đã trở thành sự căm ghét bởi đứa con đang dần bôi nhọ gia đính. Thông qua đó hính tượng người cha không còn như trước, chúng ta đã mất hẳn một lão Goriot dốc hết trì lực vào tính cảm, một người cha tha thiết giữ kỷ niệm với người vợ đã mất, một người cha thương con với tính cảm gần như mê muội. Tuổi thơ của Kafka không mấy êm đẹp, bố mẹ của Kafka sinh được ba người con trai nhưng hai người em kế của Kafka đã không may qua đời sớm nên cả gia đính đặt hết mọi niềm hi 52 vọng vào cậu bé nhạy cảm này. Ở gia đính này quyền lực cùng sức mạnh của người cha bao phủ lên tất cả các thành viên. Chình ví thế bản thân Kafka không được theo đuổi niềm say mê của mính mà phải gồng mính tuân theo định hướng của người cha, cũng là xu hướng của xã hội tư sản lúc bấy giờ. Ví thế trong Kafka luôn nảy sinh tâm lì chán chường, muốn nổi loạn nhưng thực tế cho biết Kafka không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng đó. Tâm lì chán chường đó được thể hiện rất rõ ràng trong Nhật kí của ông “Liệu có gí trong quá khứ hoặc tương lai là chỗ dựa cho tôi? Hiện tại là một tính thái ảo tưởng, tôi không ngồi trên bàn mà cứ lượn quanh nó. Hư vô, hư vô. Trống rỗng, nhàm chán. Không, không phải nhàm chán, chỉ trống rỗng thôi, vô nghĩa, nhạt phèo” [22,619]. Sự chán nản, bế tắc trong cuộc sống của Kafka có thể nói đều bắt nguồn từ sự giáo dục của người cha Hermann. Sự giáo dục quá nghiêm khắc của người cha đã gây nên một nỗi ám ảnh, khiếp sợ sự thống trị của người cha lên tinh thần của người con tạo nên một ấn tượng về một người chủ hiệu hống hách, một người khổng lồ, một bạo chúa. Đồng thời Kafka giữ lại ấn tượng sâu sắc về sự đánh giá khắc nghiệt của người cha đối với mính và về quyền lực của người cha. Bởi thế sau này những nhà phê bính phân tâm học thường giải thìch nhiều mô tìp quan trọng trong tác phẩm của ông như đứa trẻ bị kết tội, hính ảnh kẻ ăn bám, lời phán quyết Cô em gái Grete là chỗ dựa tinh thần duy nhất của Gregor Samsa bởi anh tin t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dac_diem_nhan_vat_chinh_trong_ba_tac_pham_cua_franz.pdf
Tài liệu liên quan