MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY . 5
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài .6
2. Lịch sử vấn đề.6
3. Mục đích nghiên cứu.7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.8
5. Phương pháp nghiên cứu .8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.8
7. Kết cấu của luận văn.9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 10
1.1. Một số vấn đề về thể loại tiểu phẩm .10
1.1.1. Quan niệm về tiểu phẩm.10
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của thể loại tiểu phẩm .12
1.1.3. Đặc trưng của tiểu phẩm.14
1.1.4. Kết cấu của tiểu phẩm .16
1.1.5. Ngôn ngữ của tiểu phẩm .16
1.2. Khái quát về tiểu phẩm Lê Hoàng.17
1.2.1. Vài nét về tác giả Lê Hoàng .17
1.2.2. Các vấn đề xã hội được phản ánh trong tiểu phẩm Lê Hoàng .18
1.2.3. Các hình thức thể hiện trong tiểu phẩm Lê Hoàng .21
1.3. Tiểu kết.25
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ, CÚ PHÁP TRONG TIỂU
PHẨM CỦA LÊ HOÀNG. 26
2.1. Đặc điểm sử dụng các lớp từ ngữ .26
2.1.1. Sử dụng lớp từ khẩu ngữ .26
2.1.2. Sử dụng lớp từ ngữ gốc Âu .31
2.1.3. Sử dụng lớp từ ngữ địa phương và tiếng lóng.34
2.1.4. Sử dụng thành ngữ và chất liệu văn học .38
2.2. Đặc điểm cú pháp.42
2.2.1. Về cấu tạo ngữ pháp.424
2.2.2. Về mục đích phát ngôn.51
2.3. Tiểu kết.61
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VĂN BẢN VÀ CÁC PHÉP TU TỪ
TRONG TIỂU PHẨM CỦA LÊ HOÀNG . 63
3.1. Đặc điểm tổ chức văn bản .63
3.1.1. Dung lượng văn bản .63
3.1.2. Cách đặt tiêu đề văn bản.63
3.1.3. Kết cấu văn bản .64
3.1.4. Các phương thức liên kết văn bản.70
3.2. Các phép tu từ .73
3.2.1. So sánh.74
3.2.2. Nhân hóa.77
3.2.3. Ngoa dụ .79
3.2.4. Liệt kê và tăng cấp.81
3.2.5. Phép điệp .83
3.3. Tiểu kết.86
KẾT LUẬN . 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
NGUỒN DẪN LIỆU. 95
97 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong tiểu phẩm của Lê Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học
(77) Cô bé quàng khăn đỏ (4, 7)
(78) Thỏ và Rùa (4, 11)
(79) Aladin và cây đèn thần (4, 30)
Ngoài ra, Lê Hoàng còn dẫn khá nhiều thơ văn vào trong tác phẩm của mình:
(80) Chính cha ông chúng ta còn viết trong sử sách “Núi sông bờ cõi đã chia, phong
tục Bắc Nam cũng khác”. Vậy mà giờ đây chúng ta tự hào mình hiểu biết hơn, có tinh thần
độc lập, giữ gìn bản sắc hơn thì lại xử sự kém vậy sao? (2, 46)
42
Trong một tiểu phẩm khác Lê Hoàng cũng dẫn một câu nói rất triết lý:
(81) Tôi rất thích một câu trong truyện ngắn của Nam Cao “Hạnh phúc là cái chăn
hẹp, người này đắp kín thì người kia hở”. Tôi có thể tự hào nói rằng tôi chưa bao giờ đắp
kín chăn, vì phải chừa chỗ cho người khác thò chân vào (4, 240)
Nhiều lúc Lê Hoàng còn tếu táo cải biên thơ ca để phản ánh chân thực những vấn đề
tiêu cực của xã hội, chẳng hạn như nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông dưới đây:
“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa.
Giữa đường dừng lại bởi là kẹt xe.” (4, 202)
Hay
“ Mau lên chứ vội vàng lên với chứ
Em em ơi đèn xanh sắp bật rồi.” (4, 202)
Nhìn chung, các chất liệu văn học đều quen thuộc với độc giả và được sử dụng linh
hoạt, sáng tạo. Điều này đã làm cho vấn đề phản ánh trở nên hấp dẫn, sinh động, gây ấn
tượng với người đọc.
2.2. Đặc điểm cú pháp
Trong phần này, chúng tôi sẽ tìm hiểu đặc điểm câu văn trong tiểu phẩm Lê Hoàng
trên hai bình diện: về cấu tạo ngữ pháp và về mục đích phát ngôn.
2.2.1. Về cấu tạo ngữ pháp
Trong tiểu phẩm Lê Hoàng, tác giả sử dụng đầy đủ các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp:
câu đơn, câu đặc biệt, câu ghép. Do đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm là tính ngắn gọn, hàm
súc, cho nên hầu hết các câu văn đều ngắn gọn, đơn giản. Dưới đây chúng tôi chỉ đi vào
những cấu trúc câu đặc trưng cho phong cách ngôn ngữ của Lê Hoàng.
2.2.1.1. Câu đơn tỉnh lược
a. Khái niệm
Tỉnh lược là hiện tượng phổ biến ở nhiều ngôn ngữ. Đến nay đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này dưới nhiều tên gọi khác nhau: câu rút gọn, câu đơn
phần, câu dưới bậc, câu tỉnh lược, ngữ trực thuộc, Tuy có nhiều cách tiếp cận, lý giải
khác nhau nhưng có thể chia làm hai xu hướng chính:
Các tác giả theo xu hướng thứ nhất cho rằng câu tỉnh lược thuộc câu song phần. Đại
diện tiêu biểu của xu hướng này là Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến. Theo tác giả
Nguyễn Kim Thản, “trong thực tiễn ngôn ngữ, có những câu có thể dựa vào hoàn cảnh sử
43
dụng ngôn ngữ mà bớt đi một hay cả hai thành phần chủ yếu của câu. Ta gọi đó là câu rút
gọn (hoặc câu tỉnh lược). Câu rút gọn khác câu một thành phần ở chỗ người ta có thể dựa
vào hoàn cảnh ngôn ngữ mà điền vào đó thành phần đã bị bớt đi và khôi phục lại bộ mặt
hoàn chỉnh của câu.” [44, tr.610]
Tác giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng “Trong tiếng Việt câu không đầy đủ thành phẩn
thường là câu không có chủ ngữ hoặc câu có chủ ngữ zêrô”, “câu vắng chủ ngữ (còn gọi là
câu vô chủ) về mặt cấu trúc cũng như ý nghĩa cũng có tính hoàn chỉnh như câu đầy đủ, vắng
chủ ngữ là vắng có ý nghĩa.” [40, tr.175]
Những người theo xu hướng thứ hai tách câu tỉnh lược thành một loại câu riêng. Đại
diện tiêu biểu của xu hướng này là Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban.
Cao Xuân Hạo nghiên cứu câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Ông coi cấu trúc
câu là cấu trúc thông báo với hai phần chính là đề và thuyết. Thuyết là phần bắt buộc phải
có, còn đề có thể lược bỏ lâm thời nhờ ngữ cảnh, có tác dụng bảo toàn sự mạch lạc của câu.
Câu lược bỏ phần đề là loại câu riêng.
Tác giả Diệp Quang Ban cho rằng “phần bị tỉnh lược có thể được phục hồi để cho câu
được trọn vẹn một cách tự nhiên. Do đó chuỗi từ trong đó có bộ phận bị tỉnh lược vẫn có
đầy đủ tư cách của một câu. Câu chứa bộ phận tỉnh lược vẫn là một câu có thể gọi tắt là câu
tỉnh lược để tiện làm việc.” [1, tr.278]
Tuy có nhiều kiến giải khác nhau nhưng điểm chung của các tác giả là: nếu xem xét
trên bình diện phát ngôn, thì một phát ngôn chỉ được coi là câu tỉnh lược khi một trong hai
(hoặc cả hai) thành phần nòng cốt của câu bị lược bỏ.
Theo quan điểm của chúng tôi, câu tỉnh lược vốn dĩ là câu đơn có đầy đủ thành phần,
nhưng trong một ngữ cảnh nào đó, có những thành phần bị lược bớt đi mà người nghe,
người đọc vẫn hiểu được. Dựa vào ngữ cảnh này, các thành phần bị tỉnh lược có thể được
khôi phục lại đầy đủ.
b. Câu đơn tỉnh lược trong tiểu phẩm Lê Hoàng
Ngôn ngữ trong tiểu phẩm Lê Hoàng thiên về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại. Chính
điều này đã làm câu đơn tỉnh lược xuất hiện với mật độ dày đặc. Việc sử dụng câu đơn tỉnh
lược không chỉ tiết kiệm về mặt ngôn từ, rút ngắn độ dài văn bản mà còn giúp cho cuộc hội
thoại có tiết tấu nhanh hơn, sôi nổi hơn, hướng người đọc vào trọng tâm của vấn đề.
Câu đơn tỉnh lược trong tiểu phẩm Lê Hoàng có ba dạng: câu đơn tỉnh lược chủ ngữ,
câu đơn tỉnh lược vị ngữ và câu đơn tỉnh lược chủ ngữ và vị ngữ.
44
b1. Câu đơn tỉnh lược thành phần chủ ngữ
(82) - Tình hình chỗ cậu thế nào?
- Thưa, còn khổ lắm. (4, 150)
(83) Mình lén dậy, nhìn qua khe cửa thấy mẹ chồng đang làm đồ ăn sáng. Bèn nhón
chân về giường trùm chăn tiếp. Và lấy cuốn sách, thả rơi xuống cạnh đầu mình. Miên
man nghĩ về chiếc áo đầm hôm qua con Mai mặc. (1, 301)
b2. Câu đơn tỉnh lược thành phần vị ngữ
(84) – Kẻ nào phát ngôn bừa bãi vậy?
- Kẻ này! (3, 147)
(85) PV: Cách nào hay được chọn nhất?
Đạo diễn: Cách thứ hai. (2, 116)
(86) Tôi run rẩy: - Ai bán?
Nàng sôi nổi: - Nhà xe. (1, 152)
b3. Câu đơn tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ
(87) – Tôi cực kì không đồng tình với cách nói đó.
- Vì sao? (2, 139)
(88) PV: Khi mẹ kế có một hành động bất công với cô, cô có mách cha không?
Cô gái: Không. (1, 343)
(89) – Cô phụ trách trang gì của báo?
- Trang gia đình. (3, 113)
Trong ba tiểu loại này, câu đơn tỉnh lược thành phần chủ ngữ xuất hiện với mật độ dày
đặc, hai tiểu loại còn lại có số lượng hạn chế hơn, nhất là câu đơn tỉnh lược thành phần vị
ngữ.
Việc sử dụng câu đơn tỉnh lược bên cạnh câu đơn đầy đủ thành phần có tác dụng làm
cho cho vấn đề được triển khai ngắn gọn, có điểm nhấn, ý nọ nối tiếp ý kia tạo nên một sự
liền mạch, nhất quán, hướng người đọc vào nội dung thông báo trọng tâm. Ví như cuộc
phỏng vấn một cảnh sát giao thông dưới đây:
(90) PV: Thưa anh, tình trạng giao thông của chúng ta như thế nào?
CS: Như thế nào thì chắc mọi người đã biết.
PV: Có nghĩa là không tốt?
Bò: Phải.
PV: Và một trong những nguyên nhân của tình trạng không tốt này?
45
Bò: Là do việc chúng ta xử phạt chưa thật nghiêm.
PV: Và biểu hiện rõ nhất của sự chưa nghiêm đó?
Bò: Là cảnh sát thường hay nghe đương sự trình bày.
PV: Trình bày ư?
CS: Phải.
(2, 7)
Có thể thấy, các câu trong đoạn hội thoại này được móc nối, liên kết với nhau một
cách chặt chẽ để làm nổi bật thực trạng giao thông của nước ta hiện nay. Người phỏng vấn
đưa ra câu hỏi một cách dồn dập còn người được phỏng vấn không quanh co, dông dài mà
trả lời trực tiếp vào vấn đề, không một chút đắn đo, cân nhắc. Điều này tạo nên một không
khí khẩn trương, căng thẳng cho cuộc hội thoại, lôi cuốn người đọc vào vấn đề “nóng” của
xã hội.
Bên cạnh đó, việc sử dụng câu đơn tỉnh lược còn làm cho cuộc hội thoại trở nên thân
mật, gần gũi, thể hiện được thái độ, tình cảm của nhân vật tham gia giao tiếp. Chẳng hạn,
qua cuộc đối thoại ở trên, chúng ta có thể cảm nhận được sự ngao ngán, bất bình của anh
cảnh sát trước tình trạng giao thông Việt Nam. Hay trong tiểu phẩm “Giải độc đắc”, nhân
vật Tèo khi trúng số đã không thể kìm chế được sự vui sướng của mình:
(91) Trúng rồi, cậu ơi.
Tôi sửng sốt: - Trúng gì?
Tèo hớn hở: - Trúng xổ số. Giải độc đắc. (3, 375)
Tóm lại, việc sử dụng câu tỉnh lược khiến cho các đối thoại luôn gắn chặt với ngôn
cảnh. Muốn hiểu được đầy đủ nội dung câu văn, phải dựa vào ngôn cảnh để lý giải. Câu tỉnh
lược phù hợp với ngôn ngữ hội thoại, nó làm cho vấn đề được nhấn mạnh, xoáy sâu, giúp
thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng.
2.2.1.2. Câu đặc biệt
a. Khái niệm
Trong tiếng Việt có những câu do một từ hoặc một cụm từ đảm nhận, loại câu này
được gọi là câu đặc biệt. Thuật ngữ “câu đặc biệt” được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau ở
những tác giả khác nhau: câu đơn phần (đối lập với câu song phần – Nguyễn Kim Thản),
câu đặc biệt (đối lập với câu bình thường – Hồng Dân, Đái Xuân Ninh, Hồ Lê, Lưu Vân
Lăng), câu một thành phần (đối lập với câu hai thành phần – Hoàng Trọng Phiến, Hữu
Quỳnh)
46
Theo Đái Xuân Ninh [37, tr.273], “câu đặc biệt, đối lập với câu bình thường là câu mà
những yếu tố hiện thực hóa chủ yếu là ngữ cảnh, ngữ điệu. Nó bao gồm trước hết là những
câu nghi vấn, cảm thán, mệnh lệnh, trả lời.”
Trong cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng”, tác giả Cao Xuân Hạo cho rằng
“trong tiếng Việt có những phát ngôn không thể phân tích như “sự thể hiện ngôn ngữ học
của một mệnh đề”, nghĩa là như một nhận định về một sự tình hay một hình thức phái sinh
của một nhận định như thế. Những phát ngôn như thế có thể gọi tạm là những câu đặc biệt.”
[22, tr.381] Thuộc vào câu đặc biệt có: thán từ (ái!, trời ơi!), hô ngữ và ứng ngữ (ê!, này!,
dạ!), các tiêu đề (tạp chí văn học, bão biển).
Trong sách giáo khoa phổ thông, người ta xem câu đặc biệt là câu diễn đạt ý trọn vẹn
mà không xác định được thành phần chính của câu là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu đặc biệt có
tác dụng biểu đạt cảm xúc, xác định thời gian, nơi chốn, thông báo về sự xuất hiện của sự
vật, hiện tượng và dùng để gọi đáp.
Có thể thấy, xung quanh vấn đề câu đặc biệt có rất nhiều khái niệm và cách phân loại
khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả cho rằng câu đặc biệt là những câu có cấu tạo là
một từ hoặc một cụm từ, không thể xác định được chủ ngữ và vị ngữ. Câu đặc biệt thường
đi kèm với một ngữ điệu đặc biệt và được dùng trong cả văn phong trang trọng và không
trang trọng.
b. Câu đặc biệt trong tiểu phẩm Lê Hoàng
Theo thống kê, tiểu phẩm Lê Hoàng có 684 câu đặc biệt. Về mặt cấu tạo, câu đặc biệt
thường do danh từ, ngữ danh từ, động từ, ngữ động từ, tính từ, ngữ tính từ, thán từ, số từ
đảm nhiệm. Câu đặc biệt được tác giả sử dụng một cách hợp lý, đúng đắn với nhiều mục
đích khác nhau.
Trước hết, kiểu câu này được dùng để chỉ sự tồn tại hoặc xuất hiện của sự vật, hiện
tượng.
(92) Báo đây, báo đây! (3, 468)
(93) Phóng sự! Phóng sự! Phóng sự! Cuộc điều tra về những bóng ma trong phòng
xử án. (3, 106)
(94) Cháy! Cháy! (1, 390)
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh thời gian xảy ra sự kiện, tác giả cũng sử dụng
câu đặc biệt. Ví dụ:
(95) Ngày tháng trôi qua. Thời hạn World Cup sắp đến gần. (3, 293)
47
(96) Cho tới tận đêm qua. Đêm qua trời nóng, chị trằn trọc mãi mà không ngủ được.
(1, 324)
Ở ví dụ (89), tác giả nhấn mạnh vào khoảng thời gian chờ đợi, tìm kiếm thủ môn cho
mùa World Cup của huấn luyện viên. Còn ở (90), tác giả muốn nhấn mạnh đến khoảng thời
gian người vợ bị mất ngủ và chứng kiến “giấc mơ ngoại tình” của ông chồng.
Bên cạnh đó, nhiều câu đặc biệt trong tiểu phẩm Lê Hoàng còn dùng để gọi – đáp. Ví
dụ:
(97) Các bạn thân mến. (4, 85)
(98) Đào ơi, Đào ơi! (1, 324)
(99) Bò: Nói cách khác, việc giữ gìn bản sắc là việc của tất cả các quốc gia, các nền
điện ảnh chân chính chứ đâu phải chỉ riêng ta.
PV: Vâng (2, 59)
Những câu đặc biệt dùng để mô phỏng âm thanh của người, sự vật, hiện tượng cũng
xuất hiện khá nhiều:
(100) Reng. Reng. Reng Tiếng chuông vang lên như súng ngoài cổng.
(4, 109)
(101) Hừm. (2, 98)
(102) Rầm. Một tiếng nổ khủng khiếp vang lên trong đêm vắng. (4, 344)
Đáng chú ý nhất là những câu đặc biệt dùng để miêu tả tâm trạng, tình cảm, thái độ
của nhân vật trước một vấn đề cụ thể. Loại câu này có số lượng nhiều nhất trong tổng số câu
đặc biệt.
(103) Mình chạm nhẹ vào tay em. Dịu dàng, thơ mộng, ngất ngây. (1, 47)
Ba tính từ được đặt cạnh nhau đã thể hiện được tâm trạng sung sướng, ngất ngây của
một ông chồng có bồ.
(104) Ngày ấy xảy ra cách đây đã hơn hai mươi năm rồi, và mỗi khi nhớ lại, anh Tư
lại tràn ngập một cảm giác trào dâng. Ôi tình yêu, ôi hạnh phúc, ôi người vợ bé bỏng. (1,
274)
Câu đặc biệt cảm thán ở ví dụ trên là xúc cảm mãnh liệt của anh Tư khi hoài niệm về
thời gian đầu của cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Điểm nổi bật trong tiểu phẩm Lê Hoàng là tác giả cố ý sắp xếp nhiều câu đặc biệt đứng
cạnh nhau nhằm nhấn mạnh, khắc sâu đặc điểm, tính chất, trạng thái của đối tượng, xoáy
người đọc vào một tâm điểm cần chú ý. Câu văn vì thế cũng trở nên sắc, gọn, gân guốc hơn.
48
(105) Xa lộ. Gió. Mát. Lạnh. Bốn năm chiếc xe lao như bay trên đường, thỉnh thoảng
mình lại gào lên như ống “pô” bị nghẹt. Nhớ lung tung những kỉ niệm ập về. Nhạc Mai-Cồ,
xe su “xì-bo”, điện thoại “sờ-ta-tắc”. (3, 214)
Các câu đặc biệt đứng ở đầu đoạn văn nêu lên bối cảnh cho những sự kiện tiếp theo
xuất hiện. Mặc dù mỗi câu chỉ cấu tạo bằng một từ ngắn gọn nhưng lại hàm chứa, dồn nén
nhiều thông tin khác nhau: địa điểm, không gian, cảm giác của con người.
(106) Chiều về “mụ” khen cái bếp gas sau khi hỏi giá. “Mụ” nhìn nó say đắm trong
khi chẳng nhìn mình. Tủi thân. Buồn. Tức tối. Nhếch môi. (2, 203)
Bốn câu đặc biệt đứng cạnh nhau đã tô đậm những xúc cảm tiêu cực đan xen, hòa trộn
lẫn nhau trong tâm trạng của người chồng khi người vợ chỉ quan tâm đến giá trị vật chất mà
chẳng đoái hoài gì đến mình.
(107) Chị Tám ơi, nguy rồi. Tai họa rồi. Tan nát rồi. (1, 97)
Ở ví dụ này, các câu đặc biệt được sắp xếp theo mức độ tăng tiến nhằm nhấn mạnh
tâm trạng lo lắng, hốt hoảng của cô Sáu Xoài khi nhận được “tin sét đánh” - chồng chị Tám
có bồ nhí.
Nhìn chung, câu đặc biệt được Lê Hoàng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. kiểu
câu này không chỉ xuất hiện ở hình thức đối thoại mà còn xuất hiện trong những kiểu bài
văn xuôi thông thường. Câu đặc biệt đã tạo điểm nhấn trong lời văn, làm cho thông tin được
dồn nén và nhấn mạnh, gây ấn tượng với độc giả.
2.2.1.3. Câu ghép
a. Khái niệm
Trong Việt ngữ học, từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về câu ghép.
Đa số các tác giả đều cho rằng câu ghép là kiểu câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị không
bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm chủ - vị làm thành một vế câu, có quan hệ chặt chẽ với
nhau về ý nghĩa và được nối bằng các liên từ, dấu câu.
Về cơ bản, câu ghép được chia làm hai loại: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau. giữa các
vế thường được nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc liên từ (và, còn, hoặc, thì,).
Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc (Nam Cao).
Câu ghép chính phụ là câu ghép mà các vế phụ thuộc lẫn nhau. Câu ghép chính phụ
được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng: vì nên, tuynhưng, nếuthì, để thì,
Ví dụ: Vì tên Dậu là thân nhân của hắn cho nên chúng con bắt nộp thay. (Ngô Tất Tố)
49
Dựa vào lý thuyết trên, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu đặc điểm sử dụng câu ghép trong
tiểu phẩm Lê Hoàng.
b. Câu ghép trong tiểu phẩm Lê Hoàng
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy Lê Hoàng sử dụng rất phong phú, đa dạng các kiểu
câu ghép.
b1. Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ ít được dùng hơn câu ghép đẳng lập. Tác giả thường sử dụng kiểu
câu này để tranh biện, phân tích, lý giải về vấn đề nào đó.
- Câu ghép chính – phụ chỉ quan hệ đối chiếu
Đây là kiểu câu được tác giả sử dụng nhiều nhất để so sánh, làm nổi bật vấn đề cần
bàn. Kiểu câu này thường sử dụng cặp từ quan hệ nếuthì
(108) Nếu như ở nhiều quốc gia cư hễ vi phạm Luật Giao thông là phải nộp phạt,
thậm chí phải ở tù thì ở ta cứ hễ vi phạm là năn nỉ. (2, 8)
Ở ví dụ này, tác giả đã so sánh tình trạng giao thông ở Việt Nam với nhiều quốc gia
trên thế giới để nhấn mạnh luật giao thông ở nước ta chưa nghiêm.
Trong tiểu phẩm “Thư của ông chồng gửi vợ và gửi bồ nhí”, để chứng minh ông
chồng là nạn nhân của hai bà, tác giả đã sử dụng liên tiếp các câu ghép có quan hệ đối chiếu.
(109) Nếu bà thứ nhất đay nghiến tôi bao giờ về thì bà thứ hai hỏi tôi bao giờ đi. Nếu
bà thứ nhất kêu rằng tiền điện, tiền ga đã tăng thì bà thứ hai than son môi và phấn hồng sao
không giảm giá. Nếu bà thứ nhất khảo tôi về tiền lương thì bà thứ hai khảo tôi về quà tặng.
(1, 339)
- Câu ghép chính phụ chỉ điều kiện – giả thiết
(110) Từ nay, hễ em gọi tới là nó sẽ báo chính xác rằng anh đang ở đâu.
(1, 315)
- Câu ghép chính phụ chỉ ý nhượng bộ
(111) Mặc dù giá niêm yết là 2 ngàn đồng, nhưng nhân dịp này, nhân viên đã tăng
giá lên 5 ngàn đồng. (4, 83)
(112) Tôi không phải hoa hậu, không phải người mẫu, cũng chẳng có ảnh nóng để lộ
nhưng hiện tại tôi nổi như cồn, không vui sao được. (2, 17)
- Câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân – kết quả
(113) Thú thực với thầy, con bỏ học vì con chưa biết học mãi để làm gì.
(4, 321)
50
Trong số các loại câu ghép chính phụ vừa kể trên, câu ghép chính phụ chỉ quan hệ đối
chiếu có số lượng nhiều hơn cả.
b2. Câu ghép đẳng lập
So với câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập được Lê Hoàng sử dụng nhiều hơn.
Loại câu ghép này thường có nhiều vế câu, được dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Phổ biến nhất là câu ghép dùng để miêu tả, liệt kê các sự việc, sự kiện, hình ảnh hoặc
hành động của nhân vật. Ví dụ:
(114) Rồi họ cho phẩm vào, rồi họ cho nước mắm vào, rồi họ cho va-ni, húng lìu và
hàng trăm thứ khác thuộc về bí mật quân sự. (3, 65)
Ví dụ trên được rút ra từ tiểu phẩm “Thư của Lợn Quay gửi Lợn Tai Xanh”. Với ba vế
câu liên tiếp, tác giả đã liệt kê quá trình tẩm ướp gia vị với nhiều giai đoạn phức tạp để biến
thịt heo bẩn thành thịt heo sạch bán cho người tiêu dùng. Mặc dù chỉ liệt kê hành động
nhưng câu văn thể hiện rõ thái độ phê phán, đả kích.
(115) Nào phở có phoọc-môn, nước tương có chất gây ung thư, bánh cuốn có hàn the,
cà phê có bột bắp, trái cây có thuốc trừ sâu,(3, 71)
Chỉ bằng một câu ghép chất chồng các sự việc, tác giả đã đem đến cho người đọc một
bức tranh rất đáng sợ về thực trạng ô nhiễm thực phẩm tràn lan ở nước ta.
(116) Mắt anh trợn trừng, mũi anh cau cau, trán anh nhăn nhăn, má anh giật giật. (1,
371)
Mỗi vế của câu ghép trên đều đặc tả một bộ phận trên gương mặt nhân vật. Tất cả đều
như dị dạng, méo mó đi bởi nhân vật đang rất tuyệt vọng, đau khổ.
(117) Theo như ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch,
bà lau nhà bóng và bà đi chợ rẻ. (1, 331)
Câu ghép trên có sự mở rộng thành phần câu (trạng ngữ), các vế được liên kết với
nhau bằng dấu phẩy và từ nối đã liệt kê một loạt ưu điểm của người vợ trong mắt chồng.
Bên cạnh những câu ghép đẳng lập dùng để liệt kê các sự vật, hành động, còn có
những câu ghép dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc nêu lên một nhận định, đánh giá của nhân vật.
Trong “Điếu văn của anh Ổi đọc trong lễ tiễn anh Me về nơi an nghỉ cuối cùng”, để bày tỏ
niềm thương tiếc đối với anh Me Việt bị Me Thái Lan giết chết, anh Ổi đã ai điếu bằng
những câu văn giàu cảm xúc:
51
(118) Anh Me ơi, tôi gọi tên anh, các em nhỏ gọi tên anh, các nhạc sĩ gọi tên anh và
hơn hết các bà nội trợ gọi tên anh. Nồi canh cá thiếu anh sẽ ra sao, tuổi học trò thiếu anh sẽ
ra sao? (3, 104)
Trong một tiểu phẩm khác, khi được tin nàng Juy-li-ét phải nhập viện vì bị tiêu chảy
cấp, để lỡ tiệc đính hôn, Rô-mê-ô đã ai oán thốt lên:
(119) Hạnh phúc thật là mong manh, cuộc đời thật bất công. (1, 218)
Hay trong “Thư của Lợn Quay gửi Lợn Tai Xanh”, nhân vật Lợn Quay đã đưa ra một
nhận định rất thú vị:
(120) Thôi anh ạ, sông có khúc, người có lúc và lợn có thời kì. (3, 62)
Tóm lại, qua những ví dụ vừa phân tích ở trên, chúng tôi rút ra đặc điểm của câu ghép
đẳng lập trong tiểu phẩm Lê Hoàng như sau:
Mỗi câu ghép gồm nhiều vế ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc từ nối, hiện tưởng
mở rộng thành phần câu không nhiều, hầu hết các vế câu được sắp xếp theo kiểu liệt kê, cấu
trúc giữa các vế khá hài hòa.
Lê Hoàng sử dụng loại câu ghép này để tái hiện lại bức tranh đa dạng, phức tạp của
cuộc sống. Các chi tiết, sự kiện, hành động được miêu tả dồn dập, liên tiếp, thông tin được
dồn nén, chất chồng, tạo nên sự hấp dẫn trong diễn biến của câu chuyện, khơi gợi trí tưởng
tượng phong phú cho độc giả. Đồng thời, việc sử dụng nhiều câu ghép đẳng lập còn làm cho
câu văn chắc gọn, khỏe khoắn, giàu nhạc tính.
2.2.2. Về mục đích phát ngôn
Khi phân loại câu theo mục đích phát ngôn, các nhà ngôn ngữ học thường chia làm
bốn loại: câu tường thuật (declarative), câu nghi vấn (interrogative), câu cảm thán
(exclamative) và câu cầu khiến (imperative).
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào hai loại câu có số lượng nhiều nhất và
hiệu quả biểu đạt cao nhất là câu tường thuật và câu nghi vấn. Dưới đây, chúng tôi lần lượt
trình bày đặc điểm của hai loại câu này trong tiểu phẩm Lê Hoàng.
2.2.2.1. Câu tường thuật
a. Khái niệm
Theo tác giả Diệp Quang Ban, “câu tường thuật là câu có chức năng diễn giải, diễn đạt
niềm tin của người nói, được dùng để kể, mô tả một vật, việc, hiện tượng, để nhận định, xác
nhận, dùng trong quá trình suy nghĩ.” [2, tr.117]
52
b. Đặc điểm của câu tường thuật trong tiểu phẩm Lê Hoàng
Đây là kiểu câu xuất hiện nhiều nhất trong tiểu phẩm Lê Hoàng. Qua khảo sát, chúng
tôi nhận thấy câu tường thuật tồn tại ở hai dạng chính: câu tường thuật kể, miêu tả và câu
tường thuật nhận định, đánh giá.
b1. Câu tường thuật kể, miêu tả
Kiểu câu này thường dùng để kể về những sự việc, sự kiện, hiện tượng, nhân vật,
Bằng sự quan sát tỉ mỉ và giọng văn hài hước, châm biếm, tác giả đã làm sống dậy bức tranh
muôn màu muôn vẻ của hiện thực đời sống. Dưới đây là bản tin “Tường thuật tại chỗ cuộc
thi hoa hậu năm 1996”
(121) Các bạn thân mến, chúng tôi đang đứng trước cổng vĩ đại của cung Hàng hóa
Hữu Nghị, nơi cuộc chung kết Hoa hậu sắp khai trương. Còn khoảng mười lăm phút nữa
mới mở màn, nhưng quan khách đã đến đông đủ trên những chiếc xe “Thiên thần may mắn”.
Chân đi dép “Bi-tit”, quần may tại nhà may “Minh Đoàn”, áo cắt tại “Tuấn Sài Gòn – Thời
Trang”, mặt bôi kem dưỡng da “Lan Hảo”, mồm ngậm sing-gum “Đúp-bồ-min-tờ”, mũi phà
khói ba số năm “Hương vị êm dịu khắp thế giới.”
Đoạn văn trên đã chứng minh “khả năng soi” đến tận cùng chân tơ kẽ tóc của tác giả.
Các chi tiết được liệt kê sinh động và hài hước, giúp độc giả hình dung được chân dung,
phong cách của các quan khách đến dự sự kiện.
Không dừng lại ở đó, tác giả lại tiếp tục đưa tin về cuộc chạy đua vào trường điểm của
các bậc phụ huynh:
(122) Một tốp vận động viên nữa không tin bảo vệ cũng chả tin cò, chỉ tin vào một số
giáo viên. Những giáo viên đó rất nhiệt tình, cùng chạy với phụ huynh tìm một quán hàng
cùng chia sẻ thức ăn và nước uống. Nhưng có được một đoạn, họ lại bảo phụ huynh đưa
thêm tiền để mua giày hi vọng chạy cho nhanh. Sau khi nhận vài chục triệu đồng, có giáo
viên chạy mất tăm mất tích, có giáo viên lại la làng là mình bị giật đồ, trong khi chúng tôi
không nhìn thấy một tên trộm nào. (4, 80)
Bằng những câu văn tường thuật kể, miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, người đọc có thể hình dung
ra quang cảnh hỗn tạp, xô bồ của cuộc chạy trường: có người cò, có người đưa hối lộ, có
giáo viên nhận hối lộ
Trong nhiều tiểu phẩm, Lê Hoàng không trực tiếp miêu tả hay kể về đối tượng mà để
nhân vật tự nói về mình. Dưới đây là lời tự sự của một con heo:
53
(123) Khi tôi nhỏ, họ quay tôi trên những lò lộ thiên, để ngay trước cửa quán ăn, thân
tôi bị nướng vàng trên than hồng, da tôi bị tẩm đủ thứ hương liệu không rõ nguồn gốc, sau
đó họ còn chặt tôi bằng những con dao to, không rửa, có thể dùng để bổ củi, và bày tôi lên
những chiếc đĩa được lau rửa sơ sài. Khi tôi lớn, họ giết tôi trong những lò mổ lậu, tối tăm,
thiếu xà bông và ánh sáng, sau đó bày tôi tên các phản thịt cả đời không rửa ở chợ. (3, 67)
Những câu văn kể lể có phần dài dòng nhưng đã miêu tả rất chân thực quy trình chế
biến, bày bán thịt heo dơ bẩn. Người đọc phải nổi da gà trước những thông tin mà nhân vật
cung cấp.
Bên cạnh những câu văn tường thuật về các sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống
hàng ngày, Lê Hoàng còn dựng lên những bức chân dung nhân vật sinh động. Ví như, trong
tiểu phẩm “Kem trị mụn”, “thân hình tuyệt hảo” của tiểu thư Mê-ri hiện lên thật sống động,
hài hước:
(124) Chân cô dài như quả đậu cô ve, lưng cô thon như trái me, thắt vào như của lạc
(tức củ đậu phộng). Mũi cô thẳng như một lưỡi dao và tóc thì đen như một đêm cúp điện.
Chỉ có mỗi khuyết điểm đáng bực mình, đáng căm ghét và duy nhất, đó là trên mặt cô có
một lớp mụn đỏ, đều, nhỏ như hạt vừng và bóng lên dưới ánh đèn như chùm hạt thủy tinh.
(3, 29)
Đọc đoạn văn này, hẳn độc giả nào cũng phải bật cười trước những hình ảnh so sánh
hài hước. Chân dung của vị tiểu thư này hiện lên giống như một bức tranh biếm họa.
Không chỉ miêu tả về ngoại hình nhân vật, Lê Hoàng còn miêu tả về tính cách nhân
vật. Đó là thú chơi trội, chơi sang của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng:
(125) Quan sát H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_05_0975315201_0978_1871525.pdf