Làng quê Việt Nam đã mang màu sắc mới - màu của yên bình và ấm no. Tâm hồn
nhà văn trở nên đầm ấm, thiết tha khi nhận ra sự đổi thay trong từng cảnh vật. Kim
Lân đặc biệt xúc động trước những thân phận bèo bọt, đói nghèo nay đã có cuộc sống
mới. Cách mạng thành công, công cuộc cải cách ruộng đất đã xoá bỏ ách áp bức bóc
lột của giai cấp địa chủ phong kiến mang lại ruộng đấtcho những người nông dân
nghèo như : Dì Bản, ông Mộc, ông Cả Luốn, ông Tư Mủng, bà Cẩn . Không chỉ có
thế, cuộc Cách mạng dân chủ còn trả lại cho họ quyền làm chủ bản thân, làm chủ
cuộc đời, đem hạnh phúc và tình yêu đến với họ. Thế đã lấy được vợ (Nên vợ nên
chồng), Nhâm và Dung đã kết thành một đôi vợ chồng hạnh phúc( Chị Nhâm), Viên
tìm được em sau 5,6 năm trời thất lạc. Trong Người chú dượng, ông Mộc đã tìm lại
được cuộc đời chính mình “ông không phải là tênđầu trộm đuôi cướp”, ông chỉ là một
người đau khổ. Xưa kia ông sống lầm lũi, đói nghèo, cô độc nay ông đã thực sự làm
chủ cuộc sống-một cuộc sống thực sự của con người. Cải cách ruộng đất cũng đã thổi
một luồng sinh khí mới vào cuộc đời héo úa của ông. Ôngvà dì Bản đã lấy nhau và
tìm được hạnh phúc mới.
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6166 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý nghĩ của cu Tạm nhạt dần, chập chờn theo giấc ngủ. Bỗng nó mơ hồ nghe như có
tiếng chim bay, vun vút, phanh phách, mỗi lúc mỗi rõ. Nó tỉnh dậy cố nhướng cặp mắt
ngái ngủ nhìn ra sân. Một bóng….. Rồi hai bóng chao đi chao lại trên nền sân nắng. Nó
chạy xồ ra. Đôi chim đã bay sà xuống nóc nhà. Cu Tạm mừng rỡ cuống quýt gọi:
- Thầy ơi ! Đôi chim thành đã về!
49
Ông Trưởng đang rên hừ hừ, vùng trở dậy, run lẩy bâỷ chạy ra sân, miệng hỏi :
- Đâu? Thật không?
Ông dụi mắt nhìn lên nóc nhà. Quả đôi chim quí báu của ông thật. Chúng nó đang há
hốc mỏ ra thở, lông cánh phờ phạc, nom gầy tọp đi. Hai nmắt sáng lên vì sung sướng.
Cặp môi khô héo cuả ông nở một nụ cươì rất tươi.
-Tao biết tông chim này tinh lắm, mất thế nào được. Còn về nữa cho mà xem.
Cu Tạm giật mình kêu:
- Thôi chết, trào ấm thuốc rồi.
Ông Trưởng ngọt ngào:
- Mặc thuốc đấy. Hãy lấy thóc cho chim ăn đã, con”[62, 42, 43].
Không chỉ mô tả tỉ mỉ, cặn kẽ thú chơi chim bồ câu, Kim Lân còn mô tả rất thật
tâm trạng cuả người chơi. Chi tiết ông Trưởng Thuận bỏ ăn bỏ ngủ đến phát bệnh vì
đàn chim quí bay mất và sự sung sướng cuả ông khi đôi chim quí trở về đã tô đậm hơn
nét phong tục cuả con người trong tác phẩm Kim Lân.
Ở truyện Con Mã Mái, chi tiết con Mã Mái đến phút cuối bỗng vùng dậy đánh
gục con Hoa Mơ là những chi tiết rất thú vị: “ Hồ sáu, hồ bảy, Hoa Mơ đánh toàn đòn
riêng. Nó nhắc đầu “ trao chuông” đánh như gõ vào tảng Mã Mái. Mã Mái bị một đòn
ngả ngửa ra đằng sau. Biệng siệng, giật lùi ..giật lùi….. Bỗng con Mã Mái cáu tiết
phóng một đòn. Hoa Mơ rụt hẳn đầu lại, ngây mặt ra, đuôi phập phồng, người chuyển
rung rung. Hăng hái, Mã Mái ngoặp lấy hầu Hoa Mơ đá liền hai chiếc nưã. Hoa Mơ há
mỏ kêu “ quác” một tiếng lớn, ngã chúi xuống nằm thẳng cẳng, chân cánh giãy lên
đành đạch. Một lúc lâu rồi yếu dần..dần. Máu ở mũi ở mồm xoẻ ra chan hòa” [62,93].
Hoặc ở truyện Chó săn, chi tiết tượng Phật lúc lắc cái đầu khiến bọn người đi săn
một phen hoảng sợ là một chi tiết hóm hỉnh. Còn chi tiết con chó săn bị rắn hổ mang
đớp chết là chi tiết khiến người đọc rất bất ngờ. Cái chết cuả chú chó săn và sự vật vã,
tiếc thương cuả Cả Nội “hấp tấp ôm choàng lấy con chó. Cả Nội gục mặt vào lòng con
chó mà khóc hu hu lên như vợ chết ” [63, 67] giúp chúng ta hiêủ rằng: truyện Kim Lân
50
không đơn thuần là những trang miêu tả các thú tiêu khiển mà còn ẩn chứa đằng sau
câu chữ là cả tấm lòng yêu thương và sự đam mê cuả người chơi.
Nhóm truyện trên không trực tiếp miêu tả những vấn đề nóng bỏng cuả xã hôị lúc
bấy giờ. Bên cạnh hạn chế đó, các tác phẩm naỳ đã thể hiện khá đậm nét tính chất địa
phương, phong tục. Nhân vật trong những truyện ngắn trên sống hòa mình vào những
thú vui văn hóa. Những nỗi buồn và niềm vui cuả nhân vật trong tác phẩm đều gắn bó
với việc thưỡng lãm một thú chơi đồng quê nào đó.
Nhóm truyện thứ ba có số lượng nhiều hơn cả. Tiêu biểu có các truyện Làng,
Người chú dượng, Ông Cả Luốn gốc me, Ông lão hàng xóm, Vợ nhặt, Chị Nhâm, Tìm
em, Con chó xấu xí. Các truyện ngắn này được viết sau Cách mạng tháng Tám, mỗi
truyện đều ghi nhận một dấu mốc trong lịch sử nước nhà: nạn đói 1945, kháng chiến
chống Pháp, tản cư, cải cách ruộng đất, xây dựng hợp tác xã. Cốt truyện tuy đơn giản
nhưng kết cấu chặt chẽ, phát triển theo hướng tích cực, kết thúc truyện thường có hậu.
Nhân vật trong các tác phẩm này phần lớn là những người nông dân của thời kì cách
mạng dân tộc dân chủ. Họ là những con người vừa bước ra từ bóng tối của đêm đen nô
lệ. Họ đã thực sự làm chủ cuộc đời mình, tìm được hạnh phúc gia đình. Họ đã có ruộng
đất cấy cày, có nhà cưả nương thân, những khát vọng ngàn đời của họ đã được đáp
ứng. Đây là điểm thành công cuả truyện ngắn Kim Lân viết sau Cách mạng tháng
Tám. Tuy vẫn tiếp nối mạch cảm xúc về người lao động nghèo nhưng truyện ngắn thời
kì này của Kim Lân đã mang màu sắc cách mạng, giàu ý nghĩa xã hội. Cốt truyện chủ
yếu trôi theo dòng chảy diễn biến tâm lí nhân vật, tức là truyện có kết cấu theo qui
luật tâm lí chứ không theo trình tự thời gian của sự kiện. Nhân vật trong truyện thường
hồi tưởng, nhớ lại quá khứ đầy đau khổ cuả mình. Với kiểu cốt truyện như thế, Kim
Lân rất có điều kiện để miêu tả một cách sinh động, cụ thể và đầy đủ một quá trình
diễn biến tâm lí nhân vật. Xây dựng kiểu truyện có cốt truyện tâm lí đòi hỏi người viết
truyện ngắn phải có năng lực cùng sự nhạy cảm, tinh tế để có thể đi sâu khám phá bí
51
ẩn của thế giới nội tâm con người. Sự tinh tế, nhạy cảm trong việc miêu tả, thể hiện
tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng, tâm trạng của Tràng, bà cụ Tứ trong
Vợ nhặt, tâm trạng của Đoàn trong Ông lão hàng xóm……và trong nhiều truyện ngắn
khác nữa hẳn sẽ làm chúng ta ngạc nhiên trong cách xây dựng cốt truyện, lựa chọn chi
tiết nghệ thuật của Kim Lân.
Kim Lân quan niệm chi tiết là những hình tượng nghệ thuật mà qua đó người đọc
cảm nhận được những điều nhà văn muốn nói. Truyện ngắn Kim Lân dày đặc chi tiết
nhưng tất cả đều được tác giả lựa chọn kĩ lưỡng đủ để thể hiện thành công chủ đề của
từng tác phẩm. Chẳng hạn, ở Vợ nhặt là những chi tiết miêu tả cụ thể không khí đói
thê thảm. Cái đói, cái chết hiện hình thành những màu sắc, đường nét, âm thanh, mùi
vị rõ rệt ngay trước mắt người đọc: “Con đường vào làng úp súp, tối om, không nhà nào
có một ánh đèn. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại
như những bóng ma”[62, 198]. Cái đói đã khiến người ta lìa bỏ quê hương đi tha
phương cầu thực “người đói từ các vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu, lũ lượt bồng
bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ” [62,
198]. Ngay bên cạnh những người sống vật vờ là “những thây người còng queo, người
chết như ngã rạ”. Cái đói, cái chết cất lên trong “tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết,
tiếng hờ khóc tỉ tê lúc to lúc nhỏ của những gia đình có người chết”. Cái đói, cái chết
bao trùm cả không gian bởi “mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác chết”,
rồi “mùi đốt đống dấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét
lẹt”.[62,211]. Đó là những chi tiết vừa rất cụ thể, vừa rất thực giúp người đọc hình
dung và cảm nhận hết sự khủng khiếp của nạn đói 1945. Chi tiết Tràng gặp và “nhặt”
được vợ. Rồi chi tiết Tràng nài nỉ mẹ “ ngồi lên giường lên diếc cho nó chỉnh chện” để
anh thưa chuyện hôn nhân, chi tiết bà cụ Tứ “ lật đật chạy xuống bếp” rồi “lễ mễ bưng
ra một nồi nghi ngút” cùng cử chỉ “khuấy khuấy” rồi múc ra từng bát, “tươi cười hớn
hở” nói với con dâu“ngon đáo để” là những chi tiết tài tình, rất thực nhưng cũng rất
52
sáng tạo của Kim Lân. Còn rất nhiều nữa, những chi tiết miêu tả sự thay đổi trong tâm
lí của Tràng, tâm trạng phức tạp, sự kì vọng vào tương lai của bà cụ Tứ với triết lí dân
gian: “ Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Tất cả những chi tiết trên khiến chúng ta cảm
động và chợt hiểu ra rằng: cái đói, cái chết không thể làm mòn đi lễ nghĩa, tình yêu
thương và tấm lòng nhân hậu của người lao động nghèo.
Ở nhóm truyện có cốt truyện tâm lí như trên, Kim Lân đi sâu vào những chi tiết
miêu tả tâm lí nhân vật với nhiều trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Hoặc nhiều
khi chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng khắc hoạ rõ hình tượng nhân vật. Chẳng hạn trong
truyện ngắn Làng, chi tiết bà Hai nằng nặc đòi ông Hai phải rời làng đi tản cư, chi tiết
tối tối bà Hai “ngồi ngây thuỗn lầm bầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền chuối,
tiền kẹo” đủ các thứ tiền buôn bán lặt vặt hàng ngày cũng đủ nói lên hình tượng người
phụ nữ trong kháng chiến chỉ biết lo toan đến lợi ích gia đình. Ở truyện Ông lão hàng
xóm, chi tiết cô cán bộ xã tròn như hạt mít, chiều nào cũng “vặn vẹo, loạng quạng”
trên chiếc xe đạp mượn, phóng đến nhà Đoàn hét lác, quát tháo một hồi rồi lại phốc
lên “xe đạp kính coong” vút đi. Những chi tiết trên giúp Kim Lân thể hiện được hình
tượng những cô gái quê mùa, vô tư, nhiệt tình nhưng ở họ cũng sớm lộ vẻ huênh
hoang, tự đắc của người có chút quyền hành. Đặc biệt chi tiết miêu tả tâm trạng của
Đoàn khi nghe vợ kể lại chuyện chị cũng bị đuổi ra khỏi cuộc họp của làng được Kim
Lân diễn tả rất tài, rất chân thật: “ Người ta đuổi không cho họp à? Làm sao mà người
ta đuổi ?…Giời ơi ! Thế này thì tôi sống làm sao được!…Mình ơi ! Mình ơi !…Đoàn bấu
chặt lấy hai vai vợ vừa nói, vừa rít. Đoàn bỗng ôm chầm vợ vào lòng. Vừa đau đớn, khổ
sở, vừa căm tức, điên cuồng, Đoàn cắn vào cổ, vào vai, vào ngực vợ…”[62, 258]. Đó là
phản ứng rất lô gich tâm trạng của một người với nỗi đau khôn cùng, Đoàn thương xót
cho mình và cho cả người vợ tội nghiệp vì anh mà bị mọi người xa lánh. Với chi tiết
chọn lọc trên, người đọc dễ dàng cảm nhận được rằng: nỗi đau tinh thần cuả Đoàn đã
dâng lên đến điểm đỉnh, vượt khỏi sự kiểm soát cuả lí trí biến thành những cử chỉ,
53
những hành động như điên khùng. Trong những trường hợp này, chi tiết trở nên vô
cùng hiệu quả trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật cũng như làm nổi bật chủ đề.
Kim Lân luôn là người nhạy cảm, tinh tế trước mọi vấn đề của cuộc sống. Ông
gửi gắm, giãi bày tâm sự, ước vọng của mình qua những chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm bằng nhiều cách. Sâu lắng và có sức gợi hơn cả là những ý tứ sâu sắc được gói
ghém trong những chi tiết hàm ẩn. Chẳng hạn ở Con chó xấu xí, khi xây dựng nhân
vật Nhược Dự – một kiểu văn nghệ sĩ lầm đường lạc lối như Hoàng trong Đôi mắt cuả
Nam Cao, nhưng nhờ đưa thêm chi tiết cảm động miêu tả sự trở về cuả con chó xấu xí
mà truyện Kim Lân sâu sắc và thâm thuý hơn. Hay cách Kim Lân đặt tên cho đứa con
tinh thần của mình là Vợ nhặt cũng là một sáng tạo chi tiết nghệ thuật độc đáo. Từ Vợ
nhặt có hình thức biểu đạt ngắn gọn nhưng nội dung được biểu đạt lại hàm chứa nhiều
ý nghĩa sâu sắc. Trong truyện Vợ nhặt, chi tiết Tràng dám hoang phí mua hai hào dầu
để đốt đèn và lời nói như reo của bà cụ Tứ “ Có dầu đấy à? Ừ , thắp lên một tí cho
sáng sủa” là một chi tiết rất “đắt” chuyển tải được dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Ánh sáng của ngọn đèn toả rạng ngôi nhà u tối của họ, ánh sáng tình nghĩa bừng cháy
từ những trái tim nhân hậu của các nhân vật trong truyện đã làm rạng rỡ trang văn
Kim Lân, làm ấm lòng người đọc. Ở Ông lão hàng xóm, chi tiết ông lão vừa mới ôm
mèo ngồi uống rượu bỗng lại lần mò trong đêm tối tìm mèo, chi tiết Đoàn “nhìn lên
cái mũ vải ngụy binh” của người cán bộ đang tra vấn Đoàn rồi lại nhìn xuống “cái áo
lót vuông bộ đội đang mặc của mình” đều tập trung xoáy vào chủ đề, nội dung của
truyện. Hoặc trong truyện ngắn Làng cảnh ông Hai vung chân múa tay, hồ hởi khoe
với mọi người về ngôi nhà của mình bị Tây đốt cháy là một chi tiết rất ấn tượng. Chi
tiết ấy vừa thể hiện sự hợp lí trong tính cách ông Hai, vừa là bằng chứng để ông Hai
khẳng định và tự hào về làng quê anh dũng trong kháng chiến .
Truyện ngắn Kim Lân tuy cốt truyện đơn giản nhưng lại có sức hấp dẫn riêng nhờ
vào chi tiết truyện sinh động, hợp lí, đặc biệt là những chi tiết khắc họa ngoại hình và
54
miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Không những thế, truyện ngắn Kim Lân còn để lại
ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi sức sáng tạo tài tình trong cách tạo nên
những tình huống độc đáo, bất ngờ có khả năng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
Có thể xem đây là một sở trường nữa mang dấu ấn riêng độc đáo của nhà viết truyện
ngắn Kim Lân.
2.1.2 . Tình huống độc đáo, bất ngờ.
Đối với văn xuôi tự sự nói chung, truyện ngắn nói riêng, tình huống là phương
diện quan trọng thể hiện tài năng, cảm xúc và phong cách của người viết truyện. Tình
huống có khả năng liên kết, sắp xếp các sự việc, sự kiện theo một ý đồ riêng đã định
trước của tác giả. Truyện ngắn vốn là thể tài ngắn gọn, súc tích do đó người viết
truyện ngắn chỉ được phép thể hiện con người trong một tình huống nổi bật nhất của
cuộc sống. Có nghĩa nhà văn phải lựa chọn được tình huống mà tự nó có thể bộc lộ ra
nét chủ yếu của tính cách, số phận nhân vật. Kim Lân tuy chỉ viết về những truyện
đời thường song nhà văn đất Kinh Bắc này lại rất tinh tế trong việc sáng tạo tình huống
để tạo dấu ấn riêng cho truyện ngắn của mình.
Có thể nói truyện ngắn Kim Lân điểm huyệt hiện thực bằng cách bắt trúng những
tình huống nổi bật được ẩn giấu trong muôn mặt cuộc sống đời thường. Hơn nửa trong
số 25 truyện ngắn của Kim Lân đều có tình huống truyện độc đáo. Tình huống trong
truyện ngắn Kim Lân có thể chia làm hai dạng.
Dạng thứ nhất là những truyện có tình huống bất ngờ, éo le khiến nhân vật rơi
vào cảnh bi đát, tội nghiệp. Mẹ con Tư bỗng nhiên bị đuổi ra khỏi nhà khi cha và mẹ
già chết, rồi lâm vào cảnh thất nghiệp, đói khát triền miên (truyện Đứa con người vợ
lẽ), cụ Cả Nhiêu sau khi trao hết ruộng đất cho con bỗng trắng tay và trở thành “của
nợ” trong mắt người con bất hiếu ( Cơm con), cô Lan xinh đẹp, giỏi giang bỗng rơi vào
cạm bẫy của anh chàng Sở khanh( Nỗi này ai có biết ), Cô Vịa, Người Kép già vì hoàn
cảnh riêng phải cam chịu cảnh ăn nhờ ở đậu và nhận lòng thương hại của người khác.
55
Ở những truyện này trong một thời điểm nào đó, một lúc nào đó trong cuộc đời của
nhân vật chính bỗng nhiên một tình huống trớ trêu, khổ đau ập đến với họ. Truyện
thường có kết thúc buồn, tương lai cuả các nhân vật chính mịt mù. Chẳng hạn, ở Cô
Vịa là cảnh hóa điên hóa dại và cái chết ở tuổi đôi mươi của Viạ, trong Nỗi naỳ ai có
biết, Lan phải bỏ nhà ra đi khi bụng mang dạ chưả, ở Đưá con người cô đầu, khi mẹ
bỏ đi lấy chồng giàu sang, Thạ phải lang thang kiếm sống với bộ dạng tội nghiệp
:“Hắn gầy quá. Quần áo rộng lùng bùng, sợi đã bợt nên dù vá chằng vá đụp, áo nó vẫn
rách tả tơi, để hở những miếng da đen sạm vì cháy nắng”[63,27]. Khép lại truyện Cơm
con là cảnh cụ Nhiêu bị con trai chửi mắng, hắt hủi.
Những tình huống và kết thúc truyện như thế đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm,
giúp nhà văn khái quát được những thân phận bé nhỏ, mong manh của người lao động
nghèo trước Cách mạng. Dẫu vậy, ở nhóm truyện ngắn này, Kim Lân cũng rơi vào hạn
chế như một số nhà văn khác trứơc Cách mạng tháng Tám: không chỉ ra được những
nguyên nhân xã hội làm đảo lộn mối quan hệ trong gia đình,họ tộc, làng xóm.
Dạng thứ hai là những truyện có tình huống bất ngờ, éo le, đặt nhân vật chính
vào những chuyện khó xử, đối mặt thử thách mà họ buộc phải vượt qua. Tiêu biểu có
các truyện Làng, Người chú dượng, Ông Cả Luốn gốc me, Vợ nhặt, Bố con ông gác
máy bay trên núi Côi Kê, Nên vợ nên chồng, Chị Nhâm, Tìm em, Con chó xấu xí. Xin
đơn cử một vài trường hợp, chẳng hạn ở truyện Chị Nhâm, bỗng nhiên Nhâm nhận
được sự chăm sóc chu đáo cuả vợ chồng tổng Đáng. Sự chăm sóc không phải vì tình
thương mà vì một mục đích man rợ thời Trung cổ: bọn họ sắp sưả đem Nhâm đi chôn
sống làm thần giữ của. Với tình huống truyện bất ngờ như thế, Nhâm buộc phải tìm
cách trốn khỏi “điạ ngục trần gian” nhà tổng Đáng. Ở Con chó xấu xí, tình huống
chạy loạn nguy cấp đã khiến nhân vật “tôi” rơi vào tình thế khó xử, lưỡng lự không
biết đối xử như thế nào với con chó xấu xí. Bỏ nó lại hay là mang nó đi? Chính tình
huống chạy giặc bất ngờ đã tạo điều kiện để Kim Lân xây dựng thành công hai sự
56
kiện đối sánh nhau nhằm thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đó là sự trở về
trung thành của con chó và sự ra đi đớn hèn, phản bội của Nhược Dự.
Đặc biệt truyện ngắn Vợ Nhặt và truyện ngắn Làng là hai tác phẩm xuất sắc nhất
tiêu biểu cho nghệ thuật sáng tạo tình huống của Kim Lân.
Ở truyện ngắn Làng, Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai trước một tình huống éo le,
đầy thử thách: nghe tin làng Chợ Dầu- quê ông theo giặc. Tình huống này quá bất ngờ,
khiến ông Hai đau đớn, hổ thẹn và tuyệt vọng khi nghĩ về làng quê yêu dấu của mình.
Kim Lân sáng tạo ra tình huống như thế cũng là cách đưa ra phép thử đắc dụng đối với
tấm lòng yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến của ông Hai. Truyện cứ thế
cuốn theo những diễn biến tâm lí, quá trình đấu tranh nội tâm, giằng xé trong tình cảm
của nhân vật ông Hai. Thông qua tình huống truyện, Kim Lân đã khắc hoạ rõ nét tính
cách của ông Hai- một lão nông của thời đại Cách mạng mới.
Thành công của truyện ngắn Vợ nhặt chính là nhờ tình huống truyện độc đáo, hấp
dẫn. Ngay tên truyện Vợ nhặt cũng gợi lên một tình huống truyện hi hữu khác lạ, hứa
hẹn những chi tiết bất ngờ, ngạc nhiên với người đọc. Tràng- một anh nông dân ngụ
cư, nghèo xơ xác, xấu xí, thô kệch bỗng nhiên lại “nhặt” được vợ. Tình huống bất ngờ
khiến Tràng là người trong cuộc mà cũng hoang mang, ngờ vực “ngờ ngợ như không
phải thế”. Kim Lân chú ý tô đậm sự ngờ vực, hoang mang ở Tràng cốt để đẩy tình
huống lên điểm kịch tính. Trong cảnh đói khát thê thảm, người đói chết như ngả rạ,
việc Tràng lấy vợ là một tình huống hết sức éo le, trớ trêu đặt nhân vật trước một cuộc
thách đố vô cùng mạo hiểm của cuộc đời. Mở đầu, truyện khiến ta lầm tưởng một tình
huống hài kịch, nhưng càng đọc càng ngạc nhiên, lo âu rồi sợ sệt cùng vợ chồng
Tràng. Và thoắt cái, truyện kết thúc khiến ta thanh thản, vui lây với cảnh đầm ấm, sum
vầy của gia đình Tràng. Quả là Kim Lân rất có tài trong cách tạo dựng và dẫn dắt tình
huống truyện một cách hợp lí, từ tình huống ngẫu nhiên biến thành tình huống tất
nhiên. Tràng cũng như những người lao động nghèo khác dẫu tình cảnh có bi đát đến
57
đâu, họ vẫn khát khao hạnh phúc gia đình và luôn sẵn lòng cưu mang người khác.
Tình huống
“nhặt vợ” là một tình huống sáng tạo xưa nay hiếm có trong văn chương, chắc có lẽ
chỉ Kim Lân – nhà viết truyện ngắn tài năng và nhân hậu mới phát hiện, đề xuất ra
một tình huống truyện độc đáo có một không hai như thế. Một tình huống vừa rất thực,
vừa rất lạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
Nguyễn Khải, một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại sau khi đọc Vợ
nhặt đã thốt lên rằng: “ Đó là thần viết, thần mượn tay người viết nên những trang bất
hủ” [45, 21].
Truyện ngắn Kim Lân có tình huống éo le, nhiều bất ngờ cốt sao để ngươì đọc
cảm thông, chia sẻ với những biến động thường có, phải có trong cuộc đời nhân vật.
Quan tâm và phát hiện ra những tình huống độc đáo nhưng có thật trong cuộc sống
người dân quê, phân tích cách ứng xử của họ, Kim Lân đã miêu tả thành công con
người bình thường ngay trong tác phẩm cuả mình. Xây dựng được những tình huống
truyện như thế, nhà văn đã tạo nên một phong cách riêng, tiêu biểu cho nghệ thuật
viết truyện ngắn của mình. Đồng thời qua những tình huống truyện bất ngờ, éo le đó,
Kim Lân muốn người đọc cảm nhận sâu sắc về những phẩm chất cao quí, tấm lòng
nhân hậu của những người lao động nghèo.
2.2 .Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.2.1. Tên nhân vật quê mùa, tội nghiệp.
Truyện ngắn có đặc điểm là rất ít nhân vật nhưng thể loại tự sự ngắn gọn này lại
chủ yếu sống bằng nhân vật. Đối với Kim Lân, yếu tố nhân vật được tác giả quan tâm
chăm chút kĩ lưỡng. Mỗi nhà văn đều lựa chọn cho mình cách riêng trong việc xây
dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật của Kim Lân sống động, chân thật, gần gũi với
bạn đọc trước hết bằng tên gọi rất đỗi mộc mạc và giản dị.
58
Truyện ngắn của Kim Lân là chuyện về làng quê, về những người lao động nghèo
cơ cực, chịu nhiều vất vả. Họ bước vào trang văn Kim Lân bằng những tên gọi quê
mùa: gợi lên những đồ vật thường dùng của người nhà quê như: Đô Cót, Vựa, Tràng,
Đục, Bản, Tư Mủng, Cả Lẫm…. Hoặc có những cái tên xấu xí, tội nghiệp như : Dần,
Đán, Quắm Đen, Tý Trâu, cu Tạm, cu Diũ, cu Lạch, cu Tiễu, Tư Méo, Cả Cúi, cô Vịa,
Thạ, Cấn, Ứng, hai Cỏn.. Tên gọi của các nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân gói
ghém cả hồn quê đất Việt, thể hiện sự am hiểu sâu sắc của nhà văn về phong tục, tập
quán đặt tên của người dân quê. Kim Lân đặc biệt thích lấy hoán dụ làm phương thức
gọi tên nhân vật trong truyện ngắn của mình. Trong một số truyện ngắn, Kim Lân đã
lấy đặc điểm, khả năng của mỗi nhân vật để gọi tên. Chẳng hạn như: Tư Méo ( Con
mã mái ), Tư Khả Dĩ ( Đôi chim thành ), lão Mộc gù (Người chú dượng ), ông Cả Luốn
gốc me ( ông Cả Luốn Me ), Ông Cản Ngũ ( Ông Cản Ngũ), Hiệp sĩ gỗ ( Anh chàng
hiệp sĩ gỗ), Ngựa Lồng, Voi Cái ( Cầu đánh vật ). Một số nhân vật khác tên gọi của họ
lại thể hiện rõ nghề nghiệp, công việc mưu sinh của họ như : Đô Tàn, Đô Cờ, Đô Lộng,
Đô Kiệu ( Cầu đánh vật ), bác phó cạo ( Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê),
Người kép già, ông Tự Năm..… Lại có những nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân
không hề có tên riêng dẫu xấu xí, quê mùa. Ở những nhân vật này, Kim Lân gọi họ
bằng cái tên chung chung khái quát từ cảnh ngộ bi đát của họ: Ông lã ăn mày mù, mẹ
con người đàn bà thiếu nợ ( Anh chàng hiệp sĩ gỗ) hoặc tên của họ được gọi lên từ mối
quan hệ trong gia đình, xã hội như: Vợ Đoàn, ông lão hàng xóm( Ông lão hàng xóm),
mụ chủ nhà ( Làng). Đặc biệt nhà văn tài hoa của đất Kinh Bắc đã làm giàu thêm cho
kho từ vựng của dân tộc một tên gọi mới lạ:Vợ nhặt. Một tên gọi vừa gợi lên sự nghèo
khó, thê thảm vừa như tước mất vị thế của một con người.
Hầu hết tên nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân thường là từ ngữ trúc trắc, khó
đọc chứ không mượt mà, êm dịu như tên của các nhân vật trong tác phẩm văn học lãng
mạn. Điều đó cũng dễ hiểu, đặt cho người dân quê vốn sống cơ cực, vất vả một cái te
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN006.pdf