MỤC LỤC
MỤC LỤC.3
LỜI CÁM ƠN.5
DẪN NHẬP.6
l.Lý do chọn đề tài:. 6
2. Phạm vi nghiên cứu:. 7
3. Lịch sử vấn đề: . 8
4. Phương pháp nghiên cứu:. 16
5.Đóng góp của luận văn:. 18
6.Cấu trúc của luận văn: . 18
CHƯƠNG 1: CẢM THỨC VỀ CON NGƯỜI VÀ QUÊ HƯƠNG TRONG
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT HỒ DZẾNH.19
1.1.Cảm thức về con người:. 19
1.1.1.Con người hiện thân của số phận tăm tối lụi tàn nhưng có tâm hồn đẹp đẽ
tượng trưng cho tinh thần Việt nam cao quí: . 21
1.1.1.1. Những số phận tăm tối lụi tàn:. 21
1.1.1.2.Những tâm hồn đẹp đẽ tượng trưng cho tình thẩn Việt nam cao quí:. 28
1.1.2. Con người tha phương lưu lạc : . 33
1.1.2.1. Con người tha hương vì chí nguyện giang hồ:. 33
1.1.2.2.Con người tha phương lưu lạc vì sự xô đẩy của số phận: . 36
1.1.3.Con người tự vấn, tự ý thức. 41
1.2.Cảm thức về quê hương:. 49
1.2.1.Quê cha-một gốc rễ, một cội nguồn: . 50
130 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật hồ dzếnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đốt ngón tay
trên đầu bụi trúc" (Em Dìn),[15 ;117-118]
Thiên nhiên đã được khúc xạ qua tâm hồn gắn bó với quê hương nên nó mang một
cái hồn riêng chứa chất tình cảm sâu lắng chân thành. Tất cả những hình ảnh của quê
hương trong hoài niệm đó lại được viết nên bằng một giọng văn tha thiết chan chứa tình
cảm tạo nên những trang viết giàu sức gợi cảm, lắng đọng tình quê. Nhà văn đã trải lòng
mình ra để rung động với từng cảnh vật ở quê hương. Từ tên đất, tên làng, từ những cảnh
vật quen thuộc của quê hương đã hoa nhập vào tâm hồn nhà văn sâu sắc đến nỗi chỉ qua
hình dung, hoài niệm mà những cảnh vật ấy cứ hiện lên sống động, gợi cảm bởi tác giả
không chỉ tả cảnh mà còn gởi cả hồn mình vào trong từng cảnh vật quê hương:
Trời thôn quê xanh ra, cao lên, soạn sửa đón ba ngày của một mùa thái bình thịnh
vượng. Gió trong ruộng đã thoáng lẫn hương xuân, và trong khi tắm biếc thêm lũy tre
mướn mượt nhung, đã làm rướm chảy sự tươi thơm trong những tấm lòng trai trẻ. Trăm
nghìn lần dò hỏi nỗi thanh tịnh của dòng sông, điệu hiền hoa chim gió, tôi đã cảm nghĩ
đến những tiếng pháo sắp sửa cười vang để rồi, bất thần, ngừng bước chân, tôi đưa tay
viết lên không gian một chữ con con, xinh xinh mà linh hồn tôi đã nhiều lần nhắc đến:
Tết!” (Sáng trăng suông)[15; 172]
Đây là những đoạn tả cảnh sắc mùa xuân rất sống động giàu chất trữ tình và thấm
đượm chất thơ của cuộc sống bình dị ở quê hương. Có thể nói Hồ Dzếnh đã đưa vào
những trang văn xuôi của mình cái hồn sắc của quê Việt, đã góp thêm vào dòng văn học
hiện đại một bức tranh quê hương thuần phác bình dị. Nếu không phải là một con người
yêu quê hương tha thiết, nếu hình ảnh quê hương không choán đầy tâm hồn nhà văn thì
có lẽ Hồ Dzếnh không thể viết lên những đoạn văn tả cảnh dồi dào cảm xúc đến như thế.
Sinh ra và sống gần trọn hai mươi năm đầu của cuộc đời ở quê mẹ Thanh Hoá, như
một lẽ tự nhiên, Thanh Hóa đã trở thành một nơi gắn bó với nhà văn như máu thịt và
cũng là nơi tích tụ biết bao nhiêu những kỷ niệm vui buồn mà sau này thành những dòng
60
hồi ức không thể nào quên đồng thời đó cũng là cơ sở cho nguồn cảm hứng nghệ thuật để
tác giả viết nên hai tác phẩm "Chân trời cũ" và " Quê ngoại". Cho nên dù nhìn về" Chân
trời cũ" hay "Quê ngoại" thì người đọc vẫn nhìn thấy ở đó những cảnh sắc quen thuộc của
vùng quê Thanh Hoa nghèo nàn và gần gũi với những con người Việt nam. Những cảnh
sắc ấy đã được nhìn bằng "con mắt nội tâm chất chứa hồn, chứa chất tình"[3; 197]. Yêu
quê hương tha thiết nên dường như "ông đã đem tâm hồn ướt như sương sớm khoác lên
cảnh vật quê hương. Vì thế mà dưới trang viết của ông, hình như đất cũng mờ ảo hơn, cỏ
vì thế xanh hơn, hoa thắm hơn... và gió hình như cũng mát mẻ hơn" [3; 157]. Thiên nhiên
ương " Chân trời cũ" chỉ là những nét chấm phá đơn sơ nhưng gợi nên một không gian
với những cảnh sắc gần gũi gắn bố với con người ở một vùng quê nghèo Thanh Hoa , ở
đó có " lũy tre xanh vây kín xã Hoa Trường êm ái", với " mảnh vườn đầy nắng gió...thứ
gió hiền hoa nhẹ nhàng như phe phẩy ngọn càu, giậu hoa râm bụt" trong cái " ánh nắng
chiều nghiêng xế và những bóng lá lung linh", với cảnh hoàng hôn quen thuộc "Nắng tắt
dần dần chỉ còn ánh vàng pha sắc tím” hay những cảnh đêm lặng lẽ nhuốm màu buồn bã
ở một xóm nhỏ, "nơi hắt hiu sáng vài chấm đèn dầu lạc loáng thoáng qua hàng rào tre
thưa mỏng. Trong đêm vẳng đưa tiếng chày giã gạo đều đều rơi vào giữa sự tĩnh mịch
như kéo giãn những thời khắc buồn bã không bao giờ tàn" (Ngày gặp gỡ)
Lòng yêu quê mẹ của nhà văn gắn liền với tình yêu những con người Việt nam hiền
lành với những phẩm chất đẹp đẽ đã hợp thành nên "phẩm chất Việt Nam, sức mạnh Việt
nam, vẻ đẹp Việt nam". Từ những người thân trong gia đình như người mẹ, người chị
dâu, người anh, người em...đến cả những người ông quen biết chị Đỏ Đương, anh đỏ
Phụ...nhà văn đều nhìn thấy ở họ những đức tính cao đẹp. Ông luôn viết về họ với một
tấm lòng tràn ngập yêu thương. Những con người ấy được tác giả coi là tiêu biểu cho
"linh hồn Việt nam", cho "tinh thần Việt nam cao quí", cho nên ông đã trân trọng đặt hai
tiếng "Việt nam" vào cách gọi những con người thân yếu: "bà mẹ Việt nam", "người con
gái Việt nam", "người đàn bà quê Việt nam", "người đàn bà Việt nam chân chính" Trong
thế giới những con người ấy, hình ảnh đặc biệt khắc sâu trong tâm khảm nhà văn chính là
61
người mẹ với tấm lòng thương con vô bờ bến. Trong cảm nhận của nhà văn, tấm lòng
người mẹ thật bao la, thật đáng trân trọng biết bao!
"Mẹ
Thực không còn gì có nghĩa bằng người ấy nữa. Người ấy to quá, rộng quá, tuy tất
cả sự có nghĩa chỉ là cái thân hình tiều tụy, bọc bằng chiếc áo vá vai"[15;143]
Từ một bà mẹ cụ thể của mình, nhà văn đã khái quát lên thành những bà mẹ Việt
nam, cho nên đã nhiều lần nhà văn đã gọi mẹ một cách thật thân thương trìu mến: "người
mẹ Việt nam", "những người mẹ hiền, vợ đảm Việt nam". Tấm lòng của người mẹ bao
dung như tấm lòng của quê hương cho nên nhà văn đã đồng nhất mẹ với tổ quốc quê
hương:
“Ô hay! Nước Nam đẹp đến như thế này ư? Ngày thường tôi có thấy nước
Nam "mẹ "như lúc này đâu!
Một tổ quốc
Hai tể quốc
Cái trên là cha tôi
Cái dưới, mẹ " (Ngày lên đường)
Có lúc ông đã gọi mẹ một cách trân ương bằng đại từ "Người" như có lần ông đã
dùng đại từ ấy để chỉ quê hương:
"Ngày nhỏ tôi yêu mẹ một cách bịn rịn. Người chiều tôi có lẽ vì người đoán thấy ở
tôi một số phận thiếu êm vui. Tôi đòi gì là người cho. Tôi muốn gì người chiều ý... Cứ
thế mỗi lần sự khắc khổ của người cha làm tôi đau đớn thì một bàn tay âu yếm lại xoa dịu
lòng tôi ngay" (Lòng mẹ) [15;45-46]
Trong tâm thức của nhà văn, người mẹ dịu dàng và cao quí ấy chính là quê hương.
Nói về người mẹ, tác giả vừa nhắc đến một người mẹ cụ thể đồng thời nâng hình ảnh
người mẹ ấy lên tầm vóc những người mẹ Việt nam và xem lòng mẹ chính là cái "địa hạt
62
tình cảm" của mình. Có lúc nhà văn đã so sánh với Cha: "Ba tôi là nước Tàu, nước Tàu bí
mật. Lòng mẹ tôi mới thật là cái địa hạt tình cảm cửa tôi " (Thằng cháu đích tôn)
Rõ ràng với Hồ Dzếnh, tình yêu đất nước quê hương đã hoa lẫn với tình cảm riêng
tư tạo nên một cách biểu lộ độc đáo.
Đọc sáng tác của Hồ Dzếnh, dù là văn hay thơ, ta cũng thấy hiện lên chân dung tinh
thần của một nhà văn luôn gắn bố với quê hương cội nguồn. Tình cảm sâu đậm đối với
quê hương, đặc biệt là quê mẹ đã ưở thành cảm hứng nghệ thuật trong sáng tác của Hồ
Đzếnh và chính tình cảm này cũng đã góp phần định hướng ngòi bút Hồ Dzếnh tạo nên
trong những trang viết của ông một tình yêu tổ quốc quê hương sâu đậm được biểu hiện ở
những trạng thái cảm xúc khác nhau.
Có khi đó là những dòng cảm xúc dạt dào tha thiết xen giữa những dòng tự sự như
những lời thì thầm chân thành của nhà văn để bày tỏ trực tiếp nỗi yêu thương thắm thiết
của mình đối với quê mẹ:
" Hời nước Nam! Tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương
thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói thứ tiếng của Người, vì tôi đã thề
yêu Người trên bực tuyệt vời của Tôn giáo. Trên giải đất súc tích những tinh hoa của văn
chương,những công trạng của lịch sử, tôi còn ghi cả những bóng dáng người xưa tôi
thương yêu, và trong số những người này, chị Yên tôi là một" (Chị Yên)
Có lúc những cảm xúc của nhà văn lắng lại trong nỗi niềm biết ơn sâu sắc đối với
mảnh đất Việt nam , một giải đất cần lao, "cái giải đất thoát ra ngoài sự lọc lừa, phản trắc,
cái giải đất chỉ bị bạc đãi mà không hạc đãi ai bao giờ" (Sáng trăng suông ). Đó là nơi
thiêng liêng nhất mà tác giả đã gọi và đã viết lên một cách trân trọng: 44 Người", nơi đó
"tôi đã từng uống nước trong và nói tiếng nói của Người vì tôi đã thề yêu Người trên bậc
tuyệt vời của Tôn giáo" (Chị Yên). Nơi đó cũng là nơi đã từng cưu mạng và nuôi dưỡng
nhà văn bằng một tấm lòng bao dung " Nhà quê Việt nam như một tấm lòng hiền từ rộng
mở, nhà quê Việt nam niềm nở, thân thiết tiếp đốn chúng tôi, vào lúc mà tương lai chỉ là
sự mù mịt, còn đĩ vãng thì lưu lại những dấu vết đau lòng" (Thằng cháu đích tôn)
63
Càng biết ơn tổ quốc, nhà văn càng ray rứt tự vấn bản thân mỗi khi nhớ lại rằng
mình đã có lúc quên quê hương : "Sáu năm! Tôi xa quê hương sáu năm mà không một
lần nào nghĩ đến chuyện trở lại" (Người chị dâu tôi). Có yêu quê hương tha thiết mới có
những lời tự vấn lương tâm chân thành như thế.
Chen giữa những dòng cảm xúc về quê hương còn là một niềm tự hào sâu sắc của
tác giả đối với quê hương mình vì đó là "một giải đất xúc tích những tinh hoa cửa văn
chương, những công trạng của lịch sử" và bởi vì đó còn là một đất nước tươi đẹp đến
mức nhà văn phải thốt lên kinh ngạc: " Ô hay! Nước Nam đẹp đến thế này vì" và ông
cũng không ngần ngại tự nhận rằng linh hồn mình, tâm hồn mình "chỉ đầy đủ khi nào nó
có lẫn một phần lớn linh hồn Việt nam
Quả thật, Hồ Dzếnh là "một nhà văn Minh Hương mang tâm hồn Việt" [2;8] bởi tất
cả tâm tư tình cảm của ông đã gắn bó sâu đậm với quê mẹ Việt Nam. Trong cảm thức của
nhà văn, đó là nơi gắn bó như máu thịt, là một điểm tựa ưong đời sống tinh thần cho nên
mỗi khi cần một chỗ dựa để nâng đỡ tinh thần, nhà văn lại tìm về vòng tay ấm áp của quê
mẹ, ở đó có người mẹ Việt nam mà tấm lòng người mẹ ấy mới chính là: "cái địa hạt tình
cảm" của nhà văn. Tình cảm của người mẹ, tấm lòng của mẹ, của quê hương đã làm rung
động ứái tim đa cảm của nhà văn mang trong mình hai dòng máu ở hai quê hương để rồi
nó trở thành cảm hứng nghệ thuật để nhà vãn cho ra đời "Chân trời cũ", như nhà văn đã
có lần nói: "Cuộc sống quá ư nghèo nàn, tù túng của một làng quê với những số phận của
con người hẩm hiu, nghèo khổ mà tôi gần gũi, thân yêu ngay từ khi còn thơ ấy đã tạo
dựng cho tôi cái "đất" để viết văn và trở thành cảm hứng khơi nguồn cho tôi trong sáng
tác" [50; 14] và "Lòng yêu quê hương- một cái làng nhỏ bé ngày nay không còn tên nữa-
nhất là lòng yêu quê mẹ là yếu tố giúp tôi sáng tác" [50; 15] 1.2.3. Cảm thức lạc loài bơ
vơ không cội nguồn :
Đọc "Chân trời cũ", người đọc dễ nhận ra trong những trang văn gửi gắm nỗi nhớ
thương da diết đối với quê mẹ Việt Nam, một nỗi niềm ưu tư khắc khoải vì trong lòng
nhà văn lúc nào cũng ray rứt về một quê hương xa vời vợi mà ông chưa một lần đặt chân
đến, quẽ cha Trung Quốc. Cho nên trong sự hoài niệm ấy là cả một nỗi đau buồn trăn trở
64
khôn nguôi, nỗi niềm của kẻ ly hương. Có thể thấy trong tâm thức của Hồ Dzếnh luôn tồn
tại hai tình cảm rất khó phân định rõ ràng. Yêu nhớ quê cha bằng một tình yêu thầm kín
hướng về một xứ sở xa vời với những hình ảnh mơ hồ không rõ nét nhưng ông cũng gắn
bó, yêu thương tha thiết quê mẹ, một mảnh đất cụ thể, nơi chôn nhau cắt rốn thấm đượm
ân tình sâu xa. Cả hai tình cảm ấy đều rất thiêng liêng và không thể định lượng cụ thể
được. Có lúc với tư cách là người con của đất nước Trung Hoa, ông đã trỗi dậy lòng căm
phẫn khi có người chạm đến quốc thể của mình. Nhưng khi "thằng cháu đích tôn" từ
Trung quốc sang, Hồ Dzếnh đã đón nó với tư cách là một người con của dân tộc Việt
nam chứ không phải đứng ở góc độ gia đình để đón một thành viên cùng gia tộc: "...thằng
cháu ấy đã đặt chân lên đất nước Việt nam của tôi' tôi viết rõ .'đất nước Việt nam của tôi'
với cái thân hình thô bỉ, tâm tính cục cằn (Thằng cháu đích tổn ). Ngay từ bé, khi nhận
thức vẫn còn non nớt, ông đã ý thức được điều này cho nên "có ai hỏi tôi yêu nước Nam
hay nước Trung Hoa thì tôi chỉ còn biếl..khóc" , bởi lẽ dầu sao dòng máu Trung Hoa vẫn
chảy trong ông và quê mẹ Việt nam vẫn đang tay đón ông với một tấm lòng bao dung,
thương mến. Đây chính là một tâm trạng phức tạp của một người mà huyết quản chứa
đựng hai thứ tinh hoa" và điều này đã tạo nên ở ông một "niềm khắc khoải giữa hai bờ xứ
sở" [28;41]. Có lẽ điều này cũng dễ hiểu. Xuân Diệu chỉ với một lý lịch, một gốc gác đơn
giản hơn nhiều "cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong" mà đã có bao nhiêu trăn trở thao thức.
Quê hương Xuân Diệu ở hai miền trong và ngoài của một đất nước dẫu sao cũng có dịp
đi về:
"Muốn ăn nhút thì về quê với bố,
Muốn ăn quít, ăn hồng theo cha mày mà về ngoài đó,
Muốn uống nước dừa, ăn xoài chín đỏ,
Muốn ăn bánh tét, bánh tổ,
Thì theo tao ở mãi trong này... [13;228]
Nhưng Hồ Dzếnh thì khác. Quê cha là một đất nước Trung Hoa xa xôi, dù tha thiết
muốn đến cũng không phải dễ đàng. Cho nên ông chỉ biết một lòng ngưỡng vọng về quê
65
cha với một niềm khắc khoải khôn nguôi. Tuy nhiên rõ ràng tình cảm của ông có phần
nghiêng về quê mẹ. Ông đã bày tỏ rất chân thành điều đó:
" Tôi yêu nhớ nước tôi thật, nhưng tình yêu ây trước khi gieo vào tôi phải được lọc
qua màu cây xanh thẳm vây kín lấy những làng mạc thân yêu" (Thằng cháu đích tôn)[15;
127]
"Tôi đua đòi chạy tìm chân trời xa lạ, nhưng mỗi lúc dừng chân, tôi vẫn thích quay
về Quê Mẹ. Ở đấy mới thực rộn và sôi lên cái gì là lòng, là máu, máu và lòng không vay
mượn, không chế tạo, thiết thực và đơn sơ" (Mơ về nước chúa) [15; 82]
Nhưng mặc dù được vòng tay ấm áp của quê mẹ chở che, cưu mang, đùm bọc
nhưng tác giả không lúc nào nguôi quên quê cha đất tổ. Bất cứ đứa trẻ nào sinh ra và lớn
lên cũng ở quê cha và bất cứ người phụ nữ nào khi lấy chồng cũng theo chồng và lấy quê
chồng làm quê mình. Còn nhà văn lại lớn lên trên mảnh đất quê mẹ và người mẹ lái đò
của Hồ Dzếnh cũng không một lần bước chân đến nhà chồng theo đúng cái điều gọi là
"xuất giá tòng phu". Đối với quê cha, Hồ Dzếnh không còn mối dây liên lạc nào trừ
người cha. Người cha mất đi, nhà văn không phải chỉ mất đi chỗ dựa tình thần trong quan
hệ cha con mà còn từ đây sợi dây liên lạc với quê hương cũng dường như đã đứt hẳn để
lại cho nhà văn những ngày tháng bơ vơ của một thân phận lạc loài. Lúc cha mất, cậu bé
Hồ Dzếnh ngây thơ đã lo sợ rằngmình không thể khóc được nhưng đến ngày rước linh
cữu cha, nhìn thấy ảnh người cha được phủ lụa điều, được bốn người khiêng lên như kiệu
thì tiếng khóc lúc ấy mới tự nhiên bật ra, có lẽ bởi vì "tôi thấy cái gì không còn nữa ương
cái gì đương còn trước mắt tôi" và "đó là những tiếng khóc lần đầu tiên tôi biết, tiếng
khóc sau này, khi tắt đi, còn vẳng lại một điều thở dài chua xóurên ngày tháng bơ vơ của
tôi" [15;35]. Nhà văn đã thấy trước những ngày tháng bơ vơ trước mắt khi không còn gì
gắn liền nhà văn với cội rễ. Lúc ấy không gian xung quanh cũng trở nên cô liêu như
chính tâm trạng tác giả " Tôi nhận thấy mấy cây cột nhà đứng bơ vơ hơn trước, bóng tối
mau chiếm lấy sân và lòng tôi hay nhớ thương ngao ngán" [15; 35]. Ngoài người cha
những người khác từ quê hương Trung Quốc sang dường như chỉ là những người của thế
giới khác ghép vào cho nên mối quen hệ giữa ông với những người ấy cũng hết sức lỏng
66
lẻo không xem là những người cùng nguồn cội. Cảm giác này ông nhận ra trước hết ở
người cha Trung quốc của mình. Khi cha còn sống, không ít lần ông đã cảm thấy tủi hờn
vì người cha ấy đã đối xử ghẻ lạnh với mình nhưng lại yêu quí thằng cháu đích tôn vì đứa
cháu ấy mang trong trong mình thuần một dòng máu Trung Hoa. Ngay cả đứa cháu ấy
cũng chỉ trò chuyện vui vẻ với cha của nhà văn còn thì suốt ngày chỉ lầm lì. Đến khi
người cha chết đi, đứa cháu ấy đã hoàn toàn cảm thấy bơ vơ "có lẽ vì nổ cảm thấy chung
quanh sự xa vắng, tuy luôn luôn sống giữa gia đình". Người chú Trung quốc cũng không
gắn với nhà văn trong tình cảm máu mủ ruột rà mà "chỉ biết có tiền" cho nên mỗi lần
sang Việt nam cứ như một người khách xa lạ.
Như vậy từ chú Nhì đến thằng cháu đích tôn, những con người gắn với xứ sở quê
cha đều đối xử lạnh nhạt e dè với nhà văn và không xem ông cùng cội nguồn. Chính vì
vậy sau khi người cha chết đi, trong Hồ Dzếnh luôn tồn tại cảm giác bị cắt lìa khỏi cội rễ,
cảm thức không cội nguồn.
Đối với quê mẹ, tuy có nồng nàn tha thiết ương tâm hồn nhà văn nhưng đó cũng chỉ
là mảnh đất quê ngoại, không thể thay thế được cho mảnh đất quê cha, một gốc rễ, một
cội nguồn. Cho nên có lúc à nhà văn tồn tại cảm giác lạc loài cô đơn. Trong dòng hoài
niệm về quê hương, tác giả không quên được hình ảnh Fin, cô gái Kinh lai Mán xinh đẹp,
mối tình đầu tiên của mình. Cô bạn gái thời thơ ấu ấy đã từ chối nhà văn một cá<± lạnh
lùng, cô chỉ chấp nhận lấy "một người con trai làng tử tế" vì đấy là một người cùng quê
hương. Nhà văn đã thấy lòng mình đau đớn bội phần: "Lòng tôi nhói lên như bị ai chích.
Rồi tôi chợt hiểu, Tôi hiểu rằng trong lòng người con gái của xứ rừng núi này ẩn một tình
cảm khác, nó chỉ đặc biệt ràng buộc với những cái gì thuộc về quê hương mà không có
sức mạnh nào, quyền phép nào dẫu nhiệm màu cao cả ở trên thế gian này mua được*' (
Trong bóng rừng)[53; 53]. Lới từ chối của Fin đã như gáo nước lạnh dội vào làm tắt
ngấm cái mầm yêu thương của mối tình thơ trẻ để lại cho nhà văn nỗi chua xót vô kể.
Lức ấy nhà văn hiểu rằng mình cũng không phải hoàn toàn thuộc về quê hương Việt nam
và "mang máng nhận thấy rằng Fin là người con gái kỳ lạ không bao giờ có thể ưở nên
bạn tôi". Phải chăng vì thế mà nhà văn luôn luôn nhận sự đối xử lạnh lẽo của Fin? Dẫu
67
sao thì đây cũng là một kỷ niệm buồn trong lòng người có trái tim đa cảm sớm nhận biết
sự bơ vơ, cồ độc của mình trong cuộc đời, giữa quê hương. Điều này đã tạo nên ở ông
một tâm thức bơ vơ, lạc lõng. Đối với con người ở quê mẹ, ông cảm thấy bị đối xử lạnh
lùng đồng thời những con người gắn với xứ sở quê cha cũng không xem ông là người
cùng nguồn cội. Phải chăng đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhà văn cảm thấy đau
khổ, buồn bã tin rằng mọi người không ai yêu mình, như nhà văn từng nghĩ: "Tôi không
bằng lòng ai cả. Hình như tôi cũng không bằng cả tôi. Cái đau khổ được tôi tự tạo lấy,
dần dần trở nên mãnh liệt. Tôi phải kiếm cớ luôn luôn cho lòng mình thắc mắc, trong cái
tin tưởng quái gở là mọi người không ai yêu tôi. Đó thực là một cực hình cho kẻ nào như
tôi, chịu ảnh hưởng sự khảng hoảng tinh thần do chính mình gây ra, do chính mình ham
thíchn (Lòng mẹ)l 15; 49]
Trong văn học Việt Nam hiện đại, ta cũng có thể thấy cảm giác lạc loài này trong
những tác phẩm của Vũ Bằng trong những năm tháng suốt từ 1954 đến ngày ông mất.
Nhưng hoàn cảnh Vũ Bằng có khác với Hồ Dzếnh. Như trên đã nói, vì hoàn cảnh công
tác đặc biệt, ông phải xa lìa quê hương, cũng là lìa xa một vùng không gian sinh trường,
một môi trường văn hóa truyền thống Bắc bộ để vào Sài gòn định cư. Tưởng rằng "Cùng
là đất nước quê hương đi đâu mà chẳng thế?", "Vậy mà không! Lòng người xa nhà y như
thể là khúc gỗ bị mối ăn mục nát tự lúc nào không biết" đến nỗi "con tim của người
khách tương tư cố lý cũng đau ốm y như là gỗ mục" (Tự ngôn trong "Thương nhớ mười
hai" ). Vào Sài gòn, mảnh đất miền Nam của quê hương, Vũ Bằng đã cố hoa nhập với
một không gian khác lạ, không chỉ là cảnh quan môi trường sinh thái, nhà văn còn phải
"đối mặt với những cái trái ngược thuộc lối sống lai căng kiểu Mỹ"[20;63]. Dù đã nỗ lực
thích nghi nhưng ông lại không có khả năng hoa nhập với cuộc sống xung quanh, một nơi
quá khác lạ với vùng " sinh quyển văn hóa" Bắc bộ vì thế ông luôn luôn cảm thấy mình
bị thừa ra như một kẻ xa lạ lạc loài. Cái tôi cô đơn lạc loài ấy thể hiện rõ nét trong các tác
phẩm của Vũ Bằng như "Thương nhớ mười hai", "Miếng ngon Hà nội''...Nếu Vũ Bằng
thích nghi được với mội trường mới có lẽ cảm giác tha hương sẽ vơi đần đi nhưng không
68
thích nghi được nên chỉ còn cách hướng cả tâm hồn mình về quê hương với nỗi niềm
"Thương nhớ mười hai".
Vũ Bằng là một trường hợp đặc biệt trong giới văn nghệ sĩ. Hồ Dzếnh lại là một
trường hợp đặc biệt khác. Hồ Dzếnh đã ở vào một tình thế khác Vũ Bằng: sinh ra và gắn
bó với quê mẹ, thề yêu thương quê mẹ "trên bậc tuyệt vời của tôn giáo” nhưng nhà văn
cũng có lúc cảm thấy "thiếu quê hương", cứ khắc khoải hướng về quê cha với tấm lòng
hướng về nguồn cội. Quả là đối với xứ sở Việt nam, "ông đã ở vào cái tình thế chông
chênh, chân trong, chân ngoài, quê hương là thực mà như là hư, là phải mà lại như không
phải, gần gũi đấy mà lại xa vời đấy" [3; 176]. Ghính điều này đã làm cho "Chân trời cũ"
tràn ngập những nỗi niềm khắc khoải làm cho những trang văn viết về quê hương của
ông mang một sắc thái riêng.
"Chân trời cũ" của Hồ Dzếnh gợi người đọc liên tưởng đến "Quê mẹ" của Thanh
Tịnh. Gả "Chân trời cũ" và "Quê mẹ" đều là những dòng hoài niệm về quê hương. Cả hai
nhà văn cùng gặp gỡ nhau ở một tấm lòng, một tình cảm đằm thắm đối với quê hương.
Những trang viết của Thanh Tịnh trong"Quê mẹ" đưa người đọc về một vùng quê yên ả
có tên là làng Mỹ Lý, ở đó có những bức tranh thiên nhiên thật thi vị với những cánh
đồng thơm mát, con sông hiền lành êm ả chảy quanh, ánh trăng êm dịu nhẹ tỏa trong một
không gian êm đềm, những tiếng hò, câu hát vẳng trong đêm, vang trên sóng nước...
Trong bức tranh êm đềm của vùng quê ấy còn nổi bật lên hình ảnh những con người lam
lũ, nhọc nhằn trong cuộc sếng bình dị nhưng cũng là những con người đáng quí đáng
thương, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ, những cô gái quê với vẻ đẹp bình dị, dịu hiền
như cô Thảo, cô Duyên, cô Sương...ở những con người ấy toát lên một vẻ đẹp ưong sáng,
thuần phác mang đặc tntog của con người Việt nam. Thanh Tịnh đã gửi ương tình quê
một lời ca ngợi kín đáo và cũng đầy tự hào về quê mẹ. Thạch Lam đã rất xác đáng khi
nhận xét rằng: "Thanh Tịnh đã muốn là người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca
hát những đám mây và làn gió lướt bay trên cánh đồng, ca hát những vẻ đẹp của đời thôn
quê" (Tựa Quê mẹ, Thạch Lam)[10;347] Thanh Tịnh đã gửi gắm "tình quê hương” của
mình qua nỗi nhớ quê của cô Thảo (Quê mẹ), đó là một mối tình quê man mác của một
69
cô gái lấy chồng xa, mỗi năm cô chỉ được về làng chừng hai, ba lượt là nhiều nên cô chỉ
biết gửi gắm tấm lồng về quê mẹ. Cứ "chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng
cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhưng làng Quận Lão ẩn sau đám tre xanh đã kéo
một gạch đen dài trên ven đồi xa thẳm" [63;15]. Hay là nỗi mừng vui của Đồng và
Thuyên (Tình quê hương) trong đêm ba mươi khi gặp được người cùng quê, được ăn món
ăn quê hương để cảm thấy ấm lòng tưởng như mình đang được sống trong lòng quê
hương, bè bạn. Tình cảm đối với quê hương của họ thật chân thành cảm động luôn luôn
dạt dào trong tâm trí.
Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh đều trải lòng mình ra qua những dòng ký ức về quê hương
cho nên ở cả "Chân trời cũ" và "Quê mẹ" đều thấm đượm những cảm xúc chân thành đối
với quê mẹ. Nhưng nếu những dòng hoài niệm về quê mẹ của Thanh Tịnh chứa đựng một
cảm giác êm đềm pha lẫn với nỗi buồn man mác khi nhớ về kỷ niệm thì những ký ức về
quê mẹ của Hồ Dzếnh lại thấm đẫm sâu sắc nỗi buồn thương có khi đa diết, có lúc nhớ
thương day dứt vì trong đó chứa đựng cả mặc cảm không cội nguồn, "nỗi khắc khoải giữa
hai bờ xứ sở". Nhà văn chỉ cồn biết trang trải nỗi niềm đó qua những trang viết đầy xúc
động và phổ vào bức tranh quê ấy một niềm cảm thương chân thành, nỗi ray rứt trăn trở
khôn nguôi.
70
CHƯƠNG 2: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI HỒ
DZẾNH:
Mọi tác phẩm vân học, dù là thơ hay vãn xuôi đều được tạo ra bằng lời để diễn tả
cảm xúc, kể lại sự việc, nói lên quan điểm hay những suy tư... về cuộc sống. Đó là lời
thơ, lời văn, lời tác giả, lời nhân vật... gọi chung là lời văn. Nói đến lời văn, theo
M.Bakhtin, là nói đến "ngôn ngữ trong tính toàn vẹn, cụ thể và sinh động của nó chứ
không phải ngôn ngữ với tính cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học có được
bằng một sự trừu tượng hoá hợp pháp và tất yếu một số khía cạnh nào đó của sự sống cụ
thể của lời nói" [6,189].Và cũng cần thấy rằng "ngôn từ trong tác phẩm văn học là một
kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của một xã
hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật này chính là đối tượng của sự phân tích
văn học" [21,170].
Lời văn trong tác phẩm văn học khác với lời nói thường ngày và cũng khác với lời
văn khoa học vì nó có tính tổ chức cao và hơn nữa nó đã được tổ chức theo qui luật riêng
của nó-qui luật của nghệ thuật- tạo thành lời văn nghệ thuật. "Lời văn nghệ thuật là một
hình thức phát ngôn được tổ chức một cách có nghệ thuật"[17;80 ]. Lời văn khoa học
cũng có tính tổ chức cao nhưng nó chỉ nhằm mục đích làm rõ một nội dung, một khái
niệm, một vấn đề mang tính khoa học chính xác khách quan. Còn trong một tác phẩm, lời
văn biểu đạt nội dung giúp cho người đọc nhận thức về cuộc sống. Nhưng lời văn nghệ
thuật nói chung không chỉ nhằm mục đích thông báo sự việc đến với người đọc mà còn
"tái hiện cả một phức hợp quan hệ chủ quan và khách quan trong sự kiện đó” [ 43, 316 ].
Văn học phản ánh cuộc sống qua cái nhìn, sự cảm nhận của nhà văn cho nên lời văn
trong tác phẩm vừa tái hiện cuộc sống vừa hè mở cho người đọc hiểu được cái nhìn, cách
hiểu, cách cảm của nhà văn đối với cuộc sống.
Một tác phẩm văn xuôi tự sự bao giờ cũng được kể ra, tả ra từ một người kể chuyện
nào đó, cho nên người kể chuyện, người trần thuật đóng m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_10_10_0810415469_8516_1871162.pdf