Luận văn Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 3

MỤC LỤC . 4

PHẦN MỞ ĐẦU . 6

1. Tính cấp thiết của đề tài:.6

2. Lịch sử vấn đề: .7

3. Mục đích nghiên cứu: .21

4. Phạm vi nghiên cứu: .22

5. Phương pháp nghiên cứu: .22

6. Những đóng góp mới của Luận án:.23

7. Bố cục của Luận án: .24

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ TƯ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN . 25

1.1. Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên:.25

1.1.1. Quan niệm về vị trí và phẩm chất của nhà thơ:.26

1.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của thơ :.33

1.1.3. Nghệ thuật sáng tạo thơ:.37

1.2. Tư duy thơ của Chế Lan Viên .43

1.2.1. Năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới.45

1.2.3. Sức liên tưởng kì diệu .52

1.2.4. Cảm nhận mọi vấn đề trong sự đối lập.55

1.2.5. Tranh luận, đối thoại .58

CHƯƠNG 2: NHỮNG SÁNG TẠO ĐẶC SẮC VỀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ

CHẾ LAN VIÊN. 61

2.1. Hình ảnh thơ đa dạng, biến hóa .62

2.2. Các loại hình ảnh nổi bật trong thơ Chế Lan Viên .69

2.2.1. Hình ảnh vừa thực vừa ảo.69

2.2.2. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng .76

2.2.3. Hình ảnh so sánh .80

2.2.4. Hình ảnh liên kết .87

2.3. Vài nhận xét chung về hình ảnh thơ của Chế Lan Viên.93

2.3.1. Hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc .93

2.3.2. Hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ.95

2.3.3. Hình ảnh thơ vừa mang vẻ đẹp của bản sắc dân tộc, vừa có vẻ đẹp hiện đại .98

pdf181 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành công loại hình ảnh trên vừa tạo nên vẻ đẹp gợi cảm cho bài thơ, mà vừa thể hiện sinh động bức tranh nội tâm dạt dào chất lãng mạn của nhà thơ. Những vấn đề của đời sống được nhà thơ nghệ thuật hóa thông qua trí tưởng tượng phong phú để tạo nên sự hài hòa giữa phần thực cuộc đời và phần thơ mộng, lãng mạn trong hình ảnh thơ. Sự tài hoa và thông minh của Chế Lan Viên cũng được biểu hiện rõ nét ở loại hình ảnh thơ đó. Bởi thế, người đọc không chỉ cảm nhận được hương sắc ngào ngạt, mà còn hiểu hơn ý nghĩa cuộc đời tỏa ra từ những vần thơ của ông. 2.2.2. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng Ẩn dụ là “phương thức tu từ dựa trên cơ sở đông nhát hai hiện tượng tương tự , thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo”[65, tr.9] . Người sử dụng ẩn dụ nhằm làm cho cái nói tới có thêm ý nghĩa, có tác dụng nhấn mạnh, hoặc biểu hiện cảm xúc. Trong văn chương, mà nhất là trong thơ trữ tình, ẩn dụ được sử dụng nhiều và điều đó đã góp phần tạo nên cái hay cho thơ. Như một lẽ tất yếu, mỗi nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật đều có cách sử dụng ẩn dụ độc đáo để làm nên cái mới lạ cho cách biểu đạt. Đồng thời, mức độ sử dụng ẩn dụ ở mỗi nhà thơ cũng khác nhau. Tìm hiểu về hình ảnh thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, ông có sở trường trong sáng tạo hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh không còn ý nghĩa tự thân, mà được tồn tại với ý nghĩa ẩn dụ, ý nghĩa khái quát. Trong thơ Chế Lan Viên, hình ảnh ẩn dụ xuất hiện rất nhiều và mang bản sắc riêng. Chế Lan Viên đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa ý và hình, tầm quan trọng của ý trong việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm. Chính vì vậy, sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, nhà 77 thơ nhằm mở rộng khả năng diễn đạt và cảm thụ ở một phạm vi rộng lớn hơn. Hình ảnh “Một cánh chim thu lạc cuối ngàn” trong bài thơ Xuân đã thể hiện được tâm trạng trĩu nặng buồn thương của nhà thơ trước thực tại cuộc sống đang Điêu tàn. Hình ảnh “dãy Trường Sơn bừng giấc ngủ” và “cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây” trong bài Người đi tìm hình của nước mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh thần kì của dân tộc. Hình ảnh đó chất chứa niềm tin và khát vọng mãnh liệt của Bác trên con đường “đi tìm hình của nước”. Cũng với cách sáng tạo đó, ở bài thơ Tiếng hát con tàu, hình ảnh con tàu là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ nhắc đi, nhắc lại nhiều lần và mỗi lần mang một ý nghĩa khác nhau: “Khi lòng ta đã hóa những con tàu”, “con tàu này”, “tàu đói những vành trăng”, “tàu gọi anh đi”, “tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội”... Bài thơ khép lại với những hình ảnh thơ mộng, lãng mạn : Lấy cả những cơn mơ. Ai bảo con tàu không mộng tưởng? Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng? Lòng ta cũng như tàu ta cũng uống Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân. ( Tiếng hát con tàu) Từ những hình ảnh ẩn dụ trên, người đọc cảm nhận được một niềm vui, niềm tin yêu tràn đầy trước cuộc đời rực rỡ phù sa. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, những cảm nhận về sự mất còn của bản thân, gia đình, về sự tồn vong của dân tộc được nhà thơ thể hiện sinh động ở nhiều hình ảnh ẩn dụ trong Những bài thơ đánh giặc. Những hình ảnh đó như cứa vào nhận thức của người đọc khiến họ phải trăn trở , suy ngẫm trước những gì mà nhà thơ triết lí: Con ơi! Cha từng yêu trời xanh như tôn giáo của trời Và nước biếc như ái tình của nước Mà không yêu được nữa đâu, không yêu được nữa rồi Bởi lắm lúc tình yêu thành tội ác 78 Chả lẽ trời đồng lõa với bom thù và sống với thủy lôi Nơi rải thảm B.52, ai không thích kẽo kẹt đưa ru tiếng võng của bà Bốc nắm đất lên ai không thích chẳng thấy mảnh bom chỉ còn hạt giống Lửa đạn chết rồi nhãn vải ra hoa. (Tuyên bố của mỗi lòng người, khẩu súng, nhành hoa) Ở những bài thơ giàu tính chính luận, hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng rất hiệu quả trong việc vạch trần bản chất kẻ thù xâm lược và ngợi ca vẻ đẹp rất đỗi tự hào của dân tộc. Biểu hiện rõ ở các bài thơ : Đế quốc Mĩ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta, ở đâu? ở đâu? ở đất anh hùng, Con mắt Bạch Đằng -con mắt Đống Đa, Suy nghĩ 68, Thời sự hè 72, bình luận ... Những hình ảnh ẩn dụ thường có giá trị tạo cho người đọc cảm nhận cuộc sống của dân tộc vốn đã đẹp như càng đẹp hơn : Ta yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều, bờ tre, mái rạ... Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo, Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xẩm xoan cò lả, Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo... ( Thời sự hè 72, bình luận ) Viết về cuộc sống đời thường, Chế Lan Viên dành khá nhiều vần thơ viết về người mẹ. Ông sử dụng những hình ảnh ẩn dụ để góp phần khắc họa thành công chân dung của người mẹ Việt Nam với tất cả tình cảm yêu thương, tự hào và trân trọng. Có nhiều hình ảnh ẩn dụ về người mẹ đã tạo nên sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn người đọc. Qua hình ảnh “cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”, dập dìu trong lời ru, câu hát ở bài thơ Con cò, người đọc thấy toát lên tấm lòng bao la, tình thương và niềm ước mơ của người mẹ đối với con, bao giờ mẹ cũng ở bên con : Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! 79 Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! ( Con cò ) Trong thơ Chế Lan Viên có nhiều bài viết về hoa. Nhiều loài hoa như : hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa sen, hoa sứ, hoa súng tím, hoa táo ..., đã đi vào thơ ông thông qua những rung động tinh tế để có thêm vẻ đẹp ngọt ngào. Sử dụng hình ảnh những bông sen trắng muốt bọc ven thành cổ, nhà thơ đã diễn tả một nét đẹp thơ mộng, lãng mạn của Huế: Trắng muốt mùa sen trắng cổ thành Ngỡ như mùa hạ Huế chờ anh Mượn ai tà áo bay màu lụa Bọc lấy mùa hương ấy để dành. ( Sen Huế) Có những hình ảnh thơ về hoa của thơ Chế Lan Viên ẩn chứa bên trong một nỗi niềm riêng tư kín đáo. Cái thế giới tâm hồn lúc này tạm khép lại với những nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn : Màu hoa súng ấy như cơn đau không dám khóc Chỉ lặng yêu sắc tím để mà đau Người ta chỉ biết màu sen anh đỏ rực Còn nỗi buồn hoa súng tím biết cho đâu! (Hoa súng) Đặc biệt, Chế Lan Viên có khả năng sử dụng những hình ảnh ẩn dụ nối tiếp nhau. Những hình ảnh đó bổ sung hỗ trợ cho nhau để cùng làm nổi bật hơn ý tưởng của nhà thơ. Thể hiện khát vọng mạnh mẽ của mỗi một con người Việt Nam trong việc cống hiến sức lực và khả năng của mình nhằm làm cho đất nước ngày một mạnh giàu, nhà thơ đã viết: Không ai có thể ngủ yên trong đời chật 80 Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng, Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt, Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm, Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt, Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng ... ( Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? ) Có thể nói, việc Chế Lan Viên sử dụng thành công hình ảnh ẩn dụ đã thực sự góp phần tạo nên sự sinh động, gợi cảm hơn cho câu thơ, bài thơ. Hình ảnh ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên còn mang vẻ đẹp của các sắc thái tinh vi ở cảm xúc để từ đó gợi lên và mở ra những chân trời liên tưởng phong phú cho người đọc. 2.2.3. Hình ảnh so sánh So sánh là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”[65,tr.l90]. Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày so sánh là một dạng thức phổ biến giúp cho người nhận “thông điệp” dễ nhận thức được nội dung mà người gửi phát đi. Nói cách khác, sức mạnh của so sánh là nhận thức và phát hiện. Trong sáng tác văn học, các nhà văn, nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh nhằm khám phá và thể hiện nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tượng. Mặt khác, với thủ pháp nghệ thuật này, những ý tưởng được thế hiện qua những hình ảnh cụ thể trong bài thơ có sức lắng đọng sâu xa hơn trong tâm hồn người đọc. Trong thơ Việt Nam có nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc, khiến người đọc phải nhớ mãi như: - Trong như tiếng hạc bay qua (Nguyễn Du ) - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ( Xuân Diệu ) 81 - Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Hồ Chí Minh) - Tôi yêu giọng em cười trong trẻo - Ngọt ngào như nước dừa xiêm ( Lê Anh Xuân) - Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng ( Trần Đăng Khoa ) Vẻ đẹp ở những hình ảnh so sánh trên được tạo nên từ sự cảm nhận tinh tế, chính xác và giàu sức liên tưởng của các nhà thơ trước cuộc sống. Hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên khá phổ biến và có các dạng thức so sánh khác nhau. Qua khảo sát 740 trường hợp hình ảnh so sánh trong Tuyển tập thơ Chế Lan Viên, (tập 1), chúng tôi có được kết quả sau: 82 Với kết quả thống kê trên, chúng tôi nhận thấy, Chế Lan Viên thường sử dụng hai dạng so sánh : A như B (chiếm tỉ lệ 43,24%) và A là B (chiếm tỉ lệ 35,94%). Có thể nói, qua hai dạng trên, chúng ta hiểu thêm phần nào về sở trường sử dụng dạng hình ảnh so sánh của Chế Lan Viên. Mặt khác, chúng tôi chú trọng tìm hiểu cách sử dụng và tính chất của hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên. Hình ảnh so sánh không chỉ xuất hiện với nhiều dạng thức khác nhau, mà còn có nội dung so sánh phong phú, mới lạ, nên dễ tạo nên ở người đọc dấu ấn lâu bền. Trước hết, hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên mang tính chất mộc mạc giản dị và rất gần gũi với đời sống của nhân dân , nó có khả năng tạo nên ở người đọc những liên tưởng độc đáo. Cách so sánh này được thể hiện ngay từ trong tập thơ Gửi các anh. Những so sánh loại này được xuất phát từ thực tế đời sống kháng chiến chống Pháp gian khổ và giàu ân tình. Có trải qua những tháng năm đó Chế Lan Viên mới sáng tạo được hình ảnh so 83 sánh như : “Ve dài như núi”, “Mẹ thương con như sữa nồng, như nước mắt”, “Bản em có Bác như nhà có trăng”... Nhưng phải đến tập thơ Ánh sáng và phù sa, tính chất trên của hình ảnh so sánh mới được thể hiện nổi bật hơn. Đoạn thơ sau là một trong những đoạn tiêu biểu điều đó : Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa, ( Tiếng hát con tàu ) Nhà thơ quan niệm đến với Tây Bắc chính là trở về với cội nguồn của cuộc sống, với những gì gắn bó nghĩa tình nhất trong đời sống của mình. Những hình ảnh được đưa ra so sánh ở khổ thơ trên góp phần làm cho ý thơ thêm trọn vẹn, để từ đó tác động mạnh mẽ hơn đối với nhận thức người đọc, giúp họ hiểu được sự cần thiết của việc trở về với Tây Bắc. Khi viết về Tổ Quốc, tính chất này của hình ảnh cũng được bộc lộ rõ nét. Nếu Tố Hữu so sánh Tổ Quốc “như bà mẹ sớm chiều gánh nặng, nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, thì Chế Lan Viên, hình ảnh Tổ Quốc “như bà mẹ nghèo thì thào cùng tôi qua nước mắt”. Cách so sánh của hai nhà thơ tuy khác nhau nhưng đều làm ngời sáng lên tình cảm gắn bó sâu nặng của con người Việt Nam đối với Tổ Quốc. Chính tình yêu Tổ Quốc rất đằm thấm thiết tha đã giúp nhà thơ nhận thức đất nước gắn liền với những gì gần gũi, thân thiết nhất và lớn lao và thiêng liêng nhất trong đời sống của con người Việt Nam : Ôi Tổ Quốc ta, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng ( Sao chiến thắng ) hay là : Tôi yêu quá cuộc đời như con đẻ 84 Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng Tôi nối với bạn bè như với bể Cả lòng tôi là một giải sông Hồng. ( Chim lượn trăm vòng ) Nhiều hình ảnh so sánh liên tiếp xuất hiện đã thể hiện thành công tình yêu Tổ Quốc đang trào dậy trong tầm hồn nhà thơ. Chính sự so sánh trên đã lí giải hành động vì sao con người Việt Nam sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình “cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”, cho sự tồn tại vĩnh hằng của Tổ Quốc và dân tộc. Bên cạnh đó, hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên còn rất mới lạ. Từ năng lực liên tưởng và tưởng tượng dồi dào, ông đã sáng tạo nên những hình ảnh so sánh đem đến cho người đọc sự bất ngờ, thú vị. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, giữa bao những cảnh chia tay, nhà thơ đã cảm nhận tinh tế hình ảnh của những nụ hôn tiễn người ra trận. Sự mãnh liệt của tình yêu, sự nhớ thương, lưu luyến, cũng như niềm tin và sự đợi chờ ..., tất cả đều chất chứa trong đó : Những cái hôn rực trời như núi lửa Mà tàn rơi càng đếm lại rơi thêm Những cái hôn trĩu trịt như trái mùa oằn gãy những nhành cây Như bão dữ, lá cành đều bứt trụi Cho nhau mà ! Rồi vĩnh viễn chia tay. ( Kỉ niệm có gì ? ) Tính chất mới lạ ở những hình ảnh so sánh được biểu hiện rất phổ biến trong thơ Chế Lan Viên và chính điều đó đã phần nào tạo nên sức tác động của hình ảnh thơ đối với người đọc. Xin đơn cử một vài hình ảnh so sánh tiêu biểu cho tính chất trên : - Thơ hay như người đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng. 85 (Sổ tay thơ) - Những câu thơ như ngọn đèn sân bay để cho phi cơ hạ giữa sương mù. ( Sân bay ) - Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo. ( Thời sự hè 72, bình luận ) - Ngôn ngữ như hài hoa cô Tấm trong ngày hội lớn (Ngôn ngữ) - Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng ( Tiếng hát con tàu ) Hình ảnh so sánh trong thơ Chế Lan Viên còn có tính chất mĩ lệ hóa. Loại hình ảnh này được Chế Lan Viên sáng tạo nên trên cơ sở vốn sống phong phú, sâu sắc và trí tưởng tượng kì diệu. Nguyễn Lộc khẳng định: “Những hình ảnh Chế Lan Viên sử dụng thường bao giờ cũng độc đáo và rất đẹp ; Cái đẹp ấy có khi là do sự liên tưởng kiểu trên của nhà thơ tạo ra, có khi nó nằm ngay trong cuộc sống, nhưng chỉ dưới con mắt đa tình của người nghệ sĩ mới phát hiện ra được” [118, tr.89]. Hình ảnh so sánh có tính chất mĩ lệ hóa được thể rõ nhất ở những bài thơ viết về tình yêu và niềm tự hào của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Thật mới mẻ và tươi đẹp khi nhà thơ viết: Màu day dứt là cái màu hoa phượng Một dấu son không xóa nổi bên trời ( Thành phố tuổi thơ) Ở bài thơ Cành phong lan bể, với sự gắn bó thiết tha và niềm tin yêu cuộc đời, nhà thơ đưa đến cho người đọc một bức tranh mang vẻ đẹp sinh động gợi cảm tràn đầy sức sống của cuộc đời mới, trong đó có hình ảnh so sánh mang tính chất trên : Tôi cũng yêu những nơi thân thể chín đầy 86 Như tháng giêng hai, mình xuân chín trái Mỗi trái đào mọng đỏ gọi lòng ta. Tình yêu Tổ Quốc giúp cho nhà thơ cảm nhận “trên cả lòng ta còn lòng Tổ Quốc”, và cuộc đời như một bản tình ca, thông qua những hình ảnh so sánh có tính chất mĩ lệ hóa như: Tình em như sao khuya Rải hạt vàng chi chít hay là : Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về. ( Tình ca ban mai) Ngay cả khi “trời vào thu anh ê ẩm khớp xương” hay “bải hoải thân mình với gió mùa bên cửa”, nhưng với tình yêu cuộc sống nồng đượm, thiết tha, trước sắc đẹp của bầu trời mùa thu, nhà thơ vẫn thốt lên “trời đẹp quá” : Mùa thu ơi! Mùa thu khôn thể vói Cả sắc trời như viên ngọc sắp buông rơi. ( Trời đẹp ) Tính chất mĩ lệ hóa ở hình ảnh so sánh của thơ Chế Lan Viên đều mang sắc thái và sức hấp dẫn riêng. Cuộc đời mở ra ngày càng trở nên tươi đẹp và chan chứa ân tình, thì nhà thơ càng có thêm sức mạnh để vượt khỏi nỗi đau riêng hướng đến niềm vui chung của dân tộc. Nhà thơ mong muốn : Bạn thân mến ! Đừng xua con chim nhỏ Mỗi câu thơ đều muốn báo tin lành Đều muốn trút hạt châu vàng khỏi cổ 87 Mỗi đêm tàn đều muốn hóa bình minh. ( Nhật kí một người chữa bệnh ) Cũng ở bài thơ Nhật kí một người chữa bệnh, hình ảnh so sánh có tính chất mĩ lệ được nhà thơ sử dụng khá nhiều nhằm khẳng định tâm tình trên của nhà thơ. Tiêu biểu phải nói đến các hình ảnh sau : - Tôi đứng dưới nhành vui còn bỡ ngỡ Như em Kiều e lệ nép vào hoa - Như con sông dệt phù sa trong rừng vắng - Như nắng vàng đổ xuống đồng chói lọi - Như hương thơm đồng lúa ướp da trời. Nói tóm lại, so sánh đó là một biện pháp nghệ thuật quen thuộc và gần gũi trong thơ ca. Với khả năng tìm tòi, khám phá và sự cảm nhận nhạy bén trước những vấn đề của đời sống, Chế Lan Viên đã đem lại cho người đọc nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc và mới mẻ. Thế giới hình ảnh so sánh đó đã góp phần làm nên bản sắc riêng cho thơ Chế Lan Viên. 2.2.4. Hình ảnh liên kết Sáng tạo nên loại hình ảnh liên kết là một thành công rực rỡ trong quá trình tìm tòi nghệ thuật của Chế Lan Viên. Nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, Hà Minh Đức khẳng định: “ Nhiều hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên được liên kết theo từng nhóm khăng khít giữa cái cụ thể và tượng trưng hoặc dưới dạng liên kết tương phản ... hoặc dưới dạng liên kết hỗ trợ”[58, tr.237]. Hoàng Lan khi bàn về tập thơ Đối thoại mới đã viết: “... tầng tầng lớp lớp hình ảnh, hiện lên trong nhiều đường nét lạ và màu sắc chói chang kì ảo”[96, tr. 126]. Còn Nguyễn Văn Long đã cho rằng : “Có hình ảnh đơn lẻ, nhưng nhiều hơn là hình ảnh được liên kết, xâu chuỗi thành từng chùm, thành hệ thống”[l 13, tr.91]... Trên cơ sở thống nhất với với các ý kiến trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu loại hình ảnh thơ liên kết trong thơ Chế Lan Viên để nhằm phát hiện và khẳng định sự thành công về phương diện này của nhà thơ. 88 Trước hết, chúng tôi nhận thấy, không thể nghi ngờ gì nữa khi đánh giá Chế Lan Viên là nhà thơ có năng lực sáng tạo hình ảnh liên kết, đồng thời rất tài nghệ trong cách tổ chức loại hình ảnh này để tạo nên trong tâm hồn người đọc một sự “ám ảnh mãi không thôi”. Hình ảnh liên kết được Chế Lan Viên tạo nên bao giờ cũng chặt chẽ, lôgic trong mạch cảm xúc. Năng lực tổ chức loại hình ảnh này đã xuất hiện từ khi nhà thơ mới bước lên thi đàn và đó là điều kiện thuận lợi giúp nhà thơ phát huy thành công sức liên tưởng phong phú trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Ở bài thơ Trên đường về, bằng một loạt hình ảnh liên kết Chế Lan Viên đã thể hiện sinh động cảnh thái bình của Chiêm Quốc : Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng, Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh Đây, chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành. Đây, trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà, Những chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa. Hình ảnh nối tiếp hình ảnh tưởng chừng như trải dài vô tận. Cuộc sống của một thời đại cách mấy trăm năm trước dường như hiện lên và trải ra trước mắt người đọc, gợi lên cho họ bao niềm suy tư trước những gì còn mất giữa cuộc đời hiện tại. Sử dụng hình ảnh liên kết, Chế Lan Viên nhằm biểu đạt ý tưởng, tình cảm của mình trước những vấn đề cuộc sống và qua đó tác động liên tục đối với người đọc. Sự liên kết càng đậm đặc, càng nhiều tầng, nhiều lớp thì ý thơ càng thêm rộng mở, sâu sắc. Có như vậy, thơ mới góp phần quan trọng giúp người đọc tự đào sâu từng khía cạnh tinh vi trong mạch tình cảm và để họ tự nhận thức đúng về bản thân. Từ quan niệm trên, chúng tôi khẳng định: việc sử dụng nhiều về kiểu hình ảnh liên kết là ý đồ nghệ thuật của nhà thơ và đó cũng 89 chính là một đặc điểm bền vững trong phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Để thể hiện ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của niềm vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhà thơ đã sử dụng một chuỗi hình ảnh trong sự liên kết chặt chẽ : Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt Đá sỏi, cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng ? Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn Trong mơ hồ trăm tiếng của quê hương. ( Kết nạp Đảng trên quê mẹ ) Hay đó là chuỗi hình ảnh thể hiện tình yêu Tổ Quốc “như máu thịt, như mẹ cha ta, như vợ như chồng” của con người Việt Nam trong những tháng năm gian khổ, nhiều mất mát, hi sinh nhưng rất đỗi hào hùng của thời kì kháng chiến chống Mĩ: Hãy yêu ! Hãy yêu ! Hãy yêu tất cả : Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông, Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả, Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng ... Hãy đem máu ta ra mà gìn giữ Nửa thân thể miền Bắc này cho ruột thịt phương Nam ! Trời xanh biếc cửa người đầu tuyến lửa 90 Nẻo hùng tỉnh từng quay hướng địa bàn. ( Sao chiên thắng ) Khảo sát những hình ảnh liên kết trong thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy cách sử dụng hình ảnh liên kết của nhà thơ rất năng động, linh hoạt. Trước từng đối tượng khám phá khác nhau, Chế Lan Viên có cách sử dụng kiểu liên kết khác nhau. Bởi thế, hình ảnh liên kết trong thơ Chế Lan Viên rất đa dạng, chặt chẽ giữa ý nghĩa và hình ảnh. Chẳng hạn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ giữa bao những vần thơ viết về nỗi niềm của lứa đôi khi chia li, chắc hẳn, người đọc vẫn nghe vẫn nghe rõ giọng hò từ tạ cất lên trong một đêm chiến tranh qua cách thể hiện thật xúc động chân tình của nhà thơ : Tiếng hò lên vời vợi giữa sao khuya Xa nhau rồi tiếng ấy có còn nghe Anh cúi mặt bên đèn khêu lại bấc Nước mắt nhỏ sau câu hò em lấy tay che ( Đêm hò từ tạ ) Chiến tranh đã đi qua, biết bao điều rồi sẽ lùi xa vào dĩ vãng, nhưng tiếng hò từ tạ đêm chia tay người đọc vẫn còn nghe suốt một đời. Nhiều khi hình ảnh thơ xuất hiện liên tục, nối tiếp nhau, hỗ trợ cho nhau làm nổi bật ý tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn thể hiện. Để bày tỏ niềm tự hào và ngợi ca lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam trong cảnh đợi chờ bởi chiến tranh, Chế Lan Viên đã viết: Không hóa thạch kẻ ra đi, hóa thạch kẻ đợi chờ Xói mòn những non cao, không xói mòn lòng chung thủy Đá đứng đấy giữa mưa nguồn và chớp bể Đợi một bóng hình trở lại giữa đơn cô. 91 (Vọng phu) Hình ảnh nối tiếp nhau, liên kết để cùng bổ sung cho nhau để làm ngời sáng lên bức chân dung sừng sững, cao đẹp về người phụ nữ Việt Nam của những thời binh lửa. Cũng với cách thể hiện trên, Chế Lan Viên đã làm nổi bật lên sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong chiến tranh qua bài thơ Vòng cườm trên cổ chim cu, nhà thơ viết: Con cu cườm vẫn đeo vòng cườm muôn thuở Triệu tấn bom không thể nào làm xổ Một hạt cườm trên cổ chim tơ Mùa xuân thật bất ngờ Tiếng chìm sau pháo cụm, pháo bầy tấp tập Rừng cháy đen vẫn cành ra lộc Chỗ cành xanh là chỗ chim gù. Sự tàn phá của chiến tranh thật dữ dội nhưng cũng không thể nào làm mất đi tiếng chim cu “như tình ái , như thơ” và “trên cổ chim không thiếu hạt cườm nào” qua bao cảnh bom rơi, đạn nổ. Hình ảnh liên kết trong thơ Chế Lan Viên có nhiều dạng như : liên kết diễn dịch, liên kết quy nạp, liên kết tương phản, liên kết hỗ trợ ... Nhưng điều cần phải nhận thấy, các dạng trên hầu hết đều xuất phát từ hình ảnh có tính chất gốc rễ, mở rộng. Tất cả các dạng liến kết đều được thống nhất hài hòa trong tư duy và mạch tình cảm của nhà thơ. Vì lẽ đó, người đọc đến với thơ Chế Lan Viên dường như bị cuốn hút bởi sự mở ra của bao ý tình mà nhà thơ gửi gắm qua các hình ảnh nối tiếp nhau của bài thơ. Để giãi bày nỗi niềm của mình trước cuộc đời còn không ít những gian truân, nhà thơ viết: Không phải cô Tấm nào cũng cổ xương gà hóa thành hài hoa Đánh rơi ngày hội Không phải cô Tấm nào cũng ấn chân lọt khớp vào hài hoa 92 Và được vua yêu. Cô Tấm của anh có cuộc đời nhọc nhằn xoàng xĩnh Trấu lộn cùng thóc Mà chả chim trời nào đến nhặt. (Cô Tấm) Từ hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích nhà thơ gợi lên cho người đọc sự liên tưởng, so sánh với hình ảnh những cô Tấm trong cuộc đời thực, để họ hiểu thêm bao điều giản dị, bình thường giữa cuộc đời mà không phải ai cũng nhận ra điều đó. Mặt khác, từ nhiều hình ảnh đơn lẻ nối tiếp nhau, Chế Lan Viên đã liên kết lại để nhằm làm nổi bật ý tưởng chung trong toàn bài thơ : Có những ngày anh thấy mình là ong Nhớ hoa, thèm nhụy Những ngày tâm hồn vang sóng bể Thèm thủy triều như một cánh hải âu ... Có những ngày thấy mình là bọ dôi giun dế Ở ngoài mình đang gặm nhấm đầu lâu Những lúc ấy lại tiếc mình không còn là chim bể Không còn là ong hút nhụy Không còn là người mơ những chuyện không đâu Trong tỉ tỉ bóng đêm Được làm người, khoái thế Vậy mà anh để hồn buồn và vầng trán luôn cau. 93 (Vơ vẩn ) Ở bài thơ trên, thông qua một loạt hình ảnh liên kết lại với nhau, Chế Lan Viên đã bày tỏ một cách chân tình những trăn trở, dằn vặt trong đời sống nội tâm, cũng như chỉ ra sự cao quý “được làm người” để từ đó sống một cách có ý nghĩa cho đời. Có thể nói, cùng với các loại hình ảnh khác, hình ảnh liên kết được Chế Lan Viên sử dụng hợp lí và đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Chính điều đó đã góp phần làm nên sự gợi cảm, sinh động và sức sống lâu bền cho thơ ông. 2.3. Vài nhận xét chung về hình ảnh thơ của Chế Lan Viên. 2.3.1. Hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc Thế giới hình ảnh thơ của Chế Lan Viên trước hết được sáng tạo nên từ sự cảm nhận cuộc sống tinh tế và nhạy bén của nhà thơ. Chính cách cảm nhận đó giúp nhà thơ phát hiện ra những hình ảnh khác lạ. Cũng viết về hình ảnh bầu trời xanh như nhiều nhà thơ khác , nhưng Chế Lan Viên lại tìm được cách nổi mang một vẻ đẹp riêng, nhà thơ viết: Cành xuân phải trao tay khi nước mất Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên. ( Đọc Kiều ) Trí tưởng tượng và sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ cũng là một trong những yếu tố tạo nên hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc. Thật bất ngờ, khi nhà thơ suy ngẫm, triết lí : Tro bao giờ cũng tồn tại lâu hơn lửa Lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng một mùa Ảnh thi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_10_16_2522404530_7163_1871166.pdf
Tài liệu liên quan