MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 4
1. Lý do chọn đề tài. 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. . 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 9
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu . 10
6. Dự kiến đóng góp của luận văn. . 10
7. Cấu trúc của luận văn . 11
Chương 1 . 11
ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
THANH NIÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010. 11
1.1 Những yếu tố tác động đến qúa trình phát huy vai trò của thanh
niên Tuyên Quang . 11
1.1.1. Quan điểm và chủ trương của Đảng về công tác thanh niên và phát
huy vai trò của thanh niên. 12
1.1.2. Điều kiện về tự nhiên, cư dân và những giá trị truyền thống của tỉnh
Tuyên Quang. .
1.1.3 Công tác thanh niên tỉnh Tuyên Quang trước năm 2005
1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ .
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang .
1.2.2 Hiện thực hóa chủ trương và những kết quả đạt được.
Tiểu kết chương 1 .
22 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ tỉnh Tuyên quang lãnh đạo phát huy vai trò của thanh niên từ năm 2005 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám thành
công và thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giải phóng
hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà, đưa đất nước đi lên trên con đường đổi
mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức và đánh giá đúng vai trò, tầm quan
trọng lực lượng Thanh niên, để từ đó đưa ra những chủ trương biện pháp và hướng đi
đúng đắn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước của lực lượng Thanh niên.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác
định việc lãnh đạo và định hướng trong công tác thanh niên là nhiệm vụ quan trọng
trong toàn bộ công tác của Đảng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đất nước ta
đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng kinh tế
tri thức, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, hội nhập kinh tế quốc tế
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo ra những thời cơ và cả
thách thức cho Việt Nam. Trong bối cảnh đó Đảng cần có sự chỉ đạo sâu sát, kịp
thời để hướng thanh niên vào con đường cách mạng, tích cực xây dựng và phát
triển đất nước. Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VII,
Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không,
đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay
không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay
không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng Thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn
luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”[52, tr. 22]
Hội Nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X (từ ngày 9 -
17/7/2008): “ Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”
tiếp tục khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân
tố quan trọng quyết định nhân tố tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yêu
trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe
và sáng tạo.
Trước yêu cầu của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước đòi hỏi sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh
niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò, sức mạnh của Thanh niên trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã ra sức lãnh đạo công tác thanh niên,
đưa ra những chủ trương đúng đắn nhằm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo và
phát huy vai trò xung kích của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thắng lợi
các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa
phương nói riêng, đồng thời cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp cách mạng chung của
đất nước trong thời kì đổi mới.
Là một công dân sinh ra trên mảnh đất Tuyên Quang, nhằm góp phần làm
cho công tác thanh niên thêm sôi động và hiệu quả. Vì vậy, tôi nghiên cứu sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đối với công tác thanh niên và phát
huy vai trò của thanh niên, từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ đổi
mới và góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Tuyên Quang. Vì vậy, tác
giả chọn đề tài “ Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo phát huy vai trò của Thanh
niên từ năm 2005 đến 2014” là đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Công tác Đoàn và phong
trào Thanh niên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Do đó, vấn đề này đã thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các cơ quan nhà
nước tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
Những công trình này gồm những nhóm sau:
Nhóm công trình nghiên cứu về công tác Đoàn và phong trào Thanh niên đã
được in thành sách gồm có: Quang Vinh, Trần Kim Duyên, Văn Song, “ Hồ Chí
Minh về giáo dục và tổ chức Thanh niên”, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội,
1999. Cuốn sách bao gồm những lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác
giáo dục và tổ chức Thanh niên từ năm 1921 đến năm 1969, nội dung của các bài
nói, bài viết được tập hợp trong cuốn sách đã phản ánh tư tưởng của Người về vị
trí, vai trò của lực lượng thanh niên trong đấu tranh cách mạng cũng như trong lao
động sản xuất, đồng thời nêu rõ sự cần thiết phải thực hiện công tác vận động
Thanh niên.
Dương Tự Đam “ lãnh đạo và quản lý về công tác Thanh niên trong thời kì
đổi mới”, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2005; Văn Tùng “ Tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn”, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà
Nội, 1999. Những công trình này đã cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận,
hệ thống các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chính sách của nhà
nước về công tác Thanh niên.; „„Tuổi trẻ Việt Nam phải xây dựng cho Mình hoài
bão trí tuệ, đạo đức và ý chí cách mạng” bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười,
Tổng bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ VI Đoàn
thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh từ ngày 15 – 18/10/1992, Nhà xuất bản Thanh
Niên, Hà nội, 1993; “ Tập hợp đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành
động cách mạng trong thời kì đổi mới” của Đặng Cảnh Khanh - Nguyễn Hồng
Thanh, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội,1997; “ Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ
Chí Minh, 70m năm xây dựng và trưởng thành”, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà
Nội, 2001; “ Công tác phát triển Đảng viên trong Thanh niên giai đoạn 2005 –
2010”, của Ban tổ chức Trung Ương Đảng Ban bí thư Trung Ương Đoàn, Nhà
xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2005; “ Đổi mới Đoàn Thanh niên trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,Tác giả Nguyễn Văn Thanh( Chủ biên), Nhà
xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2008
Các tác phẩm, bài viết đã nêu lên những vấn đề về lý luận và cách tiếp cận
khi nghiên cứu về Thanh niên, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của Thanh niên, đồng
thời nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn Than niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trong
việc tập hợp, đoàn kết Thanh niên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã
hội, đóng góp tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương
đất nước.
Nhóm các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: Đặng Mạnh Trung (2004), Đảng
bộ Đồng Nai lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên thời kỳ 1986 –
2002, luận văn thạc sĩ Lịch sử Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị; Nguyễn Thị Thu Dung (2013), Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công
tác Đoàn và phong trào Thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ
Lịch Sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Nguyễn Thị Bình. Một số
suy nghĩ về đổi mới tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh niên của Đảng trong thời kỳ hiện nay, Luận văn thạc sĩ lịch sử, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995; Tô Thành Phát, Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ lịch sử,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002
Ngoài các công trình nghiên cứu có tính khái quát trên và một số công trình
nghiên cứu cụ thể của địa địa phương như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang
tập1 “(1930-1975), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia, Hà Nội.(2005); “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tập2 “(1975-2000), Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia,
Hà Nội.(2005), ghi lại đầy đủ những dấu mốc quan trọng của tỉnh Tuyên
Quang,trong các tác phẩm cũng có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với
công tác Thanh niên Tuyên Quang.
Để hoàn thành được luận văn, ngoài việc tham khảo các văn kiện Đẳng, các
tác phẩm của Mác-Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, các nghị quyết, các báo cáo
tổng kết công tác thanh niên của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn tư
liệu chủ yếu của luận văn là các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, các
báo cáo về công tác Đoàn thanh niên của tỉnh ủy từ năm 2005 đến 2014 và sử dụng
thêm một số tư liệu của Ban chấp hành tỉnh Đoàn về các phong trào hoạt động của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tuyên Quang từ năm 2005 đến
2014.
Những công trình nghiên cứu về thanh niên khá nhiều,tùy từng góc độ
nghiên cứu khác nhau,song chưa có công trình khoa học nào được công bố đi sâu
nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang đối với công tác thanh niên từ năm 2005 đến năm 2014. Mặc dù vậy,
kết quả những bài nghiên cứu đó là nguồn tư liệu quý giá, đáng tin cho bài luận
văn tốt nghiệp để tác giả kế thừa, đối chiều, lien hệ trong quá trình làm luận văn
thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đối với việc phát
huy vai trò của Thanh niên từ năm 2005 đến năm 2014, từ đó bước đầu rút ra một
số bài học kinh nghiệm.
3.1 Nhiệm vụ
Sưu tầm, tập hợp tài liệu liên quan đến đề tài từ những nguồn khác nhau
Trình bày hệ thống hóa các tư liệu theo từng giai đoạn lịch sử
Phân tích những thành tựu, hạn chế của quá trình trên, đồng thời bước đầu
rút ra một số bài học chủ yếu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong quá
trình lãnh đạo phát huy vai trò của thanh niên từ năm 2005 đến năm 2014.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Tuyên Quang về công tác công thanh niên và quá trình phát huy vai trò của
thanh niên.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2014, tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có đề cập đến một số nội dung trước
năm 2005 và sau năm 2014.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài là: Các nghị quyết của Ban chấp
hành Trung Ương Đảng, văn kiện các đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, các
thông tri, chỉ thị, chương trình hành động, các chuyên đề của Tỉnh ủy liên quan
trực tiếp và gián tiếp công tác Đoàn và phong trào Thanh niên tính từ năm 2005
đến năm 2014, Báo cáo chung về việc thực hiện công tác Đoàn và phong trào
Thanh niên của Tỉnh ủy, các báo cáo thường niên của Tỉnh đoàn Tuyên Quang, các
sách báo, tạp chí, thông tin thanh niên của địa phương có liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử. Ngoài ra
tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp logich, thống kê,
phân tích, tổng hợp
6. Dự kiến đóng góp của luận văn.
Luận văn đã tổng hợp, hệ thống hóa các tư liệu, trình bày được sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang và quá trình phát triển của công tác công thanh
niên và quá trình phát huy vai trò của thanh niên địa phương từ năm 2005 đến năm
2014, trên cơ sở đó đánh giá được những ưu, khuyết điểm, đồng thời đưa ra được
một số bài học lịch sử chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong quá trình lãnh
đạo công tác công thanh niên và quá trình phát huy vai trò của thanh niên từ năm
2005 đến 2014
Luận văn bước đầu làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong
việc lãnh đạo công tác công thanh niên và quá trình phát huy vai trò của thanh
niên.
Sử dụng làm tài liệu giáo dục thế hệ trẻ Tuyên Quang về truyền thống của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Tuyên Quang.
7.Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương.
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo phát huy vai trò của thanh
niên từ năm 2005 đến năm 2010.
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên quang đối với việc phát huy
vai trò của thanh niên từ năm 2010 đến năm 2014.
Chương 3: Một vài nhận xét và kinh nghiệm.
NỘI DUNG
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
THANH NIÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1 Những yếu tố tác động đến qúa trình phát huy vai trò của thanh niên
Tuyên Quang
1.1.1 Quan điểm và chủ trương của Đảng về công tác thanh niên và phát
huy vai trò của thanh niên
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng nói chung, đặc biệt là công
tác thanh niên. Quần chúng thanh niên được coi là: “lực lượng rường cột của nước
nhà, là tương lai của dân tộc”. Thực tiễn cách mạng nước ta, dưới sự lãnh đạo của
Đảng hơn 70 năm qua đã chứng minh vai trò xung kích, cách mạng - “đội dự bị tin
cậy của Đảng”. nhận thức rõ vị trí và vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách
mạng, Đảng ta chỉ rõ: Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, quyết
định sự thành bại của cách mạng.
Công tác thanh niên được xác định là một bộ phận trong công tác quần
chúng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên,
Mặt trận, các tổ chức quần chúng, gia đình và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và
tạo điều kiện cho thanh niên cống hiến, trưởng thành và phát huy tiềm năng, thế
mạnh của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó chúng ta quan
niệm rằng, công tác thanh niên của Đảng làtoàn bộ công tác tổ chức, giáo dục, rèn
luyện thanh niên của Đảng nhằm đưa thanh niên vào những hành động cách mạng,
phát huy đội ngũ này thành lực lượng xung kích sáng tạo, đội dự bị tin cậy của
Đảng, kế thừa trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên được thể hiện trên ba mặt: lãnh đạo
công tác Đoàn; lãnh đạo công tác Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội sinh viên Việt
Nam và lãnh đạo công tác Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Một đặc
trưng của công tác thanh niên chính là việc xây dựng phong trào thanh niên.
Phong trào thanh niên hay toàn bộ những hoạt động của tổ chức Hội Liên hiệp
Thanh niên và Hội Sinh viên Việt Nam nhằm đoàn kết, tập hợp rộng rãi, giáo
dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cống hiến tài năng
và sức trẻ cho mục tiêu chung, cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đảng lãnh đạo phong trào thanh niên
thông qua các hoạt động của hệ thống chính trị: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tổng Liên đoàn Lao động,
Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Thanh niên và Hội sinh viên
Đoàn Thanh niên các tỉnh là đơn vị tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng về phong trào thanh niên. Qua các phong trào, Đoàn sẽ làm tốt
hơn việc tập hợp thanh niên, bổ sung lực lượng và sức chiến đấu cho Đảng. Tổ
chức Đoàn vững mạnh sẽ tạo động lực thúc đẩy phong trào thanh niên lên tầm
cao mới.
Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác vận động thanh
niên đối với sự nghiệp cách mạng, ngay từ khi mới được thành lập, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã chú trọng công tác thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ CHí Minh. Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác
định: “Đảng phải thi hành ngay án nghị quyết quốc tế thanh niên cộng sản, phái ra
một số đồng chí trẻ tuổi phụ trách tổ chức thanh niên cộng sản đoàn và giúp cho
Đoàn có tính chất độc lập” [25, tr.90]. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng tháng 10/1930 là văn kiện đầu tiên, hết sức quan trọng, đặt nền
móng cho đường lối chiến lược về công tác thanh niên của Đảng. Nghị quyết đã đề
cập tương đối toàn diện, sâu sắc về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của thanh niên. Đề ra
những định hướng cơ bản về xây dựng tổ chức Đoàn, sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên và Đoàn thanh niên.
Sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời đã phải
đối phó với biết bao khó khăn chồng chất. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có
chỉ thị về công tác thanh niên, định hướng về nội dung công tác vận động thanh
niên “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc", bảo vệ nền độc lập còn non trẻ với tinh
thần “Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh. Đảng chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiết thực của thanh
niên trong thời kỳ này là tham gia bộ đội, dân quân để tác chiến, giúp đỡ việc tản
cư, bình dân học vụ, tiểu học, đoàn kết các hạng thanh niên, động viên thanh niên
ra cứu nước” [27, tr.43] và tích cực củng cố Đoàn Thanh niên cứu quốc để nó có
thể thực sự là tổ chức trụ cột của mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. Mục đích mới
của Đoàn là góp sức vào việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, Đảng tập trung nhấn mạnh đến nội dung, phương
thức tập hợp thanh niên, nâng cao hiệu quả trong công tác vận động thanh niên.
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, đặc biệt là trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đoàn Thanh niên cứu quốc đã thực
sự là trường học lớn của thanh niên, góp phần vào bồi dưỡng, cung cấp cho Đảng
những đoàn viên ưu tú, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng, góp phần quan
trọng đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiếp tục đánh giá đúng vị trí,
vai trò của thanh niên và luôn đặt niềm tin vào thế hệ trẻ. Đảng ta khẳng định: Dưới lá
cờ trăm trận trăm thắng của Đảng, Đoàn thanh niên đã xây dựng nên truyền thống
vẻ vang. Thanh niên ta rất xứng đáng là con em anh hùng của một dân tộc anh
hùng. Tổ quốc, nhân dân ta và Đảng ta rất tự hào về Đoàn và thế hệ trẻ nước ta [69,
tr.45].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ thanh niên Việt
Nam đã chứng tỏ sự trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, phát huy
những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên, cùng nhân dân cả nước làm nên những
thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa đất
nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thế hệ trẻ được Đảng tin tưởng giao cho sứ
mệnh lịch sử là lực lượng xung kích, sáng tạo đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.
Đảng ta chỉ rõ: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải được xây dựng và
củng cố vững mạnh về chính trí, tư tưởng và tổ chức xứng đáng là trường học cộng
sản chủ nghĩa của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực, là đội hậu bị tin cậy của
Đảng. Đoàn phải giáo dục, rèn luyện thanh niên thành lớp người kế tục trung thành
và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc.[47, tr.81]
Như tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
tám (khoá IV) đã chỉ rõ: Đảng cần hướng dẫn sự đổi mới nội dung hoạt động của các
đoàn thể và tổ chức quần chúng vào việc đoàn kết đoàn viên, hội viên cùng nhau
chăm lo lợi ích thiết thực của mình và góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước,
xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng và ở cơ sở các đoàn thể cần coi trọng việc
tập hợp quần chúng (trong và ngoài đoàn thể) bằng những hình thức linh hoạt (nhóm,
tổ, câu lạc bộ) hoạt động theo những nội dung thích hợp.
Để Đoàn Thanh niên cộng sản làm tròn vai trò là hạt nhân đoàn kết tập hợp
thanh niên, Đảng đã chỉ ra cho Đoàn những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Giúp Đảng
giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, làm cho Đoàn thực sự là trường học
cộng sản chủ nghĩa của thanh niên. Cùng với đảng viên, đoàn viên phải là người
tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng trong quảng đại thanh niên,
làm cho quần chúng thanh niên ngày càng giác ngộ về con đường mà Đảng đã lựa
chọn, niềm tin, tự hào về Đảng, về đất nước và nhân dân, nâng cao trình độ về mọi
mặt, ngày càng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp theo tinh thần đó, Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khoá VI một lần nữa
lại khẳng định Đảng, Nhà nước và toàn dân ta phải hết lòng bồi dưỡng, phát huy
tiềm năng và vai trò chủ động của thanh niên trên mọi lĩnh vực của công cuộc đổi
mới, coi đó là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người.
Những nghị quyết quan trọng của Đảng nêu trên đã đem lại cho tổ chức
Đoàn và phong trào thanh niên hướng đi mới trong các hoạt động lao động sản
xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
đứng trước yêu cầu phải đổi mới cả về tổ chức và phương thức hoạt động nhằm
đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá VII, “Về công tác thanh niên trong thời kỳ
mới” đã đánh giá về thanh niên một cách toàn diện hơn.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước đang diễn ra trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ đang phát triển mạnh và đem lại rất nhiều thành tựu lớn. Khi đất nước đang
chuyển mình hội nhập quốc tế thì đòi hỏi thế hệ thanh niên phải có tinh thần trách
nhiệm và ý thức tự giác cao hơn nữa, có ý thức tự học, tự rèn luyện, tự tin, tự chịu
trách nhiệm để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho sự phồn
thịnh chung của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO
1. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2005),
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tập1 “(1930-1975), Nhà xuất bản Chính
Trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Tuyên Quang (2005),
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang tập2 “(1975-2000), Nhà xuất bản Chính
Trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang “Văn kiện Đại hội Đoàn toàn tỉnh
XIII, nhiệm kỳ 2002 – 2007, Tuyên Quang.
4. Báo cáo số 43-BC/TU ngày 05/11/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung
ương khoá VII về công tác thanh niên trong tình hình mới
5. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2005), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2005. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2006”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
6. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2005), “Báo cáo kết quả thực hiện
tháng Thanh niên” năm 2005 tỉnh Tuyên Quang. Phòng lưu trữ Tỉnh ủy
Tuyên Quang.
7. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2005), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh niên trường học năm 2004-2005”. Phòng lưu trữ
Tỉnh ủy Tuyên Quang.
8. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2006), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2006. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2007”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
9. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2007), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2007. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2008”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
10. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2008), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2008. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2009”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
11. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2009), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2009. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2010”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang
12. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2010), “Báo cáo đánh giá giữa
nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX”
,Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
13. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2010), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2010. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2011”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
14. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2011), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2011. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2012”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
15. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2012), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2012. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2013”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang.
16. Ban chấp hành tỉnh Đoàn Tuyên Quang (2013), “Báo cáo tổng kết công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2013. Chương trình nhiệm vụ hoạt
động năm 2014”, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Tuyên Quang
17. Ban chấp hành Trung ương (8/1991), “Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 8 năm 1991 về việc điều chỉnh
địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, Hà Nội.
18. Bác Hồ vơi sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ (1985), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
19. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2007), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên
Quang 2006, NXB Thống Kê.
20. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2009), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên
Quang 2008, NXB Thống Kê.
21. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên
Quang 2010, NXB Thống Kê.
22. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang (2014), Niên giám thống kê tỉnh Tuyên
Quang 2013, NXB Thống Kê.
23. C.Mác và Ph.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004377_0065_2006692.pdf