MỞ ĐẦU.5
1. Tính cấp thiết của đề tài . 5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 6
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.14
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 15
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 15
6. Phương pháp nghiên cứu. 16
7. Cơ cấu của luận văn . 17
NỘI DUNG .18
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH.18
1.1 Những vấn đề lý luận. 18
1.1.1 Khái niệm 18
1.1.2 Các hình thức bạo lực gia đình 22
1.1.3 Đặc điểm phụ nữ bị bạo lực gia đình 24
1.1.4 Một số lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực
gia đình . 25
1.1.5 Các cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình. 31
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Các dịch vụ - mô hình hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện có.
1.2.2. Các mô hình hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình đã triển khai.
38 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giả đã phản ánh những hậu quả của BLGĐ đối với phụ nữ, trẻ em, phúc gia
đình và cộng đồng. Từ đó, các tác giả cũng đưa ra các mô hình để giải quyết vấn đề này:
mô hình truyền thông kết hợp, mô hình giáo dục và tập huấn, mô hình câu lạc bộ và mô
hình can thiệp khẩn cấp. Trong cuốn sách, các tác giả cũng nêu lên những bài học kinh
nghiệm nhằm tăng cường hiệu quả của các hoạt động phòng chống BLGĐ như: thực hiện
trao quyền cho phụ nữ, hợp tác với nam giới và nhiều ban ngành trong việc phòng chống
BLGĐ, khuyến khích các sáng kiến của người dân
Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Thị Mai Hoa, Trần Thị
Cẩm Nhung cùng nghiên cứu “Bạo lực của chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những
năm gần đây” (2006) đã đưa ra nhận định: chủ thể gây ra BLGĐ là người chồng, người
bạn đời hoặc chồng cũ. Nghiên cứu cũng chỉ ra những khác nhau trong hình thức bạo lực
gia đình giữa hai khu vực là thành thị và nông thôn. Theo đó, ở nông thôn thường diễn ra
hình thức bạo lực về thể chất, còn ở thành thị thường là hình thức bạo lực về tinh thần và
tình dục. Qua nghiên cứu, các tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm giải quyết
vấn đề BLGĐ như: cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về BLGĐ đối với phụ
nữ, đồng thời cần tiến hành nghiên cứu toàn diện về bạo lực trong gia đình nhằm tìm hiểu
sâu nguyên nhân, hậu quả của vấn đề để có những can thiệp kịp thời và hợp lý.
Điều tra gia đình Việt Nam – năm 2006, nghiên cứu không chỉ tập trung vào bạo
lực gia đình với phụ nữ mà còn những mục tiêu rộng và dàn trải hơn là tập trung vào mối
quan hệ gia đình, giá trị, chuẩn mực gia đình, kinh tế phúc lợi gia đình. Điều tra gồm cả
nam và nữ. Những câu hỏi về bạo lực được đặt ra cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 18 –
60, những người ngoài độ tuổi này trong nhà cũng được phỏng vấn. Phỏng vấn ngay trực
tiếp tại nhà của họ không có tính đảm bảo riêng tư và bảo mật thông tin. Bạo lực được
xác định bởi 3 câu hỏi với nội dung: một hành vi bạo lực thể xác (đánh đập), một hành vi
bạo lực tình dục (quan hệ tình dục ngoài ý muốn), một hành vi bạo lực tinh thần (chửi
bới). Thêm một câu hỏi về “dỗi hờn” (giận nhưng không nói ra) đây là câu hỏi không liên
quan đến xác định bạo lực.
Năm 2007, với tác phẩm “Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị” của hai tác
giả tác giả Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Linh đã một lần nữa cho thấy được tính cấp
thiết của những đề tài nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình. Bên cạnh những lý luận
chung về BLGĐ, hai nhà nghiên cứu còn đưa ra những nhận xét, mô tả, phân tích rất chi
tiết một số nghiên cứu can thiệp trong thực tiễn về BLGĐ và một số dự án phòng chống
BLGĐ ở Việt Nam tại các địa bàn: Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Huế. Nhiều mô hình
phòng chống BLGĐ đã được đưa ra phân tích như mô hình truyền thông; mô hình can
thiệp và cứu giúp nạn nhân; mô hình tư vấn, hỗ trợ về tâm lý giáo dục; mô hình can thiệp
tại cộng đồng. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, hạn chế của một số mô hình đã thực hiện tại
địa phương, các tác giả đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác phòng
chống BLGĐ ở nước ta.
Tác phẩm “Giới, việc làm và đời sống gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Hòa
(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007) đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu và nhiều
bài viết của các cán bộ Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Khoa học Xã
hội vùng Nam Bộ. Cuốn sách gồm 4 nội dung chính: giới và phát triển, phụ nữ và việc
làm, phụ nữ và gia đình, phụ nữ và các vấn đề xã hội. Trong đó đáng chú ý nhất là bài
viết “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Hòa đã
phân tích đượ những biến đổi về chức năng cũng như sự khủng hoảng của gia đình Việt
nam hiện nay như: hiện tượng ly hôn, bạo lực và bất bình đẳng giới trong gia đình.
Báo cáo “Nghiên cứu rà soát các chương trình phòng chống bạo lực trên cơ sở
giới ở Việt Nam” được thực hiện bởi UNFPA trong năm 2007 cùng với sự tham gia của
rất nhiều những tổ chức của chính phủ và phi chính phủ đã đưa đến cho người đọc một
cái nhìn bao quát, toàn diện về bạo lực trên cơ sở giới. Trong đó có BLGĐ – một dạng
đặc biệt của bạo lực giới ở nước ta. Qua nghiên cứu, rà soát, báo cáo đã cho thấy những
hoạt động, hiệu quả và những tồn tại trong công tác phòng chống BLGĐ ở các cấp, các
ngành của nước ta. Trên cơ sở những điểm mạnh, những thách thức đặt ra, báo cáo đã
đưa đến những khuyến nghị đối với các cấp chính quyền, các ban ngành (y tế, pháp luật,
giáo dục ), cấp cộng đồng. Trong đó, đáng lưu ý là việc cần thiết phải cung cấp các
dịch vụ toàn diện cho nạn nhân của BLGĐ và những người gây ra bạo lực là nam giới.
Năm 2008, ở nhiều địa phương trên cả nước đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo bàn
về vấn đề BLGĐ nhằm tìm ra các biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ vấn nạn này. Trong hội
thảo bàn về biện pháp phòng chống BLGĐ tổ chức tại TP HCM, bác sỹ Nguyễn Minh
Tiến – một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý trị liệu đã có bài tham luận: “Làm việc với
thân chủ có vấn đề bạo hành trong gia đình”. Bài tham luận đã phản ánh thực trạng
BLGĐ ở Việt Nam và nêu lên những chuyển biến, những thuận lợi và hạn chế trong công
tác phòng chống BLGĐ trong những năm vừa qua. Từ đó, tác giả đã đưa ra những dấu
hiệu nhận biết, các biện pháp hỗ trợ nạn nhân một cách tức thời cũng như về lâu dài.
Trong hội thảo về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng
chống BLGĐ được tổ chức tại thành phố Yên Bái, tác giả Nguyễn Hữu Minh đã có bài
tham luận: “Vai trò của các tổ chức trong phòng chống BLGĐ”. Tham luận đã chỉ rõ vai
trò, trách nhiệm của các tổ chức ở các cấp trước những yêu cầu đặt ra của Luật phòng
chống BLGĐ. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn trong hoạt
động phòng ngừa và can thiệp BLGĐ, cần chú ý tới quy trình can thiệp trong quá trình
thực hiện.
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với Phụ nữ ở Việt Nam - năm 2010 do
Tổng cục thống kê thực hiện. Nghiên cứu bao gồm cấu phần định lượng (khảo sát mẫu)
và cấu phần định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung). Trong nghiên cứu tập
trung vào chủ đề bạo lực gia đình với phụ nữ, chỉ sử dụng điều tra viên là phụ nữ, chọn
ngẫu nhiên một phụ nữ trong hộ gia đình và mời đến phỏng vấn trực tiếp qua Bảng hỏi
điều tra sử dụng các câu hỏi của nghiên cứu đa quốc gia của WHO về sức khỏe phụ nữ và
bạo lực gia đình với phụ nữ còn các thành viên khác trong gia đình không được phỏng
vấn và được biết về chủ đề cuộc khảo sát. Câu hỏi được đưa ra bằng cách liệt kê một loạt
các hành vi cá nhân mà phụ nữ từng phải hứng chịu: chỉ số bạo lực do người chồng gây
ra được xác định ở những câu hỏi về 6 câu hỏi hành vi về bạo lực thể xác và 4 hành vi
bạo lực tình dục. Bạo lực tinh thần và các hành vi kiểm soát cũng được thu thập sử dụng
trong danh sách các hành vi.
Như vậy, có thể thấy theo dòng lịch sử vấn đề về BLGĐ và Phòng chống BLGĐ
đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả. Song có lẽ, cho
đến nay, BLGĐ vẫn đang là một vấn đề nóng được xã hội quan tâm bởi những biến đổi
ngày càng phức tạp của nó đang diễn ra trong thực tiễn đời sống hàng ngày. Còn rất nhiều
những công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau về vấn đề BLGĐ đã được các tác giả
thực hiện với mong muốn sẽ góp phần đưa đến một cái nhìn đa sắc cạnh về vấn đề BLGĐ
tại các địa phương trên cả nước. Các nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng,
nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ cũng như đã đưa ra được các kết luận, khuyễn nghị có ý
nghĩa cho công tác phòng chống BLGĐ ở nước ta.
Những tài liệu đã được công bố nói trên luôn là những tài liệu tham khảo quan
trọng trong việc nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn :”Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ
nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình được tiếp nhận tại Trung tâm Công tác xã hội TP Hà
Nội”.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
3.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài này sẽ góp phần làm sang tỏ một số lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu
như : Bạo lực gia đình là gì? Phụ nữ bị bạo lực gia đình là gì?Các dịch vụ công tác xã hội
hỗ trợ đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình và các yếu tố ảnh hưởng.
Đề tài thể hiện được vai trò của công tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân bị bạo
lực gia đình đặc biệt là phụ nữ, từ đó mọi người nhận rõ được tầm quan trọng của nhân
viên công tác xã hội hiện nay. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm phát triển các
dịch vụ trợ giúp phụ nữ bị bạo lực dưới góc độ Công tác xã hội
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài xây dựng nhằm nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, phát
hiện các vấn đề trong thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển chất
lượng và hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Trung tâm cung
cấp dịch vụ Công tác xã hội TP. Hà Nội
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện có tại Trung tâm
cung cấp dịch vụ Công tác xã hội TP. Hà Nội
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến các dịch vụ tại Trung tâm
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình của Trung tâm
cung cấp dịch vụ Công tác xã hội TP.Hà Nội về: cách thức tổ chức quản lý, ngân sách, sự
phong phú của các dịch vụ? Có lạc hậu không? Sự đáp ứng nhu cầu của xã hội? Các dịch
vụ có đủ để đáp ứng nhu cầu đối tượng...
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả các dịch dịch vụ tại Trung tâm: nhân
lực, cơ sở vật chất, ngân sách, cách thức quản lý chỉ đạo, chính sách pháp lý có hiệu quả
không.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá các dịch vụ hỗ trợ đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình
do Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội TP Hà Nội tổ chức thực hiện.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng: các dịch vụ hỗ trợ nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện do
Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội thực hiện.
- Phạm vi về khách thể:
+ Phụ nữ bị bạo lực tại Trung tâm
+ Cán bộ làm việc trực tiếp với phụ nữ bị bạo lực của Trung tâm
+ Ngoài ra còn có các thành viên của gia đình.
- Phạm vi về không gian, thời gian:
Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016.
Tại Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội TP Hà Nội – Địa chỉ: Sổ 45
Bà Triệu, P.Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng và phân tích nguồn thông tin của nhiều loại tài liệu:
- Tài liệu hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội
- Báo cáo thường xuyên và định kỳ của Trung tâm cung cấp các dịch vụ Công tác
xã hội TP. Hà Nội.
- Dữ liệu khảo sát tổ chức và hoạt động của các cơ sở xã hội do UNICEF và cục
Bảo trợ xã hội phối hợp thực hiện.
- Tài liệu quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội giai đoạn 2010 – 2030;
- Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghề về công tác xã hội cho cán bộ cấp cơ sở
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 11 người có liên quan bao gồm:
- 01 Lãnh đạo cơ quan quản lý cơ sở
- 01 Chuyên chuyên phụ trách thuộc cơ quan chủ quản
- 01 Lãnh đạo trung tâm
- 03 nhân viên trung tâm làm việc trực tiếp với đối tượng bị bạo lực (2 NVTV, 1
NVXH).
- 01 Bảo vệ
- 06 phụ nữ bị bạo lực
Nội dung chủ yếu của các cuộc phỏng vấn sâu tập trung vào hai nội dung căn
bản: tìm hiểu thực trạng BLGĐ đối với phụ nữ và nhu cầu cần trợ giúp của họ; khảo sát
và đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với phụ nữ bị BLGĐ tại Trung tâm cung cấp dịch vụ
Công tác xã hội.
* Phương pháp quan sát tham dự:
Người nghiên cứu đã xin đến làm việc tình nguyện tại Trung tâm CCDVCTXH
từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2016 với nhiệm vụ là cộng tác viên công tác xã hội. Tham
gia các hoạt động của trung tâm liên quan đến quá trình tiếp nhận và trợ giúp phụ nữ bị
BLGĐ qua đó quan sát thực tiễn, rút ra được những nhận định của bản thân về dịch vụ
cung cấp tại Trung tâm với nhóm phụ nữ bị BLGĐ.
* Phương pháp thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với sự tham gia của 7 người bao gồm:
1 NVXH, 2 NVTV, 1 lãnh đạo cơ quan quản lý cơ sở, 1 chuyên viên phụ trách thuộc cơ
quan chủ quản, 1 lãnh đạo trung tâm.
7. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia
đình.
Chương 2: Thực trạng triển khai các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình được
tiếp nhận tại Trung tâm cung cấp dịch vụ Công tác xã hội TP.Hà Nội.
Chương 3: Các yếu tố tác động đến hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực
gia đình tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội TP. Hà Nội.
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1 Những vấn đề lý luận
1.1.1Khái niệm:
* Dịch vụ xã hội:
“Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm
người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội”
Một khái niệm thống nhất về dịch vụ xã hội cho người yếu thế là rất cần thiết và
đó cũng là cơ sở để thiết kế hệ thống dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng này. Dựa
vào những lý giải về dịch vụ, chính sách xã hội, dịch vụ xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản nêu
trên, khái niệm dịch vụ xã hội cho người yếu thế được hiểu là:
“Dịch vụ xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người
nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản
và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế”
(Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng)
* Công tác xã hội:
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): “Công
tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường
hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích
hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm
2000 tại Montréal, Canada (IFSW): “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho
người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các
lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những
điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các
nguyên tắc căn bản của nghề” [11].
Theo Foundation of Social Work Practice: “Công tác xã hội là một môn khoa học
ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở
mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó
dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó
cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn
hoá” [20].
* Gia đình
Giữa các ngành khoa học, các nhà khoa học khác nhau cũng có nhiều quan điểm
khác nhau về gia đình. Có quan niệm cho gia đình là “tế bào xã hội”, gia đình là “thiết
chế xã hội”, "là “nhóm xã hội”, là “tổ chức cơ bản của xã hội”
Trong tác phẩm “Cấu trúc xã hội” (1949) G.P. Murdock cho rằng “Gia đình là
một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế (người lớn
và của cả hai giới), và ít nhất trong đó có quan hệ tình dục với nhau, được xã hội tán
thành, một hoặc nhiều con cái (do họ đẻ ra hoặc do họ nhận con nuôi)” [12, tr. 21].
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (năm 2002) định nghĩa “Gia đình là thiết chế
xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực
hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa.Gia đình là một phạm trù lịch sử thay
đổi cùng sụ phát triển của lịch sử” [6, tr. 17].
Dưới góc độ Luật pháp, theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam “Gia đình là
tập hợp những gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” [18, tr. 25]
* Bạo lực gia đình
Bạo lực ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi bản chất của nó gắn liền với tội
phạm, người gây ra bạo lực không phân biệt giới tính, lứa tuổi hay dân tộc và nạn nhân
của bạo lực cũng không có mối liên hệ tới những phạm trù trên. Tức là ai cũng có thể gây
ra bạo lực và ai cũng có thể là nạn nhân của bạo lực. Bạo lực không chỉ ảnh hưởng tới
riêng nạn nhân mà còn là gây nên những hệ lụy tiêu cực tới cộng đồng rộng lớn, làm mất
an toàn xã hội khi hiện tượng khủng bố hay giết người hàng loạt ngày càng gia tăng.
Nhận thức được sự nghiêm trọng của bạo lực, năm 1995 Liên Hợp Quốc đã đưa
ra quan niệm: “Bạo lực là việc cố ý sử dụng vũ lực hay quyền lực để đe dọa, tước đoạt
đối với một người, một nhóm người để gây ra chấn thương về thể xác, tổn hại về mặt tâm
lý, thậm chí còn dẫn đến tử vong” [1, tr. 42].
Xét trong mối quan hệ thì “BLGĐ là tình trạng bạo lực xảy ra với các thành
viên trong một gia đình. Không đơn thuần coi BLGĐ chỉ xảy ra giữa người chồng và vợ
mà còn là bạo lực giữa cha mẹ và con cái, giữa những đứa con với nhau”
(tríchWikimedia.com).
Xét dưới môi trường gây ra bạo lực, BLGĐ và bạo lực xã hội khác nhau ở môi
trường gây ra bạo lực. Bạo lực xã hội diễn ra trên quy mô lớn và với những người không
quen biết, còn BLGĐ xảy ra với những người thân trong gia đình, những người gắn kết
bởi quan hệ huyết thống và hôn nhân.BLGĐ liên quan tới trạng thái cảm xúc của mỗi cá
nhân, nhưng dù trong trường hợp nào thì nó cũng là sự lệch chuẩn xã hội.
Nhìn nhận về vấn đề BLGĐ, trong Đại hội của Hội đồng Liên Hợp Quốc tháng
12/1993, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về BLGĐ như sau: “Bất kỳ hành động bạo
lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể,
tình dục, tâm lýsự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở
nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư.”
Quan điểm của Việt Nam về BLGĐ được thể hiện trong Luật Phòng chống
BLGĐ đã được thông qua ngày 1/7/2008. Khoản 2, điều 1, chương I của Luật này đã nêu
rõ: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình.”.[19, tr. 40]
Trên thực tế đời sống và các nghiên cứu có nhiều dạng bạo lực gia đình như
bạo lực giữa vợ - chồng, chồng – vợ, bố mẹ - con cái, mẹ chồng – nàng dâu. Trong
nghiên cứu tập trung đi sâu vào người chồng gây bạo lực với vợ và người phụ nữ là nạn
nhân.
1.1.2 Các hình thức bạo lực gia đình
Các hành vi BLGĐ với phụ nữ được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có
những hành vi bạo lực dễ dàng nhận thấy nhưng cũng có những bạo lực mà không thể
nhận thấy. Khái quát các hành vi bạo lực, có 4 nhóm hành vi bạo lực chủ yếu bao gồm
bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế.
Các hành vi BLGĐ với phụ nữ được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có những
hành vi bạo lực dễ dàng nhận thấy nhưng cũng có những bạo lực mà không thể nhận
thấy. Khái quát các hành vi bạo lực, có 4 nhóm hành vi bạo lực chủ yếu bao gồm bạo lực
thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế.
* Bạo lực thể chất
Là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên
trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần, tính mạng của một hay
nhiều thành viên khác. Bạo lực gia đình xảy ra giữa những người có quan hệ đặc biệt (vợ
chồng, con dâu, con rể) hoặc ruột thịt (ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em, họ hàng) có
thể trong cùng một mái nhà hoặc mái nhà khác. [8, tr.43,44]
* Bạo lực tinh thần
Là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành
viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều
thành viên khác. Bạo lực tinh thần cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện
vọng, ý thích, thị hiếu riêng của mỗi người.[8, tr.44]
* Bạo lực tình dục
Là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thỏa mãn tình dục của một
người hoặc một nhóm người đối với một người hoặc một nhóm người khác. Hành vi này
có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần và diễn ra cả trong quan hệ vợ chồng
hoặc bạn tình. Bạo lực tình dục còn bao hàm cả việc cưỡng ép vợ sinh nhiều con hoặc đẻ
con trai.Bạo lực tình dục là một dạng đặc biệt trong quan hệ giới tại gia đình. Nó vừa có
thể diễn ra kín đáo, âm thầm vừa có thể diễn ra công khai nhưng nhìn chung cả đạo đức
và pháp luật đều khó có thể can thiệp.[8, tr.44]
* Bạo lực kinh tế
Là việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặt hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động, chiếm
giữ và kiểm soát tài chính của một hoặc một nhóm người với một hoặc một nhóm người
khác trong gia đình. Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp
lý giữa các thành viên trong gia đình.[8, tr.44]
1.1.3 Đặc điểm phụ nữ bị bạo lực gia đình
BLGĐ thường để lại những dư âm tới nạn nhân BLGĐ và hậu quả của nó
thường dai dẳng hơn nhiều so với ảnh hưởng về thể chất. Những tổn thương về thể chất ở
nạn nhân BLGĐ còn có thể khắc phục được bởi can thiệp y tế nhưng tổn thương về tinh
thần của họ không dễ gì can thiệp và can thiệp nhanh chóng được.
Nạn nhân bị BLGĐ thường chịu ảnh hưởng tâm lý như cảm giác sợ sệt, lo lắng,
đặc biệt với phụ nữ, họ không chỉ sợ cho bản thân mà còn luôn lo sợ cho tính mạng của
con mình.Nạn nhân bị BLGĐ thường hạ thấp giá trị của mình, cảm thấy như mình có tội
lỗi và xấu hổ trước những người khác. Có những nạn nhân BLGĐ bị tổn thương tâm lý
trầm trọng tới mức họ có những rối loạn tâm lý như trầm uất, hoang tưởng. Họ sẽ trở nên
phụ thuộc nhiều hơn vào người có hành vi BLGĐ và từ đó khiến họ ngày một thụ động,
không dám đưa ra ý kiến, đề xuất hay quyết định trong gia đình họ, thâṃ chí là không
dám nói điều này ra với ai, kể cả những người thân của mình.
Bởi vậy nên việc họ chịu tiếp xúc và cởi mở chia sẻ vấn đề là rất khó. Muốn trợ
giúp các nạn nhân bị bạo hành thì chính bản thân họ phải mong muốn và có nhu cầu được
trợ giúp.
- Đặc điểm thể chất
Những hành vi BLGĐ như đánh đập, ném, sử dụng hung khí để hành hạ khiến nạn
nhân BLGĐ có thể bị giảm khả năng về ăn, ngủ, nghỉ. Bị tổn thương thực thể từ nhẹ như
bầm tím, xây xước, chảy máu. Tới nặng hơn như bị thương tật làm giảm hoặc mất khả
năng lao động thậm chí là tử vong.
Phụ nữ bị ép buộc tình dục còn bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như mang thai
ngoài ý muốn, bị các bệnh hay biến chứng sản khó, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Do có những đặc điểm về thể chất, tâm lý như vậy nên việc tiếp cận, thu thập
thông tin của đối tượng rất khó. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình
trợ giúp đối tượng. Nếu đối tượng có nghị lực, hay mạnh dạn thì việc hỗ trợ sẽ dễ dàng
hơn. Nhưng nếu đối tượng ỷ lại, phụ thuộc và thiếu ý chí thì buộc sức làm việc của
NVCTXH phải tăng lên và cũng gây khó khăn cho việc trợ giúp.Tuy nhiên với nguyên
tắc là luôn chấp nhận thân chủ nên dù có gặp trở ngại hay khó khăn trong việc tiếp cận
cũng như trợ giúp thì NVCTXH vẫn luôn phải cố gắng để có thể hoàn thành nhiệm vụ
của mình. Đặc điểm của đối tượng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động
CTXH, sự tích cực của đối tượng sẽ khiến quá trình trợ giúp suôn sẻ hơn. Qua đó cũng
thấy được tầm quan trọng của việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ nữ bị
BLGĐ.
1.1.4 Một số lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo
lực gia đình.
Có rất nhiều lý thuyết khác nhau, nhưng theo tác giả thì các lý thuyết sau phù hợp
trong tiếp cận với phụ nữ bị bạo hành hơn. Cụ thể:
1.1.4.1 Lý thuyết hành vi
Mục đích: Tăng cường chức năng xã hội bằng việc hỗ trợ thân chủ học những
cách thức xác thực và rõ ràng về việc lĩnh hội, tư duy và giải thích những trải nghiệm
cuộc sống của chính mình. Việc đấu tranh cho bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực
gia đình rất cần tác động đến nhận thức của cộng đồng, khi nhận thức thay đổi thì hành vi
ứng xử của cộng đồng mới đổi khác.
Ứng dụng: Cách tiếp cận theo lý thuyết này này yêu cầu thân chủ phải có khả năng
nhận thức cần thiết và sẵn sàng đầu tư thời gian cần thiết để giám sát và phân tích các
cách thức mà mình tư duy, đồng thời thực hành các kỹ thuật phù hợp để thay đổi những
thói quen cố hữu trong suy nghĩ của mình, từ đó hiểu rõ hơn tại sao người phụ nữ lại có
những hành vi cam chịu hay che dấu. Thuyết hành vi-nhận thức đặc biệt hữu hiệu đối với
các vấn đề về suy giảm lòng tự trọng và những suy nghĩ về việc tự chuốc lấy những thất
bại. Nó cũng có thể được sử dụng với trẻ em (ở độ tuổi lên 10 hoặc hơn một chút) và trẻ
vị thành niên là những đối tượng đang phát triển và định hình những hình mẫu trong tư
duy và tất nhiên là ứng dụng được cho cả những người trưở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004657_5569_2006177.pdf