LỜI CAM ĐOAN .1
LỜI CẢM ƠN.2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN.12
1.1 Tổng quan về công trình.12
1.1.1 Khái niệm chung về công trình.12
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của công trình.12
1.1.3 Yêu cầu đối với công trình.15
1.1.4 Công trình xây dựng .16
1.1.5 Phân loại công trình .17
1.2 Tổng quan về quản lý dự án .18
1.2.1 Khái niệm về quản lý dự án .18
1.2.2 Chức năng của quản lý dự án.19
1.2.3 Mục tiêu của quản lý dự án.21
1.2.4 Nội dung và quy trình của quản lý dự án.22
1.2.4.1 Nội dung quản lý dự án.22
1.2.4.2 Quy trình quản lý tiến độ công trình .25
1.2.5 Các công cụ phân tích và quản lý tiến độ công trình.27
1.2.5.1 Biểu đồ GATT.27
1.2.5.2 Phương pháp sơ đồ mạng .28
1.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ công trình.31
1.3.1 Tập hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ công trình.31
1.3.2 Nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ trong qua trình thực hiện công trình.37
1.3.3 Đặc điểm riêng của DAXD CTGT ảnh hưởng đến tiến độ .39
1.3.4 Những vấn đề đặt ra để hoàn thiện công tác quản lý DAXD CTGT.41
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾN ĐỘ THI
CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(2008 – 2012) .44
2.1 Giới thiệu về Sở giao thông vận tải Hà Nội.44
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của SGTVT Hà Nội.44
121 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ đối với các công trình giao thông của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển Kinh tế Bắc - Nam, đường Lê văn Lương
kéo dài, đường Phúc La- Văn phú, Ðường 70, Trục Tây Thăng Long.
+ 24 công trình hạ ngầm các đường dây đi nổi và chỉnh trang, nâng cấp và
tăng cường trật tự đô thị phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trên các tuyến
phố: Tuyến Phạm Văn Ðồng - Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến, Lý Thường Kiệt, Lê
Duẩn - Giải Phóng - Bắc Linh Ðàm, Tôn Ðức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây
Sơn- Nguyễn Trãi - Quang Trung- Ba la, Khâm Thiên, quảng trường Ngân hàng
58
TW (bao gồm cả phố Lê Thạch , Lê Lai ), tuyến đường 430 (Cầu Đen – Cầu Trắng
và từ Bưu Ðiện - Ngọc Trục).
Cuối năm 2009, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với Bộ GTVT, Cục đường bộ tiếp
nhận bàn giao công trình đường 32 (đoạn Diễn – Nhổn) từ ngày 01/10/2009..
c) Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 2010
Trong năm 2010, công tác quản lý đầu tư xây dựng của ngành giao thông vận
tải cơ bản đã tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục, các quy định hiện hành của Nhà
nước và Thành phố Hà Nội, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả đầu tư, phù hợp
với quy hoạch được duyệt.
Năm 2010, Hà Nội cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng 10 công trình: cầu
Sơn Ðồng, cầu Vàng, Ðường 32 (Nhổn - Sơn Tây); Cầu Ðen; cầu Ðồng Dài; cầu
Văn Phương; đường tỉnh 429 (đường 73 cũ); đường Lê Trọng Tấn ( EPC); Ðường
Phúc La - Văn Phú (EPC); Ðường trục phía Bắc Hà Ðông (BT);
Trong thời điểm này, Sở GTVT Hà Nội cũng đang triển khai thi công 31 công
trình bao gồm: Ðường 35, đường Văn Cao - Hồ Tây; Ðường Cát Linh - La Thành
- Yên Lãng (đoạn La Thành - Thái Hà - Láng); đường Liễu Giai - Núi Trúc;
Ðường từ Quốc Lộ 5 đi Hapro; Ðường nối đường 35 vào khu bãi rác Nam Sõn;
đường 16; đường đê nối tỉnh Hưng Yên; Tuyến tránh cầu Ðịnh (đường 71); Ðường
81; đường 78 (Gói thầu 02); đường Cầu Lão - Ba Thá; đường đê Gia Thượng;
đường 418 (82); đường 83, đường 84, đường 87A, đường 23B, đường 446, hạ
ngầm các tuyến cáp và đường dây đi nổi trên tuyến Cát Linh - La Thành; cầu
Triền, cầu Ngà; cầu Trôi; cầu Am; cầu Hậu Xá, cầu Hòa Viên; cầu Ba Thá, cầu
Lạc Trung, cầu đi bộ qua đường Phạm Ngọc Thạch - Lương Ðình Của; cầu đi bộ
trên đường Ðại Cổ Việt.
Các công trình dự kiến triển khai trong quý 1/2010: 08 công trình là xén và
cứng hóa đê mở rộng QL32, cầu Phương Trạch, cầu Giẽ, cầu Khỉ, QL1A đoạn
Vãn Ðiển - Ngọc Hồi, cầu Ngọc Hồi, đường vào trung đoàn 452 - Bộ Tư lệnh Thủ
đô, Trụ sở đội TTGT quận Long Biên, Gia Lâm, cầu, đường nối khu đô thị Mỗ
Lao với đường Lê Vãn Lương kéo dài.
59
d) Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 2011
Ðể từng bước thực hiện Kế hoạch số 81, Sở GTVT đã phối hợp với các Sở,
ngành liên quan và Bộ GTVT tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải nhằm nhanh chóng hoàn thiện cơ bản hệ thống hạ tầng khung bao gồm: Các
đoạn tuyến còn lại trên đường vành đai I, Vành đai II, Vành đai III, các tuyến đường
hướng tâm, (Quốc lộ 1, QL6, QL32, QL3), các tuyến đường sắt đô thị, các nút giao
thông trọng điểm. Nhiều công trình đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng
có hiệu quả góp phần không nhỏ giảm ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến phố, nhiều
khu vực (Ví dụ như: Ðường Kim Liên - Ô Chợ Dừa; cầu Vĩnh Tuy; Vành đai 3 (cầu
Thanh Trì - Mai Dịch); Ðại lộ Thăng Long; đường 32; hầm Kim Liên; Ðường Lạc
Long Quân; Cầu Tó; cầu Am; cầu Hậu Xá, Cầu Biêu; Ðường Phúc La - Văn Phú;
Ðường trục phía Bắc Hà Ðông; đường Lê văn Lương kéo dài, đường Lê Trọng Tấn,
cầu Phùng, cầu đi bộ đường Ðại Cổ Việt, một số tuyến đường đô thị, đường tỉnh lộ
quan trọng trên địa bàn các quận, huyện như: đường 429B (cầu Lão - Ba Thá) đoạn
Km0-Km8; đường Tỉnh lộ 413 (88cũ); cải tạo nâng cấp đuờng 414 (87cũ); cải tạo,
nâng cấp đường 446; cải tạo nâng cấp đường đê nối tỉnh Hưng Yên (đoạn từ cầu
Chương Dương đến hết địa phận Hà Nội; đường phía Nam nối từ đường 35 vào khu
Liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn; đường 429 (Ba Thá - Miếu Môn); đường 420
(84 cũ); Cải tạo, nâng cấp đường đê Gia Thượng). Nhiều cây cầu yếu được kiểm định
và cải tạo hoặc xây dựng mới (50 cầu đang triển khai). Ðã đưa vào sử dụng có hiệu
quả 18 cầu vượt dành cho người đi bộ, một số hầm bộ hành trên các tuyến đường.
Các điểm đỗ, bãi đỗ xe công cộng tại một số địa bàn có nhu cầu cao. Ðã và đang lập
công trình triển khai nhanh một số nút giao thông khác cốt kết cấu nhẹ để giải quyết
ùn tắc giao thông (Nút Nam Hồng - Bắc Thăng Long, Láng Hạ - Thái Hà, Chùa Bộc
– Thái Hà, Láng - Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Thanh – Ðường Láng). Tập trung đầu
tư các công trình hạ tầng GTVT quan trọng có ý nghĩa trong việc giải quyết kịp thời
tình trạng ùn tắc giao thông như: đường Văn Cao - Hồ Tây; đường Cát Linh - La
Thành - Thái Hà -Láng, đường Kim Mã - Trần Phú, đường Liễu Giai - Núi Trúc -
Sơn Tây và một số tuyến trục chính đô thị...
60
Trong năm 2011, Sở Giao thông Vận tải đã triển khai thi công và cơ bản
hoàn thành 16 công trình; đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt công
trình để chuẩn bị khởi công là 47 công trình; Ðang thực hiện thi công 28 công
trình.
e) Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông 2012:
- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hưởng ứng năm an toàn giao thông
2012 là việc triển khai xây dựng các cầu vượt bằng kết cấu thép lắp ghép để giải
quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông tại các nút giao thông có mật độ giao
thông đặc biệt cao. Trong năm 2012, Sở GTVT đã hoàn thành thông xe 05 cầu
vượt kết cấu thép lắp ghép tại 05 nút giao Chùa Bộc – Thái Hà; Láng Hạ - Thái
Hà; Lê Văn Lương – Láng; Nguyễn Chí Thanh – Láng và Nam Hồng – Mai Dịch
– Nội bài. Việc đầu tư xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng kịp thời các cầu
vượt kết cấu thép đã làm giảm ùn tắc tại các nút giao thông quan trọng của Thành
phố, góp phần giảm tải và điều tiết giao thông tại các nút giao thông khu vực lân
cận. Cùng với việc Bộ GTVT hoàn thành, đưa vào sử dụng Công trình đường vành
đai III (giai đoạn 2- đường trên cao), việc Thành phố đầu tư đưa vào sử dụng 05
cầu vượt kết cấu thép tại các nút giao thông quan trọng đã làm chuyển biến đáng
kể tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố.
- Đã khởi công xây dựng cầu Yến Vĩ; phấn đấu hoàn thành phục vụ Lễ hội
Chùa Hương 2013; Đang tập trung thi công cầu Từ Châu.
- Công trình đường vành đai II: UBND Thành phố đã phê duyệt công trình
phần đi bằng; Phần trên cao đang hoàn thiện giải trình theo thông báo thẩm định.
- Đẩy mạnh thi công đường Vành đai II, đoạn Nhật Tân – Xuân La; đồng thời
tập trung hoàn thiện thủ tục để triển khai các đoạn tiếp theo của công trình phát triển
giao thông đô thị. Phấn đấu hoàn thành kịp tiến độ cam kết giữa Thành phố và WB.
- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 70 gồm 03 công trình đầu tư theo hình thức
BT và UBND Thành phố giao Sở GTVT quản lý thực hiện hợp đồng. Sở GTVT
đã rà soát công trình và trình UBND Thành phố phê duyệt công trình đoạn Hà
61
Đông - Văn Điển và đoạn Đại Lộ Thăng Long – Nhổn. Riêng đoạn Hà Đông – Đại
Lộ Thăng Long đang lập công trình.
- Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng GTVT quan trọng: Đường Văn Cao
- Hồ Tây; đường Cát Linh - La Thành - Thài Hà -Láng, đường Kim Mã - Trần Phú,
đường Liễu Giai - Núi Trúc - Sơn Tây ...; Đã hoàn thành thiết kế bản vẽ thi công –
dự toán đối với các cầu: Từ Châu, Thuần Lương, Yên Trình, Zét; Tập trung triển
khai thi công công trình đường Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi.
Nhiều công trình đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu
quả góp phần không nhỏ giảm ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến phố, nhiều khu
vực.
2.1.5 Kết quả giải ngân trong giai đoạn 2008 – 2012
Vốn luôn là nhân tố quyết định đối với tiến độ của công trình xây dựng các
công trình giao thông. Căn cứ vào số liệu của Sở GTVT Hà Nội, luận văn sẽ tổng
hợp công tác giải ngân cho các công trình xây dựng CTGT tại Hà Nội trong thời
gian qua.
Trong năm 2008, Sở GTVT Hà Nôi đã thực hiện được như sau (xem bảng
2.1). Trong kế hoạch được giao là 492,362 triệu đồng thì giải ngân được 90% theo
kế hoạch, trong khi thực chi là 537, 311 triệu đồng.
Bảng 2.1: Tiến độ giải ngân trong năm 2008 (nguồn: Sở GTVT Hà Nội) (triệu đồng)
Giải ngân đến
30/12/2008
TT Nội dung
Kế hoạch
giao năm
2008 Thanh
toán
Đạt tỷ
lệ %
KH
Thực
hiện cả
năm
2008
TỔNG SỐ 496,263 448,039 90 537,311
1 Chuẩn bị đầu tư (24 danh mục) 9,090 930 10 5,453
2
Chuẩn bị thực hiện công trình (04
danh mục)
1,699 1,388 82 1,572
3
Thực hiện công trình (47 danh
mục)
485,474 445,721 92 530,286
62
Trong năm 2009, thì Sở GTVT Hà Nôi được giải ngân như trong bảng 2.2,
có thể thấy chi phí cho giải phóng mặt bằng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong số
vốn được giao hàng năm cho các công trình giao thông.
Bảng 2.2: Tiến độ giải ngân trong năm 2009 (nguồn: Sở GTVT Hà Nội) (triệu đồng)
Kế hoạch 2009 đã
giao
Giải ngân KH
2009đến thời điểm
báo cáo
Dự kiến
KH 2009
TT
Danh mục công
trình
Tổng số
Trong
đó:
GPMB
Tổng số
Trong
đó:
GPMB
Tổng số
Trong
đó:
GPMB
1 2 3 4 5 6 7 8
TỔNG CỘNG 732,772 340,937 735,820 347,355 737,457 359,077
- Vốn ODA 47,000 0 79,063 0 47,000 0
- Vốn trong nước 685,772 340,937 656,757 347,355 690,457 359,077
Đến năm 2010, Sở GTVT Hà Nội nhận được tổng số vốn theo kế hoạch là
1,228,081 triệu đồng. Với số vốn nhận được gần gấp 3 lần trong năm 2009, tuy
nhiên, kinh phí GPMB lên đến 699,237 triệu đồng chiếm hơn 50% tổng số vốn
được giao. Thực tế, năm 2010, Sở GTVT Hà Nội đã giải ngân cho các công trình
hết 1,355,726 triệu đồng, dẫn đến thiếu hụt khoảng 98,477 triệu đồng cho ngân
quỹ của Sở trong năm 2010. Trong năm 2010, với nhiều công trình giao thông cần
hoàn thiện gấp để phục vụ Đại lễ 1000, nên Sở GTVT Hà Nội đã được giao cho số
vốn lớn hơn so với các năm trước. Do một số hạng mục cần hoàn thiện gấp dẫn
đến việc đội thêm chi phí tiến độ cho một số công trình (công nhân làm thêm giờ
và làm vào ngày lễ, thuê và mua thêm trang thiết bị thi công).
Tiếp đến, trong năm 2011, thực hiện nghị định 11 của Chính phủ về hạn
chế đầu tư công nên ngân sách cấp cho Sở GTVT giảm trong thời gian này. Tuy
nhiên, GPMB vẫn là vấn đề làm phát sinh các khoản chi ngoài dự kiến, vượt gần
80% so với kế hoạch. Khối lượng thực hiện năm 2011 ước đạt 870 tỷ đồng. Giải
63
ngân đến 30/12/2011 và dự kiến đến 31/1/2012 là 861,870 triệu đồng đạt 99,1%
Kế hoạch Trong năm 2011, Sở GTVT đã được UBND thành phố Hà Nội giao cho
việc nghiên cứu xây dựng một số cầu vượt nhẹ tại các nút giao thông trong điểm
nhằm giảm ùn tắc trong giờ cao điểm.
Bảng 2.3: Tiến độ giải ngân trong năm 2011 (nguồn: Sở GTVT Hà Nội) (triệu đồng)
KH2011 đã giao Giải ngân KH 2011
STT Tên công trình
Tổng số Trong đó GPMB Tổng số
Trong đó
GPMB
1 2 3 4 5 6
Tổng số 869,583 175,981 861,870 302,893
I Vốn NSTP 864,583 175,981 861,352 302,893
1 Chuẩn bị đầu tư 11,430 6,465
2
Thực hiện công
trình
853,153 175,981 854,887 302,893
II
Vốn NSTP ủy
thác Quỹ ĐTPT
cấp phát
5,000 518
Năm 2012, Sở GTVT được giao Kế hoạch vốn XDCB (sau điều chỉnh) là
1.043 tỷ đồng và 255 tỷ đồng vốn ứng trước Kế hoạch 2013. Giải ngân đến thời
điểm báo cáo đạt 1.380 tỷ đồng (phần giải ngân vượt kế hoạch giao do ứng vốn
GPMB, vốn ODA và vốn Kế hoạch 2013 ứng trước). Điểm nhấn trong năm 2012
là, Sở GTVT đã hoàn thành vượt tiến độ 5 cầu vượt nhẹ tại các nút giao thông
trong điểm, qua đó giúp giảm hơn được gần 40% số điểm ùn tắc so với năm trước.
Bảng 2.4: Tiến độ giải ngân trong năm 2012 (nguồn: Sở GTVT Hà Nội) (triệu đồng)
Kế hoạch năm 2012
Giải ngân KH 2012
đến thời điểm BC
TT
Danh mục
công trình
Tổng số GPMB Tổng số GPMB
Giải
ngân
GPMB
theo tiến
độ
Giải
ngân
KH 2013
ứng
trước
1 2 3 4 5 6 7 8
TỔNG SỐ 1,043,747 317,399 1,380,398 321,835 4,889 224,652
64
1
Chuẩn bị đầu
tư
17,140 13,441
2
Thực hiện
công trình
964,107 317,399 1,324,842 321,835 4,889 224,652
3
Công trình hạ
ngầm, chỉnh
trang đô thị
62,500 42,115
Định hướng phát triển cho Sở GTVT Hà Nội trong thời gian tới được định
hướng như sau:
– Tiếp tục thực hiện vai trò quản lý điều hành công trình đối với các công
trình đầu tư do Tổng Cục đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải,
UBND thành phố Hà Nội giao cho làm chủ đầu tư.
– Thực hiện công tác quản lý, điều hành công trình đối với các Chủ đầu tư /
Nhà đầu tư khác với các nguồn vốn đa dạng (theo các hình thức đầu tư BT,
BOT, PPP)
– Tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước để huy động vốn đầu tư cho công
trình giao thông.
2.2 Thực trạng công tác quản lý tiến độ công trình tại Sở GTVT Hà Nội
Để có thể quản lý tiến độ xây dựng công trình theo đúng kế hoạch, thì các công
trình xây dựng trước khi triển khai đều được lập tiến độ thi công xây dựng, tiến độ
thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ chung của công trình
đã được phê duyệt.
Đối với các công trình có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến
độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, năm. Nhà thầu thi
công xây dựng phải có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen
kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải đảm bảo phù hợp với tiến độ
thi công tổng thể của công trình. Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và
các bên liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công
trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn bị
kéo dài nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình.
65
Đối với các công trình do Sở GTVT Hà Nội quản lý, thì công tác quản lý
tiến độ dựa trên cơ sở hợp đồng ký kết với các nhà thầu về thời gian thực hiện.
Tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn các công trình đều phải ra hạn thời gian thực
hiện hợp đồng bởi nhiều các nguyên nhân khác nhau.
2.3 Thực tiễn tại một số công trình điển hình tại Hà Nội
Trong phần này luận văn sẽ giới thiệu 3 công trình điển hình với các chủ
đầu tư và nguồn vốn khác nhau của thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Đây có
thể coi là căn cứ thực tiễn để thấy được những ưu điểm giúp đẩy nhanh tiến độ và
chỉ ra tồn tại làm chậm tiến độ tại các công trình giao thông của thành phố Hà Nội.
Bao gồm:
1. Công trình đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 414 từ Sơn Tây
đến Khu di tích K9
- Chủ đầu tư là Sở GTVT Hà nội
- Đại diện chủ đầu tư: Ban QLDA giao thông 2
- Tổng mức đầu tư cho công trình là 124,963 triệu đồng (dự án nhóm B)
- Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà nội.
2. Công trình : Đường trục phát triển phía Bắc Hà đông.
- Nhà đầu tư ( thực hiện vai trò Chủ đầu tư) : Tập đoàn Nam Cường.
Cơ quan quản lý hợp đồng: Sở GTVT Hà nội – Đại diện là Ban QLDA giao
thông 2.
- Hình thức đầu tư: Xã hội hóa. Công trình được Đầu tư theo hình thức hợp
đồng BT ( xây dưng và chuyển giao). Hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (UBND Thành phố Hà Nội và Nhà đầu tư ( Tập đoàn Nam Cường)
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển
giao công trình đó cho Nhà nước, UBND Thành phố sẽ tạo điều kiện cho Nhà đầu
tư thực hiện công trình khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán
cho Nhà đầu tư theo thoả thuận trong Hợp đồng BT.
- Tổng mức đầu tư: 736.075.687.416 đồng.
- Nguồn vốn: Tư nhân ( Nhà đầu tư tự bỏ ra thực hiện)
66
3. Công trình cầu vượt nút giao đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân
- Chủ đầu tư là Sở GTVT Hà nội
- Đại diện chủ đầu tư: Ban QLDA giao thông 2
- Tổng mức đầu tư cho công trình là 181,395 triệu đồng (dự án nhóm B)
- Nguồn vốn: Ngân sách thành phố Hà nội thuộc chương trình trọng tâm
trọng điểm.
Tiến độ của 3 công trình giao thông tại sở GTVT Hà nội đều được lập theo
phương pháp sơ đồ GATT như trong hình dưới đây.
67
Hình 2.2 Sơ đồ so sánh tiến độ thực hiện 3 công trình
68
2.3.1 Công trình xây dựng đường tỉnh 414 từ Sơn Tây đến khu di tích K9
Công trình đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 414 từ Sơn Tây đến Khu
di tích K9 (chiều dài toàn tuyến hơn 20km, trong đó đoạn qua thị xã Sơn Tây từ
Km0 đến Km6+317,5 dài 6,32km). Viện Quy hoạch Xây dựng đã thiết kế chỉ giới
đường đỏ trình Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định trình UBND TP Hà Nội phê
duyệt chỉ giới đường đỏ. Dự kiến tổ chức đấu thầu xây lắp trong quý I-2010.
Công tác lập công trình được Chủ đầu tư là Sở GTVT giao cho Ban QLDA
giao thông 2 đã thực hiện như sau:
a) Mục tiêu xây dựng
Từng bước hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống đường tỉnh, tạo điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng thuộc huyện Ba Vì, thị xã Sơn
Tây nhằm tạo điều kiện cho nhân dân cả nước thăm quan Khu di tích K9 và Đền
thờ Bác Hồ được thuận lợi.
b) Nội dung và quy mô đầu tư
- Tổng chiều dài tuyến là 20.158,29m, trọng tải thiết kế cho xe 10 tấn, mặt đường
bê tông, tốc độ thiết kế 60km/h.
- Tổng diện tích chiếm đất khoảng 453.072 mét vuông.
c) Các mốc thời gian về công trình
69
- Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 15/08/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc
phê duyệt công trình đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 414 từ Sơn Tây đến
Khu di tích K9, tỉnh Hà Tây.
- Thời gian bắt đầu công trình được chia ra như sau:
+ Gói thầu 4 khởi công ngày 14/09/2010
+ Gói thầu 5 khởi công ngày 01/08/2010
+ Gói thầu 6 khởi công ngày 06/12/2009
- Thời gian kết thúc công trình:
+ Gói thầu 4 kết thúc triển khai thi công ngày 28/05/2011
+ Gói thầu 5 kết thúc triển khai thi công ngày 28/04/2011
+ Gói thầu 6 kết thúc triển khai thi công ngày 03/09/2010
Tổng mức đầu tư cho công trình là 124,963 triệu đồng (theo Quyết định số
2744/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 08/06/2009) được chia
thành các hạng mục như sau
Bảng 2.5: Chi phí công trình đường 414 (đơn vị: triệu đồng)
TT
Tổng mức
đầu tư
Duyệt tại QĐ số
2744/QĐ-UBND
08/06/2009.
Giá trị
điều chỉnh Tăng, giảm Tỷ lệ
1
Chi phí xây
dựng 99.075 131.740 +32.665 32,96%
2 Chi phí khác 7.168 7.645 +477 6,654%
3 Chi phí GPMB
và tái định cư
6.880 32.724 +25.844 375,63%
4 Rà phá bom mìn 394 394 0 0
5 Chi phí dự
phòng
11.446 8.625 -2.821 0
Tổng cộng 124.963 181.128 +56.165 44,45%
d) Tình hình triển khai công trình
Công trình không hoàn thành được đúng theo tiến độ đã đề ra do các yếu tố
vướng giải phóng mặt bằng, kế hoạch vốn của chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu
dẫn đến khi triển khai xong tổng mức đầu tư tăng 56,165 tỷ tương ứng 44,45% do
70
tăng chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi
công và vật liệu.
- So sánh với bảng điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thấy
rằng hoàn toàn phù hợp:
Yếu tố Khả năng tài chính của chủ đầu tư không đáp ứng: Công trình này
thuộc nguồn ngân sách của thành phố do thành phố giao sở GTVT là chủ đầu tư
nên yếu tố yếu kém của Ban QLDA trong công tác QLDA được giải quyết vì các
Ban của Sở GTVT là các Ban QLDA chuyên nghiệp có kinh nghiệm từ đó các yếu
tố Hợp đồng không chặt chẽ, thiếu ràng buộc, yếu tố chậm trễ trong việc nghiệm
thu công việc đã hoàn thành, chậm trễ, thiếu trao đổi thông tin giữa các bên tham
gia trong công trình cũng được giải quyết đến mức độ ảnh hưởng là thấp nhất.
Nhưng do do công trình không thuộc nguồn vốn mục tiêu, trọng tâm trọng điểm
nên việc cấp phát vốn dựa trên phương pháp cân đối thu chi và bố trí trên cơ sở kế
hoạch từng đợt, năm dẫn đến tiến độ thi công bị kéo dài bởi bị ảnh hưởng do yếu
tố chậm trễ chi trả cho các công việc đã hoàn thành, và do thời gian thi công kéo
dài thì cũng dẫn kéo theo yếu tố sự biến động giá cả trên thị trường ảnh hưởng
đến tiến độ thi công.
Yếu tố Giải phóng mặt bằng kéo dài: Do công trình xây dựng có chiều dài
20 km, văn hóa người việt là sống bám mặt đường nên công trình phải GPMB
thường kéo dài rất lâu với nhiều lý do như; chậm trễ trong công tác xác định
nguồn gốc đất phục vụ công tác GPMB và sự khác biệt trong quy trình về quy
định về thực hiện công tác GPMB giữa UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và UBND thành
phố Hà Nội trong giai đoạn sát nhập dẫn đến có những khó khăn, vướn mắc trong
việc triển khai thực hiện công tác GPMB theo quy định hiện hành mới, chậm do
người dân không hợp tác, khiếu kiện vì giá đền bù chưa thỏa đáng, chậm vì sự
thiếu nhiệt tình vào cuộc của địa phương ( UBND cấp xã, huyện), dẫn đến nhà
thầu thi công thường gặp cảnh mặt bằng xôi đỗ, có đâu làm đấy.
Yếu tố Khả năng tài chính của nhà thầu, tổ chức quản lý công trường và
giám sát: Do công trình thuộc hình thức đấu thầu công khai, dẫn đến nhiều nhà
thầu nếu xét năng lực tài chính, kinh nghiệm .. đạt, nhưng thực tế một số nhà thầu
năng lực chỉ là trên giấy đạt còn thực tế khả năng tài chính là yếu kém, cộng với
71
thời gian kéo dài nên các yếu tố về tổ chức quản lý công trường và giám sát yếu
kém cũng xảy ra, yếu tố sai sót trong quá trình thi công, sự yếu kém của thầu phụ (
do khả năng tài chính kém phải thuê), vật tư thiếu thốn hay hiếm ( do không đủ
điều kiện để mua đủ cho toàn bộ gói thầu ngay từ khi triển khai).
2.3.2 Công trình Đường trục phía Bắc Hà Đông ( hợp đồng BT)
Hình thức đầu tư: Công trình được Đầu tư theo hình thức hợp đồng BT ( xây
dựng và chuyển giao). Hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(UBND Thành phố Hà Nội và Nhà đầu tư ( Tập đoàn Nam Cường) để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công
trình đó cho Nhà nước UBND Thành phố sẽ tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực
hiện công trình khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà
đầu tư theo thoả thuận trong Hợp đồng BT
Quy mô Ðầu tư: Chiều dài tuyến: L=5075m (từ KM2+666.85 đến
Km7+742.29) đi qua địa phận các phường: Vạn Phúc, Dương Nội, Văn Khê và
Yên Nghĩa. Ðiểm đầu tuyến: Km2+666.85 thuộc địa phận phường Vạn Phúc quận
72
Hà Ðông. Ðiểm cuối tuyến: Km7+742.29 thuộc địa phận phường Yên Nghĩa quận
Hà Ðông.
- Chiều rộng nền đường Bn=40m; Trong đó: Mặt đường 2x11,25m; Vỉa
hè 2x7,25m; giải phân cách giữa 3m;
- Cầu vượt : Bề rộng toàn cầu B=13,75+2+13,75=29,5m, chiều dài toàn
cầu L=310m, sơ đồ cầu: 28m+7x35m+28m; Hai đầu cầu là tường chắn
có cốt, tường chắn BTCT, tổng chiều dài tường chắn Ltc=348,392m.
- Cầu qua kênh La Khê : Bề rộng toàn cầu B=19,0+2+19,0=40,0m, chiều
dài toàn cầu L=50,14m, sơ đồ cầu: 12m+20m+12m.
- Tổng mức đầu tư: 736.075.687.416 đồng.
Bảng 2.6: Chi phí thi công
TT Nội dung Giá trị
1 Chi phí xây dựng 569.882.207.176
2 Chi phí GPMB 74.154.036.312
3 Chi phí QLDA, TVÐT và các chi phí khác 56.988.220.718
4 Chi phí dự phòng 35.051.223.210
Tổng cộng 736.075.687.416
Tình hình thực hiện: Công trình được khởi công từ ngày 20/01/2008, Nhà
đầu tư đã thực hiện thi công công trình và đã đưa vào khai thác sử dụng từ ngày
27/09/2010 nhân dịp chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng long – Hà Nội. Hiện
nay, công trình đã được Sở GTVT Hà Nội tiếp nhận và đưa vào khai thác sử dụng
từ 10/12/2013. Hiện nay, Nhà đầu tư vẫn đang thực hiện công tác quyết toán hợp
đồng BT.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh ngân sách Thành phố Hà nội
không đủ đáp ứng, việc chủ trương Xã hội hóa các nguồn đầu tư là rất cần thiết,
phần nào giải quyết được nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng.
- So sánh với Bảng điều tra Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ thì
thấy hoàn toàn phù hợp, ngoài ra với hình thức hợp đồng BT thì còn yếu tố chậm
tiến độ do công tác quyết toán chưa được cập nhập trong bảng điều tra. Cụ thể là:
Yếu tố khả năng tài chính của Chủ đầu tư ở đây là một trong các yếu tố
quan trọng nhất, trong trường hợp này khi Chủ đầu tư là Tp Hà nội không đủ ngân
73
sách thì công trình này không thể thực hiện được hoàn toàn phù hợp với đánh giá
tại các bảng điều tra.
Yếu tố khả năng tài chính của nhà thầu ( Nhà đầu tư) ở công trình này có
đầy đủ điều kiện, dẫn đến các yếu tố để triển khai công trình được thực hiện rất
nhanh chóng, các công tác GPMB được triển khai nhanh chóng hoàn thành nên
việc triển khai thi công được nhanh chóng, các kế hoạch thi công được lập sát với
thực tế dẫn đến các yếu tố ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả thị trường bị hạn
chế tối đa, vật tư thiếu thốn hay hiếm được nhà thầu chuẩn bị đầy đủ. Tính quan
trọng cao phù hợp với bảng điều tra đánh giá các yếu tố.
Do Nhà thầu (nhà đầu tư) trực tiếp thực hiện nên quyền hạn một phần như
Chủ đầu tư dẫn đến do không chuyên ngành, chuyên nghiệp, đến các thủ tục pháp
lý về trình tự thi công và giám sát chất lượng, tiến độ không được chặt chẽ ( xử lý
kỹ thuật hiện trường, thực hiện các chứng chỉ thí nghiệm, biên bản nghiệm thu, hồ
sơ hoàn công, các chứng từ mua bán vật tư, vật liệu). Trong khi cơ quản lý hợp
đồng là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở đây là Ban QLDA
chuyên ngành của Sở GTVT thì không nằm trong thành phần nghiệm thu trong
quá trình thi công của nhà đầu tư vì hình thức đầu tư này chưa có các hướn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273618_6616_1951546.pdf