Luận văn Đánh giá công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục bảng, hình vẽ

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC

QUẢN LÝ Ở CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN

DÂN HUYỆN. 13

1.1. Một số khái niệm . 13

1.1.1. Công chức, công chức cấp huyện, công chức quản lý . 13

1.1.2. Đánh giá công chức . 19

1.1.3. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện . 20

1.2. Công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện23

1.2.1. Phạm vi . 23

1.2.2. Đặc điểm . 24

1.2.3. Vai trò . 27

1.3. Hệ thống đánh giá công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân huyện . 29

1.3.1. Mục đích . 29

1.3.2. Nguyên tắc đánh giá . 31

1.3.3. Chủ thể đánh giá . 33

1.3.4. Nội dung, tiêu chí đánh giá . 35

1.3.5. Thời điểm đánh giá . 41

1.3.6. Phương pháp đánh giá . 41

pdf125 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phản hồi như những ý kiến nhận xét của tập thể, ý kiến của công dân, những hồ sơ tài liệu có liên quan trong thời gian đánh giá công chức để tránh việc bỏ sót thông tin, dẫn đến đánh giá có sai sót. Bước 4: Tiến hành đánh giá và ra quyết định kết quả đánh giá Dựa vào thông tin thu được và phương pháp đã lựa chọn, tiến hành hoạt động và quyết định kết quả đánh giá. Trong cơ quan HCNN, đánh giá công chức quản lý có sự tham gia của người đứng đầu cơ quan đơn vị, tập thể, công chức bị đánh giá và những người có thẩm quyền liên quan. Công chức cung cấp những thông tin về tình hình công việc của bản thân. Người cấp trên trực tiếp đánh giá công chức dựa trên ý kiến thảo luận với tập thể. Trong quá trình đánh giá, nên chú trọng đến việc đưa ra những phương án để sửa chữa những nhược điểm, phát huy những ưu điểm của công chức và 47 tập thể; đề ra những phương hướng cho nhiệm vụ tiếp theo của tập thể trong tương lai. Người có thẩm quyền (thường là người đứng đầu cơ quan đơn vị) ra quyết định kết quả đánh giá công chức, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá trước cơ quan cấp trên và pháp luật. Sau khi có kết quả đánh giá công chức, thông báo cho công chức về kết quả. Trong cơ quan HCNN, kết quả đánh giá thường được thông báo sau 05 ngày kể từ ngày kí. Sau khi nhận kết quả, công chức có thể khiếu nại về kết quả đánh giá nếu thấy có sai sót hoặc bất hợp lý. Việc khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật. Bước 5: Phản hồi kết quả đánh giá Phản hồi đánh giá có thể thực hiện thông qua hoạt động phỏng vấn đánh giá. Phỏng vấn đánh giá là “cuộc họp chính thức cuối kỳ đánh giá giữa nhà quản lý và nhân viên nhằm trao đổi những vấn đề liên quan đến kết quả công việc và tình hình thực hiện công việc của nhân viên”. Phỏng vấn đánh giá nhằm mục đích cơ hội trao đổi thông tin phản hồi giữa người đánh giá và người bị đánh giá. Qua phỏng vấn đánh giá, người quản lý và nhân viên tạo sự đồng thuận về nội dung liên quan đến công việc của nhân viên. Trong cuộc phỏng vấn, người quản lý ghi nhận, biểu dương những việc làm tốt,so sánh kết quả công việc với mục tiêu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thỏa thuận về hiệu quả làm việc trong tương lai... Trong quá trình phỏng vấn, người quản lý có thể đưa ra những lời khuyên, những lời tư vấn nhằm giúp công chức của mình có thể hoàn thiện kĩ năng và phát triển khả năng của bản thân. Bước 6: Lưu trữ kết quả đánh giá Sau quá trình đánh giá, hồ sơ kết quả đánh giá sẽ được lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự. Kết quả đánh giá công chức được lưu trữ 48 theo quy định để bổ sung vào hồ sơ công chức và là cơ sở cho hoạt động khác của công tác quản lý công chức [33]. 1.4. Một số khó khăn thường gặp trong đánh giá công chức quản lý Nhiệm vụ đánh giá công chức quản lý là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác quản lý nhân lực HCNN. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệm vụ đơn giản vì thường vấp phải những khó khăn. 1.4.1. Những khó khăn chung Những khó khăn chung thường gặp phải trong đáng giá công chức quản lý cũng giống như những khó khăn trong đánh giá nhân lực nói chung của mỗi tổ chức. Những khó khăn thường gặp phải trong quá trình đánh giá bao gồm: - Về hệ thống tiêu chí đánh giá Hoạt động đánh giá thường gặp khó khăn do không có hệ thống tiêu chí đánh giá hoặc có hệ thống tiêu chí nhưng không rõ ràng, cụ thể. Tiêu chí đánh giá là những tiêu chí làm rõ ràng, cụ thể các nội dung đánh giá. Hệ thống tiêu chí đánh giá càng cụ thể, khoa học thì việc đánh giá nhân lực hay đánh giá công chức càng bám sát thực tế và chính xác. Tuy nhiên, xây dựng tiêu chí là khó khăn thường gặp trong đánh giá nhân lực. Trong các cơ quan, tổ chức có thể xảy ra tình trạng bỏ qua hệ thống tiêu chí hoặc xác định tiêu chí những còn chưa rõ ràng, cụ thể. Đối với những cơ quan, tổ chức nhà nước, tính chất công việc khó định lượng, kết quả công việc khó nhìn thấy ngay nên thường xảy ra khó khăn trong lựa chọn tiêu chí đánh giá có thể đo đếm, so sánh với nhau bằng số liệu cụ thể. - Về quy trình đánh giá Một là quy trình thực hiện không đầy đủ các bước. Khó khăn thể hiện ở việc cơ quan, đơn vị thực hiện đánh giá nhưng bỏ qua một số bước, rút ngắn quy trình đánh giá. Việc đánh giá công chức bị rút ngắn là do chưa được coi trọng nên bị rút ngắn để tiết kiệm thời gian, công sức. 49 Hai là hoạt động đánh giá thực hiện một cách hình thức. Xuất phát từ sự thờ ơ, không quan tâm đến mục đích bản chất của hoạt động đánh giá, có thể xảy ra việc thực hiện đánh giá một cách hình thức. Hoạt động đánh giá có thể được thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình nhưng lại mang tính thủ tục, làm cho xong, làm cho có. Cơ quan, tổ chức chưa có tinh thần, thái độ đúng với hoạt động đánh giá công chức. - Về người đánh giá Khó khăn thường gặp là việc người đánh giá không coi trọng hoạt động đánh giá, thể hiện qua việc người đánh giá thờ ơ, không quan tâm đến đánh giá, kết quả đánh giá thường giống nhau, không có nhiều khác biệt. Hoạt động đánh giá chưa có tác động rõ rệt đến công việc của công chức khiến họ không thấy được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá. Tâm lý cào bằng dẫn đến kết quả đánh giá ai cũng giống ai nên người đánh giá thờ ơ với chính kết quả đánh giá của mình cũng như của cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, các lỗi mà người đánh giá thường mắc phải cũng gây khó khăn cho công tác đánh giá. Các lỗi như: Hiệu ứng Halo: Lỗi hiệu ứng halo nghĩa là đánh giá dựa vào ấn tượng tốt hoặc xấu có trước với người bị đánh giá, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đánh giá. Lỗi máy móc, rập khuôn, định kiến: Trong thực tế, có một số người đánh giá người khác nhưng bị ảnh hưởng nhiều vởi những định kiến có sẵn của bản thân, áp đặt điều đó lên người bị đánh giá. Những định kiến này có thể do bản sắc dân tộc, màu da, giới tính, độ tuổi. Hiệu ứng hình chiếu: Hiệu ứng hình chiếu là việc người đánh giá sử dụng một hình mẫu nào đó để so sánh với người bị đánh giá, dễ khiến cho tiêu chuẩn đánh giá bị sai lệch, làm thay đổi giá trị thực tế của người bị đánh giá. 50 Hiệu ứng tương phản: Đây là lỗi mà người đánh giá so sánh người bị đánh giá với những người xung quanh mà không dựa vào tiêu chí chuẩn. Việc này dẫn đến kết quả đánh giá của người bị đánh giá có thể được nâng lên cao hơn hoặc giảm xuống so với giá trị thực. Lỗi thiên vị: Lỗi thiên vị là việc người đánh giá quý mến, ưu ái một cá nhân nào đó hơn so với những cá nhân khác trong tập thể nên thường đánh giá tốt cho người đó, hoặc dễ dàng bỏ qua những lỗi mắc phải. Lỗi này dẫn đến việc không công bằng trong đánh giá, thường gây sự không thoải mái trong tập thể. Lỗi xu hướng trung bình: Đây là lỗi khi người đánh giá ngại sự đương đầu, tranh cãi nên có xu hướng đánh mọi người đều ở mức trung bình, né tránh gây xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ [33]. 1.4.2. Những khó khăn riêng Đánh giá công chức cũng thường gặp phải những khó khăn riêng, xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tế của hoạt động công vụ của công chức hành chính nhà nước. - Tiêu chuẩn đánh giá chưa rõ ràng Khó khăn này xuất phát từ đặc trưng của hoạt động HCNN. Do tính chất của hoạt động thực thi công vụ, kết quả của hoạt động công vụ của công chức không phải lúc nào cũng nhìn thấy, đo đếm được. Những tiêu chuẩn được xây dựng nhưng chưa đi kèm với bản mô tả công việc, số lượng, khối lượng công việc của công chức càng dẫn đến khó khăn trong đánh giá về kết quả hoàn thành công việc của công chức. Nội dung đánh giá công chức trong cơ quan HCNN bao gồm cả các nội dung về khía cạnh đạo đức, phẩm chất, năng lực, hành vi, kết quả. Tuy nhiên, những nội dung này chưa thực sự được cụ thể hóa, thiếu những tiêu chuẩn có thể đo, đếm được. Không có tiêu chuẩn 51 rõ ràng, đánh giá công chức càng dễ mắc phải lỗi cào bằng, “dĩ hòa vi quý”, khiến hiệu quả đánh giá bị giảm xuống. - Tính liên ngành của hoạt động công vụ Hoạt động công vụ là hoạt động có phạm vi rộng. Trong các cơ quan nhà nước không chỉ có phạm vi trong một cơ quan, đơn vị mà có sự phối hợp giữa các đơn vị trong cơ quan, phối hợp với các cơ quan khác, có khi là ngành lĩnh vực khác nhau. Việc đánh giá công chức chỉ nằm trong phạm vi cơ quan, đơn vị đôi khi không thể đánh giá hết được hiệu quả làm việc hay khả năng phối hợp của công chức. - Tính cứng nhắc của quy định pháp luật Mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ đánh giá công chức cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Do việc thực hiện theo quy định có sẵn, hầu hết không có sự linh hoạt, đổi mới, sáng tạo thêm cho phù hợp với tình hình cụ thể từng đơn vị. Ví dụ như cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước không thể tự do tổ chức đánh giá công chức nếu nhận thấy nhu cầu cần thiết phải có sự đánh giá trong những trường hợp đặc biệt. Sự ràng buộc chặt chẽ với pháp luật khiến cho hoạt động đánh giá công chức trở nên máy móc, thiếu sự linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường, có thể dẫn đến lối mòn và làm giảm vai trò, giá trị của đánh giá công chức theo thời gian. - Hiện tượng thái quá Hiện tượng thái quá thường hay gặp trong một số cơ quan nhà nước. Hiện tượng thái quá xảy ra hai trường hợp. Đánh giá quá dễ dàng khiến cho kết quả đánh giá công chức đều cao tạo nên tâm lý tự mãn. Hoặc, đánh giá quá khắt khe dẫn đến kết quả đánh giá đều thấp khiến cho nhân viên có tâm lý quá bi quan làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc. Hiện tượng thái quá khiến 52 kết quả đánh giá tất cả công chức đều quá cao hoặc quá thấp dẫn đến kết quả đánh giá không có gì khác biệt. - Tư duy bình quân chủ nghĩa còn tồn tại Tư duy bình quân là tình trạng vẫn còn tồn tại trong nhiều cơ quan HCNN và gây không ít khó khăn trong đánh giá. Tư duy bình quân chủ nghĩa tồn tại từ chế độ bao cấp trước kia vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ, hành động của người làm trong nhà nước. Tư duy bình quân chủ nghĩa khiến con người trở nên ngại va chạm, dẫn đến “dĩ hòa vi quý”, đánh đồng không ai quá giỏi, không ai quá kém. Việc này dẫn đến kết quả đánh giá không còn chính xác, không có giá trị phân loại người giỏi người kém. Bên cạnh đó, tư duy bình quân cũng khiến cho công chức trở nên bàng quan, không quan tâm đến việc đánh giá vì kết quả luôn ở mức trung bình, không cao không thấp, không ảnh hưởng đến công việc của mình. Chính vì thế, tư duy bình quân chủ nghĩa gây khó khăn trong hoạt động đánh giá trong cơ quan HCNN. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đưa ra những lý luận về hoạt động đánh giá công chức nói chung và công chức quản lý nói riêng trong cơ quan HCNN như: một số khái niệm cơ bản; phạm vi, đặc điểm, vai trò của đánh giá công chức; hệ thống đánh giá công chức gồm mục đích, nguyên tắc, nội dung, tiêu chí, chủ thể, thời điểm, phương pháp, quy trình đánh giá; những khó khăn thường gặp của hoạt động đánh giá công chức. Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Gio Linh. 53 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ Ở CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, văn hóa xã hội, tình hình kinh tế của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Gio Linh là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Trị, nằm ở bờ nam sông Bến Hải (Hiền Lương) - con sông giới tuyến chia hai miền Nam Bắc đất nước ta trong những năm tháng chiến tranh, có diện tích tự nhiên 472,98km2, dân số 80.090 người, có 21 xã, thị trấn, trong đó có hai xã Linh Thượng, Vĩnh Trường là xã đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều - Pa cô sinh sống; nằm ở toạ độ 16050’ đến 170 vĩ bắc, 106015’ đến 106042’ kinh đông, cách Hà Nội 560 km về phía nam và Thành phố Hồ Chí Minh 1.170 km về phía bắc. Thời tiết chịu cảnh hưởng của gió tây khô nóng và gió mùa ẩm ướt, nên có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, khí hậu nóng nực nhất là các tháng 5 và 6, các tháng còn lại trong năm là mưa; cấu tạo điạ hình có độ dốc cao từ tây sang đông nên thường chịu cảnh “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”. Sau hơn 30 năm đổi mới, Gio Linh đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế - xã hội. Từ một huyện đói nghèo của tỉnh, đến nay huyện đã ứng dụng các phương pháp công nghệ cao để đưa vào sản xuất nông nghiệp, trở thành vựa lúa trọng điểm có năng suất và chất lượng cao; ngư trường đánh bắt thủy hải sản rộng lớn, luôn luôn dẫn đầu trong toàn tỉnh. Kinh tế, xã hội của huyện năm 2018 tiếp tục phát triển khá, có 21/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất tăng 9,49% (KH 8,5%). Thu nhập bình quân đầu người 39,3 triệu đồng, tăng hơn 3 triệu đồng so năm 2017. Cơ cấu 54 kinh tế chuyển dịch đúng hướng, Nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 31,1 % (năm 2017) xuống 30,2 %; công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,7% lên 40,2%; thương mại - dịch vụ tăng từ 29,2 % lên 29,6% trong tổng giá trị sản xuất. Tổng thu ngân sách 503.260 triệu đồng, đạt 142% KH; trong đó: Thu trên địa bàn 67.800 triệu đồng, đạt 149,7% KH; chi ngân sách 476.028 triệu đồng, đạt 135,3% KH, trong đó chi XDCB 93.020 triệu đồng (532% KH). Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện và bền vững, một số mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện liên kết, góp phần tạo chuyển biến mới trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, năng suất lúa đạt cao 55,3 tạ/ha, tăng 3 tạ/ha so KH; sản lượng lúa cả năm 46.314,3 tấn, (KH 38.930 tấn). Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện tích cực. Năm 2018 có thêm 2 xã Gio Bình, Gio Quang đang đề nghị tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 6 xã, đạt 31,5%, các xã còn lại số tiêu chí đạt bình quân là 14,7. Công nghiệp - TTCN tiếp tục phát triển khá. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt 1.331.324 triệu đồng, bằng 109,22% so cùng kỳ, đạt 110,57% kế hoạch. Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.681,745 triệu đồng, tăng 32,15% so với cùng kỳ năm trước. Kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, nội thị; trường học, trạm y tế. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, đất đai, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị có nhiều chuyển biến. Công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn đảm bảo. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 503.260 triệu đồng, đạt 142%; trong đó: Thu trên địa bàn đạt 67.800 triệu đồng đạt 149,7%. 55 Phong trào xây dựng văn hoá cơ sở gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Hệ thống truyền thanh ở cơ sở được đầu tư, phát huy hiệu quả trong công tác thông tin, tuyên truyền. Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục của các cấp học, ngành học được nâng lên; Công tác y tế, dân số, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân chuyển biến tích cực. Các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc đối tượng có công tiếp tục được chú trọng, an sinh xã hội đảm bảo, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động được đẩy mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,62%, xuống còn 7,23%, hộ cận nghèo 5,5%. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Việc sắp xếp các tổ chức trong hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công lập được chú trọng. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng, chống tham nhũng được quan tâm. Quốc phòng được tăng cường, An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. 2.2. Khái quát về tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 2.2.1. Về tổ chức bộ máy Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, ngày 05 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, hiện nay, huyện Gio Linh có 12 cơ quan chuyên môn như bảng 2.1 sau: 56 Bảng 2.1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Phòng Nội vụ Phòng Tư pháp Phòng Tài chính - KH Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Phòng Văn hóa và Thông tin Phòng Giáo dục và Đào tạo Phòng Y tế Thanh tra huyện Văn phòng HĐN Dvà UBND Phòng Kinh tế - Hạ tầng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguồn: Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Thực hiện theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Gio Linh, Quảng Trị có chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau: 1. Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới Ủy ban nhân dân huyện 57 hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng. 2. Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo). 5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội. 58 6. Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin. 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. 8. Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình. 9. Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. 10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban 59 nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức. 11. Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông. 12. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn [10]. 60 2.2.2. Về đội ngũ công chức 12 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện - Tổng biên chế được giao: 116 người. - Biên chế hiện có mặt: 112 người, trong đó nữ: 43 người, chiếm 38,3%. - Chia theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 11 người, chiếm 9,82%; Từ 30 - 40 tuổi: 37 người, chiếm 33,05%; Từ 41 - 50 tuổi: 48 người, chiếm 42,85%; Từ 51 tuổi trở lên: 16 người, chiếm 14,28% - Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 17 người, chiếm 15,17%; Cao đẳng, Đại học: 93 người, chiếm 83,03%; Trung cấp: 02 người chiếm 1,78%. - Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân: 03 người, chiếm 2,67%; Cao cấp: 42 người, chiếm 37,5%; Trung cấp: 46 người, chiếm 41,07%; Sơ cấp: 21 người, chiếm 18,75%. Bảng 2.2. Cơ cấu công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Độ tuổi Số lượng Tỉ lệ Dưới 30 11 9,82% Từ 30 đến 40 37 33,05% Từ 41 đến 50 48 42,85% Từ 51 đến 60 16 14,28% Trình độ đào tạo Số lượng Tỉ lệ Sau đại học 17 15,17% Đại học, cao đẳng 93 83,03% Trung cấp 02 1,78% Trình độ lí luận chính trị Số lượng Tỉ lệ Cử nhân và cao cấp 45 40,17% Trung cấp 46 37,5% Sơ cấp 21 18,75% Nguồn: Báo cáo số 336-BC/BTC của Ban Tổ chức huyện ủy năm 2018 về kết quả rà soát đội ngũ cán bộ, công chức quản lý các cấp phục vụ công tác quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025 61 2.2.3. Đội ngũ công chức quản lý ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Gio Linh 2.2.3.1. Số lượng Bảng 2.3. Số lượng công chức quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện TT Cơ quan Chức danh Số lượng 1 HĐND - UBND Chánh văn phòng UBND 01 Phó chánh VPUBND 03 2 Phòng Nội vụ Trưởng phòng 01 Phó phòng 03 3 Phòng Tài chính - Kế hoạch Trưởng phòng 01 Phó phòng 03 4 Phòng Tài nguyên - Môi trường Trưởng phòng 01 Phó phòng 02 5. Phòng Kinh tế - Hạ tầng Trưởng phòng 01 Phó phòng 02 6 Văn hóa và Thông tin Trưởng phòng 01 Phó phòng 02 7 Phòng Giáo dục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_cong_chuc_quan_ly_o_cac_co_quan_chuyen_mon.pdf
Tài liệu liên quan