PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 4
3.1. Mục đích nghiên cứu: . 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu:. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu: . 5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu . 6
PHẦN NỘI DUNG . 7
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TRONG
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN. 7
1.1. Công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện . 7
1.1.1. Khái niệm công chức . 7
1.1.2. Đặc điểm công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện. 10
1.1.3. Phân loại công chức . 11
1.2. Đánh giá công chức . 12
1.2.2. Khái niệm đánh giá công chức. 13
1.2.3. Mục đích đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện . 15
1.2.4. Chủ thể đánh giá . 16
1.2.5. Nguyên tắc đánh giá. 18
1.2.6. Tiêu chí đánh giá công chức . 21
1.2.7. Phương pháp đánh giá công chức . 25
1.2.8. Quy trình đánh giá công chức. 28
1.2.9. Sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá công chức hàng năm cho hoạt động
quản lý công chức . 32
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều có trình độ đại học trở lên và chuyên môn ph hợp, đáp ứng
được nhu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan.
+ Về trình độ lý luận chính trị: Tỷ lệ công chức có trình độ đào tạo về lý
luận chính trị gồm: 23 người có trình độ cao cấp chính trị chiếm tỷ lệ 30.66%,
37 người có trình độ trung cấp chính trị chiếm tỷ lệ 49.3% và 15 công chức chưa
qua đào tạo chiếm tỷ lệ 20%. Đa số công chức có trình độ cao cấp lý luận chính
trị là công chức lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn, đối với các
trường hợp chưa được đào tạo lý luận chính trí là các trường hợp chưa được quy
hoạch hoặc các trường hợp là công chức mới được tuyển dụng. UBND thị xã đã
chú trọng đến công tác đào tạo về lý luận chính trị, không chỉ phải đảm bảo về
tiêu chuẩn theo quy định mà thông qua đào tạo lý luận chính trị sẽ góp phần bồi
dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ,
nâng cao sức chiến đấu, nâng cao hiệu quả trong công tác, phục vụ cho nhân
dân.
Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ
quan chuyên môn trực thuộc UBND thị xã Bến Cát
Tổng biên chế
công chức: 75
ngƣời
Trình độ Lý luận chính trị
Cử nhân Cao cấp
Trung
cấp
Chua qua
đào tạo
Số lượng 0 23 37 21
Tỷ lệ 0 30.66% 49.3% 20%
Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát, 31/01/2019
+ Về trình độ về tin học: Nhiệm vụ của công chức các cơ quan chuyên
môn là thực thi công việc chuyên môn vì vậy phải cần phải sử dụng thành thạo
tin học văn phòng, qua thống kê cho có 41 người đạt trình độ A tin học chiếm tỷ
41
lệ 54.66%, 28người đạt trình độ B tin học chiếm tỷ lệ 37.3%, 02 người trình độ
C tin học chiếm tỷ lệ 2.66%, 02 người trình độ đại học chiếm tỷ lệ 2.66%, 01
trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 1.3%, 01 người trình độ Kỹ thuật viên chiếm tỷ lệ
1.3%.
Bảng 2.4. Tổng hợp trình độ tin học của công chức các cơ quan
chuyên môn trực thuộc UBND thị xã Bến Cát
Tổng biên
chế
công
chức: 75
ngƣời
Trình độ Vi tính
Cử nhân Trung cấp
Chứng chỉ
Kỹ thuật
viên C B A
Số lượng 2 1 2 28 41 1
Tỷ lệ 2.66% 1.3% 2.66% 37.3% 54.66% 1.3%
Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát, 31/01/2019
+ Về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh): Có 19 người đạt trình độ A chiếm tỷ
lệ 25.3%, 43 người đạt trình độ B chiếm tỷ lệ 57.3%, 02 người đạt trình độ C
chiếm tỷ lệ 2.66%, 04 người đạt trình độ B1 khung châu âu chiếm tỷ lệ 5.33%,
01 người đạt trình độ toeic 590 chiếm tỷ lệ 1.3%, 01 người đạt trình độ toeic 500
chiếm tỷ lệ 1.3%, 01 người đạt trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 1.3%, 01 người đạt
trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ 1.3%, 03 người chưa đào tạo chiếm tỷ lệ 4%.
Bảng 2.5. Tổng hợp trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan
chuyên môn trực thuộc UBND thị xã Bến Cát
Tổng
biên chế
Trình độ ngoại ngữ (Anh văn)
hành
chính 75
ngƣời
Cử
nhân
Cao
đẳng
B1
Chứng chỉ
Khác
Chƣa
qua
đào
tạo C B A
Số lượng 1 1 4 2 43 19 2 3
Tỷ lệ 1.3%, 1.3%, 5.33% 2.66% 57.3% 25.3% 2.66% 4%
Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát, 31/01/2019
42
Qua bảng số liệu 2.5, cho ta thấy số lượng công chức chưa đạt chuẩn về
trình độ ngoại ngữ còn cao chiếm tỷ lệ 29.3% (trong đó trình độ A chiếm 25.3%,
chưa qua đào tạo 4%), số lượng công chức chưa đạt chuẩn là chủ yếu công chức
có độ tuổi cao. Do vậy chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, tiêu chuẩn ngạch về trình độ ngoại ngữ A, B, C hiện nay lạc hậu so với
yêu cầu chuẩn quốc tế trong xu hướng hội nhập hiện nay như trình độ TOEFL,
TOEIC, EILTSDo đó, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ sẽ giúp cho công
chức có điều kiện tham khảo, nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài có liên
quan đến ngành, lĩnh vực mình được phân công phụ trách, góp phần nâng cao
kiến thức và chất lượng công tác, bổ sung kiến thức cần thiết để có thể vận dụng
vào thực tiễn đơn vị mình đang công tác. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ tốt sẽ hỗ
trợ tích cực cho việc nghiên cứu sách, báo, tài liệu liên quan đến công nghệ
thông tin, giúp nâng cao trình độ tin học của công chức.
+ Về cơ cấu ngạch công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị
xã Bến Cát: Đa số công chức có ngạch chuyên viên người, chiếm tỷ lệ 92%,
ngạch chuyên viên chính 02 người, chiếm tỷ lệ 2.66%. Thực trạng trên xuất phát
từ nguyên nhân chính là chỉ tiêu thi nâng ngạch lên chuyên viên chính được
phân bổ về cấp huyện còn hạn chế.
Bảng 2.6. Tổng hợp cơ cấu ngạch của công chức các cơ quan chuyên
môn trực thuộc UBND thị xã Bến Cát
Tổng
biên chế
công
chức: 75
ngƣời
Ngạch công chức
Cao cấp
và tƣơng
đƣơng
Chuyên
viên
chính và
tƣơng
đƣơng
Chuyên
viên và
tƣơng
đƣơng
Cán sự và
tƣơng
đƣơng
Số lượng 0 2 69 3
Tỷ lệ 0 2.66% 92% 4%
Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát, 31/01/2019
43
2.2. Phân tích thực trạng đánh giá công chức trong các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
Đánh giá công chức là một nội dung quan trọng của quản lý và xử dụng
công chức. Để làm rõ thực trạng đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thị xã Bến Cát hiên nay, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung
sau:
2.2.1. Về triển khai thực hiện các văn bản pháp lý về đánh giá công
chức
Hiện nay, công tác đánh giá công chức tại UBND thị xã Bến Cát thực hiện
dựa trên những văn bản pháp lý sau đây:
- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày
13 tháng 11 năm 2008.
- Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm
điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ
thống chính trị, với những nội dung liên quan đến công tác đánh giá cán bộ,
công chức được đề cập cụ thể, như: mục đích, yêu cầu đánh giá cán bộ, công
chức; căn cứ đánh giá; quy trình đánh giá;..
- Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 24/9/2018 của Ban Tổ chức Trung
ương về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng,
đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 3
năm 2010 về quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ
về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
- Quy định Số 03-QĐi/TU ngày 18/8/2018 của Thị ủy về Quy định tạm
thời tiêu chí nhận xét, đánh giá thường xuyên đối với cán bộ, công chức, người
hoạt động không chuyên trách trên địa bàn thị xã Bến Cát.
- Theo Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 13/11/2018 của Tỉnh ủy Bình Dương
về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập
thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2018.
44
- Công văn số 3157/UBND-NC ngày 04 tháng 12 năm 2018 của UBND
thị xã Bến Cát về việc đánh giá, phân loại công cán bộ, công chức, viên chức
năm 2018.
Nhìn chung những nội dung cơ bản về đánh giá công chức trong các văn
bản quy phạm pháp luật đều được UBND thị xã Bến Cát triển khai một cách
nghiêm túc, có kế hoạch và những văn bản hướng dẫn cụ thể.
Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy 12/12 cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thị xã Bến Cát chưa ban hành quy chế và các tiêu chí riêng. Căn cứ để
đánh giá công chức hàng năm theo quy định của Trung ương, UBND tỉnh, Sở
Nội vụ tỉnh Bình Dương và sự chỉ đạo của UBND thị xã thông qua các văn bản
pháp lý được nêu trên. Đây là một hạn chế lớn trong công tác đánh giá công
chức hàng năm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát hiện
nay.
Các quy định về đánh giá công chức của Luật Cán bộ công chức và các
văn bản quy liên quan chỉ quy định chung về nội dung, trình tự, mục đích đánh
giá, các tiêu chí đánh giá còn việc đánh giá cụ thể, chi tiết như thế nào là việc
của từng cơ quan, đơn vị. Vì vậy mỗi cơ quan cần phải ban hành quy chế đánh
giá công chức cho ph hợp với từng đặc điểm của cơ quan. Quy chế đánh giá
công chức của từng cơ quan, đơn vị sẻ cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí, phương
pháp, quy trình đánh giá thời điểm đánh giá công chức được quy định cho ph
hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị và đặc th từng vị trí, yêu cầu
công việc, trong đó quan trọng nhất là đưa ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể.
Trên cơ sở đó công tác đánh giá một cách chính xác kết quả thực thi công vụ của
công chức tại các cơ quan chuyên môn.
Một số ý kiến cho rằng, hàng năm đều có văn bản quy đinh của UBND
tỉnh Bình Dương, hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương về đánh giá phân
loại cán bộ, công chức nên không cần thiết phải ban hành quy chế riêng. Công
tác đánh giá công chức ở một số cơ quan chưa thực sự được quan tâm lãnh đạo
chỉ đạo nện công tác phổ biến, quán triệt các quy định về đánh giá công chức
chưa được thực hiện thường xuyên, công chức trong cơ quan ít quan tâm nhiều
45
đến công tác đánh giá, đều này ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cuối c ng đối
với công chức dễ thiên về cảm tính, chung chung không dựa vào những căn cứ,
tiêu chí cụ thể. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát ý kiến công chức tại cơ
quan chuyên môn, 36/75 ý kiến tương đương 48% công chức cho rằng kết quả
đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn hiện nay còn hình thức, chưa phản
ánh đúng thực tế trong các cơ quan, đơn vị, 13/75 ý kiến tương đương 17.3%
công chức cho rằng kết quả đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn hiện
nay trung thực, khách quan, công bằng, 26/75 ý kiến tương đương 17.3% công
chức cho rằng kết quả đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn hiện nay là
bình thường.
Thực trạng này cho thấy, khi quy chế đánh giá tại các cơ quan, đơn vị
chưa được quan tâm xây dựng thì công tác đánh giá công chức sẽ gặp nhiều khó
khăn, từ sự không quan tâm của chủ thể đánh giá, sự không cụ thể hóa trong nội
dung đánh giá, không rõ ràng trong tiêu chí đánh giá dẫn đến tính không chính
xác, khách quan công bằng trong đánh giá.
2.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá công chức
Đánh giá công chức là nhằm làm rõ những mặt ưu điểm, tồn tại, mặt
mạnh, mặt yếu về phẩm chất, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm, thái độ
phục vụ nhân dân, năng lực và hiệu quả công tác, chiều hướng phát triển của
công chức làm cơ sở để lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng,
đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện
một số chính sách đối với công chức.
Trong những năm từ năm 2016 đến năm 2018, việc thực hiện đánh giá
công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát được thực
hiện dựa vào các Văn bản của Trung ương và hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh
bình dương và văn bản chỉ đạo của UBND thị xã Bến Cát.
Với những yêu cầu và nguyên tắc đã đặt ra trong công tác đánh giá công
chức, nhìn chung việc đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc
46
UBND thị xã Bến Cát về cơ bản đảm bảo thực hiện đầy đủ và tuân thủ các yêu
cầu về nguyên tắc đánh giá cụ thể:
Đối với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng:
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã luôn thực hiện đánh giá theo
những định hướng, đường lối mà Đảng và Nhà nước đưa ra thông qua các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn về đánh giá được ban hành qua các thời kỳ. Đồng thời,
chịu sự chỉ đạo, điều hành thông qua đội ngũ đảng viên là lãnh đạo, quản lý.
Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ:
Đối với nguyên tắc này, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã thực
hiện rất tốt. Điều này được thể hiện ở sự vận dụng kết hợp hài hòa giữa tập trung
và dân chủ trong đánh giá. Dân chủ nhằm mở rộng, tạo điều kiện để ai cũng
được tham gia vào công tác đánh giá và ở các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã
đã có sự tham gia của nhiều chủ thể trong đánh giá đó là: tập thể công chức, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và lãnh đạo đơn vị tham gia vào nhận xét, đánh giá.
Thông qua đó thu thập được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về công chức và là
nguồn thông tin tham khảo để đưa ra kết quả xếp loại đánh giá cuối c ng. Tuy
nhiên, để đi đến sự thống nhất thì trong từng cơ quan, đơn vị thuộc UBND thị
xã, thủ trưởng, lãnh đạo sẽ là người quyết định và đưa ra kết quả xếp loại đánh
giá cuối c ng đối với công chức. Như vậy, việc vận dụng nguyên tắc này tại
UBND thị xã về cơ bản thực hiện rất tốt, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc mở
rộng hình thức dân chủ trong đánh giá.
Thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng, toàn diện, lịch sử và phát
triển: UBND thị xã luôn chú trọng tới quá trình làm việc và sự nỗ lực của công
chức từ đó đưa ra những nhận xét thiết thực về ưu điểm cũng như hạn chế của
công chức giúp công chức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém
từ đó phát triển hơn trong tiến trình làm việc lại cơ quan, đơn vị.
Thực hiện nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách nhiệm vụ và kết quả
thực hiện nhiệm vụ:
Trong nguyên tắc này, tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã
Bến Cát đã phân chia các tiêu chí đánh giá riêng cho vị trí công việc là những
47
công chức lãnh đạo, quản lý với công chức không phải là lãnh đạo quản lý và
tiêu chí đánh giá riêng đối với công chức là đảng viên với công chức không phải
là đảng viên. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, do tính chất quan
trọng của vai trò lãnh đạo, điều hành nên yêu cầu về các tiêu chí đánh giá của họ
cao hơn, khắt khe hơn. Đối với công chức là đảng viên thì họ là những người
tiêu biểu được lựa chọn đứng vào hàng ngũ Đảng, vì thế bên cạnh việc chịu sự
chi phối chung của mỗi công chức họ còn bị chi phối bởi điều lệ đảng và những
chuẩn mực của một đảng viên.
Việc đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã
được thực hiện với 06 nội dung đánh giá công chức, bao gồm: Chấp hành đường
lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp Luật của Nhà nước; Phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc; năng lực trình độ, chuyên môn
nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân.
Đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn thực hiện đánh giá theo các nội dung
sau đây: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo,
quản lý; năng lực lãnh đạo quản lý, năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Có thể thấy nội dung, tiêu chí đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên
môn được UBND thị xã Bến Cát quy định là tương đồng với những nội dung,
tiêu chí đánh giá công chức nói chung và sát với hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh
Bình Dương. Do vậy, việc triển khai thực hiện đánh giá công chức rơi vào tình
trạng rập khuôn, sao chép lại những quy định của Trung ương và của tỉnh.
Khảo sát về tiêu chí đánh giá công chức, có 37/75 tương đương 49.33% ý
kiến cho rằng số lượng tiêu chí đánh giá hiện nay là bình thường, 20/75 tương
đương 26.66% ý kiến cho rằng số lượng tiêu chí ít và nội dung quá chung
chung, 18/75 tương đương 24% ý kiến cho rằng số lượng tiêu chí quá nhiều và
còn chồng chéo và tr ng lắp.
Khảo sát về chất lượng tiêu chí đánh giá, áp dụng đối với công chức hiện
nay, 49/75 tương đương với 65.33% ý kiến cho rằng các tiêu chí đánh giá hiện
nay là bình thương, ph hợp với yêu cầu đánh giá công chức hiện nay, 15/7
tương đương 20% ý kiến cho rằng các tiêu chí đánh giá hiện nay tương đối khó
48
hiểu, khó áp dụng và11/75 tương đương 14.66% ý kiến cho rằng tiêu chí đánh
giá công chức hiện nay đơn giản và dễ thực hiện.
Ngoài ra theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP, phần quy định về tiêu chí đánh
giá và phân loại công chức được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải có
đề tài sáng kiến áp dụng và được cấp có thẩm quyền công nhận thì rất khó, do
trong hoạt động nhà nước thường tuân theo các quy định của các luật để thực
hiện, đa phần mang tính rập khuôn. Do vậy dễ xẩy ra gian dối, ngoài ra để thẩm
định được mọi đề án, đề tài sáng kiến thì không phải ai cũng làm được. Vì thế
do sự nễ nang nên khó tránh khỏi giơ tay đồng ý. Và rằng để có thành tích chung
của cơ quan, đơn vị thì khi cơ quan đánh giá, chủ yếu là chọn những người ph
hợp, năng nổ trong công tác, có trường hợp công chức được tập thể đánh giá
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng cũng chính người đó được chi bộ đánh giá
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.2.3. Về phƣơng pháp đánh giá
Trên cơ sở nghiên cứu về phương pháp đánh giá ở phần cơ sở lý luận và
khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy công tác đánh giá công chức tại các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát sử dụng các phương pháp đánh giá sau
đây:
- Phương pháp tự nhận xét: hàng năm vào tháng 11, Phòng Nội vụ thị xã
tham mưu UBND thị xã ban hành công văn, kế hoạch hướng dẫn thực hiện đánh
giá kèm theo các biểu mẫu gửi đến từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị
xã Bến Cát. Dựa trên những biểu mẫu đánh giá có sẵn, từng công chức sẽ thực
hiện tự đánh giá và đưa ra kết quả xếp loại của mình theo các mức: hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không
hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này sẽ là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan chuyên
môn đánh giá tính tự giác và ý thức phê bình, tự phê bình của mỗi công chức.
- Phương pháp 360 độ: như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận, phương
pháp 360 độ là phương pháp đánh giá một cách toàn diện công chức. Ở đây,
UBND thị xã đã thực hiện đánh giá toàn diện công chức về mặt nội dung cũng
49
như hình thức đánh giá. Về nội dung, đánh giá được thể hiện trên tất cả các mặt:
từ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống; tác phong lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật,....Về hình thức, việc đánh
giá công chức được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau thay vì một chủ thể
riêng biệt nào đó, có sự tham gia đánh giá của: cá nhân công chức, thủ trưởng
đơn vị, đồng nghiệp trong đơn vị. Với phương pháp này, kết quả đánh giá công
chức đã phần nào phản ánh đúng thực chất về công chức hơn so với những
phương pháp đánh giá truyền thống như bình bầu, bỏ phiếu,...
- Phương pháp đối chiếu: phương pháp này được thực hiện bởi Trưởng
phòng và các Phó phòng của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã. Họ
sẽ đối chiếu phần tự nhận xét của bản thân công chức và ý kiến đóng góp của
tập thể so với những tiêu chuẩn xác định kết quả xếp loại trong các văn bản pháp
lý để đưa ra kết quả xếp loại đối với từng công chức. Cách thức này phụ thuộc
phần nhiều vào sự tự giác của công chức và cũng rất khó để kiểm chứng những
gì công chức tự kiểm điểm đã đúng hay sai, chính xác hay chưa chính xác, trung
thực hay không trung thực. Những hạn chế của phương pháp này là bệnh nễ
nang, dĩ hòa vi quý, cào bằng trong đánh giá đang tồn tại trong cơ quan nhà
nước hiện nay.
Có thể nói rằng kết quả đánh giá, xếp loại công chức là sự tổng hợp của
việc vận dụng các phương pháp đánh giá, các phương pháp đánh giá được thực
hiện khách quan, khoa học là yếu tố góp phần tạo ra kết quả chính xác. Tuy
nhiên, việc áp dụng các phương pháp đánh giá tại UBND thị xã Bến Cát chưa
thật sự đổi mới, các phương pháp đánh giá công chức hiện nay đang áp dụng
còn nhiều bất cập, chưa đa dạng hóa phương pháp đánh giá.
2.2.4. Về chủ thể tham gia đánh giá
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008, Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 05/8/2015 quy định chuyên đề về đánh giá công chức,
viên chức và quy chế đánh giá cán bộ, công chức được ban hành kèm theo
Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X), hiện tại
50
các chủ thể tham gia đánh giá công chức đối với các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thị xã Bến Cát bao gồm công chức và thủ trưởng cơ quan quản lý công
chức và các chủ thể có liên quan như sau:
- Công chức tự đánh giá: Hàng năm công chức đều tự đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây chính là cơ sở đầu tiên để đánh giá công chức
và cũng là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối c ng. Hiện nay 12/12 cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát đều triển khai cho công chức tự
đánh giá vào cuối năm công tác. Việc đánh giá được thực hiện bằng bản tự kiểm
điểm theo các tiêu chí chung đã được quy định.
- Công chức trong cơ quan tham gia vào quá trình đánh giá. Theo kết quả
khảo sát tại 12/12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát thì có 100%
cơ quan, công chức đều được tham gia vào đánh giá tại cuộc họp tập thể cơ
quan. Cụ thể là sau khi từng công chức làm bản tự kiểm điểm, tự đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ của mình, cuộc họp cơ quan để nhận xét, đánh giá bản
tự kiểm điểm, tự đánh giá của từng công chức và tham gia của công chức cơ
quan sẽ đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan, công bằng và chính xác
hơn. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để thủ trưởng cơ quan đánh giá cuối
c ng đối với từng công chức. Tuy nhiên theo quy định thì sự tham gia của công
chức cơ quan vào quá trình đánh giá chỉ dừng lại ở việc thảo luận, góp ý chứ ý
kiến đó không được xác định là ý kiến đánh giá và không có ảnh hưởng nhiều
đến kết quả đánh giá. Đây là một hạn chế rất lớn trong công tác đánh giá hiện
nay; mặt khác tập thể công chức chuyên môn cơ quan tham gia vào quy trình
đánh giá công chức chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình. Theo kết quả
khảo sát có tới 28/75 ý kiến tương đương 37,33% ý kiến cho là việc nhận xét,
đánh giá công chức chưa thực sự khách quan, dân chủ, còn nặng về định kiến cá
nhân, cảm tính. Bên cạnh đó, ý kiến góp ý tại cuộc họp là những ý kiến trực tiếp
và rất dễ xảy ra va chạm nên hầu như rất ít ý kiến được đưa ra.
- Thủ trưởng cơ quan đánh giá công chức thuộc quyền quản lý và thủ
trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp đánh giá đối với công chức là người đứng đầu.
51
Theo quy định hiện hành thì việc đánh giá cấp phó, công chức cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thị xã Bến Cát hiện nay do thủ trưởng cơ quan đánh giá và
Chủ tịch UBND thị xã Bến Cát đánh giá đối với công chức là người đứng đầu.
Qua khảo sát tại 12/12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát hiện
nay thì thủ trưởng cơ quan đều đánh giá công chức thuộc quyền quản lý hàng
năm theo quy định với 04 mức đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn
thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy
nhiên cũng bộc lộ hạn chế là người đứng đầu cơ quan chưa thực sự quan tâm
đến công tác đánh giá nên đã không thể hiện hết quyền hạn, trách nhiệm của
mình được phát luật quy định trong đánh giá công chức, còn quá coi trọng thành
tích chung của tập thể mà cố gắng đẩy thành tích cá nhân lên mức an toàn.
- Tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác đánh giá và tổ chức, cá nhân có
nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính đánh giá. Hiện nay thuộc UBND thị xã
Bến Cát có hòm thư góp ý, đường dây nóng của lãnh đạo các cơ quan chuyên
môn và lãnh đạo UBND thị xã Bến Cát để tổ chức và cá nhân có quan hệ giải
quyết công việc phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm và kết quả giải quyết
công việc của công chức. Đây là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá
công chức. Tuy nhiên không phải mọi công chức đều được đánh giá qua kênh
thông tin này, người dân còn tâm lý ngại góp ý do vậy đây chỉ là một kênh thông
tin tham khảo để đánh giá công chức.
Kết quả khảo sát cho thấy 12/12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã
Bến Cát chưa tổ chức lấy ý kiến nhân dân và các chủ thể khác trong hệ thống
chính trị để đánh giá công chức.
2.2.5. Về quy trình đánh giá
Việc đánh giá công chức hàng năm được thực hiện vào thời điểm cuối
năm. Tuy nhiên do công chức hầu hết là đảng viên, đồng thời là đoàn viên công
đoàn, đoàn viên thanh niên nên việc đánh giá cũng tr ng với thời điểm các tổ
chức trên đánh giá thành viên của mình. Theo quy định của cơ quan đảng hiện
nay thì cơ quan hành chính, sự nghiệp phải đánh giá kết quả công tác trong năm
52
của công chức, viên chức trước khi đánh giá về mặt đảng. Kết quả khảo sát thực
tế cho thấy thời điểm đánh giá được thực hiện là tháng 12 hàng năm và chậm
nhất là trước ngày 15 của tháng 01 năm sau.
Căn cứ đánh giá công chức hàng năm được thực hiện theo quy đinh của
Luật cán bộ, công chức năm 2008. Từ năm 2010 đến năm 2014 Chính phủ ban
hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức. Đến năm 2015 là Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 05/8/2015 quy định chuyên đề về đánh giá công chức,
viên chức thay thế Điều 45 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Trong đó các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thị xã chưa có quy trình thống nhất thực hiện
chung mà chủ yếu thực hiện theo quy định trình tự, thủ tục đánh giá với công
chức theo nhưng quy định của Chính phủ như sau:
- Đối với công chức là người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu cơ
quan:
+ Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ
được giao.
+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp
của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến.
Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần tham
dự là toàn thể công chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Cấp ủy đảng c ng cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_cong_chuc_trong_cac_co_quan_chuyen_mon_thu.pdf