MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC HÌNH .v
DANH MỤC CÁC BẢNG. vi
MỤC LỤC. vii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1
2.Mục tiêu nghiên cứu.2
3.Phương pháp nghiên cứu.2
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
5.Kết cấu luận văn.4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC.5
1.1.Tổng quan về thu ngân sách nhà nước.5
1.2.Quản lý thu ngân sách nhà nước .12
1.2.1.Khái niệm, đặc điểm quản lý thu ngân sách nhà nước.12
1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN .14
1.2.3.Yêu cầu quản lý thu NSNN.15
1.2.4.Phương thức và công cụ quản lý thu NSNN.17
1.2.5.Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước .20
1.2.6.Vai trò của quản lý thu NSNN .26
1.3.Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của một số nước và các bài học rút ra có thể
nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam .27
1.3.1.Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của một số nước .27
1.3.2 Các bài học rút ra có thể nghiên cứu, áp dụng ở Việt Nam .31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI HUYỆN VĨNH LINH.33
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vĩnh Linh.33
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.33
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội.35
2.1.3 Kết quả phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008-2012.36
2.2.Kết quả thu ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh.38
2.2.1 Thu chi ngân sách nhà nước tại huyện Vĩnh Linh .38
2.2.2. Thu ngân sách nhà nước chi tiết theo các khoản thu tại huyện Vĩnh Linh.40
2.2.3. Khả năng chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước tại huyện Vĩnh Linh .43
2.2.4. Tình hình nợ thuế nhà nước tại huyện Vĩnh Linh.46
2.3 Đánh giá về công tác quản lý thu ngân sách của các đối tượng liên quan đến quá
trình quản lý thu ngân sách nhà nước .47
2.3.1 Thông tin chung .47
2.3.2. Kết quả đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại địa phương.49
2.3.3. Phân tích bằng ANNOVA về đánh giá công tác quản lý thu NSNN theo đơn
vị công tác .53
2.3.4 Phân tích bằng ANNOVA về sự khác biệt giữa các vị trí công tác trong đánh
giá chất lượng công tác quản lý thu NSNN .56
2.3.5 Phân tích bằng ANNOVA về sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong đánh giá
công tác quản lý thu NSNN .57
2.3.6 Sự khác biệt giữa số năm công tác trong đánh giá chất lượng công tác quản lý
thu NSNN.60
2.4.Đánh giá chung về công tác quản lý thu NSNN tại huyện Vĩnh Linh.61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH .65
3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý thu NSNN ở huyện Vĩnh Linh .65
3.1.1 Định hướng phát triển KT-XH huyện Vĩnh Linh đến 2020.65
3.1.2 Các quan điểm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại huyện Vĩnh Linh.68
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình cả giai đoạn tỷ lệ này là
24,2%/năm. Thu bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương còn rất lớn, chiếm trên
70% tổng chi ngân sách của địa phương hàng năm.
Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách huyện Vĩnh Linh thời kỳ 2008-2012 là
1.028.107 triệu đồng, trong đó chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển là 953.011
triệu đồng, tốc độ tăng chi ngân sách huyện bình quân 28%/năm. Chi thường xuyên
và chi đầu tư phát triển có tốc độ tăng nhanh trung bình trên 28%/năm, chi đầu tư
phát triển trong cả giai đoạn chiếm khoảng 11,6% tổng chi ngân sách huyện.
Trên cơ sở phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu NSNN đã đạt được
nhiều kết quả. Thu ngân sách đều vượt kế hoạch được giao hàng năm, tốc độ tăng
thu bình quân khá cao, trên 15%/năm, tổng số thu hàng năm từ 2008 đến năm 2011
không ngừng tăng về số tuyệt đối, riêng năm 2012 giảm mạnh cụ thể: năm 2008 là
23.684 triệu đồng, năm 2009 là 288.657 triệu đồng, năm 2010 là 43.977 triệu đồng,
năm 2011 là 51.072 triệu đồng, năm 2012 là 43.733 triệu đồng.
Thu nội địa trong giai đoạn 2008-2012 là 191.124 triệu đồng, bao gồm nguồn
thu từ kinh tế trung ương và từ kinh tế địa phương. Thu từ kinh tế trung ương chiếm
khoảng 3% thu nội địa và tăng dần qua các năm, năm 2008 là 688 triệu đồng, năm
2012 là 1.225 triệu đồng.
Thu từ kinh tế địa phương chiếm chủ yếu trong thu nội địa, trung bình chiếm
khoảng 97%/năm. Trong thu từ kinh tế địa phương thì nội dung thu từ thuế CTN-
NQD chiếm trên 33% thu từ kinh tế địa phương, nguồn thu từ tiền sử dụng đất
cũng là một nguồn thu lớn trong tổng thu chiếm khoảng 25% thu từ kinh tế địa
phương, ngoài ra các nguồn thu khác còn lại như thu từ phí, lệ phí, thuế đất, tiền
cho thuê đất.chiếm khoảng 42% trong nội dung thu này.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
40
2.2.2. Thu ngân sách nhà nước chi tiết theo các khoản thu tại huyện Vĩnh Linh
Bảng 2.4: Thu ngân sách nhà nước chi tiết theo các khoản thu từ 2008-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
A. Tổng thu NSNN tại địa
phương
23.684 28.657 43.977 51.073 43.733
+ Thuế công thương nghiệp 10.008 9.508 19.510 26.584 17.650
+ Thuế sử dụng đất NN 197 114 43 100 4
+ Thuế nhà đất 1.050 1.425 1.222 1.341 25
+ Thu tiền sử dụng dất 6.458 9.597 12.801 11.725 13.103
+ Thu tiền cho thuê đất 312 253 381 261 616
+ Lệ phí trước bạ 2.199 2.787 3.887 6.339 6.846
+ Phí lệ phí 588 667 756 850 955
+ Thu tiền bán và thuê TS
nhà nước
2.142 334 19
+ Thuế thu nhập cá nhân 361 445 949 716
+ Thu khác ngân sách 1.247 3.279 2.042 1.925 2.899
+ Thu tại xã 1.625 666 748 665 900
Tổng thu NS trên địa
bàn/Dự toán được giao(%)
99 94 202 133 85
Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN huyện Vĩnh Linh từ 2008 - 2012
Thu từ tiền sử dụng đất là nội dung thu quan trọng đối với huyện nghèo như
Vĩnh Linh. Trong thời gian qua nguồn thu này đã đảm bảo nguồn lực cho đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Trên cơ sở quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND huyện chỉ đạo UBND xã , thị trấn và
Trung tâm quỹ đất tiến hành tạo lập quỹ đất, san lấp mặt bằng, hoàn thiện hệ thống
hạ tầng kỷ thuật, phân lô, cắm mốc. Công tác tổ chức đấu giá được thực hiện công
khai, minh bạch, đúng trình tự quy định. Tuy nhiên, nguồn thu này không mang tính
bền vững vì quỹ đất là có hạn, vì vậy dự toán thu từ tiền sử dụng đất năm 2008 là
8.000 triệu đồng, năm 2009 là 9.200 triệu đồng , giảm xuống còn 2.500 triệu đồng
năm 2010 và tăng lên 7.000 năm 2012.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
41
Thuế thu nhập cá nhân , đây là một sắc thuế mới thực hiện năm 2008, tuy
nhiên khoản thu này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và mới chỉ áp dụng trong phạm
vi chuyển nhượng tài sản, còn các lĩnh vực khác chưa đến mức điều tiết. Do
được giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân theo thông tư của Tổng cục thuế
nên dự toán thu ở mức 1.100 triệu năm 2009 giảm xuống còn 380 triệu năm 2010
và 470 triệu năm 2011.
Thu CTN-NQD chiếm tỷ trọng lớn nhất ( chiếm trên 33%) tổng thu gồm 6
khoản đó là: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, Thuế môn bài, thuế tài nguyên
và thu khác ngoài quốc doanh. Đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách huyện
Vĩnh Linh, khoản thu này phản ánh quy mô, trình độ và khả năng phát triển sản xuất
kinh doanh của các thành phần kinh tế tại địa phương. Đây là nguồn thu mang tính
ổn định lâu dài cho ngân sách.
Công tác ấn định lại doanh thu nộp thuế đối với các đối tượng hộ cá thể sản xuất
kinh doanh thực hiện nộp thuế theo mức khoán chưa được thực hiện thường xuyên.
Tiền sử dụng đất, đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các
năm, nguồn thu này năm 2008 đóng góp 6.458 triệu đồng, năm 2009 là 9.597 triệu
đồng đến năm 2012 là 13.103 triệu và trong giai đoạn 2008-2012 đóng chiếm
khoảng 29% thu trên địa bàn. Tỷ lệ thực hiện so với dự toán qua các năm khá cao,
năm 2009 đạt 104%, năm 2010 đạt 512%, năm 2011 đạt 195% và năm 2012 là
187%. Riêng năm 2008 do thị trường bất động sản đóng băng nên chỉ đạt 81%. Nội
dung thu này đã góp phần quan trọng vào thu ngân sách cho huyện Vĩnh Linh, tuy
nhiên, thu tiền sử đất chiếm tỷ trọng lớn cũng thể hiện được địa phương chưa phát
triển được kinh tế do đó các nội dung thu từ nền kinh tế còn kém, thu từ việc bán
đất còn cao. Về lâu dài, thu từ tiền sử dụng đất quá lớn là không bến vững cho ngân
sách do đất đai là nguồn tài nguyên có hạn.
Về lệ phí trước bạ, đây là khoản thu đứng thứ 3 trong cơ cấu các khoản thu và
năm nào cũng đạt và vượt kế hoạch mặc dù lệ phí trước bạ đất giảm từ 1% xuống
0,5%; lệ phí trước bạ ô tô dưới 10 chổ giảm 50%. Năm 2008 khoản thu lệ phí trước bạ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
42
đạt 2199 triệu đồng đạt 116% so với dự toán được giao, năm 2009 là 2.787 triệu đồng
đạt 105% so với kế hoạch và đến năm 2012 là 6.846 triệu đồng đạt 107%.
Các khoản thu khác ngân sách chủ yếu là các khoản thu phạt vi phạm hành
chính trên các lĩnh vực khác nhau. Các khoản thu này đạt kết cao do các ngành chức
năng bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục đã đi đôi với việc xử phạt nghiêm vừa
góp phần động viên vào ngân sách vừa đảm bảo trật tự xã hội.
Trong tổ chức thu, huyện Vĩnh Linh đã có những đổi mới, cải cách công tác
quản lý thu, đưa công tác thu ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Năm 2010,
đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ
quan Thuế - Kho bac- Tài chính đã nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần tập trung
nhanh và hiệu quả các nguồn thu vào NSNN bằng việc ứng dụng Hệ thống thông tin
quản lý ngân sách giữa tài chính và KBNN ( Tabmis), hệ thống dữ liệu tập trung và
chuẩn hóa dự liệu thông tin về số thu NSNN giữa KBNN, thuế, hải quan(TCS). Bên
cạnh đó là việc triển khai phối hợp thu giữa Kho bạc – Thuế và công tác ủy nhiệm
thu cho các Ngân hàng thương mại.
Ngành thuế và ngành kho bạc đã phối hợp chặt chẽ để thu thuế xây dựng
cơ bản đối với các doanh nghiệp ngoại tỉnh, thu một phần thuế xây dựng cơ bản
đối với doanh nghiệp trên địa bàn trực tiếp ngay trong quá trình thanh toán cấp
phát vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN đảm bảo vừa nhanh chóng thuận tiện
trong khâu thu nộp cho các đối tượng nộp, vừa tập trung được nhanh các nguồn
này vào ngân sách và hạn chế được tình trạng trốn thuế trong hoạt động xây
dựng trên địa bàn.
Các chính sách về thu của huyện Vĩnh Linh bên cạnh việc khai thác các
nguồn thu đã có quan tâm đến công tác bồi dưỡng và tạo mới nguồn thu, gắn công
tác thu với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ theo định hướng quy hoạch tổng thể huyện Vĩnh Linh đến
năm 2020.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
2.2.3. Khả năng chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước tại huyện Vĩnh Linh
Bảng 2.5: Dự toán thu ngân sách nhà nước chi tiết theo các khoản
thu từ 2008-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
A. Tổng thu NSNN tại địa
phương
23.684 28.657 43.977 51.073 43.733
B. Tổng dự toán thu NS
tại địa phương
24.000 30.490 21.720 38.260 51.660
+ Thuế công thương nghiệp 10.500 13.630 13.190 25.000 34.800
+ Thuế sử dụng đất NN 110 110 0 0
+ Thuế nhà đất 740 1.600 1.150 1.250 410
+ Thu tiền sử dụng dất 8.000 9.200 2.500 6.000 7.000
+ Thu tiền cho thuê đất 500 350 240 800 460
+ Lệ phí trước bạ 1.900 2.650 3.210 3.300 6.400
+ Phí lệ phí 1.300 1.000 300 490 920
+ Thu tiền bán và thuê TS
nhà nước
0 0 0 0
+ Thuế thu nhập cá nhân 0 1.100 380 470 970
+ Thu khác ngân sách 300 200 100 100 150
+ Thu tại xã 650 650 650 850 550
C.Tổng thu NS trên địa
bàn/Dự toán được giao(%) 99 94 202 133 85
Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN huyện Vĩnh Linh từ 2008 - 2012
Căn cứ vào số liệu tại bảng 2.4 ; 2.5 cho thấy:
Trong dự toán thu ngân sách, nội dung thu từ thuế TNCN, thuế CTN –NQD
chiếm tỷ trọng lớn nhất và tốc độ tăng hơn 3 lần trong vòng 5 năm. Cụ thể, số dự
toán thu năm 2008 10.500 triệu đồng, năm 2009 là 13.630 triệu đồng tăng 30% so
với dự toán năm 2008. Dự toán năm 2010 là 13.190 triệu đồng giảm 4% tương
đương với mức giảm là 440 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân giảm dự toán
là do thu thực tế thuế CTN-NQD năm 2009 giảm mạnh chỉ đạt 70% so với dự toán
được giao. Dự toán năm 2011 là 25.000 đồng tăng 89% so với dự toán giao năm
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
2010. Dự toán năm 2012 là 34.800 triệu chiếm trung bình trên 60% thu trên địa bàn
huyện Vĩnh Linh. Việc lập dự toán thu đối với nội dung thu này đã song hành cùng
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành thương mại
và dịch vụ, sự tăng lên nhanh chóng của loại hình DN ngoài quốc doanh.
Nhìn chung công tác lập dự toán thu ngân sách đã tương đối đảm bảo sự phù
hợp giữa kế hoạch thu đề ra với tiềm năng, lợi thế và định hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Trong quá trình lập dự toán thu ngân sách đảm bảo được quy trình, thủ
tục và thời gian, đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo của chính
quyền địa phương, tuy nhiên vẫn còn tồn tại:
Thứ nhất, trong quá trình lập dự toán cho ngân sách năm tiếp theo chưa thực
sự lấy số liệu thực hiện của năm trước làm cơ sở tham khảo, có những nội dung thu
chỉ được lập lên dựa trên cảm tính chủ quan làm cho dự toán không sát với thực tế
trong nhiều năm, ví dụ : theo số liệu bảng 2.5, nội dung thu lệ phí trước bạ qua các
năm đều có số dự toán rất thấp so với thực hiện , năm 2011 dự toán thu là 3.300
triệu đồng trong lúc đó thực hiện là 6.339 triệu đồng. nội dung thu phí lệ phí dự
toán cao hơn rất nhiều so với thực hiện, dự toán thu tiền sử dụng đất các năm 2010,
2011, 2012 cũng thấp hơn nhiều so với thực hiện, tuy nhiên các năm tiếp theo
không có điều chỉnh dự toán này cho phù hợp với khả năng thu .
Thứ hai, chưa lường được trước các biến động của nền kinh tế làm ảnh hưởng
đến nguồn thu trong tương lai, ví dụ cụ thể: Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới và khu vực, kết quả thu ngân sách chỉ đạt 94% so với kế hoạch,
trong đó thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 70% so với kế hoạch.
Thứ ba, theo quy định việc lập và tổng hợp dự toán từ cơ sở trong khi hệ
thống ngân sách còn nhiều cấp nên trong khâu lập dự toán đơn thuần chỉ mang tính
hình thức, vai trò của lập dự toán trong cả chu trình quản lý ngân sách vẫn chưa
được coi trọng làm ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo.
Thứ tư, trong phê duyệt dự toán của UBND huyện căn cứ quyết định phê
duyệt dự toán của HĐND tỉnh, còn nhiều hạn chế mang tính hình thức, chưa phản
ánh đầy đủ quan điểm, chính kiến trong công tác lập dự toán, dự toán trình lên
thường là phê duyệt ngay chứ không có điều chỉnh.
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
45
Qua số liệu bảng 2.5, tỷ lệ hoàn thành dự toán thu bình quân các các năm từ
2008 -2012 là 115%. Các năm 2008, 2009, 2012 tỷ lệ thực hiện so với dự toán chỉ
đạt các mức 99%, 94% và 85%.
Giai đoạn 2008-2012, thu thuế CTN-NQD không đạt dự toán giao đầu năm.
Dự toán giao bình quân giai đoạn này là 19.424 triệu đông . Tỷ lệ thực hiện so với
dự toán là 86%, trong đó các năm 2009 tỷ lệ thực hiện thấp so với dự toán chỉ đạt
70% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 và chính sách ưu đãi về thuế
như giãn thời hạn nộp thuế, giảm 50% thuế suất thế GTGT của nhiều nhóm mặt
hàng cơ bản theo quy định . Năm 2012, tỷ lệ thực hiện thấp đột biến so với dự toán
chỉ 51%. Nguyên nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của chính sách kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công tái cơ cấu nền kinh
tế của chính phủ dẫn đến các khoản thu thuế CTN NQD giảm mạnh cả về tỷ trọng
lẫn số lượng. Mặc dù còn gặp một số khó khăn như kinh nghiệm trong ĐT – TTCN
còn hạn chế, nguồn lao động có trình độ tay nghề còn thiếu và chưa đáp ứng được
công tác tổ chức thực hiện, nguồn vốn, hạ tầng kỷ thuật chưa đáp ứng yêu
cầu.Tuy nhiên, với lợi thế sẵn có, trong 2 năm 2010-2011, Vĩnh Linh có thêm
một số nhà máy sản xuất công nghiệp có quy mô tương đối lớn như nhà máy chế
biến mủ cao su, nhà máy chế biến gỗ, nhà máy sản xuất gạch khai thác chế biến
titan, đây chính là nền tảng đưa tỷ lệ thực hiện thu CTN NQD vượt dự toán ban
đầu trong các năm 2010, 2011. Cụ thể, năm 2010 thu thuế CTN NQD đạt 43.977
triệu đồng vượt 48% dự toán, năm 2011 đạt 26.584 triệu đồng vượt 6% dự toán ban
đầu. Tuy nội dung thu này đã đóng góp lớn cho thu nội địa trong thu ngân sách
hàng năm nhưng công tác tổ chức thu vấn còn nhiều hạn chế chưa được giải quyết
triệt để làm ảnh hưởng đến kết quả thu cụ thể:
Tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn còn khá lớn và bằng
nhiều thủ đoạn khác nhau, nhiều DN có tính chây ỳ trong thực hiện nghĩa vụ thuế,
bên cạnh đó là việc tính lãi đối với việc nộp chậm thuế như hiện nay là quá thấp ,
các chế tài xử phạt vi phạm vi chưa đủ răn đe do đó nợ thuế trong nội dung thu này
chiếm hầu hết nợ thuế hiện nay.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
46
Việc theo dõi đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế của các cơ quan quản lý ngân
sách còn chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết các đối tượng nộp thuế mà đặc biệt là
tình trạng sót hộ đối với kinh doanh cá thể còn nhiều. Cụ thể, đối với khu vực doanh
nghiệp về đối tượng theo số liệu điều tra còn 24 đơn vị chưa đến cơ quan thuế kê
khai (119/143 đơn vị). Đây là sự bất cập trong việc quản lý từ cấp trên nơi cấp phép.
Ngoài ra có nhiều đơn vị có đến kê khai nhưng doanh số hoạt động không đáng kể
chỉ thành lập để hưởng ưu đãi đầu tư. Còn ở khu vực hộ cá thể theo số liệu điều tra
có 3.252 hộ đang hoạt động kinh doanh lớn nhỏ. Tất cả các đối tượng này đều phải
nộp thuế môn bộ bài, nhưng cơ quan thuế mới quản lý được 1.722 hộ, số còn sót là
1.433 hộ thất thu. Thất thu về hộ, về doanh số với số lượng kéo dài. Lĩnh vực hoạt
động vận tải, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh hiện có 554/1000 phương tiện các loại
đúng đối tượng quản lý tính cả năm hơn 1.700 triệu đồng, và thất thu trong lĩnh vực
này ước tính 2,2tỷ/năm. Các mặt hàng nông sản chủ yếu trên địa bàn như: hồ tiêu,
cao su, lạcchưa có biện pháp quản lý hiệu quả.
2.2.4. Tình hình nợ thuế nhà nước tại huyện Vĩnh Linh
Do điểm xuất phát thấp, tăng trưởng thấp vì vậy nguồn thu ngân sách tăng
trưởng chậm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách chưa cao, nên cân đối NSNN
thường gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nợ thuế cao và liên tục tăng nhanh, công tác
quản lý và xử lý các khoản nợ thuế còn chưa triệt để, còn gặp nhiều khó khăn nhất
là khu vực các DN vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Về phía DN, các khoản đầu tư
chưa được giải ngân hoặc giải ngân chậm, năng lực tài chính hạn chế đã làm ảnh
hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Bảng 2.6: Tình hình nợ thuế nhà nước tại huyện Vĩnh Linh 2008-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ khó thu 1.211 1.100 1.526 2.064 4.093
Nợ có khả năng thu 1.842 2.092 3.652 5.329 6.901
Tổng cộng 3.053 3.192 5.178 7.393 10.994
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi cục thuế Vĩnh Linh
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
ế
47
Qua bảng số liệu 2.6, ta thấy tình trạng nợ thuế cao và liên tục tăng nhanh,
đặc biệt tình hình nợ khó thu thuế tại huyện Vĩnh Linh tăng dần qua các năm từ
2008 đến năm 2012 và tăng mạnh trong năm 2012. Cụ thế, nợ khó thu năm 2008 là
1.211 triệu đồng và tăng lên mức 4.093 triệu đồng năm 2012. Các khoản nợ thuế
không chỉ làm thất thu cho ngân sách mà còn tạo thành tiền lệ xấu cho công tác
quản lý thu tại huyện Vĩnh Linh.
2.3 Đánh giá về công tác quản lý thu ngân sách của các đối tượng liên quan
đến quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước
2.3.1 Thông tin chung
Phiếu điều tra được gửi đến cán bộ cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc
huyện Vĩnh Linh, cán bộ làm công tác thu tại xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các
đơn vị, phòng ban chuyên môn thuộc huyện như Chi cục thuế, Phòng tài chính kế
hoạch, UBND huyện Vĩnh Linh, các đơn vị sự nghiệp có thu như Ban quản lý bãi
tắm, ban quản lý chợ Luận văn cũng đã thực hiện điều tra đối tượng nộp ngân
sách gồm: các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH trên địa bàn huyện Vĩnh Linh
do Chi cục thuế huyện Vĩnh Linh quản lý thu nhằm so sánh sự khác biệt giữa đối
tượng quản lý Nhà nước và đối tượng nộp trong việc đánh gía chất lượng công tác
quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện.
Bảng 2.7: Đơn vị công tác của các đối tượng phỏng vấn
Đơn vị công tác có liên quan đến công tác
thu NSNN Số lượng
Số phiếu
điều tra
Tỷ lệ
(%)
1.Cơ quan quản lý 39 39 100
UBND huyện Vĩnh Linh 1 1 100
Chi cục thuế (liên quan quản lý thu NSNN) 10 10 100
Phòng Tài chính – Kế hoạch 2 2 20
Kho bạc nhà nước 2 2 20
Các xã, thị trấn 22 22 100
Bãi tắm Cửa Tùng 1 1 100
Ban quản lý chợ Hồ Xá 1 1 100
2.Đối tượng nộp NSNN (Các doanh nghiệp,
công ty TNHH) 180 90 50
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
48
Kết quả điều tra sau khi xử lý số liệu cho thấy, trong số 129 phiếu điều tra có
39 phiếu điều tra là đối tượng cơ quan qua lý nhà nước chiếm 30,2% và 90 phiếu là
đối tượng nộp ngân sách chiếm 69,8% trong tổng số phiếu điều tra.
Bảng 2.8: Giới tính và trình độ đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra Tần số Phần trăm
I.Phân theo giới tính 129 100
Nam 66 51,2
Nữ 63 48,8
II. Phân theo trình độ 129 100
Trên đại học 7 5,4
Đại học 68 52,7
Cao đẳng 33 25,6
Trung cấp 21 16,3
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Đối tượng điều tra có tỷ lệ giới tính nam là 51,2%; giới tính nữ là 48,8%
trong tổng số quan sát. Tỷ lệ giới tính nam và nữ trong công tác quản lý thu ngân
sách nhà nước là tương đương.
Có 7 phiếu chiếm tỷ lệ 5,4% đối tượng điều tra có trình độ trên đại học, 68
phiếu chiếm tỷ lệ 52,7% đối tượng điều tra có trình độ đại học, 33 phiếu chiếm tỷ lệ
25,6% đối tượng điều tra có trình độ cao đẵng, số còn lại là đối tượng điều tra có
trình độ trung cấp. Đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc cung cấp
thông tin trên phiếu điều tra có chất lượng.
Bảng 2.9: Vị trí và thời gian công tác của đối tượng phỏng vấn
Đối tượng điều tra Tần số Phần trăm
I.Vị trí công tác 129 100
Cán bộ lãnh đạo 32 24.8
Cán bộ chuyên môn 76 58.9
Khác 21 16.3
II.Thời gian công tác 129 100
< 5năm 13 10,1
5-10 năm 35 27,1
10-15 năm 46 35,7
>15 năm 35 27,1
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
Có 32 phiếu chiếm tỷ lệ 24.8% trong tổng số quan sát là ý kiến của cán bộ
lãnh đạo huyện, các phòng ban, đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp, xã, thị trấn.
Có 76 phiếu chiếm tỷ lệ 58,9% là ý kiến của cán bộ chuyên môn; số còn lại là vị trí
khác chiếm tỷ lệ 16,3% trong tổng số quan sát.
Có 35 phiếu chiếm tỷ lệ 27,1% đối tượng điều tra có thời gian công tác trên
15 năm, 46 phiếu chiếm tỷ lệ 35,7% đối tượng điều tra có thời gian công tác từ 10
đến dưới 15 năm, 35 phiếu chiếm tỷ lệ 27,1% đối tượng điều tra có thời gian công
tác từ 5 đến dưới 10 năm, chỉ có 13 phiếu có thời gian công tác dưới 5 năm chiếm tỷ
lệ 10,1% trong tổng số quan sát.
Từ kết quả về đối tượng điều tra ở trên có thể thấy các thông tin thu thập
được hoàn toàn thích hợp cho phân tích và nghiên cứu.
2.3.2. Kết quả đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại địa phương
2.3.2.1 Đánh giá về quá trình lập dự toán
Kết quả đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập
dự toán tại huyện Vĩnh Linh được trình bày tại bảng 2.10..
Qua kết quả trên cho thấy các ý kiến đánh giá về công tác các biện pháp đã thực
hiện giao động xung quanh mức trung bình nhưng chưa đạt đến mức đánh giá tốt.
Bảng 2.10: Đánh giá quá trình lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Các biến quan sát Giá trị
trung bình
1.Quy trình lập dự toán NS hiện tại 3,4496
2.Các căn cứ đã thực hiện trong quá trình lập dự toán nguồn thu ngân
sách hiện nay
3,3101
2.5.Chỉ tiêu giao dự toán của cấp trên 3,2868
2.1.Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương 3,2326
2.2.Tỷ lệ phân chia các khoản thu của cấp có thẩm quyền 3,2016
2.3.Tính đến sự biến động của yếu tố giá cả 2,3643
2.4.Tình hình thực hiện dự toán năm trước 3,2326
3.Chất lượng công tác lập dự toán và giao dự toán thu NSNN 2,7364
4.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện lập dự toán ở các cấp 2,6279
5.Dự toán thu ngân sách huyện Vĩnh Linh có phù hợp với thực tế địa
phương không
3,0930
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Trư
ờng
Đạ
học
Kin
h tế
Hu
ế
50
Riêng vấn đề đánh gía thấp nhất đạt 2.3643 điểm - Tính đến sự biến động của
yếu tố giá cả, thực tế trong thời gian qua, việc xây dựng dự toán thu ngân sách hàng
năm chưa lường trước được các biến động của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến
nguồn thu tương lai.
Vấn đề được đánh giá cao nhất đạt giá trị trung bình 3,4496 - Quy trình lập
dự toán ngân sách hiện tại . Hàng năm, sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ
thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số
kiểm tra về dự toán NSNN cho các Bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh. Sau
khi nhận được thông báo kiểm tra và công văn hướng dẫn của UBND cấp tỉnh, các
cán bộ làm công tác quản lý thu huyện Vĩnh Linh triển khai thực hiện các chỉ tiêu
và luôn luôn đảm bảo đúng quy trình. Vì vậy, chỉ tiêu này được các đối tượng điều
tra đánh giá cao.
2.3.2.2 Đánh giá về quá trình thực hiện thu ngân sách nhà nước
Công tác quản lý thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước
Bảng 2.11: Đánh giá công tác quản lý thực hiện dự toán thu ngân sách nhà
nước của các đối tượng điều tra
Các biến quan sát
Giá trị trung
bình
6.Công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách thuế 3,2481
7.Công tác tư vấn hổ trợ đối tượng nộp ngân sách 3,2636
8.Kỷ năng ứng xử và giao tiếp của cán bộ quản lý thu 3,3411
9.Công tác quản lý đối tượng nộp ngân sách 3,2946
10.Phối hợp các ngành chức năng 3,5116
11.Hiệu quả công tác ủy nhiệm thu ngân sách xã, thị trấn 3,6279
12.Công tác công khai số nộp của các đối tượng nộp ngân sách 3,1318
13.Việc triển khai ứng dụng tin học trong công tác quản lý thu 2,9844
14.Tổ chức bộ máy quản lý thu nộp ngân sách 3,0620
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
Qua bảng số liệu 2.11, ta thấy vấn đề được đánh giá cao nhất đạt giá trị trung
bình 3,6279 - Hiệu quả công tác ủy nhiệm thu ngân sách xã, thị trấn. Thực tế kể từ
khi huyện Vĩnh Linh bắt đầu triển thực hiện công tác ủy nhiệm thu đến nay, đã thu
được nhiều thành quả đáng khích lệ. Số thu từ các loại thuế thu từ công tác ủy
nhiệm thu tăng lên đáng kể, số thuế nợ đọng giảm đáng kể góp phần tích cực trong
công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.
Việc triển khai ứng dụng tin học trong công tác quản lý thu đạt giá trị trung
bình thấp nhất là: 2,9844, nguyên nhân do việc ứng dụng công nghệ thông tin –
truyền thông trong hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác, phát huy được
tối đa tính năng, lợi ích của các phương tiện công nghệ thông tin và cơ sở Hạ tầng,
thiết bị CNTT hiện có để nâng cao hiệu quả trong công việc cũng như trong quản lý
điều hành.
Công tác phát triển nguồn thu ngân sách nhà nước
Bảng 2.12 Đánh giá công tác phát triển nguồn thu ngân sách nhà nước
Các biến quan sát Giá trị trung bình
15.Công tác thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực, các ngành
SXKD, DV có khả năng thúc đẩy kinh tế địa phương
2,6512
16.Công tác xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến
khích đầu tư, hổ trợ phát triển sản xuất.
2,6279
17.Công tác thực hiện cải cách thủ tục hành chính 2,6434
18.Công tác phát triển đối tượng nộp ngân sách và quản lý
đối tượng nộp ngân sách
2,5969
19.Mức độ hợp lý về tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa
các cấp
3,0781
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Qua các đối tượng được điều tra công tác phát triển nguồn thu trên địa bàn
huyện Vĩnh Linh đánh giá thấp dưới mức trung bình ở các chỉ tiêu : Công tác thu
Trư
ờ g
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
ế
52
hút đầu tư phát triển các lĩnh vực, các ngành SXKD, DV có khả năng thúc đẩy kinh
tế địa phương, công tác xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_cong_tac_quan_ly_thu_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_vinh_linh_tinh_quang_tr_0009_1909211.pdf