Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh lục các bảng.
Danh lục biểu đồ.
Danh lục bản đồ.
Danh lục các từ ký hiệu và từ viết tắt.
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở VIỆT NAM. 8
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRI THỨC VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG
CÂY THUỐC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM . 10
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC Ở TỈNH GIA LAI VÀ MỘT
SỐ VƯỜN QUÔC GIA, KBTTN LÂN CẬN. 12
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI. 12
1.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu . 13
1.5.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích. . 13
1.5.1.2. Địa chất, địa hình. 13
1.5.1.3. Khí hậu, thủy văn. 14
1.5.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. 16
1.5.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội . 17
1.5.2.1. Dân số và dân tộc bên trong khu bảo tồn. 17
1.5.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu. 20
1.5.3. Thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm vừa qua. 23
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 25
2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. 25
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại khu bttnkon chư răng, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhóm 13: Bệnh trẻ em (gồm Ợ, nấc cụt, trớ sữa; Ói sữa; Trẻ ỉa chảy
phọt toé ra nước; Ỉa chảy phân loãng, Ỉa phân sống; Cam tích; Cam tướt; cam
lỵ; còi xương; Suy dinh dưỡng; Cam thũng; Quai bị; Ho gà; Sởi; Thủy đậu,
Sốt bại liệt, Viêm màng não B và di chứng, Sổ xuất huyết do muỗi, Sưng
amidan, Viêm tai, Thấp tim, Đái dầm, Thoát vị thừng tinh, Lở chàm, Chốc
đầu – mô đầu, Rôm rảy, tưa lưỡi, Lở mồm).
31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. THỐNG KÊ CÁC LOÀI CÂY THUỐC ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
Ở KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI SỬ DỤNG
Qua quá trình điều tra, chúng tôi đã thu thập được những kinh nghiệm
hiểu biết của các ông lang, bà mế của dân tộc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh
Gia Lai. Những mẫu cây được đồng bào dân tộc sử dụng làm thuốc đã được
thu thập xử lý, trình bày, xác định tên khoa học và tổng hợp. Kết quả nghiên
cứu được trình bày ở Phụ lục 1.
Các loài thực vật làm thuốc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai (Phụ
lục 1) được sắp xếp theo hệ thống của bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt
Nam”. Danh lục được xây dựng theo nguyên tắc sự phát triển của các ngành
thực vật từ thấp đến cao. Trong mỗi ngành các họ, chi, loài được xếp theo vần
ABC. Riêng ngành thực vật Hạt kín do khối lượng lớn nên chia thành 2 lớp Hai
lá mầm và lớp Một lá mầm. Sau đó cũng xếp tương tự như trên.
Tổng số loài chúng tôi đã thống kê được là 357 loài, thuộc 290 chi, 111
họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch đó là:
- Ngành Cỏ Bút Tháp (Equisetophyta) với 1 loài, 1 chi thuộc 1 họ.
- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 2 loài, 2 chi thuộc 2 họ.
- Ngành Thông (Pinophyta) với 2 loài, 2 chi, 2 họ.
- Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 352 loài, 285 chi thuộc 106 họ.
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐA DẠNG CÁC LOÀI CÂY ĐƯỢC ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC BA NA Ở KBTTNKON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI SỬ
DỤNG LÀM THUỐC
3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây được đồng bào dân
tộc ở KBTTNKon Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng làm thuốc
3.2.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành
Kết quả điều tra cây thuốc của KBTNTN Kon Chư Răng bước đầu đã
thu được 357 loài thuộc 290 chi, 111 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch
(Bảng 3.1)
32
Bảng 3.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành của các loài cây thuốc
được đồng bào dân tộc ở KBTTNKon Chư Răng sử dụng
Ngành thực vật
Họ Chi Loài
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
Cỏ Bút Tháp
(Equisetophyta)
1 0,9 1 0,34 1 0,28
Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta)
2 1,8 2 2,69 2 0,56
Ngành Thông
(Pinophyta)
2 1,8 2 0,69 2 0,56
Ngành Mộc lan
(Magnoliophyta)
106 95,5 285 98,28 352 98,6
Tổng 111 100 290 100 357 100
Biểu đồ 3.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành của các loài cây
thuốc được đồng bào dân tộc ở KBTTNKon Chư Răng
33
Qua bảng 3.1 cho thấy các tỷ lệ cây thuốc trong KBTNTN Kon Chư
Răng tập trung chủ yếu ở ngành chiếm 98,6% số loài; 98,28% số chi và
95,5% số họ. Ba loài còn lại chiếm số lượng rất ít. Ở ngành này có nhiều loài
có giá trị cao như: Vù Hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn),
Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino), Trầm (Aquilaria
crassna Pierre ex Lecomte).
Kết quả điều tra cây thuốc trong họ của KBTNTN Kon Chư Răng thu
được kết quả 89 họ, 245 chi và 304 loài (bảng 4.2)
Bảng 3.2. Sự phân bố các taxon trong ngành của các loài cây thuốc
được đồng bào dân tộc ở KBTTN Kon Chư Răng sử dụng
Lớp
Họ Chi Loài
SL % SL % SL %
(Magnoliopsida) 89 83,96 245 85,96 304 86,36
Hành (Liliopsida) 17 16,04 40 14,04 48 13,64
Tổng 106 100 285 100 352 100
Biểu đồ 3.2.1. So sánh tỷ lệ họ giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành
34
Biểu đồ 3.2.2. So sánh tỷ lệ chi giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành
Biểu đồ 3.2.3. So sánh tỷ lệ loài giữa lớp Mộc lan và Lớp Hành
Qua bảng 3.2. cho thấy lớp Mộc lan (Magnoliopsida) chiếm phần lớn
trong ngành với số loài là 89 - chiếm 83,96% của toàn ngành Mộc lan, số chi
245 - chiếm 85,96%, và số họ là 304 - chiếm 86,36% tổng số loài của ngành
Mộc lan. Ở lớp này có nhiều loài có giá trị cao như: Đơn châu chấu (Aralia
armata), Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Đáng chân chim
35
(Schefflera heptaphylla), Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha), Găng vàng
hai hạt (Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn), Lát hoa (Chukrasia
tabularis A. Juss).
Bên cạnh đó, lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, số
loài chỉ là 17 - chiếm 16,04%; số chi 40 - chiếm 14,04% và số họ là 48 -
chiếm 13,64% tổng số loài của ngành Hạt kín. Tuy vậy, có nhiều loài mang
lại kết quả tốt trong việc chữa trị bệnh, cụ thể như: Kim tuyến tơ
(Anoectochilus setaceus Blume), Thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)
Sw), Hà biện lưỡi đỏ (Habenaria rhodocheila Hance), Nghệ trắng (Curcuma
aromatica Salisb), Gừng tía (Zingiber montanum (J.Koenig) Link ex A.Dietr),
Sâm cau (Peliosanthes teta Andrews), Phất dủ hẹp (Dracaena angustifolia) ...
3.2.1.2. Sự đa dạng ở mức độ họ.
Để thấy rõ mức độ đa dạng ở bậc họ, chúng tôi thống kê số họ có nhiều
loài cây thuốc được đồng bào dân tộc sử dụng nhiều nhất (7 loài trở lên), kết
quả được chỉ ra ở bảng sau:
Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng
STT Tên họ khoa học Tên họ Việt Nam Loài Tỷ lệ %
1 Euphorbiaceae Thầu dầu 21 5,88
2 Rubiaceae Cà phê 20 5,6
3 Asteraceae Cúc 17 4,76
4 Lauraceae Long não 9 2,52
5 Myrsinaceae Đơn nem 9 2,52
6 Apocynaceae Trúc đào 8 2,24
7 Fabaceae Đậu 8 2,24
8 Rutaceae Cam 8 2,24
9 Verbenaceae Cỏ roi ngựa 8 2,24
10 Moraceae Dâu tằm 7 1,96
10 họ có số loài nhiều nhất (chiếm 9,0%) 115 32,2
36
Biểu đồ 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng
Bảng 3.3 thống kê theo thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất. Họ thứ 10
có 7 loài và họ nhiều loài nhất là 21 loài. Dù 10 họ chỉ chiếm 9,0% tổng số họ
toàn hệ nhưng có số lượng loài là 115, chiếm 32,2 % tổng số loài toàn hệ.
Họ có số loài nhiều nhất là họ thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm 21 loài
(chiếm 5,88%); tiếp đến là họ Cà phê (Rubiaceae) với 20 loài (chiếm 5,6%).
Họ Cúc (Asteraceae) với 17 loài (chiếm 4,76%). Hai họ có số loài bằng nhau
là họ Long não (Lauraceae) và họ Đơn nem (Myrsinaceae) đều có 9 loài
(chiếm 2,52%). Bốn họ có 8 loài là họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu
(Fabaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) đều chiếm
2,24%. Họ Dâu tằm (Moraceae) có 7 loài (chiếm 1,96%).
Từ kết quả trên cho thấy các loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu
có sự phân bố không đồng đều trong các họ. Có những họ có nhiều loài cây
được sử dụng làm thuốc nhưng có những họ chỉ có 8 loài cây thuốc như họ
Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae)hoặc họ chỉ có 7 loài cây thuốc như họ Dâu tằm (Moraceae).
3.2.1.2. Sự đa dạng ở mức độ chi.
Để thấy rõ mức độ đa dạng ở bậc chi, chúng tôi thống kê số chi có
nhiều loài cây thuốc được đồng bào dân tộc sử dụng nhiều nhất (3 loài trở
lên), kết quả được chỉ ra ở bảng 3.4
37
Bảng 3.4. Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất
STT
Tên chi khoa
học
Tên chi Việt
Nam
Loài Tỷ lệ %
1 Ardisia Cơm nguội 7 1,96
2 Ficus Sung 5 1,4
3 Garcinia Bứa 4 1,12
4 Callicarpa Tử châu 4 1,12
5 Blumea Đại bi 3 0,84
6 Cinnamomum Quế 3 0,84
7 Litsea Bời lời 3 0,84
8 Syzygium Trâm 3 0,84
9 Piper Tiêu 3 0,84
10 Polygonum Nghể 3 0,84
11 Morinda Nhàu 3 0,84
12 Lindernia Lữ đằng 3 0,84
12 chi có số loài nhiều nhất (chiếm 3,45%) 44 12,32
38
Biểu đồ 3.4. Các chi có nhiều loài cây thuốc nhất trong KBTNTN Kon Chư Răng
Bảng 3.4 thống kê theo thứ tự 10 chi có số loài đa dạng nhất. Từ chi thứ 7
đến chi thứ 10 có 3 loài và chi nhiều loài nhất là 7 loài. Dù 10 chi chỉ chiếm
3.45% tổng số chi toàn hệ nhưng có 45 loài chiếm 12,02% tổng số loài toàn hệ.
Chi nhiều loài nhất là chi Ardisia thuộc họ Myrsinaceae với 7 loài bao
gồm: Cơm nguội thân ngắn (Ardisia brevicaulis Diels), Cơm nguội trần
(Ardisia conspersa E.Walker), Cơm nguội tán (Ardisia corymbifera Mez )),
Trọng đũa (Ardisia crenata Sims. ), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard ), Mật
Đất (Ardisia verbascifolia Mez ), Cơm nguội lông (Ardisia villosa Roxb. )
chiếm 1,96% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi Ficus thuộc họ Moraceae
với 5 loài bao gồm: Đa tía (Ficus altissima Blume ), Si (Ficus benjamina L. ),
Ngái vàng (Ficus fulva Reinw. ex Blume ), Ngái lông (Ficus hirta Vahl ),
Sung (Ficus racemosa L. ) chiếm 1,4% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi
Garcinia thuộc họ Clusiaceae với 4 loài bao gồm : Tai chua (Garcinia cowa
Roxb. ex Choisy ), Sơn vé (Garcinia merguensis Wight ), Dọc (Garcinia
multiflora Champ. ex Benth. ), Bứa lá thuôn (Garcinia oblongifolia Champ.
ex Benth ) chiếm 1,12% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi Callicarpa thuộc
họ Verbenaceae với 4 loài bao gồm: Tu hú gỗ (Callicarpa arborea Roxb. ),
Tu hú lông (Callicarpa erioclona Schaeur. ), Tử châu lá dài (Callicarpa
39
longissima (Hemsl.) Merr. ), Tử châu đỏ (Callicarpa rubella Lindl.) chiếm
1,12% tổng số loài thực vật làm thuốc. Chi Blumea thuộc họ Asteraceae với 3
loài bao gồm: Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC. ), Hoàng đầu chụm
(Blumea fistulosa (Roxb.) Kurz ), Cải ma (Blumea lacera (Burm. f.) DC. )
chiếm 0,84% tổng số thực vật làm thuốc. Chi Cinnamomum thuộc họ
Lauraceae với 3 loài bao gồm : Quế hương (Cinnamomum bejolghota (Buch.-
Ham. ex Nees) Sweet), Quế rừng (Cinnamomum iners Reinw. ex Blume), Vù
hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) chiếm 0,84% tổng số
thực vật làm thuốc. Chi Litsea thuộc họ Lauraceae với 3 loài bao gồm : Màng
tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C. B.
Robins.), Bời lời lá thon (Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Robins.) chiếm 0,84%
tổng số thực vật làm thuốc. Chi Syzygium thuộc họ Myrtaceae với 3 loài bao
gồm : Vối rừng (Syzygium cuminii (L.) Skells), Trâm trắng (Syzygium
wightianum Wall. ex Wight & Arn.), Trâm tích lan (Syzygium zeylanicum (L.)
DC.) chiếm 0,84% tổng số thực vật làm thuốc. Chi Piper thuộc họ Piperaceae
với 3 loài bao gồm : Tiêu lá gai (Piper boehmeriaefolium Wall.), Lá lốt (Piper
lolot C. DC.), Hồ tiêu (Piper nigrum L.) chiếm 0,84% tổng số thực vật làm
thuốc. Chi Polygonum thuộc họ polygonaceae với 3 loài bao gồm : Thồm lồm
(Polygonum chinense L.), Nghề răm (Polygonum hydropiper L.), Nghề phù
(Polygonum posumbu Buch.-Ham. ex D. Don.) chiếm 0,84% tổng số thực vật
làm thuốc. Chi Morinda thuộc họ Rubiaceae với 3 loài bao gồm : Ba kích
(Morinda officinalis How), Nhàu tán (Morinda umbellata L.), Nhàu lông
(Morinda villosa Hook.f.) chiếm 0,84% tổng số thực vật làm thuốc. Chi
Lindernia thuộc họ Scrophulariaceae với 3 loài bao gồm : Lữ đằng cong
(Lindernia anagallis (Burm.f.) Pennell), Bon (Lindernia ciliata (Colsm.)
Penn.), Lữ đằng cần (Lindernia crustacea (L.) F. Muell.) chiếm 0,84% tổng
số thực vật làm thuốc.
3.2.2. Đa dạng về các nhóm bệnh chữa trị.
3.2.2.1. Đa dạng về về các nhóm bệnh chữa trị.
40
Dựa theo kết quả điều tra trong nhân dân về kinh nghiệm sử dụng các loài
cây làm thuốc và giá trị sử dụng theo Lê Trần Đức (1997) [7], chúng tôi đã xác
định được công dụng các loài cây thuốc theo 13 nhóm bệnh (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Số lượng các loài có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh
Nhóm
bệnh
Tên nhóm bệnh Số lượng loài Tỷ lệ %
1 Bệnh ngoại cảm 81 22,69
2 Bệnh về hô hấp 76 21,29
3 Bệnh về huyết mạch 21 5,88
4 Bệnh về tâm thần 19 5,32
5 Bệnh về tiêu hóa 161 45,1
6 Bệnh về tiết niệu, gan thận 95 26,61
7 Bệnh về sinh dục 21 5,88
8
Bệnh suy nhược không
đau
21 6,72
9 Các bệnh đau nhức 108 30,25
10 Bệnh ngoài da 46 12,89
11 Bệnh ngoại thương 42 11,76
12 Bệnh phụ nữ 69 19,33
13 Bệnh trẻ em 20 5,6
Tổng số loài cây thuốc 357
Tổng số lượt sử dụng 783*
41
Biểu đồ 3.5. Số lượng các loài có tiềm năng chữa bệnh, nhóm bệnh
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: 357 loài cây thuốc được phân chia theo 13
nhóm bệnh, với 783 lượt loài được sử dụng (số lượt sử dụng nhiều hơn tổng số
loài do có một số loài có nhiều hơn 1 công dụng). Trong đó có 81 loài cây thuốc
thuộc nhóm bệnh ngoại cảm (cảm sốt, co giật, cảm tích, sốt phát ban, cảm lạnh,
cảm mạo, sốt cao, nôn mửa, nôn khan, sốt rét, sởi, tê thấp, thấp khớp, liệt, rụng
tóc, phong hàn, nôn ra máu, ra mồ hôi nhiều), chiếm 22,69% tổng số loài. Các loài
cây thuộc nhóm bệnh về hô hấp (viêm mũi, viêm phổi, lao phổi, ho gà, viêm
xoang, đau ngực, long đờm, hen suyễn, khó thở, ho khan, ho gió, viêm họng, viêm
phế quản) gồm 76 loài, chiếm 21,29%. Nhóm bệnh về huyết mạch: Bổ tim, huyết
áp cao, hạ đường huyết, bổ máu, chảy máu cam, cầm máu có 21 loài, chiếm
5,88%. Nhóm bệnh về tâm thần: Suy nhược thần kinh, chân tay lạnh, an thần, mất
ngủ có 19 loài, chiếm 5,32%. Nhóm bệnh về tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, nhuận
tràng, kích thích tiêu hóa, ăn không tiêu, khó tiêu, táo bón, ỉa chảy, kiết lị, trĩ, tiêu
độc, giải độc, đau bụng, đầy hơi, đau dạ dày, viêm ruột, giun sán có 161 loài,
chiếm 45,1%. Nhóm bệnh về tiết niệu và gan thận: Đái buốt, đái dắt, đái ra máu,
sỏi thận, suy thận, viêm thận, bổ thận, lợi tiểu, bí tiểu, viêm gan, sơ gan, bổ gan
có 95 loài, chiếm 26,61%. Nhóm bệnh về sinh dục: Di tinh, vô sinh, cường tráng,
42
liệt dương có 21 loài, chiếm 5,88%. Nhóm bệnh suy nhược không đau: Ra mồ
hôi tay chân, cơ thể hư nhược có 24 loài chiếm 6,72%. Nhóm các bệnh đau
nhức: Lao hạch, đau mắt, phù nề, đau đầu, đau xương khớp, gẫy xương, mỏi gối,
quai bị, giải nhiệt, phong thấp gồm 108 loài, chiếm 30,25%. Nhóm bệnh ngoài
da: Loét da, khô da, mát da, đậu lào, viêm da, ghẻ lở, hắc lào, lậu, vẩy nến, giang
mai có 46 loài, chiếm 12,89%. Nhóm bệnh ngoại thương: Sát khuẩn, bong gân,
sai khớp, đòn ngã, sưng, tai, bỏng, vật nhọn đâm gồm 42 loài, chiếm 11,76%.
Nhóm bệnh phụ nữ: Tắm phụ nữ sau sinh, viêm âm đạo, điều kinh, sa tử cung,
sưng vú, lợi sữa, tắc sữa gồm 69 loài, chiếm 19,33%. Nhóm bệnh trẻ em: Đái
dầm trẻ em, mát da trẻ em có 20 loài, chiếm 5,6%.
3.2.2.2. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc.
Đối với mỗi bộ phận của loài cây thuốc đều có tác dụng khác và cách
sử dụng khác nhau để làm thuốc. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về các bộ
phận sử dụng làm thuốc của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn
nguyên liệu để dễ dàng trong việc bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác,
sử dụng.
Ở đây, chúng tôi tạm phân các bộ phận sử dụng của cây thuốc thành 9
nhóm chính, để tiện trong việc đánh giá bộ phận sử dụng, bộ phận sử dụng
của cây được chia như sau:
Toàn cây (TC): Toàn bộ các bộ phận của cây.
Bộ phận lá cây (L): lá, chồi búp.
Thân cây (TH): Thân, cành, thân củ, thân rễ, thân hành.
Bộ phận vỏ (V): Vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành.
Bộ phận nhựa, tinh dầu (N): Nhựa thân, nhựa lá
Bộ phận rễ (R): Rễ, rễ củ.
Bộ phận hoa (HOA): hoa và nụ hoa.
Bộ phận quả (Q): Quả
Bộ phận hạt (Ha): Hạt
Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 3.6
43
Bảng 3.6. Đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc được đồng bào dân
tộcở khu BTTB Kon Chư Răng sử dụng
TT Bộ phận sử dụng Số lượng loài Tỷ lệ %
1 Bộ phận rễ (R) 135 37,81
2 Bộ phận lá cây (L) 84 23,52
3 Bộ phận vỏ (V) 71 19,88
4 Thân cây (TH) 62 17,36
5 Toàn cây (TC) 48 13,44
6 Bộ phận quả (Q) 24 6,72
7 Bộ phận hạt (Ha) 18 5,04
8 Bộ phận hoa (HOA) 9 2,52
9 Bộ phận nhựa, tinh dầu (N) 5 1,40
Biểu đồ 3.6. Đa dạng bộ phận sử dụng làm thuốc
Từ kết quả trên cho thấy, trong số các bộ phận làm thuốc thì rễ được sử
dụng nhiều nhất, với 135 loài, chiếm 37,81% tổng số loài; tiếp đến là sử dụng
44
lá làm thuốc có 84 loài, chiếm 23,52%; sử dụng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc có
71 loài, chiếm 19,88%; thân, cành làm thuốc có 62 loài, chiếm 17,36%; toàn
cây làm thuốc có 48 loài, chiếm 13,44%; quả làm thuốc có 24 loài, chiếm
6,72%; hạt làm thuốc có 18 loài, chiếm 5,04%; hoa làm thuốc có 9 loài, chiếm
2,52%; nhựa và tinh dầu có 5 loài, chiếm 1,40%.
3.2.3. Các loài cây thuốc cần được bảo vệ tại KBTN Kon Chư
Răng.
Trong số 357 loài cây thuốc được đồng bào dân tộctại KBTTNKon
Chư Răng, tỉnh Gia Lai sử dụng, chúng tôi đã thống kê được có tất cả 35 loài
thuộc diện cần được bảo vệ theo tiêu chí của Sách đỏ Việt Nam năm 2007;
Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc
tế (IUCN) 2016; Nghị định số 06 của chính phủ năm 2019. Đây là nguồn gen
quý hiếm, cần có biện pháp bảo tồn nghiêm ngặt. Bước đầu chúng tôi xin
thống kê một số loài cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ cạn kiệt hoặc đang bị đe
dọa tuyệt chủng ở bảng 3.7, 3.8 và 3.9.
Bảng 3.7. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt
(Các loài ở thứ hạng trong sách đỏ Việt Nam 2007)
TT Tên loài khoa học
Tên loài
Việt Nam
Tên họ khoa
học
Tên họ
Việt
Nam
Phân hạng
1
Gynostemma
pentaphyllum
(Thunb.) Makino
Dần toòng Cucurbitaceae Bầu bí EN A1a,c,d
2
Cinnamomum
parthenoxylon
(Jack) Meisn.
Vù hương Lauraceae
Long
não
CR A1a,c,d
3
Chukrasia tabularis
A. Juss.
Lát Hoa Meliaceae Xoan
VU
A1a,c,d+2d
4
Ardisia silvestris
Pitard
Lá khôi Myrsinaceae Đơn nem
VU
A1a,c,d+2d
45
5
Ardisia brevicaulis
Diels
Cơm nguội
thân ngắn
Myrsinaceae Đơn nem
VU
A1a,c,d
6
Canthium dicoccum
(Gaertn.) Teysm. &
Binn.
Găng vàng
hai hạt
Rubiaceae Cà phê
VU A1c,
B1+2c
7
Aquilaria crassna
Pierre ex Lecomte
Trâm Thymelaeaceae Trầm
EN A1c,d,
B1+2b,c,e
8
Peliosanthes teta
Andrews
Sâm cau
Convallariacea
e
Mạch
mon
VU A1c,d
9
Anoectochilus
setaceus Blume
Kim tuyến
tơ
Orchidaceae Lan EN A1a,c,d
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận có 9 loài thực vật làm
thuốc nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 trong đó có 1 loài ở thứ hạng CR, 3
loài thực vật ở thứ hạng EN và 6 loài thực vật ở thứ hạng VU.
46
Bản đồ 3.7. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ
Việt Nam 2007
47
Bảng 3.8. Các loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt
(Các loài ở thứ hạng trong IUCN 2016)
T
T
Tên loài khoa học
Tên loài
Việt Nam
Tên họ khoa
học
Tên họ
Việt
Nam
Phân
hạng
1
Gnetum montanum
Markgr.
Gắm núi Gnetaceae Gắm LC
2
Centella asiatica
(L.) Urb.
Rau má Apiaceae Hoa tán LC
3
Oenanthe javanica
(Blume) DC.
Rau cần
nước
Apiaceae Hoa tán LC
4
Alstonia scholaris
(L.) R. Br.
Sữa Apocynaceae Trúc đào LC
5
Dialium
cochinchinense
Pierre
Xoay
Caesalpiniacea
e
Vang NT
6
Homonoia riparia
Lour.
Rù rì Euphorbiaceae Thầu dầu LC
7
Christia
vespertilionis (L. f.)
Bakh. f.
Đậu cánh
dơi
Euphorbiaceae Thầu dầu LC
8
Cinnamomum
parthenoxylon
(Jack) Meisn.
Vù hương Lauraceae
Long
não
DD
9
Aglaia odorata
Lour.
Ngâu Meliaceae Xoan NT
10
Chukrasia tabularis
A. Juss.
Lát Hoa Meliaceae Xoan LC
11
Canthium dicoccum
(Gaertn.) Teysm. &
Binn.
Găng vàng
hai hạt
Rubiaceae Cà phê VU
48
12
Lindernia crustacea
(L.) F. Muell.
Lữ đằng
cẩn
Scrophulariace
ae
Hoa
mõm chó
LC
13
Aquilaria crassna
Pierre ex Lecomte
Trâm Thymelaeaceae Trầm EN
14
Colocasia esculenta
(L.) Schott
Khoai
nước
Araceae Ráy LC
15
Kyllinga nemoralis
(Forst. & Forst. f.)
Dandy ex H
Bạc đầu
rừng
Cuperaceae Cói LC
16
Eleusine indica (L.)
Gaertn.
Cỏ mần
trầu
Poaceae Cỏ LC
17
Phragmites karka
(Retz.) Trin. ex
Steud.
Sậy núi
Poaceae Cỏ LC
18
Amomum villosum
Lour.
Sa nhân
Zingiberaceae Gừng LC
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận có 18 loài thực vật
làm thuốc nằm trong Sách Đỏ IUCN 2016 trong đó có 1 loài ở thứ hạng EN, 1
loài ở thứ hạng VU, 13 loài ở thứ hạng LC, 2 loài ở thứ hạng NT và 1 loài ở
thứ hạng DD.
49
Bản đồ 3.8. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo IUCN 2016.
50
Bảng 3.9. Các loài cây thuốc quý hiếm nghị định 06/2019/NĐ-CP
(Nhóm thực vật rừng nghiêm cấm khai thác (IA) và hạn chế khai thác (IIA)
sử dụng vì mục đích thương mại)
TT Tên loài khoa học
Tên loài
Việt Nam
Tên họ khoa
học
Tên loài
Việt Nam
Phân
hạng
1
Cibotium barometz (L.)
J. E. Sm.
Lông cu li
Dicksoniaceae
Lông cu
li
IIA
2 Drynania bonii H. Christ Tắc kè đá Polypodiaceae Dương sỉ IIA
3
Cinnamomum
parthenoxylon (Jack)
Meisn.
Vù hương Lauraceae Long não IIA
4
Coscinium fenestratum
(Gaertn.) Colebr.
Vàng đắng Menispermacea
e
Tiết dê IIA
5
Fibraurea recisa Pierre Nam hoàng Menispermacea
e
Tiết dê IIA
6
Fibraurea tinctoria
Lour.
Hoàng đằng Menispermacea
e
Tiết dê IIA
7
Stephania pierrei Diels Bình vôi
trắng
Menispermacea
e
Tiết dê IIA
8
Aerides falcata Lindl. Giáng
hương
Orchidaceae Lan IIA
9
Anoectochilus setaceus
Blume
Kim tuyến
tơ
Orchidaceae Lan IA
10
Arundina graminifolia
(D. Don) Hochr.
Lan trúc
Orchidaceae Lan IIA
11
Cymbidium ensifolium
(L.) Sw.
Thanh ngọc
Orchidaceae Lan IIA
12
Dendrobium lindleyi
Steud.
Vảy rồng
Orchidaceae Lan IIA
13
Dendrobium terminale
E.C.Parish & Rchb.f.
Thạch hộc lá
dao
Orchidaceae Lan IIA
14
Habenaria rhodocheila
Hance
Hà biện lưỡi
đỏ
Orchidaceae Lan IIA
51
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng ghi nhận có 18 loài thực vật
làm thuốc nằm trong Sách Đỏ IUCN 2016 trong đó có 1 loài nghiêm cấm khai
thác và 13 loài hạn chế khai thác sử dụng vì sử dụng mục đích thương mai.
Ghi chú: SĐ, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; CR: Rất nguy cấp;
EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; IUCN: Danh mục các loài có nguy cơ bị đe
dọa của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế, LR: loài ít được quan tâm; NĐ
06: Nghị định số 06 của chính phủ năm 2019; IA: Cấm khai thác sử dụng vì
mục đích thương mại, IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương
mại.
Từ kết quả điều tra và nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã thống kê
được 35 loài cây thuốc quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, IUCN 2016
và Nghị định 32. Trong đó có 1 loài gồm Cinnamomum parthenoxylon (Jack)
Meisn. nằm trong cả sách đỏ Việt Nam 2007; IUCN 2016 và NĐ
06/2019/NĐ-CP. Có 3 loài gồm Chukrasia tabularis A. Juss. , Canthium
dicoccum (Gaertn.) Teysm. & Binn., Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
nằm trong sách đỏ Việt nam 2007 và IUCN 2016.
52
Bản đồ 3.9. Khu vực phân bố các loài thực vật quý hiếm theo nghị định
06/2019/NĐ-CP.
53
3.3. MỘT SỐ BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BẢO DÂN TỘC TẠI KBTNTN
KON CHƯ RĂNG, TỈNH GIAI LAI
Tìm hiểu các loài cây thuốc là cơ sở khoa học để phát hiện nguồn tài
nguyên cây thuốc phục vụ cho ngành y dược, còn các bài thuốc truyền thống
là những kinh nghiệm sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc đã tích lũy, đúc
rút và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói đây là một bước tiến
quan trọng trong quá trình sử dụng các loài cây thuốc tự nhiên phục vụ cho
đời sống của những người giàu kinh nghiệm, các ông lang, bà mế và các
lương y địa phương. Với những tri thức và kinh nghiệm quý báu đó thì việc
điều tra các bài thuốc để bảo tồn là công việc vô cùng cần thiết. Qua quá trình
điều tra, chúng tôi đã ghi nhận được một số bài thuốc được đồng bào dân tộcở
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng sử dụng. Các bài thuốc được xếp vào
các nhóm bệnh cụ thể như bảng 3.10:
54
Bảng 3.10. Một số bài thuốc của đồng bào KBTTNKon Chư Răng sử dụng
Người cho
bài thuốc
Công dụng Tên khoa học Tên thông
thường
Tên địa phương Bộ phận sử dụng và cách dùng
Đinh Văn
Vên
Hết sản dịch - Clerodendrum
cyrtophyllum
- Bọ mẩy - Cây dục
- Mơ giàng
- Lấy rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau
khi sinh uống
Đinh Thị Dớt Chữa nghẻ
ngứa
- Artemisia vulgaris - Ngãi cứu - Cây ngãi cứu - Lấy cả cây dã nhỏ, đắp vào chỗ bị ghẻ
Đinh Văn Ba Cầm máu, trị
vắt cắn
- Nicotiana
tabacum
- Cây thuốc lá - Cây thuốc lá - Lấy lá dã nhỏ, đắp vào vết thương.
Đinh Thị Hợi Chữa đau
bụng
- Psidium guajava - Cây ổi - Cây ổi - Lấy lá và ngọn non nhai sống.
Đinh Thị
Thuyên
Chữa cảm
cúm
- Bambuseae
- Cymbopogon
- Citrus aurantifolia
- Psidium guajava
- Cây tre
- Cây sả
- Cây chanh,
- Cây ổi
- Cây tre
- Cây sả
- Cây chanh
- Cây ổi
- Lấy lá của các cây trên nấu nước để
xông.
Đinh Thị Hợi Cầm máu -Ageratum
Conyzoides
- Cây cứt lợn - Cây lá nhựt - Lấy lá non hoặc rễ dã nhỏ đắp vào vết
thương.
Đinh Thị
Thuyên
Chữa đau
răng
-Crassocephalum
Crepidioides
- Rau tàu bay - Rau tàu bay -Ngắt ngon non ngậm cùng với muối.
Ngậm sau khi ăn.
Đinh Văn
Khái
Chữa viêm
họng
-Plectranthus
Amboinicus
- Cây húng chanh
- Gừng
- Cây rau húng
- Gừng
Dùng lá húng chanh và gừng đun lấy nước
uống. Uống thay nước ( 4-5 lần/ngày)
55
- Zingiber officinale
Đinh thị Can Cầm máu,
chữa bong
gân
- Mallotus canii -Ba bét -Bách - Lấy lá đập dập đắp lên chỗ bị bong gân
(một ngày nếu không khỏi thì thay lá mới)
- Lấy ngọn non đắp vào vết thương để
cầm máu
Đinh Văn
Thương
Giải nhiệt -Polyscias fruticosa -Cây đinh lăng -Cây đinh lăng - Lấy lá nấu nước uống giải nhiệt.
56
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_bao_ton_su.pdf