Luận văn Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống canh tác điển hình tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

CÁC KÝ HIỆU TRONG KHÓA LUẬN

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 3

2.1.1. Lý thuyết về hệ thống 3

2.1.2. Lý thuyết về hệ thống nông nghiệp 4

2.1.3. Lý thuyết về hệ thống canh tác 5

2.2. Những kết quả nghiên cứu về HTCT 7

2.2.1. Trên thế giới 7

2.2.2. Ở Việt Nam 10

PHẦN III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1. Mục tiêu nghiên cứu 13

3.2. Nội dung nghiên cứu 13

3.2.1. Điều tra, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu 13

3.2.2. Điều tra cấu trúc các hệ thống canh tác điển hình 13

3.2.3. Điều tra hiệu quả của hệ thống canh tác 13

3.2.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cấu trúc và nâng cao hiệu quả của từng hệ thống canh tác. 13

3.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13

3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 13

3.3.2. Phạm vi nghiên cứu 14

3.4. Phương pháp nghiên cứu 14

3.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 14

3.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 14

3.4.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 14

3.4.4. Lựa chọn các HTCT điển hình 16

3.4.5. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn và đo đếm các chỉ tiêu cần đánh giá 17

3.4.6. Phương pháp đề xuất các giải pháp 18

3.4.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của điểm nghiên cứu 22

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 24

4.1.3. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Sơn 28

4.1.4. Kết quả điều tra theo tuyến lát cắt và lịch mùa vụ của một số loại cây trồng trong HTCT 28

4.1.5. Tình hình sản xuất NLN tại địa phương 35

4.2. Đánh giá các chỉ tiêu cấu trúc trong HTCT 38

4.2.1. Thành phần loài 38

4.2.2. Một số nhân tố cấu trúc hình thái 39

4.2.3. Nhận xét chung về cấu trúc của các HTCT 42

4.3. Đánh giá hiệu quả của các HTCT 43

4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTCT 43

4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT 48

4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT 53

4.3.4. Hiệu quả tổng hợp của hệ thống 56

4.4. Phân tích SWOT của các HTCT tại địa phương 57

4.4.1. HTCT rừng trồng 57

4.4.2. HTCT nương rẫy 58

4.4.3. HTCT NLKH 59

4.5. Đề xuất HTCT có triển vọng cho địa phương 61

4.5.1. Cơ sở đề xuất 61

4.5.2. Đề xuất một số giải pháp 62

PHẦN V: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 67

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống canh tác điển hình tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm phân bố: không đồng đều giữa các xóm trong xã, có xóm số khẩu đông như xóm Sèo với 661 khẩu trong khi có xóm chỉ có 172 khẩu như xóm Sơn Lập. Nguyên nhân này một phần do đặc điểm địa hình, mặt khác phải kể đến yếu tố kinh tế xã hội khác như sự tập trung kinh tế, yếu tố cơ học về di dân. Cụ thể do yếu tố tập trung kinh tế mà 3 xóm ở khu trung tâm dân số đông hơn đố là 3 xóm Sèo, Sơn Phú, Nà Chiếu. Bên cạnh đó xóm Sèo được cắt từ xã Tu Lý nhập vào xã Cao Sơn năm 1998. - Tổng số lao động trong năm toàn xã là 1.518 người trong đó lao động trong nông nghiệp chiếm đại đa số với diện tích đất nông nghiệp bình quân hiện nay là 2.400 m2 sẽ dần tới tình trạng lao động nhàn rỗi lúc nông nhàn. Tuy nhiên với việc đẩy mạnh phủ xanh đất trống đồi trọc bằng việc trồng rừng thì lực lượng lao động này sẽ được sử dụng một cách triệt để. 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng * Hệ thống giao thông Ở xã Cao Sơn, có đường tỉnh lộ 433 chạy qua xã đi qua địa bàn của 2 xóm đó là xóm Sèo và xóm Sơn Lập. Hệ thống giao thông của xã Cao Sơn rất hạn chế, còn có xóm chưa có đường ôtô đi tới được như xóm Sưng. Một số xóm khác như xóm Bai, Rằng, Lanh tuy có đường ôtô song việc đi lại rất khó khăn bởi chất lượng các đường kém. Trong xã, có các đường liên xóm, ngoài hệ thống đường chính trên các xóm còn có hệ thống đường dân sinh, đường lâm nghiệp, đường mòn phục vụ cho việc đi lại của nhân dân trong xóm. * Thủy lợi: Hệ thống kênh mương của xã là không nhiều, có các công trình thủy lợi sau: - Hồ Tằm – Nà Chiếu với tổng diện tích 36,2 ha cung cấp nước sản xuất cho ruộng lúa xóm Tằm. - Hồ Nà Chiếu rộng 1 ha cung cấp nước cho một số diện tích ruộng Nà Chiếu. - Hồ thuộc lâm trường rộng 1 ha cung cấp nước canh tác cho xóm Bai. Ngoài hệ thống hồ chứa nước trên thì toàn xã còn có một số hệ thống kênh mương phục vụ cho tưới tiêu. * Điện sinh hoạt: Hiện tại toàn xã có 3 trạm biến thế cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ trong xã. * Bưu chính viễn thông Xã Cao Sơn có một điểm bưu điện văn hóa diện tích 300 m2 đặt tại khu trung tâm xã thuộc xóm Sơn Phú tạo điều kiện cho nhân dân trong xã thuận tiện trong việc liên lạc, đồng thời cũng là nơi cung cấp phục vụ nhu cầu văn hóa phẩm cho nhân dân, UBND xã đã có 2 máy điện thoại. Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình trong xã cũng đã sử dụng điện thoại. * Cấp thoát nước Nguồn nước sinh hoạt của xã Cao Sơn chủ yếu là nước mặt và nước ngầm. Một số xóm địa hình cao hơn thì khả năng đào giếng khó khăn (xóm Sưng, xóm Rằng,…) thì nhân dân sử dụng nước ở các bể nước tự chảy, các xóm khác vừa sử dụng nước tự chảy vừa sử dụng nước giếng khoan. * Xây dựng cơ bản - Trường học: năm 2007 – 2008 toàn xã có 03 trường gồm trường mầm non; trường tiểu học A và B Cao Sơn. - Trạm y tế: Hiện trạng rộng 700 m2 nhà xây kiên cố đặt tại xóm Sơn Phú. - Chợ Cao Sơn: đặt tại xóm Sơn Phú với diện tích 1.400 m2, lều tranh tre. - Bến xe: Rộng 1.000 m2 nhà kiên cố rộng 60 m2 đã xây dựng từ lâu, đặt tại xóm Sơn Phú. - Trung tâm học tập cộng đồng 900 m2 Với thực trạng kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng như ở xã Cao Sơn hiện nay thì việc phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống là một việc làm tiên quyết. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng đó việc phải lấy đất NLN là một việc khó tránh khỏi. Việc lấy các loại đất này phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phải tuân thủ theo quy hoạch và trên nguyên tắc hạn chế cho đến mức thấp nhất việc lấy vào diện tích đất NLN. 4.1.3. Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Sơn Bảng 01: Hiện trạng sử dụng đất của xã Cao Sơn STT Các loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1 Đất lâm nghiệp 3.307,7 68,31 Đất rừng sản xuất 851,8 25,75 Đất rừng phòng hộ 2.455,9 74,25 2 Đất sản xuất nông nghiệp 408,6 8,44 3 Đất ở 132,7 2,74 4 Đất chuyên dùng 25,9 2,49 5 Đất chưa sử dụng 872,5 18,02 Tổng diện tích 4.842 100 Qua kết quả điều tra ta thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất, diện tích 3307,7 ha, chiếm tới 68,3 % diện tích đất tự nhiên. Với diện tích đất như vậy tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển sản xuất lâm nghiệp đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Diện tích trồng cây nông nghiệp của xã là 408,6 ha, chỉ chiếm 8,44 % diện tích đất tự nhiên là quá ít; trong đó có 39 ha lúa nước chủ yếu là lúa 2 vụ, năng suất bình quân đạt 1,6 tạ/1 sào/ 1 vụ. Vì vậy người dân phải mua thêm một lượng lương thực khá lớn. Trong khi đất chưa sử dụng là 872,5 ha chiếm tới 18,02 % là quá nhiều. Đây là tiềm năng đất đai rất lớn mà xã cần phải có kế hoạch để khai thác tiềm năng này thông qua các hoạt động như trồng rừng, chuyển đổi sang đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất NLN, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương. 4.1.4. Kết quả điều tra theo tuyến lát cắt và lịch mùa vụ của một số loại cây trồng trong HTCT 4.1.4.1. Kết quả điều tra theo tuyến lát cắt Đây là một công cụ quan trọng của PRA dùng để đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thôn bản, đánh giá chi tiết từng khu vực về đất đai,cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộng đồng từ đó thiết lập kế hoạch cho sản xuất NLN tại địa điểm nghiên cứu. Sau quá trình điều tra chúng tôi sẽ vẽ được sơ đồ lát cắt như sau: Nhìn vào sơ đồ lát cắt cho thấy: Hiện nay có 3 loại hình sử dụng đất đó là: Đất rừng trồng, đất NLKH, đất nương rẫy. Đất rừng trồng, đất NLKH và đất nương rẫy là diện tích do huyện quy hoạch và giao cho xã quản lý, hiện nay xã đã thực hiện giao đất, giao rừng cho mỗi hộ gia đình. Trên diện tích này các loại cây trồng chính là Keo, Luồng, Ngô, Đót, Sắn sinh trưởng và phát triển trung bình. Trong quá trình canh tác người dân tiến hành canh tác độc canh cây trồng và đặc thù của loài cây trồng như ngô, đót thì bộ rễ ăn nông không có khả năng giữ nước, nên hiện tượng xói mòn diễn ra mạnh ở diện tích đất nương rẫy dưới tán rừng. Ngoài ra, độ dốc ở đây tương đối lớn (100 - 200) gây khó khăn cho việc chăm sóc cũng như việc thu hoạch sản phẩm. Hơn nữa, việc đầu tư thâm canh còn hạn chế do người dân thiếu vốn đầu tư, thiếu kỹ thuật, vì vậy năng suất của cây trồng chưa cao. SƠ ĐỒ LÁT CẮT XÓM SÈO Kiểu SDĐ Chỉ tiêu RTN + Rừng trồng Nương rẫy Đường Nương rẫy Ruộng lúa nước + Hoa màu + đất thổ cư Nương rẫy Rừng trồng + RTN 1. Điều kiện tự nhiên - Đất feralit màu vàng nhạt, tầng đất mỏng, độ dốc lớn, đất khô, có lẫn nhiều đá lộ đầu -Trên đỉnh thường xuyên có sương mù. - Độ tàn che: 80% - Độ che phủ: 90% - Đất fearlit màu vàng nhạt, tầng đất mặt trung bình , có lẫn nhiều đá lộ đầu -Độ dốc từ 10-150 - Đất feralit màu vàng nhạt, có lẫn nhiều kết von. - Đất fearlit màu vàng nhạt, tầng đất mặt từ trung bình đến dày, đất khá tốt, có lẫn 1 ít đá lộ đầu -Độ dốc trung bình từ 60 - 80 - Đất màu nâu vàng, có 1 ít đá lộ đầu, tầng đất mặt trung bình -Một số nơi độ dốc lớn đất bị bạc màu vì xói mòn nhiều, có đá lộ đầu, tầng đất mỏng đến trung bình - Đất màu vàng nhạt, tầng đất mỏng, độ dốc lớn (trung bình là 250) đất có lẫn kết von và đá lộ đầu, đất hơi khô 2. Hiện trạng sử dụng - RTN (RPH) thực vật khá đa dạng gồm: sến, táu, dổi, lát hoa…Trữ lượng các cây gỗ quý còn lại ít. - Rừng trồng: loài cây được trồng phổ biến nhất là luồng. Cây sinh trưởng trung bình. Chủ yếu trồng ngô, đót Cây sinh trưởng từ trung bình đến khá. - Nhiều chỗ đã bắt đầu xuống cấp, lồi, lõm và sạt lún. Trồng ngô, đót. Tình hình sinh trưởng từ trung bình đến tốt Lúa năng suất trung bình Cây hoa màu: Ngô, đót Đất thổ cư: ở các vườn nhà còn trồng rất ít cây ăn quả. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình đã phá bỏ vườn cây ăn quả (hồng, nhãn, vải) vì năng suất quá thấp, chủ yếu là vườn tạp. Trồng ngô, đót. Sinh trưởng trung bình RTN: diện tích và số lượng loài cây còn lại ít vì bị người dân phát đốt làm nương rẫy và lấy gỗ củi. Còn 1 số loài chủ yếu như Táu, dổi, quế… Rừng trồng: luồng, sinh trưởng trung bình. 3. Tổ chức quản lý RTN do xã quản lý Với rừng trồng được giao cho các hộ gia đình quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Xã quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Xã và các hộ gia đình quản lý 4. Khó khăn Xa khu dân cư; đất xấu, khó chăm sóc, quản lý bảo vệ. -1số nơi đất xấu, khó canh tác, nhiều đá lộ đầu -Thiếu nước vào mùa khô -1số nơi chất đất xấu khó canh tác, năng suất không cao. -Thiếu nước canh tác vào mùa khô Ruộng lúa: ngập úng mùa mưa, thiếu nước mùa khô. Năng suất của các giống không cao. 1 số nơi độ dốc cao đất bị bạc màu, khó canh tác, có đá lộ đầu Xa khu dân cư, đất xấu, khó chăm sóc, bảo vệ. 5. Mong muốn -Được giao diện tích đất nhiều hơn để phát triển sản xuất - Xã có các biện pháp quản lý bảo vệ chặt - Hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật và vốn Hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, phân bón Xã đảm bảo nguồn nước tưới cho ruộng và xây dựng hệ thống thủy lợi. Hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật Hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, phân bón Giao đất nhiều hơn. 6. Giải pháp Chăm sóc quản lý. Vay vốn lãi suất thấp Cho vay vốn lãi suất thấp Chăm sóc quản lý. SƠ ĐỒ LÁT CẮT XÓM LANH Kiểu SDĐ Chỉ tiêu Rừng trồng Ruộng lúa Thổ cư và vườn nhà Ruộng lúa + hoa màu Nương rẫy Rừng trồng + NLKH Sông NLKH + Rừng trồng + RTN 1. Điều kiện tự nhiên - Đất màu nâu nhạt, tầng đất trung bình, độ dốc 10 - 200, đất lẫn nhiều đá lộ đầu Đất màu nâu, tầng đất mặt từ trung bình đến dày. Tầng đất mặt trung bình. Đất có lẫn nhiều kết von. - Đất màu nâu nhạt, có lẫn 1 ít đá lộ đầu. Tầng đất mặt trung bình. Đất màu nâu, có 1 ít đá lộ đầu, tầng đất mặt trung bình Đất màu nâu vàng, độ dốc trung bình, tầng đất trung bình, đất có lẫn kết von. - Đất màu vàng nhạt, tầng đất mỏng, độ dốc lớn (trung bình là 250) đất có lẫn kết von và đá lộ đầu, đất hơi khô 2. Hiện trạng sử dụng Rừng trồng: loài cây được trồng phổ biến nhất là luồng, keo. Cây sinh trưởng trung bình. Giống lúa: tạp giao. Chủ yếu là vườn tạp, không trồng cây ăn quả Giống lúa: tạp giao, khang dân. Hoa màu: ngô, sắn. Trồng ngô 2 vụ Trồng luồng thuần loài Trồng keo và luồng. Tình hình sinh trưởng trung bình. 3.Tổ chức quản lý Giao cho các hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Hộ gia đình quản lý Xã quản lý Xã và các hộ gia đình quản lý 4. Khó khăn Luồng đang bị bệnh mà không có biện pháp xử lý Thiếu giống, vốn, phân bón, kỹ thuật Thiếu nước vào mùa khô -Thiếu nước vào mùa khô Thiếu giống, vốn,phân bón, kỹ thuật Thiếu giống, vốn, phân bón, kỹ thuật Thiếu kỹ thuật, chăm sóc, bảo vệ Địa hình phức tạp, xa khu dân cư, đất xấu, khó chăm sóc và quản lý bảo vệ. 5. Mong muốn Hỗ trợ về yếu tố kỹ thuật Hỗ trợ kỹ thuật vốn. Hỗ trợ giống, kỹ thuật Hỗ trợ vốn, kỹ thuật Hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Giao đất lâu dài 6. Giải pháp Chăm sóc quản lý. Trồng cây năng suất cao Cho vay vốn lãi suất thấp Trồng mới cây trồng, chăm sóc quản lý. 4.1.4.2. Phân tích lịch mùa vụ của một số loại cây trồng trong HTCT Bảng 02: Lịch mùa vụ của các cây trồng trong các HTCT ở xã Cao Sơn (âm lịch) Tháng Loài cây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Luồng Trồng Thu măng Chăm sóc Thu cây Keo Trồng Chăm sóc Thu cây Ngô Trồng Chăm sóc TH Trồng Chăm sóc TH Sắn Trồng Chăm sóc Thu hoạch Đót Trồng Chăm sóc Thu hoạch Lúa nương Trồng Chăm sóc TH Trồng Chăm sóc TH Qua kết quả tổng hợp cho thấy, giữa nhiệt độ và lượng mưa có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động sản xuất NLN ở địa phương. Người dân, dựa vào kinh nghiệm lâu năm về thời tiết và căn cứ vào tình hình cụ thể mà tiến hành gieo trồng. Các loại cây nông nghiệp như: ngô, sắn, đót…được trồng vào khoảng tháng 1, 2 khi độ ẩm tương đối thích hợp cho việc nảy mầm và phát triển. Đối với những tháng có lượng mưa cao đỉnh điểm như tháng 7, tháng 8 âm lịch thì người dân không gieo trồng trong thời gian này mà tập trung vào việc chăm sóc, bảo vệ. Các loại cây lâm nghiệp cũng vậy, thời điểm trồng vào mùa xuân, khi thu hoạch thì tiến hành thu vào các tháng có lượng mưa ít mục đích để không tốn nhiều công lao động và thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển. Ví dụ: với luồng, người dân thu măng vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch; còn thu hoạch cây vào tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. 4.1.5. Tình hình sản xuất NLN tại địa phương 4.1.5.1. Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp của xã chiếm tới 90% cơ cấu kinh tế của cả xã. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong một vài năm trở lại đây, nhờ có sự chuyển giao khoa học kỹ thuật và áp dụng trồng các giống mới mà năng suất, sản lượng của nhiều loại cây trồng đã có sự thay đổi rõ rệt; kéo theo diện tích trồng cũng tăng lên. Bảng 03: Diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập của một số loại cây trồng chính Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Đơn giá (nghìn đồng/kg) Thu nhập (triệu đồng) Ngô cả năm 675 46 310,5 3,2 993,6 Ngô 1 vụ 73 35 25,55 3,2 81,76 Lúa cả năm 152 45 68,4 4,2 287,28 Sắn 150 80 120 1,2 144 Dong giềng 161 200 322 0,7 225,6 Đậu tương 15 13 1,95 1,5 29,25 Hồng quả 2 1 0,2 0,3 0,6 Mơ 3.5 3 0,105 0,75 0,75 Mía đường 65 64 4160 0,36 1539 (Nguồn UBND xã Cao Sơn, 2008) Kết quả điều tra cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Những năm gần đây do chủ động được giống nên năng suất tăng rõ rệt: cây lúa từ 43 tạ/ha năm 2007, tăng lên 45 tạ/ha năm 2008; cây ngô từ 44 tạ/ha năm 2007, tăng lên 46 tạ/ha năm 2008. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 733,8 tấn, bình quân lương thực đạt 220 kg/người. 4.1.5.2. Sản xuất lâm nghiệp - Tiến hành chăm sóc rừng trồng, tái sinh rừng trên 500 ha. - Trồng rừng mới đạt 240 ha (vượt kế hoạch được giao là 100 ha), chủ yếu trồng keo lai, xoan, bồ đề. - Tổng số lâm sản gỗ vườn tự trồng được phép khai thác, tiêu thụ 200 m3 trị giá thành tiền là 110 triệu đồng. - Tại vườn gỗ do người dân tự trồng thu nhập là 50.000.000 đ. Tuy không đem lại hiệu quả kinh tế nhanh và cao như trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng sản xuất lâm nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Cao Sơn, nơi nằm trong vùng phòng hộ xung yếu vì tầm quan trọng của nó là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, nó ảnh hưởng đến nguồn nước cho sản xuất và tiêu dùng. Công tác trồng rừng của xã chủ yếu là thực hiện theo các chương trình dự án như: 327, dự án 747, 661, phòng hộ sông Đà. Diện tích đất lâm nghiệp là 3307,7 ha, chiếm tới 68,31 % diện tích đất tự nhiên, tạo điều kiện cho địa phương phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất là 851,8 ha, chiếm 25,75 % diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ là 2455,9 ha, chiếm 74,25 % diện tích đất lâm nghiệp. Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, vấn đề phòng cháy chữa cháy đặt ra hết sức cấp bách, nhất là vào mùa khô. 4.1.5.3. Tình hình chăn nuôi Cùng với việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển. Theo số liệu điều tra của xã Cao Sơn năm 2008 thì số lượng các loại vật nuôi đều tăng so với năm 2008, chúng ta thấy rõ điều này qua bảng 04: Bảng 04: Bảng tổng hợp tình hình chăn nuôi (Đơn vị: con) STT Vật nuôi Năm 2007 Năm 2008 1 Trâu 645 713 2 Bò 337 372 3 Lợn 127 4800 4 Gia cầm - Thủy cầm 814 20000 (Nguồn UBND xã Cao Sơn, 2008) Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có từ lâu đời của các hộ gia đình trong xã và phát triển rất tốt. - Giá trị thu nhập từ chăn nuôi năm 2008 + Gia cầm - thuỷ cầm = 15 tấn = 750.000.000 đ + Gia súc = 50 tấn = 14.900.000 đ Qua kết quả điều tra trên ta thấy ngành chăn nuôi của xã đã được chú trọng phát triển, riêng đối với ngành chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) đảm bảo sức kéo phục vụ sản xuất, lĩnh vực chăn nuôi bò của xã khá phát triển ở xóm như xóm Rằng, xóm Lanh. Các xóm này diện tích đất nông nghiệp ít, người dân đầu tư chăn nuôi bò cũng là một trong các hướng đầu tư tốt phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2008, đàn gia súc, gia cầm vẫn được duy trì và phát triển mạnh, không có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, xã chưa có bãi chăn thả, hình thức chăn thả là cho gia súc lên đồi, có nhân dân trông coi hoặc thả rông nên đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất NLN. 4.2. Đánh giá các chỉ tiêu cấu trúc trong HTCT 4.2.1. Thành phần loài Thành phần loài bao gồm số lượng các loài có mặt trong HTCT ở điểm nghiên cứu. Nó thể hiện cho sự đa dạng và tính thích ứng của các loài trong HTCT. Ngoài ra, nó còn thể hiện khả năng cùng chung sống và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các loài trong cùng HTCT. Trong các HTCT ở xã Cao Sơn, thành phần loài cây chủ yếu gồm 2 loài và có thể chia thành 2 nhóm là cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp. Các cây trồng lâm nghiệp (Luồng và keo) được người dân trồng như sau: Luồng được trồng vào tháng 2, tháng 3 (âm lịch) năm 2002. Sau khi trồng được một năm thì người dân tiến hành thu măng vào tháng 4 và 5 (âm lịch) và thu hoạch cây vào tháng 10, tháng 11 (âm lịch). Trong quá trình trồng người dân bón phân và hàng năm nếu muốn thu hoạch được nhiều măng người ta tiến hành bón phân cho Luồng vào đúng thời điểm trồng. Ngoài ra, luồng là cây sinh trưởng hàng năm lên mỗi năm người dân đều thu hoạch măng và cây. Còn Keo, thời điểm trồng vào tháng 2 đến tháng 3 (âm lịch) năm 2002. Sau đó, rừng được chăm sóc và tỉa thưa hàng năm, đến năm thứ 7 người dân sẽ thu hoạch và thu hoạch vào mùa khô (khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch). Với cây nông nghiệp: + Ngô (trong PTCT Keo – ngô xen 3 năm đầu và PTCT Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu): được trồng 1 vụ hoặc 2 vụ. Thời điểm trồng của ngô là vào đầu tháng 1 và tháng 6 (âm lịch). Thu hoạch ngô vụ xuân vào tháng 5 đến đầu tháng 6 âm lịch; ngô vụ mùa từ giữa tháng 10 đến tháng 11 âm lịch. Các tháng còn lại là thời gian chăm sóc cho ngô, người dân tiến hành trừ cỏ, bón phân,…Sau khi thu hoạch vụ mùa, người dân để đất nghỉ khoảng 1 tháng, thời gian để đất trống lâu tạo điều kiện cho sự xói mòn, rửa trôi làm bạc màu đất. + Sắn (PTCT Keo - sắn xen 2 năm đầu) được trồng vào tháng 2 âm lịch và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch. + Đót (hay dong giềng): thời điểm trồng cùng với ngô, nhưng thời gian chăm sóc lâu hơn ngô, thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Đất được nghỉ 1 tháng, đến tháng 12 âm lịch người dân tiến hành làm đất để chuẩn bị trồng. + Lúa nương: trồng một hoặc hai vụ. Vụ xuân trồng tháng 1 âm lịch, thu hoạch tháng 5 âm lịch. Vụ mùa trồng tháng 6 âm lịch và thu hoạch tháng 10 âm lịch. Sau khi thu hoạch đất được nghỉ 2 tháng. 4.2.2. Một số nhân tố cấu trúc hình thái Đặc điểm cấu trúc hình thái như chiều cao, mật độ, độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của cây bụi thảm tươi, đường kính tán, đường kính thân…có liên quan chặt chẽ với nhau và đặc biệt với hiệu quả kinh tế - môi trường của lớp phủ thực vật. Kết quả thống kê một số đặc trưng cấu trúc hình thái lớp phủ thực vật của các PTCT canh tác được trình bày ở bảng sau: Bảng 05: Một số chỉ tiêu bình quân của lớp phủ thực vật ở các HTCT PTCT Tầng thực vật N (cây/ha) D1.3 (cm) Htb (m) Dt (m) ĐCP (%) TC (%) 1 Cây cao (Luồng) 300 bụi/ha 6,63 6,74 3,29 47,25 T.tươi, cây bụi 0,65 20,5 2 Cây cao (Keo) 1800 11,25 11,36 3,63 53,25 Ngô 16100 0,5 T.tươi, cây bụi 0,87 10,8 3 Cây cao (Keo) 1800 12,05 9,51 3,78 55,25 Sắn 6000 0,8 T.tươi, cây bụi 0,51 14,7 4 Cây cao (Luồng) 300 bụi/ha 5,88 6,13 4,69 65 Ngô 32200 0,35 Đót 32200 0,45 T.tươi, cây bụi 0,58 22 5 Cây cao (Luồng) 300 bụi/ha 6,55 6,80 3,84 40,25 Lúa 39600 khóm/ha 0,35 T.tươi, cây bụi 0,66 23,6 Trong bảng: Htb là chiều cao trung bình (m); D1.3 là đường kính ngang ngực trung bình (cm); Dt (m) là đường kính tán trung bình của từng cây (với keo) hoặc của cả khóm (với luồng); ĐCP (%) là tỷ lệ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi; TC (%) là độ tàn che tầng cây cao (%) - Chiều cao của tầng cây cao (Htb, m): biến động từ 6,13 m đến 11,36 (m). Trong đó, PTCT 2 có chiều cao của lớp phủ thực vật (Htb = 11,36 m)là cao nhất và PTCT 5 có chiều cao thấp nhất (Htb = 6,13 m). Ngoài ra, có một đặc điểm cần lưu ý là ở Luồng là loài sinh trưởng đơn trục, chiều cao của Luồng được định hình ngay từ năm đầu tiên, chiều cao của Luồng phụ thuộc vào nhân tố di truyền của loài và lượng dinh dưỡng tích luỹ từ cây mẹ cũng như lượng dinh dưỡng trong đất cung cấp cho nó ngay từ năm đầu tiên mà không phụ thuộc vào nhân tố thời gian. Đối với Keo, thì sự tăng trưởng chiều cao được phát triển dần theo độ lớn của tuổi và bắt đầu ngừng ở tuổi thành thục. Đồng thời, người dân tiến hành khai thác luồng hàng năm nên chiều cao của Luồng sẽ thấp hơn chiều cao của Keo. - Độ tàn che tầng cây cao (TC, %): là một trong những chỉ tiêu góp phần tạo nên tiểu hoàn cảnh rừng. Độ tàn che là chỉ tiêu đánh giá khả năng phòng hộ và mức độ khép tán. Vì vậy, độ tàn che ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của tầng dưới, ảnh hưởng đến sự sống của cây tái sinh và cây bụi thảm tươi thông qua việc hình thành nên tiểu hoàn cảnh rừng. Độ tàn che càng cao thì khả năng trả lại cho đất nguồn dinh dưỡng càng lớn. Từ đó sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng giữ nước và chống xói mòn của rừng. Ta thấy độ tàn che của PTCT 5 có trị số thấp nhất (TC = 40,25 %) và độ tàn che của PTCT 4 có trị số cao nhất (TC = 65 %). - Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (ĐCP, %): độ che phủ có liên quan chặt chẽ tới bề dầy lớp đất mặt bị xói mòn. Nó có khả năng trong việc làm giảm động năng hạt mưa, ngăn cản dòng chảy mặt đất và tăng khả năng phòng chống xói mòn. Sự sinh trưởng của cây bụi thảm tươi phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu qua tán rừng. Ánh sáng lọt qua tán rừng càng nhiều thì cây bụi thảm tươi phát triển càng mạnh. PTCT 4 có độ che phủ của cây bụi thảm tươi cao nhất (ĐCP = 23,6 %) và PTCT 2 là thấp nhất (ĐCP = 10,8%). - Đường kính ngang ngực trung bình tầng cây cao (D1.3, cm): chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều trong việc đánh giá tình hình sinh trưởng và chất lượng sinh trưởng của cấu trúc các HTCT có bền vững hay không. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh giá trị kinh tế mà các PTCT hay HTCT đó mang lại. Qua kết quả điều tra thì PTCT 3 có D1.3 cao nhất (D1.3 = 12,05 cm) chứng tỏ chất lượng sinh trưởng của Keo khá tốt và đang trong giai đoạn kinh doanh cần khai thác; còn PTCT 4 có trị số D1.3 thấp nhất (D1.3 = 5,88 cm) có thể do luồng khai thác cây hàng năm (tuy nhiên sự sinh trưởng của Luồng về đường kính cũng được định hình ngay từ năm đầu và nó phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng được cung cấp). - Đường kính tán trung bình (Dt, m): đường kính tán cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến sự xói mòn, rửa trôi của đất. Vì đường kính tán có khả năng làm giảm động năng của hạt mưa khi rơi xuống, giảm lượng bốc hơi bề mặt…Ngoài ra, đường kính tán cũng là một chỉ tiêu để người ta đánh giá chất lượng sinh trưởng của tầng cây cao PTCT đó, và ảnh hưởng của nó tới các cây trồng dưới tán của nó. Qua kết quả điều tra, ta thấy PTCT 4 có trị số cao nhất (Dt = 4,69 m) và PTCT 1 có trị số đường kính tán thấp nhất (Dt = 3,29 m). Mặc dù, trong 2 PTCT này đều trồng loài cây là Luồng nhưng ở PTCT 1 thì Luồng đang bị sâu bệnh nên nhiều cây bị cụt ngọn hoặc tán lá bị héo rụng xuống, cho nên tình hình sinh trưởng kém hơn PTCT 4. 4.2.3. Nhận xét chung về cấu trúc của các HTCT Trong 3 HTCT điển hình tại điểm nghiên cứu, qua quá trình phân tích, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau: Về nguyên tắc, hệ sinh thái nào có cấu trúc nhiều tầng tán thì thường ổn định hơn các hệ sinh thái chỉ có một tầng tán. Với các số liệu thể hiện ở bảng 05, nhận thấy rằng HTCT NLKH (gồm 2 PTCT 4 và 5 là PTCT Luồng – ngô – đót xen 2 năm đầu và PTCT Luồng – lúa nương 2 năm đầu) tỏ ra có cấu trúc ổn định hơn 2 HTCT còn lại là rừng trồng và nương rẫy. Ở HTCT rừng trồng thì Luồng được trồng độc canh không có sự kết hợp với các loại cây trồng khác, nhất là trong một vài năm đầu khi độ tàn che của rừng Luồng chưa cao thì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Còn HTCT nương rẫy, tuy Keo tỏ ra khá thích hợp với điều kiện nơi trồng và là cây cải tạo đất nhưng Keo lại được trồng xen với ngô, sắn mà ngô và sắn là hai loại cây trồng chỉ biết lấy dinh dưỡng của đất mà không trả lại cho đất sản phẩm gì, cho nên cấu trúc của nó không được chúng tôi đánh giá cao như ở HTCT NLKH. 4.3. Đánh giá hiệu quả của các HTCT 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTCT Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với người dân mỗi khi đưa một HTCT nào đó vào sử dụng. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi HTCT là việc làm cần thiết và không thể thiếu. Để phân tích hiệu quả kinh tế của các HTCT, đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau: Chi phí Thu nhập Giá trị hiện tại và lợi nhuận ròng (NPV) Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR) Tỷ lệ lãi suất hồi quy (IRR) 4.3.1.1. Chi phí Chi phí cho cây lâm nghiệp bao gồm từ khâu mua cây giống, vật tư (cuốc, xẻng, dao phát, quang gánh, xảo, phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochiep linh ban in.doc
Tài liệu liên quan