MỤC LỤC
Lời cam đoan . i
Lời cán ơn .ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các thuật ngữ viết tắt.iv
Danh mục các bảng biểu .v
Mụ lục.vi.
PHẦN I. MỞ ĐẦU .1
Tính cấp thiết của đề tài .1
Mục tiêu chung.2
Mục tiêu cụ thể .2
Đối tượng .3
Phạm vi nghiên cứu.3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.4
1.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG .4
1.1.1.Quan điểm về hiệu quả kinh tế (HQKT).4
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng công thức luân canh
cây trồng.6
1.1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên.6
1.1.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội.7
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.8
1.2.1 Các nghiên cứu về luân canh cây trồng trên thế giới.8
1.2.2 Một số thành tựu áp dụng các công thức luân canh tại Việt Nam .10
1.2.3 Một số thành tựu áp dụng công thức luân canh cây trồng tại
địa bàn Quảng Ngãi.12
1.2.4 Định hướng phát triển luân canh cây trồng tại huyện Mộ Đức .14
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .16
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.16
2.1.1 Vị trí địa lý .16
2.1.2. Địa hình.16
2.1.3. Khí hậu .17
2.1.4. Thủy văn.18
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI.19
2.2.1. Tình hình đất đai thổ nhưỡng.19
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai .21
2.2.3. Dân số và lao động.23
2.2.3.1. Dân số.23
2.2.3.2. Lao động.24
2.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng huyện Mộ Đức.25
2.2.4.1. Giao thông.25
2.2.4.2. Thuỷ lợi .26
2.2.4.3. Giáo dục – y tế .26
2.2.4.4. Năng lượng – Bưu chính viễn thông.27
2.2.4.5. Cơ cấu kinh tế huyện Mộ Đức .27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.29
2.3.1 Lựa chọn địa điểm nghiên cứu.29
2.3.2 Thu thập và xử lý số liệu:.29
2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. .30
1.2.3.1. Năng suất ruộng đất .30
1.2.3.2. Hệ số sử dụng đất : Là chỉ tiêu phản ánh cường độ đất canh tác.31
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu.32
2.3.4.1. Phương pháp duy vật biện chứng và tư duy logic.32
2.3.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế .32
2.3.4.3 Phương pháp hạch toán kinh tế.32
2.3.4.4. Phương pháp chuyên gia .33
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii
2.3.4.5. Phương pháp chuyên khảo .33
2.3.4.6. Phương pháp toán kinh tế.33
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .35
2.4.1 Tình hình chung của việc áp dụng các công thức luân canh cây trồng
tại địa bàn huyện Mộ Đức .36
2.4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng các công thức luân canh .39
2.4.2.1 Cây lúa . 39
2.4.2.2. Các loại rau .40
2.4.2.3 Diễn biến sản xuất ngô.41
2.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC HỘ ĐIỀU TRA.42
2.5.1 Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra .42
2.5.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra .44
2.5.3 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra .45
2.5.4 Mức đầu tư các công thức luân canh .46
2.5.5. Hiệu quả kinh tế các hộ điều tra.51
2.6. PHÂN TÍCH CÁC NHẬN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH CÂY TRỒNG .55
2.6.1 Công thức luân canh Lúa Đông Xuân – Lúa hè Thu .56
2.6.2 Công thức luân canh thứ 2 (Đậu xanh - Ớt – Khổ qua) .59
2.6.3 Công thức luân canh Ngô – khổ qua.62
2.6.4 Công thức luân canh Đậu xanh – ngô .64
6.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập thu được trên một đơn vị
diện tích.66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ DỤNG CÁC
CÔNG THỨC LUÂN CANH VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC . 71
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG
HUYỆN MỘ ĐỨC .71
4.2. GIẢI PHÁP CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG THỨC LUÂN
CANH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG HUYỆN MỘ ĐỨC .75
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức luân canh cây trồng chủ yếu tại vùng đồng bằng huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 91 -4 -4,21
Năng suất Tạ/ha 55,3 56,3 57 1,70 3,07
Sản lượng Tấn 525 501 591 66 12,57
III. Toàn huyện
Diện tích Ha 1.205 1.320 1.341 136 11,29
Năng suất Tạ/ha 54,4 56,2 56,7 2,30 4,23
Sản lượng Tấn 6.556 7421 7604 1.048 15,99
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Mộ Đức)
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô toàn huyện tăng nhẹ qua các năm. Cùng
với sự tăng nhẹ của toàn huyện diện tích, năng suất, sản lượng ngô tại xã Đức
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
Nhuận cũng tăng do cây ngô vốn là cây dể trồng và được dùng chủ yếu phục vụ
chăn nuôi. So với một số loại cây trồng manh mún khác như lạc, dậu nành, đậu
xanh, cây ngô vẫn là cây chiếm ưu thế. Riêng xã Đức Hiệp với chủ trương sản xuất
những cánh đồng lúa cho mang lại hiệu quả lớn, cho thu nhập cap và tận dụng được
thế mạnh của địa phương nhận đủ nguồn nước tưới từ kênh Thạch Nham. Diện tích
trồng ngô chiếm tỷ trọng chỉ sau cây lúa và là loại cây được đưa vào qui hoạch
trồng tại địa phương.
Đất canh tác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp tại huyện chủ yếu dùng để
trồng lúa. Sau diện tích cây lúa là cây ngô và các loại rau quả, một mặt người nông
dân tại địa phương vẫn sản xuất theo cách sản xuất nhỏ lẻ, manh mún mặt khác cây
trồng được sản xuất ra cung cấp cho gia đình và dùng cho chăn nuôi. Trong 3 năm
trở lại đây, sự phân hoá về tính chất ngành và tính chất lao động giảm tỷ trọng lao
động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, với những chuyển đổi về cơ
cấu kinh tế đòi hỏi phải tập trung sản xuất cho ra những cánh đồng có năng suất cao
đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại đã xuất hiện những vùng chuyên canh lúa – rau trên
địa bàn huyện.
2.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.5.1 Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra
Đồng bằng vốn là nơi sinh ra nềnh văn minh nhân loại, là nơi thu hút đông
đủ lượng dân cư và là nơi có nhịp độ tăng trưởng cao. Đối với lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, đồng bằng là nơi có trình độ phát triển cao hơn vùng gò đồi, miền núi.
Ở đồng bằng nhờ chủ động được thuỷ lợi tưới tiêu nên diện tích gieo trồng cây
lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày tập trung lớn, ngoài ra cón có các loại cây
thực phẩm, các loại rau. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật đồng bằng là nơi tiếp cận trước và nhanh nhất so với các vùng khác, vì thế
HQKT trong sản xuất ở đồng bằng đã mang lại giá trị tăng thêm rất lớn góp phần
không nhỏ làm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, người nông dân đã biết tính toán, cân nhắc để làm sao cho mỗi
đơn vị đất đai, mỗi đơn vị lao động, mỗi đồng chi phí vật chất bỏ ra sẽ mang lại
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
HQKT cao nhất. Tuy nhiên, đất nông nghiệp hiện chưa được khai thác và sử
dụng đúng tiềm năng của nó. Diện tích canh tác manh mún và bị chia cắt mạnh
gây không ít khó khăn trong sản xuất, trong quá trình cơ giới hoá nông nghiệp
nông thôn.
Để việc điều tra được chính xác và cung cấp đầy đủ thông tin tôi đã tiến hành
điều tra 50 hộ dân làm nông nghiệp tại xã Đức Hiệp và 50 hộ tại xã Đức Nhuận.
Việc chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên, chọn 40% hộ có diện tích canh
tác nhỏ hơn 10 sào/hộ và 60% hộ có diện tích canh tác lớn hơn 10sào/hộ. Có sự lựa
chọn như vậy là vì sô hộ trung bình có diện tích canh tác lớn hơn 10 sào trong xã
chiếm tỷ lệ lớn (60%) gồm đất được cấp và đất thuê ngoài, căn cứ vào danh sách
của xã tôi tiên hành lựa chọn ngẫu nhiên số hộ này.
Bảng 2.8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
STT Chỉ tiêu
ĐVT
Xã Đức
Nhuận
Xã Đức
Hiệp
Bình Quân
chung
1 Tuổi TB của chủ hộ Năm 47,80 46,88 47,34
2 Số năm đến trường Năm 5,66 5,52 5,59
3 Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,48 4,52 4,50
4 LĐBQ/hộ Người 2,76 2,77 2,77
5 LĐNNBQ/hộ Người 2,14 2,15 2,15
(Nguồn số liệu điều tra)
Căn cứ vào nguồn thông tin thu thập được từ 100 hộ điều tra cho thấy chủ hộ
ở độ tuổi trung bình 47,34 tuổi, với độ tuổi này đã tích lũy được rất nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất. So với xã Đức Hiệp độ tuổi trung bình của xã Đức nhuận có
cao hơn tuy nhiên không đáng kể, với độ tuổi 46- 47 người dân đã ổn đinh cuộc
sống và có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông
nghiệp. Thêm vào đó, trình độ văn hóa trung bình của các hộ điều tra đã tốt nghiệp
tiểu học giúp cho các hộ áp dụng KHKT rất dễ dàng vì đây là 2 xã đồng bằng, trình
độ dân trí tương đối tốt lại có những điều kiện thuận lợi về giao thông, tình hình
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
cung ứng các sản phẩm đầu ra dể dàng. Gia đình ít con nhân khẩu bình quân của xã
Đức Nhuận là 4,48 khẩu thấp hơn xã Đức Hiệp 4,52 khẩu/hộ. Đại đa số các hộ điều
tra vẫn con rất trẻ nên con cái còn nhỏ, đều đang trong độ tuổi đi học do đó việc làm
nông chủ yếu là nhờ vào bố mẹ. Lao động bình quân của các hộ điều tra ở mức 2,76
-2,77 khẩu/hộ. Lao động nông nghiệp của 2 xã sấp xỉ nhau Đức Nhuận (2,14 lao
động NN/hộ), Đức Hiệp (2,15 lao động NN/hộ).
Với các thông tin về tình hình nhân khẩu vào lao động như trên cho thấy các
hộ điều tra tại 2 xã này có nhiều năm tham gia sản xuất nông nghiệp và trình độ văn
hóa tương đối (đã tốt nghiệp tiểu học). Lao động nông nghiệp trong gia đình chủ
yếu do bố mẹ đảm trách, con cái còn nhỏ đang độ tuổi đến trường.
2.5.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra ta
xem xét bảng 2.9 về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra như sau:
Đất trồng cây hàng năm trung bình tại xã Đức Nhuận 10,02 sào, tại xã Đức Hiệp là
9,2 sào. Nhiều hộ nông dân thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên hộ đã thuê
đất của những người già cả hoặc những hộ làm kinh doanh nông nghiệp, cung ứng
vật tư nông nghiệp, buôn bán nhỏ. Đây là 2 xã đồng bằng ven sông, thu nhập chủ
yếu từ trồng trọt, trồng lúa và hoa màu do đó đất đai dành cho cây lâu năm hầu như
không có và vì lượng phù sa bôi đắp hàng năm rất nhiều nên người dân ưa thích
trồng cây hàng năm cho lợi nhuận cao hơn.
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp các hộ điều tra (ĐVT: sào)
STT
Chỉ tiêu
Xã Đức
Nhuận
Xã Đức
Hiệp
Bình Quân
chung
1 Đất trồng cây hàng năm/hộ 10,02 9,20 9,61
2 Đất trồng cây lâu năm/hộ - - -
3 Diện tích các
3 Đất NN BQ/khẩu 2,24 2,04 2,14
4 Đất NN BQ/LĐNN 4,68 4,30 4,49
(Nguồn số liệu điếu tra)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Đất nông nghiệp bình quân 2,24 sào/khẩu tại Đức Nhuận và 2,04 sào/khẩu
tại Đức Hiệp. Lao động nông nghiệp bình quân lần lượt là 4,68 và 4,3 tại 2 xã
nghiên cứu. Như đã trình bày ở trên, lao động chính trong gia đình là bố mẹ, con cái
vẫn trong độ tuổi đi học, một số gia đình con cái trong độ tuổi lao động làm những
ngành nghề khác ngoài nông nghiệp nên đất nông nghiệp/lao động NN cao gần gấp
đôi so với chỉ tiêu đất nông nghiệp/khẩu.
Bảng 2.10: Diện tích các công thức luân canh 2 xã điều tra
Loại CT
Xã Đức Nhuận Xã Đức Hiệp
Diện tích
(Ha)
Diện tích BQ/hộ
(Sào)
Diện tích
(Ha)
Diện tích BQ/hộ
(sào)
CT1 886 5,4 525 5,9
CT2 100 4,5 66 3,9
CT3 120 4,47 94 4,1
CT4 130 4,5 98 4,8
(Nguồn số liệu thống kê huyện Mộ Đức)
Một số diện tích đất đai tại xã Đức Hiệp chưa đưa vào canh tác, một số khác
không có đủ nước tưới vào mùa khô, điều này đã hạn chế rất nhiều diện tích canh
tác tại xã Đức Hiệp. Diện tích trồng lúa tại 2 xã chiếm tỷ lệ cao nhất, tổng diện tích
trồng lúa tại xã Đức Nhuận (886 ha) cao hơn xã Đức Hiệp nhưng số lượng nông dân
trồng lúa tại xã Đức Nhuận khá đông do đó diện tích bình quân hộ xã Đức Nhuận
thấp hơn xã Đức Hiệp (0,3 sào/hộ). Mức chênh lệch diện tích bình quân/hộ của các
công thức không cao điều này cho thấy người dân tại các xã điều tra có tâm lý trồng
đều các loại cây trồng trên mảnh đất của họ. Người dân vẫn chưa chú trọng đến hiệu
quả từng loại công thức mang lại.
2.5.3 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra
Thu nhập của các hộ điều tra tại 2 xã trên chủ yếu tập trung vào các nguồn:
Trồng trọt, chăn nuôi (lao động nông nghiệp) và ngành nghề khác (lao động ngoài
nông nghiệp). Sự chênh lệch về thu nhập giữa các hộ tại 2 xã không cao 75,5
triệu/hộ/năm tại Đức Nhuận và 72,2 triệu/hộ/năm tại Đức Hiệp. Với mức thu nhập
này các hộ được điều tra được xếp vào mức trung bình khá so với toàn xã. Trong 3
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
nguồn thu nhập trên thu nhập từ trồng trọt chiếm tỷ trong cao nhất 57,87% - 58,12%
tương ứng với 42,5 – 43,7 triệu/năm/hộ. Kế đến là thu nhập từ ngành nghề khác,
một số ngành nghề chủ yếu ở đây là buôn bán nhỏ, đi làm ăn xa quê (vào Nam kiếm
sống), cán bộ công nhân viên Nhà nước.Thu nhập từ nguồn này cũng khá cao tại
xã`Đức Nhuận là 23,25 triệu/năm/hộ, Đức Hiệp là 21,5 triệu/hộ/năm chiếm tỷ trọng
11,3 – 12,4 % tổng thu nhập các loại. Và cuối cùng là thu nhập từ chăn nuôi chiến
tỷ trọng (11,34%) tại Đức Nhuận và 12,47% tại Đức Hiệp. Người dân tại 2 địa
phương này không mặn mà với ngành chăn nuôi, họ cho biết chăn nuôi đầu tư nhiều
rủi ro lại cao, vật nuôi thường xuyên mắt bệnh, giá cả không ổn đinh nên dẫn đến
lợi nhuận thấp, chỉ có một số hộ không có nhiều đất canh tác nên chăn nuôi để giải
quyết lao động thừa những lúc nông nhàn.
Bảng 2.11: Tình hình thu nhập bình quân của các hộ điều tra
STT Chỉ tiêu
Xã Đức Nhuận Xã Đức Hiệp
Thu nhập
(N.đồng)
Tỷ lệ (%)
Thu nhập
(N.đồng)
Tỷ lệ
1 Trồng trọt 43.713,14 57,87 42.546,91 58,12
2 Chăn nuôi 8.564,10 11,34 9.131,58 12,47
3 Ngành nghề 23.259,26 30,79 21.523,81 29,40
Tổng Thu nhập 75.536,50 100 73.202,29 100
(Nguồn số liệu điều tra)
2.5.4 Mức đầu tư các công thức luân canh
Tận dụng được những ưu thế tự nhiên ban tặng, địa bàn dân cư gần sông, phù
sa bồi đắp hàng năm do đó nông dân tại 2 vùng này sinh sống chủ yếu nhờ ngành
trồng trọt. Vì thế, việc áp dụng phương thức canh tác như thế nào đóng vai trò rất
quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một trong
những phương thức canh tác hợp lý để tận dụng những ưu thế sẵn có, phát huy thế
mạnh địa phương kết hợp với các tiến bộ khoa học kỹ thuật đề làm giàu cho cá nhân
hộ là việc áp dụng các công thức luân canh và mức đầu tư cho các công thức luân
canh này như thế nào.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Bảng 2.12 Mức đầu tư vật chất/sào các công thức luân canh
Loại vật chât
ĐVT
CT1 CT2 CT3 CT4
I. Vật chất mua ngoài
Lúa đông
xuân
Lúa hè
thu Đậu xanh Ớt Khổ qua Ngô Khổ qua Đậu xanh Ngô
1.Giống Kg 10 10 1 1 1 1 1 1 1
2. Phân bón
a. Đạm Kg 6 7 5 10 5 14 10 6 10
b. Lân Kg 20 22 8 10 20 13 25 7 10
c. Kali Kg 3 5 5 2 10 3 10 5 3
d. NPK Kg 6 6 4 4 4 4 5 5 5
3. Thuốc bảo vệ thực vật Chai 1 1 2 1 2 1 2 0,5 0,5
4.Thuê công làm đất Công 1 1 - - - - - - -
5. Thuê công thu hoạch Công 1 1 - - - - - - -
II. Vật chất tự có
1.Lao động tại nhà Công 5 7 6 8 7 6 6 7 7
2.Phân chuồng Kg 100 100 100 80 100 100 100 100 120
(Nguồn số liệu điều tra)
47
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Bảng: 2.13 Mức đầu tư chi phí/sào của các công thức luân canh
CT1: Lúa đông xuân – lúa hè thu. CT2: Đậu xanh – Ớt – Khổ qua. (Nguồn số liệu điều tra)
CT3: Ngô – Khổ qua. CT4. Đậu Xanh – Ngô.
Chỉ tiêu
CT1 CT2 CT3 CT4
Giá trị
(Ngìn đồng) Tỷ lệ (%)
Giá trị
(Ngìn đồng) Tỷ lệ (%)
Giá trị
(Ngìn đồng) Tỷ lệ (%)
Giá trị
(Ngìn đồng) Tỷ lệ (%)
1. Chi phí sản xuất của hộ (C) 890 41,87 1.908 37,57 890 41,87 1.908 37,57
a. Chi phí trực tiếp bằng tiền TT 890 41,87 1.908 37,57 890 41,87 1.908 37,57
Giống 126 5,93 500 9,84 126 5,93 500 9,84
Phân bón 416 19,57 872 17,17 416 19,57 872 17,17
Thuốc bảo vệ thực vật 112. 5,28 285 5,63 112. 5,28 285 5,63
Làm đất và chi phí thuê khác 235 11,08 250 4,92 235 11,08 250 4,92
b. Chi phí lãi vay - - - - - - - -
c. Khấu hao - - - - - - - -
2.Chi phí tự có 1.235 58.13 3.171 62.43 1.235 58.13 3.171 62.43
a.CP phân chuồng và chi phí khác 258 12,15 1.342 26,42 258 12,15 1.342 26,42
b.Chi Phí lao động 977 45,98 1.829 36,01 977 45,98 1.829 36,01
Tổng Chi phí 2.125 100 5.079 100 2.125 100 5.079 100
48
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Chi phí sản xuất là bộ phận cấu thành trong giá trị sản xuất, là phần trực tiếp
phản ánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất. Nếu chi phí sản xuất càng cao
thì kéo theo thu nhập hỗn hợp hay lợi nhuận sẽ giảm, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
được chi phí sản xuất cũng là một biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để hiểu rõ tình hình đầu tư cho các công thức luân canh tại địa phương ta xem xét
bảng mức đầu tư chi phí (bảng 2.12).
Qua bảng, ta thấy các loại chi phí để sản xuất chủ yếu là chi phí trực tiếp
bằng tiền bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất và các thuê
khác. Các loại chi phí tự có khác như phân chuồng, chi phí nước, máy móc có sẵn
trong nhà. Loại chi phí thứ 2 góp phần quyết định hiệu quả sản xuất của hộ và
chiếm tỷ trọng khá lớn là lao động của nông hộ.
Trong 4 loại công thức trên thì công thức thứ 3 mức đầu tư chi phí/sào là cao
nhất 6,96 triệu, trong đó chi phí trực tiếp bằng tiền nhiều nhất 4,76 triệu chiếm
68,48%. Các loại chi phí về giống, phân bón, làm đất và chi phí khác chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu chi phí trực tiếp bằng tiền. Chi phí về lao động của công thức này
cũng có giá trị rất cao 2,014 triệu đồng/sào/năm. Công thức 4 (Ngô – khổ qua) có
giá trị tổng chi phí rất cao là vì: Về giống của khổ qua được sản xuất và bảo quản
rất công kỹ, nguồn giống phải được lấy từ các cơ sở có uy tín trên thị trường, 1 kg
giống khổ qua giao động từ 350 ngàn đồng có khi lên đến 500 ngàn đồng. Ngoài ra
các chi phí về phân, thuốc cho cây khổ qua phát triển tốn kém nhiều hơn các loại
cây trồng khác, chi phí cho phân bón chiếm 27,03% tương ứng 1,88 triệu đồng.
Thêm vào đó chi phí khác ở đây là chi phí để làm giàn khổ qua cúng khá tốn kém vì
cây khổ qua thuộc thân leo. Đầu tư chi phí cho các giàn khổ qua và làm đất chiếm
18,58% tương ứng 1,29 triệu đồng.
Việc chăm sóc và thu hoạch khổ qua tốn kém rất nhiều lao động, theo thông
tin thu được của các hộ điều tra. Họ cho biết khi trồng khổ qua phải ở ngoài đồng
ruộng suốt cả mùa để chăm sóc như làm cỏ, bắt sâu và đặc biệt là thu hoạch khổ
qua. Việc thu hoạch này diễn ra từ 7 – 10 ngày công lao động/sào.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Đứng sau giá trị về chi phí công thức 3 là công thức luân canh thứ 2 (Đậu
xanh, ớt, khổ qua). Giá trị tổng chi phí của công thức này là 5,08 triệu/sào/năm,
trong đó chi phí trực tiếp bằng tiền bằng tiền chiếm 37,57% và chi phí lao động
chiếm 36,01%, chi phí phân chuồng và chi phí khác chiếm tỷ trọng khá lớn 26,42%
tương ứng 1,34 triệu. Chi phí tự có khác ở đây chủ yếu là chi cho các nguyên liệu
làm giàn, giống ớt mùa trước để lại cho mùa vụ sau và chi phí phân chuồng bón
cây. Trong giá trị của chi phí trực tiếp bằng tiền thì chi phí cho phân bón là cao nhất
872 ngàn đồng chiếm (17,17%), tiếp theo là giống (9,84%) tương ứng 500 ngàn
đồng sau đó là thuốc bảo vệ thực vật (5,36% ) và cuối cùng là chi phí cho làm đất.
Trong công thức 3 này có 2 loại cây là đậu và khổ qua, như đã phân tích trên
cây khổ qua cần đầu tư nhiều các loại phân và công kỹ về giống do đó đã làm cho
chi phí của công thức 3 tăng lên. Trong khi đó, 2 lại cây trồng còn lại (đậu xanh và
ớt) cần đầu tư chi phí thấp. Cây ớt và cây khổ qua đều cần rất nhiều lao động, cây
khổ qua cần lao động chăm sóc và cả thu hoạch, cây ớt cần rất nhiều công để thu
hoạch và việc thu hoạch ớt rất giàn trãi. Người nông dân phải thu hoạch trong nhiều
ngày có khi đến vài tháng mới hết vụ, do đó khi tính công cho cây ớt nông dân gặp
rất nhiều khó khăn mỗi ngày thu hoạch 2 giờ rồi cộng lại cho cả vụ.
Cây đậu xanh tốn khá nhiều lao động nhất là khâu sau thu hoach, để bán
được giá cao người nông dân phái tự bóc vỏ và phơi khô công đoạn này chiếm khá
nhiều lao động. Chi phí lao động cho công thức 2 là 1,83 triệu chủ yếu dành cho
khâu thu hoạch 3 loại cây trồng trên.
Công thức 4 (ngô – khổ qua) giá trị về tổng chi phí đứng thứ 3 và chủ yếu
tập trung cho chi phí trực tiếp bằng tiền (48,25%) và lao động (46,2%) tương ứng
2,43 triệu và 2,38 triệu. Còn lại chi phí phân chuồng và chi phí khác chiếm tỷ trọng
rất nhỏ (5,56 %). Cả cây ngô và cây khổ qua đều cần rất nhiều lao động, với cây
ngô sau khi thu hoạch xong người nông dân phải lấy hạt và phơi khô rồi bán mới
được giá.
Loại công thức có giá trị tổng chi phí nhỏ nhất là công thức 1 (lúa Đông
Xuân – lúa Hè thu). Tổng chi phí chỉ có 2,12 triệu/sào/năm. Trong đó chi phí trực
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
tiếp bằng tiền là 890 ngàn chiếm 41,87%, chi phí lao động là 977 ngàn đồng chiếm
45,98%. Chi phí cho cây lúa rất ít vì đây là loại cây lương thực không cần nhiều
công chăm sóc và mức đầu tư thấp. Cần đảm bảo đủ nước tưới, và bón phân đúng
lúc là cho thu hoạch được.
Như vậy, qua 4 công thức cho ta thấy, tổng chi phí của công thức 3 là cao
nhất sau đó đến công thức 2 kế tiếp là công thức 4 và cuối cùng là công thức 1. Đầu
tư chi phí trực tiếp bằng tiền cho công thức 3 cao nhất sau đó đến công thức 4 và
cuối cùng là công thức 1. Mặt dù Công thức 2 có tổng chi phí cao hơn nhưng chi
phí tự có của hộ nông dân khá cao (cao nhất trong 4 công thức) 1,83 triệu nên làm
cho chi phí trực tiếp bằng tiền bằng tiền của công thức này nhỏ hơn công thức 4.
Chi phí lao động của công thức 4 là cao nhất (2,328 triệu), phần lớn người
dân áp dụng công thức này ở những vùng đất cao, đi lại khó khăn hơn những hộ
khác, những vùng đất canh tác trồng ngô – đậu xanh phần lớn là đất hạng 2, cây
trồng gặp nhiều sâu bệnh, người dân phải bỏ nhiều công chăm sóc, điều này làm
cho chi phí lao động của công thức 4 cao hơn so với các công thức khác.
2.5.5. Hiệu quả kinh tế các hộ điều tra
Các loại CT khác nhau có mức chi phí khác nhau, các loại chi phí này chủ
yếu tập trung cho chi phí trực tiếp bằng tiền và chi phí cho lao động. Trên cơ sở các
mức đầu tư thu thập được của các hộ điều tra cho 4 CT ta tính được các chỉ tiêu
hiệu quả sản xuất của từng loại CT. Hiệu quả sử dụng đất canh tác được các định
bởi hệu quả giống cây trồng trên đó. Hiệu quả kinh tế là một trong những nội dung
qan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất nói riêng và hiệu quả kinh tế xã hội nói
chung của mọi hoạt động, là cơ sở giúp nông dân chọn loại cây trồng, phương pháp
canh tác phù hợp, là một phạm trù kinh tế khách quan. Hiệu quả kinh tế phản ánh
mối liên hệ giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được và lượng chi phí vật
chất, lao động xã hội trong quá trình sản xuất.
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngành trồng trọt
nói riêng thì hiệu quả được đánh giá phụ thuộc vào trình độ văn hóa, trình độ sử
dụng các loại đất, cách phối hợp các loại cây trồng với nhau. Ngoài ra, chất lượng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
đất cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thu được. Mối quan tâm
hàng đầu của người nông dân là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trên một
đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất bởi đó là nhân tố quyết định đến đời
sống của họ. Do vậy, việc lựa chọn biện pháp hữu hiệu trong quá trình sản xuất
nhằm thu được kết quả và hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích là việc cần thiết
đối với nông hộ.
Một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức luân
canh là GO/TC, GO/C, MI/C, NB/IC, GO/công lao động, MI/công lao động,
NB/công lao động.
- Tổng giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/TC): Cho biết một đồng tổng
chi phí bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
- Tổng giá trị sản xuất trên chi phí sản xuất của hộ (GO/C): Cho biết một
đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
- Một số chỉ tiêu khác như thu nhập hỗn hợp trên chi phí sản xuất (MI/C): Chỉ
tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng thu
nhập hỗn hợp.
- Tổng giá trị sản xuất trên công lao động (GO/công lao động): Cho biết một
công lao động bỏ ra thu được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
- Thu nhập hỗn hợp trên công lao động (MI/công lao động): Cho biết một
công lao động bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
- Lợi nhuận ròng trên công lao động (NB/công lao động): Cho biết một công
lao động bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất của hộ được đồng nhất với chỉ tiêu doanh thu vì
hầu hết sản phẩm làm ra để bán không để tiêu dùng, nếu có rất ít ngoại trừ lúa là
loại cây trồng được tiêu dùng nhiều nhất. Để tính GO chúng tôi lấy sản lượng có
được nhân với giá tại thời điểm nghiên cứu, đồng nhất giá cả tất cả các hộ để dể
dàng cho việc so sánh các công thức với nhau.
Quan sát tại bảng hiệu quả sản xuất các công thức luân canh cây trồng cho
thấy CT 3 đứng đầu về các chỉ tiêu hiệu quả. Tổng giá trị sản xuất (GO ) đạt 14,6
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
triệu, thu nhập hỗn hợp (MI) 9,83 triệu và thu nhập ròng thu (NB) được sau khi trừ
là 7,63 triệu đồng. Sở dĩ công thức 3 có giá trị kinh tế cao như thế là vì trong năm
vừa qua rất được giá, khổ qua vào thời kỳ khan hiếm lên đến 16.000 đồng/kg. Một
số nông dân rất được mùa, tất cả lượng khổ qua thu được đều được bán ngay và bán
với giá rất cao. Thêm vào đó, thôn Năng An xã Đức Nhuận và thôn Nghĩa Lập xã
Đức Hiệp được trung tâm khuyến nông huyện Mộ Đức đầu tư những cánh đồng cho
thu hoạch cao và đảm bảo cung cấp đủ lượng rau sạch cho thị trường nên người dân
tại 2 địa phương này có cơ hội học tập tiếp cận KHKT để phát triển kinh tế làm cho
sản lượng cây Ngô và cây khổ qua tăng đáng kể.
Bảng 2.14: Hiệu quả kinh tế công thức luân canh các hộ điều tra
Hạng mục ĐVT CT1 CT2 CT3 CT4
I. Tổng chi phí (TC) N.đồng 2.126 5.079 6.962 5.040
1. Chi phí sản xuất (C) N.đồng 890 1.908 4.768 2.432
2. Chi phí Tự có N.đồng 1.236 3.171 2.194 2.608
II. Các chỉ tiêu hiệu quả
Giá trị sản xuất (GO) N.đồng 2.436 11.406 14.600 7.515
Thu nhập hỗn hợp (MI) N.đồng 1.546 9.497 9.833 5.083
Thu nhập ròng (NB) N.đồng 310 6.326 7.639 2.475
GO/TC Lần 1,15 2,25 2,10 1,49
GO/C Lần 2,74 5,98 3,06 3,09
MI/C Lần 1,74 4,98 2,06 2,09
NB/C N.đồng 0,35 3,32 1,60 1,02
GO/Công lao động N.đồng 28,7 134,2 171,8 88,4
MI/công lao động N.đồng 18,2 111,7 115,7 59,8
(Nguồn số liệu điều tra)
Sau CT thứ 3 về các giá trị hiệu quả là CT 2, các chỉ số hiệu quả cũng đạt
được rất cao, ngoài cây khổ qua được giá còn có cây đậu xanh, giá đậu xanh tăng
gấp đôi so với những năm trước tăng từ 13.000/kg lên đến 26.000/kg. Bên cạnh sự
tăng về sản lương, giá bán cũng tăng đáng kể làm cho các chỉ tiêu hiệu quả của
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
công thức 2 khá cao. Tổng giá trị sản xuất đạt 11,4 triệu, thu nhập hỗn hợp đạt 9,49
triệu và thu nhập ròng là 6,3 triệu.
Công thức lúa – lúa đạt hiệu quả thấp nhất, bà con nông dân cũng xác định
được rằng việc trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình việc sinh lợi
từ việc trông lúa rất thấp. Hơn nữa, tại 2 địa phương này đất lúa là độc, nếu trồng
màu trên đất lúa sẽ không cho nhiều hiệu quả vì thế việc đánh giá hiệu quả của công
thức lúa là rất ít, sử dụng công thức này có ý nghĩa xã hội hơn ý nghĩa kinh tế.
Để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả của từng công thức ta xét các chỉ số GO/TC,
GO/C, MI/C, NB/C GO/công lao động, MI/công lao động, NB/công lao động.
Kết quả điều tra cho thấy CT2 cho ra các chỉ số về hiệu quả nhất. Các giá trị
nhận được từ GO/TC, GO/C, MI/C, NB/C của CT 2 đều nhận giá trị cao nhất, điều
này thể hiện được mức hiệu quả của việc đầu tư áp dụng loại CT này vào trong sản
xuất. Số liệu điều tra phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu thu thập trong năm 2009,
trong năm này giá bán khổ qua và đậu xanh rất cao đặc biệt khổ qua. Bên cạnh đó,
loại đất canh tác của các hộ điều tra đều là đất tốt vì được bồi đắp bởi dòng sông Vệ
nên năng suất tương đối cao so với các khi vực canh tác khác trong toàn huyện. GO/IC
CT2 đạt được cao nhất trong 4 CT (2,25 lần) điều này có nghĩa nếu tăng 1.000 tổng chi
phí thì làm cho tổng giá trị sản xuất của CT 2 tăng lên 2.250 đồng. Kế tiếp CT2 là CT3
GO/TC đạt được 2,1 lần, CT4 đạt 1,49 lần và thấp nhất là CT1 1,15 lần. Điều này cho
thất cứ 1.000 đồng tổng chi phí bỏ ra thì người nông dân thu được ở CT 3 là 2.100
đồng tổng giá trị sản xuất, CT 4 là 1.490 đồng, và CT 1 chỉ được 1.150 đồng.
Tổng chi phí bao hàm cả chi phí lao động, do đó các chỉ số hiệu quả của các
công thức không cao vì người nông dân vẫn làm việc theo thói quen lấy công làm
lời, giải quyết công ăn việc làm tại gia đình. Để tách biệt phần công lao động của
gia đình, ta xem xét chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất trên một đồng chi phí sản xuất bỏ
ra. CT2 nhận được giá trị 5,98 (cao nhất), tiếp theo là CT4 3,09 , CT2 là 3,06 và
cuối cùng là công thức Lúa – lúa. Tổng chi phí sản xuất của CT 2 là 5.079 ngàn
cao thứ 2 trong 4 CT, tuy nhiên chi phí tự có của CT2 rất lớn tập trung vào giống
(1,3 triệu/sào) còn lại Chi phí sản xuất bằng tiền chỉ 1,9 triệu nên làm cho thu nhập
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
hỗn hợp trên 1 đồng Chi phí sản xuất của CT này rất lớn (5,98 lần). Cứ 1.000 đồng
Chi phí sản xuất bỏ ra cho CT này thi thu lại được 5.980 đồng tổng giá trị sản xuất.
Về chỉ tiêu MI/cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cac_cong_thuc_luan_canh_cay_trong_chu_yeu_tai_vung_dong_bang_huyen_mo_duc.pdf