Thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL với 22 mục hỏi gốc thể hiện 5
thành phần: (1) độ tin cậy, (2) độ phản hồi, (3) sự đảm bảo, (4) sự cảm thông, (5)
phương tiện hữu hình. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính qua việc trao đổi với
các khách hàng, nhà quản lý, một số biến không phù hợp đã được loại ra và một số
biến mới đã được thêm vào cho phù hợp với loại hình dịch vụ khách sạn mà khách
hàng và nhà quản lý cảm nhận được. Kết quả bảng câu hỏi thang đo chất lượng dịch
vụ chính thức để thực hiện nghiên cứu định lượng được hình thành, có sắp xếp theo
trình tự thời gian từ khi khách hàng vào khách sạn đến khi ra đi, thể hiện như sau:
1 Khách hàng được nhân viên đón tiếp ngay từ lúc bước vào khách sạn
2 Khách sạn luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng
3 Thủ tục tại quầy lễ tân được thực hiện nhanh chóng
4 Khách sạn phản hồi nhanh các thông tin mà quý khách cần
5 Khách sạn thể hiện sự quan tâm, thân thiện với quý khách
6 Khách sạn tập trung đáp ứng yêu cầu của quý khách
7 Khách sạn xử lý tình huống một cách thuận tiện cho quý khách
8 Nhân viên có kiến thức chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu quý khách
9 Nhân viên tỏ ra lịch sự, nhã nhặn đối với quý khách
10 Quý khách cảm thấy an tâm khi ở tại khách sạn này
11 Nhân viên có trang phục gọn gàng, lịch sự
12 Trang thiết bị khách sạn tương xứng với tiêu chuẩn sao của khách sạn
13 Cách bố trí trang thiết bị của khách sạn đáp ứng yêu cầu quý khách
14 Khách sạn tạo được sự yên tĩnh cho khách nghỉ ngơi
15 Khu vực sảnh lễ tân thoáng mát, sạch sẽ và tiện lợi
16 Các dịch vụ của khách sạn đạt theo tiêu chuẩn sao của khách sạn
17 Khách sạn giải quyết công việc nhanh gọn, chuyên nghiệp
18 Khách sạn giải thích rõ ràng và thuyết phục các vấn đề có liên quan
19 Thức ăn, thức uống tại khách sạn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại khách sạn Festival Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ca trưởng đều được Công ty gửi đi thực
tập và bổ sung nghiệp vụ tại khu resort Furama - Đà Nẵng và Hội An Beach Resort.
Về công tác đào tạo:
Thông qua các đợt thi nâng bậc nghề hằng năm, khách sạn đã cử tất cả các nhân
viên đến hạn thi nâng bậc tham gia các khoá ôn tập, bổ sung kiến thức và chuyên môn
nghiệp vụ. Chính vì vậy, tất cả các nhân viên thi nâng bậc nghề đều đạt từ loại khá trở
lên.
Bên cạnh luôn chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ, công tác đào tạo và bồi
dưỡng ngoại ngữ luôn được chú trọng. Tất cả các nhân viên ở bộ phận lễ tân đều sử
dụng thành thạo 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tất cả nhân viên lưu trú,
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
38
nhà hàng, bảo vệ giao dịch tiếng Anh tốt với khách. Hằng năm, khách sạn luôn chú
trọng tạo điều kiện về chi phí và thời gian để CBCNV có thể theo học ngoại ngữ
nhằm phục vụ tốt cho công việc.
Ngoài công tác chuyên môn, cán bộ nhân viên công ty thường xuyên tham gia
các hội thi tay nghề giỏi do Sở Văn hoá Thể Thao và Du Lịch, Tổng cục Du Lịch tổ
chức, năm 2009 công ty đã tham gia hội thi chế biến món ăn dân tộc Việt Nam toàn
quốc tổ chức tại Huế đạt 2 giải nhì toàn tỉnh và đạt 1 giải khuyến khích quốc gia
2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn Festival Huế
Khách sạn Festival Huế tọa lạc ngay trung tâm thành phố Huế, trong một
không gian yên tĩnh trên đường Lý Thường Kiệt - một trong những con đường đẹp
nhất thành phố Huế hiện nay đã được nâng cấp và mở rộng theo tiêu chuẩn đô thị
loại 1, với kiến trúc hài hoà phù hợp với quy hoạch kiến trúc của đô thị Huế. Khách
sạn bao gồm 2 khối: khối nhà 3 tầng phía trước và khối 8 tầng bao quanh, giữa là
khu sân vườn - bể bơi và khu dịch vụ. Vì vậy, hầu hết các cơ sở dịch vụ, khu phòng
ngủ, nhà hàng, quầy bar... đều hướng ra phía bể bơi, sân vườn (các cơ sở dịch vụ
chính như khu lưu trú, nhà hàng, quầy bar đều có thể hướng ra 2 phía trục đường
chính Lý Thường Kiệt, Đống Đa và hướng ra sân vườn, bể bơi với không gian
thoáng mát vào ban ngày, ấm cúng vào ban đêm). Chính kiến trúc này đã tạo nên vẻ
đẹp thẩm mỹ, một không gian yên tĩnh và tách biệt với môi trường bên ngoài, mặc
dù khách sạn nằm ngay trung tâm thành phố, trên mặt tiền của hai phố chính với
nhiều ngôi biệt thự, trường đại học, ngân hàng và các toà nhà cao tầng.
Trong những năm qua, khách sạn Festival Huế được các công ty lữ hành và du
khách đánh giá là khách sạn 3 sao tốt nhất tại thành phố Huế và đặc biệt vào năm
2008, khách sạn được Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam trao giải Khách sạn 3 sao tốt
nhất Việt Nam.
Khu phòng ngủ:
- Khách sạn bao gồm 75 phòng ngủ với các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn đồng
bộ và hiện đại: phòng ngủ rộng rãi, có balcon hướng ra sân vườn và bể bơi, phòng
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
39
vệ sinh với hệ thống thiết bị chất lượng cao, truyền hình cáp với đầy đủ các kênh
quốc tế, internet không dây, két an toàn....
Tất cả đồ nội thất trong phòng ngủ, các hoa văn ốp tường, ốp trần, các loại đèn
đều được làm bằng mây cao cấp, sàn phòng ngủ lát gỗ nhập khẩu rất hài hoà và ấm
cúng vừa tạo nên nét đặc sắc riêng biệt vừa đem lại sự gần gũi với thiên nhiên. Bảng
loại phòng của khách sạn
Bảng 2.3: Khu phòng ngủ khách sạn Festival Huế
Loại phòng Số lượng phòng Kích cỡ phòng
Superior 24 30m2
Duluxe 50 32m2
Suite 01 60m2
(Nguồn: Phòng Thị trường)
Khu nhà hàng, quầy bar:
Các nhà hàng của khách sạn được trang trí theo kiến trúc Huế, phục vụ các
món ăn Á, Âu, đặc sản Huế.
- Nhà hàng Cố Đô tại tầng 1 và tầng 2, phục vụ bữa sáng, tiệc buffet, tiệc cưới,
chiêu đãi hội nghị....phục vụ 500 thực khách.
- Nhà hàng Cung Đình được trang trí theo kiểu Cung Đình, phục vụ đến 120
khách.
- Nhà hàng Ngự Hà tại tầng 8, phục vụ các bữa tiệc sang trọng, chiêu đãi
những đoàn khách VIP.
- Quầy bar bể bơi: ngay sân vườn - bể bơi, khách có thể vừa thư giãn, vừa
nghe nhạc hoặc tắm nắng, có thể tổ chức các bữa tiệc buffet ngoài trời sang trọng.
- Quầy bar Ngự Hà tại tầng 8, phục vụ khách thư giãn vào buổi tối và nhìn
ngắm toàn thành phố.
Phòng hội thảo, hội nghị:
Khách sạn Festival Huế là nơi thường xuyên được chọn để tổ chức hội nghị,
hội thảo, tổ chức sự kiện của các cơ quan, ban ngành, ở trung ương, địa phương và
các tổ chức, các công ty, dự án nước ngoài. Bao gồm các loại như sau:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
40
- Hội trường 200 chỗ
- Phòng hội thảo 50 chỗ
- Phòng họp 30 chỗ
Tất cả các phòng họp đều được trang bị các thiết bị phục vụ cho hội thảo,
hội nghị theo tiêu chuẩn quốc tế như: máy chiếu projector, các loại bảng
chiếu, internet wi-fi, cabin dịch trực tiếp, âm thanh và ánh sáng hiện đại.
Các dịch vụ khác:
- Bể bơi
- Dịch vụ massage
- Business center, internet không dây
- Văn phòng du lịch
- Kinh doanh vận chuyển với các loại xe đời mới từ 4-16 chỗ ngồi
- Quầy hàng lưu niệm, hàng mỹ nghệ
- Galery trưng bày các sản phẩm thêu cao cấp
- Quầy tranh thêu tay tại chỗ.
Về công nghệ thông tin
- Khách sạn đang nối mạng LAN tất cả các bộ phận và dùng phần mềm quản
lý khách sạn để quản lý và theo dõi mọi hoạt động kinh doanh.
Toàn bộ các khu vực trong khách sạn được kết nối mạng internet không dây để
phục vụ miễn phí cho khách và các hội thảo, hội nghị.
2.2. Thực trạng nguồn khách của khách sạn Festival Huế giai đoạn 2010- 2012
2.2.1. Đặc điểm về nguồn khách
Đối tượng khách hàng của khách sạn là những khách du lịch trung và cao cấp,
có khả năng chi trả cao và có yêu cầu dịch vụ khá khắt khe. Thời gian qua, khách
sạn đã phục vụ khách du lịch đến từ rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới với những đặc điểm về văn hóa phức tạp và nhu cầu rất khác nhau. Trong số
đó, khách đến từ các nước Pháp, Đức, Mỹ, Úc và những khách du lịch công vụ của
Việt Nam là đối tượng khách hàng chủ yếu
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
41
Xét về đối tượng khách hàng thì loại khách hàng chủ yếu và quan trọng nhất
của khách sạn là các Công ty lữ hành, các văn phòng du lịch có tổ chức những tour
du lịch đến Huế. Khách sạn Festival có rất nhiều quan hệ với các công ty du lịch,
các hãng lữ hành gửi khách quốc tế và nội địa. Trong những năm qua, khách sạn
tiếp tục mở rộng thêm mối quan hệ với các hãng lữ hành và công ty du lịch mới.
Các hãng lữ hành thường xuyên gửi khách quốc tế đến khách sạn Festival là:
Vidotour, Indotour, Diethelm, Du lịch Việt Nam, Du lịch Bến Thành, Viettravel,
Saigontourist Đây là những hãng lữ hành làm ăn lâu năm và rất có uy tín trên thị
trường. Trong đó, đáng chú ý là công ty lữ hành quốc tế liên doanh giữa Thái Lan -
Pháp: Exossitimo. Hãng này thường xuyên đưa khách thuộc các nước nói tiếng
Pháp đến khách sạn, nhiều nhất trong đó là khách Pháp chiếm khoảng 60%. Hãng
Diethelm và Indotour chủ yếu đưa các đoàn khách Đức đến khách sạn (chiếm
khoảng 75% tổng số khách Đức và 25% tổng lượt khách quốc tế).
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh lưu trú tại Huế trong thời gian gần đây phát triển rất
mạnh mẽ. Tình trạng bùng phát các dự án đầu tư khách sạn với những quy mô lớn
nhỏ thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã làm cho tình hình cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt.
Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều những khách sạn có thứ hạng cao.
Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp nguồn khách của khách sạn. Các khách sạn
3 sao lớn trên thành phố Huế như Duy Tân, Asia, Heritage, Ochird, là những khách
sạn 3 sao được đầu tư và khai thác cùng thời kỳ với khách sạn Festival. Những đối
thủ này cùng có lợi thế về không gian gần khu phố Tây, dễ tạo ấn tượng cho du
khách. Với phong cách khác nhau nhưng có sự tương đồng về sản phẩm và không có
khác biệt lớn về chính sách giá cả, những khách sạn này được xem là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của khách sạn Festival.
Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh lưu trú có quy mô nhỏ cũng là những đối
thủ cạnh tranh mà buộc khách sạn phải hoạch định chiến lược kinh doanh của mình.
T ư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
42
Những khách sạn này không thể cạnh tranh với khách sạn Festival về sản phẩm
nhưng họ cạnh tranh mạnh về giá.
Thực tế này sẽ làm cho thị trường khách bị chia nhỏ và tình hình cạnh tranh sẽ rất
khốc liệt, nhất là sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gần đây xảy ra, ảnh hưởng
rất to lớn đến cầu nhu lịch của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để
tồn tại trong môi trường cạnh tranh này, khách sạn Festival phải xây dựng một chính
sách giá hiệu quả, đồng thời phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ và
cũng không quên phải thực hiện tốt khâu quảng bá cũng như phân phối của mình.
2.2.3. Biến động số lượt khách của khách sạn Festival Huế qua 3 năm 2010-
2012
Bảng 2.4: Biến động số lượt khách qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: người
Chỉ tiêu
So sánh
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
1. Quốc tế
2. Nội địa
36.010
18.190
32.210
20.364
37.190
18.150
-3.800
2.170
-10,52
11,95
4.980
-2.214
15,46
-10,87
Tổng lượt khách 54.200 52.574 55.320 -1.626 -3,00 2.746 5,22
(Nguồn: Phòng Thị trường)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng lượt khách đã thay đổi qua 3 năm.
Năm 2011 tổng lượt khách là 52.574 lượt thì năm 2010 là 54.200 lượt khách, năm
2011 so với năm 2010 giảm 1.626 lượt khách, tương ứng giảm 3,00%.
Lượt khách quốc tế năm 2011 giảm so với năm 2010 là 3.800 lượt khách,
tương ứng giảm 10,52%. Bên cạnh đó khách du lịch nội địa tăng nhẹ với tỷ lệ
11,95% hay tăng 2.170 lượt khách. Lượng khách quốc tế giảm do năm 2011 có ít sự
kiện, lễ hội lớn được tổ chức hơn là các năm chẵn như Festival Huế năm 2010 và
năm 2012.
Nếu như năm 2010 và năm 2011 khách quốc tế giảm, khách nội địa tăng thì
năm 2012 có sự biến động tăng và giảm khác nhau.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
Sự thay đổi về cơ cấu tăng của lượt khách quốc tế tăng trong năm 2012 là
4.980 lượt khách, tương ứng tăng 15,46% . Bên cạnh đó năm 2012 có những hoạt
động như Festival Huế, Festival biển nên lượt khách tăng. Tuy nhiên lượng khách
nội địa giảm do có nhiều sự kiện thu hút khách du lịch diễn ra thường xuyên vào
mùa cao điểm. Câu hỏi được đặt ra là liệu công tác sale & marketing của khách sạn
đã đạt hiệu quả chưa. Công tác quảng cáo của khách sạn hướng đến thị trường
khách nội địa trong giai đoạn này đã thu hút khách hơn các đối thủ cạnh tranh chưa.
2.2.4. Biến động số ngày khách của khách sạn Festival Huế qua 3 năm 2010-
2012
Bảng 2.5: Tổng ngày khách của khách sạn qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Ngày khách
Chỉ tiêu
So sánh
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
1. Quốc tế
2. Nội địa
59.336
32.074
54.435
33.364
59.481
34.372
-4.901
1.290
-8,26
4,02
5.026
1.008
9,27
3,02
Tổng ngày khách 91.400 87.799 93.853 -3.611 -3,95 6054 6,89
(Nguồn: Phòng Thị trường)
Với bảng số liệu trên thì tổng số ngày khách của khách sạn có sự biến đổi
lớn qua các năm. Đối với khách quốc tế như năm 2010, tổng ngày khách là
59.336 ngày thì sang năm 2011 là 54.435 ngày. Con số này giảm 4.901 ngày, tức
là giảm 8,26%. Sụt giảm này không có ý nghĩa là uy tín hay doanh thu của công
ty cũng hạ theo, song câu hỏi đặt ra ở đây là có phải khách muốn đi du lịch và ở
lại khách sạn ngắn ngày hơn. Đến năm 2012 thì tổng ngày khách của khách quốc
tế và nội địa trên đà tăng trưởng là 59.481 ngày tức là tăng 5.046 ngày tương
đương với tỷ lên 9,27%.
Ở bảng số liệu ngày, ta thấy rõ về ngày khách của khách nội địa năm 2010 là
32.074 ngày thì năm 2011 con số này tăng nhẹ lên 33.364 ngày, tăng 1.290 ngày,
tương ứng 4,02%. Số ngày khách nội địa đến năm 2012 là 34.372 ngày, tăng 1.008
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
ngày, tương ứng tỉ lệ 3,02%. Hàng năm, vào những năm chẵn ở Huế thường tổ chức
Festival nên thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế. Lượt khách nội địa
ngày càng tăng phải chăng nền kinh tế dần dần khá lên và nhu cầu đi du lịch ngày
càng được mở rộng và trở nên thường xuyên hơn. Thay vì đi du lịch thì họ kết hợp
đi du lịch và tìm hiểu văn hóa của dân tộc ta qua các kì lễ hội ở Festival. Bởi lý do
đó nên số ngày lưu trú của khách nội địa qua 3 năm 2010-2012 ngày càng tăng.
2.3. Biến động doanh thu của khách sạn Festival Huế qua 3 năm 2010- 2012
Bảng 2.6: Doanh thu của khách sạn qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
1. DT ăn uống
2. DT lưu trú
3. DT khác
9.052
2.767
2.175
8.997
3.631
1.763
9.055
4.053
1.555
-55
864
-412
-0,61
31,23
-18,94
58
422
-208
0,65
11,62
-11,80
Tổng cộng 13.994 14.391 14.663 397 2,84 272 1,89
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của khách sạn tăng dần qua các năm,
tổng doanh thu năm 2011 tăng 2,84% so với năm 2010, tương ứng với lượng tăng
397 triệu đồng. Trong đó, doanh thu ăn uống giảm nhẹ, năm 2011 so với năm 2010
giảm 55 triệu đồng, tương ứng lượng giảm 0,61%. Doanh thu lưu trú của năm 2011
tăng hơn năm 2010 là 31,23% tương ứng tăng 864 triệu đồng và doanh thu khác
giảm mạnh nhất từ 2.175 triệu đồng năm 2010 xuống 1.763 triệu đồng năm 2011,
tương ứng lượng giảm 18,94%.
Sang năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng, doanh thu của khách sạn là 14.663
triệu đồng so với năm 2011 tăng 1,89% hay tăng 272 triệu đồng. Trong đó doanh
thu từ ăn uống tăng 58 triệu đồng tương ứng 0,65%. Doanh thu từ lưu trú tăng mạnh
4.053 triệu đồng năm 2012 so với 2011 là 3.631 triệu đồng tức là tăng 422 triệu
đồng, chiếm 11,62%. Khách lưu trú tại khách sạn chủ yếu khách Đức, Pháp, Mỹ,
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
Úc, Đan Mạch nên khả năng chi tiêu của khách lưu trú và ăn uống cao. Vì vậy
cần khai thác thị trường khách này một cách sâu hơn bằng công tác quảng bá cho
khách sạn. Mở rộng khai thác khách quốc tế từ các thị trường không bị ảnh hưởng
nhiều bởi suy thoái kinh tế như thị trường khách Thái Lan, Lào đi tham quan miền
Trung bằng đường bộ, thị trường khách Đức...
2.4. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại khách
sạn Festival Huế
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định tính (sơ bộ) và
nghiên cứu định lượng (chính thức).
Nghiên cứu định tính: được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các
thang đo, sử dụng kỹ thuật trao đổi, thảo luận trực tiếp với các khách hàng và nhà quản lý
với 22 mục hỏi ban đầu của thang đo chất lượng dịch vụ và 7 biến ban đầu của thang đo
sự tín nhiệm để đo lường sự hài lòng khách hàng (3 biến). Các câu hỏi ban đầu được thiết
kế là bảng câu hỏi mở để thu thập thêm các biến thích hợp từ phía khách hàng và các
chuyên gia.
Thực hiện bước này nhằm khám phá các biến quan sát mới để bổ sung vào trong
mô hình nghiên cứu cũng như loại bỏ các biến không phù hợp với văn hóa, loại hình dịch
vụ nhằm tạo ra một bảng câu hỏi phù hợp dùng cho nghiên cứu chính thức.
Các đối tượng được tiến hành thảo luận, phỏng vấn là khách hàng sử dụng dịch
vụ của khách sạn và Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng chức năng của khách sạn
Festival Huế; và muốn biết các nhà quản lý hiểu về khách hàng của mình như thế nào,
yếu tố nào làm hài lòng khách hàng theo cách nhìn của nhà quản lý.
Bước này được thực hiện qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp hơn 20 khách hàng
đang sử dụng dịch vụ của khách sạn và các cán bộ quản lý chủ chốt của khách sạn, trên
cơ sở đó điều chỉnh lại các câu hỏi cho phù hợp.
Nghiên cứu định lượng: để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết, được thực
hiện sau khi bảng câu hỏi ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh lại với ngôn từ dễ
hiểu, rõ ràng, có bổ sung và loại bớt các biến không phù hợp. Các bảng câu hỏi được gửi
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
đến các khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại khách sạn Festival Huế. Dữ liệu thu thập
được được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, qua các phân tích sau:
- Thống kê mô tả.
- Đánh giá thang đo các khái niệm.
- Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan, hồi quy đa biến,
phân tích phương sai (ANOVA).
- Kiểm định các giả thuyết.
- Kiến nghị cải tiến chất lượng dịch vụ.
2.4.2. Cơ cấu mẫu điều tra
Thực hiện chọn mẫu phân tầng kết hợp với mẫu ngẫu nhiên đơn giản (Nguyễn
Công Khanh, 2004). Dựa trên số lượng của khách hàng đã sử dụng dịch vụ của
khách sạn Festival Huế. Trên cơ sở đó chọn ngẫu nhiên các khách hàng đã và đang
sử dụng dịch vụ của khách sạn Festival Huế trong tháng 03 và 04 năm 2013 để gửi
phiếu phỏng vấn với bảng câu hỏi sau khi được hiệu chỉnh. Với 26 câu hỏi, số cỡ
mẫu 193 là đạt yêu cầu phân tích nhân tố. Thông thường thì cỡ mẫu ít nhất phải
bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố [8].
Với tổng số mẫu gởi đến khách hàng là 220, kết quả hồi đáp 201 phiếu (tỷ lệ
91,4%), trong đó có 8 mẫu được xem là không hợp lệ do điền thiếu thông tin hoặc
chỉ ghi một mức độ đánh giá cho tất cả các phát biểu. Số mẫu được đưa vào phân
tích là 193 mẫu. Thông tin mẫu như dưới đây (Bảng 2.7):
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
47
Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu điều tra khách hàng
ĐVT: người
STT Thông tin mẫu Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tổng số mẫu 193 100
2 Giới tính
Nữ 88 45,6
Nam 105 54,4
3 Nghề nghiệp
Công chức 33 17,1
Kinh doanh 49 25,4
Giáo viên 32 16,6
Nghề khác 79 40,9
4 Quốc tịch
Nước ngoài 75 38,9
Việt Nam 118 61,1
5 Nhóm tuổi
Dưới 20 31 16,1
Từ 21-35 52 26,9
Từ 36-50 56 29,0
Trên 50 54 28,0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
2.4.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được trình bày ở hình 2.1 bao gồm 4 phần chính:
- Hiệu chỉnh thang đo chất lượng dịch vụ bao gồm việc thiết kế bảng câu
hỏi (xác định các biến quan sát) và xác định hình thức trả lời.
- Thiết kế mẫu và thông tin mẫu.
- Thủ tục phân tích dữ liệu (Đánh giá thang đo, Phân tích nhân tố, Kiểm
định mô hình nghiên cứu và các giả thiết).
- Đề xuất các giải pháp.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
48
Mục tiêu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Xác định mô hình nghiên cứu và các thang đo
Kết luận và các kiến nghị
Cơ sở lý luận:
- Lý thuyết về chất lượng, dịch vụ, chất lượng dịch vụ
- Mô hình chất lượng dịch vụ
- Sự hài lòng của khách hàng
Xử lý số liệu
- Phân tích độ tin cậy
- Phân tích nhân tố
- Phân tích hệ số Pearson
- Phân tích hồi quy
- Phân tích ANOVA
- Xác lập mô hình tổng hợp
- Kiểm định giả thiết
Nghiên cứu định tính
- Thảo luận
- Phỏng vấn
- Hiệu chỉnh mô hình và thang đo
Nghiên cứu định lượng
- Thiết kế bảng câu hỏi
- Thu thập số liệu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
2.4.4. Thang đo chất lượng dịch vụ
Thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL với 22 mục hỏi gốc thể hiện 5
thành phần: (1) độ tin cậy, (2) độ phản hồi, (3) sự đảm bảo, (4) sự cảm thông, (5)
phương tiện hữu hình. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính qua việc trao đổi với
các khách hàng, nhà quản lý, một số biến không phù hợp đã được loại ra và một số
biến mới đã được thêm vào cho phù hợp với loại hình dịch vụ khách sạn mà khách
hàng và nhà quản lý cảm nhận được. Kết quả bảng câu hỏi thang đo chất lượng dịch
vụ chính thức để thực hiện nghiên cứu định lượng được hình thành, có sắp xếp theo
trình tự thời gian từ khi khách hàng vào khách sạn đến khi ra đi, thể hiện như sau:
1 Khách hàng được nhân viên đón tiếp ngay từ lúc bước vào khách sạn
2 Khách sạn luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng
3 Thủ tục tại quầy lễ tân được thực hiện nhanh chóng
4 Khách sạn phản hồi nhanh các thông tin mà quý khách cần
5 Khách sạn thể hiện sự quan tâm, thân thiện với quý khách
6 Khách sạn tập trung đáp ứng yêu cầu của quý khách
7 Khách sạn xử lý tình huống một cách thuận tiện cho quý khách
8 Nhân viên có kiến thức chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu quý khách
9 Nhân viên tỏ ra lịch sự, nhã nhặn đối với quý khách
10 Quý khách cảm thấy an tâm khi ở tại khách sạn này
11 Nhân viên có trang phục gọn gàng, lịch sự
12 Trang thiết bị khách sạn tương xứng với tiêu chuẩn sao của khách sạn
13 Cách bố trí trang thiết bị của khách sạn đáp ứng yêu cầu quý khách
14 Khách sạn tạo được sự yên tĩnh cho khách nghỉ ngơi
15 Khu vực sảnh lễ tân thoáng mát, sạch sẽ và tiện lợi
16 Các dịch vụ của khách sạn đạt theo tiêu chuẩn sao của khách sạn
17 Khách sạn giải quyết công việc nhanh gọn, chuyên nghiệp
18 Khách sạn giải thích rõ ràng và thuyết phục các vấn đề có liên quan
19 Thức ăn, thức uống tại khách sạn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
50
Chất lượng dịch vụ sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, trong đó: 1.
Hoàn toàn không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn
đồng ý.
2.4.5. Thang đo sự tín nhiệm
Tương tự như thang đo chất lượng dịch vụ, thang đo sự tín nhiệm với 7 mục
hỏi gốc ban đầu sau khi trao đổi với các khách hàng, nhà quản lý, nhiều biến không
phù hợp với loại hình dịch vụ khách sạn đã được loại ra và một số biến mới đã được
thêm vào cho phù hợp. Kết quả bảng câu hỏi thang đo sự tín nhiệm sau khi được
hiệu chỉnh thể hiện như sau:
1 Khách sạn tính giá hợp lý
2 Khách sạn phục vụ tốt hơn bạn nghĩ
3 Quý khách đã từng biết đến khách sạn này
4 Bạn tin tưởng chất lượng phục vụ của khách sạn
Sự tín nhiệm sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường, trong đó: 1. Hoàn
toàn không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng
ý.
2.4.6. Thang đo sự hài lòng
Thang đo sự hài lòng của khách hàng sau khi hiệu chỉnh được thể hiện như
sau:
1 Mức độ hài lòng chung của quý khách về chất lượng dịch vụ
2 Độ đáp ứng của khách sạn đối với yêu cầu của khách hàng
3 Cung cách phục vụ của khách sạn
Sự hài lòng của khách hàng cũng sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường,
trong đó: 1. Hoàn toàn không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3. Bình thường, 4. Hài
lòng, 5. Hoàn toàn hài lòng.Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
2.4.7. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại
khách sạn Festival Huế bằng thống kê mô tả
2.4.7.1. Thang đo chất lượng dịch vụ
Qua bảng thống kê kết quả (Bảng 2.8), với 19 chỉ tiêu đo lường sự hài lòng của
khách hàng về chất lượng dịch vụ, sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá cho thấy
khách hàng chưa thật sự hài lòng về chất lượng dịch vụ khách sạn Festival, với điểm
trung bình từ 3,26 đến 3,88 (tức là trong khoảng bình thường). Điều này cũng thật hợp lý
vì trên thực tế khách hàng cũng đã có những lời phàn nàn về mặt này, mặt khác và sự
cảm nhận của từng khách hàng là khác nhau, thể hiện đủ mức độ từ mức hoàn toàn
không đồng ý cho đến mức hoàn toàn đồng ý cho cùng một mục hỏi.
Ba nội dung khách hàng đánh giá thấp nhất là: Khách sạn phản hồi nhanh các
thông tin quý khách cần (PH4), với giá trị trung bình là 3,26; Khách sạn tập trung đáp
ứng yêu cầu của quý khách (CT2), với giá trị trung bình là 3,34; Khu vực sảnh lễ
tân thoáng mát, sạch sẽ và tiện lợi (HH5), với giá trị trung bình là 3,36.
Điều này tương ứng với các phàn nàn của khách hàng trong quá trình thu
thập ý kiến như một số thông tin về du lịch Huế khách hàng cần nhưng khách sạn
phản hồi chậm, không có hệ thống máy tính có kết nối internet ở tiền sảnh,...
Ba nội dung khách hàng đánh giá cao nhất là: Khách sạn giải thích rõ ràng và
thuyết phục các vấn đề có liên quan (TC3), với giá trị trung bình là 3,65; Trang thiết
bị khách sạn tương xứng với tiêu chuẩn sao của khách sạn (HH2), với giá trị trung
bình là 3,80; Khách sạn tạo được sự yên tĩnh cho khách nghỉ ngơi (HH4), với giá trị
trung bình là 3,88.
Điều này cũng tương ứng với việc khách hàng khen ngợi về sự nhiệt tình của
nhân viên khách sạn, những vấn đề được khách hàng hỏi nhân viên khách sạn trả lời
thỏa mãn khách hàng, trang thiết bị của khách sạn hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu
của khách hàng...Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
Bảng 2.8: Kết quả thống kê mô tả thang đo chất lượng dịch vụ
STT Các biến của thang đo chất lượng dịch vụ
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Giá
trị
nhỏ
nhất
Giá
trị
lớn
nhất
1. Khách hàng được nhân viên đón tiếp ngay từ lúc bước
vào khách sạn (PH1)
3.46 .924 1 5
2. Khách sạn luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng (PH2) 3.65 .823 1 5
3. Thủ tục tại quầy lễ tân được thực hiện nhanh chóng (PH3) 3.49 .737 2 5
4. Khách sạn phản hồi nhanh các thông tin mà quý khách
cần (PH4)
3.26 .877 1 5
5. Khách sạn thể hiện sự quan tâm, thân thiện với quý khách
(CT1) 3.47 .878 1 5
6. Khách sạn tập trung đáp ứng yêu cầu của quý khách (CT2) 3.34 .858 1 5
7. Khách sạn xử lý tình huống một cách thuận tiện cho quý
khách (CT3) 3.46 .841 2 5
8. Nhân viên có kiến thức chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu
quý khách (DB1) 3.42 .754 2 5
9. Nhân viên tỏ ra lịch sự, nhã nhặn đối với quý khách (DB2) 3.49 .771 2 5
10. Quý khách cảm thấy an tâm khi ở tại khách sạn này (DB3) 3.60 .798 2 5
11. Nhân viên có trang phục gọn gàng, lịch sự (HH1) 3.37 .658 2 5
12. Trang thiết bị khách sạn tương xứng với tiêu chuẩn sao
của khách sạn (HH2)
3.80 .779 2 5
13. Cách bố trí trang thiết bị của khách sạn đáp ứng yêu cầu
quý khách (HH3) 3.49 .737 2 5
14. Khách sạn tạo được sự yên tĩnh cho khách nghỉ ngơi (HH4) 3.88 .774 2 5
15. Khu vực sảnh lễ tân thoáng mát, sạch sẽ và tiện lợi (HH5) 3.36 .671
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_hai_long_cua_khach_hang_ve_chat_luong_dich_vu_tai_khach_san_festival_hue_5339_1909240.pdf