Luận văn Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

MỞ ĐẦU .5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI

KHU VỰC NGHIÊN CỨU .7

1.1 Vị trí địa lý .7

1.2 Đặc điểm tự nhiên.8

1.2.1 Đặc điểm địa hình .8

1.2.2 Đặc điểm sinh thái .8

1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất .9

1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội.10

1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội chung.10

1.3.2 Đặc điểm dân cư.11

1.3.3 Cơ sở hạ tầng.12

1.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản .13

1.3.5 Công nghiệp và du lịch .15

1.4 Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu

Hai theo hƣớng phát triển bền vững.18

1.4.1 Phát triển thuỷ sản.18

1.4.2 Phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng

đầm phá .19

1.4.3 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực .20

1.4.4 Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .21

1.4.5 Phát triển các lĩnh vực xã hội.22

1.5 Những nghiên cứu tƣơng tự ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 23

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

.26

2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.26

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu .26

2.2 Nội dung nghiên cứu .27

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu.27

2.3.1 Phương pháp thống kê, hệ thống, phân tích .27

pdf68 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ Lễ..., kết hợp với loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng tour du khảo làng quê, du lịch mua sắm, gắn với các làng nghề thủ công truyền thống ,... Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 21 Từng bước nghiên cứu, định hình và phát triển loại hình du lịch tâm linh dựa trên các giá trị về văn hoá, kiến trúc, tín ngưỡng. + Du lịch sinh thái: - Hình thành trung tâm văn hóa du lịch đầm phá lớn của Vùng tại Thuận An với các loại hình như bảo tàng, lễ hội, hội chợ, triển lãm... - Thiết lập các sản phẩm du lịch liên kết vùng trong và ngoài khu vực.Hình thành một số tuyến du lịch chủ yếu: Huế - Phước Tích - Ô Lâu - Điền Lộc; Huế - Bao Vinh - Thanh Phước - Hải Dương; Huế - Thuận An - Vinh Thanh - Cầu Hai - Tuý Vân Từng bước nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh du lịch, xây dựng đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp năng động; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của địa phương và năng lực quản lý của chính quyền các cấp về du lịch. - Phát triển nhanh dịch vụ hàng hải và vận tải biển ở cảng Thuận An đủ điều kiện đón tàu trọng tải 2.000 DWT. Phấn đấu sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 2,5 - 3 triệu tấn [8,9]. 1.4.4 Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tập trung đầu tư xây dựng ở mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp - TTCN và làng nghề có điều kiện hạ tầng thuận lợi cho phát triển công nghiệp - TTCN và phát triển các ngành nghề truyền thống. Di dời, sắp xếp các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm xen lẫn trong các khu dân cư vào các cụm CN-TTCN và làng nghề. Khôi phục và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, công tác phục chế, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Phát triển làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường, đưa các cơ sở gây ô nhiễm vào các cụm, điểm công nghiệp và tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn... Phát triển các điểm, cụm công nghiệp theo hướng gắn với phát triển các khu vực đô thị tạo chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn; thu hút các dự án Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 22 công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển. Hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung mang tính đặc thù hoặc chuyên ngành như: cụm công nghiệp nghề cá ở Thuận An; cụm công nghiệp cát thủy tinh ở Phong Điền,.... [8,9] 1.4.5 Phát triển các lĩnh vực xã hội a) Xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phân bố lại dân cư - Chú trọng công tác dân số, đảm bảo mức gia tăng tự nhiên dưới 1% trong giai đoạn 2011-2020, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với các chương trình nâng cao dân trí. - Thực hiện quy hoạch, ổn định dân cư sống trên vùng đầm phá; làm tốt công tác định cư gắn với tổ chức lại sản xuất; thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông-khuyến ngư, tiêu thụ sản phẩm, - Chú trọng tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu mua, chế biến thủy hải sản, rau màu, cây ăn quả nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí học nghề, xử lý rủi ro - Phát triển các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với nước, chăm lo đào tạo, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện b) Phát triển giáo dục - đào tạo Ưu tiên phát triển giáo dục phổ thông, tạo chuyển biến rõ trong việc nâng cao trình độ dân trí của các xã vùng ven biển, đầm phá; nhất là đối với dân cư thủy diện. - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, hoạt động khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó có điều kiện vươn lên Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 23 - Hoàn thành việc xây dựng các trung tâm dạy nghề ở các huỵên, bảo đảm mỗi huyện có một trường dạy nghề. Hình thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cấp vùng dựa trên việc áp dụng và đề xuất các cơ chế, chính sách thích hợp hỗ trợ con em vùng các xã bãi ngang, khó khăn c) Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Thực hiện tốt, kịp thời các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đảm bảo 100% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 10 loại vắc xin; phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi còn 5%o, tỷ lệ chết trẻ dưới 5 tuổi 10%o; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 15%). - Hoàn thiện hệ thống y tế tuyến cơ sở; phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật y tế, đảm bảo 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động và đủ nữ hộ sinh; 100% phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng kiên cố và có đủ bác sĩ hoạt động; duy trì kết quả 100% xã có bác sỹ. - Tăng cường công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (con em vạn chài, trẻ em mồ côi, khuyết tật) để số trẻ em này từng bước có điều kiện hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng [8,9]. 1.5 Những nghiên cứu tƣơng tự ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Tại khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã có rất nhiều các nghiên cứu về các lĩnh vực: phát triển kinh tế, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, môi trường, biến đổi khí hậu Những nghiên cứu này đã phản ánh một khía cạnh nào đó về sự phát triển của khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác động của nước biển dâng đến các xã ven đầm phá. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 24 Các nghiên cứu Kết quả đạt đƣợc Tồn tại Đề án “Phát triển kinh tế tổng hợp vùng kinh tế đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” - Đánh giá được tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai qua thời kỳ 2001-2010. - Định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, đầu tư - Chưa gắn sự phát triển kinh tế xã hội với tác động của nước biển dâng. - Quy mô nghiên cứu ở tất cả các xã thuộc 5 huyện ven đầm phá, chưa tập trung nghiên cứu các xã có diện tích đầm phá. Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế - Trên cơ sở phân tích các tác động của nước biển dâng đến hiện trạng phát triển của huyện Phú Vang để đề xuất các chính sách phát triển cho từng lĩnh vực cụ thể - Quy mô nghiên cứu nhỏ (tập trung ở huyện Phú Vang), chưa có nghiên cứu mở rộng ra các khu vực khác Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Việt Nam - Đánh giá tác động của nước biển dâng đến toàn bộ khu vực bờ biển Thừa Thiên Huế. - Ước tính được thiệt hại do tác động của nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau. - Nghiên cứu ở quy mô lớn và đưa ra cái nhìn khái quát về các lĩnh vực chịu tác động. Điều tra cơ bản kinh tế - xã hội vùng đầm phá Thừa Thiên Huế - Đánh giá được hiện trạng phát triển nông, ngư nghiệp ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu - Chưa lồng ghép các tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động nông, ngư Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 25 Hai - Chú trọng đề xuất các giải pháp hỗ trợ người dân trong việc phát triển kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững nghiệp. Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR ở vùng bờ biển Thừa Thiên – Huế - Đánh giá sự phát triển kinh tế vùng ven bờ Thừa Thiên Huế qua các động lực chi phối như: gia tăng dân số, đô thị hoá, nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch và gia tăng mực nước biển - Trên cơ sở đó đề xuất bộ thông số giám sát môi trường cho vùng bờ Thừa Thiên Huế - Chưa nghiên cứu tập trung vùng đầm phá. - Chỉ đề xuất được các thông số môi trường – xã hội cần giám sát ở vùng bờ biển Thừa Thiên Huế. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 26 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ở các khía cạnh: (i) Dân cư (ii) Hiện trạng sử dụng đất (iii) Cơ sở hạ tầng (iv) Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản (v) Công nghiệp và du lịch Tác động của nước biển dâng đến các lĩnh vực được đánh giá theo 4 kịch bản nước biển dâng khác nhau, qua tiến trình thời gian khác nhau cho 33 xã xung quanh khu vực đầm phá: - Kịch bản thấp (B1) với mực nước biển dâng 17 cm vào năm 2030; - Kịch bản trung bình (B2) với mực nước biển dâng 75 cm vào năm 2100; - Kịch bản cao (A1FI) với mực nước biển dâng 33 cm vào năm 2050 và 100 cm vào năm 2100. Từ các đánh giá tác động của nước biển dâng, luận văn đưa ra một số giải pháp thích ứng với ảnh hưởng của nước biển dâng cho khu vực nghiên cứu. 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các xã xung quanh khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, bao gồm 33 xã thuộc 5 huyện Phong Điền (2 xã), Quảng Điền (8 xã), Hương Trà (2 xã), Phú Vang (13 xã) và Phú Lộc (8 xã) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: + Sự thay đổi của nước biển dâng qua các năm 2030, 2050, 2100 với mốc so sánh là mực nước thời kỳ 1980-1999. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 27 + Tác động kinh tế xã hội khu đầm phá Tam Giang - Cầu Hai qua các năm 2030, 2050 và 2100 với mốc so sánh là thời kỳ 2000-2009. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu về hiện trạng dân số, sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản, công nghiệp và dịch vụ tại khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2009. - Luận văn nghiên cứu về quy hoạch, định hướng phát triển chung của vùng nghiên cứu. - Lựa chọn các kịch bản nước biển dâng điển hình cho từng kịch bản và từng thời kỳ. - Phân tích dữ liệu địa hình khu vực nghiên cứu, từ đó đánh giá tác động của nước biển dâng ở các kịch bản khác nhau, trong từng thời kỳ khác nhau đến các yếu tố kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Trên cơ sở các phân tích, các đánh giá tác động của nước biển dâng đến vùng nghiên cứu, luận văn đưa ra một số giải pháp ứng phó cho khu vực nghiên cứu, bước đầu góp phần cho các nhà quản lý khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có những cái nhìn khái quát về vấn đề này. 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thống kê, hệ thống, phân tích Phương pháp này là kế thừa các tài liệu, các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước về vấn đề tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội. Đồng thời cũng thống kê, hệ thống về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, kết hợp cùng với các kết quả nghiên cứu để đưa ra những đánh giá, nhận xét về mức độ tác động của nước biển dâng. 2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa Công việc được thực hiện nhằm mục đích kiểm chứng lại những thông tin thứ cấp đã thu thập được và tìm ra những thông tin mới, tạo cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 28 2.3.3 Phương pháp giả định Giả định các mực nước biển dâng khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong tương lai để đưa ra những nhận xét, đánh giá tác động đến kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng với các tác động của nước biển dâng. 2.3.4 Phương pháp chồng chập bản đồ và tích hợp dữ liệu kinh tế - xã hội để phân tích tổn thương do nước biển dâng Đây là phương pháp quan trọng nhất, then chốt nhất trong việc thực hiện các đánh giá về tác động của nước biển dâng. Mô hình số độ cao: Thông thường thì sự thay đổi độ cao địa hình được thể hiện bằng một loạt đường đồng mức mà các điểm trên một đường đồng mức có cùng một giá trị độ cao. Các đường này là đường cong khép kín mà trong GIS người ta gọi là các polygon. Bằng phương pháp này thì yếu tố địa hình cũng được thể hiện và lưu trữ trong GIS như trong các bản đồ số chuyên dùng khác. Tuy vậy phương pháp biểu thị đó chưa phải là tối ưu khi sử dụng phương pháp số để phân tích và để mô hình hóa. Người ta cần một phương pháp tốt hơn để hiển thị và phân tích loại dữ liệu thay đổi liên tục (tương tự như số đo độ cao địa hình) và phương pháp đó là mô hình số độ cao. Bất kỳ sự biểu thị bằng số sự thay đổi liên tục của độ cao trong không gian đều được gọi là mô hình số độ cao (Digital Elevation Model – DEM). Nó có thể là độ cao tuyệt đối của các điểm trên bề mặt quả đất, độ cao của các tầng đất, hoặc của mực nước ngầm. Mô hình số độ cao (DEM) được tạo lập từ bản đồ địa hình 1:25.000, với khoảng cao đều 10 mét theo 2 bước: + Bước 1 là chuyển đổi bản đồ địa hình từ dạng đường sang dạng điểm độ cao. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 29 Dữ liệu đường đồng mức ở khu vực nghiên cứu + Bước thứ 2 là nội suy địa hình theo phương pháp Kriging. Từ đó xây dựng mô hình TIN (triangulated irregular network) – một trong những cách biểu thị mô hình số độ cao. Mô hình TIN cho một vùng của khu vực nghiên cứu Luận văn xây dựng mô hình số độ cao với độ phân giải 10x10m cho toàn vùng nghiên cứu. Tích hợp các kịch bản nước biển dâng lên mô hình số độ cao được bản đồ ngập lụt do nước biển dâng thuần tuý. Sau đó tích hợp dữ liệu hành chính để xác định các khu vực chịu tác động của nước biển dâng. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 30 Tích hợp nước biển dâng vào mô hình số độ cao Quét vùng có cao độ ≤ cao độ theo từng kịch bản nước biển dâng. Vùng được quét có phần tiếp giáp với biển nên khi nước biển dâng thì những vùng này sẽ bị ngập lụt. Trên cơ sở các vùng chịu tác động của nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau, tiến hành tích hợp các dữ liệu về dân cư, cơ sở hạ tầng, hiện trạng sử dụng đất, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và du lịch lên các vùng bị ảnh hưởng. Từ đó xác định được mức độ tác động của nước biển dâng lên các yếu tố khác nhau. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 31 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƢỚC BIỂN DÂNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƢỚC BIỂN DÂNG 3.1 Lựa chọn kịch bản nƣớc biển dâng Biến đổi khí hậu hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải khí nhà kính (tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội), con người đã phát thải quá mức khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng... Do đó, cơ sở để xác định các kịch bản phát thải khí nhà kính là [1,2,3,4]: (i) Sự phát triển kinh tế ở quy mô toàn cầu (ii) Dân số thế giới và mức độ tiêu dùng (iii) Chuẩn mực cuộc sống và lối sống (iv) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng (v) Chuyển giao công nghệ (vi) Thay đổi sử dụng đất Trong báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000, IPCC đã đưa ra 40 kịch bản, phản ánh đa dạng khả năng phát thải khí nhà kính trong thế kỷ 21. Các kịch bản phát thải này được tổ hợp thành 4 kịch bản gốc là A1, A2, B1 và B2 với các đặc điểm chính sau [12]: - A1: Kinh tế thế giới phát triển nhanh, dân số thế giới tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần, truyền bá nhanh chóng và hiệu quả các công nghệ mới, thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có sự tương đồng giữa các khu vực, giao lưu mạnh mẽ về văn hoá và xã hội toàn cầu. Kịch bản A1 được chia thành 3 nhóm dựa theo mức độ phát triển công nghệ: + A1FI: Tiếp tục sử dụng thái quá nhiên liệu hoá thạch (kịch bản phát thải cao); + A1B: Có sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình); Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 32 + A1T: Chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch (kịch bản phát thải thấp). - A2: Thế giới không đồng nhất, các quốc gia hoạt động độc lập, tự cung tự cấp; dân số tiếp tục tăng trong thế kỷ 21; kinh tế phát triển theo định hướng khu vực; thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm (kịch bản phát thải cao, tương ứng với A1FI). - B1: Kinh tế phát triển nhanh giống như A1 nhưng có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin; dân số tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; giảm cường độ tiêu hao nguyên vật liệu, các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường (kịch bản phát thải thấp, tương tự như A1T). - B2: Dân số tăng liên tục nhưng với tốc độ thấp hơn A2; chú trọng đến các giải pháp địa phương thay vì toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trường; mức độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi công nghệ chậm hơn và manh mún hơn so với B1 và A1 (kịch bản phát thải trung bình, được xếp cùng nhóm với A1B). Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán dựa trên nền tảng cách kịch bản phát thải của IPCC. Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980-1999 [3,11]. Bảng 3. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100 Trong luận văn này không nghiên cứu về việc xây dựng các kịch bản nước biển dâng mà kế thừa những nghiên cứu trước đây. Trong luận văn này tác giả lựa Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 33 chọn 3 mốc thời gian là năm 2030, 2050 và năm 2100 từ đó lựa chọn 4 kịch bản nước biển dâng tương ứng là 17cm, 33cm; 75cm và 100cm. Việc lựa chọn 03 kịch bản NBD 17cm, 33cm và 75cm đại diện cho 3 kịch bản nước biển dâng thấp, trung bình và cao ở chuỗi thời gian ngắn, trung bình và dài. Lựa chọn kịch bản NBD 100cm để thể hiến khả năng rủi ro cao nhất của nước biển dâng tác động đến kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. Các kịch bản này là cơ sở cho việc đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến các đối tượng khác nhau của tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu. 3.2 Cơ sở đánh giá tác động của nƣớc biển dâng Công cụ sử dụng: các phần mềm GIS (arcgis v9.3, arcview v3.3 và mapinfo v10.0) và các công cụ hỗ trợ xây dựng bản đồ. Các lớp thông tin dữ liệu để đánh giá tác động của nước biển dâng: 1. Lớp thông tin địa hình 2. Lớp thông tin hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã 3. Lớp thông tin về dân cư 4. Lớp thông tin về sử dụng đất 5. Lớp thông tin về sông, suối, kênh mương 6. Lớp thông tin về cơ sở hạ tầng: giao thông, trường học, trạm y tế, đình đền chùa Xây dựng bản đồ ngập lụt theo các kịch bản [14]: - Trên cơ sở lớp thông tin về địa hình khu vực nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng mô hình số độ cao (DEM) với độ phân giải 10m x 10m cho toàn vùng nghiên cứu. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 34 Hình 5. Mô hình số độ cao khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai - Sau đó quét vùng có độ cao ≤ cao độ theo từng kịch bản nước biển dâng (17cm, 33cm, 75cm và 100cm). - Vùng được quét có phần tiếp giáp với nước biển nên khi nước biển dâng những vùng này sẽ bị ngập lụt. Những vùng có độ cao ≤ cao độ kịch bản nước biển dâng nhưng không tiếp giáp với vùng/ khu vực có khả năng nước biển dâng sẽ được loại bỏ. - Chồng các lớp dữ liệu bản đồ kinh tế - xã hội lên lớp bản đồ ngập lụt để phân tích tổn thương do nước biển dâng, sử dụng các công cụ của Mapinfo v10.0 như: + Combine: Chập các đối tượng kề nhau có cùng chung một thuộc tính nào đó thành 1 đối tượng duy nhất. Chẳng hạn, khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính bạn có thể sử dụng công cụ này để nhập các thửa đất kề nhau có cùng mục đích sử dụng (ví dụ như đất thổ cư) thành 1 vùng duy nhất (đất ở). Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 35 + Erase: Cắt các đối tượng của Input layer, chỉ giữ lại phần nằm trong đường bao của các đối tượng ở Clip layer + Split: Giao nhau giữa các đối tượng trên 2 lớp khác nhau tạo thành nhiều đối tượng mới (nhỏ hơn) có tất cả các thuộc tính của 2 layer. Hình 6. Quy trình xây dựng các đánh giá tác động của nước biển dâng 3.3 Tác động của nƣớc biển dâng Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội - môi trường trên vùng ven bờ bao gồm: Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 36 (i) Mở rộng vùng đất ngập nước trên khu đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và các dải đồng bằng ven biển, gia tăng ảnh hưởng của lũ lụt trên vùng hạ lưu sông Hương; (ii) Ảnh hưởng tới các hệ sinh thái đất ngập nước, làm mất đi nhiều rừng ngập mặn; (iii) Xói lở bờ biển, thu hẹp diện tích canh tác và đất cư trú, tác động tiêu cực đến cuộc sống của dân cư địa phương, bao gồm ngư dân, nông dân và cả ngành du lịch, đặc biệt ở vùng đầm phá và hạ lưu sông Hương; (iv) Đe dọa vùng bờ và vùng đất thấp, các xí nghiệp công nghiệp, các công trình xây dựng, các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi đặc biệt là đê biển; (v) Gián tiếp gia tăng chi phí xây dựng và bảo vệ các công trình vùng đất thấp và các cảng biển; (vi) Gia tăng ô nhiễm môi trường nước vùng ven biển, nhiễm mặn sông Hương, dẫn đến tình trạng khan hiếm nước; (vii) Giám tiếp góp phần gia tăng tình trạng khai thác tài nguyên không hợp lý, tranh chấp, thậm chí xung đột giữa các ngành trong khai thác tài nguyên. Trong khuôn khổ của luận văn, những vấn đề sau sẽ được nghiên cứu đánh giá dưới tác động của nước biển dâng: 3.3.1 Ngập lụt Tác động của nước biển dâng đến sử dụng đất khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được phản ánh thông qua sự ngập lụt do nước biển dâng theo 4 kịch bản (NBD 17cm, NBD 33cm, NBD 75cm và NBD 100cm). Bảng 4. Diện tích bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau TT Kịch bản NBD Diện tích ngập (ha) Tỷ lệ (%) 1 17 cm (năm 2030 - B1) 847,21 1,20 2 33 cm (năm 2050 - A1FI) 1.663,59 2,35 3 75 cm (năm 2100 - B2) 4.278,49 6,05 4 100 cm (năm 2100 - A1FI) 5.949,56 8,42 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 37 Hình 7. 04 mức độ ngập lụt do NBD ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Nước biển dâng 17cm sẽ ngập lụt 847,21 ha, chiếm 1,20 % tổng diện tích đất tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Nước biển dâng 33 cm, 75 cm và 100 cm sẽ ngập lụt tương ứng là 1.663,59 ha, 4.278,49 ha và 5.949,56 ha; chiếm tỷ lệ tương ứng là 2,35%, 6,05% và 8,42% diện tích đất tự nhiên của 33 xã ven đầm phá. Xu thế diện tích ngập qua các kịch bản khác nhau của nước biển dâng: - Kịch bản 17 cm và 33 cm: Mực nước tăng gấp 1,94 lần, diện tích ngập tăng 1,96 lần. - Kịch bản 33 cm và 75 cm: Mực nước tăng gấp 2,27 lần, diện tích ngập tăng 2,57 lần. - Kịch bản 75 cm và 100 cm: Mực nước tăng gấp 1,33 lần, diện tích ngập tăng 1,39 lần. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 38 Như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_70_2207_1870100.pdf
Tài liệu liên quan