Luận văn Đánh giá thực trạng lắng đọng axit ướt vùng đông á và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc lắng đọng axit tại Việt Nam

MỞ ĐẦU .7

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LẮNG ĐỌNG AXIT .9

1.1.Tổng quan về Lắng đọng axit.9

1.2. Các nghiên cứu giám sát lắng đọng axit trên thế giới.13

1.3. Một số nghiên cứu giám sát lắng đọng axit ở Việt Nam .16

1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu.20

CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .

2.2.Phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .

3.1.Hiện trạng lắng đọng ướt vùng Đông Á.

3.3. Hiện trạng lắng đọng axit ở Việt Nam .

3.3. Định hướng phát triển mạng lưới quan trắc lắng đọng axit tại Việt Nam .

KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .23

pdf26 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng lắng đọng axit ướt vùng đông á và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc lắng đọng axit tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều tập trung tại khu vực này. Tuy nhiên, quá trình phát triển của khu vực cũng kéo theo những vấn đề môi trường vô cùng nghiêm trọng. Lượng các chất ô nhiễm được thải ra ngoài môi trường vô cùng lớn, chúng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,... Lắng đọng axit là một trong những hệ quả của quá trình ô nhiễm không khí. Khu vực Đông Á cũng không tránh khỏi hệ quả của nó. Hiện nay,Lắng đọng axit tại khu vực Đông Á đang diễn ra theo xu thế phát triển mạnh hơn, do vậy, cần có những đánh giá hiện trạng lắng đọng axit và đưa ra nhưng định hướng cho việc giám sát hiện tượng này một cách hiệu quả nhất. Nội dung của luận văn sẽ 8 đề cập đến vấn đề: "Đánh giá thực trạng lắng đọng axit ƣớt vùng Đông Á và định hƣớng phát triển mạng lƣới quan trắc lắng đọng axit tại Việt Nam" Mục tiêu của luận văn là Đánh giá xu thế lắng đọng ướt tại khu vực nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện mạng lưới giám sát lắng đọng axít ở Việt Nam. 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LẮNG ĐỌNG AXIT 1.1.Tổng quanvề Lắng đọng axit 1.1.1. Khái niệm lắng đọng axit Lắng đọng axít là một quá trình mà các chất nhiễm bẩn có tính axít trong khí quyển rơi xuống bề mặt trái đất. Lắng đọng axít là thuật ngữ bao gồm hai hình thức lắng đọng khô và lắng đọng ướt, được tạo thành trong điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx từ các nguồn phát thải công nghiệp và giao thông. Lắng đọng axit bao gồm 2 dạng: lắng đọng khô và lắng đọng ướt. Trong đó: Lắng đọng ướt là quá trình axít sunfuric và axít nitric được ngưng tụ cùng với hơi nước trong những đám mây và rơi xuống mặt đất dưới các hình thức như mưa, tuyết và sương mù. Khi nước mưa có độ pH<5,6 thì được gọi là mưa axít. Lắng đọng khô xảy ra trong những ngày không mưa, khi các chất nhiễm bẩn mang tính axít được gió vận chuyển đi và rơi xuống mặt đất, cây cối, nhà cửa và xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua đường hô hấp. Trong nội dung nghiên cứu, Luận văn tập trung vào nghiên cứu đánh giá hiện trạng của Lắng đọng ướt.Trước khi đánh giá các hiện trạng của quá trình lắng đọng ướt thì cần hiểu rõ cơ chế hình thành và các nguyên nhân gây ra hiện tượng lắng đọng axit tại khu vực nghiên cứu. 1.1.2. Cơ chế hình thành lắng đọng ƣớt Lắng đọng axít là một trong những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ vì mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống con người và tới hệ sinh thái mà còn vì tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia và nhân loại đang phải xem xét ảnh hưởng của chúng ở quy mô khu vực và toàn cầu. Lắng đọng axít là một mối đe dọa môi trường đang ngày càng gia tăng do phát thải quá mức từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên do đặc thù tác động của nó âm thầm, lặng lẽ (từ từ và thời gian dài) nên chưa được quan tâm đúng 10 mức. Thực ra, lắng đọng axít gây tác động đến rất nhiều đối tượng như công trình, mùa màng, sinh thái (đất, nước, rừng) và cả sức khỏe cộng đồng. Lắng đọng axít là một quá trình phức tạp, có quy mô lớn bởi nguồn phát thải sinh ra từ vùng này có thể ảnh hưởng tới vùng khác, từ quốc gia này lại ảnh hưởng tới quốc gia khác. Hai tác nhân chính gây ra lắng đọng axit là sulfua dioxit (SO2) và nito oxit(NOx). SO2 là một chất khí không màu, nặng hơn không khí, là sản phẩm phụ của quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch có chứa lưu huỳnh (S). Ngoài ra SO2 cũng được sinh ra do các hoạt động của núi lửa, sự thối rữa của một số loài động thực vật và từ các phương tiện giao thông, Nito oxit bao gồm các dạng như NO2, N2O,.NOx được hình thành do các hoạt động nhận tạo như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp,. Ngoài ra NOx cũng được sinh ra từ một số các nguồn tự nhiên như: các hoạt động của vi khuẩn trong đất, cháy rừng, hoạt động của núi lửa, sét, Lắng đọng ướt là một vấn đề phát triển cùng với ngành công nghiệp đang bùng nổ khắp thế giới. Hoạt động công nghiệp ngày càng phát triển mạnh, đi kèm với nó là một lượng lớn các khí thải được thải ra môi trường, trong đó bao gồm các khí axit. Mỗi ngành công nghiệp tạo ra một loại chất thải đặc thù, và mỗi loại chất thải đều gây ra tác hại riêng của nó. Các khí SO2 và NOx tồn tại trong khí quyển sẽ tương tác với hơi nước trong khí quyển tạo thành axit sulfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3), sau đó chúng trở lại bề mặt trái đất theo nhiều cách khác nhau: mưa, tuyết, sương mù, - Cơ chế hình thành axit H2SO4: S + O2 → SO2 SO2 + OH . → HOSO2 . HOSO2 . + O2 → HO2 + SO3 SO3(k) + H2O (l) → H2SO4 (l) - Cơ chế hình thành axit HNO3: N2 + O2→ 2NO; 2NO + O2→ 2NO2; 3NO2(k) + H2O (l) → 2HNO3(l) + NO(k); 11 Axit sulfuric và axit nitric là thành phần chủ yếu trong các dạng lắng đọng axit (mưa, sương mù, và tuyết axit.). Quá trình lắng đọng axit diễn ra theo 2 hình thức: lắng đọng khô và ướt.Trong đó lắng đọng ướt, H2SO4 và HNO3 tạo thành được tích tụ trong các đám mây rồi rơi xuống mặt đất theo mưa, sương hoặc tuyết. Lắng đọng khô, các axit trong không khs dưới dạng khí hoặc hạt bụi được gió thổi đi và rơi xuống cây cối, nhà cửa, mặt đất. Hoặc các oxit axit SO2 và NOx xâm nhật vào ao, hồ, sông, suối, sau đó chúng sẽ phản ứng với nước để tạo ra các axit làm giảm pH của nước trong ao, hồ. H2SO4 và HNO3 là những axit mạnh có thể hòa tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí, đất như oxit chì, cadimi làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người cũng như các hệ sinh thái tự nhiên. 1.1.3. Các nguyên nhân gây ra hiện tƣợng lắng đọng ƣớt Các khí SO2 và NOx trong khí quyển được sinh ra từ hai hoạt động chính: từ các quá trình tự nhiên và hoạt động sống của con người. Quá trình tự nhiên: như hoạt động phun trào của núi lửa, hiện tượng giông sét, các quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, cháy rừng, Do trong không khí có sẵn khí nitơ và oxi nên khi xảy ra giông sét, đây là điều kiện phù hợp cho phản ứng tạo ra oxit nito. Khói bụi từ hoạt động phun trào của núi lửa và các vụ cháy rừng chứa không ít các oxit axit, đặc biệt là oxit lưu huỳnh. Tất cả các quá trình này tạo ra một lượng lớn các oxit axit là tiền chất của lắng đọng ướt. Môi trường là một hệ thống có khả năng xử lý các chất ô nhiễm vượt quá khả năng chuyển hóa, chịu tải của môi trường sẽ dẫn đến sự dư thừa và gây ra các tác động tiêu cực. Mưa axit là một hình thức ô nhiễm môi trường và có ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn. Quá trình nhân tạo: các khí axit chủ yếu do các hoạt động sống của con người trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, sinh hoạt, Trong lĩnh vực công nghiệp: việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất năng lượng như than đá, dầu mỏ là nguồn phát thải khí axit hàng đầu. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại có rất 12 nhiều khí nitơ. Trong quá trình đố nhiên liệu hóa thạch, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, Lưu huỳnh (S) trong nhiên liệu sẽ kết hợp với Oxy (O2) trong không khí sinh ra khí sunfua đioxit (SO2) và nitơ kết hợp với O2 tạo thành nitơ oxit (NOx). Oxit lưu huỳnh phát thải chủ yếu từ ác lò nấu quặng, các nahf máy nhiệt điện than bùn và công nghiệp khí đốt. Các chất thải này vượt quá mức chịu tải của môi trường nên không thể trung hòa, chúng tồn tại trong môi trường và biến đổi thành những chất độc hại hơn gây hại cho con người và sinh vật trên trái đất. Nền công nghiệp phát triển đang là mối đe dọa cho môi trường sống của con người. Các nước công nghiệp hàng năm thải ra một khối lượng khổng lồ oxit lưu huỳnh. Trung bình mỗi năm nước Mỹ thải ra gần 18 triệu tấn và Canada là 2,7 triệu tấn. Vì vậy, khu vực Bắc Mỹ là một trong những khu vực hay xảy ra những trận mưa axit trên thế giới. Chỉ trong năm 1977, nước Mỹ đã thải vào bầu khí quyển 31 triệu tấn oxit lưu huỳnh và 22 triệu tấn oxit nitơ, 80% oxit lưu huỳnh là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% là do hoạt động đốt cháy của các ngành công nghiệp khá nhau và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit nitơ, 1/3 là do hoạt động của các máy phát năng lượng,1/3 khác là do hoạt động đốt nhiên liệu để chuyển hóa thành năng lượng và phần còn lại cũng do các nguồn khác nhau. Trung Quốc và Nga cũng là những cường quốc trong phương diện này. Axit sulfuric và axit nitric được cho là nguyên nhân chính của hiện tượng axit hóa trong khí quyển. Axit sulfuric là một trong những thành phần quan trọng nhất được sử dụng để đánh giá lắng đọng axit. Trong một số thành phố lớn ở Đông Á, sự lắng đọng hàng năm của lượng sunfat lớn hơn 100kg/ha. Các axit này có khả năng vận chuyển đến các khu vực xung quanh và có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của các vùng lân cận. Trong lĩnh vực nông nghiệp: các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, có chứa rất nhiều oxit axit sau quá trình sử dụng còn lưu lại trong bao bì, chai lọ chứa đựng chúng không được vứt bỏ đúng nơi quy định và tiêu hủy, xử lý đúng kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường, lắng 13 đọng trong nguồn đất, nước, Việc đốt các phế phẩm nông nghiệp cũng gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng do lượng khói, bụi nhiều. Hoạt động giao thông vận tải:là nguồn đóng góp phần lớn trong việc sản sinh ra các oxit axit, đặc biệt là là oxit nitơ. Ngày nay, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển mạnh nên lượng phương tiện giao thông cũng tăng lên nhanh chóng. Lượng phương tiện giao thông này tạo ra rất nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường cũng như khí gây ra mưa axit. Hoạt động dân sinh: như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong đun nấu, sưởi ấm, góp phần đáng kể gây gia tăng các khí axit là tiền đề của lắng đọng axit. 1.2. Các nghiên cứu giám sát lắng đọng axit trên thế giới Tại châu Âu, mưa axit lần đầu tiên được Robert Angus Smith ghi nhận tại Anh vào năm 1872 khi quan sát hiện tượng các công trình bằng đá và gạch bị ăn mòn. Tại London, mưa axit tàn phá nghiêm trọng các công trình nghệ thuật bằng đá từ thế kỉ XVIII, XIX, như Nghị viện Anh, Tu viện Westminter và nhà thờ Saint Paul. Các cơn mưa axit hầu hết diễn ra ở vùng Perth (Scotland) với độ axit cao gấp 500 lần so với axít trong tự nhiên[13]. Năm 1962, Svante Oden đã chỉ ra rằng mưa axít được di chuyển theo dòng khí từ miền Trung và Tây châu Âu đến Scandinavia. Năm 1967, Svante Oden đặt nghi vấn rằng mức độ axít hóa ngày càng tăng ở các sông hồ Thụy Điển là do ô nhiễm không khí di chuyển từ lục địa châu Âu và Anh đến. Oden gọi đó là “cuộc chiến tranh hóa học ngầm”, và cảnh báo rằng nó sẽ làm giảm quần thể cá, gây nguy hại rừng, gia tăng dịch bệnh cho các loại cây trồng, và phá hủy vật liệu. Cuộc chiến với mưa axít ở châu Âu đã trải qua thời kỳ bế tắc kéo dài cho đến năm 1982 với nhiều quan điểm xung đột, với một bên là Thụy Điển, Na Uy bị mưa axít chứa hợp chất lưu huỳnhgây ô nhiễm và làm thiệt hại nặng nề nguồn nước các hồ, sông suối và một bên là phần còn lại của châu Âu, nơi phát thải lượng lớn SO2 [10]. Vấn đề đã được Thụy Điển đưa ra tại Hội nghị Stockholm về Môi trường con người năm 1972. Thụy Điển và Na Uy đã thuyết phục Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện các nghiên cứu về hiện tượng này, ban hành các nguyên tắc về ô 14 nhiễm không khí xuyên biên giới. Giữa những năm 1970, các đồng minh của Liên Xô đã lại tham gia vào Hội nghị khu vực về vấn đề mưa axít. Mỹ là một trong số các quốc gia đầu tiên thiết lập mạng lưới quan trắc lắng đọng axít. Chương trình Lắng đọng khí quyển Quốc gia (NADP/NTN) được thành lập từ năm 1978 nhằm mục đích đo đạc các lắng đọng khí quyển và nghiên cứu những ảnh hưởng của nó đến môi trường. Chương trình này bao gồm 3 hệ thống trạm quan trắc là các trạm của Chương trình Đánh giá lắng đọng axít quốc gia (NAPAP); Mạng lưới Quan trắc Nghiên cứu (AIRMoN) hợp tác giữa Mỹ và Canada; và Mạng lưới lắng đọng thuỷ ngân (MDN). Trên cơ sở nguồn số liệu được cung cấp từ chương trình này, các nghiên cứu đáng giá hiện trạng và mức độ tác động của mưa axít đến môi trường nói chung đã được thực hiện. Mưa axít được phát hiện ở các bang phía Đông Bắc của New York và Pennsylvania do đốt các loại than chứa nhiều lưu huỳnh. Mưa axít ở Los Angeles, California chủ yếu do khí thải từ các phương tiện giao thông địa phương, khí thải từ xe hơi chứa chủ yếu NO2, sau đó là SO2.Theo nghiên cứu tổng kết năm 2004 của Cục Môi trường Mỹ (EPA) cho thấy khu vực Đông bắc Mỹ có tần suất xuất hiện pH < 5,0 là nhiều nhất, giá trị pH đo được tại các bang miền Đông trong khoảng từ 4,3 – 4,7, đặc biệt tại bang NewYork giá trị pH < 4,3. Đây cũng là khu vực đo được nồng độ ion NO3- trong lắng đọng ướt lớn, tương ứng là 1,5-1,8mg/l và 14-20kg/ha; nồng độ SO42- trong lắng đọng ướt là 2-2,5mg/l và 21->27kg/ha. Nghiên cứu của Viện Sinh thái – Xã hội Mỹ (ESA) cho thấy ở khu vực Đông Mỹ, sự thiệt hại của hệ sinh thái do axít hoá xảy ra rộng khắp ở vùng núi Adirondack và Catskill của NewYork, với việc nhiều hồ và sông suối có chất lượng nước và số lượng cá suy giảm nghiêm trọng. Trường hợp tương tự cũng xảy ra ở vùng núi Smoky, công viên quốc gia Shenandoah và ở một vài bang miền tây. Theo Linthurst và các cộng sự (1986), có khoảng 8% hồ ở Đông bắc Mỹ đã bị axít hoá, pH nước hồ giảm xuống dưới 5,0. Theo AIRMoN các hệ sinh thái ở miền Đông Canada cũng bị ảnh hưởng nặng bởi mưa axít. Ước tính có khoảng một nửa trong số 700 000 hồ ở 6 tỉnh miền Đông có các giá trị về độ kiềm < 50eq/l do đó rất nhạy cảm với axít (Sven Eric 15 Jogensen, 1998, Quản lý sự axít hoá hồ, Quyển 5). Hơn 7 000 hồ tại khu vực này đã được lấy mẫu đã cho kết quả khoảng 5% hồ không có tính kiềm.Theo Viện Môi trường Canada (2008) nghiên cứu Đánh giá toàn cầu về nước mưa, sử dụng 28 mô hình toàn cầu (như AQMEII..) kết hợp chuỗi số liệu đo tại 470 trạm toàn cầu (trong đó có hệ thống trạm EANET) đã tính toán và xây dựng được bản đồ phân bố lắng đọng khô và ướt của sulfur và nitrogen. Trong đó lắng đọng ướt và khô của sulfur, nitrogen đều rất cao ở ở vùng đông bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, còn pH thì thấp nhất ở những vùng có giá trị SO4 2- và NO3 - cao nhất. Các nước Châu Âu cũng đã triển khai Chương trình Giám sát, đánh giá các chất ô nhiễm không khí (EMEP) và Chương trình hợp tác quốc tế về giám sát tổng hợp (ICP-IM), trong đó có giám sát mưa axit. Kết quả nghiên cứu năm 2003 cho thấy vào mùa hè nồng độ của các hạt vô cơ thứ cấp (SIA) bao gồm sulphate + ammonium + nitrate đã tăng lên. Tại một số nước như Thuỵ Điển nồng độ các hạt chất này đã tăng lên 60-80%. Ở khu vực Trung và Nam Âu, giai đoạn không mưa vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, nồng độ các hạt sol khí tăng đột biến. Nói chung, nồng độ của SIA dao động trong khoảng 20% giữa các năm tuỳ thuộc vào điều kiện khí tượng, thường đạt giá trị cao nhất vào các tháng mùa đông. Ở Thụy Điển nguồn nước mặt bị xem là axít hóa khi có giá trị pH <4. Theo Martyn N. Theo một số nghiên cứu khác cũng tại Thuỵ Điển của Sven Eric Jogensen (1998) trong Chương trình đa quốc gia về đánh giá và giám sát quá trình axít hoá trong nước sông hồ (ICP), ước tính có khoảng 4000/85000 hồ bị xếp vào loại bị axít hoá nghiêm trọng và 18000 đang bị axít hoá. Theo Futter và nnk (2014) lắng đọng axit có tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt trong thời gian dài ở Thụy Điển, đặc biệt là tác động đến loài cá chép (Rutilus rutilus). Vài năm gần đây, mưa axít đã trở thành vấn đề quan trọng ở Nhật Bản, giá trị pH trung bình trong nước mưa giai đoạn từ 1990- 2000 là 4,56. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NO3 - /nss-SO4 2- và NO3 - /NH4 + trong nước mưa đã tăng nhanh ở khu vực phía tây, chứng tỏ lắng đọng ướt do NO3 - và NH4 + đã xảy ra, đặc biệt vào thời điểm mùa đông, thời điểm bị ảnh hưởng mạnh của sự ô nhiễm từ lục địa Châu 16 Á.Hiroyuki Sase (2015) và các cộng sự đã tiến hành giám sát lắng đọng nss- SO4 2- từ 2002 – 2012. Kết quả cho thấy, lắng đọng nss-SO4 2- tăng lên vào các tháng mùa đông khi có hướng gió Tây thịnh hành, do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí xuyên biên giới. Sự dao động của lắng đọng nss-SO4 2-ở Nhật hoàn toàn trùng khớp với sự dao động của nồng độ SO2 ở Trung Quốc.Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy mưa axít đã xảy ra ở những vị trí khác của Nhật Bản. Để cùng nhau giải quyết vấn đề mưa axít, năm 1998, 10 quốc gia trong đó có Việt Nam (sau này là 13 quốc gia) tại khu vực Đông Á đã thống nhất thành lập Mạng lưới quan trắc lắng đọng axít (EANET) của khu vực này. Bộ số liệu từ mạng lưới này đã cung cấp rất nhiều ý nghĩa thực tiễn và khoa học cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lập chính sách. 1.3. Một số nghiên cứu giám sát lắng đọng axit ở Việt Nam Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tổng hợp kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến và đề xuất các giải pháp kiểm soát mưa axít ở miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Hồng Khánh (2003-2005), Bước đầu đánh giá lắng đọng axít ở Việt Nam của Trần Thị Diệu Hằng (2005), Đánh giá hiện trạng mưa axít khu vực Nam bộ của Nguyễn Thị Kim Lan (2006). Tuy nhiên, các nghiên cứu này thực hiện cách đây đã lâu và chủ yếu mang tính nghiên cứu bước đầu và cho một vài khu vực cụ thể vì vậy, tính khái quát chưa cao và chỉ cho lắng đọng ướt (mưa axít). Những nghiên cứu liên quan điển hình có thể được liệt kê như sau: Trong đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng dự báo xu thế diễn biến và đề xuất các giải pháp kiểm soát mưa axít ở miền Bắc Việt Nam” của TS. Nguyễn Hồng Khánh (2003), một mạng lưới trạm quan trắc mưa axít ở 7 tỉnh khu vực phía Bắc đã được thiết lập. Đề tài đã đề cập đến cơ chế hình thành mưa axít; mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí, điều kiện khí tượng đến tính chất của nước mưa cũng như tương quan giữa các thành phần hóa học trong nước mưa và những tác động có thể đến hệ sinh thái. Kết quả là hầu hết các tỉnh ở khu vực Bắc Bộ đều đã xuất hiện mưa axít. Tần suất xuất hiện lớn nhất giai đoạn 2000-2001 là 17 82,8% (vào mùa khô) tại Yên Bái và thấp nhất là 15,6% (vào mùa mưa) tại Hà Đông. Tần suất cũng có sự khác nhau theo mùa, mùa khô lớn hơn mùa mưa. Đề tài nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về mưa axít được Tổng cục Khí tượng Thủy văn (cũ) đã thực hiện là “Khảo sát đánh giá hiện trạng giá trị pH của nước mưa – vùng có số liệu đo đạc” từ năm 1991-1993. Đề tàitập trung nghiên cứu giám sát, đo đạcchất lượng nước mưa tại các trạm khí tượng khu vực Bắc Bộvà đã đưa rađược bức tranh phân bố pH nước mưa vùng nghiên cứu, từ đó mở ra hướng nghiên cứu mới về phân loại và tính toán các nguồn tạo nên ion trong nước mưa, .... Vũ Văn Tuấn và các cộng sự (2003) trong nghiên cứu “Tính axít và thành phần hoá học trong nước mưa ở các tỉnh phía Đông Bắc Việt Nam”đã thu thập được số liệu giám sát hoá nước mưa của các trạm trọng mạng lưới giám sát Khí tượng Thuỷ văn và mạng lưới EANET Việt Nam tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Cúc Phương, Việt Trì từ năm 1997 đến 2000. Kết quả là đã phân tích đánh giá được tình hình mưa axít ở các tỉnh này, chỉ ra xu hướng gia tăng giá trị pH < 5.5 tại khu vực Đông Bắc, phân tích mối tương quan giữa các ion chính trong nước mưa và sự liên quan đến biến thiên của giá trị pH, đưa ra những nhận định ban đầu về mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và khả năng xuất hiện mưa axít. Trần Thị Diệu Hằng và các cộng sự đã tiến hành đánh giá hiện tượng mưa axít cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở bộ số liệu quan trắc hoá nước mưa của Mạng lưới khí tượng thuỷ văn quốc gia từ 2000 – 2004 trong khuôn khổ đề tài cơ sở “Nghiên cứu hiện trạng mưa axít cho Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích khá kỹ tương quan của các thành phần hoá học trong nước mưa để chỉ ra mức độ và khả năng xảy ra mưa axít ở Việt Nam. Trong báo cáo quốc gia của Mạng lưới EANET Việt Nam (2010), trên cơ sở khai thác số liệu quan trắc tại trạm Hà Nội và Hoà Bình từ năm 2000 – 2009, các tác giả đã đánh giá tình hình lắng đọng ướt tại 2 tỉnh này thông qua phân tích sự biến thiên của giá trị pH, tần suất xuất hiện của giá trị pH < 5,5, tương quan giữa pH và pAi, lắng đọng của các ion chính nss-SO4 2- , NO3 - , H +,... Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên có những đánh giá bước đầu về hiện trạng lắng đọng khô tại 2 tỉnh ở Bắc 18 Bộ. Các tác giả đã phân tích diễn biến của nồng độ các khí SO2, HNO3 và các sol khí SO4 2 , NO3 - ,NH4 + , Ca 2+ trong không khí và sự biến đổi theo mùa của chúng. Khu vực phía Nam có một số nghiên cứu về mưa axít đã được thực hiện như nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và Nguyễn Thị Phương (1999) về “Hiện trạng mưa axít khu vực phía Nam Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập, khảo sát sơ bộ số liệu đo đạc từ năm 1993 - 1998 của 4 trạm đo mưa phía Nam trong mạng lưới giám sát Khí tượng Thuỷ văn: Tân Sơn Hoà (TP Hồ Chí Minh), Tây Ninh (vùng Đông Nam Bộ), Cần Thơ (vùng đồng bằng sông Cửu Long) và Cà Mau (cực nam của miền Nam). Tác giả phác hoạ một vài nét về tình hình quan trắc trong khu vực và phân tích, nhận định sơ bộ hiện trạng lắng đọng axít trong nước mưa ở khu vực phía Nam Việt Nam,đưa ra những đề xuất, kiến nghị về mạng lưới giám sát: bố trí trạm, tần suất lấy mẫu, phân tích mẫu,..... Trần Minh Khôi, Nguyễn Lê Anh Tuấn (2003) đã tổng hợp nguồn số liệu lắng đọng khô và ướt của các đợt điều tra khảo sát được tài trợ bởi Uỷ ban Sông Mekong năm 1995 tại 5 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long; của DANIDA năm 1996- 1997 trên toàn bộ các tỉnh phía Nam và từ năm 1998 nguồn số liệu tại các trạm phía Nam trong mạng lưới Quan trắc mưa axít của Cục Bảo vệ Môi trường, và đưa ra những đánh giá tổng thể về tần suất xuất hiện giá trị 4,6 <pH <6,3 ở khu vực phía Nam, nhận định xu hướng diễn biến của hiện tượng mưa axít tại các tỉnh này. Phạm Thị Thu Hà đã thực hiện công trình “Bước đầu nghiên cứu đánh giá về phát thải và lắng đọng axít cho một số vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Việt Nam” (2010), trong đó đánh giá hiện trạng phát thải và lắng đọng ướt cho Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh trên cơ sở bộ số liệu về hóa nước mưa của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia từ năm 2004-2008. Nhóm tác giả cũng đã tính toán các hệ số tương quan giữa các ion, tính lắng đọng ướt. Phạm Thị Thu Hà cũng đã thực hiện luận án tiến sĩ “Nghiên cứu, đánh giá lắng đọng axít ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam”, nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống hiện trạng và tải lượng lắng đọng axít ở một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình) giai đoạn 2006-2012, đánh giá ảnh hưởng của mưa 19 axít đến một số tính chất của đất, sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cô ve ở Hải Dương. Năm 2013, Dương Hồng Sơn và nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí xuyên biên giới đến Miền Bắc Việt Nam ứng dụng công nghệ tiến tiến". Mô hình chất lượng không khí CMAQ được lựa chọn để tính toán với các bước hiệu chỉnh, kiểm định từ số liệu quan trắc và số liệu ảnh vệ tinh. Kết quả cho thấy, đây là mô hình mô phỏng khá tốt quá trình lan truyền ô nhiễm không khí cũng như đánh giá được mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí xuyên biên giới đến Miền Bắc Việt Nam. Trong nghiên cứu "Mô hình hóa chất lượng không khí nồng độ ôzôn mặt đất cho khu vực lục địa Đông Nam Á" của Lê Hoàng Nghiêm, Đại học Bách Khoa TP.HCM (2009), đã trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng công cụ mô hình để xác định sự phân bố ôzôn cho khu vực lục địa Đông Nam Á (CSEA) bao gồm Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào và Việt Nam. Hệ thống mô hình chất lượng không khí CMAQ – MM5 được sử dụng để mô phỏng nồng độ ô zôn trung bình giờ với số liệu phát thải đầu vào được sử dụng từ Trung Tâm Nghiên Cứu Môi Trường Vùng và Toàn Cầu (CGRER) của Đại Học Iowa, độ phân giải 1/2 độ. Kết quả sau đó được phân tích, so sánh với số liệu quan trắc chất lượng không khí từ 10 trạm ở Băng Cốc, Thái Lan và 4 trạm ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu trên đã ứng dụng thành công hệ thống mô hình WRF, MM5, SMOKE và CMAQ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện mô phỏng, dự báo, đánh giá khả năng lan truyền ô nhiễm môi trường không khí chứ chưa xem xét tới quá trình lắng đọng axít. Nhìn tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước về lắng đọng axit, hầu hết các nghiên cứu đều chủ yếu đánh giá ảnh hưởng của lắng đọng axit đến hệ sinh thái, từ các nghiên cứu đưa ra các dự báo khả năng lan truyền ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu này đều dựa trên các số liệu phân tích của các trạm quan trắc ô nhiễm môi trường có sẵn. Các trạm này hầu hết đều theo các quy phạm quan trắc, lấy mẫu và phân tích của mỗi quốc gia mà chưa theo 1 quy trình thống nhất chung. Chính vì 20 vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003367_6491_2002667.pdf
Tài liệu liên quan