Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm

LỜI CẢM ƠN . I

LỜI CAM ĐOAN.V

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .VI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .VI

DANH MỤC CÁC BẢNG . VII

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.IX

LỜI MỞ ĐẦU .X

1. Lý do lựa chọn đề tài .X

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .XI

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.XI

3.1. Đối tượng nghiên cứu.XI

3.2. Phạm vi nghiên cứu .XI

4. Phương pháp nghiên cứu .XI

4.1 Quá trình nghiên cứu . XII

4.2 Phương pháp thu nhập số liệu. XII

4.3 Phương pháp phân tích số liệu . XIII

5. Dự kiến những đóng góp của luận văn. XIII

6. Kết cấu của luận văn. XIII

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN.1

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực .1

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực.1

1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực.2

1.1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.2

1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giảng viên .7

1.2.1. Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân.7

1.2.2. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng .7

1.2.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng .12

1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên.13

1.3.1 Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên về quy mô (số lượng) .15

1.3.2 Đánh giá chất lượng giảng viên theo thâm niên, kinh nghiệm công tác.15

1.3.3 Đánh giá chất lượng giảng viên theo trình độ được đào tạo .16

pdf147 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ưu tiên đầu tư thiết bị hiện đại cho những ngành nghề đào tạo trọng điểm. Kết quả như sau: Bảng 2.6. Tổng hợp các điều kiện phục vụ đào tạo Tên hạng mục Số lượng 1. Tổng diện tích sử dụng, trong đó: 16.126m2 - Phòng học 7.018m2 - Nhà làm việc 986m2 - Thư viện 360m2 - Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành 422m2 - Ký túc xá sinh viên 2.760m2 - Sân bãi thể thao, câu lạc bộ 4580 m2 2. phòng thí nghiệm, thực hành 06 phòng 3. Thư viện Trong đó: - Tổng số đầu sách có trong thư viện 1.040 - Tổng số lượng sách 13.250 quyển - Số loại tạp chí, sách tham khảo đặt mua hàng năm 86 loại (Nguồn: Phòng QTVT - Trường CĐCN Thực Phẩm) Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 39 - Đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất của Trường: + Điểm mạnh: Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Trường đã được đầu tư đáng kể, cơ bản đã được kiên cố hoá, đặc biệt là hệ thống giảng đường, lớp học và nhà làm việc. + Điểm yếu: Một số phòng học, phòng thí nghiệm cần được hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả sử dụng hơn nữa đối với trang thiết bị đã được trang bị. Thư viện của Trường cần đầu tư hơn nữa về máy móc, thiết bị, tài liệu tham khảo để đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ và SV. - Nhu cầu đổi mới: + Nâng cấp giảng đường, lớp học, xây mới nhà lớp học số 8 đảm bảo có đủ giảng đường, lớp học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. + Tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện (đặc biệt mở rộng diện tích sử dụng, xây dựng mới hệ thống các kho sách, tài liệu; hệ thống các phòng phục vụ bạn đọc; Tăng cường các đầu sách mới, các tài liệu tham khảo, các thiết bị tra cứu . . .), xây dựng thư viện điện tử hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. + Tiếp tục đầu tư nâng cấp ký túc xá, nhà thi đấu, hệ thống phòng thí nghiệm. + Xây dựng, nâng cấp nhà công vụ cho các khoa chuyên môn, phòng làm việc cho các phòng, trung tâm nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho CBVC trong Trường. + Đầu tư để đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý và công tác giảng dạy, học tập của Trường. Nhận xét: Qua những phân tích ở trên, có thể thấy đó là những thuận lợi cho nhà trường để mở rộng quy mô và loại hình đào tạo nhưng có sự hạn chế về thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 40 2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá được phản ánh ở phần lý luận. Căn cứ vào điều kiện thực tế và năng lực của bản thân khi đánh giá chất lượng nhân lực trường CĐ CN Thực phẩm, tác giả thực hiện đánh giá theo một số nội dung sau: - Đánh giá chất lượng giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo chuẩn quy mô (số lượng) SV/GV - Đánh giá chất lượng giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo thâm niên, kinh nghiệm công tác. - Đánh giá chất lượng giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo trình độ được đào tạo. - Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo kết quả xếp loại sinh viên tốt nghiệp. - Đánh giá chất lượng giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo thái độ và kỹ năng sư phạm. - Đánh giá chất lượng giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo hoạt động nghiên cứu khoa học. - Đánh giá chất lượng giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo thông tin phản hồi của DN. Để chất lượng đội ngũ giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm ngày càng được nâng cao về chất lượng thì ngoài việc thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo thường niên, các tài liệu có liên quan, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, để đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của trường. Để thực hiện công việc này, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau tác giả phải làm phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý, SV về năng lực giảng dạy của GV, phiếu hỏi ý kiến doanh nghiệp về chất lượng SV sau khi ra trường. Từ những phân tích trên, tác giả sẽ ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở xác định những mặt hạn chế của chất lượng GV trường, nguyên nhân gây ra những mặt hạn Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 41 chế đó. Từ đó xác định các vấn đề chất lượng mà nhà quản lý mong muốn cải tiến và đề ra các giải pháp khắc phục. 2.2.1. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm theo chuẩn quy mô (số lượng) SV/GV Dựa trên các thông tin từ phòng đào tạo, phòng tổ chức hành chính và căn cứ vào thông tư 43/2011/TT-BGDĐT (phụ lục 02) về tỷ lệ trung bình SV/GV, tác giả tổng hợp xác định số lượng GV cần có theo chuẩn và phản ánh trên bảng số liệu sau: Bảng 2.7. Số lượng giảng viên theo quy mô năm 2012 Chỉ tiêu Giảng viên hiện có Sinh viên hiện có Tỷ lệ SV/GV hiện có Tỷ lệ SV/GV theo chuẩn Giảng viên cần thiết Quy mô 150 4295 29 25 172 (Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính – Trường CĐCN Thực phẩm) Nhận xét: * Mức độ đáp ứng về quy mô GV theo số tuyệt đối: Mức độ đáp ứng về quy mô GV = Quy mô GV hiện có - Quy mô giảng viên cần thiết = 150 - 172 = - 22 GV Ghi chú: dấu (-) thể hiện sự thiếu hụt * Tỷ lệ đáp ứng về quy mô GV: Tỷ lệ đáp ứng về quy mô GV = Quy mô GV hiện có Quy mô GV cần thiết x 100% = 150 172 x 100% = 87,2% Dựa trên số liệu đã phân tích tác giả thấy quy mô GV của Trường CĐCN Thực phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế. Cụ thể ở thời điểm hiện tại thiếu 22 GV với tỷ lệ đáp ứng về quy mô 87,2 %. Nguyên nhân do quy mô đào tạo của nhà trường ngày càng tăng nhưng tỷ lệ tăng GV chưa phù hợp với tỷ lệ tăng quy mô đào tạo. Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 42 Đánh giá: Điều này có ảnh hưởng xấu đến chất lượng giảng dạy giảng viên và chất lượng học tập của SV. Số lượng GV không đủ kéo theo GV sẽ phải đảm nhận khối lượng giờ lên lớp lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn của GV, đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của GV, tạo áp lực lớn cho cả người học và người dạy. Đây là một vấn đề cần được phía nhà trường quan tâm trong công tác tuyển dụng của mình như xây dựng kế hoạch tuyển dụng thêm GV cho phù hợp với tiêu chuẩn chung. Mặt khác, để đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi đào tạo từ cao đẳng lên đại học thì đòi hỏi nhà trường cần phải xây dựng chính sách tuyển dụng phù hợp để đáp ứng được nhu cầu nhân lực phù hợp với tiêu chuẩn chung và phù hợp với xu hướng phát triển của nhà trường. 2.2.2. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm theo thâm niên, kinh nghiệm công tác - Căn cứ vào số liệu thực tế để đánh giá chất lượng giảng viên trường CĐCN Thực phẩm theo thâm niên, kinh nghiệm công tác (bảng 2.8) Bảng 2.8. Thực trạng chất lượng giảng viên theo thâm niên, kinh nghiệm công tác giai đoạn 2009-2012 Thâm niên giảng dạy Năm 2009-2010 Năm 2010-2011 Năm 2011-2012 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Dưới 5 năm 28 19,86 48 33,1 69 46 Từ 5 năm đến dưới 10 năm 68 48,22 58 40 51 34 Trên 10 năm 45 31,91 39 26,9 30 20 Cộng 141 100 145 100 150 100 (Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính – Trường CĐCN Thực phẩm) *Nhận xét: Tính đến năm 2012, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm có số giảng viên thâm niên trên 10 năm là 30 người (chiếm 20%), số giảng viên có thâm niên từ Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 43 5 năm đến dưới 10 năm là 51 người (chiếm 34%), số giảng viên có thâm niên dưới 5 năm là 69 người (chiếm 46%). Như vậy nhà trường có tới 80% giáo viên có thâm niên công tác dưới 10 năm. Đây là một hạn chế của trường cho công tác đào tạo. Họ chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sư phạm, chưa đủ linh hoạt để xử lý các tình huống phức tạp trong quá trình giảng dạy. * Đánh giá: Qua số liệu thống kê cho thấy đội ngũ GV trong những năm gần đây đã được trẻ hóa đây là một động lực mới giúp nhà trường trong công cuộc phát triển, đồng thời GV trẻ có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo, có kiến thức mới phù hợp và dễ bắt kịp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Nếu như có phương pháp đào tạo và sử dụng hợp lý sẽ tạo ra một lợi thế lớn trong sự nghiệp phát triển đào tạo của nhà trường trong những năm tiếp sau. Tuy nhiên, GV trẻ thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiệp vụ chưa vững, kiến thức sư phạm còn hạn chế nên cần phải có sự đầu tư phù hợp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm cho đội ngũ GV mới có điều kiện trao đổi, đóng góp ý kiến để GV mới có điều kiện hoàn thiện mình hơn, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy cả về chuyên môn và trình độ sư phạm. 2.2.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm theo trình độ được đào tạo Cơ cấu trình độ đào tạo hiện tại GV của Trường CĐCN Thực phẩm theo số liệu tại bảng 2.9 Bảng 2.9. Bảng cơ cấu trình độ giảng viên trường CĐCN Thực phẩm năm 2012 TT Trình độ giảng viên Số lượng giảng viên hiện có Cơ cấu % hiện có Cơ cấu % theo chuẩn 01 Tiến sĩ 01 0,67 02 Thạc sĩ 55 36,67 15 03 Đại học 92 61,33 04 Cao đẳng 2 1,33 Tổng Cộng 150 100 (Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính – Trường CĐCN Thực phẩm) Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 44 * Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy GV của trường chủ yếu có trình độ đại học, chiếm tới 61,33% trong tổng số GV toàn trường. Về số lượng GV có trình độ sau đại học hiện nay còn chiếm số lượng rất khiêm tốn, đặc biệt là GV có trình độ tiến sĩ. Theo thông tư số 43/2011/TT-BGDĐT (Phụ lục 02), đội ngũ GV trường cao đẳng phải có ít nhất 15% GV có trình độ thạc sĩ trở lên. Nếu căn cứ vào chỉ tiêu này làm chuẩn thì tỷ lệ GV có trình độ thạc sĩ của trường CĐCN Thực phẩm hiện nay là đạt và thừa so với tỷ lệ mà bộ quy định tối thiểu là 21,67%. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1,33% GV có trình độ cao đẳng điều này chưa là phù hợp với 1 trường cao đẳng cần phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ của số GV này, mặc dù tỷ lệ này là nhỏ song cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ GV của nhà trường. Theo kết quả đánh giá trên cho thấy chất lượng đội ngũ GV của Trường CĐCN Thực phẩm theo trình độ được đào tạo cơ bản là phù hợp, mức độ đáp ứng đạt mức khá. 2.2.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên theo kết quả xếp loại sinh viên tốt nghiệp Để đánh giá mức độ đáp ứng kết quả xếp loại học tập SV tốt nghiệp, tác giả sử dụng số liệu của Sở giáo dục đào tạo Tỉnh Phú Thọ làm chuẩn. - Theo số liệu của Phòng Đào tạo: Kết quả SV tốt nghiệp cụ thể: Bảng 2.10. Kết quả tốt nghiệp của SV trường CĐCN Thực phẩm năm 2011-2012 Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) - Loại giỏi 48 3,12 - Loại khá 696 45,22 - Loại TB Khá, TB 788 51,2 - Chưa đạt 7 0,46 Tổng cộng 1539 100 (Nguồn: Phòng Đào tạo- Trường CĐCN Thực phẩm) Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 45 - Theo tài liệu thống kê của Sở giáo dục & Đào tạo Tỉnh phú Thọ 10/08/2012 thì tỉ lệ tốt nghiệp chung của các trường cao đẳng trong địa bàn tỉnh (trường cao đẳng kinh tế kỹ nghệ thực hành, cao đẳng nghề có điện Phú Thọ, Cao đẳng dược Phú Thọ...) năm 2012 như sau, bảng 2.11 Bảng 2.11. Kết quả tốt nghiệp của SV các trường cao đẳng trong tỉnh Phú Thọ năm 2011-2012 Nội dung Tỷ lệ (%) - Loại giỏi 3,5 - Loại khá 40,5 - Loại TB Khá, TB 55,1 - Chưa đạt 0,9 Tổng cộng 100 (Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Phú thọ) *Nhận xét: Nhìn chung kết quả tốt nghiệp của SV trường CĐCN Thực phẩm năm học 2011-2012 so với trường cao đẳng trong tỉnh Phú Thọ là đáp ứng được chất lượng đào tạo so với mặt bằng chung. SV tốt nghiệp xếp loại Giỏi đạt tỷ lệ 3,12% thấp hơn các trường cao đẳng trong tỉnh nhưng tốt nghiệp đạt loại khá là 45,22% cao hơn 4,72%. SV tốt nghiệp xếp loại trung bình khá, trung bình, không đạt thấp hơn lần lượt là 3,9 % và 0,44% so với các trường cao đẳng khác. Mặc dù, loại bằng tốt nghiệp có thể tăng thêm cơ hội việc làm cho SV nhưng điều quan trọng vẫn là khả năng làm việc thực tế của các em. Để làm tốt công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác ngoài khả năng nghiên cứu và học tập. Hiểu được điều đó Nhà trường luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để học sinh có thể tiếp xúc với công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường, để các em hiểu công việc sau này đòi hỏi những tiêu chuẩn công việc và tự rèn luyện, học tập trau dồi kiến thức để hoàn thiện. Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 46 2.2.5. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường CĐCN Thực phẩm theo thái độ và kỹ năng sư phạm - Mục đích đánh giá: Căn cứ mục đích, yêu cầu và nội dung lấy ý kiến phản hồi từ SV về hoạt động giảng dạy của giảng viên; căn cứ tình hình thực tế của trường cần chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của cả giảng viên dạy lý thuyết lẫn giảng viên dạy thực hành. - Phương pháp thu thập thông tin: Để đánh giá chất lượng đội ngũ GV ở các mặt khác như trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt kiến thức... Luận văn đã thực hiện phương pháp điều tra thăm dò ý kiến SV. Các dữ liệu thu được bằng phiếu hỏi từ SV về mức độ hài lòng của SV về năng lực giảng dạy của GV môn học sẽ mang lại độ tin cậy về năng lực giảng dạy của GV từ các tiêu chí. + Phiếu hỏi và thang đo: Phiếu hỏi ý kiến SV về năng lực giảng dạy của GV gồm 21 câu hỏi được trình bày trong (Phụ lục 03). Mỗi câu hỏi là một nhận định đòi hỏi SV phải cân nhắc và xác định mức độ đồng ý với nhận định đó theo thang đo Likert như sau: Bảng 2.12. Thang đo likert 1 2 3 4 5 Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Những ưu điểm của hình thức trả lời Likert là: cho phép người trả lời bày tỏ quan điểm của mình về từng vấn đề cụ thể, kết quả trả lời có thể dùng cho phương pháp thống kê và dễ dàng, hiệu quả khi hỏi, trả lời cũng như tính toán (Gray, L.N, 2002, tr. 71) Từ kết quả nghiên cứu thống kê của Lissitz & Geen (1975), số cấp trả lời là 2 cấp có độ tin cậy thấp hơn cấp số trả lời là 5. Ngoài ra, khi tăng số cấp hơn 5 thì độ tin cậy không tăng nữa (Gray, L.N, 2002, tr.71). Do vậy, số cấp trả lời được sử dụng cho bảng câu hỏi này là 5 cấp. + Chọn mẫu: Trong điều kiện cụ thể tại một trường CĐCN Thực phẩm, tác giả đã huy động 50 SV vừa có điểm môn học và 50 SV vừa tốt nghiệp của các khoa trong trường tham gia trả lời các phiếu hỏi. Số phiếu phát ra 100 phiếu, số phiếu thu về 100 phiếu hợp lệ. Kết quả điều tra: Sau khi tiến hành phát phiếu điều tra việc trả lời câu hỏi của SV được thống kê và xử lý kết quả. Đây không phải là ý kiến chuyên sâu của SV vì Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 47 không phản ánh tất cả ý kiến SV toàn trường mà đây chỉ là ý kiến mang tính mô tả, sơ bộ của SV về chất lượng GV trường CĐCN Thực phẩm. Nó được thể hiện bằng các đại lượng bao gồm: trung bình – Mean, giá trị nhỏ nhất – Min, giá trị lớn nhất – max của từng biến quan sát được trình bày ở (Bảng 2.13, Bảng 2.14) Bảng 2.13. Tần suất trả lời phiếu hỏi của SV Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Tổng cộng Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Câu 1 3 3,0% 40 40,0% 57 57,0% 100 100,0% Câu 2 2 2,0% 28 28,0% 62 62,0% 8 8,0% 100 100,0% Câu 3 22 22,0% 39 39,0% 27 27,0% 12 12,0% 100 100,0% Câu 4 33 33,0% 39 39,0% 19 19,0% 9 9,0% 100 100,0% Câu 5 2 2,0% 13 13,0% 30 30,0% 51 51,0% 4 4,0% 100 100,0% Câu 6 2 2,0% 23 23,0% 51 51,0% 20 20,0% 4 4,0% 100 100,0% Câu 7 15 15,0% 43 43,0% 36 36,0% 6 6,0% 100 100,0% Câu 8 7 7,0% 37 37,0% 55 55,0% 1 1,0% 100 100,0% Câu 9 6 6,0% 34 34,0% 55 55,0% 5 5,0% 100 100,0% Câu 10 12 12,0% 54 54,0% 32 32,0% 2 2,0% 100 100,0% Câu 11 10 10,0% 60 60,0% 23 23,0% 7 7,0% 100 100,0% Câu 12 29 29,0% 37 37,0% 25 25,0% 9 9,0% 100 100,0% Câu 13 1 1,0% 28 28,0% 47 47,0% 21 21,0% 3 3,0% 100 100,0% Câu 14 22 22,0% 46 46,0% 30 30,0% 2 2,0% 100 100,0% Câu 15 1 1,0% 29 29,0% 38 38,0% 18 18,0% 14 14,0% 100 100,0% Câu 16 9 9,0% 35 35,0% 54 54,0% 2 2,0% 100 100,0% Câu 17 20 20,0% 49 49,0% 25 25,0% 6 6,0% 100 100,0% Câu 18 1 1,0% 12 12,0% 50 50,0% 34 34,0% 3 3,0% 100 100,0% Câu 19 6 6,0% 36 36,0% 56 56,0% 2 2,0% 100 100,0% Câu 20 17 17,0% 35 35,0% 45 45,0% 3 3,0% 100 100,0% Câu 21 15 15,0% 38 38,0% 46 46,0% 1 1,0% 100 100,0% Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 48 Bảng 2.14. Số liệu trung bình chung về trả lời phiếu hỏi của SV Tiêu chí N Minimum Maximum Mean 1. Năng lực chuyên môn và hiểu biết rộng Câu 1 100 2 4 3,54 Câu 2 100 2 5 3,76 2. Năng lực hiểu sinh viên trong quá trình giảng dạy Câu 3 100 2 5 3,29 Câu 4 100 2 5 3,04 Câu 5 100 1 5 3,42 Câu 6 100 1 5 3,01 3. Năng lực soạn bài giảng và nghiên cứu khoa học Câu 7 100 2 5 3,33 Câu 8 100 2 5 3,50 Câu 9 100 2 5 3,59 Câu 10 100 2 5 3,24 4. Năng lực tổ chức giảng dạy Câu 11 100 2 5 3,27 Câu 12 100 2 5 3,14 Câu 13 100 1 5 2,97 Câu 14 100 2 5 3,12 Câu 15 100 1 5 3,15 5. Năng lực kiểm tra đánh giá Câu 16 100 2 5 3,49 Câu 17 100 2 5 3,17 Câu 18 100 1 5 3,26 6. Năng lực giao tiếp Câu 19 100 2 5 3,54 Câu 20 100 2 5 3,34 Câu 21 100 2 5 3,33 Mean 3,31 *Nhận xét Từ bảng 2.13 và bảng 2.14 có thể nhận biết được về sự đánh giá chung của SV đối với chất lượng GV của trường CĐCN Thực phẩm thông qua giá trị trung bình (Mean), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min). Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 49 Các biến quan sát đo lường chất lượng GV được SV đánh giá từ điểm nhỏ nhất là 1 (Min =1) đến lớn nhất là 5 (Max = 5) tương ứng với “Yếu” đến “ Rất tốt ”. Điều này có nghĩa SV có suy nghĩ rất khác nhau về chất lượng GV của trường CĐCN Thực phẩm. Ngoài ra, nhìn chung SV đánh giá chưa cao lắm về năng lực giảng dạy của GV, tuy nhiên vẫn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng giảng dạy, đạt ở mức khá, các giá trị trung bình dao động từ 2,97 – 3,76. Một cách chính xác và cụ thể hơn, dựa trên tần số xuất hiện và trung bình của các tiêu chí trong phần phân tích thống kê có thể thấy : Tiêu chí 1: "Năng lực chuyên môn và hiểu biết rộng" SV đánh giá tương đối tốt, hầu hết SV để cho điểm 4 với đánh giá của họ, cụ thể: + Câu 1: Luôn làm chủ được tri thức thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình (Mean = 3,54) + Câu 2: GV có hiểu biết rộng (Mean = 3.76) Tiêu chí 2: " Năng lực hiểu sinh viên trong quá trình giảng dạy" với tiêu chí này có thể thấy SV bày tỏ sự chưa hài lòng thực sự của mình bằng cách cho điểm số không cao, chủ yếu là điểm 3, cụ thể: + Câu 3: GV hiểu người học trong quá trình giảng dạy (khó khăn và thuận lợi), Mean = 3,29 + Câu 4: GV luôn cố gắng đo lường được trình độ của người học (Mean = 3,04) + Câu 5: GV luôn sẵn sàng giúp đỡ người học ngoài giờ học trên lớp (Mean = 3,42) + Câu 6: GV luôn đặt mình vào vị trí người học (Mean = 3,01) Tiêu chí 3: " Năng lực soạn bài giảng và nghiên cứu khoa học" SV đánh giá năng lực soạn bài giảng của GV là tương đối tốt hầu hết đạt điểm 4 còn năng lực nghiên cứu khoa học của GV bị đánh giá chưa cao, cụ thể: + Câu 7: Các nghiên cứu khoa học của GV được gắn liền với giảng dạy (Mean = 3,33) Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 50 + Câu 8: GV có khả năng xác định đúng giá trị tài liệu học tập (Mean = 3,5) + Câu 9: GV biết xây dựng hệ thống kiến thức bài giảng và liên hệ với thực tiễn. (Mean = 3.59) + Câu 10: GV có kỹ năng lập kế hoạch cho từng bài giảng (Mean = 3,24) Tiêu chí 4: " Năng lực tổ chức giảng dạy" SV chưa thực sự hài lòng với năng lực giảng dạy của GV nên hầu hết đều cho điểm 3, cụ thể: + Câu 11: Trong giảng dạy GV phân phối giờ giảng hợp lý (Mean = 3,27) + Câu 12: GV áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại (Mean = 3,14) + Câu 13: GV thực hiện các thí nghiệp/thực nghiệm/xêmina cho người học (Mean = 2,97) + Câu 14: Phương pháp giảng dạy của GV luôn khuyến khích người học độc lập trong tư duy (Mean = 3,12) + Câu 15: GV có khả năng huy động tối đa người học vào các hoạt động học tập (Mean = 3,15) Tiêu chí 5: " Năng lực kiểm tra đánh giá" SV đánh giá không cao, chủ yếu cho điểm 3, cụ thể: + Câu 16: GV luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi và luôn đưa ra các câu hỏi cho người học (Mean = 3,49) + Câu 17: GV luôn có hình thức kiểm tra - đánh giá khả năng tiếp thu bài của người học (Mean = 3,17) + Câu 18: Các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ được GV đánh giá rõ ràng, công bằng (Mean = 3,26) Tiêu chí 6: " Năng lực giao tiếp" trong tiêu chí này có nội dung được đánh giá tốt như câu 19, hầu hết SV cho điểm 4 nhưng có nội dung SV chưa thực sự hài lòng như câu 20, 21, hầu hết SV cho điểm 3, cụ thể: + Câu 19: GV có cách diễn đạt mạch lạc trong giảng dạy (Mean = 3,54) + Câu 20: Các bài giảng của GV hướng tới phát triển nhân cách cho người học (Mean = 3,34) Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 51 + Câu 21: GV giải quyết linh hoạt các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy (Mean = 3,33) Với phân tích như trên tác giả nhận thấy SV chưa hài lòng nhiều nhất là việc GV thực hiện các thí nghiệm/thực nghiệm/xêmina cho người học (Câu 13); các vấn đề liên quan đến "phương pháp giảng dạy của GV khuyến khích SV độc lập trong tư duy" bị SV đánh giá không cao (Câu 14); và nội dung GV giải quyết các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy chưa thực sự tốt (Câu 21). Ngoài ra nhóm thành phần các yếu tố hữu hình cũng được SV quan tâm, đặc biệt là yếu tố các phương tiện dạy học của GV trong quá trình giảng dạy (Câu 12). Như vậy, số lượng tiêu chí SV cho điểm 3 chiếm tỷ lệ 71,4% trên tổng số tiêu chí đưa ra. Đây được xem là một dấu hiệu cảnh báo cho Trường CĐCN Thực phẩm về chất lượng GV của mình. Nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng GV để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của SV cũng như mang lại sự hài lòng cao nhất cho họ. 2.2.6 Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường CĐCN Thực phẩm theo hoạt động nghiên cứu khoa học - Mục đích đánh giá: Có thể khẳng định, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ (CGCN) góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội. Kết quả của các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ... đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề đặt ra của xã hội. Từ nhiều nhiệm vụ NCKH và CGCN, mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất đã được gắn kết, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn. Nhiều đề tài còn trở thành tiền đề cho quá trình đào tạo sau đại học rất hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, có tham gia nghiên cứu khoa học thì qua đó mới nâng cao được chất lượng giảng dạy. Hiện nay nhà trường rất quan tâm, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho GV tham gia công tác này. - Phương pháp thu thập đánh giá: Có các đề tài, dự án được thực hiện và Đại học Bách khoa Hà Nội GVHD: TS Trần Việt Hà Luận văn thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Thuỳ Dương 52 nghiệm thu theo kế hoạch. - Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học. - Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Năm học 2011 - 2012 nhà trường có 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và 06 đề tài cấp trường với tổng kinh phí được cấp 440,39 triệu đồng. Cụ thể như sau, bảng 2.23: Bảng 2.15. Danh mục đề tài nghiên cứu khoa học STT Tên đề tài Cấp quản lý Thời gian thực hiện Kinh phí (triệu đồng) 1 Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu micro từ cao lanh Phú Thọ để xử lý nước cấp dùng cho chế biến thực phẩm Bộ Công Thương 01/2012 đến 12/2012 120 2 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biến tính protein để sản xuất một số sản phẩm từ thịt cá mè Bộ Công Thương 01/2012 đến 12/2012 110 3 Nghiên cứu quy trình chế biến một số sản phẩm từ đậu tương rau, phục vụ đào tạo và tiêu dùng Bộ Công Thương 01/2012 đến 12/2012 110 4 Thiết kế, chế tạo mô hình thang máy điều khiển dùng PLC Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273212_3899_1951485.pdf
Tài liệu liên quan