Luận văn Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác chè của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn . . .ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt . . vi

Danh mục các bảng. . . vii

Danh mục hình . viii

MỞ ĐẦU . .1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .4

1.1.1. Khái niệm và phân loại hóa chất bảo vệ thực vật . . . .4

1.1.1.1. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật . . . .4

1.1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật.5

1.1.2. Ảnh hưởng của hóa chất BVTV tồn lưu đến môi trường . . 11

1.1.2.1. Ô nhiễm môi trường đất . 12

1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước . .14

1.1.2.3. Ô nhiễm môi trường không khí . . .16

1.1.2.4. Ảnh hưởng của hóa chất BVTV lên con người và động vật . 17

1.1.2.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV lên hệ sinh thái, quần xã sinh vật.22

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 23

1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới . . . 23

1.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam. .26

1.2.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu tại Thái Nguyên . .30

1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài . .32

1.3.1. Một số quy định hiện hành về quản lý hóa chất BVTV và chất thải

chứa hóa chất BVTV . .32

1.3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý thuốc BVTV và chất thải chứa

hóa chất BVTV 33

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 28/02/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác chè của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Tranh, Tức Tranh, Phú Lương. Tọa độ KĐ:105o71'32.4"; VĐ:21o60'41.7", (ký hiệu : MĐ1) Mẫu đất tại xóm Thống Nhất 3, Vô Tranh, Phú Lương. Tọa độ KĐ:105o78'32.7"; VĐ:21o67'42.1", (ký hiệu : MĐ2). Thời gian lấy mẫu: 17/4/2019 - Phương pháp lấy mẫu: + Thiết bị: Vật liệu: carbon, đường kính mũi khoan: 5,72 cm, chiều dài tay cầm: 45,72 cm, máy khoan: 0,9 m. + Xác định vị trí quan trắc: Xác định chính xác các địa điểm và vị trí quan trắc, phải tiến hành khảo sát hiện trường trước đó; 37 Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mục tiêu chung và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc; Quy mô của vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mật độ lấy mẫu theo không gian, thời gian và tùy theo từng loại đất. Các vị trí quan trắc thường ở vị trí trung tâm và xung quanh vùng biên; Vị trí quan trắc môi trường đất được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện (địa hình, nhóm đất, loại hình sử dụng đất) và phải đảm bảo tính dài hạn của vị trí quan trắc; Vị trí quan trắc môi trường đất được chọn ở nơi đất chịu tác động chính như: vùng đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp (chất thải công nghiệp, thành phố, hạ lưu các dòng chảy trong thành phố); vùng đất bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên thấp; vùng đất thâm canh trong nông nghiệp; vùng đất có nguy cơ mặn hoá, phèn hóa; vùng đất dốc có nguy cơ thoái hoá do xói mòn, rửa trôi; sa mạc hoá và lựa chọn một vài địa điểm không chịu tác động có điều kiện tương tự để so sánh và đánh giá * Ở một điểm quan trắc: tiến hành lấy 01 mẫu chính, 04 mẫu phụ ở các địa điểm xung quanh điểm quan trắc (trên cùng một thửa ruộng, cánh đồng hay vùng nghiên cứu được xem là đồng nhất): Mẫu chính: lấy theo phẫu diện ở 2 tầng đất (tùy theo hình thái của phẫu diện đất, có thể sâu đến 30 cm đối với tầng đất mặt và từ 30-60 cm đối với tầng đất liền kề) của 05 mẫu đơn trộn đều; Mẫu phụ: lấy tầng mặt có thể sâu đến 30 cm của mẫu đơn trộn đều. Khối lượng mẫu đất cần lấy ít nhất khoảng 500g đất để phân tích lý hóa học. Mẫu làm vật liệu đối chứng hoặc để lưu giữ trong ngân hàng mẫu đất phải có khối lượng lớn hơn 2000 g; b/ Môi trường nước: - Số lượng mẫu: Thực hiện lấy 02 mẫu nước đại diện (ký hiệu: NM1 và NM2) - Vị trí lấy mẫu: 38 Mẫu nước mặt tại xóm Ngoài Tranh, Tức Tranh, Phú Lương (Tọa độ KĐ:105o71'32.4"; VĐ:21o60'41.7"), (ký hiệu: NM1), Mẫu nước mặt tại xóm Thống Nhất 3,Vô Tranh, Phú Lương (Tọa độ KĐ:105o78'32.7"; VĐ:21o67'42.1"), (ký hiệu: NM2), Thời gian lấy mẫu: 17/4/2019 - Quy trình quan trắc ngoàn hiện trường: Tùy theo yêu cầu mục đích lấy mẫu để nghiên cứu đánh giá, cần lựa chọn các hình thức lấy mẫu sau: + Hai hoặc nhiều mẫu trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ đã biết (gián đoạn hoặc liên tục) từ đó có thể thu được kết quả trung bình của đặc tính theo mong muốn, các tỉ lệ dựa trên các phép đo thời gian của dòng chảy. + Mẫu phải được tiến hành lấy mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng vận chuyển, mẫu trắng hiện trường song song với một chương trình lấy mẫu, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng và các sai số có thể gây ra do vô tình hay cố ý của kỹ thuật viên lấy mẫu. c/ Môi trường trầm tích: - Số lượng mẫu: Thực hiện lấy 02 mẫu nước đại diện (ký hiệu: TT1 và TT2) - Vị trí lấy mẫu: Mẫu trầm tích tại xóm Ngoài Tranh, Tức Tranh, Phú Lương. Tọa độ KĐ:105o71'32.4"; VĐ:21o60'41.7", (ký hiệu: TT1) Mẫu trầm tích tại xóm Thống Nhất 3,Vô Tranh, Phú Lương. Tọa độ KĐ:105o78'32.7"; VĐ:21o67'42.1", (ký hiệu: TT2) Thời gian lấy mẫu: 17/4/2019 - Quy trình quan trắc ngoàn hiện trường: + Nhân viên lấy mẫu tiếp cận điểm lấy mẫu. + Tính thực tiễn của việc lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị tự động nếu như chúng thích hợp. + Tính thực tiễn của việc can thiệp một cách an toàn vào một dòng bùn lỏng đang chảy hoặc bã lọc khi lấy mẫu thủ công. 39 + Bản chất thiết kế hầm hoặc bồn chứa theo tính chất phân tầng của bùn lỏng. - Các loại mẫu cơ bản bao gồm: + Mẫu tổ hợp lấy từ mẫu liên tục hoặc mẫu đơn lấy từ bùn gom, mẫu bùn lỏng hoặc bã bùn; + Mẫu đơn lấy một cách ngẫu nhiên từ một dòng bùn lỏng hoặc băng tải chở bã bùn, hoặc từ một điểm lấy mẫu từ đống bùn gom. Một loạt mẫu đơn, hoặc là mẫu bùn lỏng hoặc là mẫu bã bùn, được lấy theo chương trình và được phân tích riêng rẽ, là một cải tiến của kỹ thuật này. 2.4.4.2. Phương pháp phân tích Xác định hóa chất BVTV Clo hữu cơ trong mẫu nghiên cứu bằng phương pháp sắc kí khí sử dụng máy phân tích GC_MS, xác định hàm lượng từng loại thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong nước bằng phương pháp sắc kí khí chiết lỏng. a) Tổng quan phương pháp Mẫu sau khi được xử lý và loại bỏ yếu tố cản trở, mẫu được bơm vào buồng bơm mẫu bằng hệ thống bơm tự động. Tại buồng bơm mẫu, mẫu được hóa hơi và đi qua cột TR-5MS chiều dài 30m, đường kính 25µm tại đây các chất bị phân hủy thành các chất khác có tính đại diện cho mỗi chất. với lực hút giữu cột và các chất đi qua cột, các chất có ái lực khác nhau thì tách ra khỏi cột trong thời gian khác nhau. Sau khi ra khỏi cột dưới dạng ion các ion sẽ qua hệ thống đầu rò bẫy ion (MS), tại đây các chất sẽ được phát hiện bằng các ion đặc chưng cho từng chất thông qua thư viện phổ trên máy. b) Xử lý mẫu và chuẩn bị mẫu * Đối với mẫu nước - Chiết mẫu: Lắc kỹ mẫu và đong chính xác tất cả mẫu trong ống đong chia vạch dung tích 1l. Rót mẫu vào phễu chiết dung tích 2l. Rửa bình mẫu và ống đong bằng 60ml dietyl ete 15% hoặc metylen clorua trong hexan (1:4), rót dung môi này vào phễu chiết và lắc mạnh trong 2 phút, để các pha tách trong ít nhất 10 phút. 40 Nếu sự tách lớp không rõ ràng , cần thêm khoảng 10g NaCl và lắc trong vòng 2 phút. Tách lớp mẫu phía dưới và cho pha hữu cơ qua Na2SO4 và rửa bằng nhexan, làm như vậy với mẫu cần phân tích ít nhất 3 lần. Chuyển phần hữu cơ vào phễu chiết 500ml, tráng bình 3 lần mỗi lần bằng khoảng 10ml nhexan lắc mạnh trong vòng 3 phút. Thêm vào phễu chiết 20ml axit sunfuric đặc, cẩn thận lắc mạnh trong 2 phút. Chờ dung dịch phân lớp rõ ràng rồi tách bỏ lớp axit phía dưới, lặp lại thao tác này 3 lần, đến khi lớp axit không màu. Để loại bỏ phần axit dư, lắc phễu chiết 2 lần, mỗi lần với 50ml nước cất, tháo bỏ lớp nước phía dưới. Phần hữu cơ sau khi chiết cho vào bình cất quay trên bếp cách thủy 90- 95oC. Cô quay dịch chiết về thể tích khoảng 5ml. - Làm sạch dịch chiết bằng cột florisil: Mỗi cột được nhồi 10g florisil đã hoạt hóa bằng kỹ thuật nhồi cột ướt được đã được hoạt hóa bằng kỹ thuật nhồi cột ướt, florisil luôn được ngâm trong n-hexan. Phía dưới cột lót một lớp bông thủy tinh, chuyển florisil vào cột, gõ nhẹ thành cột và chô n-hexan chảy liên tục qua cột để làm lắng. thêm lên phía trên lớp florisil một lớp Na2SO4 khan dày khoảng 1 Cm, rửa cột bằng 100ml n- hexan đến khi dung môi chảy đến sát bề mặt chất rắn. Dùng pipet pasteur chuyển 5ml dịch chiết lên cột, cho hấp thụ từ từ vào cột. tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 2ml n-hexan rồi cho hấp phụ lên cột. cho phần dịch chảy đến sát bề mặt chất rắn. Rửa giải phân đoạn F1 bằng 100ml n-hexan để lấy các PCBs, sau đó phân đoạn F2 bằng 120ml hỗn hợp diclometan: n-hexan (1:4, v/v ) để lấy các OCPs. Điều chỉnh tốc độ chảy 1 giọt /giây, hứng vào 2 bình cầu riêng biệt. Cô quay trân không các phần dịch rử giải về thể tích 2ml. - Loại lưu huỳnh: Dùng pipet pasteur chuyển 2ml dịch rửa giải vào ống nghiệm. tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1ml n-hexan. 41 Dùng dây đồng đã hoạt hóa nhúng vào ống nghiệm chứa dung dịch mẫu, nếu mẫu chứa lưu huỳnh thì dây đồng sẽ chuyển thành mầu đen. Sau vài phút lấy giây đồng ra khỏi dung dịch mẫu, tráng giây đồng bằng vài giọt n-hexan. Tiếp tục hoạt hóa tới khi dây đồng sáng bóng và lặp lại thao tác loại lưu huỳnh đến khi dây đồng không bị chuyển mầu. Thêm vào ống nghiệm một ít Na2SO4 khan. - Cô đặc dung dịch mẫu: Chuyển dung dịch trong ống nghiệm vào ống nghiệm chia vạch, tráng ống nghiệm 3 lần, mỗi lần bằng khoảng 1ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nito sạch đến thể tích 1ml hoặc thấp hơn để hạ thấp giới hạn của phương pháp. Chuyển dung dịch mẫu sau khi cô vào vial 1,5ml bảo quản – 4 oC đến khi phân tích trên hệ thống GC-MS Trong 10 mẫu lựa chọn ngẫu nhiên 1 mẫu để đo lặp 3 lần. Cứ 10 mẫu chuẩn bị 1 mẫu thêm chuẩn như sau: Lấy 1l mẫu sau đó thêm 1ml dung dịch chuẩn 0,5mg/l. Mang xử lý mẫu rồi cô về thể tích 1ml. Khi đó nồng độ của HCBVTVchuẩn trong mẫu là 0,5mg/l. - Tính toán kết quả: Nồng độ của HCBVTV trong mẫu được tính như sau:. Chcbvtv = k.C Trong đó: - C: nồng độ HCBVTV đo được trên máy - K: hệ số pha loãng - Chcbvtv: tổng nồng độ HCBVTV trong mẫu - Kiểm soát số liệu: Công thức để tính hiệu suất thu hồi đánh giá mẫu thêm chuẩn: H = (Cspike – C)*100/Cchuẩn Trong đó: H: Hiệu suất thu hồi Cspike: Nồng độ HCBVTV đo được trên máy của mẫu thêm chuẩn C: Nồng độ HCBVTV đo được trên máy của mẫu gốc không thêm chuẩn 42 Cchuẩn: Nồng độ HCBVTV chuẩn thêm vào mẫu * Đối với mẫu đất và trầm tích - Tiền xử lý mẫu: Mẫu đất và trầm tích để khô tự nhiên đến khối lượng không đổi và tránh ánh sáng. Mẫu khô được nghiền mịn trong cối sứ và rây qua sàng cỡ 1mm. - Chiết mẫu: Lấy 20g mẫu chuyển vào bình nón 250 ml, thêm vào bình nón 150ml axeton đậy kín miệng bình lắc trên máy lắc trong 2 giờ, tốc độ lắc 300 vòng/phút. Chờ dịch triết cân bằng, chuyển toàn bộ dịch triết axeton qua phễu thủy tinh có giấy lọc vào phễu chiết ( có chứa sẵn 600ml nước , 100ml nhexan) tráng bã lọc ba lần tổng cộng bằng 50ml n-hexan, lắc mạnh trong 5 phút. Để phễu chiết ổn dịnh và phân lớp rõ ràng. Nếu sự tách lớp không rõ ràng , cần thêm khoảng 10g NaCl và lắc trong vòng 2 phút. Tách bỏ lớp muối và axeton phía dưới. rửa n-hexan trong phễu chiết 3 lần, mỗi lần bằng 100 ml nước cất, lắc mạnh trong 3 phút. Chờ phân lớp rõ ràng thì tách bỏ lớp nước phía dưới, Chuyển phần hữu cơ vào phễu chiết 500ml, tráng bình 3 lần mỗi lần bằng khoảng 10ml nhexan lắc mạnh trong vòng 3 phút. Thêm vào phễu chiết 20ml axit sunfuric đặc, cẩn thận lắc mạnh trong 2 phút. Chờ dung dịch phân lớp rõ ràng rồi tách bỏ lớp axit phía dưới, lặp lại thao tác này 3 lần, đến khi lớp axit không màu. Để loại bỏ phần axit du, lắc phễu chiết 2 lần, mỗi lần với 50ml nước cất, tháo bỏ lớp nước phía dưới. Phần hữu cơ sau khi chiết cho vào bình cất quay trên bếp cách thủy 90- 95oC Cô quay dịch chiết về thể tích khoảng 5ml. - Làm sạch dịch chiết bằng cột florisil: Mỗi cột được nhồi 10g florisil đã hoạt hóa bằng kỹ thuật nhồi cột ướt được đã được hoạt hóa bằng kỹ thuật nhồi cột ướt, florisil luôn được ngâm trong n-hexan. Phía dưới cột lót một lớp bông thủy tinh, chuyển florisil vào cột, gõ 43 nhẹ thành cột và chô n-hexan chảy liên tục qua cột để làm lắng. thêm lên phía trên lớp florisil một lớp Na2SO4 khan dày khoảng 1 Cm, rửa cột bằng 100ml n- hexan đến khi dung môi chảy đến sát bề mặt chất rắn. Dùng pipet pasteur chuyển 5ml dịch chiết lên cột, cho hấp thụ từ từ vào cột. tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 2ml n-hexan rồi cho hấp phụ lên cột. cho phần dịch chảy đến sát bề mặt chất rắn. Rửa giải phân đoạn F1 bằng 100ml n-hexan để lấy các PCBs, sau đó phân đoạn F2 bằng 120ml hỗn hợp diclometan: n-hexan (1:4, v/v ) để lấy các OCPs. Điều chỉnh tốc độ chảy 1 giọt /giây, hứng vào 2 bình cầu riêng biệt. Cô quay chân không các phần dịch rửa giải về thể tích 2ml. - Loại lưu huỳnh: Dùng pipet pasteur chuyển 2ml dịch rửa giải vào ống nghiệm. tráng bình cầu 3 lần, mỗi lần bằng 1ml n-hexan. Dùng dây đồng đã hoạt hóa nhúng vào ống nghiệm chứa dung dịch mẫu, nếu mẫu chứa lưu huỳnh thì dây đồng sẽ chuyển thành mầu đen. Sau vài phút lấy giây đồng ra khỏi dung dịch mẫu, tráng giây đồng bằng vài giọt n-hexan. Tiếp tục hoạt hóa tới khi dây đồng sáng bóng và lặp lại thao tác loại lưu huỳnh đến khi dây đồng không bị chuyển mầu. Thêm vào ống nghiệm một ít Na2SO4 khan. - Cô đặc dung dịch mẫu: Chuyển dung dịch trong ống nghiệm vào ống nghiệm chia vạch, tráng ống nghiệm 3 lần, mỗi lần bằng khoảng 1ml n-hexan. Cô dưới dòng khí nito sạch đến thể tích 1ml hoặc thấp hơn để hạ thấp giới hạn của phương pháp. Chuyển dung dịch mẫu sau khi cô vào vial 1,5ml bảo quản – 4 oC đến khi phân tích trên hệ thống GC-MS Trong 10 mẫu lựa chọn ngẫu nhiên 1 mẫu để đo lặp 3 lần. Cứ 10 mẫu chuẩn bị 1 mẫu thêm chuẩn như sau: Lấy 1l mẫu sau đó thêm 1ml dung dịch chuẩn 0,5mg/l. Mang xử lý mẫu rồi cô về thể tích 1ml. Khi đó nồng độ của HCBVTVchuẩn trong mẫu là 0,5mg/l. - Tính toán kết quả: 44 Nồng độ của HCBVTV trong mẫu được tính như sau:. C*a Chcbvtv = m Trong đó: - a: thể tích cô trước khi đem phân tích (ml). - C: nồng độ HCBVTV đo được trên máy - m: khối lượng mẫu đem chiết. - Chcbvtv: tổng nồng độ HCBVTV trong mẫu - Kiểm soát số liệu: Công thức để tính hiệu suất thu hồi đánh giá mẫu thêm chuẩn: H = (Cspike – C)*100/Cchuẩn Trong đó: H: Hiệu suất thu hồi Cspike: Nồng độ HCBVTV đo được trên máy của mẫu thêm chuẩn C: Nồng độ HCBVTV đo được trên máy của mẫu gốc không thêm chuẩn Cchuẩn: Nồng độ HCBVTV chuẩn thêm vào mẫu 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu Xử lý số liệu điều tra, thống kê bằng phần mềm Microsofp Excel lập các bảng biểu, đồ thị. 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương 3.1.1. Vị trí địa lý Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía Bắc. Năm 2015, huyện có tổng diện tích tự nhiên 36.761,73 ha với 16 đơn vị hành chính. Tuy nhiên ngày 18/8/2017 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Nghị Quyết số 422/NQ-UBTVQH14 ngày 18/8/2017 về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thành lập 02 phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, theo đó toàn bộ ranh giới và diện tích tự nhiên 1.690,51 của xã Sơn Cẩm được điều chuyển về thành phố Thái Nguyên do đó hiện nay huyện Phú Lương có 15 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và 13 xã với tổng diện tích tự nhiên là 35.071,22 ha [37] 46 Hình 3.1. Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.1.2. Địa hình Phú Lương nằm trong hệ kiến tạo hình thành địa hình của tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương thuộc phần cuối của cánh cung Ngân Sơn. Cho nên, đồi núi của Phú Lương có độ cao vừa phải, ngoài một số núi đá vôi thì phần nhiều là các đồi núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn thoải, dạng đồi bát úp, hoặc là được khai phá thành các ruộng bậc thang như hiện nay. Có thể nói địa hình Phú Lương bao gồm có ba vùng rõ rệt đó là: Vùng núi cao bao gồm các dãy núi cao nằm ở phía Bắc của huyện. Đây là vùng có địa hình cao, chia cắt phức tạp do quá trình Castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500m – 1000m, độ dốc khoảng 25° - 30°. Phân bố chủ yếu ở một số xã như: Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Lạc, Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương. Vùng đồi cao và núi thấp 47 là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao ở phía Bắc và vùng gò đồi ở phía Nam. Vùng này bao gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dãy đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và thung lũng. Được phân bố chủ yếu ở thị trấn Đu, xã Phấn Mễ, xã Động Đạt, xã Vô Tranh... Vùng này thường có độ cao trung bình từ 100m - 300m, độ dốc khoảng 15° - 25°. Vùng gò đồi thường tập trung ở phía Nam của huyện, là vùng thấp và đồng bằng. Địa hình tương đối bằng phẳng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng gò đồi được phân bố chủ yếu ở Giang Tiên, Cổ Lũng. Độ cao trung bình từ 30m – 50m, độ dốc dưới 10°. Hơn nữa với việc phân bố địa hình khá rõ nét thành các 23 khu riêng biệt đã tạo điều kiện thuận tiện cho việc phân vùng kinh tế trong huyện với 4 vùng đó là: Tiểu vùng phía Bắc: Gồm 3 xã phía Bắc: Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Vùng này thích hợp cho phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ; khai thác vật liệu xây dựng; sản xuất lương thực, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Tiểu vùng phía Tây: Gồm các xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý. Vùng này thích hợp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp; sản xuất lương thực hình thành vùng lúa đặc sản; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản; đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử; khai thác và chế biến khoáng sản. Tiểu vùng phía Đông: Gồm 4 xã Yên Lạc, Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh. Vùng này có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông, lâm, thủy sản, hình thành vùng sản xuất chè trọng điểm, chè an toàn, chè đặc sản; sản xuất lương thực, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, thuỷ sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; khai thác vật liệu xây dựng. Tiểu vùng phía Nam: Gồm thị trấn Đu, Giang Tiên, các xã Động Đạt, Phấn Mễ, Cổ Lũng. Đây là vùng kinh tế phát triển chính của huyện. Tập trung quy hoạch thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ; quy hoạch hình thành khu trung tâm thương mại ở một số vị trí trọng điểm; tôn tạo, mở rộng quần thể khu di tích lịch sử Đền Đuổm; khai thác, 48 chế biến khoáng sản; sản xuất lương thực, giống lúa; phát triển các khu chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. 3.1.3. Về khí hậu Phú Lương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa đông lạnh và hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi tới 30oC, thường xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô; mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nắng đạt khoảng 27,20C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, có năm lên tới 28 ÷ 29oC; nhiệt độ bình quân trong mùa đông khoảng 20oC, thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,6oC. - Chế độ mưa: Phú Lương có lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 2.000 – 2.100mm/năm. Mưa thường tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, có thể chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa cả năm; tháng 7 có lượng mưa lớn nhất, bình quân 410 ÷ 420mm/tháng. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng mưa ít, lượng mưa khoảng 24 – 25mm/tháng. - Độ ẩm: Phú Lương có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 ÷ 84%. - Nắng: Phú Lương có số giờ nắng khá cao trung bình 5 ÷ 6 giờ/ngày (đạt khoảng 1.630 giờ/năm), năng lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, và tháng số giờ nắng thấp vào tháng 1, tháng 2. - Gió: Phú Lương có 2 hướng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 ÷ 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người. 49 Nhìn chung, điều kiện khí hậu Phú Lương có khả năng phát triển nhiều loại cây trồng: cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng hoặc nông, lâm kết hợp...có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây trồng khác nhau, đồng thời tạo chế độ che phủ quanh năm [37]. 3.1.4. Về thủy văn Phú Lương có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, (bình quân 0,2km/km2), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện. Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm, mùa mưa nước dồn nhanh về các sông chính tạo nên dòng chảy xiết, lũ, ngập các tuyến đường. - Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu vực phía Bắc của huyện, nhánh chính dài khoảng 10km. - Sông Đu được tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc xã Hợp Thành và một nhánh từ phía Bắc xã Động Đạt. Hai nhánh gặp nhau ở phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km. - Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Đông của Phú Lương qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Lương dài 17 km vừa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam huyện vừa là một trong những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện [37]. 3.1.5. Tài nguyên đất Tài nguyên đất đai của Phú Lương khá đa dạng về nhiều loại đất nhưng trong đó chủ yếu là đất ferarit, đất đá vôi, đất ruộng. Đặc điểm đất đai của Phú Lương phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của đá mẹ và lớp phủ thực vật. Đá mẹ được cấu tạo chủ yếu bằng các loại khoáng có tính bazơ hoặc trung tính. Trên thực tế đất nào có lớp phủ thực vật thì đất đai phì nhiêu hơn do đất quanh năm được giữ ẩm. Ngoài ra, ở Phú Lương đất đai còn có các loại đất ruộng khác như: đất cát pha, đất thịt, đất bùn,...khu vực đất đồi rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công 24 nghiệp như chè, cà phê,...và các loại cây dược liệu như quế, 50 hồi,...Trong đó thì cây chè là loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng của Phú Lương. Ngoài ra đây còn là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lấy gỗ khác như: keo, bạch đàn, mỡ,...Vùng đồi còn là nơi rất thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê. Vùng đất ruộng và những bãi bồi ven sông là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực trong đó quan trọng nhất là cây lúa nước, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn, lạc, đậu tương... Địa hình Phú Lương chủ yếu là đồi núi, chia cắt phức tạp, không có các cánh đồng rộng và bằng phẳng như các huyện khác trong tỉnh. Yếu tố này gây khó khăn trong công tác quy hoạch đất đai và việc sử dụng hiệu quả đất đai trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế của huyện. Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện, trên địa bàn huyện Phú Lương có 13 loại đất chính [37] sau: - Đất phù sa được bồi: Diện tích khoảng 37 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh. - Đất phù sa không được bồi: Diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu. - Đất phù sa ngòi suối: Diện tích khoảng 1.381 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lương. - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích khoảng 468 ha, phân bố tập trung ở xã Hợp Thành. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 193,00 ha, phân bố tập trung ở khu vực xã Phấn Mễ và thị trấn Đu. - Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 527,00 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh. - Đất Bạc màu: Diện tích khoảng 312,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Đổ, Cổ Lũng. - Đất Nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích khoảng 1.496,00 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu. 51 - Đất Nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích khoảng 881,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc. Chủ yếu phân bố ở độ dốc trên 200. - Đất Vàng nhạt trên đá cát: Diện tích khoảng 4.731 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Động Đạt, Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thường phân bố ở độ dốc 10 ÷ 200 và thường có tầng đất mỏng. - Đất đỏ Vàng trên phiến thạch sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác của huyện, diện tích khoảng 13.050 ha, (chiếm khoảng 40% diện tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15 ÷ 250, đa số diện tích có tầng dày 50 ÷ 70cm, tương đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông - lâm kết hợp. - Đất nâu đỏ trên đá mác Mabazơ và trung tính: Diện tích khoảng 4.187 ha, phân bố ở khu vực phía bắc xã Yên Ninh, phía tây xã Phấn Mễ, Phủ Lý - Yên Lạc và khu vực thị trấn Đu. Loại đất này thường có độ dốc cao 20 ÷ 250. - Đất đỏ Vàng trên đá biến chất: Diện tích khoảng 1.900 ha, phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thường có độ dốc 20 ÷ 250, độ phì khá, thích hợp với trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả). Bảng 3.1: Các loại đất chính của huyện Phú Lương Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất phù sa được bồi Pb 37,5 0,11 Đất phù sa không được bồi P 400 1,17 Đất phù sa ngòi suối Py 1.381,35 4,03 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 468,75 1,37 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 193,75 0,56 Đất dốc tụ D 5.275,00 15,37 Đất bạc màu B 312,5 0,91 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.496,87 4,36 Đất nâu đỏ trên đá vôi Fv 881,25 2,56 52 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 4.731,25 13,79 Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét Fs 13.050,00 38,03 Đất nâu đỏ trên mác ma bazơ T.tính Fk 4.187,50 12,2 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 1.900,0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_thuc_trang_va_giai_phap_quan_ly_chat_thai.pdf
Tài liệu liên quan