Lời cam đoan. I
Lời cảm ơn. II
Danh mục bảng. IV
Danh mục hình. V
Danh mục từ viết tắt. VI
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề . . . 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu . . 2
2.1. Mục tiêu: 2
2.2. Nội dung nghiên cứu:. . 2
3. Cở sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn: . . 3
3.1. Cơ sở khoa học: . 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . . 4
1.1. Tổng quan về cây họ Dầu . . 4
1.2. Loài Vên vên . . . 5
1.3. Đặc điểm nơi sống của loài Vên vên tại mỗi địa điểm khảo sát được
mô tả như sau: . 7
1.4. Các nghiên cứu đa dạng di truyền loài Dầu . . 11
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 11
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 14
1.5. Đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử. 16
1.5.1. Quần thể và tính đa dạng di truyền của quần thể . 16
1.5.2. Một số kỹ thuật trong nghiên cứu đa dạng di truyền và tiến hóa phân
tử. 17
71 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tính đa dạng di truyền loài vên vên (anisoptera costata) đang bị đe dọa trong rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hệ sinh thái. Đa dạng
di truyền: là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể
bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa
các quần thể. Đa dạng loài: là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các
hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê. Đa
dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở trên cạn
cũng như ở dưới nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống các sinh
vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện quá trình trao đổi vật
chất, năng lượng và thông tin.
Nơi sống của mỗi loài được thiết lập trong quá trình hình thành loài. Phân
cắt xảy ra khi nơi sống bị chia nhỏ và bị cô lập với nhau tạo nên sự phá vỡ nơi
sống. Tác nhân gây ra phân cắt bao gồm mở rộng đất nông nghiệp, khai thác
quá mức nguồn tài nguyên sinh vật và xây dựng các khu dân cư. Phân cắt đe
doạ đến tính thống nhất sinh thái đã được hình thành trong lịch sử phát triển
loài và là một trong những nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng.
Suy giảm diện tích nơi sống ảnh hưởng đến kích thước quần thể và phân
bố lại các mảnh nơi sống còn lại sẽ ảnh hưởng đến sự phát tán của loài. Hậu
quả của quá trình phân cắt thường làm hệ sinh thái suy giảm chức năng và mất
nơi sống. Các quần thể nhỏ và bị cô lập trong các mảnh nơi sống còn lại dễ bị
tổn thương và ít có khả năng thích nghi khi điều kiện môi trường sống của
chúng bị thay đổi. Tất nhiên, hậu quả sẽ dẫn đến mất tính đa dạng di truyền ở
cả 2 mức độ quần thể và loài và cuối cùng nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng.
1.5.2. Một số kỹ thuật trong nghiên cứu đa dạng di truyền và tiến hóa phân
tử
Nhờ sự phát triển của các kỹ thuật sinh học phân tử, như: RAPD, AFLP,
RFLP, SSR, SNP, cho phép con người có thể đánh giá mối quan hệ di truyền
giữa các cá thể, quần thể và các xuất xứ sinh vật một cách nhanh chóng [30, 31,
32]. Trong đó, chỉ thị RAPD là một trong những chỉ thị đã được sử dụng khá
phổ biến để đánh giá đa dạng di truyền ở nhiều loài cây rừng, như: Lim xanh
18
[33], cây họ Dầu [34], Sao lá hình tim (Hopea cordata Vidal) [35], họ Song
mây [36, 37], Sao mạng Cà Nà (Hopea reticulate Tardicu) [38], Tràm bản địa
(Melaleuca cajuputi) [39] và Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) [40].
Kỹ thuật RAPD
RAPD (Random Amplified Polymorphism DNA – đa hình các đoạn
DNA được khuếch đại ngẫu nhiên) do William phát minh năm 1990. Phương
pháp này đã sử dụng cùng một số mồi ngẫu nhiên (mồi ngẫu nhiên là các đoạn
oligo nucleotide bao gồm khoảng 7 đến 12 Nucleotide) nhằm thực hiện phản
ứng PCR để nhân các đoạn DNA đặc trưng của các mẫu nghiên cứu. Nếu các
mẫu nghiên cứu có bộ gen giống nhau hoàn toàn, sản phẩm PCR thu được gồm
các đoạn DNA hoàn toàn giống nhau về kích thước và cấu trúc. Khi bộ gen của
các mẫu nghiên cứu có sự khác biệt nhau, kết quả PCR sẽ nhân được các đoạn
khác biệt nhau [36]. Những thuận lợi của RAPD về mặt kỹ thuật là dễ thực hiện
và dễ thành công, không cần biết trước trình tự bộ gen của đối tượng cần nghiên
cứu, dễ thao tác, chất lượng DNA khuôn không cần độ tinh sạch cao, thời gian
thực hiện nhanh, khả năng nhân bản cao. Chi phí để thực hiện kỹ thuật này
tương đối thấp. Trong nghiên cứu, để đánh giá tính đa dạng di truyền và nhận
diện chỉ thị phân tử ngoài việc sử dụng kỹ thuật RAPD thì cần phải kết hợp
thêm các kỹ thuật cao cấp khác để sản phẩm có độ tin cậy cao. Kỹ thuật RAPD
cũng có những hạn chế nhất định. Điển hình như độ chính xác, tính ổn định
không cao, khả năng xuất hiện các băng đa hình thấp và độ tin cậy thấp.
Kỹ thuật RFLP
RFLP (Restriction fragment length Polymorphism – chiều dài các đoạn
DNA đa hình được cắt bởi các enzyme giới hạn). Kỹ thuật này sử dụng đặc
điểm của các enzyme giới hạn khác nhau, tạo nên các đoạn cắt DNA khác nhau
được nhận biết bằng điện di đồ. Bản đồ di truyền cho kết quả RFLP có sự chính
xác cao, thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu sự khác biệt trong cấu
trúc bộ gene của các cá thể, các loài sinh vật, nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa các
mẫu nghiên cứu, xác định nguồn gốc hoặc mức độ tiến hóa giữa của các loài
sinh vật [36]. Kỹ thuật này được dùng rộng rãi từ đầu thập niên 80 đến nay. Kỹ
19
thuật RFLP được sử dụng cho một số tính trạng để kiểm tra sự phân ly di truyền
dựa theo quy luật Mendel, hoặc được ứng dụng trong chọn giống động vật,
chọn giống thực vật hoặc so sánh sự khác nhau giữa các cá thể, các loài sinh
vật,... Kỹ thuật RFLP được thực hiện trên nguyên lý cắt enzyme giới hạn. DNA
của mẫu nghiên cứu sau khi được tách chiết và tinh sạch sẽ được cắt với cùng
1 số loại enzyme giới hạn. Mỗi enzyme giới hạn sẽ nhận biết và đồng thời cắt
đặc hiệu DNA ở những vị trí xác định. Vì vậy, các bộ gen có cấu trúc khác nhau
sẽ cho ra số lượng và kích thước các đoạn cắt DNA khác nhau, những bộ gen
giống nhau thì sẽ cho ra số lượng, kích thước các đoạn cắt giống nhau, kích
thước và số lượng các đoạn cắt này sẽ quan sát được trên điện di đồ.
Kỹ thuật SSR
SSR (simple sequence repeat) hay còn gọi là vi vệ tinh (Microsatellite),
là những đoạn trình tự DNA đơn giản lặp lại nối tiếp và chỉ gồm 1 – 6 bp. Các
SSR trong cơ thể sinh vật nhân chuẩn là phổ biến ở cả động vật và thực vật.
Tuy nhiên, tùy vào từng loài mà số lượng các nucleotide ở mỗi đơn vị lặp lại
có thể thay đổi từ một đến hàng chục và số lượng đơn vị lặp lại có thể biến đổi
từ hai đến hàng chục lần hoặc có thể nhiều hơn. Chỉ thị phân tử SSR được sử
dụng phổ biến trong chọn giống, lập bản đồ gen có ích, xây dựng bản đồ di
truyền, nghiên cứu di truyền liên kết hay di truyền quần thể.
Các loại SSR bao gồm:
Satellite là đoạn trình tự lặp lại 1 lần mà có thể cấu tạo tới vài phần
trăm của genome kích thước có thể lớn tới 5 Mb. Thường tập trung ở vùng tâm
động của nhiễm sắc thể do đó nó ít khi được sử dụng nhiều trong quá trình lập
bản đồ gen ở gần vùng tâm động.
Minisatellite có mặt tại hàng trăm hoặc hàng nghìn vị trí khác nhau
trên genome mà ở đó một đơn vị được lặp lại từ 0,5 kb cho tới 30 kb. Để phát
hiện ra, người ta có thể dùng phương pháp mẫu dò phóng xạ. Những thông tin
này phải tạo nên thông tin đặc biệt riêng cho từng cá thể như kiểu “dấu vân tay”
ở người. Nó được sử dụng với mục đích xác định mối quan hệ trong gia đình
và nguồn gốc của các mẫu vật.
20
Microsatellite là các đoạn lặp lại ngắn 3 – 6 bp và kích thước mỗi
locus là 15 – 100 bp. Được sử dụng nhiều bởi vì nó đơn giản hơn, phân bố đều
trên genome. Các thông tin về đa allele của một locus trên nhiều locus cùng
một lúc có thể phân tích một cách đơn giản và nó có thể đủ lớn cho các phương
pháp thống kê để đưa ra nhiều thông tin bổ ích về cấu trúc quần thể, phả hệ,
khoa học hình sự. Có tính đa dạng rất cao là những allele đồng trội nó có các
tính chất cần thiết cho một marker. Tần số đột biến lớn, nó tuân theo quy luật
mendel, vị trí của nó trên nhiễm sắc thể có thể xác định được bằng PCR từ một
lượng DNA rất nhỏ.
Thuận lợi to lớn của phương pháp phân tích SSR này mang lại là biểu
hiện số lượng lớn băng đa hình. Có khả năng phân biệt được các cá thể khi có
sự kết hợp với các locus làm cho phương pháp này rất hữu dụng trong các thí
nghiệm phân tích mối quan hệ di truyền. SSR là marker đồng trội, do đó, dị hợp
tử có thể được xác định một cách dễ dàng trong quá trình thực nghiệm. Tính
đồng trội của SSR sẽ gia tăng được sự hiệu quả và độ chính xác của các phép
toán di truyền quần thể dựa trên những marker này so với những marker khác
như RAPD và AFLP. Hơn nữa, việc xác định dị hợp tử ở thế hệ F1 sẽ làm cho
những phân tích phả hệ, sự lai giống, dòng gen trở nên dễ dàng hơn. Hạn chế
của chỉ thị này là quá trình thiết kế primer chi phí cao liên quan đến trình tự
mồi chính xác cho loài quan tâm không hề có sẵn.
21
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 109 mẫu vỏ cây hoang dã thuộc 5 quần thể
loài Vên vên (Anisoptera costata) thu ở rừng phòng hộ Tân Phú (tỉnh Đồng
Nai), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đồng Nai (Đồng Nai), Vườn Quốc gia Cát Tiên
(Đồng Nai), Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh) và Vườn Quốc gia
Bù Gia Mập (Bình Phước) (Bảng 2.1 và Hình 2.1). Mẫu vỏ cây được thu thập
từ cây trưởng thành với đường kính trên 30 cm. Mẫu được thu ngẫu nhiên dọc
theo tuyến khảo sát dài khoảng 3 km.
Bảng 2.1. Địa điểm và số mẫu thu thập cho nghiên cứu
Quần thể Địa điểm
Số
mẫu
Tọa độ
Độ cao so
với mặt
biển (m)
TPH
Rừng phòng hộ Tân
Phú (Đồng Nai)
23
11ᴼ06’
Bắc
107ᴼ25’
Đông
116 – 127
BGM
Vườn Quốc gia Bù
Gia Mập (Bình
Phước)
19
11ᴼ13’
Bắc
107ᴼ10’
Đông
400 – 450
CAT
Vườn Quốc gia Cát
Tiên (Đồng Nai)
20
11ᴼ44’
Bắc
107ᴼ27’
Đông
110 – 120
MDA
Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Văn hóa
Đồng Nai (Mã Đà)
22
11ᴼ07’
Bắc
107ᴼ09’
Đông
98 – 119
LGXM
Vườn Quốc gia Lò
Gò – Xa Mát (Tây
Ninh)
25
11ᴼ21’
Bắc
106ᴼ02’
Đông
10 – 20
22
Hình 2.1. Bản đồ địa điểm thu mẫu
2.1.2. Thiết bị và hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu
Cối, chày sứ, ống eppendorf 1,5ml và 2ml, đầu côn pipet các loại đều
được hấp vô trùng.
Một số thiết bị khác như máy li tâm lạnh, bể điện di và bộ nguồn, máy
chụp ảnh gel, máy ổn nhiệt, máy soi UV, máy khuấy (votex) và lò vi sóng.
Hóa chất tách chiết đã được sử dụng bao gồm: ni tơ lỏng, CTAB (Cetyl
trimethyl ammonium bromide), Tris – HCl (pH = 8,0), NaCl, ETDA (Etylen
Diamin Tetra Acetic), hỗn hợp phenol – chloroform – isoamyl alcohol
(25:24:1), ethanol 75%, Isopropanol, agarose 0,8%, acrylamide, bis –
acrylamide, TAE 1x, loading dye 6x và redgel.
23
2.1.3. Hóa chất và công thức pha
Các hóa chất và công thức pha được trình bày ở các bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Công thức pha dung dịch đệm rửa (washing buffer) 10ml
STT Tên hoá chất Nồng độ gốc
Nồng độ làm
việc
Lượng
pha
1 Tris – HCl 1 M 100 mM 1000 µl
2 EDTA 0,5 M 5 mM 100 µl
3
Sodium metabisulfit
(NaH2PO4)
0,5% 0,05 g
4 H2O Dẫn H2O đến 10 ml
Bảng 2.3. Công thức pha đệm CTAB (Cetyl trimethyl ammonium
bromide) 10ml
STT Tên hoá chất Nồng độ gốc Nồng độ làm việc Lượng pha
1 NaCl 3 M 1,5 M 5000 µl
2 Tris – HCl 1 M 100 mM 1000 µl
3 EDTA 0,5 M 20 mM 400 µl
4 CTAB 4% 0,4 g
5 PVP 10% 1 g
6 H2O Dẫn H2O đến 10 ml
24
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu vỏ cây Vên vên
Mẫu Vên vên sẽ được thu từ phần thân cây (vỏ cây). Sau khi thu nhận
được, mẫu Vên vên sẽ được bảo quản trong túi ni lông chứa silicagel tại thực
địa và tủ -20OC trong phòng thí nghiệm trước khi tiến hành tách chiết DNA
tổng số.
2.2.2. Phương pháp tách chiết DNA tổng số
DNA tổng số được tách chiết từ các mẫu vỏ thân cây theo phương pháp
của Doyle & Doyle (1987) có cải tiến cho phù hợp với điều kiện phòng thí
nghiệm [41].
2.2.3. Phương pháp định lượng DNA
Quang phổ kế cho phép định lượng tương đối nồng độ DNA có trong
mẫu. Vì vậy, DNA tổng số sẽ được định lượng trên máy Nanodrop hoặc điện
di trên gel agarose 0,8%. Sau khi loại RNA bằng enzyme RNAase, nồng độ
DNA sẽ được pha loãng đến 10ng/µl.
2.2.4. Quy trình tiến hành tách chiết DNA gồm các bước sau đây:
Bước 1: Lấy khoảng 200 mg mẫu. Nghiền mẫu với nitơ lỏng bằng cối
chày sứ vô trùng thành dạng bột mịn và chuyển ngay vào ống eppendorf 2 ml.
Mỗi ống eppendorf chứa khoảng 10mg bột nghiền.
Bước 2: Bổ sung 800 µl đệm rửa vào ống eppendorf 2 ml, votex tạo
thành dịch đồng nhất. Ly tâm 13000 v/p trong 5 phút. Loại bỏ dịch nổi (lặp lại
bước này 1 – 2 lần).
Bước 3: Bổ sung 800 µl đệm tách chiết, đảo nhẹ tạo thành hỗn hợp đồng
nhất, ủ 1 tiếng ở 65oC (thỉnh thoảng đảo đều).
Bước 4: Để nguội 5 phút ở nhiệt độ phòng.
Bước 5: Bổ sung 800 µl hỗn hợp phenol : chloroform : isoamylalcohol
(25:24:1), votex để tạo thành dịch đồng nhất. Ly tâm 13000 v/p trong 15 phút,
hút dịch nổi cho vào ống eppendorf 1,5 ml mới.
Bước 6: Bổ sung 800 µl chloroform : isoamylalcohol (24:1), votex để
tạo dịch đồng nhất. Ly tâm 13000 v/p trong 15 phút, hút dịch nổi cho vào ống
eppendorf 1,5 ml mới.
25
Bước 7: Bổ sung Isopropanol lạnh vào mẫu theo tỷ lệ (Vmẫu : Visopropanol
= 1:1) đảo nhẹ để ở tủ - 20ᴼC trong 1 tiếng rưỡi.
Bước 8: Sau khi lấy trong tủ âm ra mang đi ly tâm ngay, ly tâm 13000
v/p trong 15 phút ở 4ᴼC, loại bỏ dịch nổi, thu tủa.
Bước 9: Bổ sung 700 µl cồn 70%. Ly tâm 13000 v/p trong 15 phút ở 4ᴼC,
loại cồn thu tủa (lặp lại từ 1 – 2 lần).
Bước 10: Làm khô DNA ở nhiệt độ phòng. Hoà tan DNA trong 100 µl
H2O deion.
Bước 11: Bổ sung 2 µl RNase (10 mg/ml), ủ ở 37ᴼC trong 1 giờ.
Bước 12: Điện di kiểm tra kết quả trên gel Agarose 0,8%
Bước 13: Cất mẫu vào tủ lạnh ở - 20ᴼC để bảo quản
2.2.5. Phương pháp PCR
Cách tiến hành
Nồng độ DNA của các mẫu sẽ được định lượng bằng máy
Nanodrop 2000 để khi đưa mẫu vào mỗi ống phản ứng thì thể tích DNA khuôn
luôn xấp xỉ nhau trong tổng thể tích 15 µl/phản ứng.
Chu trình nhiệt được thực hiện trên máy Gene PCR system 9700
(Bảng 2.5). Phản ứng PCR được tiến hành trong thể tích là 15 µl trong đó chứa
các thành phần và nồng độ của các chất tham gia phản ứng được trình bày ở
bảng 2.4.
Bảng 2.4. Các thành phần phản ứng PCR
Thành phần phản ứng
Thể tích
(µl)
Nước khử ion vô trùng 1
Master Mix Dream Taq Green 2X 7,5
Primer SSR_F (100 pmol/µl) 1,25
Primer SSR_R (100 pmol/µl) 1,25
DNA mẫu 4
Tổng thể tích 15
26
Bảng 2.5. Chu trình phản ứng PCR
Bước Phản ứng Nhiệt độ (ᴼC) Thời gian Chu kỳ
1 Biến tính 94 3 phút
35
2 Biến tính 94 30 giây
3 Gắn mồi 54 30 giây
4 Kéo dài chuỗi 72 30 giây
5
Hoàn tất kéo dài
chuỗi
72 10 phút
6 Kết thúc phản ứng 4 ∞
Bảng 2.6. Trình tự mồi sử dụng trong nghiên cứu đa dạng di
truyền loài Vên vên
TT Mồi Trình tự mồi (5’-3’)
Số nucleotide
lặp lại
Kính thước
sản phẩm (bp)
Nhiệt độ
bắt cặp
(OC)
Nguồn
trích dẫn
1 Dipt1
F: ATGCTTACCACCAATGTGAATG
R: CTCGCAGCAGAACAACTTTCTA
(GA)6 117 – 153 54
Isagi et
al., 2002
2 Dipt2
F: TAGGGCATATTGCTTTCTCATC
R: CTTATTGCAGTCATCAAGGGAA
(AG)15 219 – 249 54
Isagi et
al., 2002
3 Dipt3
F: TGGCAAACAAGCTACTGTTCAT
R: CAT GGG TTAGCAACCTACACA
(TA)8
169 – 205
52
Isagi et
al., 2002
4 Dipt4
F: CTT CCC TAA ATT CCC CAA TGT T
R: TAATGGTGTGTGTACCAGGCA
(AG)15
198 – 216
55
Isagi et
al., 2002
5 Dipt5
F: ACAATGAAACTTGACCACCCAT
R: CAAAAGGACATACCAGCCTAGC
(GA)24 212 – 240 55
Isagi et
al., 2002
6 Dipt6
F: GCT ATT GGC AAG GAT GTT CA
R: CTT ATG AGA TCA ATT TGA CAC
(CT)8(CA)10
CT(CA)4CTCA
148 – 212
56
Terauchi,
1994
7 Dipt7
F: ATG TCC ATG TTT GAG TG
R: CAT GGA CAT AAG TGG AC
(CT)8CA(CT)5
CACCC(CTCA)3
CT(CA)10
168 – 218
54
Isagi et
al., 2002
8 Dipt8
F: ATC TGT TCT TCT ACA AGC C
R: TTA GAA CTT GAG TCA GAT AC
(CT)4TT(CT)5
156 – 192
54
Ujino et
al., 1998
27
2.2.6. Phương pháp điện di
Điện di trên gel agarose
Điện di trên gel áp dụng trong sinh học phân tử là một kĩ thuật để phân
tích các phân tử DNA, RNA hay protein dựa trên các đặc điểm vật lý của chúng
như kích thước, hình dạng hay điểm đẳng điện tích (isoelectric point). Kĩ thuật
này sử dụng một dung dịch đệm (buffer) để dẫn diện và tạo điện trường đều,
một bản gel (thường là agarose hay polyacrylamide) đóng vai trò là thể nền để
phân tách các phân tử, và các chất nhuộm khác nhau (ethidium bromide, bạc,
xanh Coomassie) để phát hiện vị trí các phân tử trên gel sau khi điện di. Kĩ
thuật điện di hoạt động nhờ vào lực kéo của điện trường tác động vào các phân
tử tích điện và kích thước lỗ của thể nền (gel). DNA là đại phân tử sinh học
mang điện tích âm, khi đặt trong môi trường có điện trường các phân tử DNA
có kích thước khác nhau sẽ di chuyển từ cực âm sang cực dương với tốc độ
khác nhau tùy thuộc vào kích thước. Gel agarose là loại gel được sử dụng phổ
biến và thông dụng nhất, thao tác đơn giản, thường được sử dụng để phân tích
những đoạn DNA có kích thước khoảng 0,5 – 20 kb. Chúng tôi thực hiện điện
di kiểm tra DNA tổng số và sản phẩm PCR trên gel Agarose 0,8%; sử dụng
đệm TAE 1X, nhuộm gel bằng GelRedTM Nucleic Acid gel Stain, thực hiện trên
thiết bị điện di của hãng Biorab.
Điện di gel Polyacrylamide.
Điện di sản phẩm PCR trên gel Polyacrylamide 6% trong 100 ml dung
dịch đệm TAE 1X, nhuộm bằng GelRedTM Nucleic Acid gel Stain và chụp ảnh
trên máy soi gel của hãng CLEARVER.
Các bước tiến hành pha nồng độ gel polyacrylamide 6% như sau:
- Chuẩn bị dung dịch: 30% acrylamide (gồm bis – acrylamide), TAE 1X,
10% ammonium persulphate.
- Lau sạch hai tấm kính dùng làm khuôn gel và miếng đêṃ bằng
KOH/methanol hoặc ethanol. Xử lý bề mặt của hai tấm kính bằng dung dịch
silicon để ngăn gel dính chặt vào hai tấm kính gây rách gel lúc lấy nó ra khỏi
khuôn sau khi điện di xong.
28
- Tính toán thể tích của các dung dịch dùng để tạo polyacrylamide gel
trên cơ sở kích thước tấm kính, độ dày của miếng đệm.
- Bổ sung 20 µl TEMED vào mỗi 60 ml dung dịch tạo polyacrylamide
gel, trộn hỗn hợp bằng cách vortex. Rót dung dịch tạo gel vào giữa hai tấm kính.
Gắn nhanh lược vào, tránh bọt khí ở răng lược (giếng). Đỉnh của răng lược phải
hơi cao hơn mép gel. Nếu cần, bổ sung một ít dung dịch tạo gel để làm đầy mép
gel.
- Cho phép acrylamide polymer hóa trong khoảng 60 phút ở nhiệt độ
trong phòng, bổ sung thêm dung dịch tạo gel nếu thấy gel co vào nhiều.
- Sau khi polymer hóa hoàn toàn, rút lược cẩn thận, tháo băng dính ra
khỏi đáy khuôn gel. Gắn khuôn gel vào buồng điện di và làm đầy buồng điện
di bằng đệm TAE 1X, dùng pipette để phá các bọt khí ra khỏi đáy gel và các
giếng bằng đệm TAE 1X.
- Trộn các mẫu DNA với một lượng thích hợp của đệm 6x gel – loading
dye. Đặt mẫu vào trong giếng bằng micropipette.
- Đưa bản gel vào bể điện di trong khoảng 1 tiếng rưỡi với hiệu điện thế
120V và cường độ dòng điện là 150V.
- Chụp ảnh gel dưới đèn UV.
2.2.7. Mã hóa số liệu và xử lí số liệu
Mã hóa số liệu
Để có thể mã hóa số liệu phân tích hình ảnh điện di đồ, cần phải nhập số
liệu vào file excel. Sau đó, sử dụng một số phần mềm như GenAlex 6.5 hay
Structure 3.2.1, để đọc số liệu. Ở phần mềm này, việc kí hiệu sự suất hiện
allele thường là kích thước allele.
Mã hoá các phổ điện di cho mỗi bản gel được tiến hành cẩn thận và thí
nghiệm được lặp lại cho đến khi đạt được kết quả
Xử lí số liệu
Việc kiểm định giả thiết cho các locus đa hình và giữa các quần thể được
thực hiện ở mức ý nghĩa p = 0,05 và phân tích AMOVA (analysis of molecular
variance) nhằm xác định sự khác biệt di truyền giữa các quần thể nghiên cứu.
29
Đánh giá các thông số đa dạng di truyền quần thể của loài Vên vên nghiên cứu,
bao gồm: Tần số allele, số allele trung bình (NA) cho mỗi locus, hệ số gen dị
hợp tử quan sát (HO), hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng (HE), hệ số tương đồng và hệ
số khoảng cách di truyền giữa các quần thể, và mức độ khác nhau giữa các quần
thể (FST) được thực hiện bằng phần mềm GenAIEx [42] và phần mềm Arlequin
3.1 [43]. Giá trị FISIIM (hệ số cận noãn) được hiệu đính cho tần số alen lặn trên
cơ sở mô hình cận noãn cho mỗi cá thể (Individual In breeding Model – IIM)
sử dụng phần mền INEst [44]. Hiệu quả của mỗi cặp mồi sẽ được phân tích
thông qua các chỉ số PIC (Polymorphism Information Content – hàm lượng
thông tin) được xác định bằng phần mềm CERVUS. Sử dụng 2 mô hình đột
biến TPM (two – phase model) và SSM (stepwise mutation model) để đánh giá
hiện tượng thắt cổ chai của quần thể bằng phần mềm BOTTLENECK v.1.2
[45]. Phân tích cấu trúc quần thể và loài, chúng tôi sử dụng phần mềm
STRUCTURE [46] và STRUCTURE HARVER [47]. Xác định nhóm gen phù
hợp dựa trên gía trị ΔK của Evanno et al. (2005) [48].
30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số và điện di sản phẩm PCR
Tách chiết DNA là bước đầu tiên và rất quan trọng trong nghiên cứu sinh
học phân tử nói chung. Tách chiết DNA tổng số nhằm mục đích thu nhận DNA
ra khỏi cấu trúc tế bào. Điều quan trọng nhất là thu nhận được DNA ở trạng
thái còn nguyên vẹn không bị phân hủy và không lẫn nhiều tạp chất để có
nguồn nguyên liệu chất lượng tốt cho các thí nghiệm tiếp theo. Các mẫu vỏ của
các cây Vên vên đã được tách chiết theo phương pháp CTAB các bước tiến
hành như mục 2.2.4 ở chương 2.
Hình 3.1. Kết quả điện di DNA tổng số tách chiết từ một số mẫu vỏ
cây Vên vên thu ở rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ trên gel agarose 0,8%
DNA tổng số của 109 mẫu vỏ thân cây trưởng thành thuộc 5 quần thể ở
rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ (Hình 3.1) đã được tách chiết thành công với chất
lượng DNA cao.
31
Hình 3.2. Sản phẩm điện di PCR trên gel polyacrylamide 6% với
một số mồi A: Dipt01, B: Dipt02, C: Dipt03, D: Dipt04; M: marker phân
tử 100bp; giếng 1 – 24 thứ tự của các mẫu Vên vên
Kết quả điện di kiểm tra DNA trên gel agarose 0,8% cho thấy DNA tổng
số thu được khá tốt, DNA không bị đứt gãy. DNA tổng số của một số mẫu được
trình bày ở hình 3.1. Kết quả đo OD cho chỉ số OD260/OD280 của các mẫu luôn
nằm trong khoảng 1,8 đến 2,0 (chỉ số cho biết dung dịch DNA có độ tinh khiết
cao).
32
Để đánh giá mức độ đa dạng di truyền quần thể và loài của 109 cá thể
thu được từ 5 quần thể loài Vên vên (A. costata) chúng tôi tiến hành nghiên cứu
với 8 cặp mồi SSR (Bảng 2.6).
Sau khi hoàn thành phản ứng PCR, sản phẩm được điện di trên gel
polyacrylamide 6% để phân tích đa hình DNA của các mẫu nghiên cứu. Hình
ảnh các băng vạch xuất hiện trên bản điện di sau đó được chụp lại trên máy soi
gel của hãng CLEARVER.. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR trên gel
polyacrylamide 6% của một số cá thể thu được từ 5 quần thể loài Vên vên ở
Đông Nam Bộ với một số cặp mồi SSR được trình bày ở hình 3.2.
3.2. Đánh giá hiệu quả chỉ thị marker SSR
Với 8 cặp mồi microsatellite, đã xác định được 23 allele khác nhau, với
kích thước dao động từ 117 bp đến >300 bp. Tám locus nghiên cứu đều cho kết
quả đa hình với loài Vên vên nghiên cứu. Số allele trung bình 2,5 cho một locus.
Dao động từ 2 allele ở locus Dipt3, Dipt5 và Dipt8 tới 4 allele ở locus Dipt2 và
Dipt6. Allele lặn cho mỗi locus được trình bày ở bảng 3.1. Kết quả chỉ ra 7
locus đều có allele lặn, trừ locus Dipt4. Tần số allele lặn dao động từ 0,005 ở
Dipt7 đến 0,146 ở Dipt1. Giá trị PIC đã cũng được xác định cho 8 locus đa hình
(Bảng 3.1). Hệ số PIC (Polymorphic Information Content) phản ánh khả năng
cho đa hình của các cặp mồi SSR. Hệ số PIC của cặp mồi nào cao thì khả năng
cho đa hình càng cao và ngược lại. Giá trị PIC được tính toán cho tất cả các cặp
mồi SSR đa hình. Giá trị PIC thấp nhất (0,204) được tìm thấy ở cặp mồi Dipt4
và cao nhất (0,413) được tìm thấy ở cặp mồi Dipt6; giá trị PIC trung bình là
0,31.
33
Bảng 3.1. Số allele,tần số allele lặn và giá trị PIC cho 8 locus
Mồi Trình tự mồi (5’-3’)
Kính
thước sản
phẩm
(bp)
Nhiệt
độ
bắt cặp
(OC)
Số
allele
PIC
Allele
lặn
Dipt1
F: ATGCTTACCACCAATGTGAATG
R: CTCGCAGCAGAACAACTTTCTA
117 – 153 54 3 0,407
0,146
Dipt2
F: TAGGGCATATTGCTTTCTCATC
R: CTTATTGCAGTCATCAAGGGAA
219 – 249 54 4 0,359
0,097
Dipt3
F: TGGCAAACAAGCTACTGTTCAT
R: CAT GGG TTAGCAACCTACACA
169 – 205
52 2 0,214
0,087
Dipt4
F: CTT CCC TAA ATT CCC CAA TGT T
R: TAATGGTGTGTGTACCAGGCA
198 – 216
55 3 0,204
no
Dipt5
F: ACAATGAAACTTGACCACCCAT
R: CAAAAGGACATACCAGCCTAGC
212 – 240 55 2 0,246
0,099
Dipt6
F: GCT ATT GGC AAG GAT GTT CA
R: CTT ATG AGA TCA ATT TGA CAC
148 – 212
56 4 0,413
0,084
Dipt7
F: ATG TCC ATG TTT GAG TG
R: CAT GGA CAT AAG TGG AC
168 – 218
54 3 0,403
0,005
Dipt8
F: ATC TGT TCT TCT ACA AGC C
R: TTA GAA CTT GAG TCA GAT AC
156 – 192
54 2 0,229
0,143
Kết quả giá trị PIC này của loài Vên vên trung bình 0,309, giá trị này cao
hơn so với loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) cũng ở rừng nhiệt đới Tân
Phú [49]. Giá trị này đã phản ánh các cặp mồi SSR nghiên cứu đã cung cấp
những thông tin có giá trị về đặc điểm của Vên vên ở rừng nhiệt đới Đông Nam
Bộ.
3.3. Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Vên vên
3.3.1. Tần số allele của các cặp SSR ở mức độ quần thể
Số allele trong một locus bao gồm từ 2 allele ở 3 locus Dipt8, Dipt5 và
Dipt3; 3 allele ở 3 locus Dipt1, Dipt4 và Dipt7; và 4 allele ở 2 locus còn lại,
Dipt2 và Dipt6. Từ bảng 3.2 đã chỉ ra sự khác biệt giữa các allele trong mỗi
locus tại những quần thể khác nhau.
34
Bảng 3.2. Tần số allele cho mỗi locus của 5 quần thể ở Đông Nam Bộ
Locus
Allele
Quần thể
BGM
CAT
MDA
TPH
LGXM
Dipt1 N 19 20 22 23 25
117bp 0,605 0,750 0,614 0,500 0,160
133bp 0,395 0,250 0,386 0,500 0,740
153bp 0,000 0,000 0,000 0,000 0,100
Dipt2 N 19 20 22 23 25
169bp 0,000 0,175 0,045 0,130 0,040
177bp 0,7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_tinh_da_dang_di_truyen_loai_ven_ven_anisop.pdf