Luận văn Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn giang, tỉnh Hưng Yên

 

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan iii

Mục lục iv

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

Danh mục hình ix

LỜI MỞ ĐẦU i

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi nước ta 3

1.1.1 Xu hướng phát triển 3

1.1.2 Hình thức chăn nuôi 4

1.1.3 Tỷ lệ phân bố 5

1.1.4 Đặc điểm chuồng trại 7

1.2 Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi 8

1.2.1 Nguồn thải từ chăn nuôi 8

1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta 10

1.3 Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta 13

1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôi ở nước ta 13

1.3.2 Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi 14

1.3.4 Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi 15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 23

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 23

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 24

2.2.4 Phương pháp so sánh 26

2.2.5 Phương pháp đánh giá mùi và tiếng ồn 26

2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 26

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Giang 27

3.1.1 Phân tích các điều kiện tự nhiên 27

3.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 31

3.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 36

3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 39

3.2 Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 41

3.2.1 Tình hình chung 41

3.2.2 Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 42

3.3 Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. 51

3.3.1 Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn 51

3.3.2 Hiện trạng xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại chăn nuôi Lợn 52

3.3.3 Hiện trạng môi trường của các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 62

3.3.4 Đánh giá chung 71

3.4 Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình môi trường tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. 72

3.4.1 Giải pháp về mặt quản lý, tổ chức 72

3.4.2 Giải pháp về mặt kinh tế 72

 

 

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn giang, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bài được nâng lên. Trong năm đã sản xuất 382 chương trình với gần 3.280 tin, bài, trong đó có 236 tin, bài được báo, đài PTTH tỉnh sử dụng. Thể dục, thể thao: hoạt động thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển. Số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao tăng, với 23,5% dân số tham gia luyện tập thường xuyên (tăng 0,3% so với năm 2010). Tham dự các giải thể thao cấp tỉnh đạt: 07 HCV, 08 HCB, 05 HCĐ; giải Quốc gia đạt 1HCV, 2 HCB (đây là những HCV, HCB cấp quốc gia đầu tiên mà vận động viên của huyện đạt được kể từ ngày tái lập huyện). 3.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 3.1.3.1 Phát triển nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp năm 2011 trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi hơn so với năm trước, được mùa toàn diện cả về năng suất, chất lượng, giá trị. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.074 tỷ đồng. *Trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 của huyện là 6.291,8 ha, giảm 55,2 ha so với năm 2010. Trong đó diện tích lúa cả năm là: 3.162 ha, giảm 74 ha so với năm 2010 (nguyên nhân giảm do một phần diện tích được chuyển sang thực hiện các dự án đầu tư và chuyển đổi sang trồng các loại cây khác). Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 61,4 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với năm 2010. Tổng sản lượng lương thực của huyện năm 2011 đạt 24.158 tấn, trong đó sản lượng thóc là: 20.453 tấn. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác 127 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng. *Chăn nuôi: Theo thống kê tại thời điểm cuối năm 2011, toàn huyện có 82.236 con Lợn; 1.342 con Bò; 40 con Trâu, đàn Gia cầm 125.600 con. So với cùng kỳ năm 2010, đàn Lợn tăng 3,4%, đàn Bò giảm 11,7%, đàn Trâu tăng 2,6%, đàn Gia cầm giảm 1,3%. Sản lượng thịt Lợn hơi xuất chuồng: 13.433 tấn (tăng 4%); sản lượng thịt hơi đàn Gia cầm xuất chuồng: 442,2 tấn (giảm 1,2%). Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn Gia súc, Gia cầm được quan tâm thường xuyên, chỉ đạo kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 531ha, giảm 8,6% so với năm 2010, sản lượng Cá thu hoạch 3.663,9 tấn. 3.1.3.2 Phát triển công nghiệp – xây dựng Trong những năm qua ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang đã có những bước phát triển vượt bậc. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và diện tích đất sản xuất phi công nghiệp của huyện không ngừng tăng lên. Năm 2011 tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của huyện đạt 246,3 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 16,4% so với năm 2010. Một số các chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang được thể hiện trong bảng 3.3: Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang giai đoạn 2004 – 2011 Chỉ tiêu 2004 2006 2008 2011 Tăng/ giảm Bình quân/năm Số doanh nghiệp (doanh nghiệp) 1.073 1.994 2.158 2.210 1.137 284 Diện tích đất sản xuất phi nông nghiệp (ha) 52,05 53,78 72,37 201,09 149,04 21,29 Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 71.876 211.281 196.056 246.300 174.424 24.917,71 Số lao động công nghiệp (người) 2.825 4.597 4.247 7.079 4.254 607,71 Đóng góp vào cơ cấu kinh tế (%) 24,45 28,52 41,85 31,60 7,15 1,02 Nguồn: Số liệu thống kê huyện Văn Giang Dựa vào các số liệu trong bảng 3.3 ta có thể thấy trong giai đoạn 2004-2011 số doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện đã tăng lên gấp đôi từ 1.073 doanh nghiệp năm 2004 lên 2.210 doanh nghiệp năm 2011 tức trung bình mỗi năm tăng thêm 248 doanh nghiệp. Song song với việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp thì diện tích đất dành cho sản xuất phi nông nghiệp của huyện cũng tăng lên nhanh chóng từ 52,05 ha năm 2004 lên 201,09 ha năm 2011 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trong toàn giai đoạn là 21,29 ha/năm. Điều này cho thấy quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn huyện trong giai đoạn này phát triển tương đối mạnh. Công nghiệp phát triển đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân và đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số lượng lao động công nghiệp của huyện tăng từ 2,8 nghìn người năm 2004 lên 7 nghìn người năm 2011. Trong giai đoạn 2004-2011 đã tạo thêm 4.254 lao động công nghiệp đạt mức tăng bình quân là 607,71 lao động/năm. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của huyện cũng tăng lên rất nhanh đạt tốc độ trung bình gần 25 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2004-2011. Điều này đã góp phần cải thiện đáng kể cơ cấu kinh tế của huyện. Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực Công nghiệp-Xây dựng đã tăng 7,15% trong giai đoạn 2004-2011, tức trung bình tăng 1,02%/năm. 3.1.3.3 Tình hình phát triển ngành dịch vụ Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn và thường xuyên của lãnh đạo huyện mà giá cả các mặt hàng trên thị trường khá ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa, gây sốt giá. Trong năm 2011, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện tiếp tục phát triển, sức mua trên thị trường tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2001 đạt 1.585 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2010. Các loại hình dịch vụ khác trên địa bàn huyện cũng phát triển mạnh trong những năm qua. Hệ thống điện thoại cố định, điện thoại di động tiếp tục phát triển, chất lượng dịch vụ được đảm bảo. Dịch vụ Internet, My TV phát triển nhanh đến cuối năm 2011 trong toàn huyện có 3.350 thuê bao toàn mạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Dịch vụ Bưu chính hoạt động có hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, doanh thu trong năm 2011 đạt 2,56 tỷ đồng. 3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Qua quá trình tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Giang ta có thể rút ra những nhận xét, đánh giá chính như sau: 3.1.4.1 Những thuận lợi *Về điều kiện tự nhiên: Nhìn chung huyện Văn Giang có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trong đó có phát triển chăn nuôi. Cụ thể là: Khí hậu ôn hòa, ít biến động, ít có những kiểu thời tiết cực đoan, thiên tai bão lũ đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt và cũng đảm bảo cho người dân có thể yên tâm phát triển chăn nuôi lâu dài. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản cần thiết cho phát triển chăn nuôi như diện tích đất nông nghiệp lớn, nguồn nước dồi dào cộng với lịch sử phát triển nông nghiệp lâu đời là những yếu tố quan trọng bảo đảm cho chăn nuôi phát triển tốt. Vị trí địa lý của huyện khá thuận lợi có thể dễ dàng đi lại với các vùng lân cận đây là điều kiện thuận lợi để trao đổi, buôn bán các sản phẩm chăn nuôi và phát triển thị trường tiêu thụ. *Về mặt kinh tế: Trong nhưng năm qua kinh tế của Văn Giang phát triển nhanh, tương đối ổn định. Nền kinh tế có hướng chuyển dịch làm tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây là hướng chuyển dịch tích cực phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định tạo ra tiềm lực lớn về tài chính cho huyện để phát triển các lĩnh vực khác như ý tế, giáo dục, văn hóa, thể thaoĐồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện. Mặt khác sự phát triển mạnh của quá trình công nghiệp hóa đã tác động lớn tới sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp. Xu hướng phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng. Đây là động lực để cho chăn nuôi phát triển theo quy mô lớn tại các trang trại tập trung. *Về mặt xã hội: Nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đầy đủ, có chất lượng tương đối tốt nên trong những năm qua các công tác xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện luôn được bảo đảm. Nhờ đó mà đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của người dân trên địa bàn huyện được bảo đảm. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một được nâng cao. 3.1.4.2 Những khó khăn *Về mặt điều kiện tự nhiên Do là một huyện đồng bằng thuần túy nên Văn Giang không có nhiều các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, tài nguyên rừngđiều này gây ra những hạn chế nhất định cho việc phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện do phải phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu từ bên ngoài. Đối với nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất do phân bố không đồng đều giữa mùa mưa và mùa khô nên việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước của huyện còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để bảo đảm đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện thì việc điều tiết nước hợp lý là vô cùng quan trọng. *Về mặt kinh tế Mặc dù trong những năm qua kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dần sang hướng công nghiệp song huyện vẫn gặp phải những khó khăn nhất định: Thứ nhất, dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp – dịch vụ của huyện diễn ra nhanh nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao về cơ bản huyện vẫn là một huyện nông nghiệp. Thứ hai, Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện gặp phải khó khăn do chịu tác động của suy thoái kinh tế, thiếu vốn đầu tư dẫn đến tình trạng sản xuất bị hạn chế, chưa phát huy hết được hiệu quả như mong muốn. *Về mặt xã hội Mặc dù lực lượng lao động trên địa bàn huyện tương đối dồi dào song vẫn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Số lượng lao động qua đào tạo nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Kinh tế phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân song cũng kéo theo nhiều các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện ngập, trộm cắp, mại dâmgây ra những khó khăn nhất định trong việc bảo đảm an ninh và chật tự xã hội. Việc du nhập các văn hóa xấu, kém lành mạnh vào huyện trong những năm qua đã tác động tới một bộ phận lớn lớp thanh niên trẻ trên địa bàn huyện dẫn đến hình thành lối sống lệch lạc, buông thả và vô trách nhiệm trong một bộ phận thanh thiếu niên. Vấn đề này cần phải có những biện pháp quản lý và ngăn chặn kịp thời để tránh những tác động xấu không mong muốn. 3.2. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 3.2.1. Tình hình chung Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2011 của huyện Văn Giang thì hầu hết các loại vật nuôi của huyện đều giảm so với năm 2010. Duy chỉ có số lượng lợn nuôi là tăng lên 3,4% so với năm 2010. Giống như xu hướng phát triển chung của các địa phương trong cả nước hình thức chăn nuôi tập trung tại các trang trại đã được hình thành và phát triển ở Văn Giang. Theo số liệu thống kê của huyện Văn Giang, tính đến cuối năm 2011 toàn huyện có 228 trang trại các loại trong đó trang trại chăn nuôi có 64 trang trại chiếm tỷ lệ khá cao 28% (hình 3.2). Nguồn: Phòng NN và PTNT, huyện Văn Giang 2012 Hình 3.2: Tỷ lệ các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang năm 2011 Trong số 64 trang trại chăn nuôi của huyện Văn Giang thì có tới 60 trang trại chăn nuôi Lợn, chỉ có 3 trang trại chăn nuôi Bò sữa và 1 trang trại chăn nuôi Gà. Điều này cho thấy chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại chiếm ưu thế lớn trong cơ cấu trang trại chăn nuôi của huyện Văn Giang. 3.2.2. Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang Để tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm của các trang trại chăn nuôi chúng tôi đã tiến hành điều tra bảng hỏi tại 42 trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. Kết quả điều tra cụ thể như sau: * Các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn Hiện tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang phát triển theo 4 kiểu hệ thống. Kiểu hệ thống VAC với các bộ phận là Vườn cây – Ao Cá – Chuồng nuôi Lợn; hệ thống AC với các bộ phận là Ao Cá – Chuồng nuôi Lợn; hệ thống VC với bộ phận Vườn cây – Chuồng nuôi Lợn và hệ thống C chỉ bao gồm chuồng nuôi Lợn. Tỷ lệ các hệ thống này được chỉ ra trong hình 3.3: Hình 3.3: Tỷ lệ các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang Hình 3.3 cho thấy, kiểu hệ thống VAC chiếm tỷ lệ cao nhất 38% (16 trang trại), tiếp đó là hệ thống C với 24% (10 trang trại), chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là hai hệ thống AC và VC với cùng 19% (8 trang trại). * Lịch sử hình thành Đại đa số các trang trại chăn nuôi Lợn của huyện Văn Giang được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2000-2010, chỉ có một số ít được thành lập tại các thời điểm trước và sau giai đoạn này. Bảng 3.4: Thời gian thành lập của các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên Hệ thống Trước năm 2000 Từ 2000 – 2010 Sau năm 2010 Tổng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ VAC 2 12,50 13 81,25 1 6,25 16 100 AC 2 25,00 5 62,50 1 12,50 8 100 VC 0 0 7 87,50 1 12,50 8 100 C 2 20,00 7 70,00 1 10,00 10 100 Tổng 6 14,29 22 52,38 4 9,52 42 100 Theo kết quả điều tra tại 42 trang trại nuôi Lợn cho thấy có hơn 50% các trang trại được thành lập trong giai đoạn 2000 – 2010, chỉ có khoảng gần 15% số trang trại nuôi Lợn được hình thành trước năm 2000 và gần 10% thành lập sau năm 2010. Điều này có thể được lý giải bởi năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000 về Phát triển kinh tế trang trại đã khiến cho số lượng các trang trại nói chung và trang trại nuôi Lợn nói riêng tại nhiều địa phương trong cả nước tăng lên đáng kể. * Quy mô nuôi Hầu hết các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang chỉ tiến hành nuôi Lợn, một số trang trại có nuôi thêm Gà nhưng với số lượng rất ít. Số lượng Lợn nuôi trong các kiệu hệ thống khác nhau có sự biến động lớn. Kết quả trong bảng 3.5 cho thấy, tổng số lượng Lợn nuôi (bao gồm cả Lợn thịt và Lợn nái) trong hệ thống AC là cao nhất với trung bình 630 con/trang trại; tiếp đó là hệ thống VAC với bình quân 375 con/trang trại; hệ thống C với trung bình là 230 con/trang trại và thấp nhất là tại hệ thống VC với bình quân chỉ 208 con/trang trại. Với khoảng dao động bình quân từ 208-630 con/trang trại cho thấy số lượng Lợn nuôi tại mỗi trang trại của huyện Văn Giang cao hơn đáng kể so với mức bình quân chung của cả nước là: từ 120-250 con trong đó có 20-50 Lợn nái/trang trại và 100-200 Lợn thịt/trang trại (Đào Lệ Hằng, 2008; Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009). * Vị trí và đặc điểm chuồng trại Bảng 3.5: Quy mô nuôi trong các kiệu hệ thống trang trại Lợn huyện Văn Giang Hệ thống Giá trị Lợn thịt (con) Lợn nái (con) Tổng (con) VAC (n = 16) Nhỏ nhất 100 0 100 Lớn nhất 1.000 70 1.000 Trung bình 365 10 375 Trung vị 200 0 235 Sai số chuẩn 69,44 5,42 69,98 Độ lệch chuẩn 277,75 21,68 279,93 AC (n = 8) Nhỏ nhất 160 0 160 Lớn nhất 1.600 100 1.700 Trung bình 603,75 26,5 630 Trung vị 310 1 330 Sai số chuẩn 187,29 13,94 193,37 Độ lệch chuẩn 529,74 39,44 546,92 VC (n = 8) Nhỏ nhất 0 0 100 Lớn nhất 400 150 415 Trung bình 186 21,88 208 Trung vị 200 0 205 Sai số chuẩn 42,8 18,41 35,96 Độ lệch chuẩn 121,06 52,09 101,7 C (n = 10) Nhỏ nhất 100 0 103 Lớn nhất 420 73 420 Trung bình 217 15,4 232 Trung vị 200 3 230 Sai số chuẩn 31,27 8,63 31,58 Độ lệch chuẩn 98,89 27,29 99,87 Nhìn chung, các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang thường được thiết kế nằm bên ngoài khu dân cư. Điều này nhằm hạn chế các ảnh hưởng xấu của việc chăn nuôi Lợn tới đời sống của người dân cũng như là để có qũy đất phát triển trang trại nhiều hơn. Theo kết quả điều tra tại các trang trại thì có tới 28/42 trang trại nằm bên ngoài khu dân cư đạt tỷ lệ 66,37 %. Chỉ có 14/42 trang trại nằm bên trong khu dân cư chiếm 33,63%. Tỷ lệ trang trại nằm trong khu dân cư chủ yếu là tại kiệu hệ thống C với 70%, trong khi đó tại các kiểu hệ thống còn lại có tỷ lệ tương đối thấp dao động từ 18-25% (Bảng 3.6). Điều này tương đối dễ hiểu bởi khi phát triển trang trại trong khu dân cư thì diện tích trang trại thường bị hạn chế nên chỉ thích hợp với kiểu hệ thống C, các kiểu hệ thống khác đòi hỏi cần một diện tích đất lớn hơn. Về điều kiện chuồng trại, tỷ lệ chuồng trại kiên cố của các hệ thống dao động từ 87,50-100% và đạt giá trị trung bình là 95,24%. Số trang trại có chuồng nuôi bán kiên cố rất thấp chỉ đạt 4,76%, không có trang trại nào có chuồng nuôi đơn sơ. Kết quả này phù hợp với những kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự đã chỉ ra tỷ lệ chuồng nuôi kiên cố đạt trên 71,88% trong các trang trại nuôi lợn tại khu vực Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Về tình hình vệ sinh chuồng trại, hầu hết các chủ trang trại thường tiến hành tắm và rửa chuồng cho Lợn 1-2 lần/ngày (61,97%), tỷ lệ vệ sinh chuồng trại từ 3-4 lần/ngày thấp hơn chỉ chiếm 39,03%. Nguồn nước được sử dụng trong chăn nuôi được lấy 100% từ các giếng khoan trong các trang trại (Bảng 3.6). Bảng 3.6: Một số đặc trưng của các trang trại chăn nuôi Lợn huyện Văn Giang, Hưng Yên Hệ thống Giá trị Vị trí so với khu dân cư Nguồn nước Kiểu chuồng Tần suất dọn chuồng Trong Ngoài Giếng khoan Nước máy Ao hồ Kiên cố Bán kiên cố đơn sơ 1 - 2 lần 3 - 4 lần > 4 lần VAC (n=16) Số lượng 3 13 16 0 0 15 1 0 10 6 0 Tỷ lệ (%) 18,75 81,25 100 0 0 93,75 6,25 0 62,50 37,50 0 AC (n=8) Số lượng 2 6 8 0 0 8 0 0 6 2 0 Tỷ lệ (%) 25,00 75,00 100 0 0 100 0 0 75,00 25,00 0 CV (n=8) Số lượng 2 6 8 0 0 7 1 0 3 5 0 Tỷ lệ (%) 25,00 75,00 100 0 0 87,5 12,5 0 37,50 62,50 0 C (n=10) Số lượng 7 3 10 0 0 10 0 0 7 3 0 Tỷ lệ (%) 70,00 30,00 100 0 0 100 0 0 70,00 30,00 0 Tổng Số lượng 14 28 42 0 0 40 2 0 26 16 0 Tỷ lệ (%) 33,33 66,67 100 0 0 95,24 4,76 0 61,90 38,10 0 Ghi chú: n = số trang trại điều tra Bảng 3.7. Khoảng cách từ chuồng nuôi trong các hệ thống trang trại lợn huyện Văn Giang tới một số vị trí nhạy cảm Hệ thống Giá trị Khu dân cư (m) Nguồn nước sinh hoạt (m) Bếp ăn (m) Nhà ở (m) VAC (n = 16) Nhỏ nhất 0 1 2 3 Lớn nhất 3.000 40 50 35 Trung bình 812,5 9,5 16,79 16,77 Trung vị 500 5 15 15 Sai số chuẩn 212,11 2,95 3,51 2,93 Độ lệch chuẩn 848,43 11,79 13,15 10,55 AC (n = 8) Nhỏ nhất 0 1 2 0 Lớn nhất 2.000 30 20 30 Trung bình 687,5 7,38 11,14 9,29 Trung vị 200 3 7 7 Sai số chuẩn 308,47 3,5 2,76 3,86 Độ lệch chuẩn 872,5 9,91 7,31 10,21 VC (n = 8) Nhỏ nhất 0 1 1 2 Lớn nhất 3.000 15 10 78 Trung bình 1.350 6,63 5,88 9,75 Trung vị 1.250 6 5 10 Sai số chuẩn 438,34 1,53 1,29 2,54 Độ lệch chuẩn 1.239,82 4,34 3,64 7,19 C (n = 10) Nhỏ nhất 0 1 1 2 Lớn nhất 2.000 30 12 13 Trung bình 440 7,4 6,25 7,57 Trung vị 0 5 5,5 5 Sai số chuẩn 216,64 2,74 1,19 1,99 Độ lệch chuẩn 685,08 8,67 3,37 5,26 Theo quy định của QCVN 01-14/2010/BNNPTNT thì khoảng cách của các trang trại chăn nuôi Lợn tới khu dân cư tối thiểu là 100 m. Theo đó, tất cả các trang trại được bố trí ngoài khu dân cư của huyện Văn Giang đều đảm bảo tiêu chí này khi cách khu dân cư từ 440-1.250 m. Tuy nhiên, khoảng cách từ chuồng nuôi tới một số công trình nhạy cảm khác như nguồn nước sinh hoạt, nhà ở và bếp ăn trong trang trại lại khá nhỏ. Cụ thể khoảng cách từ chuồng Lợn tới bể nước sinh hoạt dao động trong khoảng 6-10 m, đến bếp ăn là từ 5-17 m, đến nhà ở là từ 10-15 m (Bảng 3.7). Với khoảng cách gần như vậy thì ảnh hưởng của tiếng ồn, mùi và các vi khuẩn gây bệnh từ chuồng nuôi Lợn đến gia đình chủ trang trại là khó tránh khỏi. * Sử dụng đất trong các trang trại Nhìn chung diện tích đất của các trang trai Lợn theo các kiểu hệ thống khác nhau có sự biến động lớn. Mặt khác do thành phần trong các kiểu hệ thống trang trại khác nhau nên mục đích sử dụng đất cũng có sự khác biệt. Kết quả điều tra về sử dụng đất tại 42 trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang được trình bày trong bảng 3.8. Bảng 3.8 cho thấy, diện tích bình quân của hệ thống VAC là 11.648,63 m2 tương đương với gần 1,2 ha. Trong đó một diện tích lớn đất được dành cho bộ phận vườn cây (hơn 5.000 m2) và ao cá (hơn 5.000 m2), diện tích chuồng nuôi chỉ vào khoảng 600 m2. Diện tích đất dành cho các công trình xử lý chất thải rất hạn chế chỉ đạt bình quân 2,5 m2/trang trại. Điều này cho thấy vấn đề xây dựng các công trình xử lý chất thải hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Trong hệ thống AC, diện tích của các trang trại dao động từ 1.710m2 tới 29.340 m2 (trung bình đạt 12.657,5 m2). Trong đó, diện tích đất dành cho ao nuôi cá là lớn nhất với mức bình quân là 11.205 m2/trang trại, tiếp đó là diện tích đất dành cho chuồng nuôi lợn với khoảng 1.340 m2, diện tích nhà ở trong hệ thống này chiếm khoảng hơn 1.000 m2. Trong khi đó cũng giống như ở hệ thống VAC diện tích đất dành cho việc xử lý chất thải trong hệ thống AC cũng rất nhỏ chỉ đạt bình quân 1,25 m2/trang trại. Diện tích các trang trại trong hệ thống VC nhỏ hơn khá nhiều so với hai hệ thống VAC và AC khi chỉ đạt 1.673,75 m2/trang trại. Trong đó, diện tích vườn cây là lớn nhất với bình quân 1.161,23 m2, tiếp đó là diện tích chuồng nuôi lợn với 462,5 m2, diện tích nhà ở là khoảng hơn 80 m2. Diện tích dành cho việc xử lý chất thải cũng rất nhỏ chỉ khoảng 3,13 m2. Tuy nhiên diện tích này cũng đã cao hơn hẳn so với các hệ thống VAC và AC. Đối với hệ thống C, các trang trại thường có diện tích khá nhỏ dao động từ 155 m2 tới 820 m2, hầu hết diện tích đất được sử dụng làm chuồng nuôi Lợn (bình quân 342 m2), diện tích còn lại dành cho việc bố trí nhà ở và một số mục đích sử dụng đất khác. Điều đáng chú ý là diện tích đất dành cho xử lý chất thải của hệ thống này là khá cao với mức bình quân 7 m2/trang trại, cao hơn nhiều lần so với ở các hệ thống khác. Tóm lại, trong các hệ thống trang trại Lợn của huyện Văn Giang thì hai hệ thống VAC và AC có diện tích bình quân lớn hơn cả với khoảng hơn 1ha/trang trại. Diện tích của hệ thống VC nhỏ hơn với chỉ khoảng 1.000 m2/trang trại và diện tích nhỏ nhất là đối với hệ thống C với mức gần 500 m2/trang trại. Việc sử dụng đất trong các hệ thống là tương đối khác biệt song có điểm chung là diện tích đất dành cho xử lý chất thải rất nhỏ. Bảng 3.8: Sử dụng đất trong các hệ thống trang trại lợn tại Văn Giang, Hưng Yên Hệ thống Giá trị Tổng diện tích m2 Nhà ở m2 Chuồng lợn m2 Vườn cây m2 Ao cá m2 Xử lý chất thải m2 Khác m2 VAC (n=16) Nhỏ nhất 1.430,00 - 120,00 360,00 500,00 - - Lớn nhất 38.800,00 180,00 2.000,00 33.010,00 22.430,00 10,00 50,00 Trung bình 11.648,63 43,00 607,50 5.427,50 5.565,00 2,50 3,13 Trung vị 5.412,50 34,00 400,00 1.890,00 3.420,00 - - Sai số chuẩn 3.045,84 11,28 127,78 2.182,37 1.602,11 1,02 3,13 Độ lệch chuẩn 12.183,38 45,14 511,12 8.729,47 6.408,44 4,08 12,50 AC (n = 8) Nhỏ nhất 1.710,00 - 300,00 - 1.000,00 - - Lớn nhất 29.340,00 360,00 7.200,00 - 28.800,00 10,00 - Trung bình 12.657,50 111,25 1.340,00 - 11.205,00 1,25 - Trung vị 10.535.00 75,00 530,00 - 9.835,00 - - Sai số chuẩn 3.566,87 39,93 840,22 - 3.241,12 1,25 - Độ lệch chuẩn 10.088,64 112,94 2.376,50 - 9.167,28 3,54 - VC (n = 8) Nhỏ nhất 400,00 20,00 70,00 90,00 - - - Lớn nhất 5.400,00 200,00 2.000,00 5.070,00 - 10,00 - Trung bình 1.673,75 86,50 462,50 1.121,63 - 3,13 - Trung vị 1.095,00 41,00 290,00 415,00 - 2,50 - Sai số chuẩn 593,39 26,93 225,36 586,84 - 1,32 - Độ lệch chuẩn 1.678,35 76,16 637,42 1.659,82 - 3,72 - C (n = 10) Nhỏ nhất 155,00 - 100,00 - - - - Lớn nhất 820,00 170,00 700,00 - - 20,00 360,00 Trung bình 461,90 63,20 342,00 - - 7,00 49,70 Trung vị 437,00 60,00 265,00 - - 5,00 437,00 Sai số chuẩn 76,67 17,40 72,99 - - 2,49 35,44 Độ lệch chuẩn 242,44 55,02 230,83 - - 7,89 112,09 3.3. Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. 3.3.1. Nguồn thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi Lợn Các loại chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi Lợn chủ yếu là phân thải và nước rửa chuồng trại. Để ước tính khối lượng chất thải rắn và nước thải phát sinh từ các chuồng nuôi Lợn trong các hệ thống trang trại chúng tôi sử dụng hệ số phát thải đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ các công trình trước đó. Theo ước tính của Cục Chăn nuôi trung bình mỗi con Lợn sẽ thải ra 2 kg phân/ngày. Từ đó ta có thể ước tính được lượng phân thải ra ở các hệ thống trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang như trong bảng số 3.9. Căn cứ vào số liệu bảng 3.9 có thể thấy, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong các hệ thống trang trại Lợn của huyện Văn Giang dao động từ 0,4 đến gần 1,3 tấn/ngày/trang trại. Trong đó, các trang trại trong hệ thống AC có mức phát thải bình quân cao nhất với 1.260,50 kg/ngày/trang trại, tiếp đó là các trang trại trong hệ thống VAC với 750,00 kg/ngày/trang trại, hệ thống C với 464,80 kg/ngày/trang trại và thấp nhất là tại các trang trại thuộc hệ thống CV với mức trung bình là 416,25 kg/ngày/trang trại. Bảng 3.9: Khối lượng phân thải phát sinh tại các hệ thống trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang. Đơn vị: kg/ngày Giá trị VAC AC VC C Nhỏ nhất 200,00 320,00 200,00 206,00 Lớn nhất 2.000,00 3.400,00 830,00 840,00 Trung bình 750,00 1.260,50 416,25 464,80 Tổng 12.000,00 10.084,00 3.330,00 4.648,00 Trung vị 470 660 410 460 Độ lệch chuẩn 559,87 1.093,85 203,4 199,75 Phân thải của Lợn cũng giống như phân thải của c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_36_1926_1869775.doc
Tài liệu liên quan