Luận văn Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của công ty tnhh sumi - Hanel

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . ii

DANH MỤC CÁC BẢNG . iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . iii

MỤC LỤC . v

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DOANH

NGHIỆP . 3

1.1. Chất lượng sản phẩm đối với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . 3

1.2 Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản phẩm của

doanh nghiệp . 7

1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

sản xuất công nghiệp . 13

Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

SUMI-HANEL . 26

2.1 Đặc điểm sản phẩm, khách hàng, công nghệ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của

công ty Sumi-Hanel . 26

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Sumi-Hanel. . 26

2.1.2 Các loại sản phẩm của Công ty Sumi-Hanel và đặc điểm của từng loại. . 30

2.1.3 Các loại khách hàng của Công ty Sumi-Hanel và đặc điểm của từng loại. 32

2.1.4 Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm W/H của Công ty Sumi-Hanel. 33

2.1.5 Tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty Sumi-Hanel. 41

2.2 Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của công ty Sumi-Hanel. . 43

2.2.1 Khái quát về tình trạng chất lượng sản phẩm của Công ty. 43

2.2.1.1 Thực trạng chất lượng công đoạn cắt dây và gia công bao ép của Công

ty . 45

2.2.1.2 Thực trạng chất lượng tại công đoạn lắp ráp dây W/H của Công ty. . 45

2.2.1.3 Thực trạng chất lượng sau bán hàng của Công ty Sumi-Hanel. . 46

pdf111 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của công ty tnhh sumi - Hanel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam (SDVN) Sumitomo – Việt Nam (SVWS) (Nguồn: Bộ phận kế hoạch sản xuất PC và Bộ phận QA – 2011) So sánh với kết quả của 2 công ty SDVN, SVWS có thể thấy mức độ đạt chất lượng về mặt số lượng sản phẩm của SHWS thấp hơn so với 2 công ty còn lại. 2.2.2.2 Chỉ số về mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị Trong năm 2011, công ty SHWS sản xuất 3,515,457 sản phẩm W/H đạt giá trị 143,318,051 USD. Số lượng sản phẩm không đạt chất lượng là 11,413 sản phẩm, với giá trung bình của mỗi sản phẩm là 46.1 USD thì toàn bộ số lượng sản phẩm không đạt chất lượng có giá trị tương ứng là 526,139.3 USD. Như vậy giá trị của các sản phẩm đạt chất lượng là 142,791,911.70 USD, đạt tỉ lệ 99.63%. Bảng 2.14 Mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị sản phẩm của các Công ty SHWS, SDVN, SVWS năm 2011 Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Tổng giá trị sản phẩm sản xuất USD 143,318,051.0 Giá trị sản phẩm lỗi USD 526,139.3 Giá trị sản phẩm đạt yêu cầu USD 142,791,911.7 Tỉ lệ giá trị sản phẩm đạt yêu cầu % 99.63% % 99.84% % 99.67% Sumidenso – Việt Nam (SDVN) Sumitomo – Việt Nam (SVWS) Sumi-Hanel (SHWS) (Nguồn: Bộ phận kế hoạch sản xuất PC và Bộ phận QA – 2011) So sánh về kết quả cho thấy mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị sản phẩm của SHWS tiếp tục thấp hơn so với 2 công ty SDVN và SVWS. Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 50 2.2.2.3 Chỉ số mức độ đạt chất lượng về mặt cơ cấu sản phẩm Công ty Sumi-Hanel đã đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002 từ năm 2001 và hàng năm đều đạt khi được đánh giá định kỳ. Như vậy các sản phẩm W/H mà công ty SHWS sản xuất ra đều sử dụng cơ cấu quản lý chất lượng thỏa mãn tiêu chuẩn ISO 9002, do đó giá trị sản phẩm dùng cơ cấu chất lượng chính là giá trị sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu chất lượng. Theo tính toán ở mục 2.2.2.2 thì mức độ đạt chất lượng sản phẩm về cơ cấu của SHWS là 99.63% thấp hơn so với mục tiêu công ty đề ra là 99.94% (mục tiêu về giá trị sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng là dưới 0.06%/năm). 2.2.2.4 Chỉ số về mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt chất lượng Các sản phẩm W/H chưa đạt chất lượng đều có thể sửa chữa lại được. Việc sửa chữa sản phẩm W/H được thực hiện lần lượt theo các bước: - Sửa sản phẩm bao ép: cắt đầu tuýp và bao ép lại. - Lắp ráp lại sản phẩm W/H: cắm tuýp, quấn băng và lắp ráp lại. - Kiểm tra sản phẩm: thực hiện kiểm tra điện và ngoại quan lại sản phẩm đã sửa Chi phí để sửa sản phẩm W/H bao gồm chi phí vật tư, chi phí nhân công sửa và kiểm tra lại sản phẩm. Theo quy định của SHWS để sửa và kiểm tra lại 1 sản phẩm W/H cần 3 giờ công lao động, dựa theo mức lương cơ bản năm 2011 của công nhân thì 3 giờ công lao động có trị giá 2 USD. Ngoài ra chi phí vật tư dùng đề sửa sản phẩm W/H trung bình khoảng 5 USD/sản phẩm. Bảng 2.15 Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt chất lượng của các Công ty SHWS, SDVN, SVWS năm 2011 Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 51 Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Số lượng sản phẩm lỗi Bộ 11,413 Chi phí vật tư để sửa 1 sản phẩm USD 5 Chi phí nhân công để sửa 1 sản phẩm USD 2 Tổng chi phí sửa sản phẩm USD 79,891 Doanh thu USD 206,026,907 Tỉ lệ chi phí khắc phục sản phẩm chưa đạt yêu cầu % 0.04% % 0.02% % 0.04% Sumidenso – Việt Nam (SDVN) Sumitomo – Việt Nam (SVWS) Sumi-Hanel (SHWS) (Nguồn: Bộ phận kế toán ACC và Bộ phận QA – 2011) Về mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt chất lượng thì công ty SHWS ngang bằng với SVWS và cao hơn SDVN. 2.2.2.5 Chỉ số về mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng Là tổn hại do các sản phẩm bị lỗi không thể và không nên khắc phục thành chính phẩm. Tại SHWS thì các sản phẩm bao ép trung gian là không thể khắc phục được thành chính phẩm, chỉ có cách loại bỏ. Năm 2011, tỉ lệ lỗi công đoạn bao ép là 21.1 PPM, tương đương với 6315 sản phẩm hỏng, ngoài ra còn có 10548 sản phẩm chưa phán đinh được về chất lượng bị hủy. Mỗi một sản phẩm bao ép hủy có chiều dài dây trung bình là 1.6m và sử dụng 2 đầu tuýp. Theo đơn giá vật tư năm 2011 thì 1m dây điện có giá trung bình là 0.17 USD/m, mỗi tuýp nối có giá trung bình là 0.09 USD/tuýp. Năm 2011, tổng tài sản của Công ty theo tính toán có giá trị 15,735,425 USD. Như vậy giá trị tổn hại do việc hủy các sản phẩm hỏng trên được tính toán qua bảng 2.18. Bảng 2.16 Mức độ tổn hại do sản phẩm chưa đạt chất lượng của các Công ty SHWS, SDVN, SVWS năm 2011 Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 52 Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Số lượng sản phẩm bao ép hủy Bộ 16,863 Giá trị vật tư của sản phẩm hỏng USD 7,622 Chi phí nhân công để sản xuất số sản phẩm trên USD 10 Chi phí máy móc, thiết bị... để sản xuất số sản phẩm trên USD 40 Tổng giá trị tổn hại USD 7,672 Tổng tài sản của công ty USD 15,735,425 Tỉ lệ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu % 0.05% % 0.03% % 0.10%Sumitomo – Việt Nam (SVWS) Sumi-Hanel (SHWS) Sumidenso – Việt Nam (SDVN) (Nguồn: Bộ phận kế toán ACC và Bộ phận QA – 2011) Kết quả tính toán và so sánh cho thấy, về mức độ tổn hại do sản phẩm chưa đạt yêu cầu về chất lượng thì xếp hạng tốt lần lượt theo thứ tự là SDVN, SHWS và cuối cùng là SVWS. 2.2.2.6 Tổng hợp kết quả tính toán và đánh giá cho điểm từng chỉ số. Từ kết quả tính toán, so sánh 5 chỉ số đã phản ánh đúng thực tế về tình hình chất lượng của SHWS năm 2011. Với phương pháp đánh giá cho điểm từng chỉ số ở trên dựa vào thứ hạng xếp loại của công ty SHWS ở mỗi chỉ số, xếp thứ nhất sẽ đạt điểm tối đa và mỗi thứ hạng tiếp theo sẽ giảm đi 5 điểm. Kết quả tổng điểm về chất lượng của công ty SHWS được phản ảnh qua bảng tổng hợp dưới đây: Bảng 2.17 Bảng tổng hợp và cho điểm từng chỉ số chất lượng Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 53 SDVN SVWS Mục tiêu SHWS 1. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về mặt số lượng 99.68% 99.81% 99.72% 10/20 2. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về giá trị 99.63% 99.84% 99.67% 20/30 3. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về cơ cấu 99.63% 99.94% 10/20 4. Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt chất lượng 0.04% 0.02% 0.04% 10/15 5. Mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng 0.05% 0.03% 0.10% 10/15 Tổng 60/100 Chỉ số Kết quả 2011của SHWS Điểm đánh giá Chuẩn so sánh Kết quả đánh giá cho điểm về chất lượng của công ty SHWS chỉ đạt 60/100 điểm, xếp loại B về chất lượng. 2.3 Các nguyên nhân của tình hình chất lượng sản phẩm chưa cao của Công ty Sumi-Hanel. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [2, tr 45 - 46], các nhân tố sau đây trực tiếp quyết định chủ yếu đến tình hình chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp: - Mức độ cụ thể hóa, hợp lý của tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm đầu ra và cho các yếu tố kinh doanh, cho các loại công việc của doanh nghiệp - Mức độ hợp lý của chế độ kiểm tra chất lượng của các yếu tố kinh doanh, chất lượng của các sản phẩm trung gian và của sản phẩm đầu ra. - Mức độ hợp lý của chế tài thưởng (phạt) về chất lượng sản phẩm. Để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình hình chất lượng sản phẩm W/H chưa cao của Công ty Sumi-Hanel, chúng ta cần đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của Công ty về 3 nhân tố nêu trên. Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 54 2.3.1 Mức độ cụ thể hóa, hợp lý chưa hoàn toàn cao của tiêu chuẩn chất lượng trong các khâu sản xuất và sản phẩm đầu ra của Công ty Sumi-Hanel. Theo bản chất của chất lượng sản phẩm khi tìm cách đảm bảo chất lượng điều quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm rõ, cụ thể hóa nhu cầu chất lượng cho sản phẩm đầu ra, cho các yếu tố đầu vào và cho các sản phẩm trung gian. Trong nhiều trường hợp mức độ yêu cầu chất lượng của các sản phẩm trung gian phải cao hơn của sản phẩm đầu ra và mức độ yêu cầu chất lượng của các yếu tố đầu vào phải cao hơn của các sản phẩm trung gian. Không có hoặc có không sát đúng các yêu cầu chất lượng cụ thể cho các yếu tố đầu vào, cho các công việc trung gian việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trung gian và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp khó được thực hiện hoặc được thực hiện với giá cao hơn. Để nhận xét đánh giá thực trạng loại công việc quản lý chất lượng sản phẩm này tại công ty Sumi-Hanel ta đi mô tả đầy đủ nội dung công việc này đang được thực hiện tại công ty, cụ thể như sau: Tiêu chuẩn chất lượng vật tư đầu vào: vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất W/H tại công ty Sumi-Hanel được nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản, Philippin, Thái Lan... và một phần được cung cấp bởi các công ty trong nước. Để kiểm soát tốt chất lượng vật tư đầu vào, công ty đã kết hợp với các nhà cung cấp để đưa ra một tiêu chuẩn chung về chất lượng vật tư. Có thể lấy một số ví dụ cụ thể như sau: - Về chất lượng dây điện yêu cầu phải đảm bảo đúng chủng loại, kích cỡ, mầu sắc của dây, không bị xước, rách vỏ dây. - Về tuýp yêu cầu phải đảm bảo đúng chủng loại, kích cỡ, mầu sắc và không bị biến dạng, không bị rỉ (oxy hóa). - Về housing yêu cầu phải đúng chủng loại, kích thước, mầu sắc và không bị sập khóa, nứt vỡ hay biến dạng. - Về ống, tấm, băng dính.. yêu cầu đúng chủng loại, kích thước và mầu sắc... Sự kết hợp giữa một tiêu chuẩn chất lượng vật tư cụ thể, chính xác với chế độ kiểm tra đầy đủ, khoa học đã giúp cho công ty Sumi-Hanel luôn đảm bảo về chất Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 55 lượng vật tư trước khi đưa vào sản suất. Việc đó góp phần không nhỏ vào quá trình sản xuất ra sản phẩm W/H có chất lượng cao. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bao ép: sản phẩm bao ép là sản phẩm trung gian trong quy trình sản xuất W/H tại công ty Sumi-Hanel. Quá trình gia công cắt dây và bao ép tuýp được thực hiện bằng các máy bao ép bán tự động (Auto machine). Có hai tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá chất lượng của sản phẩm bao ép, cụ thể: - Tiêu chuẩn 1: Sản phẩm bao ép tiêu chuẩn phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Hình 2.7 Sản phẩm bao ép tiêu chuẩn 6 75 28 34 1 3 1. Đầu tuýp không bị vỗ bẹp, bị cắt 2. Lẫy tuýp, dẫn hướng không bị cong vênh hoặc gãy 3. Bavia phần bao ép lõi dây không được dài quá mặt phẳng dưới của tuýp nối, hai bên bavia phải cân nhau 4. Mặt phẳng dưới của tuýp nối phải phẳng, không bị cong xoắn hoặc vênh 5. Phải có đầy đủ chuông trên và dưới 6. Phần lõi dây phía trên tay kẹp lõi trong khoảng 0.1 ~ 1 mm 7. Giữa tay kẹp vỏ và tay kẹp lõi phải nhìn thấy cả vỏ dây và lõi dây 8. Phần carier thừa ở đầu tuýp nối không quá 0.5 mm - Tiêu chuẩn 2: Danh mục các dạng lỗi bao ép trong hướng dẫn xử lý lỗi bao ép của SWS: Hình 2.8 Danh mục các dạng lỗi bao ép Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 56 〔1〕 〔2〕 〔3〕 〔4〕 Tiêu chuẩn: Khô ng lật ngửa 〔5〕 〔6〕 〔7〕 〔8〕   A   B Tiêu chuẩn: Không biến dạng      Tiêu chuẩn: Chiều dài A・B phải đều nhau 〔9〕 〔10〕 〔11〕 〔12〕 ○ × Tiêu chuẩn: Không rách Tiêu chuẩn: 1 sợi cũng NG 〔13〕 〔14〕 〔15〕 Insulation Barrel 〔16〕 Tiêu chuẩn: Trừ trường hợp đặc biệt, Tiêu chuẩn: Không thấy lõ i đồng khô ng được thấy lõ i đồng 〔17〕 〔18〕 〔19〕 〔20〕 Tiêu chuẩn: 1 sợi đứt cũng NG Tiêu chuẩn: Đứt 1 sợi cũng NG 〔21〕 〔22〕 〔23〕 〔24〕 〔25〕 〔26〕 〔27〕 〔28〕   Phía trước      Phía sau 〔29〕 〔30〕 Đầu tuýp bị cắt và có vết xước 〔31〕 〔32〕 Dài quá Trên 1.0mm Thiếu Dưới 0.1mm      Tiêu chuẩn: Đứt 1 sợi cũng NG Tiêu chuẩn: Trong phạm vi 3° Tiêu chuẩn: 0.1〜1.0mm (nhìn chính diện) Tiêu chuẩn: Dưới 0.5mm T iêu chuẩn: Nói chung là cần cả chuông trước và sau(tùy loại tuýp mà cần cả trước sau, không có chuông trước cũng OK, chỉ có chuông sau mà không có chuông trước cũng OK) Tiêu chuẩn: Có đầu gôm ở giữa tay kẹp lõi và tay kẹp vỏ Tiêu chuẩn: Trong phạm vi 3° Tiêu chuẩn: Trong phạm vi 3° Tiêu chuẩn: Trong phạm vi 3° Tiêu chuẩn: Có cả lõi đồng và vỏ dây ở giữa tay lẹp lõi và tay kẹp vỏ Tiêu chuẩn: Nhìn thấy cả lõi đồng và vỏ dây giữa tay kẹp lõi và tay kẹp vỏ Tiêu chuẩn: Có lõi đồng và vỏ dây giữa tay kẹp lõi và tay kẹp vỏ Barrel deformation Biến dạng tay kẹp Barrel turnover Tay kẹp lật ngửa Lỗi phun dây Clamp miss Lỗi cặp trượt dây Stabilizer deformation Biến dạng dẫn hướng Front cut of tab defect Lỗi cắt tuýp Rubberseal isert defect Lỗi cắm gôm Rách gôm Crimp without rubberseal Bao ép không gôm Đâm rách gôm SO Lõi đồng ra ngoài Lỗi cắm ngược gôm Rubberseal Position defect Lỗi vị trí gôm Vỡ vỏ dây Vỏ dây ra ngoài Hở lõi đồng Cutcore Đứt lõi đồng Bao ép đứt lõi đồng Crimp without strip Bao ép không lột vỏ Bao ép lên vỏ dây Lỗi bao ép vỏ dây Rolling Lỗi vặn tuýp Twist Lỗi xoắn tuýp Bend down Tuýp cong xuống Bend up Tuýp cong lên Crimp miss Không bao ép Bao ép 2 lần Cut of tap length defect Lỗi ba via cắt Bellmouse Lỗi chuông Dập vào đầu Lỗi chiều dài đầu lõi đồng Đứt dây phần bao ép × (Nguồn: Hướng dẫn xử lý lỗi bao ép SWS) Với hai tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm bao ép trên đã giúp cho công ty kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm bao ép của mình tương đối tốt. Tuy nhiên thực tế sản xuất hàng ngày có những sản phẩm không đáp ứng được hoàn toàn tiêu chuẩn 1 nhưng cũng không thuộc danh mục các lỗi hỏng bao ép, trong trường hợp như vậy thì việc phán định chất lượng sản phẩm bao ép gặp nhiều khó khăn. Để xử lý trường hợp trên thì phương án tạm thời đang áp dụng là coi toàn bộ là sản phẩm lỗi và Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 57 loại bỏ, như vậy sẽ gây lãng phí vật tư và làm chỉ số về chất lượng sản phẩm bao ép xấu đi. Có thể minh họa rõ ràng trường hợp trên qua bảng số liệu sau: Bảng 2.18 Thống kê số lượng sản phẩm bao ép chưa có tiêu chuẩn phán định Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Số sản phẩm chưa có tiêu chuẩn phán định cái 562 1153 3496 1685 752 2900 Chiều dài dây bị hủy m 899.2 1844.8 5593.6 2696 1203.2 4640 Số lượng tuýp bị hủy cái 1124 2306 6992 3370 1504 5800 Giá trị vật tư lãng phí USD 254 521.2 1580.2 761.6 339.9 1310.8 Mục Năm 2011 Đơn vị (Nguồn: Bộ phận cắt dây và gia công bao ép C&C – 2011) Để nâng cao chất lượng sản phẩm bao ép, giảm lãng phí vật tư thì đòi hỏi công ty Sumi-Hanel cần phải xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm bao ép cụ thể hơn, đầy đủ hơn. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đầu ra: dây W/H là sản phẩm đầu ra mà công ty Sumi-Hanel sản xuất. Trước khi cung cấp cho khách hàng, các sản phẩm W/H phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, yêu cầu chất lượng sau: - Bộ dây W/H phải thông được thông điện, không được chập chờn hay mất tín hiệu. - Các loại vật tư, kích thước dây, vật tư lắp ngoài ... phải đúng theo bản vẽ kỹ thuật và tiêu chuẩn về dung sai. - Phương pháp gia công như quấn băng, gắn vật tư... phải đáp ứng được tiêu chuẩn gia công. - Ngoại quan sản phẩm không bị nứt vỡ, biến dạng.. Tiêu chuẩn chất lượng W/H của Công ty Sumi-Hanel đã được khách hàng và chuyên gia của tập đoàn SWS đánh giá cao, tương đối đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của khách hàng cũng như quy trình công nghệ của Công ty. Với việc áp dụng một tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như vậy thì Công ty luôn kỳ vọng sản phẩm W/H mà Công Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 58 ty sản xuất ra sẽ đạt chất lượng cao, làm giảm chi phí về chất lượng, tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên thực tế sản phẩm W/H mà Công ty sản xuất ra đã không đạt chất lượng cao đúng như mong đợi. Năm 2011, Công ty đã phải nhận 91 NCR của khách hàng và SWS về chất lượng sản phẩm W/H và được liệt vào danh sách những Công ty phải quản lý đặc biệt về chất lượng. Qua điều tra, phân tích nguyên nhân phát sinh và lọt của từng lỗi dẫn đến NCR, Công ty đã tổng hợp được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại khách hàng tăng cao như dưới đây: - Việc xây dựng lên tiêu chuẩn về chất lượng của từng sản phẩm W/H đầu ra của công ty Sumi-Hanel được thực hiện và đúc kết qua các giai đoạn của quá trình sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới. Vì vậy việc tổ chức thực hiện sản xuất thử sản phẩm mới là rất quan trọng, nhưng thực tế cho thấy công ty làm chưa tốt khâu quan trọng này. Thống kê về dây chuyền phát sinh nhiều NCR tại các bộ phận thì cho thấy số lượng NCR do các dây chuyền mới chiếm tỉ trọng lớn, điển hình là dây chuyền IQ chiếm tới 12/49 NCR phát sinh tại nhà máy ASSY2, dây chuyền này mới bắt đầu vận hành từ đầu tháng 8 năm 2011. Một số dây chuyền mới cũng phát sinh nhiều NCR như YK8, YP7... Tuy công ty đã có quy trình sản xuất sản phẩm mới với nhiều giai đoạn sản xuất thử 1A, 2A... trước khi bước vào sản xuất Masspro nhưng quy trình này không được thực hiện hoàn chỉnh. Nguyên nhân là không có người trách nhiệm chính đứng ra chủ trì việc sản xuất sản phẩm mới, tập trung các bộ phận liên quan để xác nhận tiến độ chuẩn bị sản xuất về các mặt vật tư, thiết bị, phương pháp gia công, đồ hình gia công, bản vẽ lắp ráp, phương pháp kiểm tra... Để sản xuất được thì bộ phận lắp ráp chính tự chủ động liên hệ với các bộ phận khác như PE để chuẩn bị bàn lắp ráp, MC để cấp vật tư, C&C để gia công dây, và QA để kiểm tra sản phẩm... Quá trình chuẩn bị không tốt dẫn đến việc thiếu hụt trong việc cung ứng vật tư, bàn lắp ráp bị sai kích thước, phương pháp lắp ráp không được tiêu chuẩn hóa... và kết quả là phát sinh nhiều lỗi. - Thao tác lắp ráp sản phẩm W/H được thực hiện chủ yếu bằng tay vì vậy kỹ năng của người công nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm W/H làm ra. Công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng cho công nhân. Tuy nhiên do đội ngũ lao động luôn có biến Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 59 động, số lượng công nhân nghỉ việc hàng tháng nhiều (hình 2.9) vì vậy để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sản xuất thì Công ty liên tục phải tuyển thêm công nhân mới. Chính vì vậy dẫn đến kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của công nhân không cao (hình 2.10), kết quả là khi tham gia sản xuất dễ làm phát sinh và để lọt lỗi. Hình 2.9 Biểu đồ tỉ lệ nghỉ việc trung bình hàng tháng (%) của SHWS (Nguồn: Bộ phận Hành chính tổng hợp, tháng 8 năm 2011) Hình 2.10 Biểu đồ cơ cấu kinh nghiệm của công nhân viên SHWS Biểu đồ cấu trúc nhân sự SHWS Kinh nghiệm dưới 1 năm 28% Kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm 27% Kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm 12% Kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm 22% Kinh nghiệm trên 10 năm 11% - Thống kê công đoạn làm phát sinh lỗi dẫn đến NCR của khách hàng cho thấy có 12/91 lỗi phát sinh trong quá trình sửa lại sản phẩm W/H không đạt chất lượng. Tuy Công ty đã có quy trình sửa sản phẩm W/H không đạt chất lượng với các bước thực hiện bóc sản phẩm W/H, bao ép lại tuýp, quấn băng và lắp ráp lại, kiểm tra sản phẩm sau khi sửa...nhưng quy trình này không được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Nguyên nhân là do không quy định rõ người được phép sửa sản phẩm W/H không đạt chất lượng, vì vậy dẫn đến việc công nhân khi phát hiện lỗi thì tự ý sửa sản phẩm hỏng hoặc người không đủ kỹ năng cũng tham gia sửa sản phẩm hỏng. Chính vì vậy quá Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 60 trình sửa sản phẩm hỏng đã không được kiểm soát tốt, dẫn đến phát sinh và lọt nhiều lõi. Để giảm số lượng khiếu nại của khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm W/H sản xuất ra thì Công ty cần thực hiện các biện pháp xử lý triệt để các nguyên nhân trên trong thời gian tới. 2.3.2 Mức độ hợp lý chưa hoàn toàn cao của chế độ kiểm tra chất lượng trong các khâu sản xuất của Công ty Sumi-Hanel. Kiểm tra chất lượng của quy trình sản xuất, chất lượng của các sản phẩm trung gian và của sản phẩm đầu ra là một khâu trung tâm của quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Kiểm tra vừa để đánh giá và có tác dụng phòng ngừa đối với các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong doanh nghiệp thường có rất nhiều quy trình sản xuất; hàng vạn, hàng triệu công việc, sản phẩm trung gian và sản phẩm đầu ra nên phải có hệ thống kiểm tra chất lượng, biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, công cụ kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm tra có sức thuyết phục cùng với việc gắn tốt kết quả đó với mức độ thưởng (phạt) người thực hiện, người quản lý bao giờ cũng có tác dụng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Chọn được phương thức kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp là việc làm quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để có chất lượng sản phẩm cao nhằm nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh, công ty đã thực hiện việc kiểm tra chất lượng như sau: Kiểm tra vật tư, bán thành phẩm và chi tiết mua ngoài: Như đã trình bày ở trên, có gần 20 loại vật tư khác nhau được sử dụng trong quá trình sản xuất W/H, mỗi loại lại bao gồm hàng trăm chủng loại khác nhau. Vì vậy để có chất lượng sản phẩm W/H cao thì bộ phận QA của Công ty phải kiểm tra tất cả các loại vật tư, bán thành phẩm đầu vào để đảm bảo rằng các vật tư đưa vào sử dụng là có chất lượng. Việc kiểm tra được thực hiện như sau: - Khi có vật tư mới, vật tư thay đổi nhà cung cấp, vật tư nghi ngờ có lỗi tiến hành kiểm tra liên tiếp 3 lô vật tư với số lượng lần lượt là 100%, 50% và 10% lô vật tư. Nếu không có lỗi thì kết thúc kiểm tra, trường hợp phát hiện ra lỗi trong bất kỳ lô Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 61 nào trên đây thì phải kiểm tra 100% lô này và lô trước đó (nếu chưa kiểm tra 100%). Sau đó tiếp tục kiểm tra 3 lô liên tiếp giống như trên cho tới khi không phát hiện ra lỗi nữa. - Bán thành phẩm (dây airbag) được kiểm tra 10% số lượng vật tư của tất cả các lô. Trường hợp phát hiện ra lỗi thì tiến hành kiểm tra 100% lô hiện tại, sau đó thực hiện theo quy trình bên trên. - Đỗi với vật tư tồn kho dài hạn thì kiểm tra 100% số lượng vật tư tồn kho quá 6 tháng. Nếu vật tư vẫn chưa được sử dụng hết sẽ được kiểm tra lần tiếp theo vào tháng 6 hoặc tháng 12 liền kề với lần kiểm tra trước đó. - Phương pháp kiểm tra: kiểm tra ngoại quan các loại vật tư về hình dạng, màu sắc, kích thước, nứt vỡ hay biến dạng.. Qua trình bày ở trên có thể thấy Công ty Sumi-Hanel đã xây dựng được cho mình một quy trình kiểm tra vật tư, bán thành phẩm đầu vào tương đối đầy đủ và hợp lý. Điều đó đảm bảo cho vật tư khi đưa vào sản xuất đạt chất lượng tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Kiểm tra sản phẩm trung gian, bán thành phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trung gian, bán thành phẩm là kiểm tra các chi tiết, phụ tùng và các bộ phận cấu thành sản phẩm đang ở trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Kiểm soát có tác dụng là nhanh chóng phát hiện các phế phẩm trong quá trình gia công để loại chúng ra khỏi quá trình sản xuất, tránh lãng phí do phải tiếp tục gia công các đối tượng đã hỏng. Hơn nữa, kiểm tra còn cho phép tìm ra nguyên nhân gây phế phẩm ðể tìm các biện pháp ngăn ngừa phế phẩm trong quá trình sản xuất, tránh được tình trạng đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất mới phát hiện ra các chi tiết, bộ phận hỏng, gây rối loạn quá trình sản xuất và làm mất tính chất đồng bộ của sản xuất. Tại công ty Sumi-Hanel thì sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất W/H là các mạch điện được cắt và gia công bao ép tại nhà máy C&C. Việc kiểm tra chất lượng các mạch điện được thực hiện theo các bước như sau: - Kiểm tra chủng loại vật tư có đúng với tiêu chuẩn không được thực hiện bằng cách đối chiếu giữa mác vật tư với dữ liệu trong hệ thống máy tính thông qua Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Dương Tuấn Quang CH QTKD BK – 2011B 62 thiết bị đọc mã vạch (bacode) trên mác vật tư. Việc kiểm tra này có độ chính xác rất cao nên hoàn toàn có thể yên tâm về việc sử dụng đúng chủng loại vật tư trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra chiều dài dây, chiều cao bao ép tuýp (C/H, V/H) được thực hiện với tần suất n=1 sản phẩm/lô, việc kiểm tra này được kiểm soát bởi hệ thống máy tính lên cho kết quả kiểm tra chính xác, đáng tin cậy. - Kiểm tra viên thuộc Bộ phận QA được bố trí vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273327_9018_1951384.pdf
Tài liệu liên quan